Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Tuyên truyền phát triển đảng viên trong thanh niên trên báo in hiện nay (khảo sát báo nhân dân, tiền phong, sài gòn giải phóng từ tháng 12006 đến tháng 62008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.77 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ˆ HỌC VIỆN CHÍNH
TRỊ - HÀNH CHÍNH
Al
QUOC GIAAl HO CHI MINH
HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN

ore

Phạm

Soe

ne

5

Thị Tnn liuyên

TUYẾN TRUYÊỄN PHÁT TRIÊN ĐANG VIÊN
TRÓONG THANH NIÊN TRÊN BẢO EN HIỆN NAY
_ (Kháo sát báo Nhân Dân, Tiên Phong, Sài Gần GIải phóng
từ tháng 1/2006 đến tháng 6/7008)

LUAN VAN THAC SI TRUYEN THONG DAI CHUNG

Hà Nội - 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH



QUOC GIA HO CHI MINH
HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

Pham Thi Thu Huyền

TUYEN TRUYEN PHAT TRIEN DANG VIEN
TRONG

THANH NIEN TREN BAO IN HIEN NAY

(Khao sat bao Nhân Dân, Tiền Phong, Sài Gịn Giải phóng
từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2008)

Chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60 32 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYÊN THÔNG ĐẠI CHÚNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS Nguyễn

“ae - ind ˆ
Hà Nội - 2008

Tuấn Phong


MỤC LỤC
trang

MỞ ĐẦU

Chương

3

1 - Quan

điểm, chủ trương về phát triển đảng viên trong

thanh niên và vai trị của báo chí

9

1.1. Quan điểm của Mác - Lênin, Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam

về phát triển đẳng viên trong thanh niên
1.2. Báo chí tuyên truyền về phát triển đảng viên trong thanh niên

9
26

Chương 2 - Thực trạng tuyên truyền trên báo in về phát triển đảng
viên trong thanh niên

38

2.1. Ưu điểm trong công tác tuyên truyền trên báo in về phát triển đảng
viên trong thanh niên


38

2.2. Hạn chế trong công tác tuyên truyền trên báo in về phát triển đảng viên
trong thanh niên

13

Chương 3 - Phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao chất lượng tuyên truyền trên báo in về phát triển đảng viên
trong thanh niên

81

3.1. Yêu cầu đối với công tác tuyên truyền về phát triển đảng viên trong
thanh niên hiện nay

81

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền trên báo

in về phát triển đảng viên trong thanh niên

89

KÉT LUẬN

101

TÀI LIỆU THAM KHẢO


104

-


MO DAU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam

dé xướng và lãnh đạo nhân dân tiến hành

công cuộc đổi mới nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh,

xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Để lãnh
đạo cách mạng Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chỉ bộ tốt. Chỉ bộ tốt là đo
các đảng viên đều tốt. Phát triển đáng có một vai trị quan trong trong tồn bộ
cơng tác xây dựng đảng. Phát triển đảng là nhằm tăng thêm nguồn sinh lực
mới cho Đảng, trẻ hoá đội ngũ đảng viên và đảm bảo sự kế thừa về lực lượng
cũng như đường lỗi chính trị trong cuộc đấu tranh cách mạng. Hiện nay, nhiều

đảng viên trưởng thành trong đấu tranh cách mạng, trong kháng chiến chống
giặc ngoại xâm và trong xây dựng bảo vệ Tổ quốc đã lớn tuổi; phát triển đảng
viên trẻ, thu hút đoàn viên, thanh niên vào Đảng là một yêu cầu cấp bách, một
nhân tố quan trọng để bổ sung đội ngũ đảng viên, tăng cường chất lượng tổ
chức đảng.
Báo

chí là tiếng nói của Đảng, diễn đàn của nhân dân, có vai trị rất

quan trọng trong tun truyền, trong đó có tun truyền công tác xây dựng

đảng. Những thành tựu chung của đất nước đều có sự góp phân tích cực, hiệu
quả của báo chí.
Báo chí nước ta đã có bước đổi mới mạnh mẽ. Báo chí tiếp tục phát
triển nhanh về số lượng, loại hình, ấn phẩm, đội ngũ người làm báo và số
lượng người đọc; cơ sở vật chất kĩ thuật, cơng nghệ, năng lực tài chính được

tăng cường; tác động của báo chí đối với xã hội ngày càng được nâng cao.
Trong tuyên truyền phát triển đảng viên nói chung, phát triển đảng viên trong
thanh niên nói riêng, báo chí đã thơng tin kịp thời với nội dung phong phú, đa |
dạng, sinh động để đưa nghị quyết, chi thi của Đảng về phát triển đảng viên


vào cuộc sống. Báo chí là trường học thường xuyên giúp cán bộ, đảng viên
nâng cao hiểu biết, nắm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, học tập
kinh nghiệm tốt của các tổ chức đảng và đảng viên khác, tránh mắc phải sai
lầm, khuyết điểm mà nơi khác đã mắc phải. Thơng qua tiếng nói tâm huyết,
nhiệt tình cách mạng trên báo chí mà mỗi đảng viên củng cố thêm lập trường,
ý chí, quyết tâm.

_

Tuy nhiên, so với điều kiện hiện nay, báo chí cịn nhiều hạn chế. Nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về cơng
tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đánh giá:
Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức
năng tư tưởng, văn hố; có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý của Nhà nước, xa rời tơn chỉ, mục đích, thơng tin khơng
trung thực, thiếu chính xác, phản ánh nhiều về tiêu cực và tệ nạn xã

hội, ít tuyên truyền các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc

tốt, cổ vũ phong trào thi dua yêu nước; khuynh hướng tư nhân hoá,
thương mại hố báo chí, tư nhân núp bóng để ra báo, kinh doanh
báo chí ngày càng tăng. Các cơ quan báo chí quan trọng của Đảng,
Nhà nước chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, chất
lượng và hiệu quả tuyên truyền không cao, chưa chi phối, làm chủ

thông tin và định hướng dư luận xã hội [19, tr.2].
Cơng tác phát triển đảng viên cũng cịn nhiều hạn chế, yếu kém. Có nơi
cấp uỷ chưa quan tâm hoặc hẹp hịi, định kiến đối với thanh niên, có nơi tổ

chức đoàn hoạt động chưa thực sự hiệu quả nên lúng túng trong việc phát
triển đảng viên. Chất lượng đảng viên còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu
cầu trong tình hình mới. Vẫn cịn có tình trạng kết nạp đảng theo số lượng,
theo "chỉ tiêu" và thành tích. Nhiều nơi gặp khó khăn trong việc vận động,

giáo dục và giúp đỡ thanh niên phân đâu vào Đảng. Vẫn còn có tình trạng một


sơ địa bàn khơng có đảng viên, khơng có tổ chức đảng. Một số vấn đề lý luận
về mục tiêu, lý tưởng phấn đấu của thanh niên trong điều kiện hiện nay chưa
duoc lam 16.

Thời gian qua, báo Nhân Dân [6], Sài Gịn Giải phóng [7], Tiền Phong
[8] đã có nhiều bài viết về đề tài phát triển đảng viên trong thanh niên. Tuy đã
có nhiều cố gắng song khả năng tiếp cận công chúng của báo Nhân Dân, Tiền
Phong, Sài Gịn Giải phóng vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu.
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới cần nâng cao chất lượng đội ngũ đảng

viên, đánh giá đúng thực trạng tình hình để kết nạp đảng viên mới bảo đảm
chất lượng; cần nâng cao chất lượng tuyên truyền phát triển đảng viên. Xuất

phát từ thực tiễn đó, chúng tơi chọn đề tài: ”7wyên truyền phát triển đẳng
viên trong thanh niên trên báo in hiện nay".

(Khảo sát báo Nhân Dân, Tiền Phong, Sài Gịn Giải phóng từ tháng

1/2006 đến tháng 6/2008).
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cơng tác phát triển đảng viên nói chung và cơng tác phát triển đảng
viên trong thanh niên đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng. Các nhà
nghiên cứu và hoạt động thực tiễn cũng đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về
van dé phat trién đảng viên. Ban Tổ chức Trung ương và Ban Thường

vụ

Trung ương Đồn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Ởội nghị Công tác phát
triển đảng viên trẻ trong giai đoạn 2005-2010. Vẫn đề này cũng đã được đề
cập trong một số sách như: Nhiều tác giả (1992), Công tác phát triển đảng
trong thanh niên, NXB

Sự thật, Hà Nội; Nhiều tác giả (1992), Thanh

nhìn nhận và dự báo, NXB
Công

niên

Thanh niên, Hà Nội; Nguyễn Duy Hùng (1992),

tác phát triển dang trong thanh niên, NXB


Sự thật, Hà Nội; Hồ Đức

Việt (1995), 7hanh niên với sự nghiệp CNH, HDH dat nước, NXB

Chính trị


quốc gia, Hà Nội; Đỗ Mười (1995), Lý tưởng của thanh niên Việt Nam

sự nghiệp đổi mới và bảo vệ Tổ quốc, NXB

trong

Thanh Niên; Nhiều tác giả

(1996), Phan đấu vào Đảng để thực hiện lý tưởng cao đẹp của chúng ta, NXB
Lao động, Hà Nội; Nhiều tác giả (2003), Làm người cộng sản trong giai đoạn

hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội;... Đã có một số luận văn, luận án
đề cập đến nội dung phát triển đảng viên trong thanh niên như: Nguyễn Thị
Mỹ Trang (2001), Xáy dựng đội ngũ đáng viên là thanh niên, sinh viên ở các
trường đại học, cao đăng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời kỳ mới,
Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;

Đặng Thị Minh Hảo (2003), Nông cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong
các trường trung học phổ thông ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, luận văn
thạc sĩ Xây dựng đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội;...

Tuy nhiên, chưa có dé tài nào nghiên cứu sâu việc tuyên truyền của báo


chí (trước hết là khảo sát báo Nhân Dân, Tiền Phong, Sài Gịn Giải phóng) về
phát triển đảng viên trong thanh niên.

3.

Mục đích

và nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Khảo sát, tổng hợp, phân tích, rút ra một số nhận xét đánh giá thực
trạng chất lượng tuyên truyền và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng tuyên truyền về phát triển đảng viên trong thanh niên trên báo chí hiện
nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu, vận dụng những vấn đề lý luận cơ bản, những quan điểm
của Mác

- Lênin, Hồ Chí Minh, Đảng

Cộng sản Việt Nam về vai trò thanh


niên; tầm quan trọng của việc phát triển đảng viên trong thanh niên; vai trò, ý
nghĩa của việc tuyên truyền về phát triển đảng viên trong thanh niên..
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng nội dung và hình thức các

tác phâm báo chí tuyên truyền về phát triển đảng viên trong thanh niên, hiệu


quả đối với cơ sở.
- Đề xuất một số giải pháp nhăm nâng cao chất lượng tuyên truyền về
phát triển đảng viên trong thanh niên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các chuyên trang, chuyên mục, các tin,
bài báo, phóng sự,... có nội dung tuyên truyền phát triển đảng viên trong
thanh niên.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát các hoạt động tuyên truyền
phát triển đảng viên trong thanh niên trên báo Nhân Dân, Tiền Phong, Sài
Gịn Giải phóng. Thời gian khảo sát từ tháng 1/2006 đến tháng 6/2008.
5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- luận văn dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương của
Đảng, chính sách của Nhà nước để xem xét, đánh giá về phát triển đảng viên
trong thanh niên nói riêng và vai trị tun truyền của báo chí.
- Dựa trên cơ sở các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
Luận văn đi sâu khảo sát thực tiễn, phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp để

làm sáng tỏ vân đê.



6. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn là cơng trình đầu tiên khảo sát, nghiên cứu, phân tích, đánh

giá về nội dung, hình thức và hiệu quả thơng tin tuyên truyền về phát triển
đảng viên trong thanh niên.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi góp phần nâng cao chất lượng tuyên
truyền về phát triển đảng viên trên báo in trong thời gian tới.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo đỗi với sinh viên báo

chí, cán bộ làm cơng tác tổ chức xây dựng đảng, cán bộ, phóng viên, biên tập
viên báo chí về đề tài xây dựng Đảng, về thanh niên và những người quan tâm
đến hoạt động này.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận

văn được bồ cục thành 3 chương, 6 tiết. Luận văn gồm 107 trang.


Chương Í

QUAN ĐIÊM, CHỦ TRƯƠNG VỀ PHÁT TRIỄN ĐẲNG VIÊN

TRONG THANH NIÊN VÀ VAI TRỊ CỦA BÁO CHÍ
1.1.

Quan điểm của Mác - Lênin, Hỗ Chí Minh, Đảng Cộng sản
Việt Nam về phát triển đảng viên trong thanh niên

1.1.1. VỊ trí, vai trò của thanh niên

Trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao giờ cũng có vai trị
hết sức to lớn, họ là sức song hiện tại và tương lai của dân tộc. Thanh niên là
một bộ phận luôn được mọi chế độ xã hội trong các thời kỳ lịch sử khác nhau

quan tâm đặc biệt. Thanh niên là bộ phận người trực tiếp kế cận đảm trách
nhiệm vụ quản lý, tổ chức thực hiện các công việc chính của xã hội - nhiệm
vụ mà những người trung niên chuẩn bị phải bàn giao lại do những hạn chế về

sức khỏe, tuổi tác và một loạt những hạn chế khác. Có thể nói, thanh niên là

độ tuổi đang ở cửa chờ vào vị trí chủ nhân đầy đủ của xã hội.
C.Mác va Ph.Angghen là những người đặt nền móng cho CNXH khoa
học ở nửa sau thế kỷ XIX. Một trong những phát hiện vĩ đại nhất của học
thuyết Mác là học thuyết về sứ mệnh lịch sử thế gidi cua giai cấp vô sản hiện
đại - một giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến và luôn phát triển
cùng với cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử

ấy, cần phải có sự đóng góp của nhiều thế hệ, nổi bật lên là vai trò của thanh
niên. Mác đã khẳng định được điều đó rất sớm rằng, "tương lai của cả lồi
người hồn tồn phụ thuộc vào thế hệ cơng nhân đang lớn lên" [28, tr.263].

Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn sức sống của dân tộc và giai cấp
công nhân là bộ xương của mỗi cơ thê dân tộc.


10

Phát triển những luận điểm của Mác và Ăngghen về thanh niên trong

điều kiện lịch sử mới, Lênin đã coi thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của

cách mạng. Ông chỉ rõ: "Há chẳng phải trong đảng cách mạng của chúng tôi,

thanh niên chiếm ưu thế tuyệt đối là một điều tự nhiên sao? Chúng tôi là đảng
đấu tranh chống chế độ cũ thối nát mà thanh niên luôn đi đầu" [26, tr.210].

Cách đây hơn 80 năm (1925), Bác Hồ đã chỉ rõ: Một dân tộc muốn hồi
sinh, trước hết phải hồi sinh thanh niên, nếu thanh niên không chịu giác ngộ,
khơng đủ nghị lực, khơng cịn sức sống, không được tổ chức lai, chi chim
đắm trong rượu cồn và thuốc phiện thì dân tộc có nguy cơ bị diệt vong. Bác
dạy: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Nước nhà thịnh hay
suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên và thanh niên phải tham
gia ý kiến vào cơng việc của Chính phủ, chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự
rèn luyện ngay từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh mà gánh vác
việc trọng đại của nước nhà [43, tr.45]. Bác nói: Thanh niên là người tiếp sức

cách mang cho thé hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu đắt thế
hệ thanh niên tương lai.
Theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta hết sức coi trọng và đánh giá cao
vai trò của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Điều đó được Đảng cơng

nhận ngay từ Đại hội Đảng lần thứ nhất (28-3-1935): "Thanh niên Lao động
Đông Dương là một lực lượng cách mạng rất lớn, vị trí thanh niên trong các

phong trào dân tộc giải phóng trước năm 1930 rất quan trọng" [3, tr.253].
Có khơng ít nghị quyết quan trọng của Đảng về thanh niên và công tác

vận động thanh niên (thanh vận). Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng ta
đã ban hành những nghị quyết quan trọng về công tác thanh niên, khẳng định
sự quan tâm đặc biệt đến thanh niên và cơng tác thanh niên. Đó là các nghị


quyết của Bộ Chính trị: Nghị quyết 26 (khóa V), Nghị quyết 25 (khóa VI) và
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa VII). Trong Nghị quyết Hội nghị


1]

Trung ương 4 (khóa VH), Đảng ta đã chỉ rõ: "Thanh niên ngày nay là lực
lượng xã hội to lớn, có tiềm năng hùng hậu" [13, tr.80], "thanh niên là vấn đề
sơng cịn của dân tộc, là một trong những nhân tổ quyết định sự thành bại của

cách mạng" [13, tr.82]; Vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong
chiến lược phát huy nhân tố và nguồn lực con người... Sự nghiệp đơi mới có
thành cơng hay khơng, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng
trong cộng đồng thế giới hay khơng... phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh

niên, vào việc bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên. Để đáp ứng với yêu
cầu của CNH, HĐH

ở nước ta, Đảng đã đặt thanh niên vào vi tri quan trọng

hàng đầu, vì đồn viên thanh niên phải trở thành đội ngũ nhân lực, nhân tài có
trình độ và năng lực cao, có nhân cách phát triển tồn diện, có bản lĩnh và ý

chí, xung kích đi đầu tiếp thu khoa học kỹ thuật và cơng nghệ mới, thực hiện
có kết quả việc chuyển giao, ứng dụng và lao động sáng tạo trong quá trình

CNH, HDH ở nước ta. Đội ngũ nhân lực này là nhân tố quyết định thành công
của sự nghiệp cách mạng, họ phải đối mặt với cuộc cạnh tranh quyết liệt của
nền kinh tế thị trường trong khu vực và quốc tế, mà thực chất là sự cạnh tranh


về tài năng trí tuệ, ý chí và lịng dũng cảm, trí thơng minh, bản lĩnh chính trị
vững vàng, để đưa đất nước vượt khỏi khó khăn thử thách đi lên. Do vậy
Đảng cũng phải được xây dựng không chỉ ngang tầm mà còn phải vươn lên
trên tầm lịch sử, đoán định con đường phát triển đất nước.
Trong suốt tiễn trình lịch sử của dân tộc ta, thanh niên Việt Nam đã thê

hiện vai trị to lớn của mình. Có biết bao thanh niên đã xả thân vì nước, góp
phần làm nên những kỳ tích trong lịch sử đấu tranh gìn giữ nền độc lập, tự do
cho Tổ quốc. Thực hiện khẩu hiện: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó, thanh
niên làm” [33, tr.489], họ ln có mặt trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

và làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc yêu cầu. Nếu như trong kháng chiến, phong
trào thanh niên “3 sẵn sàng” và khẩu hiệu “Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ”


12

đã được lịch sử dân tộc ghi nhận, bạn bè thế giới ngợi ca, thì ngày nay, các

phong trào “Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Học vì ngày mai
lập nghiệp” đã và đang thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia.
Trong thực tế cuộc sống, thanh niên là những người góp phần tạo ra
cục diện mới của đất nước. "Quân đội bảo vệ Tổ quốc là từ thanh niên, lực

lượng lao động và phát triển đất nước cũng là thanh niên; trong lao động sáng
tạo, tiếp thu thành tựu khoa học và cơng nghệ mới, thanh niên đóng vai trị

chủ lực" [35, tr.37]. "Thành cơng và phát triển hay để đất nước tiếp tục trong

tình trạng nghèo nàn, lạc hậu chủ yếu là đo thanh niên quyết định" [35, tr.40].

Năm 2000, năm bản lề của thế kỷ XXI là Năm Thanh niên.

Mới đây, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
X) đã họp, khẳng định: Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn coi thanh niên là
lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tương lai của dân tộc;
đặt thanh niên ở vị trí trung tâm của chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố
và nguồn lực con người. Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là
động lực đảm bảo cho sự ổn định va phát triển vững bên của đất nước, là
trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng [20, tr.2].

Từ khi ra đời đến nay, Đáng ta đã rất quan tâm đến thanh niên và trên
thực tế với vai trị của mình, thanh niên cũng đã đóng góp công sức quan
trọng trong sự phát triển của đất nước.
Như vậy, trong mọi thời kỳ, với mỗi quốc gia, thanh niên bao gio cting
có vai trị hết sức to lớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc. Mác

- Lênin, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đều đánh gia cao vai tro
của thanh niên. Thanh niên là bộ phận người trực tiếp kế cận đảm trách nhiệm
vụ quản lý, tổ chức thực hiện các cơng việc chính của xã hội - nhiệm vụ mà

những người trung niên chuẩn bị phải bàn giao lại đo những hạn chế về sức
khỏe, tuổi tác và một loạt những hạn chế khác. Hay nói một cách khác, thanh


13

niên là độ tuổi đang ở cửa chờ vào vị trí chủ nhân đầy đủ của xã hội. Đảng
Cộng sản Việt Nam khẳng định thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là
một trong những nhân t6 quyét định sự thành bại của cách mạng;


Vấn đề

thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và
nguồn lực con người... Với vị trí, vai trò to lớn như vậy, việc tạo những điều

kiện tốt nhất có thể để thanh niên phát triển tồn diện là một đòi hỏi tất yếu.
1.1.2. Về phát triển đảng viên trong thanh niên
Phát triển đảng viên đóng vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển
của cách mạng. Chiếm giữ vị trí, vai trị quan trọng, thanh niên ln được
quan tâm, chú trọng. Mác - Lénin, Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam

đều rất quan tâm đến công tác phát triển trong lực lượng này.
Phát triển đảng viên trong thanh niên là trực tiếp bồ sung nguôn sinh
lực dối dào, trẻ hóa đội ngĩ đảng viên, góp phân tăng cường năng lục lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa cộng sản
tir C.Mac, Ph.Angghen đến V.I.Lênin luôn dành sự quan tâm đặc biệt về vấn
đề bổ sung, tăng cường nguồn sinh lực trẻ cho Đảng tức là tuyên truyền, giác
ngộ, tổ chức kết nạp những thanh niên ưu tú mà trước hết là các đoàn viên
thanh niên cộng sản vào Đảng.
Các ông coi đảng kiểu mới của giai cấp công nhân là một thực thể sống
và phát triển không ngừng, chuyển động không ngừng theo quy luật kế tục
cách mạng, nghĩa là phải thường xuyên được bố sung bằng một nguồn sinh
lực mới, nguồn sinh lực ấy chủ yếu là ở lớp trẻ, lớp người đang lớn lên trong
môi trường giáo dưỡng của giai cấp cơng nhân. Chính vì vậy mà Quốc tế thứ
nhất đã coi ý kiến phát biểu của Mác như là một chỉ thị, một định hướng quan

trọng: "Những công nhân tiên tiến ý thức một cách đầy đủ tương lai của giai



14

cấp họ, qua đó cũng là cả tương lai của cả loài người hoàn toàn phụ thuộc vào
nhiệm vụ giáo dục thế hệ công nhân trẻ" [29, tr.118]. Những công nhân tiên
tiến mà Mác nêu trong câu nói nỗi tiếng trên cần được hiểu là những người có
giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, sứ mệnh đấu tranh cho bản

thân giai cấp công nhân và cho cá lồi người thốt khỏi mọi áp bức, bóc lột,
Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ cần sự gánh vác của nhiều thế hệ nối
tiếp nhau. Ở đây C.Mác tuy mới chỉ đề cập đến vấn đề giáo dục nhưng chúng
ta đều hiểu rằng giáo dục, giác ngộ, tuyển chọn là đề đi tới tổ chức, để tạo nên

sức mạnh và cuối cùng như Mác đã đề cập nhiều lần: Tổ chức là để đấu tranh.

Khơng cịn nghỉ ngờ gì về sự quan tâm đặc biệt của Mác đối với nhiệm
vụ tô chức cho những thanh niên ưu tú, những thanh niên giác ngộ lý tưởng
cộng sản chủ nghĩa của Đảng; bởi vì theo Mác thì "Đảng của chúng ta là
Đảng của tương lai mà tương lai lại thuộc về thanh niên. Chúng ta là Đảng
của những người đổi mới, vì sự đối mới mà thanh niên ln ham thích. Chúng

ta là Đảng của cuộc đấu tranh hy sinh, xả thân chống lại những gì mục nát mà
thanh niên bao giờ cũng đi đầu trong cuộc đấu tranh hy sinh, xả thân ay" [29,
tr.120].
Một tổ chức đảng theo quan điểm như trên của Mác, chắc chắn phải lay
đối tượng chủ yếu của mình là lớp người trẻ tuổi, phải tuyển chọn đảng viên
từ lực lượng trẻ, phải gắn bó máu thịt với thế hệ đang lớn lên, điều ấy như là
chân lý, như là quy luật. Đi chệch ra khỏi quy luật ấy cũng có nghĩa là rời bỏ
quan điểm then chốt của Mác trong xây dựng Dang, làm cho Dang mat đi sức
sông thanh xuân, hơn thế nữa là khơng nhìn ra tương lai phát triển của Đảng.
Cùng một cách nhìn như Mác nhưng ở phía khác - phía thanh niên,


Ph.Ăngghen cho rằng thanh niên khơng thể đứng ngồi chính trị, họ ln
hăng hái tham gia sinh hoạt chính trị và hoạt động chính trị. Từ thực tiễn này,

vân đê đặt ra cho những người cộng sản và đảng cộng sản là phải tô chức họ


15

lại; mục tiêu của công việc trọng đại này không øì khác hơn là làm cho thanh
niên trở thành "Đạo quân xung kích của giai cấp vo san quốc tế và đội hậu bị

của Đảng" [12, tr.I20]. Khái niệm "hậu bị" được Angghen dua ra trong bối
cảnh cuộc đấu tranh giai cấp do đảng cộng sản lãnh đạo ngày càng trở nên
quyết liệt và được dự báo về tính lâu đài của nó. Hơn ai hết, tổ chức đảng phải
đặt mình trong tầm nhìn xa, chính vì vậy mọi tổ chức đảng kiểu mới của giai
cấp công nhân coi nhiệm vụ thu hút những thanh niên ưu tú vào đảng qua
công tác tuyên truyền,

giáo dục và tổ chức

như

là một nhiệm

vụ thường

xuyên, vừa trước mắt, vừa lâu dài. Trong tác phẩm "Van dé nha 6", Angghen
viết: Há chẳng phải trong Đảng cách mạng của chúng tôi, thanh niên chiếm
ưu thế là một điều rất tự nhiên sao? Đảng chúng tôi là một đảng của những

người cách tân mà thanh niên lại ln thích đi theo những người cách tân.

Chúng tơi là đảng đấu tranh quên mình chống lại chế độ thối nát, mà thanh
niên lại luôn luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh qn mình. Chúng ta sẽ ln
ln là đảng của thanh niên, của giai cấp tiên phong.
V.I.Lênin là người đưa ra những ý tưởng, những luận điểm cách mạng
thành hiện thực trong cuộc sống qua cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại và
những năm đầu quá độ lên CNXH

ở nước Nga đã đánh giá rất xác đáng về

thanh niên: "Thanh niên là nguồn sinh lực chiến đấu của cách mang... nguoi
ta quan sat thay thanh nién công nhân một khát vọng nồng cháy khơng gi kìm
hăm được sự vươn tới lý tưởng dân chủ và CNXH"

[25, tr.231]. Lênin cho

rằng: "Sớm hay muộn thanh niên sẽ đến với CNXH bằng những con đường

khác với cha anh họ" [25, tr.231]. Với nhận định đó, Lênin thấy sự cần thiết

như là tất yếu phải giáo dục đi đôi với tổ chức thanh niên thành đội ngũ và từ
đội ngũ đó họ phấn đấu để trở thành người cộng sản, Lênin chỉ ra răng:

"Chúng ta phải chuẩn bị cho thanh niên như thế nào để họ biết xây dựng đến
cùng và hoàn thành triệt dé sự nghiệp mà chúng ta bắt đầu" [25, tr.231].


16


Đến Hồ Chí Minh, Người nhìn nhận thanh niên ở các góc độ khác

nhau, các mối quan hệ biện chứng từ vai trò, khả năng đến sứ mệnh và trách
nhiệm của họ. Người nói: Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên - Đó là vai trị. Thanh niên là lớp người xung phong
trong cơng cuộc phát triển kinh tế và văn hóa, trong sự nghiệp xây dựng

CNXH - Đó là khả năng. Bác Hồ thấy rõ khả năng tối đa mà thế hệ đi trước
có thê làm được (và họ đã cống hiến hết mình) cũng như cái giới hạn tự nhiên
mà thế hệ đó khơng thể vượt qua: "Con người ta sinh ra ai cũng lớn lên, già đi
rồi chết" [30, tr.110]. Tất cả những thành viên trong tổ chức đảng cũng vậy,
do dé ban giao thé hé, ké tục cách mạng là quy luật tự nhiên và quy luật xã

hội gắn bó chặt chẽ với nhau. Đảng là một thực thể sống vì vậy ln địi hỏi

nguồn sinh lực mới để tồn tại và phát triển. Ý thức sớm và ý thức đầy đủ về
điều này là để chủ động chuẩn bị cho tiến trình kế tục trong Đảng. Trong Di
chúc, Người lại một lần nữa căn dặn: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời
sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.
Đảng Cộng sản Việt Nam ln đánh giá đúng vị trí, vai trị quan trọng

của thanh niên và công tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng
và dân tộc. Đảng ta luôn nhận thức sâu sắc về vai trò của thanh niên,

coi

thanh niên vừa là lớp người được thừa hưởng thành qua cách mạng, vừa là

một lực lượng chính làm ra kết quả đó. Đảng ta ln khẳng định thanh niên là
lực lượng xung kích cách mạng. Thanh niên tiên tiến, được giác ngộ là nguồn

sinh lực mới bổ sung cho Đảng. Tăng cường cán bộ trẻ cho Đáng là điều kiện

quyết định để Đảng có thể hồn thành sứ mệnh lãnh đạo toàn điện xã hội
trong giai đoạn cách mạng mới.

Điều 44, Điều lệ Đáng đã ghi rõ: "Đồn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự
bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự
nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; là lực lượng


17

nòng cốt trong phong trào thanh niên; là trường học XHCN;

đại diện quyền

lợi của thanh niên; phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh"

H17,

tr.66].
Nghị

quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khóa VI) đã nêu rõ: "... phải lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp những người ưu
tú có đủ tiêu chuẩn trong Đồn thanh niên..." và "Đặt công tác phát triển
đảng trong thanh niên thành chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức chỉ đạo
chặt chẽ, mang lại hiệu quả thiết thực" [40].


Dang ta ln coi thanh niên là một lực lượng xung kích cách mạng.
Nghị quyết Trung ương 04, khố VII "Về cơng tác thanh niên trong thời kỳ
mới" khẳng định: Sự nghiệp đổi mới có thành cơng hay khơng, đất nước bước
vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay khơng, cách
mạng Việt Nam

có vững bước theo con đường chủ nghĩa xã hội hay không,

phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện
thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một

trong những nhân tổ quyết định sự thành bại của cách mạng [13, tr.80]. Có thể
nói, đây là một trong những Nghị quyết lịch sử của Ban chấp hành Trung
ương về

công tác thanh niên, vừa quán triệt, vừa vận dụng sâu sắc, sang tao,

đúng đắn lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh trong điều kiện mới của nước ta. Trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng

chỉ rõ cần phát huy vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên thực
hiện được

sự mệnh

lịch sử, đi đầu trong cuộc

sống

đấu tranh chiến thắng


nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh,
nhân dân có cuộc sống 4m no, tự do, hạnh phúc. Trẻ hoá đội ngũ đảng viên

của Đảng là vấn đề mang tính quy luật, đảm bảo tính kế thừa và phát triển của
cơng tác xây dựng đảng. Đảng luôn đặt niềm tin sâu sắc vào bản chất tốt đẹp
của truyền thống cách mạng của thanh niên nước ta, phát huy vai trò làm chủ


18

và tiềm năng to lớn của thanh niên và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thanh
niên thực hiện được sứ mệnh của mình.

Ngày 30-5-1998, Bộ Chính trị (khóa VHI đã ra Chỉ thị 34-CT/TƯ về
Tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng; củng cố tơ chức đảng, đồn thể quan
chúng và công tác phát triển đảng viên trong trường học. Đây là một chỉ thị
hết sức quan trọng nhằm xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng ở
các trường học, tăng cường cơng tác chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức
cách mạng cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên nâng cao chất lượng và

hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh trong các trường hoc [10, tr.1].
Nghị

quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng

đã đề ra phương

châm,


phương hướng kết nạp đảng viên là: "Phát triển đảng viên theo đúng quy
định, coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng. Chú ÿ những người ưu
tú trong cơng nhân, trí thức, lao động thuộc các thành phần kinh tế, đồn viên

TNCS Hỗ Chí Minh" [15, tr.684].
Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 12-10-2004 của Ban Bí thư về kết nạp đảng
viên lớp Hơ Chí Minh nhân kỷ niệm 115 năm ngày sinh của Người cũng nêu
TỐ:

Việc kết nạp đảng viên lớp Hồ Chí Minh phải gắn liền với việc học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh; về lịch
sử và truyền thống vẻ vang của Đảng, của dân tộc; về lý tưởng cách
mạng của Đảng, của Bác Hồ. Thông qua thực tiễn và phong trào
quần chúng lựa chọn những quần chúng ưu tú kết nạp vào Đảng để
tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, bảo đảm sự kế thừa,

phát triển liên tục của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
trong giai đoạn cách mạng hiện nay và lâu dài; Chú ý kết nạp vào

Đảng những người ưu tú là đồn viên TNCS Hồ Chí Minh, cơng


19

nhân, nơng dân, trí thức, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang,
phụ nữ, dân tộc thiêu số, người lao động trong các thành phần kinh

tế; ở những cơ sở trọng điểm, những nơi cịn ít hoặc chưa có đảng
viên. Phấn đấu từ 3 đến 5 năm tới, giải quyết cơ bản số thôn, ấp,

bản, buôn, làng, trường học, doanh nghiệp... chưa có tổ chức đảng,
chưa có đảng viên [2, tr.2].
Văn kiện Đại hội X cũng viết:

Chú trọng và tăng cường cơng tác phát triển đảng, sớm khắc phục
tình trạng một số cơ sở, địa bàn chưa có đảng viên, tổ chức đảng.

Việc kết nạp đảng viên phải coi trọng chất lượng, tiêu chuẩn, đặc
biệt tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng của Đảng, đạo đức lối sống, năng
lực hoàn thành nhiệm vụ; trọng tâm phát triển hướng vào thế hệ trẻ,
cơng nhân, nơng dân, trí thức, qn nhân, cán bộ, con em các gia

đình có cơng với cách mạng. Coi trọng giáo dục, rèn luyện đảng
viên dự bị, đảng viên trẻ [18, tr.301].

Phát triển đảng viên trong thanh niên là nhân tố quan trọng để tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với thé hệ trẻ, giáo duc, rèn luyện, xây dựng
thể hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Thanh niên là lực lượng xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng

trong bất kỳ xã hội nào. Do đó trong cơng cuộc xây dựng CNXH ở nước ta
hiện nay, Đảng phải bằng mọi cách tổ chức được sự lãnh đạo của mình trong

thanh niên. Đây là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược, là vấn đề có tính ngun
tắc trong q trình tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng. Hồ Chí Minh
trước lúc ra đi đã căn đặn: "Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi

việc đều hăng hái xung phong, khơng ngại khó khăn, có chí tiến thủ, Đảng
phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những


người thừa kế xây dựng xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên”

[34, tr.3]. Quan



×