Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Khoa Khoa học cơ bản Bộ môn: Cơ học pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.77 KB, 2 trang )

NỘI DUNG ÔN TẬP THI TRẮC NGHIỆM KẾT THÚC MÔN
ĐỘNG LỰC HỌC CÔNG TRÌNH
Chương I: CÁC KIẾN THỨC MỞ ĐẦU
Các kiến thức cơ bản sinh viên phải nắm chắc:
1. Định nghĩa và mô hình nghiên cứu các hệ dao động
2. Các loại lực tác dụng lên hệ dao động: Lực kích động suy rộng, lực phục hồi suy rộng, lực hao
tán suy rộng
3. Phân loại hệ dao động: phân loại theo số bậc tự do của cơ hệ, phân loại theo mô hình toán học,
phân loại theo tính chất các dao động
Chương II: DAO ĐỘNG CỦA HỆ MỘT BẬC TỰ DO
Các kiến thức cơ bản sinh viên phải nắm chắc:
1. Cách lập phương trình vi phân dao động của hệ một bậc tự do bằng phương trình Lagrăng II và
phương pháp lực.
2. Phương trình, nghiệm, các đặc trưng và tính chất dao động tuyến tính của cơ hệ một bậc tự do
trong trường hợp:
- Dao động tự do của hệ không cản.
- Dao động tự do của hệ có cản nhớt.
3. Phương trình, nghiệm, các đặc trưng và tính chất dao động tuyến tính của cơ hệ một bậc tự do
dưới tác dụng của lực kích động điều hoà và kích động xung trong trường hợp:
- Dao động cưỡng bức của hệ không cản
- Dao động cưỡng bức của hệ có cản nhớt.
Bài tập: Chương 1, sách Bài tập Động lực học công trình – PGS. TS Nguyễn Đình Ba.
Cụ thể: sử dụng lý thuyết trong chương này để giải quyết các bài tập có dạng như sau:
1- Đối với dao động tự do không cản:
- Lập phương trình vi phân dao động của hệ.
- Tìm tần số dao động riêng, chu kì dao động của hệ.
- Tìm quy luật dao động của hệ tương ứng với điều kiện ban đầu .
2- Đối với dao động tự do có cản nhớt:
- Lập phương trình vi phân chuyển động của hệ.
- Tìm điều kiện để hệ dao động xung quanh vị trí cân bằng.
- Tìm tần số dao động riêng, tìm chu kì của dao động.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
Khoa Khoa học cơ bản
Bộ môn: Cơ học
CỘNG HOÀ XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập _ Tự do _ Hạnh phúc
- Xác định độ giảm biên độ của dao động tắt dần.
- Tìm quy luật dao động của hệ tương ứng với điều kiện ban đầu.
3- Đối với dao động cưỡng bức :
- Lập phương trình vi phân dao động của hệ trong trường hợp có cản và không cản.
- Tìm tần số dao động riêng, tần số dao động cưỡng bức.
- Tìm biên độ và pha ban đầu của dao động cưỡng bức.
- Tìm điều kiện để hệ có cộng hưởng.
- Tìm quy luật dao động của hệ tương ứng với điều kiện ban đầu.
Chương III: DAO ĐỘNG TUYẾN TÍNH CỦA HỆ NHIỀU BẬC TỰ DO
Các kiến thức cơ bản sinh viên phải nắm chắc:
1. Cách lập phương trình vi phân dao động của cơ hệ có nhiều bậc tự do.
2. Dao động tự do không cản: cách xác định các tần số dao động riêng và các dạng dao động
riêng.Tính chất trực giao của các vectơ riêng. Các toạ độ chính.
3. Cách dùng phương pháp ma trận dạng riêng để giải bài toán dao động tự do có cản.
4. Giải bài toán dao động cưỡng bức của hệ nhiều bậc tự do bằng phương pháp ma trận dạng
riêng.
Bài tập: Chương 2, quyển Bài tập Động lực học công trình - PGS.TS Nguyễn Đình Ba.
Thông qua bộ môn
Trưởng bộ môn
TS.Nguyễn Văn Tuấn
Thông qua hội đồng khoa học giáo
dục khoa Khoa học cơ bản
Chủ tịch
TS.Nguyễn Văn Tuấn

×