Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Thực trạng thông tin giật gân câu khách trên báo in hiện nay (khảo sát các báo thanh niên, tiền phong và an ninh thủ đô từ tháng 12007 62008)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.65 MB, 147 trang )

TY HVBCTT
D.LA169/08


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO __ HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ- HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYÊN HẢI HỔNG

THUC TRANG THONG TIN
“BIẬT BÂN ÂU KHACH” TREN BAO IN HIEN NAY
(Khảo sát các báo Thanh niên, Tiên phong và An ninh Thủ đô
Tw thang 1/2007 - 6/2008)
Chuyén nganh: Bao chi hoc
Mã số

: 60 3201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
_

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: TS. NGUYEN THI THOA
HỌC VIÊN BẢO CHÍ & TUYỂN TRUYE¡.

AbG — 079
HÀ NỘI - 2008



Loi cam doan

Yuin
.

Bia

4

Hank

vin

duoc

toan

thanh

tai Hoc

viên

chi va Suyén liuyén - Hoc vtén Chinh bi chinh Quit gra

Hé Chi Minh

vi bee gu

dé cua các (bẩy giáo, cô giáo hong cẤ(ác viện.

Bay

la san “ồn

nghiin ctu abe life cua

eéing

lu.

tác

dế điêu tong

đợc.

KA

qua

nghién

ling

duce cing hố tung

twin

citu cia


vin

tuin

đề tung

win

chia

bat hé mit cing

tinh

thoa hac nao “ác.

TAC GIA
WUguyin Wai Foing


MỤC LỤC

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ THONG TIN VA THONG TIN GIAT GAN CAU KHACH ....7
I6

‹ án nh

a

7


. ................

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin giật gân câu khách
s20:

0t 8...

13

....

1.3. Nhận định về tính giật gân câu khách xuất hiện trên báo chí trong
những

Chương

năm =sần đây. . . . . . . .

-- -- - CS

2: THỰC TRẠNG THÔNG

7.19: 08...

1195511011130 1

cv vn ng

TIN GIAT GAN CAU KHACH


5, 20

TREN

.................... 30

.1. Tổng quan về 3 tờ báo Tiền phong, Thanh niên và An nĩnh thủ đô......... 30
....-. The 33
---- se
2. Nội dung thông tin giật gân câu khách.....................

2.3. Hình thức chuyển tải thơng tin giật gân câu khách trên 3 tờ báo.
Tiền phong, Thanh niên, An ninh thủ đô...............................---cccsssrsre 59
2.4. Đánh giá chung về những tác động của thông fin giật gân câu khách
ri hờ 70
.........-H422...
+ + +22
trong đời sống xã hội.............

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ THÔNG TIN GIẬT GÂN
.........e 85
S5 cheeiirrerrerre
CÂU KHÁCH TRÊN BÁO CHÍ.................
3.1. Vấn đề cấp thiết hạn chế thơng tin giật gân câu khách. ............................ 85
3.2. Một số giải pháp hạn chế thông tin giật gân câu khách ........................... 89

4000. Ẽ2ã08Ẽ78... .................. 106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................


sec

108


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CA

: Công an

KT- XH

: Kinh tế xã hội

NXB

: Nhà xuất bản
: Thành phố
: Trung ương

UBND

: Uỷ ban nhân dân



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta, sau hai mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế, báo chí đã có
bước phát triển mạnh mẽ. Thơng tin trên báo chí ngày càng phong phú, chất

lượng nội dung và hình thức được nâng cao nhằm thực hiện tốt hơn chức năng
là tiếng nói của Đảng, các tổ chức xã hội, đồng thời là điễn đàn của nhân dân.
Khơng ai phủ nhận vai trị to lớn của báo chí trong đời sống xã hội, nhất
là trong việc đấu tranh chống tiêu cực, tham những và các tệ nạn xã hội khác.

Báo chí góp phần khơng nhỏ trong việc phát hiện, cung cấp thông tin cho các
cơ quan chức năng, điều tra, làm rõ, xử lý nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực

lớn, nhiều vấn đề xã hội phức tạp ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân.
Báo chí cũng là chỗ dựa cho những người tích cực đấu tranh chống tham
nhũng, tiêu cực, chống các tệ nạn xã hội. Mặt khác, báo chí cũng là kênh

thơng tin quan trọng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của người dân, là
những địa chỉ văn hóa đáng tin cậy, là lực lượng có vai trị quan trọng trong

việc định hướng dư luận xã hội, nhất là khi trong dư luận có “vấn để”. Tuy
nhiên, bên cạnh đó có tình trạng một số nhà báo thiếu trung thực trong hoạt

động nghề nghiệp, dưới nhiều góc độ, tính chất khác nhau. Điều này làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới uy tín của giới báo chí nước ta, giảm lịng tin của
người dân đối với báo chí. Thậm chí, có nơi, có lúc cịn có tình trạng xa lánh,

né tránh, nghi ngờ báo chí trước những sự kiện được xã hội quan tâm.
Chỉ thị số 22 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới tăng cường sự lãnh.
đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản đã nhận định: Một bộ phận báo chí,


xuất bản bị khuynh hướng thương mại và cơ chế thị trường chỉ phối, chạy theo
thị hiểu tâm thường, đăng tải những chuyện giật sân, tình dục bạo lực, mê tín
di đoan hoặc các chuyện vụn vặt..v.vv. .[25, tr.2].


Thông báo Kết luận số 162 -TB/TW, ngày 01/12/2004 của Bộ Chính trị
"Về một số biện pháp tăng cường quản lý báo chí trong tình hình hiện nay",
chỉ ra:

Nhiều tờ báo bị khuynh

hướng “thương mại hố” chỉ phối, hoạt

động khơng đúng tơn chỉ, mục đích. Một số tờ báo chưa tự giác các
nguyên tắc lãnh đạo của đảng đối với báo chí, chưa làm tốt chức
năng tư tưởng, văn hố và nhiệm vụ chính trị, tư tưởng của báo chí
cách mạng, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng thông tin những

mặt tiêu cực, khuyết điểm, mặt trái của xã hội... Một số tờ báo đăng
những thông tin sai sự thật, suy diễn, thổi phồng, khoét sâu các
thiếu sót, khuyết điểm, đăng cả những thông tin mật của Đảng và
Nhà nước, gây thiệt hại cho sản xuất kinh doanh; gây khó khăn cho
sự chỉ đạo, điều hành của Nhà nước; để các thế lực thù địch lợi
dụng, bơi nhọ, đả kích, chống phá ta. Nhiều trường hợp đưa tin sai.
Khai thác và sử dụng thơng tin của báo chí nước ngồi thiếu chọn
loc [5, tr.8,9].

Trên thực tế thông tin giật gân câu khách xuất hiện trên báo chí chiếm
tỷ lệ cao trong những sai phạm của báo chí. Một số tờ báo chạy theo thị hiếu

thấp hèn, tầm thường của một số ít cơng chúng; thơng tin giật gân, tìm sự ly

kỳ để bán được nhiều báo. Thông tin phản ánh những vụ án một cách ghê rợn,
đi sâu vào mảng tiêu cực, mặt trái của xã hội, khai thác đời tư của các nhân
vật nhất là giới ca sĩ, diễn viên, người mẫu một cách tùy tiện, không phù hợp
với thuần phong mỹ tục Việt Nam, làm cho dư luận lo ngại, thậm chí gây thiệt
hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân. Điển hình như các thông tin giật
gân câu khách: sự việc ở nhà hàng Phố Núi; chuyện đời tư ông Tiến trong vụ
án PMUIS8; xác chết không đầu; tự truyện Lê Vân - Yêu và Sống; chuyện
Thánh vật ở Sông Tô Lịch; dùng ngoại cảm để tìm mộ v.v.v. Thơng tin "giật


gân câu khách" đang là một trong những khuyết điểm lớn, là xu hướng đáng
báo động của báo chí hiện nay.
Hạn chế tình trạng thơng tin giật gân mang tính câu khách trên báo chí
là vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với các cơ quan quản lý báo chí và các cơ
quan báo chí. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng của thông tin giật gân câu
khách trên báo chí là cơng việc cần làm và có ý nghĩa quan trọng. Đây cũng là
lý do để tác giả chọn vấn đề "Thực trạng thông tin "giật gân câu khách”

trên báo ïn hiện nay" làm đề tài nghiên cứu để thực hiện Luận văn Thạc sĩ
Báo chí của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua khảo sát, chúng tơi nhận thấy việc nghiên cứu về thông tin giật gân
câu khách trên báo chí cịn khá mới mẻ. Trong thực tế, có thể nói chưa có
cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống về thực trạng thông tin
"giật gân câu khách" trên báo chí. Hiện tại, thực trạng thông tin 'giật gân câu
khách" mới được đề cập chủ yếu trong các văn bản chỉ thị, nghị quyết của
Đảng


và Nhà nước và một số bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước. Ngồi ra có một vài bài tham luận, bài báo mới chỉ nêu ra

vấn đề thông tin "giật gân câu khách" như: Tạp chí Cộng sản số 11 (131) năm
2007:

"Quản lý báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay”; Tạp chí

cộng sản số 11 (155)/2008: “Hoạt động báo chí, xuất bản và cơng tác quản lý
báo chí, xuất bản hiện nay”...

Về Báo chí truyền thơng, năm 2004, tại Phân viện báo - Tuyên truyền
(nay là Học viện Báo chí và Tun truyền) có Luận văn Thạc sĩ Báo chí của
Bùi Duy Quang với Đề tài: “Thực trạng và giải pháp khắc phục những sai
phạm trên báo in hiện nay”, nghiên cứu về những sai phạm của báo chí, trong

đó vấn đề thơng tin "giật gân câu khách" được đề cập rất ít.
Chính vì thế, trong q trình chọn lựa và nghiên cứu đề tài, chúng tơi
có rất ít nguồn tư liệu để tham khảo. Chủ yếu chúng tôi thu thập được qua


khảo sát trên các tờ báo nói chung và Thanh niên, Tiền phong, An ninh Thủ

đơ nói riêng.
Do đó, đề tài chúng tơi lựa chọn nghiên cứu là hồn tồn độc lập, khơng
trùng lặp, khi đánh giá chúng tơi có quan điểm riêng của mình trước thực
trạng thơng tin giật gân câu khách và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần
hạn chế tình trạng thơng tin "giật gân câu khách".

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:

Phân tích, đánh giá đúng thực trạng về thơng tin giật gân câu khách trên

báo chí từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thơng tin giật
gân câu khách trên báo chí hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu để làm rõ một số khái niệm được sử dụng và có liên quan
đến luận văn; nghiên cứu quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin giật
gân câu khách.
- Khảo sát các tác phẩm báo chí thơng tin giật gân câu khách trên 03 tờ

báo Thanh niên, Tiền phong và An ninh Thủ đô và một số tờ báo; nghiên cứu
ý kiến công chúng (điều tra xã hội học) về nhận xét, đánh giá về thông tin giật

gân câu khách trên 03 tờ báo Thanh niên, Tiền phong và An ninh Thủ đô.
- Đề xuất, kiến nghị, đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng
thơng tin giật gân câu khách trên báo chí nói chung và 03 tờ báo Thanh niên,

Tiền phong và An ninh Thủ đô.

4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

mm

*Đối tượng nghiên cứu: Thông tin giật gân câu khác 'irên báo chí.
* Phạm vì nghiên cứu:
+ Luận văn tập trung nghiên cứu những thông tin giật gân câu


khách
~

được đăng trên 3 tờ Báo Thanh niên, Tiền phong và An minh Thủ đô làm đốt.


tượng khảo sát chính. Ngồi ra, chúng tơi cũng nghiên cứu thêm thực trạng

thông tỉn giật gân câu khách trên một số cơ quan báo chí để làm cơ sở so sánh
với ba tờ báo được khảo sát.
+ Luận văn chọn thời gian khảo sát thông tim giật gân câu khách trên 03

tờ báo từ tháng 1/2007 đến tháng 6/2008.
+ Luận văn cũng tham khảo ý kiến một số nhà lãnh đạo quản lý các cơ
quan báo chí và một số cơ quan báo chí để rút ra những nhận xét và góp ý
nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hạn chế tình trạng thơng tin giật gân
câu khách trên báo chí.

5. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu
%.1. Cơ sở lý luận
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở tham khảo và kế thừa kết quả
nghiên cứu khoa học của các tác giả thuộc các lĩnh vực báo chí và các ngành

khoa học có liên quan, hệ thống những quan điểm lý luận.
- Luận văn còn dựa trên các quan điểm của Đảng và Nhà nước về báo chí.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, so sánh.


- Điều tra xã hội học đối với cơng chúng báo chí.
- Phỏng vấn sâu đối với các nhà quản lý báo chí, các nhà báo và các
chuyên gia báo chí.

6. Đóng góp mới của đề tài
Đề tài đề cập đến những yếu kém, khuyết điểm của các cơ quan báo chí
đăng tải những thơng tin giật gân câu khách. Đánh giá đúng thực trạng của
thông tin "giật gân câu khách" trên báo chí hiện nay. Đây là lần đầu tiên, có

một đề tài nghiên cứu về vấn đề này, nên những kết quả nghiên cứu sẽ cung
cấp tư liệu cho các nhà quản lý báo chí cũng như những người làm báo. Đối
với các nhà quản lý, luận văn cung cấp cái nhìn đầy đủ thực trạng thông tin


giật gân câu khách trên báo chí; tác động những thông tin “giật gân câu
khách" đối với độc giả; những tác hại của nó đến đời sống xã hội, đồng thời

có giải pháp để hạn chế tình trạng này.
7. Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đanh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 9 tiết, 107 trang.


Chương 1

LÝ LUẬN VỀ THÔNG TIN
VÀ THONG TIN GIAT GAN CÂU KHÁCH
1.1. Cac khai niém
1.1.1. Thông tim


Khái niệm "thông tin" được bắt nguồn từ chit La tinh informetio, gốc
cua tir tiéng Anh information. Hai 6ng Philipppe Breton va Serge Proulx trong
cuốn sách cuốn sách "Bing né thong tỉn và sự ra đời một ý thức hệ mới"
[36] giải thích rằng: Khái niệm này có hai hướng nghĩa: Thứ nhất là, nói về

một hành động cụ thể để tạo ra một hình thái (frome), thứ hai là, nói về sự
truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng. Hai hướng nghĩa này
cùng tồn tại, một nhằm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến

thức và truyền đạt, đây là tiêu biểu cho sự phát minh của tiếng Latinh. Nó thể
hiện sự gắn kết của hai lĩnh vực kỹ thuật và kiến thức.
Theo Từ điển tiếng Việt, NXB

Đà Nang, Trung tâm Từ điển học, năm

2000 thì thơng tin với nghĩa là động từ là truyền tin cho nhan để biết; và với
nghĩa danh từ là điêu được truyền ải cho biết. tin truyền đi (ví dụ bài báo có
luong thong tin cao) [54] .
Theo các tác giả cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, do Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tun truyền, Nhà xuất bản Văn

hóa - Thông tin xuất bản năm 1999, từ “Thông tin” được sử dụng với những ý
nghĩa khác nhau trong các tình huống cụ thể:
Thơng tin là một loại hình hoạt động để chuyển đi các nội dung

thông báo. Hoạt động thông tin khơng chỉ có trong xã hội lồi
người. Ngay trong thiên nhiên cũng có những hoạt động thơng tin
phức tạp, đa dạng của các loại động vật khác nhau; Thông tin



được dùng để chỉ chất lượng nội dung của thông báo nói chung.
Trong

trường hợp này, người ta xem

xét chất lượng nội dung

thông báo bằng “lượng thông tin” được chuyển đến đối tượng tiếp
nhận [4ó6, tr.23].

Như vậy, thơng tin được hiểu đó chính là nội dung thơng tin và phương
tiện thơng báo, báo in.

Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ
đã nêu khái niệm:

:

Thơng tin được coi là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống xã hội,

là công cụ để điều hành, quản lý, chỉ đạo của mỗi quốc gia, là
phương tiện hữu hiệu để mở rộng giao lưu hiểu biết giữa các quốc
gia, dân tộc, là nguồn cung cấp tri thức mọi mặt cho công chúng và

là nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội [53].

Chiến lược phát triển thông tin của Thủ tướng Chính phủ đã nhận định:
Sự chênh lệch về trình độ phát triển thơng tin giữa các nước là một đặc điểm
về quy mơ và trình độ phát triển trong thời kỳ cách mạng khoa học và công


nghệ. Nước nào không vượt qua được những thách thức về thông tin, nước đó
mất cơ hội phát triển và có nguy cơ mất khả năng tự chủ. Thiếu thông tin, sẽ
gặp khó khăn trong việc đưa ra các quyết định hoặc các quyết định sẽ bị sai
lệch, thiếu cơ sở khoa học, không thực tiễn và trở nên kém hiệu quả.
1.1.2. Thong tin báo chí

Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn hố nhân loại, báo chí là một
hiện tượng xã hội, ra đời do nhu cầu thông tin giao tiếp, giải trí và nhận thức
của con người. Thơng tin là chức năng sơ khởi của báo chí, theo nghĩa sử dụng

phương tiện kỹ thuật để phổ biến kết quả lao động sáng tạo của nhà báo. Thực
hiện chức năng thơng tin, báo chí cung cấp cho cơng chúng về tất cả các vấn

đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới
tự nhiên, xã hội.


Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông íin, báo chí có cách

riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng
lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau. Chính
điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thơng tin đại chúng
rộng rãi và năng động nhất mà khơng một hình thái ý thức xã hội nào có được.

Như vậy, thơng tin báo chí được hiểu là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái
tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống. Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng

trong tự nhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu,
khám phá của con người. Đồng thời là phương tiện, công cụ chuyển tải tác


phẩm báo chí tới cơng chúng.
Trong hoạt động báo chi, thong tin là công cụ chủ yếu để nhà báo thực
hiện mục đích của mình. Thơng tin trở thành "cầu nối" giữa báo chí và cơng

chúng. Căn cứ việc phân loại theo phương thức thể hiện, người ta chia thông
tin báo chí thành các loại hình: Thơng tin bằng chữ viết (báo In); thơng tin

bằng tiếng nói (phát thanh); thơng tin bằng hình ảnh (truyền hình); thơng tin
trên mạng internet (đa phương tiện).

Thơng tin liên quan trực tiếp đến tính hiệu quả của các phương tiện

thông tin đại chúng, đến những đồi hỏi về phương pháp, hình thức
sáng tạo của nhà báo, đến nguyên tắc tác động qua lại giữa báo chí
và cơng chúng. Thực chất, thơng tin trong hoạt động báo chí hên
quan trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả báo chí như là sự tác động
vào xã hội, tạo thành một bộ phận tri thức có tác dụng định hướng
quản lý xã hội - nghĩa là tác động nhằm tích cực hố q trình vận
động của các lĩnh vực đời sống xã hội [46, tr.23-24].

-

te Wye Podge

Nxb vọf „ 1U

-

Trong thực tiễn báo chí, thuật ngữ "thơng tin" có nhiều cách sử dụng


khác nhau, có khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng
vấn, một chương trình phát thanh, truyền hình, các tiêu đề, vị trí của tác phẩm


10

trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách xếp chữ

trên các tờ báo... chúng đều có chứa đựng thơng tin.
Thuật ngữ "Thơng tin" trong hoạt động báo chí cịn có có cách hiểu
rộng hơn, chúng còn được hiểu như một danh từ tập hợp. Chúng ta có thể gọi

tồn bộ tác phẩm, hay hệ thống những tin tức... là thông tin.
Để xã hội loài người tồn tại và phát triển, con người cần nhiều loại
hoạt động như sản xuất của cải vật chất để đuy trì sự sống, sáng tạo

nghệ thuật để thỏa mãn tinh thần. Một phần của sự hoạt động đó là
hoạt động báo chí nhằm cung cấp cho cơng chúng những thông tin,
tức là thông báo cho công chúng biết mọi sự kiện, hiện tượng điễn

ra hàng ngày trong đời sống xã hội. Nhưng thơng tin báo chí là
những thơng tin chính trị - xã hội. Nghĩa là thơng tin báo chí bao

giờ cũng chứa đựng những giá trị xã hội hay chinh tri. Thông tin là
đặc trưng của ngành truyền thông đại chúng so với các ngành khác

(45, tr.51-52].
Trong đời sống hàng ngày thông tin đại chúng là một nhu cầu của đời


sống tinh thần xã hội. Con người không thể thiếu thông tin, thiếu các phương tiện
thông tin bởi lẽ nếu không được nuôi dưỡng bằng thông tin thì con người sẽ
khơng là con người nữa. Thơng tin là nguồn sữa ni dưỡng tính xã hội, văn hố
của con người, năng lực sáng tạo ra giá trị văn hố. Con người cần thơng tin

khơng chỉ để tồn tại mà cịn để sống. Thơng tin khơng chỉ là ngun liệu, là vật
liệu của sự sáng tạo ra mà còn là chất kích thích, chất men say của sự sáng tạo

của con người. Hiện nay việc sử dụng thông tin, tiêu dùng thông tin đã trở thành
một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá trình độ văn hố của mỗi cá nhân,

mỗi quốc gia và mỗi khu vực. Nhờ có thơng tin đại chúng con người có điều kiện
hưởng thụ những giá trị văn hố do chính mình tạo ra ở mọi nới. Trong xu thế
tồn cầu hố việc lựa chọn thông tin là hết sức quan trọng. Bởi vì, chỉ khi nào tiếp
nhận được thơng tin của thời đại, làm chủ được chúng thì các quốc gia dân tộc


ll

mới hoà nhập và phát trién cting thoi dai. Néu lac hậu về thông tin hoặc rối loại

về thông tin thì dẫn tới các quốc gia dân tộc trên thế giới đến tình trạng lạc hậu
hoặc lựi tàn.

Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trị của thơng
tin. Đây khơng chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp trị thức, là một

trong những công cụ giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành đất nước mà còn là

nơi để phản hồi những thông tin từ nhân dân đối với đường lối, chủ trương,

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần quan trọng thực hiện
dân chủ hoá trong đời sống xã hội. Thông tin thực sự là công cụ cung cấp tri
thức, dự báo sự phát triển đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sự phát triển.
Đời sống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao
nên nhu cầu thông tin của nhân dân địi hỏi ngày càng cao hơn.

Giá trị của thơng tin báo chí là ở chỗ nó giúp cho cơng chúng hiểu biết rõ
các hiện tượng xã hội cơ bản cần thiết cho việc định hướng và tạo dư luận xã hội

lành mạnh nhằm ủng hộ các mục tiêu phát triển chính trị, kinh tế và xã hội. Do
đó, khơng phải bất kỳ thông tin nào cũng được đưa vào tin của các phương tiện
thông tin đại chúng mà chỉ đưa vào thông tin chứa đựng các yếu tố phản ánh các
quá trình hiện thực xã hội quan trọng mà xã hội đạt được bằng con đường nhận
thức và cải tạo thế giới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩa và các hoạt
động của quần chúng nhân dân nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển và các giá trị
xã hội tiến bộ. Bản chất vai trò của báo chí đã vạch rõ chức năng chính của báo
chí trong cơ cấu xã hội là khả năng của nó trong việc tác động, hình thành dư

luận xã hội, định hướng phát triển xã hội. Sự phản ánh hiện thực khách quan của
báo chí phải xuất phát từ giá trị thơng tin cơ bản của nó trong cùng với thế giới
quan khoa học và lợi ích của nó đối với xã hội. Các sự kiện trong hiện thực xã

hội tự nó tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào quan điểm của người làm báo.
Song sự chọn lọc các sự kiện để phản ánh trên báo chí với tính chất, bối cảnh nơi
điễn ra trong mối tác động qua lại của sự kiện, cách trình bày các sự kiện đó


12

đương nhiên lại chứa đựng những yếu tố thông qua việc đánh giá sự kiện của chủ

quan người làm báo.

Thông tin có giá trị phải là thơng tin đầy đủ, có hệ thống qua việc lựa
chọn đúng, có khoa học, có phương pháp nhằm phục vụ mục tiêu nhất định.

Tức là giá trị tri thức của thông tin được chọn phản ánh trên báo chí, các

phương tiện thơng tin đại chúng phải gắn với giá trị xã hội đương thời. Điều
này cho chúng ta thấy, nếu bản chất vai trò của thơng tin báo chí biểu hiện
chính ở chức năng điều chỉnh xã hội của nó thì sự phản ánh hiện thực xã hội
của báo chí đều nhằm mục đích nhất định và báo chí phản ánh hiện thực xã
hội không phải là đưa ra các sự kiện “một cách vơ í” như một thứ hàng hố

mà phải là những sự kiện được đánh giá, kết luận, được thừa nhận trên cơ SỞ
hệ tư tưởng xã hội nhất định.
1.1.3. Giật gân câu khách

Theo tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên) cuốn "Từ điển tiếng Việt", do
NXB Văn hóa - Thơng tin xuất bản năm 1999, từ "giật gân” nghĩa là có fác
dụng kích thích mạnh đến người nghe, người xem: Tĩn giật gân; Quảng cáo

giậy gây; phim, ảnh giật gân. [57. tr.741]

Theo Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nắng, Trung tâm Từ điển học, năm
2004 thì câu khách là dụ đỗ một cách khéo léo để kiếm lợi. [55, tr. 125]
Thông tin giật gân câu khách: là hiện thượng khai thác, bóp méo hoặc

nói q thơng tin nhằm hấp dẫn độc giả, đánh vào sự tò mò của độc giả [58].
Theo chúng tơi, giật gân là gợi sự tị mị khơng chính đáng, làm tha hố
tư tưởng, kích thích bạo lực, kích thích hứng thú tình dục, kích thích về lực

lượng siêu hình một cách khơng chính xác...
Thơng tin "giật gân câu khách" trên báo in là những thông tin kích thích
mạnh đến bạn đọc, gợi sự tị mị khơng chính đáng. Đó là những thơng tin cố ý
hoặc vơ ý mà nhà báo, cơ quan báo chí vi phạm các nguyên tác của Đảng và các


nguyên tắc quản lý của nhà nước trong lĩnh vực báo chí, làm ảnh hưởng đến lợi
ích, hiệu quả tuyên truyền của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thông tin giat gan cau
khách trên báo chí
1.2.1. Trong các văn kiện

Báo chí cách mạng phải có lập trường chính trị vững chắc, có đường lối
chính trị đúng đắn, có mục tiêu chính trị rõ ràng. Đường lối chính trị của báo chí
chính là cương lĩnh, đường lối của đảng. Do đó, đường lối, chủ trương đúng đắn
là nội dung lãnh đạo cơ bản, tổng quát nhất của Đảng đối với báo chí.
Đảng lãnh đạo bằng việc đề ra Nghị quyết, chỉ thị đối với báo chí. Các
Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về báo chí trở thành cơ sở cho nhà nước thể chế
hoá cụ thể hoá các quan điểm của Đảng đối với báo chí. Từ đó nhà nước thực
hiện quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với báo chí và báo chí
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.

Trong thời kỳ đổi mới, đưới ánh sáng của nghị quyết của các đại hội
Đảng, việc cụ thể hoá đường lối đổi mới của Đảng trên tất cả các lĩnh vực đời
sống xã hội, trong đó có báo chí, ngày càng cụ thể hơn.
Ngay từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Đảng ta đã sớm nhìn thấy

những biểu hiện lệch lạc của báo chí trong thời kỳ đầu của cơng cuộc đổi mới.
Phân tích đánh giá tình hình này, Chỉ thị số 63-CT/TW (ngày 25/7/1990) của

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã phê phán:
Một số cơ quan báo, tạp chí, nhà xuất bản khơng thực hiện đúng tơn
chỉ, mục đích, chức năng của mình... Khuynh hướng “giật gân” câu
khách kiếm tiền trong một số cơ quan báo chí, nhà xuất bản cho ra
thị trường những ấn phẩm xấu, gây hại lớn đến việc xây dựng con
người mới, nên văn hố mới, làm cho dư luận bất bình...[1ó, tr.84]
Sau hai năm, trước điễn biến theo chiều hướng tiêu cực của nhiều sản
phẩm báo chí, Chỉ thị số 08 - CT/TW ngày 31/3/1992, Ban Bí thư Trung ương


14

Đảng khoá VII tiếp tục phê phán nghiêm khắc hơn và chính thức dùng cụm từ
“thương mại hố” để chỉ khuynh hướng

chạy theo lợi nhuận đơn thuần của

báo chí:

Khuynh hướng thương mại hoá, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, khá
nặng nề dẫn tới đua nhau đăng và phát tin, bài, hình ảnh giật gân

câu khách. Cũng có một số bài báo, quyển sách có khuynh hướng
chính trị lệch lạc, phủ định quá khứ tốt đẹp, miêu tả đen tối thực

trạng, tuyên truyền cho lối sống thực dụng [1ó, tr.85]
Chỉ thị số 08 - CT/TW yêu cầu báo chí:
Phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến

đấu và tính đa đạng, có trách nhiệm hình thành dư luận xã hội lành


mạnh góp phần tăng cường sự đồn kết, nhất trí về tư tưởng, chính
trị và tinh thần trong nhân dân, kiên quyết đấu tranh phê phán các
quan điểm sai trái, thù địch, khắc phục các biểu hiện thương mại

hố, xa rời tơn chỉ, mục đích và các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc
khác...[24, tr.3|.

Trong Nghị quyết Hội nghị Trung lần thứ 5 (khoá VIID về Xây đựng nên
văn hoá Việt Nam

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, khuynh hướng thương

mại hoá tiếp tục được Đảng ta phê phán: “Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo
đức nghề nghiệp, thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu tới dự luận xã
hội” (16, tr.85].

Trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng ta đã phát hiện ra

các lệch lạc của báo chí từ khá sớm và đề ra các biện pháp khắc phục. Chỉ thị

số 22/TW ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị (khố VI) về Tiếp tục đổi mới sự
lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản đã nhận định:
Một bộ phận báo chí, xuất bản bị khuynh hướng thương và cơ chế

thị trường chi phối, chạy theo thị hiếu tầm thường, đăng tải những
chuyện giật gân, tình dục, bạo lực, mê tín dị đoan, những chuyện


15


vụn vặt. Một số sách báo tạp chí nhất là các số phụ, số chuyên đề,
xa rời tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ, nhất là đối với cơng
nhân, nơng đân; tính chiến đấu và định hướng tư tưởng chưa rõ nét.
Coi nhẹ việc biểu dương, cổ vũ người tốt, việc tốt, những nhân tố

mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có trường hợp
phủ nhận truyền thống và thành tựu cách mạng xa rời định hướng xã
hội chủ nghĩa, làm nộ bí mật Quốc gia, coi nhẹ công tác đấu tranh
tư tưởng, đấu tranh lý luận hoặc chịu ảnh hưởng luận điệu chiến
tranh tâm lý của các thế lực thù địch; khai thác tin tức, tư liệu bài
vở, báo chí nước ngồi thiếu chọn lọc. Có những vụ việc thơng tin
thiếu chính xác, thiếu khách quan, gây nhiễu thông tin, vi phạm đạo

đức nghề nghiệp, đưa tin sai khơng cải chính hoặc cải chính chiếu lệ
làm ảnh hưởng đến uy tín của báo chí; có tình trạng để tư nhân chi

phối một số hoạt động báo chí xuất bản. Một số người làm báo, xuất
bản bị ảnh hưởng quan niệm không đúng về “tự do” Báo chí Xuất
bản, về vị trí, chức năng của người viết báo, ra sách; cịn có những

biểu hiện tiêu cực. Nhiều cấp uỷ, Chính quyền và cơ quan chủ quản
chưa xác định rõ trách nhiệm quản lý và chỉ đạo của cấp mình. Chỉ

đạo quản lý báo chí cịn lỏng lẻo, phối hợp chưa chặt chẽ. Kiểm tra
và xử lý những hành động tiêu cực, những vi phạm pháp luật trong

hoạt động báo chí xuất bản cịn chậm. Tỉnh thần tự phê bình, sửa

chữa khuyết điểm chưa nghiêm túc... [25, tr.2].

Tại Hội nghị báo chí, xuất bản tồn quốc (tháng 10/2001), trong Báo
cáo của Ban Tư tưởng — Văn hố Trung ương, phần đánh giá tình hình báo chí
4 năm thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị tiếp tục nêu nhận Xét:
Xu hướng thương mại hố ở khơng ít co quan báo chí và xuất bản

chậm được ngăn chặn, đẩy lùi, nhiều mặt còn nghiêm trọng hơn, thể
hiện rõ nét ở cách làm báo, làm sách giật gân câu khách, kích thích



×