Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Giao an ca nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 34 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 06 - Thứ Hai, ngày 17/7/2017. LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VBQPPL:. QUẢN LÝ ATTP:. Thừa cơ quan quản lý nhưng vẫn nhiều “lỗ hổng”. Còn tình trạng “vừa chạy vừa xếp hàng”. Trang 9. Trang 16. Hộ bán phở, hủ tiếu… vẫn sợ lên doanh nghiệp Trang 24. TRONG SỐ NÀY. Văn hóa tranh tụng Trang 2. Trẻ bị cha mẹ bạo lực sẽ được cách ly khỏi cha mẹ Trang 12. Để học sinh đi xe máy, người cho mượn cũng bị phạt Trang 21. Luật sư không được nói bậy trên mạng Trang 19. Khổ vì đi. Ý nghĩa của việc lập vi bằng Trang 29. “đòi lại” thuế thu nhập Trang 5 PHÁT HÀNH HẰNG TUẦN - LƯU HÀNH NỘI BỘ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. CHÀO NGÀY MỚI Văn hóa tranh tụng. Phiên tòa xử cựu Hoa hậu tội Lừa đảo nóng lên từng giờ, thu hút sự quan tâm của rất nhiều người, không phải là yếu tố tình ái và tiền bạc nữa mà là các vấn đề pháp lý. Đáng nói là phiên tòa đã tạo ra một không gian tranh tụng bình đẳng cho tất cả các bên tham gia tố tụng, từ luật sư đến bị cáo, bị hại, nhân chứng,... các ý kiến được lắng nghe và ghi nhận, nhờ đó, những lớp vỏ bọc được bóc dần và cái lõi sự thật sẽ lộ ra.. Nhân vật trung tâm của phiên tòa này là Trương Hồ Phương Nga. Trước khi phiên tòa này diễn ra thì dư luận đã đặt cô ngồi vào ghế bị hại với không ít thương cảm cho số phận “hồng nhan bạc mệnh”, nạn nhân của “trò chơi tiền – quyền”. Thế nhưng, diễn biến của phiên tòa đã mang lại cho cô một diện mạo khác, cứng cỏi và khôn ngoan. Cô biết sử dụng đúng lúc quyền im lặng của mình cũng như quyền được nói. Sự đối đáp của cô với luật sư hoặc trả lời Hội đồng xét xử bao giờ cũng mạch lạc, rõ ràng. Cô còn biết “chỉnh” luật sư khi ông ta dẫn dắt vấn đề chệch ra khỏi nội dung vụ án. Mọi người không nhìn cô ta bằng cặp mắt thương hại nữa mà còn vị nể, thích thú. Rõ ràng, ở phía bên kia, người tố cáo cô và đang là bị hại của vụ án này, nhấp nhổm còn hơn ngồi ghế nóng bị cáo, lúng túng hơn đứng trước vành móng ngựa, thể hiện một vị trí thấp kém hơn nhiều người phụ nữ đang bị xem xét về tội lừa đảo. Cũng vì coi trọng văn hóa tranh tụng, quan tòa không dùng thủ đoạn “cả vú lấp miệng em” mà “cái kim trong bọc đã lòi ra”. Những thủ đoạn dụ cung, ép cung, thông cung phơi bày lồ lộ không thể giấu giếm và biện minh gì được nữa. Những chứng cứ thuyết phục được trưng ra, từ các bản cung “sinh đôi” giống nhau từ cái dấu phẩy đến bức thư viết trên bao ni-lon, từ cái cách thức người ta bày ra để khép tội đến sự giúp đỡ “có tiền cà phê” của người coi trại. Sự tranh tụng làm rõ vấn đề được coi trọng khi Tòa ra “trát” đòi nhân chứng giấu mặt buộc phải đến đối chứng, cho dù ngồi ở phòng cách ly, tiền lệ chưa từng có. Chứng cứ được coi trọng, thể hiện ở chỗ niêm phong trước tất cả mọi người và được lưu trữ cẩn thận. Chưa nói đến sự phán xử cuối cùng, chỉ nguyên những động thái đó cũng thể hiện một sự công minh, cần thiết đối với bất kỳ phiên tòa nào. Sự tranh tụng công khai, minh bạch đã giải tỏa sự ngột ngạt, ức chế và lo sợ thường có ở các phiên tòa hình sự. Nhân chứng hoặc bị cáo đều tỏ rõ chính kiến của mình, dám nói ra những điều mà trước đó không dám nói, dám trưng ra những chứng cứ mà trước đó họ giấu kín vì “không tin ai cả”. Đó chính là kết quả thấy rõ từ một phiên tòa xét xử công khai rằng những vấn đề của cải cách tư pháp đang thực sự đi vào cuộc sống, vào đời sống pháp luật và thể hiện ở chốn pháp đình, tòa án – nơi được coi là trung tâm, điểm đột phá đầu tiên trong tiến trình cải cách tư pháp. Phiên tòa này chưa thể khép lại bởi những tình tiết mới phát hiện trong quá trình xét xử. Những người được coi là nhân chứng nhưng thực sự họ cũng là những người tham gia vào vụ án này. Cơ quan điều tra đã bỏ qua họ nhưng sự tranh tụng tại phiên tòa đã khiến họ lộ diện. Một lần nữa ghi nhận kết quả tranh tụng mà phiên tòa này mang lại, thể hiện một nét văn hóa rất cần nhân rộng: Văn hóa pháp đình! (Theo Báo Pháp luật Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> THỜI SỰ TỔNG HỢP. 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CÔNG TÁC PBGDPL:. Phải quan tâm đến đối tượng thụ hưởng Trong thời gian qua, công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã có những bước phát triển mới nhưng tại một số nơi vẫn còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được yêu cầu tìm hiểu pháp luật của cán bộ, người dân. Vì vậy, Bộ Tư pháp đang nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL để có thêm giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL.. Ảnh minh họa Theo dự thảo Thông tư ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL, dự kiến có 2 nhóm tiêu chí bao gồm các tiêu chí chung (tiêu chí về hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong công tác PBGDPL; tiêu chí bảo đảm quyền được thông tin về pháp luật của công dân; tiêu chí về điều kiện bảo đảm; tiêu chí thực hiện chủ trương xã hội hóa; tiêu chí về hiệu quả tác động của công tác PBGDPL) và các tiêu chí về hiệu quả công tác PBGDPL áp dụng riêng đối với từng nhóm đối tượng khác nhau xuất phát từ vị trí, chức năng, nhiệm vụ cũng như các yếu tố đặc thù của công tác này (chia thành tiêu chí áp dụng cho các bộ, ngành; cho UBND các cấp; dự kiến áp dụng cho cả Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên). Tại cuộc họp Ban Thư ký Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương diễn ra mới đây dưới sự chủ trì của Vụ trưởng Vụ PBGDPL Đỗ Xuân Lân – Trưởng ban Thư ký, các thành viên đã sôi nổi thảo luận, cho ý kiến vào dự thảo Thông tư và cùng cho rằng xây dựng bộ tiêu chí tuy rất khó khăn bởi đây công việc thường xuyên, liên tục nên khó định lượng nhưng hết sức cần thiết. Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Nội vụ) Lê Trọng Vinh chia sẻ kinh nghiệm triển khai 2 bộ chỉ số mà Bộ Nội vụ đang làm là Chỉ số cải cách hành chính (PAR index) và Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS). Qua những kinh nghiệm này, theo ông Vinh, nên tiến hành thí điểm bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL để nâng cao nhận thức xã hội thì mới bàn đến việc xây dựng thành văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều ý kiến tán thành trước mắt nên làm thí điểm, song bày tỏ sự băn khoăn rằng ai sẽ đánh giá đối với Bộ Tư pháp để đảm bảo tính độc lập, khách quan. Ngược lại, đại diện Bộ Giao thông Vận tải đề xuất cứ để Bộ Tư pháp chủ trì, cần thiết thì mời tổ chức bên Mặt trận Tổ quốc giám sát. Trước một số ý kiến cho rằng không áp dụng tiêu chí đánh giá đối với Mặt trận và các tổ chức thành viên, đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nêu vấn đề: Nếu như vậy sẽ rất “nhàn” nhưng một khi xác định công tác tuyên truyền, PBGDPL là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị thì nên cân nhắc thêm..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4. THỜI SỰ TỔNG HỢP. Đến từ Đài Truyền hình Việt Nam, Trưởng phòng Pháp chế Nguyễn Đình Thơ dẫn chứng Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội về việc lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần chưa kịp có hiệu lực thi hành đã bị dư luận phản đối, đó là có một phần lỗi của công tác tuyên truyền, PBGDPL khiến đối tượng chịu tác động không biết để tham gia góp trước khi chính sách được thông qua. Vì vậy, ông Thơ đề nghị bổ sung thêm tiêu chí đánh giá quyền lợi mà người dân được hưởng từ công tác tuyên truyền, PBGDPL trong các tiêu chí về hiệu quả tác động của công tác PBGDPL. Đây cũng là ý kiến của bà Phan Minh Thủy (Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) bởi theo bà Thủy, cơ quan nhà nước có thực hiện công tác PBGDPL nhưng có hiệu quả hay không thì phải đánh giá từ phía người thụ hưởng. Kết luận phiên họp, Trưởng ban Thư ký Hội đồng - Vụ trưởng Vụ PBGDPL Đỗ Xuân Lân ghi nhận, cảm ơn các ý kiến phát biểu. Trên cơ sở các góp ý, ông Lân nhấn mạnh sẽ tiếp tục hoàn thiện dự thảo Thông tư đảm bảo các tiêu chí rõ ràng, đánh giá được một cách thực chất hiệu quả của công tác PBGDPL. (Theo Báo Pháp luật Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> THỜI SỰ TỔNG HỢP. 5. Khổ vì đi “đòi lại” thuế thu nhập Chính thuế thu nhập cá nhân làm khổ người lao động nghèo, tạo ra sự quá tải cho cả bộ máy cơ quan thuế, thay vì tập trung quản lý nguồn thu lại mất nhiều tháng trời tập trung hoàn thuế. Hiện tại người lao động (NLĐ) không ký hợp đồng hoặc ký hợp đồng dưới ba tháng nếu có thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên sẽ phải đóng thuế thu nhập vãng lai 10%. Thế nhưng thực tế số NLĐ kiếm thêm thu nhập vãng lai đa số có thu nhập thấp và không thường xuyên. Nhiều ý kiến cho rằng nếu thu trước 10% mỗi khoản thu nhập trên 2 triệu đồng thì sẽ thiệt thòi cho NLĐ thu nhập thấp, một phần thu nhập kiếm thêm của họ lại bị “chiếm dụng” suốt một năm, cuối năm lại phải vất vả đi hoàn thuế. Đã nghèo còn bị... hành Anh Nguyễn Văn Lâm (quận 12, TP.HCM) hiện làm việc tại một công ty chuyên kinh doanh thực phẩm, ký hợp đồng lao động một năm với mức thu nhập chưa tới 9 triệu đồng/tháng. Theo anh Lâm, chi phí ăn ở sinh hoạt, chưa kể phụ giúp gia đình quá lớn khiến anh chật vật nên phải tranh thủ làm thêm cho một công ty nữa, tính ra mỗi tháng kiếm thêm được 3 triệu đồng. Nhưng khoản thu nhập vãng lai này trên 2 triệu đồng, anh phải đóng thuế 10% là 300.000 đồng/tháng. Tính ra tổng thu nhập mỗi tháng của anh Lâm là 12 triệu đồng, khoản thu nhập chịu thuế là 3 triệu đồng/tháng. Với mức thuế suất phải đóng là 5% theo biểu thuế lũy tiến từng phần của cơ quan thuế, số thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của anh Lâm phải đóng là 150.000 đồng/tháng. Vì số thuế TNCN cả năm thấp hơn số thuế thu nhập vãng lai (300.000 đồng/tháng) đã đóng trước nên anh Lâm được hoàn thuế 150.000 đồng/tháng. “Số tiền tuy nhỏ nhưng tính ra cả năm được hoàn số thuế 1,8 triệu đồng, đây là khoản mà người thu nhập thấp như mình có thể trang trải một số việc. Nhưng cái khổ của NLĐ là phải đi làm thủ tục hoàn thuế mất mấy ngày. Theo tôi, nên giảm mức thuế TNCN từ thu nhập vãng lai xuống mức thấp 5% thì bù qua sớt lại, NLĐ không bị thiệt, họ không phải mất công đi làm thủ tục hoàn thuế” - anh Lâm chia sẻ.. Người dân đến làm thủ tục thuế tại trụ sở Cục Thuế TP.HCM Khổ sở hơn là trường hợp của anh Quân (quận Bình Thạnh, TP.HCM), làm việc cho một công ty truyền thông với thu nhập thấp chỉ 5 triệu đồng/tháng, anh phải viết kịch bản thêm, “chạy” quảng cáo cho một đơn vị khác kiếm thêm khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Nhưng tổng các khoản giảm trừ của anh Quân gồm giảm trừ gia cảnh cho bản thân 9 triệu đồng + giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc là còn 3,6 triệu đồng/người, trừ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tính ra tổng các khoản giảm trừ của anh Quân hơn 13 triệu đồng/tháng trong khi tổng thu nhập của anh Quân thấp hơn nên anh không phải đóng thuế TNCN. Thế nhưng anh Quân cho biết anh vẫn phải đi làm thủ tục hoàn thuế số tiền thuế 10% đã đóng cho khoản thu nhập kiếm thêm 5-6 triệu đồng/tháng..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 6. THỜI SỰ TỔNG HỢP. Đối với trường hợp NLĐ gặp doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng còn khổ hơn, vì đi “đòi lại” số tiền thuế TNCN mà họ không phải đóng vì thu nhập thấp dưới 9 triệu đồng/tháng. Chị Thúy An (quận Thủ Đức, TP.HCM) kể lại hành trình đi làm thủ tục hoàn thuế vừa ấm ức vừa khổ sở vì chờ đợi, khai lên khai xuống. Chị An cho biết chị làm bộ phận chăm sóc khách hàng cho một tổ chức tín dụng. Dù làm việc thường xuyên nhưng tổ chức tín dụng này lại chỉ ký hợp đồng cộng tác viên. Vì vậy, chị An phải chịu thuế TNCN đối với thu nhập vãng lai, mỗi tháng lương 6 triệu đồng, chị bị trừ thẳng 600.000 đồng/tháng, chưa kể không được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… “Cuối năm tôi phải đi lên cơ quan thuế khai thuế TNCN để được hoàn lại 100% số tiền thuế (vì thu nhập dưới 9 triệu đồng/tháng không chịu thuế) đã đóng hơn 7 triệu đồng bị “chiếm dụng” cả năm. Trường hợp tôi làm lâu năm còn biết đi “đòi lại” số tiền thuế nhưng có nhiều NLĐ chỉ làm vài tháng, ngại đi làm thủ tục hoàn thuế nên chịu mất luôn” - chị An nói. Khổ cả cơ quan thuế Không chỉ NLĐ chịu thiệt thòi, khổ sở với thủ tục hoàn thuế mà cơ quan thuế cũng khổ không kém. Mới đây, Cục Thuế TP.HCM đã kiến nghị giảm thuế TNCN đối với thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng trở lên xuống 5%, thay vì 10% như hiện nay. Bà Lê Thị Thu Hương, Cục phó Cục Thuế TP.HCM, cho rằng mức khấu trừ 10% với các khoản thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng trở lên là quá cao, khiến lượng hồ sơ hoàn thuế TNCN tăng liên tục qua các năm. Theo Cục Thuế TP.HCM, trong năm tháng đầu năm 2017 lượng hồ sơ xin hoàn thuế của phòng thuế TNCN đã lên đến hơn 8.600 hồ sơ trong khi lượng hồ sơ xin hoàn thuế cả năm 2016 chỉ hơn 8.200 hồ sơ. Nếu tính cả lượng hồ sơ xin hoàn thuế TNCN của các phòng và chi cục thuế, con số này càng lớn hơn. Đáng chú ý, hơn 63% lượng hồ sơ hoàn thuế TNCN có số thuế hoàn từ 5 triệu đồng trở xuống, có hồ sơ có số thuế hoàn chỉ vài chục ngàn đồng. Trong khi đó dù hồ sơ có số thuế hoàn nhiều hay ít, cơ quan thuế cũng phải giải quyết theo một quy trình như nhau với tám chữ ký sống khiến cơ quan thuế tốn rất nhiều thời gian chỉ để giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Ngoài ra, Cục Thuế TP.HCM cũng kiến nghị Tổng cục Thuế làm việc với Kho bạc Nhà nước để đơn giản TTHC khi thực hiện hoàn thuế TNCN. Theo bà Hương, thay vì phải lập từng hồ sơ cho từng cá nhân như hiện nay, nên cho phép cơ quan thuế lập một lệnh hoàn chung cho nhiều cá nhân có tài khoản tại một ngân hàng, tương tự cách lập danh sách chi lương của các doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí cũng như thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thế TNCN. Trước đó, Cục Thuế TP.HCM từng kiến nghị nâng mức khởi điểm khấu trừ với người có thu nhập vãng lai từ 2 triệu đồng lên mức 5 triệu đồng nhưng bị cục thuế các tỉnh phản đối do lo ngại không còn nguồn để thu. Chính sách thuế càng đơn giản, người nộp thuế dễ thực hiện và cơ quan thuế cũng dễ quản lý. Đại diện một công ty tư vấn thuế cho rằng cần phải giảm mức thuế suất phải nộp ở bậc 1 xuống 1%-2% thay vì 5% như hiện hành. Ví dụ bậc 1 là dưới 10 triệu đồng đóng thuế suất 1% hoặc 2%, bậc 2 là trên 10-20 triệu đồng đóng mức 10%, rồi từ đó tăng lên mức 20%-30% là cao nhất. Bởi sau giảm trừ gia cảnh, 5 triệu đồng không phải số tiền lớn, mức thuế suất bậc đầu nên thấp. Giảm thuế suất sẽ khuyến khích người nộp thuế tự nguyện thực hiện nghĩa vụ. Theo các chuyên gia, mức thuế cao nhất tới 35% khiến người nộp thuế cảm nhận chính sách Việt Nam đang tận thu. Trong khi đó nhiều nước trên thế giới có mức thu nhập và GDP đầu người cao lại khác, mức 20% là cao nhất, để phải chịu mức thuế 20% thì thu nhập phải rất cao. Trong khi thu nhập của người Việt trên mức 108 triệu đồng/năm phải chịu thuế thì theo số liệu năm 2016 do Cơ quan thuế Singapore công bố, người có thu nhập trên 40.000 SGD (tương đương hơn 650 triệu đồng) mới chỉ đóng thuế TNCN là 7% và sau 80.000 SGD (hơn 1,3 tỉ đồng) là 11%, mức thuế TNCN cao nhất chỉ là 20%..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> THỜI SỰ TỔNG HỢP. 7. THEO CÁC CHUYÊN GIA * Bà TẠ THỊ PHƯƠNG LAN, Vụ phó Vụ Quản lý thuế TNCN, Tổng cục Thuế: Làm sao khi thực hiện khấu trừ tại nguồn là xong Tổng cục Thuế đồng tình với đề xuất của Cục Thuế TP.HCM, giảm thuế TNCN đối với thu nhập vãng lai xuống 5% thay vì 10% như hiện nay. Đây là một trong những phương án nằm trong các giải pháp tổng thể giảm thiểu hồ sơ quyết toán thuế. Bên cạnh đó, chúng tôi đang nghiên cứu đề xuất sửa đổi biểu thuế suất TNCN. Sắp tới chúng tôi sẽ trình phương án sửa Luật Thuế TNCN. Quan điểm chung của Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính là sửa đổi thuế TNCN để làm sao khi thực hiện khấu trừ tại nguồn là xong, tránh việc cá nhân tiếp tục quyết toán lần hai bởi có nhiều Bà Tạ Thị Phương Lan cá nhân có các nguồn thu nhập trong một năm mà họ không nhớ hết được, họ cũng không thể tính cụ thể mức thuế để biết có phải nộp thêm hay không. * Bà NGUYỄN THỊ CÚC, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam: Câu chuyện ở đây không quan trọng là 5% hay 10%. Bà Nguyễn Thị Cúc. Tôi cho rằng vấn đề cốt lõi không phải là mức thuế khấu trừ bao nhiêu. Thực ra mức thuế 10% như hiện nay của Việt Nam vẫn thấp hơn một số nước. Thậm chí nếu so với mức thuế thu nhập của người nước ngoài làm việc ở Việt Nam thì người Việt Nam vẫn thấp hơn một nửa. Quan điểm của tôi là ngành thuế hãy có phương án cho người nộp thuế để khấu trừ luôn, không cần giảm thuế về 5% vì với mức đó thì người nộp thuế vẫn phải hoàn thuế. Do đó, câu chuyện ở đây không quan trọng là 5% hay 10% mà hãy khuyến khích người dân đăng ký mã số thuế để quản lý.. Bên cạnh đó, nếu chúng ta giảm thuế về 5% nghĩa là phải xin ý kiến Quốc hội sửa Luật Thuế TNCN. Liệu rằng chỉ vì giảm thuế 5% mà sửa luật thì có nên không trong khi chúng ta có nhiều giải pháp thiết thực hơn. * Chuyên gia thuế NGUYỄN THÁI SƠN: Thu nhập người Sài Gòn đang giảm? Với mức thu nhập trên 9 triệu đồng/tháng mới đóng thuế mà chính cơ quan thuế còn lo lắng không thu được thuế thì không thể nâng mức TNCN phải đóng thuế tăng cao lên nữa. Còn chuyện hoàn thuế thu nhập vãng lai ngày càng nhiều áp lực cho NLĐ, lôi cả bộ máy thuế mệt mỏi theo. Nguyên nhân hoàn thuế tăng có thể do cơ quan thuế không kiểm soát được thu nhập của NLĐ từ nhiều nguồn, nhiều nơi, họ có mã số thuế hết rồi nhưng cơ quan thuế lại không hệ thống, nắm chắc được TNCN. Số lượng hoàn thuế tăng có thể do thu Ông Nguyễn Thái Sơn nhập của NLĐ của TP.HCM ngày càng sụt giảm nhưng chưa chắc đúng. Thứ hai là do cơ quan thuế quản lý không chặt các nguồn thu nhập, người ta đã ăn gian thuế, thu nhập vãng lai cao, họ giấu được. Vì vậy, cục thuế cần có biện pháp quản lý, kiểm soát được thu nhập nhiều nguồn của NLĐ..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> THỜI SỰ TỔNG HỢP. 8. * Luật sư TRẦN XOA, Giám đốc Công ty Luật Minh Đăng Quang: Cần bỏ bớt các bậc thuế suất trong biểu thuế lũy tiến. Ông Trần Xoa. Ngoài việc giảm mức thu xuống còn 5% thuế TNCN từ thu nhập vãng lai thì cần bỏ bớt các bậc thuế suất trong biểu thuế lũy tiến. Hiện nay có tới bảy bậc thuế là quá dày (thuế suất 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%). Nên chăng cơ quan thuế kiến nghị giảm còn khoảng ba bậc là 10%, 20%, 30% (bỏ các bậc lẻ)? Theo tôi, nếu nâng mức thu nhập vãng lai phải đóng thuế thu nhập lên 5 triệu đồng hay nâng mức TNCN phải đóng thuế từ trên 9 triệu đồng/tháng lên cao hơn nữa thì rất khó khăn để đưa ra cách tính hợp lý. Vì vậy chỉ cần bỏ các bậc lẻ, giữ lại các bậc chẵn thì gián tiếp nâng mức thu nhập tính thuế của NLĐ cao lên, có lợi cho NLĐ.. * PGS-TS NGÔ TRÍ LONG, chuyên gia kinh tế: Nên khuyến khích đăng ký mã số thuế Thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người dân. Còn cơ quan thuế có trách nhiệm thu đúng đối tượng, thu đủ và chống thất thu. Với số lượng hoàn thuế TNCN vãng lai quá nhiều như vậy và số tiền hoàn thuế không lớn, Cục Thuế TP.HCM đề xuất như thế là chưa hợp lý bởi vì dù có giảm xuống 5% thì người nộp thuế vẫn phải hoàn thuế. Làm như vậy sẽ không thu đủ, sẽ thất thu thuế trong bối cảnh bội chi của nền kinh tế rất lớn. Do đó, việc đề xuất của Cục Thuế TP.HCM là chưa hợp lý, thuế suất có giảm xuống 5% cũng sẽ không giảm được hồ sơ hoàn thuế.. PGS-TS Ngô Trí Long. Ngành thuế nên khuyến khích người nộp thuế đăng ký mã số thuế để dễ giám sát quản lý. Khi có mã số thuế thì người nộp thuế chỉ cần làm bản cam kết 02, cam kết thu nhập sau khi giảm trừ chưa tới mức phải khấu trừ thuế TNCN. Đặc biệt, trong cách mạng công nghệ thông tin cần sử dụng các phần mềm trong việc quản lý thuế TNCN, sẽ giảm được áp lực công việc hoàn thuế thay vì đề xuất giảm thuế suất và xin ý kiến Quốc hội. Giải pháp: Kho bạc Nhà nước nên đơn giản thủ tục hành chính khi thực hiện hoàn thuế TNCN. Bên cạnh đó thay vì phải lập từng hồ sơ cho từng cá nhân như hiện nay, nên cho phép cơ quan thuế lập một lệnh hoàn chung cho nhiều cá nhân có tài khoản tại một ngân hàng, tương tự cách lập danh sách chi lương của các doanh nghiệp nhằm tiết kiệm chi phí cũng như thời gian giải quyết hồ sơ hoàn thuế TNCN. Để hạn chế số cá nhân phải thực hiện quyết toán thuế và làm thủ tục hoàn thuế, cơ quan quản lý dự kiến sẽ cho phép NLĐ nếu xét thấy thu nhập của mình thấp (dưới 48 triệu đồng/năm đối với người độc thân; dưới 67,2 triệu đồng/năm nếu phải nuôi dưỡng một người phụ thuộc; dưới 86,4 triệu đồng/năm nếu phải nuôi dưỡng hai người phụ thuộc...) thì chỉ cần làm bản cam kết gửi cho đơn vị chi trả thu nhập thì sẽ không phải tính tạm khấu trừ thuế. Tuy nhiên, cá nhân có thu nhập vãng lai phát sinh vẫn phải tổng hợp chung vào thu nhập cả năm để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp. (Theo Báo Pháp luật TP.HCM).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> THỜI SỰ TỔNG HỢP. 9. QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM:. Thừa cơ quan quản lý nhưng vẫn nhiều “lỗ hổng” “Trong giai đoạn vừa qua đã có 158 văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) được ban hành nhưng các văn bản này thiếu tính ổn định dẫn đến khó triển khai thực hiện; thậm chí có sự đan xen chồng chéo và thiếu cơ chế phối hợp cũng như không phân định rõ ngành nào chịu trách nhiệm quản lý chính…”.. Ảnh minh họa Đó là nhận định của đại biểu Quốc hội trước thực trạng thừa quy định nhưng lại thiếu chế tài cụ thể, rõ ràng trong lĩnh vực vệ sinh, ATTP của nước ta hiện nay. Quy định chồng chéo, chưa phù hợp Theo Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về ATTP giai đoạn 2011 - 2016 được công bố tại kỳ họp QH vừa qua, các văn bản chính sách pháp luật về ATTP đã được ban hành tương đối đầy đủ và kịp thời; từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về ATTP. Trong khi đó, đánh giá của Đoàn giám sát của QH cũng cho hay, nội dung các văn bản đã ban hành về cơ bản đã thể chế hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về ATTP; nội luật hóa các điều ước, hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia, thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành… Tuy vậy, Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các văn bản ban hành nhiều nhưng chưa được hệ thống hóa, gây khó khăn cho việc áp dụng Luật. Ví dụ, về sản xuất, kinh doanh sữa chế biến dạng lỏng phải áp dụng không dưới 25 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 6 Luật, 6 Nghị định, 13 thông tư hướng dẫn, liên quan đến 9 thủ tục hành chính, 5 cơ quan quản lý nhà nước chưa kể đến các lĩnh vực khác như xử lý vi phạm hành chính, quản lý thị trường, môi trường… Quy định trong Luật ATTP về truy xuất nguồn gốc thực phẩm, quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ chưa bảo đảm tính khả thi, quy định về kiểm tra thực phẩm nhập khẩu đối với tất cả lô hàng nhập khẩu chưa phù hợp với thực tế. Bên cạnh đó, một số quy định về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước liên quan đến ATTP còn chồng chéo, chưa rõ ràng; một số lĩnh vực quản lý thiếu quy định hướng dẫn cụ thể. Luật ATTP đã thu gọn đầu mối quản lý ATTP từ 5 bộ xuống còn 3 bộ chịu trách nhiệm chính trong quản lý ATTP, gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương và có sự phân công cụ thể trách nhiệm quản lý ATTP của các bộ đối với từng nhóm sản phẩm..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 10. THỜI SỰ TỔNG HỢP. Tuy nhiên, các quy định này còn chưa phù hợp trong quản lý các sản phẩm “giao thoa” giữa các bộ hoặc giữa các bộ và địa phương, một số nội dung còn thiếu rõ ràng; một số lĩnh vực quản lý còn thiếu hướng dẫn cụ thể. Ví dụ cụ thể cho hiện tượng cắt khúc, phân đoạn trong việc quản lý tạo nhiều khoảng trống chưa được xử lý có hiệu quả, khiến thực phẩm vẫn không an toàn và người dân phải chịu hậu quả được ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) chỉ rõ: với sợi bún, nguyên liệu là bột gạo do Bộ NN&PTNT quản lý, sản phẩm tinh bột thì thuộc Bộ Công Thương. Nếu sản phẩm bún bán ra thị trường chứa chất tinopal gây hậu quả cho người tiêu dùng thì trách nhiệm quản lý thuộc Bộ Y tế. Tương tự với chiếc bánh trung thu, nhãn bánh và bao bì do Bộ Công Thương quản lý; nhân bánh là trứng thì thuộc Bộ NN&PTNT còn các chất phụ gia là của Bộ Y tế. Rà soát, điều chỉnh cho đồng bộ Tại hội thảo “Thực thi Nghị quyết 19: Cải cách các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và ATTP” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Dự án Quản trị Nhà nước nhằm tăng tưởng toàn diện (GIG) của USAID tổ chức mới đây, các đại biểu cũng chỉ ra rằng các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa và ATTP Việt Nam hiện nay rất chồng chéo, thường đi vào tiểu tiết, dẫn đến “quản” nhiều nhưng hiệu quả thực tế không cao. Chẳng hạn, chỉ tính riêng về nguyên liệu, một sản phẩm đang sản xuất tại Việt Nam đã phải “cõng” hàng chục giấy phép con, với tổng thời gian xin phép kéo dài, dẫn đến tốn kém hàng triệu USD, thậm chí làm mất cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, nhiều người hy vọng vào việc Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về ATTP giai đoạn 2016 – 2020 mà QH vừa qua thông qua sẽ giúp khắc phục được những chồng chéo, bất cập hiện nay. Theo đó, Nghị quyết nêu rõ, để khắc phục những tồn tại, yếu kém, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về ATTP, trong giai đoạn 2016 - 2020, QH giao Chính phủ khẩn trương rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ATTP để sớm trình QH sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan theo hướng quy định rõ các điều cấm và tăng chế tài xử lý; khắc phục tình trạng chồng chéo, không rõ trách nhiệm trong phân công quản lý ATTP; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật. Nghị quyết đặt mục tiêu đến hết năm 2020 cơ bản hoàn thành các quy chuẩn kỹ thuật chính về ATTP cho các nhóm đối tượng và phù hợp với chuẩn mực quốc tế; đến hết năm 2018, kiện toàn cơ bản xong bộ máy quản lý nhà nước về ATTP các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả. Nghị quyết cũng đặt ra nhiệm vụ đẩy mạnh quản lý ATTP sang kiểm soát theo quá trình sản xuất, dựa trên phân tích nguy cơ gây ô nhiễm thực phẩm; tăng cường hoạt động truy xuất nguồn gốc thực phẩm... ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương): Phân công trách nhiệm quản lý ATTP không hợp lý “Theo một nguồn tin từ Văn phòng QH thì 53,4% người được hỏi trả lời việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP là không hợp lý và chưa hợp lý lắm. Cũng câu hỏi trên, kết quả khảo sát của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp đã thống kê có 73% cán bộ y tế, 60% cán bộ công thương và 57% cán bộ nông nghiệp cho rằng việc phân công trách nhiệm quản lý ATTP hiện nay là không hợp lý. Có thể thấy, giữa người dân và cán bộ quản lý chuyên ngành đã có một sự tiệm cận về ý chí khi đánh giá, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP hiện nay”. ĐB Hồ Thanh Bình (An Giang): Vấn đề xảy ra rồi mới tìm giải pháp “Việc quản lý ATTP hiện tại được tiếp cận theo hướng sử dụng luật và các văn bản luật hỗ trợ, dẫn tới quá nhiều văn bản ra đời, chồng chéo trách nhiệm của các cơ quan trong nhiều ban, ngành. Thông thường vấn đề xảy ra rồi mới tìm giải pháp và phương pháp quản lý. Xu hướng tiên tiến trên thế giới tiếp cận trên góc độ là thực hiện đánh giá, phân tích, quản lý các nguy cơ trong chuỗi ATTP. Cách tiếp cận này giúp nhìn nhận rõ hơn việc quản lý ATTP theo hướng toàn diện, xây dựng được năng lực và cải thiện được sự phối hợp giữa các bên và nhà sản xuất chế biến đến nhà quản lý nhằm tăng cường hiệu quả đề phòng vấn đề ATTP”..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> THỜI SỰ TỔNG HỢP. 11. ĐB Trương Thị Yến Linh (Cà Mau): Doanh nghiệp chịu ảnh hưởng vì sự chồng chéo “Trong giai đoạn vừa qua đã có 158 văn bản quy phạm pháp luật về ATTP được ban hành nhưng các văn bản này thiếu tính ổn định dẫn đến khó triển khai thực hiện, có sự đan xen chồng chéo và thiếu cơ chế phối hợp cũng như không phân định rõ ngành nào chịu trách nhiệm quản lý chính. Các bất cập này còn khiến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm gặp khó khăn khi lần lượt chịu sự thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan đơn vị. Vì vậy, tôi kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành rà soát hệ thống pháp luật về ATTP để điều chỉnh hoàn thiện hành lang pháp lý thống nhất và đồng bộ hơn”. ĐB Nguyễn Như So (Bắc Ninh): Cơ quan quản nhiều nhưng vẫn có “lỗ hổng” “Trên cơ sở chính sách, pháp luật đã ban hành, cần xem xét lại phương thức tổ chức, quản lý về mặt nhà nước theo nguyên tắc một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan nhà nước, khắc phục chồng chéo trong quản lý ATTP. ATTP có 3 ngành, ví dụ 1 chiếc bánh trung thu, vỏ bánh là tinh bột do ngành Công Thương quản lý, nhân bánh là thịt, trứng do ngành Nông nghiệp kiểm soát, còn ngành Y tế quản lý phụ gia, phẩm màu. Trái lại, thực tế có những mặt hàng chưa được cơ quan nào phụ trách, tạo ra “lỗ hổng” trong việc quản lý. Cần sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật ATTP theo hướng đơn giản hóa, tránh tình trạng quá nhiều luật sẽ trở nên rối. Luật thì nhiều nhưng hiểu luật lại ít, nội dung chồng chéo, mâu thuẫn, gây khó khăn cho cả chủ thể quản lý và đối tượng quản lý”. ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP Hồ Chí Minh): Còn nhiều khoảng trống “Theo Luật ATTP, chúng ta chia việc quản lý ATTP theo chiều dọc, tức là ai đã chịu trách nhiệm phải từ đầu đến cuối nhưng việc chia này lại theo nhóm ngành hàng. Trên thực tế, tôi nhận thấy việc quản lý của mỗi ngành vẫn thực sự chỉ là cắt ngang, giới hạn cho nhóm sản phẩm mình đã được phân công, do đó có nhiều khoảng trống. Đây chính là vấn đề chúng ta phải giải quyết về mặt chính sách. ATTP liên quan mật thiết đến rất nhiều chính sách khác. Nếu Bộ NN&PTNT có được chiến lược đúng đắn cho nền sản xuất nông nghiệp, Bộ Công Thương kiểm soát tốt được việc kinh doanh hóa chất thì tôi nghĩ ATTP sẽ được cải thiện nhiều và cải thiện từ gốc”. ĐB Trương Phi Hùng (Long An): Cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ “Theo quy định về phân cấp, phân công quản lý, những sản phẩm thực phẩm hay cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phân công quản lý của ngành nào thì ngành đó cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; và cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sẽ tiến hành kiểm tra hậu kiểm, sau khi cấp giấy chứng nhận đối với cơ sở đã được cấp giấy. Tại Điều 12 Thông tư số 19 năm 2012 của Bộ Y tế quy định về kiểm tra sau công bố, cơ quan tiếp nhận đăng ký và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi có cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn có thẩm quyền tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật về ATTP, chế độ kiểm nghiệm định kỳ đối với sản phẩm đã công bố. Với nội dung quy định như trên sẽ dẫn đến việc trùng lắp, chồng chéo trong công tác kiểm tra hậu kiểm giữa ngành Y tế với các cơ quan chuyên ngành như ngành Công Thương hoặc ngành Nông nghiệp. Tôi đề nghị cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối với cơ sở sản xuất ATTP, hoặc giao cho một đầu mối như thành lập Ban quản lý ATTP để thực hiện công tác quản lý ATTP nhằm tập trung nguồn lực, cũng như quy trách nhiệm trong công tác quản lý ATTP”. (Theo Báo Pháp luật Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 12. CHÍNH SÁCH NỔI BẬT Trẻ bị cha mẹ bạo lực sẽ được cách ly khỏi cha mẹ. Đây là một trong những nội dung của Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em vừa có hiệu lực ngày 1/7/2017 (sau thời điểm có hiệu lực của Luật Trẻ em 01 tháng).. Ảnh minh họa Theo đó, Điều 32 của Nghị định 56 quy định về trường hợp trẻ em bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em; trẻ em bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ em bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thì việc tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế sẽ được thực hiện. Thời hạn tạm thời cách ly được quyết định căn cứ vào đánh giá nhu cầu và môi trường an toàn của trẻ em, được gia hạn, nhưng thời hạn cách ly tối đa không quá 15 ngày trừ trường hợp phải tiếp tục cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Chủ tịch UBND cấp xã nơi trẻ em cư trú hoặc nơi xảy ra trường hợp sự việc là người có thẩm quyền ra quyết định tạm thời cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trong vòng 12 giờ tính từ thời điểm tiếp nhận thông tin. Một nội dung nữa của Nghị định 56 cũng được nhiều người quan tâm là quy định một số thông tin về bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em phải được bảo vệ trên môi trường mạng: tên, tuổi, đặc điểm nhận dạng cá nhân, thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong bệnh án, hình ảnh cá nhân... Ngoài ra, những thông tin về các thành viên trong gia đình, người chăm sóc trẻ em; tài sản cá nhân; số điện thoại; địa chỉ thư tín cá nhân; địa chỉ, thông tin về nơi ở, quê quán; địa chỉ, thông tin về trường, lớp, kết quả học tập và các mối quan hệ bạn bè của trẻ em; thông tin về dịch vụ cung cấp cho cá nhân trẻ em cũng phải được bảo vệ. Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng và cá nhân khi đưa thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em lên mạng phải có sự đồng ý của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên... Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em, trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên và cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ và cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường mạng xóa bỏ các thông tin bí mật đời sống riêng tư của trẻ em để bảo đảm sự an toàn và lợi ích tốt nhất của trẻ em. Những trường hợp trẻ em bị xâm hại trên môi trường mạng cần được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> CHÍNH SÁCH NỔI BẬT. 13. Về tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em theo quy định của Nghị định 56, bà Nguyễn Thị Nga – Phó Cục trưởng Cục Trẻ em cho biết, từ năm 2004, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cũng đã thành lập đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em “Phím số diệu kỳ - 18001567”. Qua hoạt động của đường dây đã tư vấn cho trẻ em và gia đình về việc thực hiện quyền trẻ em, đồng thời thực hiện việc kết nối với các cơ quan Nhà nước và các tổ chức khác để can thiệp và hỗ trợ trẻ em trong các trường hợp cần thiết. Hiện nay, đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em “Phím số diệu kỳ - 18001567” gồm có 22 nhân viên tư vấn, hoạt động 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần. Tuy nhiên qua khảo sát, còn nhiều người, trong đó có trẻ em, nhất là trẻ em ở các tỉnh, thành còn chưa biết đến đường dây tư vấn này. Luật Trẻ em đã quy định Chính phủ thiết lập tổng đài điện thoại quốc gia thường trực để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; quy định quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em. Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em qua điện thoại do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, hoạt động 24 giờ tất cả các ngày, được Nhà nước bảo đảm nguồn lực hoạt động. Theo bà Nga, thời gian tới, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em sẽ được thành lập với 3 số đơn giản, dễ nhớ, tới đây sẽ có phiếu lấy ý kiến trẻ em xem trẻ em muốn gọi số nào. (Theo Báo Pháp luật Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 14. CHÍNH SÁCH NỔI BẬT. Khách hàng tài chính vi mô được vay tối đa 50 triệu đồng Theo Quyết định 20/2017/QĐ-TTg quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, mức cho vay tối đa đối với một khách hàng tài chính vi mô không vượt quá 50 triệu đồng Việt Nam.. Ảnh minh họa Về điều kiện cho vay, khách hàng tài chính vi mô phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật về dân sự; việc cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô được đảm bảo bằng tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và/hoặc bảo lãnh của nhóm khách hàng tài chính vi mô; mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp; mức cho vay tối đa đối với một khách hàng tài chính vi mô không vượt quá 50 triệu đồng Việt Nam. Hoạt động huy động vốn của chương trình, dự án tài chính vi mô được thực hiện dưới các hình thức: Tiếp nhận vốn tài trợ, viện trợ không hoàn lại, có hoàn lại của chính phủ, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nhận tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô. Tổng mức tiền gửi tiết kiệm tự nguyện không vượt quá 30% tổng vốn được cấp của chương trình, dự án tài chính vi mô; vay tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Hoạt động khác của chương trình, dự án tài chính vi mô bao gồm: Nhận ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân, chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ để cho vay đối với khách hàng tài chính vi mô, không vì mục tiêu lợi nhuận; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại; đại lý cung cấp các sản phẩm bảo hiểm đối với khách hàng tài chính vi mô theo quy định của pháp luật; tư vấn, hỗ trợ, đào tạo cho các khách hàng tài chính vi mô các kiến thức liên quan đến sử dụng vốn vay, sản xuất, kinh doanh, đời sống, xã hội, môi trường và các kiến thức khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đời sống vật chất, tinh thần của khách hàng tài chính vi mô. Điều kiện đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô Về điều kiện đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ phải thực hiện việc đăng ký theo quy định tại Quyết định này khi thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> CHÍNH SÁCH NỔI BẬT. 15. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô (Giấy chứng nhận đăng ký) khi đảm bảo 6 điều kiện: 1. Có vốn thực hiện tài chính vi mô hợp pháp theo quy định của pháp luật. 2. Có cơ cấu tổ chức chương trình, dự án tài chính vi mô theo quy định. 3. Người quản lý, điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô có tối thiểu bằng đại học chuyên ngành về một trong những lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh hoặc có ít nhất 1 năm kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động tài chính vi mô. 4. Có các quy định nội bộ để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô. 5. Được Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đồng ý việc thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô đối với tổ chức phi chính phủ do Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ cấp phép. 6. Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, Ủy ban nhân dân cấp phường, xã theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân có thẩm quyền) đồng ý việc thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn. Quyết định có hiệu lực từ 1/8/2017. Hoạt động tài chính vi mô bao gồm việc cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng tài chính vi mô, nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng tài chính vi mô dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tiết kiệm tự nguyện. Khách hàng tài chính vi mô là cá nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có mức sống trung bình, cá nhân có thu nhập thấp, doanh nghiệp siêu nhỏ. (Theo Báo điện tử Chính phủ).

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 16. GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL LẬP ĐỀ NGHỊ XÂY DỰNG VĂN BẢN QPPL:. Còn tình trạng “vừa chạy vừa xếp hàng” Đó là một trong những tồn tại, hạn chế trong triển khai thực hiện các quy định mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sau gần 1 năm thi hành được Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu đã thẳng thắn chỉ ra tại Tọa đàm trao đổi kinh nghiệm trong xây dựng nội dung chính sách và đánh giá tác động của chính sách do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 7/6. Thứ trưởng Phan Chí Hiếu phát biểu tại buổi tọa đàm Nhiều kết quả trong năm đầu thực hiện Báo cáo thực trạng công tác lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị định, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) Nguyễn Hồng Tuyến cho biết: Ngay sau khi Luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ Tư pháp đã chủ động trình Chính phủ kế hoạch và chỉ thị triển khai Luật và Nghị định. Hơn nữa, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến công tác xây dựng thể chế, các phiên họp thường kỳ của Chính phủ có nhiều đổi mới, nội dung xây dựng thể chế được quan tâm hàng đầu, được tập trung cao và dành nhiều thời gian cho việc thảo luận, thông qua các định hướng, chính sách, các dự án, dự thảo văn bản. Một số cơ quan của Quốc hội, các bộ, ngành cũng quan tâm hơn tới công tác xây dựng thể chế và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là quy trình xây dựng chính sách, đánh giá tác động của chính sách theo quy định mới của Luật năm 2015. Tán thành với những thuận lợi trên qua gần 1 năm thi hành Luật năm 2015, các đại biểu tham dự tọa đàm đã cùng nhau chia sẻ thêm những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị một số giải pháp từ thực tiễn của bộ, ngành mình. Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Xây dựng) Tống Thị Hạnh cảm ơn về sự phối hợp của Bộ Tư pháp trong quá trình lập đề nghị, lấy ý kiến, thẩm định đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị trong năm đầu tiên thực hiện chuyển tiếp việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo quy định cũ sang thực hiện theo quy định của Luật năm 2015. Tuy nhiên, bà Hạnh phản ánh, vì là năm đầu thực hiện quy định mới nên không tránh khỏi lúng túng và gặp không ít khó khăn do việc chuẩn bị hồ sơ lập đề nghị xây dựng Luật này phải làm gấp rút trong khoảng thời gian ngắn. Ngoài ra, theo bà Hạnh, việc đánh giá tác động phải bảo đảm các nội dung về kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính, với hệ thống pháp luật và đánh giá bằng phương pháp định lượng trong khi chưa xây dựng các điều luật cụ thể là không hề đơn giản..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL. 17. Cần quan tâm nâng cao năng lực cho cán bộ Là một trong những bộ triển khai tốt Luật năm 2015, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) Đặng Công Khôi cho biết Bộ đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn toàn ngành thực hiện sau khi Luật năm 2015 được ban hành, bảo đảm áp dụng, thực thi được ngay khi Luật có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/7/2016). Thực tiễn cho thấy sự chủ động của Bộ Tài chính đã đem lại hiệu quả rõ rệt bởi số lượng văn bản theo kế hoạch hoặc được giao bổ sung hàng năm của Bộ này rất lớn. Tuy cũng chỉ mới thực hiện nhưng ông Khôi chân tình chia sẻ một số bài học của Bộ mình như kịp thời xin chủ trương của lãnh đạo Bộ trong công tác lập đề nghị xây dựng văn bản; tăng cường công tác phối hợp trong và ngoài ngành… Đến từ Đài Truyền hình Việt Nam, Trưởng phòng Pháp chế Nguyễn Đình Thơ lại đề cập tới vai trò của cơ quan truyền thông đối với việc đề xuất chính sách và lập đề nghị xây dựng văn bản. Ông Thơ dẫn chứng, ngay khi vừa công bố Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 60 của Luật này đã bị nhiều người lao động không đồng tình vì cho rằng họ có quyền được lựa chọn việc lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần. Báo chí đã tích cực phản ánh dẫn đến việc Quốc hội ban hành nghị quyết sửa đổi Điều 60. Trên cơ sở đó, ông Thơ mong muốn cơ quan quản lý nhà nước/người có thẩm quyền lắng nghe, phân tích những ý kiến, kiến nghị của cơ quan báo chí, truyền thông để có quyết định đúng trong quá trình xây dựng chính sách và xây dựng văn bản. Ghi nhận những kết quả đạt được sau gần 1 năm thực hiện Luật năm 2015 và Nghị định số 34, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, bất cập trong lập đề nghị xây dựng pháp luật. Cụ thể là thời gian lập đề nghị còn chậm so với quy định của Luật năm 2015, việc xây dựng nội dung chính sách còn xa thực tế, chất lượng xây dựng chính sách chưa cao. Việc đánh giá tác động của chính sách chưa sâu, thiếu tính toàn diện và lựa chọn giải pháp thực hiện chính sách còn phụ thuộc nhiều vào tư duy chủ quan của người xây dựng chính sách. Đặc biệt việc lập đề nghị xây dựng pháp luật vẫn còn tình trạng “vừa chạy vừa xếp hàng”… Hoan nghênh các kiến nghị, kinh nghiệm được các đại biểu đưa ra, Thứ trưởng nhấn mạnh cần quan tâm hàng đầu đến việc nâng cao năng lực, trình độ, kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, đồng thời xây dựng quy trình nội bộ giải quyết công việc, trong đó có lập đề nghị và đánh giá tác động chính sách. Thứ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc Bộ Tư pháp khẩn trương hoàn thiện bộ công cụ, sổ tay đánh giá tác động để làm tài liệu hướng dẫn, tham khảo cho các bộ, ngành…. (Theo Báo Pháp luật Việt Nam) Sớm có bộ công cụ đánh giá chính sách Việc đánh giá tác động của chính sách chưa sâu, thiếu tính toàn diện và lựa chọn giải pháp thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào tư duy chủ quan của người xây dựng chính sách. Đặc biệt việc lập đề nghị xây dựng pháp luật vẫn còn tình trạng “vừa chạy vừa xếp hàng là bức tranh không mấy sáng sủa sau một năm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ - CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật này. Mặc định trong đánh giá Theo các văn bản nêu trên, các bộ, ngành phải xây dựng nội dung chính sách; đánh giá tác động chính sách; lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL); gửi hồ sơ để Bộ Tư pháp thẩm định; hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ thông qua. Như vậy, có thể thấy một quy trình xây dựng VBQPPL rõ ràng với các công đoạn khác nhau, có mối quan hệ tác động chặt chẽ. Trong đó, việc đánh giá tác động chính sách là khâu hết sức quan trọng. Tuy nhiên, kết quả một năm thực hiện triển khai Luật cũng như Nghị định cho thấy, những ý tưởng của các nhà làm luật chưa trở thành hiện thực ở ngay chính các cơ quan được giao chuẩn bị văn bản - tức là chính những người làm luật. Vẫn còn tình trạng một số cơ quan đề xuất còn chưa thực sự tính toán kỹ về phạm vi điều chỉnh, nội dụng chính sách. Các bộ, ngành chưa vào cuộc sớm trong công tác lập đề nghị xây dựng luật, pháp luật. Mặc dù, Bộ Tư pháp đã có công văn hướng dẫn đôn đốc từ sớm, nhưng các đề nghị được gửi đến Bộ Tư pháp còn chậm, chủ yếu được gửi vào tháng 1 năm sau, trong khi đó theo quy định của Luật là tháng 12 năm trước. Các bộ, ngành chậm gửi, kéo theo việc lập Đề nghị của Chính phủ cũng chậm..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 18. GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL. Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp Nguyễn Hồng Tuyến nêu thực tế, Luật Ban hành VBQPPL có những yêu cầu cao, quy trình chặt chẽ nên đã gây không ít khó khăn, lúng túng cho các bộ, ngành. Điển hình nhất là các tài liệu trong hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh theo yêu cầu của Luật chưa đầy đủ, chất lượng hồ sơ còn hạn chế, nội dung sơ sài, chưa làm rõ được sự cần thiết phải ban hành, sửa đổi luật, chính sách đề nghị ban hành hay sửa đổi chưa rõ. Đặc biệt, báo cáo đánh giá tác động của chính sách còn sơ sài. Thẳng thắn hơn, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cho rằng, mặc dù đã đưa ra rất nhiều phương án để lựa chọn cho một chính sách mới (hoặc bổ sung, sửa đổi…) nhưng cơ quan được giao chuẩn bị văn bản đã “mặc định” lựa chọn phương án với những cụm từ “tuy nhiên”, “đề xuất”… Có những hồ sơ dài đến 100 trang giấy nhưng nội dung thì không giải quyết được những vấn đề của thực tiễn đòi hỏi.. Theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL và Nghị định số 34 thì các nghị định của Chính phủ đều phải lập đề nghị xây dựng. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian qua chỉ một số nghị định được lập Nhiều gợi mở đề nghị xây dựng trước khi Có nhiều nguyên nhân được đề cập tới từ những quy định mới được đưa vào Chương trình còn gây lúng túng trong quá trình triển khai mà chưa có sự hướng công tác của Chính phủ. dẫn kịp thời; đến những vấn đề thường xuyên được đề cập tới (Nguồn Bộ Tư pháp) trong công tác xây dựng pháp luật (nhân lực, tài chính, số lượng văn bản phải chuẩn bị…). Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Xây dựng Tống Thị Hạnh chia sẻ, thời gian chuẩn bị văn bản quá ngắn, trong khi đó, việc đánh giá tác động chính sách lại phải bảo đảm các nội dung về kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính. Từ thực tế này, bà Hạnh đề xuất không thực hiện việc đánh giá chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách ở giai đoạn lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh mà chuyển sang thực hiện ở giai đoạn xây dựng VBQPPL. Là một trong những bộ, ngành được giao chuẩn bị nhiều văn bản (trung bình mỗi năm Bộ Tài chính chuẩn bị khoảng 200 văn bản các loại), Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính Đặng Công Khôi cho rằng, cần tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong Bộ, cũng như cơ quan thẩm định văn bản. Bởi, việc xin ý kiến góp ý chính sách trước hết được thực hiện trong các đơn vị liên quan trong bộ, ngành, nếu không nhận được sự phối hợp thì rõ ràng không những chất lượng chính sách không bảo đảm mà thời gian cũng không thể đúng tiến độ. Bên cạnh những đề xuất nêu trên thì tài chính được nhắc đến như một câu chuyện luôn mới, có tính quyết định đến chất lượng của việc xây dựng đề xuất, xây dựng VBQPPL. Mặc dù, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 338/2016 quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL với mức điều chỉnh cao hơn, tuy nhiên vẫn không giải quyết được vấn đề này. Đại diện Vụ Pháp chế, Ủy ban Dân tộc cho biết, Thông tư này không giải quyết được vấn đề gì, khi mức chi còn thấp và mục chi hạn chế. Vị đại diện này nêu thực tế, đối với những vấn đề cần tổ chức hội thảo chuyên sâu thì không thể đủ kinh phí và không biết đưa vào mục chi nào. Có thể thấy, những đề xuất, kiến nghị nêu trên có những vấn đề thuộc về cơ chế, chính sách (sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL như chỉ đánh giá chi phí tuân thủ trong giai đoạn xây dựng VBQPL), có những vấn đề đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu (kinh phí). Và, trong khi chờ sự bổ sung, điều chỉnh những vấn đề nêu trên, Bộ Tư pháp cần khẩn trương hoàn thiện bộ công cụ, sổ tay đánh giá tác động để làm tài liệu hướng dẫn, tham khảo cho các bộ, ngành góp phần làm giảm bớt áp lực về thời gian, tiết kiệm chi phí. Được biết, sau 1 năm Luật có hiệu lực thì Bộ vẫn chưa ban hành được Bộ công cụ này, mặc dù đây bộ tài liệu có ý nghĩa “cầm tay chỉ việc” cho những người tham gia vào công tác xây dựng chính sách. (Theo Báo điện tử Đại biểu nhân dân).

<span class='text_page_counter'>(19)</span> GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL. 19. Luật sư không được nói bậy trên mạng Bộ Tư pháp đang soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 123/2013 của Chính phủ (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư (LS)). Đáng chú ý, dự thảo đã bổ sung nhiều quy định nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ LS cũng như trách nhiệm của LS trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín nghề nghiệp. Dự thảo đã luật hóa một số quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề luật sư.. Dự thảo đề ra tiêu chuẩn về tuân thủ hiến pháp, pháp luật, phẩm chất đạo đức của người hành nghề luật sư Không ưu ái với thẩm phán bị cách chức Theo Bộ Tư pháp, nguyên nhân dẫn đến việc phải sửa đổi nghị định trên là do tổ chức và hoạt động của LS thời gian qua có vướng mắc, bất cập. Cụ thể, tiêu chuẩn, chất lượng đầu vào của đội ngũ LS chưa đồng đều. Đặc biệt là tiêu chuẩn liên quan đến ý thức tuân thủ hiến pháp, pháp luật và tiêu chuẩn có phẩm chất đạo đức tốt. Luật Luật sư đã quy định tiêu chuẩn về chuyên môn để trở thành LS nhưng chưa quy định cụ thể về các tiêu chuẩn liên quan đến phẩm chất đạo đức, tuân thủ pháp luật để hành nghề LS. Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo là bổ sung quy định chi tiết hóa những trường hợp bị coi là không đáp ứng đủ tiêu chuẩn tuân thủ hiến pháp, pháp luật và tiêu chuẩn có phẩm chất đạo đức tốt. Theo đó người đã từng có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tính trung thực hoặc vi phạm pháp luật mà bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên, hoặc bị xử lý kỷ luật do có hành vi liên quan đến tư tưởng, nhận thức chính trị thì không đủ tiêu chuẩn về tuân thủ hiến pháp, pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt để làm LS. Người đã bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hoặc bị kết án về tội phạm do vô ý, hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý sau khi hết thời hạn chấm dứt hiệu lực của quyết định kỷ luật, quyết định xử phạt hành chính hoặc được xóa án tích, nếu có đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề LS thì phải đáp ứng đủ hai điều kiện. Thứ nhất, có văn bản giải trình về quá trình phấn đấu, rèn luyện của mình về việc tuân thủ hiến pháp, pháp luật. Thứ hai, có phẩm chất đạo đức tốt sau khi bị xử lý. Cụ thể là được xác nhận bằng văn bản của cơ quan đã từng công tác, Sở Tư pháp, Đoàn LS nơi cư trú, công an địa phương nơi cư trú về quá trình phấn đấu, rèn luyện....

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 20. GÓP Ý DỰ THẢO VĂN BẢN QPPL. Ngoài ra, dự thảo cũng bổ sung quy định, đối với người bị cách chức thẩm phán, kiểm sát viên; người bị tước danh hiệu công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân thì không đủ tiêu chuẩn được miễn đào tạo nghề LS và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề LS. Phải phát ngôn chuẩn mực Nhằm nâng cao trách nhiệm của LS trong việc giữ gìn uy tín, đạo đức nghề nghiệp, dự thảo đã luật hóa một số quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề LS. Đó là LS, tổ chức hành nghề LS, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của LS phải có trách nhiệm xây dựng hình ảnh, uy tín của nghề. Các chủ thể này phải ứng xử và phát ngôn trên phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội theo đúng nguyên tắc hành nghề LS, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của LS. LS không được nhận và thực hiện vụ việc với mục đích trái pháp luật, trái nguyên tắc hành nghề LS. LS không được tập trung, lôi kéo, kích động người khác nhằm gây rối trật tự công cộng hoặc nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. LS cũng không được ứng xử và phát ngôn trên phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề LS, phương hại đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác. Theo dự thảo, trường hợp LS có hành vi vi phạm những quy định trên, vi phạm Điều 5 (nguyên tắc hành nghề luật sư) và Điều 9 (các hành vi bị nghiêm cấm) của Luật LS thì sẽ bị coi là không còn đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tuân thủ hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và bị thu hồi chứng chỉ hành nghề LS. Số luật sư vi phạm đang tăng Theo Bộ Tư pháp, thực tế có người đã từng vi phạm pháp luật và bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm nhiều lần, thậm chí bị tước quân hàm, quân hiệu, cách chức chức danh thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên do vi phạm nghiêm trọng quy định của ngành, vi phạm có tính chất hệ thống quy định của pháp luật nhưng vẫn có thể trở thành LS. Bộ Tư pháp cho rằng nếu không quy định cụ thể, chặt chẽ về vấn đề này sẽ dẫn đến việc hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất, những trường hợp vi phạm nói trên khi trở thành LS sẽ làm giảm sút chất lượng đội ngũ LS. Cạnh đó, Bộ Tư pháp cũng đánh giá hiện tượng LS vi phạm pháp luật, Điều lệ Liên đoàn LS, quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp LS đang có chiều hướng gia tăng. Điều đó đã làm giảm sút hình ảnh, uy tín của LS trong xã hội. _______________________________ 17 là số LS bị xóa tên khỏi danh sách LS trong năm 2016 do vi phạm đạo đức nghề nghiệp LS, trong cả nước. (Theo số liệu của Liên đoàn LS Việt Nam) (Theo Báo Pháp luật TP.HCM).

<span class='text_page_counter'>(21)</span> PHÁP CHẾ GIÁO DỤC. 21. Để học sinh đi xe máy, người cho mượn cũng bị phạt Thời gian qua, nhiều bạn đọc phản ánh tình trạng học sinh điều khiển xe máy đến trường đang rất phổ biến. Do các em chưa đủ tuổi để cấp giấy phép lái xe (GPLX), việc sử dụng phương tiện giao thông như vậy là rất nguy hiểm. Hành vi này bị xử phạt ra sao; người cho các em mượn xe có bị liên đới hay không… đang là những câu hỏi được rất nhiều người đưa ra.. Nếu điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, cả người lái và người cho mượn xe đều sẽ bị xử phạt Trả lời về vấn đề này, Cục CSGT (C67 - Bộ Công an) cho biết nếu người điều khiển xe máy chưa đủ tuổi, cả người lái và người cho mượn xe đều sẽ bị xử phạt. Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định điều kiện của người lái xe tham gia giao thông gồm: Phải đủ độ tuổi, sức khỏe, có GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển. Điều 60 luật này quy định: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm ; người đủ 18 tuổi trở lên được lái mô tô hai bánh, mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50 cm 3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; ô tô chở người đến chín chỗ ngồi. 3. Trường hợp không đủ tuổi để điều khiển các loại xe như trên (đồng nghĩa với việc chưa được cấp GPLX) có thể bị xử phạt theo Điều 21 Nghị định 46/2016. Cụ thể, phạt cảnh cáo người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi điều khiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô. Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi điều khiển mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên. Phạt tiền từ 800.000 đến 1,2 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa; có GPLX quốc tế nhưng không mang theo GPLX quốc gia. Phạt tiền 4-6 triệu đồng đối với người điều khiển mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm 3 trở lên, ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi có GPLX nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ sáu tháng trở lên hoặc không có GPLX hoặc sử dụng GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, GPLX bị tẩy xóa. Trường hợp người điều khiển chưa đủ 18 tuổi hoặc không có GPLX (trừ xe máy, dưới 50 cm 3), người giao xe (chủ xe) cho người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, 1,6-2 triệu đồng đối với tổ chức. (Theo Báo Pháp luật TP.HCM).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> 22. PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG. Hộ bán phở, bún bò...sẽ không được vay ngân hàng? Để vay vốn, các hộ kinh doanh phải chuyển đổi thành doanh nghiệp hoặc chủ hộ phải tự đứng tên vay.. Tới đây, hộ gia đình, hộ kinh doanh chỉ có thể vay vốn tín dụng với danh nghĩa từng cá nhân Bộ luật Dân sự 2015 quy định chủ thể tham gia quan hệ dân sự chỉ bao gồm pháp nhân và cá nhân. Để thực hiện quy định mới này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư 39/2016 quy định khách hàng vay vốn tại tổ chức tín dụng phải là pháp nhân, cá nhân. Giải thích rõ thêm về nội dung trên, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, nói: “Tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 39 nêu rõ: Từ ngày 15-3, các đối tượng không phải là pháp nhân (ví dụ như hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân) không đủ tư cách chủ thể vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Họ chỉ có thể vay vốn với tư cách là doanh nghiệp (DN) hoặc cá nhân. Nói cách khác, việc vay vốn sẽ tiến hành bằng danh nghĩa từng cá nhân, cá nhân tự chịu trách nhiệm trả nợ chứ không phải với danh nghĩa hộ gia đình, hộ kinh doanh”. Hộ kinh doanh, hộ gia đình… lo lắng Thông tin trên khiến không ít hộ kinh doanh gia đình tỏ ra hoang mang, lo lắng. Ông Nguyễn Viết Hải, chủ cửa hàng kinh doanh giày dép tại khu vực An Khánh, quận 2, TP.HCM, kể để mở cửa hàng trên ông đã phải thế chấp căn nhà để vay 350 triệu đồng với lãi suất 12%/năm từ NH, kỳ hạn một năm. “Mỗi tháng riêng tiền lãi phải trả là 3,5 triệu đồng. Ngoài ra với hàng loạt khoản thuế, phí phải chi như hiện nay, lời lãi thu về cũng chỉ đủ đáp ứng chi tiêu trong gia đình. Tới đây tôi sẽ không được vay với lãi suất dành cho hộ gia đình nữa mà chỉ có thể vay với tư cách cá nhân. Điều này cũng có nghĩa tôi phải đi vay với lãi suất cao hơn so với trước đây. Nếu phải vay với lãi suất cao thì chắc tôi chỉ còn nước sang nhượng lại cửa hàng này thôi” - ông Hải thở dài. Chị Bùi Thanh Hạnh, chủ cửa hàng ăn uống ở chợ Thị Nghè, quận Bình Thạnh, TP.HCM, cho biết công việc kinh doanh của chị mới bắt đầu được hơn bốn tháng. Giờ đây sắp tới ngày đáo hạn kỳ hạn 6 tháng của khoản vay 150 triệu đồng từ NH. Theo quy định mới của NHNN, chắc chắn hợp đồng vay sẽ phải thay đổi theo và chưa biết có được vay nữa hay không vì nghe nói phải lên công ty mới được vay. “Lâu nay tôi chỉ quen buôn bán nhỏ, không muốn lên công ty vì không đủ điều kiện quản lý sổ sách, thủ tục thuế, thanh tra, kiểm tra... Tới đây buộc phải thành lập công ty mới được vay tiền thì sẽ rất khó khăn cho tôi” - chị Hạnh lo lắng. Nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ khác cũng lo lắng trước quy định trên. Lý do là với người kinh doanh thì ngoài vốn tự có, họ phải vay vốn NH. Nếu NH không cho vay nữa thì chưa biết vay ở đâu..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG. 23. Không nên cứng nhắc Luật sư (LS) Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành Công ty Luật BASICO, cho rằng: “Thực ra quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 39 là một điểm tiến bộ. Bởi những năm qua, ngành NH gánh không biết bao nhiêu hậu quả pháp lý trong quá trình giao dịch kinh doanh với hộ gia đình”. LS Hải phân tích từ xưa đến nay giao kết pháp lý giữa cá nhân và pháp nhân với NH được ràng buộc một cách chắc chắn, tức là có làm có chịu, nên ngay cả khi có phát sinh trách nhiệm thì tòa án sẽ rất dễ dàng giải quyết. Trong khi đó hộ gia đình là thành phần mà theo tính pháp lý lại dựa trên sổ hộ khẩu, tất cả thành viên trên 15 tuổi đều phải nhất trí thông qua các giao dịch lớn. “Thực tế là tòa án tiếp nhận hàng ngàn vụ tranh chấp giữa NH với hộ gia đình. Thời điểm lập hồ sơ cho vay thì trong hộ khẩu chỉ có cha mẹ và các con, có tài sản bảo đảm là chính căn nhà. Đến lúc gia hạn hợp đồng tín dụng lại không biết những người con trong gia đình đó đã lập gia đình và sổ hộ khẩu nhập thêm con rể, con dâu. Khi xử lý nợ, tòa án nhận thấy con dâu và con rể đều là thành viên trên 15 tuổi và không ký vào biên bản để thông qua biên bản ký khi làm tài sản bảo đảm nên vô hiệu hóa hợp đồng tài sản bảo đảm” - ông Hải dẫn chứng. Chính vì lẽ đó, theo ông Hải, sự thay đổi trong Thông tư 39 thoạt nghe có vẻ bất thường nhưng xét về góc độ quản lý rủi ro pháp lý thì điều này lại tốt cho tổ chức tín dụng. Lý do là nó quy định rõ ràng trách nhiệm đối với người tham gia giao dịch. Trao đổi với báo chí, LS Trương Thanh Đức, Chủ tịch Câu lạc bộ Pháp chế NH, cũng cho rằng quy định trên của Thông tư 39 nhằm xác định lại đối tượng vay vốn NH gồm pháp nhân và cá nhân theo thông lệ chung của thế giới. Ông Đức nói: “Theo thông lệ thế giới, chỉ có hai loại chủ thể pháp luật dân sự là cá nhân và pháp nhân. Hộ gia đình, hộ kinh doanh hay tổ hợp tác là chủ thể ảo, thực chất là một hoặc một nhóm cá nhân, vì vậy bị xóa bỏ khỏi Bộ luật Dân sự 2015”. Tuy nhiên, giám đốc chi nhánh một NH tại TP.HCM cho rằng khi người đứng tên vay và chịu trách nhiệm trả nợ với tư cách cá nhân thì đương nhiên họ sẽ phải chịu điều chỉnh lãi suất theo cá nhân thông thường. Nghĩa là họ sẽ không còn được hưởng một số lãi suất ưu đãi nhằm khuyến khích hộ sản xuất, kinh doanh nữa. Lâu nay, tùy từng NH nhưng để khuyến khích hộ gia đình kinh doanh, lãi suất dành cho hộ kinh doanh luôn thấp hơn khoảng 0,5%-1%/năm so với cho cá nhân vay kinh doanh. Do vậy, Thông tư 39 mới nhìn một chiều, tức là nhìn về mặt pháp lý chứ chưa nhìn về mặt thực tế cuộc sống. Đó là hiện nay đang tồn tại hàng triệu hộ kinh doanh cá thể được hưởng chính sách riêng để khuyến khích đối tượng này phát triển chứ không phải khuyến khích cá nhân. “Từ thực tế trên, tôi cho rằng NHNN phải có hướng dẫn cụ thể hoặc tạo một số điều kiện riêng cho các hộ kinh doanh này, khi mà tới đây họ buộc phải đi vay với tư cách là thể nhân và không còn được hưởng các quy định ưu đãi về lãi suất nữa. Một chính sách thay đổi như vậy là quá đột ngột, đáng lẽ ra phải làm công tác tư tưởng trước để người kinh doanh hiểu và tự nguyện thực hiện. Nếu áp dụng một cách cứng nhắc và theo kiểu ép buộc có thể sẽ phản tác dụng” - vị giám đốc này nhấn mạnh. Nhiều hộ kinh doanh cũng đề nghị cần phải có thời gian cần thiết để họ chuẩn bị cũng như làm lại hợp đồng… với NH khi quy định mới có hiệu lực. Vốn với hộ kinh doanh rất quan trọng Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nói với khoảng trên năm triệu hộ kinh doanh hiện nay thì khối lượng công việc và của cải họ tạo ra cho xã hội là rất lớn. Vốn đối với hàng triệu hộ kinh doanh này là rất quan trọng. “Vì vậy, bất cứ chính sách nào liên quan đến vốn cho các hộ kinh doanh cũng cần tính đến yếu tố này” - ông Lộc nói. Theo thống kê của VCCI, hiện Việt Nam có khoảng trên năm triệu hộ kinh doanh phi chính thức và chính thức nhưng các hộ này đều chưa phải là DN. (Theo Báo Pháp luật TP.HCM).

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 24. PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG Hộ bán phở, hủ tiếu… vẫn sợ lên doanh nghiệp. Dùng đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy hộ kinh doanh thành doanh nghiệp thay vì dùng mệnh lệnh hành chính.. Ảnh minh họa Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, hiện nay có khoảng 4,7 triệu hộ kinh doanh cá thể. Một trong những giải pháp để hiện thực hóa mục tiêu có một triệu doanh nghiệp (DN) hoạt động năm 2020 là tạo điều kiện, hỗ trợ hộ kinh doanh (phở, hủ tiếu, vàng bạc, tạp hóa…) chuyển đổi lên DN. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này đang gặp không ít khó khăn. Lên doanh nghiệp rồi lại xuống “Hộ kinh doanh không dám lên công ty, không dám phát triển vì sợ thủ tục hành chính liên quan đến thuế. Hơn nữa nếu lên DN thì sẽ tốn rất nhiều chi phí các loại, ví dụ chi phí chi trả cho một số lượng nhân công tương đối lớn”. Ông Lê Văn Nguyên, chủ hộ kinh doanh cá thể tranh thêu tay Xuân Nguyên, phát biểu như trên tại hội thảo về chuyển đổi hộ kinh doanh thành DN, tổ chức ngày 27-6 tại Hà Nội. Cũng theo ông Nguyên, không phải các hộ kinh doanh không muốn chuyển lên DN mà là quá trình chuyển đổi gặp quá nhiều khó khăn. Thực tế các hộ kinh doanh vẫn mất nhiều thời gian vào việc đối phó với chứng từ phục vụ cho công tác thuế. “Nói thật với các vị ở đây, hộ kinh doanh cá thể đang tồn tại được là nhờ… sống một mình. Chứ bây giờ đưa lên thành hệ thống như một DN với cơ man nào là kế toán, thuế má, phí… thì chúng tôi vỡ nợ trước khi thành công. Như vậy, sự lựa chọn khôn ngoan trong trường hợp này là không lên DN mặc dù biết rằng khi lên DN thì được tiếp cận vốn nhiều hơn” - ông Nguyên thẳng thắn. Cùng góc nhìn, ông Đỗ Chiêu, Chủ tịch Hiệp hội Sơn mài Thường Tín, cho rằng các hộ kinh doanh cá thể đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển lên DN. Quá trình ấy còn khó khăn hơn khi ngành thuế đang tận thu. “Cứ thấy chỗ nào có xuất hiện kinh doanh là nhân viên thuế đến. Đó là chưa kể cán bộ thuế ở một số nơi có vấn đề. Ví dụ, tôi làm hợp đồng làm ăn với người Nhật thì cán bộ thắc mắc: Anh làm sao lại biết người nước ngoài, làm sao biết được những người này qua mối quan hệ cá nhân?” - ông Chiêu kể. Dưới góc độ của một người làm chính sách, bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận xét chính hệ thống thuế, hóa đơn phức tạp khiến các hộ kinh doanh cá thể gặp khó khăn trong việc chuyển đổi. Thậm chí có những DN muốn chuyển xuống thành hộ kinh doanh..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG. 25. 66% hộ kinh doanh sợ không tìm được kế toán trưởng nếu được chuyển đổi lên DN Trong ảnh: Một hộ kinh doanh phở. Bà Hằng nhận định: “Tôi chưa thấy nước nào có hệ thống hóa đơn phức tạp như nước mình. Tôi thấy hơi kỳ khi Nhà nước quy định DN nhỏ buộc phải có kế toán bởi nếu thuê thêm kế toán thì họ không đủ chi phí để chi trả”. Tương tự, ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), nhìn nhận hộ kinh doanh sợ lớn lên, sợ thành DN một phần là do gánh nặng pháp lý quá lớn. “Họ sợ tuân thủ một gánh nặng pháp lý cao hơn về thủ tục kiểm toán, báo cáo kế toán, thủ tục tài chính về thuế, chế độ cho lao động... Hộ kinh doanh cũng lo lắng khi lên DN sẽ phải nộp thuế nhiều hơn, thực hiện nghĩa vụ với người lao động nhiều hơn. Thậm chí có đến 66% hộ kinh doanh lo lắng khó có thể tìm kế toán trưởng nếu như họ được chuyển đổi nên DN. Do đó có những hộ kinh doanh thấy rằng lên DN không có lợi nên không lên” - ông Hiếu phân tích. Cần một cách tiếp cận khác Phó Viện trưởng Viện CIEM Phan Đức Hiếu cho rằng nhận thức trong quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang DN còn chưa đúng. Hệ quả là dẫn đến sự lúng túng trong quá trình chuyển đổi và kết quả chuyển đổi không như mong muốn. Từ đó lại tiếp tục dẫn đến một số nơi đã dùng thủ tục hành chính để có thể ép buộc chuyển đổi. “Chúng ta chỉ bàn đến chuyển đổi chứ không bàn đến mục tiêu chúng ta muốn là gì, kết quả muốn thay đổi là gì. Phải đặt lại vấn đề: Mục tiêu quan trọng nhất là thúc đẩy phát huy tối đa mọi nguồn lực đầu tư vào phát triển xã hội chứ không phải mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi từ hộ kinh doanh thành DN. Thêm vào đó chúng ta đã thừa nhận hình thức hộ kinh doanh thì họ có quyền kinh doanh không hạn chế về hình thức. Lựa chọn là hộ kinh doanh hay DN là quyền của họ” - ông Hiếu nhấn mạnh. Phó viện trưởng CIEM cũng cho rằng muốn nguồn lực phát triển thì những rào cản pháp luật phải gỡ bỏ. Bên cạnh đó nên khoanh vùng xem đâu là những hộ có tiềm năng để chuyển đổi rồi từ đó dùng đòn bẩy kinh tế, dùng chính sách khuyến khích chuyển đổi. Như vậy để hộ kinh doanh sau khi chuyển đổi lên DN phát triển bền vững chứ không phải là chết yểu. Nếu dùng mệnh lệnh hành chính để hạn chế nhiều quyền của họ để họ thấy bức bách và chuyển lên DN thì có thể rơi vào “bẫy”, không khác gì ép trái chín khi còn non. “Cần tạo động lực tự nhiên cho hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. Tạo môi trường kinh doanh đơn giản, hợp lý và phù hợp với quy mô và tính chất kinh doanh. Nếu để người kinh doanh thấy có lợi ích họ sẽ tự khắc chuyển đổi. Lúc đấy không cần khuyến khích, không cần nài nỉ, các hộ kinh doanh vẫn tự chuyển đổi thành DN. Đồng thời bỏ quy định phải có bộ máy kế toán riêng, khuyến khích chủ DN có thể tự làm kế toán, giảm thiểu hơn 30 giấy tờ kế toán như hiện nay. Hỗ trợ cụ thể về các thủ tục kế toán, thuế... trong khoảng hai năm đầu mới chuyển thành DN” - ông Hiếu nhấn mạnh..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 26. PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG. Hiện nay có khoảng 4,7 triệu hộ kinh doanh cá thể, trong đó có 3,5 triệu hộ kinh doanh được cấp mã số thuế, hai triệu hộ sản xuất nhỏ lẻ. Tổng cục Thuế đề xuất một số giải pháp như miễn lệ phí môn bài trong thời hạn ba năm đối với DN nhỏ và vừa khi chuyển đổi mô hình kinh doanh. Bên cạnh đó, khi tất cả DN, hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử, hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế thì các thủ tục về hóa đơn như hiện nay sẽ được bãi bỏ. Nếu điều này có thể được thực hiện thì nó sẽ góp phần to lớn vào việc khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN. _______________________________ Cần xác định rõ đối tượng phù hợp, bởi không phải hộ kinh doanh nào cũng muốn chuyển lên DN. Ví dụ, có hộ nói nhà tôi bán phở quy mô nhỏ, mỗi ngày tôi chỉ bán 100 bát phở thôi, bán xong 100 bát phở thì tôi đi ngủ. Như vậy, tôi lên DN để làm gì? Ông PHAN ĐỨC HIẾU, Phó Viện trưởng Viện CIEM (Theo Báo Pháp luật TP.HCM).

<span class='text_page_counter'>(27)</span> PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG. 27. Đừng ép hộ bán phở, bún bò… lên doanh nghiệp Việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp phải dựa trên sự tự nguyện.. Nhiều hộ kinh doanh có chung tâm lý lo ngại về thủ tục thuế sẽ phiền phức, mất thời gian và trách nhiệm nặng nề khi lên doanh nghiệp TP.HCM đưa ra mục tiêu đến năm 2020 có 500.000 doanh nghiệp (DN) hoạt động. Hiện TP có khoảng 300.000 hộ kinh doanh cá thể và đang vận động đối tượng này thành lập DN. Tuy nhiên, mục tiêu này không dễ thực hiện khi nhiều hộ kinh doanh chưa sẵn sàng. Ngại lên doanh nghiệp Theo Sở KH&ĐT TP.HCM, khi vận động các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi thành DN cho thấy số lượng chuyển đổi đến nay vẫn rất ít vì nhiều lý do. Chị Tú Trinh (chủ một quán ăn trên đường Đồng Đen, quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết chưa muốn thành lập DN bởi khi lên DN đòi hỏi phải có hóa đơn, chứng từ đầu vào. Trong khi nguyên liệu đầu vào của quán lấy từ rất nhiều nguồn, mỗi nơi một ít và người bán nguyên liệu cũng không cung cấp hóa đơn. Điều này sẽ là trở ngại lớn khi thành DN. “Chưa hết, khi trở thành DN phải thành lập công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, thuê thêm nhân viên, thuê kế toán... Nghĩa là chi phí sẽ tăng thêm trong khi làm ăn ngày càng khó khăn” - chị lo ngại. DN tư nhân Bảo Khánh tại thương xá Đồng Khánh (quận 5, TP.HCM) cho hay trước đây cũng là hộ kinh doanh, sau đó chuyển thành DN tư nhân. “Tôi chỉ giỏi buôn bán chứ không có thời gian làm sổ sách, báo cáo thuế. Do vậy tôi phải thuê dịch vụ làm kế toán, khai thuế. Tiền thuê dịch vụ thì không nhiều nhưng hồ sơ thuế đúng sai ra sao thì mình phải chịu trách nhiệm, không phải như thuế khoán đối với hộ kinh doanh cá thể chỉ nộp mỗi năm một lần là xong, không phải lo nữa” - ông Khánh cho biết. Một chủ DN tư nhân khác trong thương xá Đồng Khánh cũng cùng nỗi lo trên. Chị chia sẻ khi là hộ kinh doanh, nộp thuế khoán thì cứ theo thông báo thuế mà nộp, không lo bị truy thu, xử phạt. Nhưng đã là DN thì có rất nhiều thứ hóa đơn, thủ tục, báo cáo phải làm cho đúng cách và đúng hạn. Mặc dù vậy, chủ DN trên cũng công nhận khi “lên đời” từ hộ kinh doanh cá thể thành DN thì việc sử dụng hóa đơn không bị hạn chế, khó khăn, nhỏ giọt như các hộ kinh doanh. Các chi phí đầu vào đều được tính nếu có hóa đơn, chứng từ. Tôn trọng tự do kinh doanh Mặc dù công nhận việc lập DN có thuận lợi hơn khi xuất hóa đơn, giao dịch với khách hàng, khấu trừ chi phí... nhưng rất nhiều hộ kinh doanh có chung tâm lý lo ngại về thủ tục thuế sẽ phiền phức, mất thời gian và trách nhiệm nặng nề..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 28. PHÁP LUẬT VÀ CUỘC SỐNG. Đứng quầy số 22, ngay mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, anh T., một người trong DN tư nhân Chấn Phát, cho biết DN này chỉ có ba người cùng một gia đình, thay phiên nhau ra quầy trông hàng. Phần sổ sách, tiền thuế thì thuê dịch vụ thuế làm cho gọn. Anh nói: “Vì tôi lấy vải từ các công ty trong nước, họ đều có hóa đơn rõ ràng. Khi tôi bán ra cũng bán sỉ cho công ty may mặc, phải có hóa đơn thì họ mới chịu mua hàng. Vậy nên lập DN để dễ giao dịch, hóa đơn, chứng từ rõ ràng thì có lợi hơn”. Luật sư (LS) Nguyễn Đức Chánh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức Chánh, nhận định nỗi lo của các hộ kinh doanh là có thật. Họ lo lắng vì chưa quen với chế độ kế toán DN chứ thực sự không có khó khăn như nhiều người nghĩ. Bởi nếu không tự làm thì có thể thuê dịch vụ hành nghề kế toán, giá khoảng 1-3 triệu đồng/tháng. Hiện ở TP.HCM có rất nhiều người làm dịch vụ này. Tuy phải làm sổ sách, báo cáo nhưng bù lại, khi lên DN người kinh doanh được nhiều điểm thuận lợi. Chẳng hạn khi là hộ kinh doanh cá thể nộp thuế khoán dù lời, dù lỗ vẫn phải nộp đủ số thuế khoán. Trong khi đó, khi lên DN thì có chi phí đầu vào, doanh số đầu ra. Nếu chi phí đầu vào cao, kinh doanh lỗ không phải nộp thuế, thậm chí có thể còn được chuyển số lỗ này sang năm sau. “Ngoài ra, khi lên DN, người kinh doanh có thể được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đây là điểm thuận lợi lớn mà hộ kinh doanh không có được” - LS Chánh phân tích. Tuy nhiên, LS Nguyễn Đức Chánh cho rằng quyền tự do kinh doanh đã được hiến định nên việc có chuyển đổi mô hình hay không là quyền của người kinh doanh. Có thể ở mô hình hộ kinh doanh họ hoạt động có hiệu quả hơn so với việc “nâng cấp” thành DN. Vì lẽ đó, việc chuyển đổi này phải được dựa trên yếu tố tự nguyện, mong muốn của người kinh doanh. “Với vai trò là chính quyền thì cần hỗ trợ để họ thuận lợi hơn trong việc kinh doanh cũng như giúp họ tăng hiệu quả tối đa trong hoạt động kinh doanh, quản lý. Khi đạt điều kiện nhất định thì việc chuyển đổi mô hình từ hộ kinh doanh cá thể sang DN sẽ có thể diễn ra” - ông Chánh nhấn mạnh. Không nên ép buộc Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho rằng việc hộ kinh doanh lên DN phải dựa trên nội lực tự thân của họ, mong muốn của họ. Nếu cưỡng ép, sau một đêm có thể có thêm vài trăm ngàn DN nhưng điều đó không bền vững. Để hộ kinh doanh lên DN thì phải tạo điều kiện cho họ thực sự mong muốn lên làm DN. Hiện nay DN siêu nhỏ cũng phải làm kế toán, cũng phải báo cáo thuế đủ số kỳ, chịu thanh tra, kiểm tra… như các DN lớn, đại gia. Cho nên nhiều người ngại, không có động lực để làm DN. Thứ hai, cần xem xét ở góc độ kinh tế. Cụ thể là nên miễn hoặc giảm phí, lệ phí, thuế cho các hộ kinh doanh lên thành DN. Từ đó để kích thích bà con chuyển đổi và cũng để bù đắp các khó khăn ban đầu khi họ mới làm quen mô hình DN. Đặc biệt, cần hỗ trợ thủ tục hành chính trong quá trình họ chuyển từ hộ kinh doanh lên DN. “Tôi nhớ ở Bắc Ninh, có giai đoạn người ta chuyển phòng đăng ký kinh doanh của sở xuống từng huyện để phục vụ DN tốt hơn. DN đỡ phải đi xa lại được hướng dẫn làm hồ sơ chi tiết” - ông Tuấn nói. Tại Nghị định 78 của Chính phủ quy định hộ kinh doanh có từ 10 lao động trở lên hoặc có từ hai điểm kinh doanh trở lên thì phải chuyển lên DN. Các hộ kinh doanh karaoke, dịch vụ ăn uống, thường xuyên sử dụng hóa đơn hoặc nộp thuế khoán từ 20 triệu đồng/tháng trở lên nằm trong nhóm được khuyến khích chuyển thành DN. (Theo Báo Pháp luật TP.HCM).

<span class='text_page_counter'>(29)</span> PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC. 29. Ý nghĩa của việc lập vi bằng Pháp luật quy định, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Vậy, ý nghĩa và tác dụng của vi bằng là như thế nào và trường hợp nào có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng?. Ảnh minh họa Vi bằng được dùng làm gì? Theo qui định của pháp luật, duy nhất chỉ có Văn phòng Thừa phát lại được giao quyền thực hiện lập vi bằng. Việc xác lập Vi bằng đối với các hành vi, sự kiện nên nó có phạm vi rất rộng và phong phú, diễn ra hàng ngày, hàng giờ. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi ( kèm theo hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình và các tài liệu chứng minh khác) được dùng làm chứng cứ để Toà án xét xử khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng chứng thực các sự kiện, hành vi xẩy ra do Thừa phát lại lập theo yêu cầu, thỏa thuận của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Lập vi bằng nhằm tạo lập, bổ sung nguồn chứng cứ bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi bị xâm phạm trong quan hệ dân sự. Giải thích rõ hơn, đại diện Văn phòng Thừa phát lại Uông Bí (Quảng Ninh) cho hay, vi bằng giúp cho Toà án, các cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết các việc liên quan đến người dân được khách quan, chính xác, kịp thời, phù hợp pháp luật; giúp các bên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình về dân sự, kinh tế, thương mại, hành chính, lao động; giúp cho người dân giải quyết các tranh chấp phát sinh trong cuộc sống. Việc lập vi bằng ghi nhận lại tình trạng của sự vật, sự kiện, hành vi vào một thời điểm nhất định làm cơ sở đối chứng khi phát sinh tranh chấp, là căn cứ chính thống để cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ quyền lợi của mình trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ, Vi bằng dùng làm chứng cứ để yêu cầu Cơ quan Bảo hiểm bồi thường; làm căn cứ để giải quyết các tranh chấp; làm chứng cứ để Toà án hình sự, dân sự xem xét sử dụng trong xét xử… “Vi bằng được Văn phòng Thừa phát lại lập thành 3 bản, giao cho cơ quan, tổ chức, người yêu cầu; đăng ký quản lý tại Sở Tư pháp; lưu tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng” – Văn phòng Thừa phát lại Uông Bí (Quảng Ninh) giải thích – “Cơ quan, tổ chức, người có yêu cầu lập vi bằng, khi cần liên hệ tại các Trụ sở Văn phòng Thừa phát lại hoặc điện thoại cho Văn phòng, cho các nhân viên của Văn phòng Thừa phát lại để được hướng dẫn chi tiết về việc lập Vi bằng”..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 30. PHÁP LUẬT THƯỜNG THỨC. Trường hợp nào có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng? Theo Điều 25 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ thì Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Một số trường hợp cụ thể có thể lập Vi bằng như: Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình; Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà; Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật; Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế; Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại; Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng; Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh; Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông... Các trường hợp sau cũng có thể lập Vi bằng, ví dụ: Xác nhận mức độ ô nhiễm; Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình; Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu; Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống… Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của UBND các cấp; Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra; Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện; Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật. (Theo Báo Pháp luật Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(31)</span> VĂN HÓA ỨNG XỬ. 31. Bực lên là đánh?! Hai nhân viên thuộc Đội trật tự đô thị ở phố cổ Hội An (Quảng Nam) đang bị đình chỉ công tác để xem xét về hành vi đánh người gây thương tích.. Ảnh minh họa Khoản 1 Điều 12 Quyết định 45/2016/QĐ-TTg quy định “Việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích được thực hiện phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bưu chính và mức giá cước do Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) quy định”. Hai anh này đi làm nhiệm vụ, dẹp hàng quán hè đường, xô xát với vợ chồng người bán hàng rong, sau đó bỏ đi, đợi đến lúc người kia đi lấy nước đá một mình thì cùng với đồng nghiệp phục đánh người ta gãy ngón chân và xương sườn. Đây quả là một hành vi không thể chấp nhận được của những người thi hành công vụ. Mới đây, tại TP HCM xử vụ án do bóp còi inh ỏi trong lúc kẹt xe mà bị đánh chết, người gây ra án mạng nhận mức án 20 năm tù. Dư luận cho rằng đó là mức án quá nặng bởi nạn nhân là người có lỗi, đánh anh ta trước và cố tình đuổi theo để gây sự và đáng nói hơn, nguyên nhân của án mạng bắt đầu từ hành vi rất thiếu văn hóa, không tôn trọng người khác khiến người phạm tội không thể chịu đựng được mà trút giận quá đà trong một khoảnh khắc bột phát. Không ít các vụ va chạm giao thông rất nhỏ, chỉ là tiếng còi xe hay cái gõ vào cửa kính yêu cầu nhường đường rẽ phải, trở thành nguyên nhân của các vụ án mạng. Đáng tiếc là chính nạn nhân là người đã gây ra chuyện đó, đáng trách là người bị chọc giận đã thiếu kiềm chế, máu hung hãn nổi lên và phải trả giá đắt cho hành vi của mình. Vừa rồi, vụ hai cha con người đi xe hơi đánh người thương binh già sau vụ va chạm giao thông đã phải nhận án tù. Đây là bài học đích đáng cho những người thích dùng bạo lực để giải quyết va chạm, dù trên đường hay trong nhà, dù nạn nhân cũng có một phần lỗi trong đó. Một cách xử sự đáng chê trách và trước khi chịu sự trừng phạt của pháp luật thì đã bị dư luận kết án rồi. Xây dựng một xã hội văn minh phải loại trừ các hành vi bạo lực trong ứng xử và phải có một cơ chế hữu hiệu để ngăn ngừa bạo lực có thể xảy ra, trước hết là giáo dục ý thức hành xử có văn hóa trong cộng đồng và đặc biệt trong đội ngũ cán bộ nhân viên giữ gìn trật tự. Bảo vệ cơ quan đánh người, nhân viên trật tự đô thị đánh hàng rong, dân phòng đánh người tham gia giao thông, những người mặc sắc phục kéo lê phụ nữ trên đường, hất đổ gánh hàng của họ,... đó là những hình ảnh không hiếm xảy ra trước mắt bàn dân thiên hạ, vừa gây phản cảm, vừa dung dưỡng và kích thích thói dùng bạo lực, nên chấm dứt ngay! (Theo Báo Pháp luật Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 32. HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT Có thể lập vi bằng khi mua nhà bằng giấy tờ tay?. Ảnh minh họa Bạn Thanh Mai (quận 3, TP HCM) hỏi: Tôi có giao dịch mua bán nhà bằng giấy tờ tay, xin hỏi tôi có thể lập vi bằng trong giao dịch này không? Trong trường hợp không thể lập vi bằng cho giao dịch này, liệu có cách gì khác không để đảm bảo quyền lợi cho tôi về sau không? - Văn phòng Thừa phát lại quận Tân Bình, TP HCM trả lời: Theo quy định của pháp luật thì văn phòng thừa phát lại (TPL) không được phép lập vi bằng trong các trường hợp: Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Việc giao dịch mua bán nhà bằng giấy tờ tay của bạn nằm trong các điều thừa phát lại không được làm. Do vậy, chúng tôi không thể lập vi bằng đối với trường hợp mua bán nhà đất bằng giấy tay. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi về sau cho các đương sự, chúng tôi có thể lập vi bằng đối với việc các bên giao tiền, giao nhà cho nhau thông qua giao dịch hợp pháp thì TPL có thể tiến hành việc lập vi bằng theo yêu cầu của các bên (sau khi công chứng hợp đồng, bên mua nhà giao tiền cho bên bán trước sự chứng kiến của TPL). Vì thế, đối với trường hợp của bạn chúng tôi có thể tiến hành lập vi bằng việc bạn đã giao tiền, nhận nhà hoặc nhận tiền, giao nhà cho người khác. (Theo Báo Pháp luật Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(33)</span> LUẬT PHÁP BỐN PHƯƠNG. 33. Quýt làm cam chịu Ở Anh, nhiều trường học vừa bắt đầu áp dụng biện pháp khá đặc biệt đối phó với tình trạng học sinh đến trường muộn.. Ảnh minh họa Đối tượng chế tài của biện pháp không phải những học sinh thiếu ý thức tổ chức kỷ luật kia mà là bố mẹ chúng. Theo đó, chỉ cần học sinh nào đi học muộn một lần 30 phút, bố mẹ chúng bị triệu đến trường học. Nếu bố mẹ không đến hoặc có đến nhưng tình trạng đi học muộn vẫn tiếp diễn thì bố mẹ bị phạt tiền mỗi lần 60 bảng Anh, trong vòng 22 ngày không nộp tiền thì khoản tiền phạt sẽ tăng lên 240 bảng Anh. Các bậc phụ huynh phản ứng rất dữ dội, cho rằng như thế là quá đáng. Nhưng vì biện pháp này của nhà trường được coi là quản lý hành chính chứ không phải kinh doanh nên không vướng mắc gì về pháp lý. Điều đáng chú ý ở đây là nhà trường ràng buộc trách nhiệm của các bậc cha mẹ vào chuyện học hành của con cái, buộc họ cũng phải quan tâm thực sự chứ không được phó mặc hoàn toàn cho nhà trường. Nhà trường xác định phạm vi trách nhiệm của mình là trong nhà trường chứ không phải từ khi học sinh ra khỏi nhà, xác định rõ phần từ nhà đến trường vẫn thuộc về trách nhiệm của gia đình. Gia đình muốn con cháu mình được nhà trường dạy bảo chu đáo thì trước tiên phải cùng với nhà trường dạy bảo học sinh về ý thức. Ở đây cũng còn có chuyện quýt làm cam chịu. Chẳng có phụ huynh nào cố tình để cho con em mình đến trường muộn mà thường thì chính lũ học sinh luôn tìm mọi cách và viện đủ lý do để đến lớp muộn. Có phạt tiền các bậc phụ huynh như thế mới có thêm được biện pháp giáo dục ý thức cho học sinh. Bố mẹ xót của và học sinh mất thể diện nên cả hai sẽ phải thay đổi. Bố mẹ để ý nhiều hơn đến chuyện con cái đến trường đúng giờ và học sinh phải lưu ý sao cho bố mẹ không bị phiền và mất tiền. Biện pháp này có hiệu quả của nó, nhưng phần nào cũng còn cho thấy sự bất lực của nhà trường. (Theo Báo Pháp luật Việt Nam).

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 34. CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và cơ chế một cửa Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 49/NQ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều có liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), cải cách TTHC và cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại một số nghị quyết của Chính phủ.. Ảnh minh họa Theo đó, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp việc triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thể chế; chủ trì triển khai nhiệm vụ đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật... Văn phòng Chính phủ chủ trì triển khai nội dung cải cách TTHC; nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính nhà nước; chủ trì xây dựng và hướng dẫn thực hiện phương pháp tính chi phí thực hiện TTHC; chủ trì việc hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc cải cách quy định hành chính; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, vận hành Mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ trên Internet. Đối với Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ ban hành quy định pháp lý về chứng từ, hồ sơ điện tử thay thế chứng từ, hồ sơ giấy; xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với việc: cấp lý lịch tư pháp, thực hiện xong trước ngày 1/1/2016; đăng ký giao dịch bảo đảm về động sản (trừ tàu bay, tàu biển) và các dịch vụ công trong lĩnh vực quốc tịch, thực hiện xong trước ngày 1/1/2017; triển khai, nâng cấp và hoàn thiện các hệ thống thông tin về quản lý hộ tịch; văn bản quy phạm pháp luật thống nhất từ Trung ương đến địa phương; đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử bảo đảm thiết lập cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc; thực hiện khai sinh, khai tử qua mạng điện tử. (Theo Báo Pháp luật Việt Nam). Phụ trách biên tập: Lê Nguyễn Minh Ngọc (Phòng Chính trị, tư tưởng - Pháp chế) Ðịa chỉ: Tầng 10, Tháp A, Trung tâm Hành chính Tỉnh, P.Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Tel: (0274) 3.897.261 - 0913.823.524 E-mail: -

<span class='text_page_counter'>(35)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×