Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

Cac van ban phap luat giao thong moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 43 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trườngưsĩưquanưlụcưquânư1 Phßng­kü­thuËt. Bµi­gi¶ng HUẤN LUYỆN MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG , CẤU TẠO VÀ CÁCH SỬ DỤNG THƯỚC CẶP. Gi¶ng viªn: §¹i óy, NguyÔn Kim Long.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CáCưVĂNưBảNưPHáPưLUậTưTTATGTưVàưTHướcưcặp. mụcưđích. I. Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn cña xe c¬ giíi, xe m¸y chuyªn dïng tham gia giao thông đờng bộ.. Yªu­cÇu. II. Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đờng bộ Néi­dung. III. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đờng bộ và đờng sắt. Thêi­gian. IV. CÊu t¹o vµ c¸ch sö dông thíc cÆp Phươngưpháp.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Më­®Çu Mỗi ngày trôi qua trên đất nước Việt Nam, tai nạn giao thông lại cướp đi sinh mạng của 24 người và làm cho gần 60 người lâm vào cảnh tàn phế suốt đời, mang đến sự đớn đau tột cùng cho hàng trăm gia đình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Di chứng thương đau của tai nạn giao thông là nỗi ám ảnh không thể xoá nhoà trong ký ức của mỗi người thân, bạn bè những người bị nạn. Đau lòng hơn là phía sau cái chết của những nạn nhân tử vong, trong ánh nhìn tuyệt vọng của những nạn nhân không còn khả năng lao động là những em nhỏ mất đi cơ hội đến trường, những bậc cha, mẹ già không còn nơi nương tựa. Phía sau những vụ tai nạn là nguy cơ đói nghèo của hàng chục ngàn gia đình, là sự xói mòn những thành quả phát triển kinh tế mà cả dân tộc đang gắng sức thực hiện, là sự sợ hãi lan toả trong cộng đồng, xã hội, làm tổn thương nghiêm trọng hình ảnh một đất nước Việt Nam yên bình, thân thiện trong mắt bạn bè, đối tác. Cái chết không phải là dấu chấm hết mà là điểm khởi đầu cho một chuỗi ngày đau khổ tiếp theo..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đối với quân đội ta, năm 2016 tình hình trật tự an toàn giao thông có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông mô tô, ô tô đã giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo 50 Bộ Quốc phòng, cả năm, toàn quân đã xảy ra 180 vụ tai nạn mô tô, ô tô làm chết 134 người, bị thương 122 người. So với năm 2015, giảm 04 vụ (6,3%), giảm 22 người chết (28,1%) và giảm 18 người bị thương (35,5%). Năm 2016 có 90 trường hợp quân nhân vi phạm Nghị định của Chính phủ về trật tự an toàn giao thông, trong đó: 70 trường hợp vi phạm tín hiệu đèn giao thông; 6 trường hợp vi phạm tốc độ, 5 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Lực lượng kiểm soát quân sự phối với lực lượng cảnh sát giao thông xử lý 08 trường hợp sử dụng biển số và giấy tờ giả xe quân sự để lưu hành trái phép. Đối với trường ta, theo thống kê của Ban Điều lệnh - Tác chiến, trong 5 năm từ năm 2011- 2016 đã xảy ra 36 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6 người và làm bị thương 24 người. Riêng trong 3 tháng đầu năm 2017, đã xảy ra 7 vụ tại nạn giao thông, làm chết 4 người, bị thương 03 người; trong đó có 01 sĩ quan và 06 học viên..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> I. QUY ĐỊNH VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. - Thông tư số: 91/2015/TT-BGTVT ngày 31 tháng 12 năm 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016 và thay thế Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Thông tư gồm 4 chương và 15 điều. 1. Chương 1 Gồm 5 điều từ điều 1 đến điều số 5 - Điều 1. Phạm vi điều chỉnh - Điều 2. Đối tượng áp dụng - Điều 3: Giải thích từ ngữ - Điều 4. Nguyên tắc chung khi điều khiển phương tiện trên đường bộ về tốc độ và khoảng cách - Điều 5. Các trường hợp phải giảm tốc độ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> I. QUY ĐỊNH VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. - Điều 5: Các trường hợp phải giảm tốc độ + Có biển cảnh báo nguy hiểm hoặc có chướng ngại vật trên đường. + Chuyển hướng xe chạy hoặc tầm nhìn bị hạn chế. + Qua nơi đường bộ giao nhau cùng mức; nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đường vòng; đường có địa hình quanh co, đèo dốc; đoạn đường mà mặt đường không êm thuận. + Qua cầu, cống hẹp; khi lên gần đỉnh dốc, khi xuống dốc. + Qua khu vực có trường học, bệnh viện, bến xe, công trình công cộng tập trung nhiều người; khu vực đông dân cư, nhà máy, công sở tập trung bên đường; khu vực đang thi công trên đường bộ; hiện trường xảy ra tai nạn giao thông. ..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> I. QUY ĐỊNH VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ. + Khi có người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường. + Có súc vật đi trên đường hoặc chăn thả ở sát đường. + Tránh xe chạy ngược chiều hoặc khi cho xe chạy sau vượt. + Đến gần bến xe buýt, điểm dừng đỗ xe có khách đang lên, xuống xe. + Gặp xe ưu tiên đang thực hiện nhiệm vụ; gặp xe quá khổ, quá tải, xe chở hàng nguy hiểm; gặp đoàn người đi bộ. + Trời mưa; có sương mù, khói, bụi; mặt đường trơn trượt, lầy lội, có nhiều đất đá, cát bụi rơi vãi. + Khi điều khiển phương tiện đi qua khu vực trạm kiểm soát tải trọng xe, trạm cảnh sát giao thông, trạm thu phí..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 2. Chương 2: Tốc độ của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ Gồm 5 điều từ điều 6 đến điều số 10 - Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư Tốc độ tối đa (km/h) Loại xe cơ giới đường bộ. Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này.. Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên. Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới. 60. 50. Điều 8. Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> I. QUY ĐỊNH VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Điều 7. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) ngoài khu vực đông dân cư Tốc độ tối đa (km/h). Loại xe cơ giới đường bộ. Đường hai chiều Đường đôi (có dải phân không có dải phân cách giữa); đường một cách giữa; đường chiều có từ 2 làn xe cơ một chiều có 1 làn giới trở lên xe cơ giới. Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải đến 3,5 tấn.. 90. 80. Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn.. 80. 70. Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; ô tô chuyên dùng; xe mô tô.. 70. 60. Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác.. 60. 50.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> SÚNG BẮN TỐC ĐỘ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> NGUYÊN LÝ SÚNG BẮN TỐC ĐỘ LASER Súng laser đo tốc độ dựa trên thời gian phản hồi của ánh sáng. Nó tự động tính toán được khoảng thời gian để ánh sáng chạm tới xe đang di chuyển và sau đó quay ngược trở lại. Ánh sáng từ súng bắn tốc độ laser di chuyển nhanh hơn nhiều so với âm thanh (khoảng 30cm một nano-giây).. Khi tiến hành bắn, súng sẽ phóng ra một chún rất ngắn tia laser đỏ và đợi phản hồi lại từ chiếc xe. Dựa vào số nano-giây cần thiết để tia laser đi và về, sau đó chia con số tìm được cho 2, máy sẽ biết khoảng cách từ nó tới chiếc xe. Nếu khẩu súng đo thực hiện động tác trên trong 1000 lần/giây thì nó có thể tính ra được khoảng cách giữa mỗi lần đo và sau đó tính ra được tốc độ của chiếc xe. Bằng cách thực hiện vài trăm lượt đo trong khoảng 1/3 giây, độ chính xác sẽ rất cao..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> ĐIỀU 12 . KHOẢNG CÁCH AN TOÀN CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1. Khi mặt đường khô ráo thì khoảng cách an toàn ứng với mỗi tốc độ được quy định như sau: Tốc độ lưu hành (km/h). Khoảng cách an toàn tối thiểu (m). >60 80 100 120. 35 55 70 100. Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn. 2. Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc quy định tại khoản 1 Điều này..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II. QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ. - Thông tư số 6/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 thay thế Thông tư số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ” QCVN 41/2012/BGTVT và Thông tư số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về biển chỉ dẫn trên đường cao tốc” QCVN 83:2015/BGTVT Gồm 4 phần và 14 phụ lục -Phần 1. Quy định chung -Phần 2. Quy định kỹ thuật -Phần 3. Quy định về quản lý -Phần 4. Tổ chức thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> XE BÁN TẢI ĐƯỢC COI LÀ XE CON - Xe ôtô con (hay còn gọi là xe con) là xe ôtô được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, để chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe hoặc xe ôtô chở hàng với khối lượng chuyên chở cho phép dưới 1.500 kg; xe ôtô con bao gồm cả các loại xe có kết cấu như xe máy 3 bánh nhưng có tải trọng bản thân xe lớn hơn 400 kg và tải trọng toàn bộ xe cho phép nhỏ hơn 1.500 kg. - Xe bán tải (xe pickup) có kết cấu thùng chở hàng đi liền với thân xe, có khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhỏ hơn 1.500 kg và có từ 5 chỗ ngồi trở xuống thì được xem là xe con. - Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50 cm3..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> ĐỊNH NGHĨA CỤ THỂ VỂ XE MÁY Xe môtô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, tải trọng bản thân xe không quá 400 kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ 350 kg đến 500 kg đối với xe máy 3 bánh. Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy nêu tại Khoản 3.40 quy định tại Điều này..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> CẤM RẼ TRÁI VẪN ĐƯỢC QUAY ĐẦU XE.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> QUY ĐỊNH TỐC ĐỘ TỐI ĐA VÀO BAN ĐÊM.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> QUY ĐỊNH ĐỖ GHẾCH CHÂN TRÊN VỈA HÈ.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> QUY ĐỊNH ĐỖ GHẾCH CHÂN TRÊN VỈA HÈ. Nếu như trước đây, QCVN 41:2012 không quy định người điều khiển phương tiện được phép đỗ xe trên hè phố thì theo quy chuẩn mới, tại Điểm E.8a - Biển số 408a quy định rõ: “Để chỉ dẫn những nơi được phép đỗ xe một phần trên hè phố rộng, phải đặt biển số I.408a “Nơi đỗ xe một phần trên hè phố”. Xe phải đỗ từ 1/2 thân xe trở lên trên hè phố”. Nhận định về quy định mới này, nhiều người tham gia giao thông cho rằng, quy định đã “cởi trói” cho rất nhiều chủ phương tiện, đặc biệt là những người thường xuyên sử dụng ô tô tại khu vực nội đô, nơi “tấc đất tấc vàng”, vốn đang thiếu nghiêm trọng diện tích dành cho giao thông tĩnh. Đồng thời, quy định này cũng góp phần giảm thiểu tình trạng các phương tiện dừng, đỗ lấn chiếm lòng đường, gây cản trở giao thông..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> QUY ĐỊNH MỚI VỀ VƯỢT PHẢI Vượt phải là tình huống giao thông trong đó một phương tiện vượt phương tiện khác về phía bên phải của phương tiện bị vượt trên cùng một chiều đường tại các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều. Các phương tiện không được phép vượt phải nhau trừ một số trường hợp được quy định trong Luật Giao thông đường bộ. Điểm quan trọng nhất trong định nghĩa này là làm rõ "vượt ở các đường chỉ có một làn xe cơ giới mỗi chiều". Như vậy ở đường mà một chiều có từ hai làn đường trở lên thì không thể bắt lỗi "vượt phải". Bên cạnh đó, để tránh những hiểu nhầm khác, quy chuẩn này còn chỉ ra cách vượt xe đúng luật như sau: Xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau là tình huống giao thông mà các phương tiện trên các làn theo cùng một chiều đường của các đường có nhiều hơn hai làn đường mỗi chiều có thể chạy nhanh hơn nhau miễn là tuân thủ quy định về tốc độ và loại phương tiện sử dụng làn đường. Khi chuyển làn phải tuân thủ theo quy tắc giao thông đường bộ. Như vậy, để vượt xe khác đi chậm, tài xế có thể chuyển làn đúng nơi theo quy định, có đầy đủ tín hiệu và chạy đúng tốc độ để vượt qua, sau đó quay lại làn nếu muốn..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> QUY ĐỊNH MỚI VỀ VƯỢT PHẢI. Bắt đầu từ 1/11, theo Thông tư số 06/2016, ô tô màu xanh sẽ không bị bắt lỗi "Vượt phải".

<span class='text_page_counter'>(22)</span> QUY ĐỊNH MỚI VỀ VẠCH LIỀN. Từ 1/11 tới, quy chuẩn mới 41/2016 chính thức có hiệu lực, thay thế cho quy chuẩn 41/2012. Ở quy chuẩn mới, quy định về vạch kẻ đường rõ ràng hơn khi tách thành các nhóm vạch dành cho hai chiều xe chạy và vạch dành cho xe chạy cùng chiều. Như vậy với quy định mới, tài xế sẽ bị phạt nếu đè vạch liền hoặc lấn làn qua vạch liền trong cùng một chiều..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> MỘT SỐ BIỂN BÁO HIỆU MỚI. Cấm xe khách. Cấm xe taxi. Cấm xe người kéo, đẩy. Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm. Cấm xe sơmi rơ mooc. Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> MỘT SỐ BIỂN BÁO HIỆU MỚI. Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe. Giao nhau với đường sắt không có rào chắn và tàu điện.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> MỘT SỐ BIỂN BÁO HIỆU MỚI. Đường ngầm có nguy cơ lũ quét. Chú ý xe đỗ. Ùn tắc giao thông. Nền đất yếu. Làn đường dành cho xe buýt.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> MỘT SỐ BIỂN BÁO HIỆU MỚI. Bắt đầu khu đông dân cư. Hết khu vực đông dân cư. Bắt đầu đường ưu tiên. Hết đoạn đường ưu tiên.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> MỘT SỐ BIỂN BÁO HIỆU MỚI. Khu vực cấm dừng, đỗ, tốc độ tối đa. Ngoại lệ. Đường trơn có băng tuyết. Làn đường cứu nạn hay làn thoát xe khẩn cấp.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> III. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT. - Nghị định số 46/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016. 2. Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây: a) Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; b) Nghị định số 107/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Gồm 5 chương và 82 điều.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> III. QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG SẮT - Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. + Khoản 8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây. + Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; + Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông; + Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h. Khoản 9. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; * Ngoài ra còn bị tước giấy phép lái xe từ 4-6 tháng..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> RƯỢU, BIA.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> TÁC HẠI CỦA RƯỢU Nồng độ cồn được hấp thụ trên toàn tuyến của bộ phận tiêu hóa, bắt đầu ngay từ màng niêm mạc trong miệng. Cồn được hấp thụ ở đấy đi thẳng vào máu và vì thế được phân tán ra trên toàn cơ thể. Cồn được hấp thụ ở ruột đi cùng với máu đến gan và được phân hủy một phần ở đó. Khả năng tiếp nhận cồn tăng lên nhờ vào các yếu tố làm gia tăng việc lưu thông máu thí dụ như nhiệt (Irish coffee), đường (rượu mùi) hay điôxít cacbon (hơi ga trong sâm banh). Ngược lại, mỡ làm cho cơ thể tiếp nhận cồn chậm lại. Việc này không làm giảm việc hấp thụ cồn mà chỉ kéo dài thời gian ra. Trong gan cồn được enzim phân hóa thành êtanal (CH3CHO), êtanal tiếp tục bị ôxi hóa thành axít axêtic. Axít axêtic được các tế bào trong toàn cơ thể phân hủy thành năng lượng và điôxít cacbon CO2. Sản phẩm trung gian êtanal chính là thủ phạm của các cơn nhức đầu, hậu quả của việc uống nhiều rượu. Đường ngăn cản việc phân hủy cồn trong cơ thể, vì vậy mà tác động nhức đầu ở các loại rượu có đường rất cao, nhất là ở rượu mùi và một số loại sâm banh..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> TÁC HẠI CỦA RƯỢU Sau khi uống rượu, cơ thể có những phản ứng qua nhiều giai đoạn tương ứng với lượng cồn trong máu (blood alcohol concentration - BAC) Hưng phấn - BAC: 0,03-0,12% Tự tin hơn, liều lĩnh hơn Khả năng tập trung giảm, thời gian chú ý rút ngắn; Mặt có thể đỏ ửng, giảm khả năng phán đoán, nhận xét, thường nghĩ gì nói đó, thiếu suy xét, gặp khó khăn trong trong các cử động khéo léo như viết, Kích động - BAC: 0,09-0,25% Khó nhận thức hay ghi nhớ vấn đề, phản ứng chậm, dễ mất thăng bằng Giảm sút các khả năng cảm giác như: nhìn mọi vật đều mờ ảo, nghe, nói kém Lúng túng - BAC: 0,18-0,30% Có thể không biết mình là ai, đang làm gì, hoa mắt, chóng mặt, đi đứng lảo đảo.Có những cảm xúc cực đoan: rất hung hăng hoặc rất nhút nhát, có khi rất trìu mến… Cảm thấy buồn ngủ, Lời nói không mạch lạc, câu chữ líu nhíu, giọng nói lè nhè . Động tác rời rạc, kết hợp kém, chẳng hạn như chụp một vât được ném tới một cách rất khó khăn . Sững sờ - BAC: 0,25-0,4% Hầu như không thể di chuyển, đi, đứng hay trả lời kích thích nói chung, lúc tỉnh, lúc mê , có khi ói mửa.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> TÁC HẠI CỦA RƯỢU Bất tỉnh - BAC: 0,35-0,50% Không còn ý thức Phản ứng của cơ thể giảm mạnh, đồng tử hầu như không phản ứng với ánh sáng. Hơi thở chậm và yếu. Nhịp tim chậm dần.Có cảm giác lạnh (nhiệt độ cơ thể giảm xuống dưới thân nhiệt bình thường) Tử vong - BAC: > 0,50% Ảnh hưởng đến não bộ Ngay khi chỉ uống một lượng vừa phải (0,2 phần ngàn (0,2 ‰) cồn trong máu, tương đương với 0,3 l bia hoặc 100 ml rượu vang), tùy theo cân nặng và cấu tạo của cơ thể, cồn đã có tác động đến hệ thống thần kinh và đặc biệt là lên não: góc nhìn bị thu hẹp lại và thời gian phản ứng chậm đi. Các nhà nghiên cứu của Đại học Stockholm đã tìm thấy rằng uống 50 g cồn hằng ngày sẽ để lại tác hại vĩnh viễn. Ước lượng vào khoảng 100.000 tế bào não sẽ bị giết chết khi uống một ly bia. Trong một cơn say rượu con số tế bào não chết đi có thể lên đến 10.000.000..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> MÁY ĐO NỒNG ĐỘ CỒN.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> NGUYÊN LÝ CỦA MÁY ĐO NỒNG ĐỘ CỒN -Việc kiểm tra nồng độ rượu trong máu được thực hiện theo ba cách cơ bản: Sử dụng cơ chế phản ứng hóa học của hóa chất để gây đổi màu các dung dịch thử; sử dụng hệ thống hồng ngoại để nhận diện nồng độ rượu và xác định dựa trên phản ứng của rượu đối với hệ thống pin thế hệ mới. - Cách thức cơ bản và phổ biến nhất hiện nay là... thổi vào máy. - Vì rượu là chất oxihoa nên Cảnh sát lấy hơi của người đó cho vào dụng cụ chứa sẵn hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên sự oxi hóa etanol có trong hơi thở bởi K2Cr2O7 và H2SO4. Áp suất riêng phần của etanol trong hơi thở của người lái xe tỉ lệ thuận với với hàm lượng etanol trong máu. Phương trình hóa học của phản ứng xảy ra 3CH3CH2OH + 2K2Cr2O7 + 8H2SO4 --> 3CH3COOH + 2Cr2(SO4)3 + 2K2SO4 + 8H2O màu da cam màu lục Xác định cường độ của màu lục sẽ suy ra được hàm lượng ancol sẽ bị oxi hóa..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> SANG TÊN CHÍNH CHỦ 1/1/2017 Theo quy định, cảnh sát giao thông không được dừng bất cứ phương tiện nào để kiểm tra với lỗi chưa sang tên đổi chủ. Cảnh sát chỉ được phép kiểm tra các phương tiện khi phát hiện ra lỗi vi phạm giao thông, hay qua công tác quản lý hồ sơ. Ví dụ, bạn vượt đèn đỏ, nếu cảnh sát kiểm tra phát hiện, chiếc xe đã được mua bán qua nhiều lần, quá thời gian không sang tên đổi chủ (30 ngày) sẽ bị phạt thêm lỗi này. - Không có quy định nào xử phạt người đi mượn xe. Trong một nhà, vợ, chồng, con cái đi xe của nhau là hết sức bình thường, chỉ cần cầm đăng ký đi là được. Tuy nhiên, trong trường hợp di sản thừa kế, bố, mẹ cho hẳn con cái... thì phải sang tên theo đúng quy định. Trích: Điều 30 Nghị định 46, cảnh sát giao thông sẽ phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đến 400.000 đồng với tổ chức là chủ xe môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự không làm thủ tục đăng ký sang tên (chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình). Việc này áp dụng cả với diện "được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản"..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> (VERNIER CALIPER). (DIAL CALIPER). (DIGITAL ELECTRONIC CALIPER).

<span class='text_page_counter'>(38)</span>

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Phân loại. 1/10. 1/20. -Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1 mm. -Thước cặp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05 mm. -Thước cặp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02 mm.. 1/ 50.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Cách sử dụng. * Cách đọc trị số đo - Khi ño xem vaïch “0” của du xích ở vào vị trí nào của thước chính ta đọc được phần nguyên của kích thước ở trên thước chính. - Xem vaïch naøo cuûa du. xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (taïi phaàn truøng nhau).

<span class='text_page_counter'>(41)</span> THƯỚC CẶP (CALIPER). KT: 37.46 mm.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> THƯỚC CẶP (CALIPER). KT: 34.60 mm.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> KẾT LUẬN Diễn tập cuối khóa là một nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường, công việc của lái xe và thợ sửa chữa ô tô phục vụ diễn tập là một công việc rất vất vả và khó khăn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được, đòi hỏi người lái phải có xác định tốt nhiệm vụ, có tinh thần quyết tâm cao, có tâm lý, sức khỏe tốt và có sự hiểu biết, trình độ kỹ thuật lái tốt, kinh nghiệm xử lý trên mọi điều kiện thời tiết, địa hình phức tạp. Công tác chuẩn bị đi diễn tập: Công tác kiểm tra trước, trong và sau diễn tập. Đồ đạc chuẩn bị: Đồ đoàn cá nhân, dây co, kéo, dây điện, băng dình điện, băng dính trắng to, bật lửa, săm xe máy, dụng cụ đồ nghề theo xe..

<span class='text_page_counter'>(44)</span>

×