Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.93 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học. DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN THEO CHỦ ĐỀ “ SƠ LƯỢC MỸ THUẬT CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI VIỆT NAM” 2. Mục tiêu dạy học: 2.1. Mục tiêu chung: Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn. Mỗi một kiến thức khoa học vốn không đơn lẻ mà luôn luôn có sự gắn kết, bổ sung cho nhau. Vì vậy bản thân trong các môn học, nhất là các môn khoa học xã hội đã có sự tích hợp với nhau. Khi kiến thức các môn học được tích hợp sử dụng trong một chủ đề thì sẽ đạt được hiệu quả cao. 2.2. Mục tiêu cụ thể: a) Kiến thức: HS nắm được: - Học sinh hiểu được sự hình thành và ra đời của nền MT các dân tộc ít người ở Việt Nam.. b) Kỹ năng: - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của các dân tộc ít người. c) Thái độ: - Giáo dục HS lòng tự hào, tự tôn dân tộc: tự hào về các công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền mỹ thuật các dân tộc ít người như: ( Nhà rông Tây Nguyên, Tháp Chăm). Từ đó, học sinh có ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị của các di sản văn hóa, đặc biệt là các di tích lịch sử..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Giáo dục học sinh biết trân trọng , bảo tồn và giữ gìn nét văn hóa dân tộc. d) Định hướng phát triển năng lực: - Tự học, tự nghiên cứu - Hợp tác - Phát hiện, phân tích - Năng lực tìm kiếm và chọn lọc thông tin - Năng lực hợp tác - Năng lực biểu đạt - Năng lực tư duy, năng lực cảm thụ thẩm mỹ. e) Năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra: * Môn Địa lý: - Vận dụng kiến thức môn Địa lý lớp 9 qua các bài ( Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Bài 17-18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, bài 25-26: Vùng duyên hải Nam trung bộ, bài 28-29: Vùng Tây Nguyên)- Học sinh kể tên được 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, kể tên các vùng miền tập trung chủ yếu các dân tộc ít người và kể tên một số dân tộc ít người ứng với mỗi vùng miền cụ thể, nêu được nét văn hóa đặc sắc của một số dân tộc. * Môn GDCD: - Từ các công trình kiến trúc có giá trị lịch sử ,văn hóa và nghệ thuật- học sinh xây dựng được khái niệm “di sản văn hóa” (Môn GDCD 7, tiết 20, 21 - bài 15), có ý thức tìm hiểu, trân trọng, bảo vệ các di sản văn hóa, kể tên được một số di sản văn hóa... 3. Đối tượng dạy học của bài học: - Đối tượng: Học sinh lớp 9A2 ; Số lượng: 45 em - Đặc điểm:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Các em rất hứng thú với giờ học Lịch sử mỹ thuật vì nó bao gồm kiến thức tổng hợp của các môn học khác. + Một số em còn chưa hiểu về nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc ít người. 4. Ý nghĩa của bài học: Qua thực tế quá trình dạy học, tôi thấy rằng việc dạy học đơn môn còn tồn tại một số hạn chế như học sinh ít có cái nhìn tổng quan, mối quan hệ giữa những kiến thức của các môn học; cùng một kiến thức ấy nhưng phải học lại ở nhiều môn khác nhau nên học sinh dễ thấy nhàm chán, không có hứng thú trong học tập. Dạy học tích hợp liên môn là một phương pháp dạy học mới và thể hiện rõ nhiều ưu điểm. Trước hết, đối với học sinh, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh. Các em có cơ hội nắm bắt kiến thức một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn, phong phú hơn. Điều đó tạo ra ưu thế lớn trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho các em. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Đối với giáo viên thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do: Thứ nhất, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó; Thứ hai, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học. Vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đối với bài giảng: “ Sơ lược mỹ thuật các dân tộc ít người Việt Nam” , tôi nhận thấy, dạy học thường thức mỹ thuật thông qua hệ thống tranh ảnh, qua các đoạn phim tư liệu về Nhà rông Tây Nguyên và qua tư liệu các em tự tìm hiểu sẽ làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn. Nhờ vậy, việc giáo dục thái độ: lòng biết ơn, giữ gìn, phát huy giá trị của các di sản văn hóa (tích hợp Mỹ thuật - Giáo dục công dân) cũng sẽ đến với các em một cách tự nhiên hơn, sâu sắc hơn. Từ đó, tôi muốn góp phần dù rất nhỏ bé nhằm khắc phục một thực tế trong dạy bài thường thức mỹ thuật hiện nay: một số giáo viên dạy cong khô khan và học sinh không có hứng thú học giờ thường thức mỹ thuật. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: - Máy chiếu đa năng, máy vi tính; - Hệ thống âm thanh, loa đài, mic…; - Đoạn phim tư liệu - Bài sưu tầm của học sinh: đoạn phim tìm hiểu về Tháp Chăm và điêu khắc Chăm, tranh ảnh tư liệu, những hiện vật trưng bày về thổ cẩm và tranh thờ. (Đã giao dự án cho học sinh tìm hiểu theo nhóm từ tiết học trước) 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: 6.1. Ổn định tổ chức: 6.2. Kiểm tra bài cũ: 6.3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Lịch sử phát triển lâu đời của đất nước Việt Nam luôn gắn liền với những thành tựu về văn hóa- nghệ thuật. Mỹ thuật Việt Nam cũng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Trong nền mỹ thuật Việt Nam phải kể tới nền mỹ thuật của các dân tộc ít người, đó là một kho tàng nghệ thuật vô cùng quý báu.. Hoạt động của giáo viên. HĐ của học sinh. Nội dung cần đạt.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét khái quát về các dân tộc ít người Việt Nam Mục tiêu: - Học sinh biết sử dụng kênh hình, kết hợp với bộ môn địa lý để tìm hiểu về các dân tộc ít người Việt Nam - Học sinh nắm được kiến thức cơ bản về các vùng miền và kể tên các dân tộc. Tích hợp bộ môn Địa lý ở bài 1- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Giáo viên đưa ra lược đồ Việt Nam gọi học sinh lên bảng trả lời câu hỏi ? Đất nước Việt Nam có bao nhiêu dân tộc ? Vùng miền nào tập trung các dân tộc ít người Việt Nam - 1 HS đọc to yêu cầu - Hs chỉ lược đồ. Giáo viên chốt kiến thức: + Đất nước Việt Nam có sự phát triển lâu đời với hơn 54 dân tộc có nhiều nét văn hoá khác nhau + Các vùng miền tập trung các dân tộc ít người. I. Vài nét khái quát: -Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em - Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa đặc sắc riêng tạo nên sự phong phú cho nền văn hóa Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> a. Vùng miền núi phía Bắc có các dân tộc: Tày, Thái, H’mông, Dao, Mường... b. Vùng duyên hải miền Trung và Nam Trung bộ có các dân tộc: Chăm, Kh’ me.. c. Vùng Tây Nguyên có các dân tộc: Kh’me, BaNa, Bru... Các dân tộc có điểm chung về kinh tế - xã hội nhưng lại có những nét riêng về văn hóa tạo nên nét đặc sắc cho kho tàng văn hóa Việt Nam Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu một số loại hình và đặc điểm của mỹ thuật các dân tộc ít người Mục tiêu: - Học sinh biết sử dụng kênh hình, sử dụng kỹ thuật phòng tranh, kỹ thuật khăn trải bàn để tìm hiểu mỹ thuật các dân tộc ít người - Học sinh biết giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa thông qua tích hợp bộ môn Giáo dục công dân. - Học sinh nắm được những nét cơ bản về nghệ thuật của các dân tộc ít người. 1.Tìm hiểu về thổ cẩm và tranh thờ: II. Đặc điểm mỹ thuật các -Tích hợp bộ môn Địa lý qua bài 17&18: Vùng trung du và - Học sinh xem lược dân tộc ít người: miền núi Bắc Bộ đồ 1. Thổ cẩm và tranh thờ: - Giáo viên chỉ lược đồ nói về các dân tộc miền núi phía Bắc - Học sinh trả lời ? Các dân tộc miền núi phía Bắc gồm có những dân tộc nào.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> -Kỹ thuật phòng tranh: học sinh quan sát tranh ghi lại ý kiến và trình bày + Nêu nội dung và nét đẹp nghệ thuật của tranh thờ và thổ cẩm? - HS đi tham quan - Giáo viên phát phiếu bài tập phòng tranh - HS ghi phiếu nhận xét và trình bày ý kiến - HS khác nhận xét, bổ sung.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Gọi 1- 2 học sinh lên trình bày - Các bạn khác bổ sung ý kiến.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Nhận xét -> chốt và ghi bảng. 2.Tháp và điêu khắc Chăm : -Tích hợp bộ môn Địa lý qua bài 25 & 26: Vùng duyên hải Nam. - HS lắng nghe, ghi - Tranh thờ:nội dung hướng thiện, răn đe cái ác, cầu may bài mắn. Tranh thờ thường vẽ bằng tay, có màu sắc đẹp, mang giá trị nghệ thuật cao. - Thổ cẩm : là chất liệu các dân tộc ưa dùng. Thổ cẩm có màu sắc đẹp, bố cục trang trí với hình vẽ mang tính cách điệu cao.. 2.Tháp Chăm và điêu khắc.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> trung bộ - HS chỉ lược đồ trả Chăm: -Chỉ lược đồ và cho biết lời ? Vùng duyên hải miền Trung gồm những tỉnh nào và có các dân tộc ít người nào sinh sống - HS khác nhận xét, bổ sung. -Các nhóm trình bày sự chuẩn bị bài về tháp chăm và điêu khắc chăm. -1 đến 2 nhóm lên trình bày -Các nhóm khác bổ sung ý kiến Giáo viên củng cố, ghi bảng Quần thể kiến trúc Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. *Tích hợp giáo dục di sản văn hóa (Môn GDCD 7, tiết 20, 21 - bài 15) - Chiếu câu hỏi : Em hiểu thế nào là di sản văn hóa? Kể tên một số di - HS trả lời. Tháp chăm: là công trình kiến trúc tôn giáo mang nét đẹp nghệ thuật -Quần thể kiến trúc Mỹ Sơn gồm trên 60 di tích đền tháp lớn nhỏ được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. -Điêu khắc: bao gồm tượng.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> sản văn hóa khác mà em biết? Làm thế nào để bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa?. + Di sản văn hóa là tròn phù điêu, nghệ thuật tạc tượng đạt đỉnh cao. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. + Một số di sản văn hóa:. Hoàng. thành. Thăng Long, thánh địa Mỹ Sơn, vịnh Hạ Long.... - Nhận xét, chốt: Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể kiến trúc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới,ngoài ra đất nước ta có nhiều di sản văn hóa như : phố cổ Hội An, kinh thành Huế, vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ Bàng… chúng ta rất tự hào và cần trân trọng, giữ gìn. 3. Nhà Rông và tượng nhà mồ ở Tây Nguyên. * Tích hợp bộ môn Địa lý qua bài 27 & 28: Vùng Tây Nguyên. 3. Nhà Rông và tượng nhà mồ Tây Nguyên. -Nhà rông có mái cao là nơi.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Vùng Tây Nguyên có những loại hình nghệ thuật đặc sắc nào?. - Clip về nhà rông và tượng nhà mồ -Các nhóm thảo luận( kỹ thuật khăn trải bàn)- chia 4 bạn/1 nhóm + Nêu đặc điểm nghệ thuật của nhà Rông? + Nêu đề tài của tượng nhà mồ + Nêu giá trị nghệ thuật của nhà rông và tượng nhà mồ ?. sinh hoạt của buôn được trang trí công phu cẩn thận, chất liệu bằng gỗ, tre, lá vẻ đẹp về nghệ thuật kiến trúc. -Tượng nhà mồ có ngôn ngữ tạo hình đơn giản, mang tính cách điệu cao..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Các nhóm thảo luận -1 nhóm lên trình bày thảo luận - Các nhóm bổ sung ý kiến Giáo viên chốt kiến thức, ghi bảng.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 6.4. Củng cố: Trò chơi “Bức tranh may mắn ”.

<span class='text_page_counter'>(15)</span>

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 6.5. Dặn dò:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Chuẩn bị bài sau - Nghiên cứu thêm về mỹ thuật các dân tộc ít người 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: * Cách kiểm tra, đánh giá: - Giáo viên kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua phiếu thu hoạch. - Học sinh tự đánh giá lẫn nhau. - Đánh giá học sinh qua các hoạt động nhóm, trò chơi... * Kết quả: 100% HS nắm vững kiến thức bài học; nhận thấy và biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong bài học. 8. Các sản phẩm của học sinh: - Kết quả hoạt động nhóm - Bài sưu tầm tư liệu - Phiếu thu hoạch Trên đây là bài dự thi của tôi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các quý thầy, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để bài dạy của tôi được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×