Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

chuyen de CNGD tieng viet lop 1 tai lieu day tap viet CNGD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.6 KB, 12 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ</b>
<b>1.Cơ sở lí luận:</b>


<b>CGD xác định đối tượng lĩnh hội trong môn Tiếng Việt lớp 1CGD là cấu tạo ngữ âm của </b>
<b>tiếng Việt. Để chiếm lĩnh đối tượng một cách hiệu quả, CGD đã đặt đối tượng trong một môi </b>
trường thuần khiết- chân không về nghĩa. CGD đã xuất phát từ Âm (Âm thanh, âm vị) để đi đến
chữ (kí mã), rồi từ chữ quay về âm (giải mã). Dựa trên những thành quả khoa học hiện đại nhất
về ngữ âm học của tác giả Đoàn Thiện Thuật (1977), CGD đã chắt lọc những vấn đề cơ bản nhất
nhằm mang đến cho trẻ em không chỉ những kiến thức và kĩ năng cần thiết mà còn giúp trẻ lần
đầu tiên đến trường được làm việc một cách khoa học, phát triển khả năng tối ưu của mỗi cá thể,
phát triển năng lực làm việc trí óc, năng lực sử dụng tiếng Việt hiện đại một cách có văn hóa
thơng qua các hoạt động kích thích khả năng tư duy và khái quát hóa.


Đối tượng của môn Tiếng Việt lớp 1.CGD được chiếm lĩnh theo con đường từ trừu tượng đến
cụ thể, từ đơn giản đến phức tạp. Bản chất việc dạy Tiếng Việt lớp 1 CGD cho học sinh là dạy
<i><b>cho học sinh hệ thống khái niệm của một môn khoa học nhằm giúp các em chiếm lĩnh được </b></i>
<i><b>tri thức ngữ âm cơ bản và hình thành các kĩ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết tương ứng. Lần đầu </b></i>
tiên học sinh biết tiếng là một khối âm thanh toàn vẹn như một “khối liền” được tách ra từ lời
nói. Tiếp đó, bằng phát âm, các em biết tiếng giống nhau và tiếng khác nhau hồn tồn. Sau đó,
các em phân biệt các tiếng khác nhau một phần. Đến đây, tiếng được phân tích thành các bộ
phận cấu thành: phần đầu, phần vần, thanh. Trên cơ sở đó, các em biết đánh vần một tiếng theo
cơ chế hai bước. Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là âm vị (gọi
tắt là âm). Qua phát âm, các em phân biệt được phụ âm, nguyên âm, xuất hiện theo thứ tự của
bảng chữ cái TiếngViệt. Khi nắm được bản chất mỗi âm, các em dùng kí hiệu để ghi lại. Như
vậy, con đường chiếm lĩnh đối tượng của CGD đi từ âm đến chữ.


Đặc biệt, chương trình Tiếng Việt 1CGD được xây dựng từ 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc
<i><b>phát triển, nguyên tắc chuẩn mực, nguyên tắc tối thiểu. Ba nguyên tắc này xuyên suốt trong </b></i>
toàn bộ hệ thống Bài học Tiếng Việt 1.CGD.


<i><b>Nguyên tắc phát triển đòi hỏi mỗi sản phẩm của thời điểm trước (của một tiết học hay một bài </b></i>


học) đều có mặt trong sản phẩm tiếp sau. Vì thế mà các Bài học trong chương trình Tiếng Việt
1CGD được xây dựng trên một trật tự tuyến tính lơgic, khoa học: Tiếng, Âm, Vần, Nguyên âm
đôi.


<i><b>Nguyên tắc chuẩn mực được thể hiện ở tính chính xác của các khái niệm khoa học, tính chuẩn </b></i>
mực trong cách lựa chọn thuật ngữ để định hướng và tổ chức quá trình phát triển của học sinh.
<i><b>Nguyên tắc tối thiểu yêu cầu việc xác định và lựa chọn một số chất liệu tối thiểu và một số vật </b></i>
liệu tối thiểu cho chất liệu đó nhằm đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh lớp Về phương pháp
<b>và kĩ thuật dạy học.</b>


Công nghệ giáo dục thiết kế việc dạy học theo một quy trình logic chặt chẽ, bằng hệ thống các
biện pháp KTDH với các hình thức tổ chức dạy học hợp lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

làm cụ thể và những thao tác chuẩn xác do các em tự làm lấy. Điều này thể hiện rất rõ qua toàn
bộ thiết kế TV1.CGD. Kĩ thuật dạy học đã được chuyển giao thành cơng nghệ mới. Cơng nghệ
mới chính là q trình có thể kiểm sốt được. Q trình này cho ra những sản phẩm đồng loạt,
bảo đảm độ tin cậy một cách chắc chắn.


CGD nhấn mạnh vấn đề đánh giá sản phẩm giáo dục thông qua hoạt động của HS, đánh giá dựa
trên quá trình chứ khơng phải đánh giá dựa vào kết quả tại một thời điểm. Việc dánh giá không
chỉ dừng ở phương diện kiến thức, kĩ năng mà còn xem xét ở góc độ ý thức học tập và phương
pháp học tập. Học môn Tiếng Việt 1.CGD, H không chỉ ý thức được các hoạt động của chủ thể
mà cịn tự kiểm sốt được q trình hình thành tri thức. H khơng chỉ có thói quen làm việc độc
lập mà cịn hình thành một phương pháp tự học, tự mình chiếm lĩnh kiến thức thơng qua hoạt
động của chính bản thân.


Để đánh giá HS, CGD khơng chỉ nhìn nhận trong cả q trình mà cịn so sánh đối chiếu với
chính cá thể đó ở các thời điểm khác nhau. Sự tiến bộ của một HS phải được so sánh với chính
bản thân HS trong cùng một hoạt động.



Điểm nổi bật trước hết của chương trình này là tính vững chắc. Nói như giáo sư Hồ Ngọc Đại đó
là việc học sinh học đâu biết đấy, học đâu chắc đấy. Sự vững chắc đạt được nhờ hai yếu tố: giải
quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ hội. CGD được
thiết kế dựa trên 3 nguyên tắc: Ai cũng học được; Học gì được nấy; Học đâu chắc đó. Do đó
giúp học sinh đọc thơng viết thạo, đúng chính tả, khơng thể tái mù chữ. Bất kỳ tiếng nào miễn là
nghe được, nhắc lại được thì viết được và đọc được.


Vì những lý lẽ trên dạy đọc có ý nghĩa to lớn đối với HS lớp1. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ
bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc, sau đó trẻ phải đọc để học. Đọc
giúp trẻ em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Nó là cơng cụ để
học tập các mơn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo điều kiện để học sinh
có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là một khả năng khơng thể thiếu được của
con người văn minh.


Đọc một cách có ý thức cũng sẽ tác động tích cực tới trình độ ngơn ngữ cũng như tư duy của
người đọc, việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và
cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh. Như vậy
đọc có một ý nghĩa to lớn cịn vì nó bao gồm các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.
<b>2. Cơ sở thực tế:</b>


Thực tế cho thấy HS lớp 1 thông thường hay đọc vẹt, nghĩa là nhìn hình ảnh để đọc chữ. Do vậy
dẫn đến tình trạng khi đọc vần mới, tiếng , từ, câu ....HS thường đọc chậm và đọc không trôi
chảy....


Nhưng tính chất tuyến tính của CGD là hết sức khắt khe nên ngay từ những bài đầu của tiết TV
CGD,GV phải dạy HS phát âm đúng,đọc đúng. Đọc đúng là sự tái hiện mặt âm thanh của bài
đọc một cách chính xác, khơng có lỗi. Đọc đúng là đọc khơng thừa, khơng sót từng âm, vần,
tiếng. Đọc đúng phải thể hiện đúng ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm...Qua giảng dạy
Tiếng Việt CGD Tơi thấy yêu cầu đọc của HS lớp 1 rất cao. Ngay từ những bài đầu , số lượng
chữ mà HS phải đọc trong việc 3 ( Tiết TV) rất nhiều, ngồi ra khi HS viết được chữ nào thì phải


đọc trơn chữ ấy .Bắt đầu bằng tiếng nguyên khối –Phân tích tiếng để viết chữ - Trở về tiếng ban
đầu tức là đọc trơn . Ngay từ khi mới học / a/ b/ ba/ thì đã yêu cầu đọc trơn . Có những con chữ
có 2,3 cách viết nhưng lại chỉ có một cách đọc (phát âm) như chữ d , gi (đọc: dờ) ; chữ c, k, q
( đọc : cờ)....nên có nhiều HS rất dễ nhầm lẫn theo cách đọc cũ .


Là một GV trực tiếp giảng dạy ,Tôi nhận thấy ở lớp 1 hiện nay :
a/ Thuận lợi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Được học tập lớp chuyên đề về dạy Tiếng việt CGD. Được cung cấp đủ tài liệu, phương tiện
giảng dạy.


- Đội ngũ giáo viên trường có tay nghề vững lâu năm trong cơng tác, có ý thức tốt về trách
nhiệm người giáo viên và tâm huyết với việc dạy Tiếng Việt CGD.


<b>* Học sinh:</b>


- Ở độ tuổi của học sinh lớp 1.Các em đa số còn rất ngoan, dễ vâng lời, nghe lời cơ giáo, thích
học tập và thi đua với các bạn...


- Có được sự quan tâm về việc học tập của con em mình của một số phụ huynh ,chuẩn bị đầy đủ
sách vở, đồ dùng học tập, thường xuyên nhắc nhở và tạo điều kiện tốt cho con em mình đến lớp
học tập.


b/ Khó khăn


Năm học 2014-2015, Trường chúng tơi triển khai chương trình mơn Tiếng Việt 1 Cơng nghệ
giáo dục (CGD) theo chủ trương toàn tỉnh. Bởi lần đầu tiên tiếp xúc với một chương trình mới
nên từ Ban giám hiệu đến các giáo viên lớp 1 trực tiếp đứng lớp rất băn khoăn lo lắng. Trong
thực tế giảng dạy, giáo viên lớp 1 cũng đã gặp khơng ít lúng túng khi tất cả HS vào lớp 1 đều
chưa biết chữ cái , Trình độ HS nơng thơn khơng đồng đều. Mà nhìn vào nội dung sách Tiếng


Việt CGD thì số lượng chữ trong mỗi tiết học rất nhiều, mà yêu cầu HS phải đọc trơn các chữ
đó sau khi học xong. Lần đầu tiên tiếp xúc với cách dạy theo CGD nên GV chưa thành thạo với
việc dạy các Việc trong mỗi tiết .


<b>3, Các biện pháp thực hiện:</b>


Nhưng mọi khó khăn vướng mắc đều được giải quyết khi đến nay trong lớp tôi dạy hầu hết HS
đều đọc rất tốt ,tốc độ đọc nhanh hơn hẳn so với cùng thời điểm này của HS lớp 1 học theo
chương trình cũ .Điều đó cho thấy rõ sự phù hợp và tính ưu việt của chương trình Tiếng việt
CGD.


Để giúp học sinh rèn luyện và phát triển kỹ năng đọc tốt tôi đã áp dụng những biện pháp sau:
<b>3.1, Biện pháp tác động giáo dục</b>


- Để đáp ứng mục tiêu và phù hợp với yêu cầu học Tiếng Việt CGD,Từ đầu năm ,trong cuộc họp
phụ huynh học sinh ,Tôi đã đề nghị và yêu cầu thống nhất trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng cần
thiết phục vụ cho môn học.Quán triệt với phụ huynh không được hướng dẫn cho con em đọc bài
trước ở nhà vì cách đánh vần mới khác hẳn cách đánh vần cũ.


- Xây dựng đôi bạn học giỏi – yếu kèm cặp nhau.


- Bồi dưỡng, luyện tập cho học sinh sau khi phân loại học sinh ngay sau mỗi tuần học theo các
mức giỏi, khá, trung bình, yếu.Đối với các học sinh trung bình yếu, các em nhận diện các chữ
cái chậm ,đọc yếu Tôi đã dành nhiều thời gian để bồi dưỡng cho đối tượng này kịp thời với quan
điểm :dạy đến đâu,chắc đến đó.


<b>3.2.Dạy học phần âm, vần:</b>


Giai đoạn này vô cùng quan trọng. Trẻ có nắm chắc từng chữ cái thì mới có thể ghép các được
các chữ cái với nhau để tạo thành vần, thành tiếng, ghép các tiếng đơn lại với nhau tạo thành từ,


thành câu.


Lúc này tôi dạy cho các em nhận diện, phân tích từng nét trong từng con chữ cái và nếu chữ cái
đó có cùng tên mà lại có nhiều kiểu viết – kiểu in khác nhau hay gặp trong sách báo như chữ a,
chữ g thi tơi phân tích cho học sinh hiểu và nhận biết và ghi nhớ từng con chữ. Vào các buổi
chiều ,Tôi cho HS sử dụng Bộ chữ in thường để tổ chức trò chơi “ Ong tìm chữ”.Như vậy qua
luyện tập củng cố hàng ngày HS ghi nhớ rất tốt các âm đã học,đọc tốt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

ngang với các dấu thanh tạo thành tiếng khác nhau và đọc ln được các tiếng đó. Biết phân tích
tiếng thanh ngang thành 2 phần : phần đầu và phần vần, phân tích tiếng có dấu thanh thành tiếng
thanh ngang và dấu thanh (cơ chế tách đôi).Yêu cầu của phần này là HS đọc trơn, rõ ràng đoạn
văn có độ dài 20 tiếng. Tốc độ đọc tối thiểu là 10 tiếng / phút.Với mỗi bài HS đọc trơi chảy từ
mơ hình tiếng đến âm, tiếng từ, câu trong bài.


Để đọc trên bảng Tôi linh động chọn âm , tiếng luyện tùy vào đối tượng trong lớp mình.u cầu
HS đọc từ dễ đến khó, từ tiếng có thanh ngang đến các tiếng có dấu thanh (đe,đè, đé, đẻ, đẽ, đẹ),
rồi đến ( bè, dẻ , chè).


Trong các tiết dạy Tôi đã sử dụng nhiều hình thức đọc ( nhóm, cá nhân, cả lớp), các mức độ
đọc (T- N- N- T).


Sau khi đưa chữ in thường giới thiệu, mô phỏng nét cho H, T chỉ vào chữ in thường cho H đọc
để các em nhận và nhớ rõ mặt chữ (đọc cá nhân, nhóm, tổ, lớp)


<b>Ví dụ: Việc 2a khi dạy âm /h/</b>


GV đưa chữ h in thường ra gắn lên bảng và nói: Đây là chữ h in thường. Gồm một nét thẳng
<i>đứng và một nét móc xi. GV chỉ vào chữ h, H đọc (cá nhân, nhóm, tổ, lớp…)</i>


Khi dạy âm, xong phần giới thiệu chữ in thường Tơi dùng chữ in thường đó gắn ngay một góc


bảng .Mỗi ngày, trên tấm bìa được gắn thêm một chữ ghi âm mới.. Cứ như vậy,vào 15 phút đầu
giờ,bạn lớp trưởng sẽ cho cả lớp ôn luyện đọc các âm GV đã gắn lên bảng . Với cách đó giúp
học sinh ghi nhớ mặt chữ và đọc tốt hơn. Ở Mẫu Âm, bài nào cũng vậy Tơi đều luyện tập rất kĩ
bước tìm tiếng mới (thay âm và thêm thanh để tìm tiếng mới). Mục đích của bước tìm tiếng mới
là HS có thêm vốn tiếng có chứa âm vừa học. Qua đó giúp HS đọc tốt hơn ở việc 3. Đối với bài
dạy là phụ âm, bước tìm tiếng mới là thay âm chính bằng các ngun âm đã học để có tiếng
mới. Đối với bài dạy là nguyên âm, bước tìm tiếng mới là thay âm đầu bằng các phụ âm đã
học để có tiếng mới.


<b>Ví dụ: Dạy âm /o/</b>


- Khi HS đưa được tiếng /nho/ vào mơ hình. T u cầu H chỉ vào mơ hình đọc.


- H chỉ tay vào mơ hình và đọc: /nho/- /nhờ/ - /o/ - /nho/, phần đầu /nhờ/, phần vần /o/.


Cách đọc như thế giúp H khắc sâu âm vừa học, vị trí mỗi âm trong mơ hình tiếng tách thành hai
phần.


<b>GV lệnh: “Thay âm đầu bằng các phụ âm đã học để có tiếng mới.”</b>


H nối tiếp đọc các tiếng các em thay, GV viết lên bảng ở V1 (bo, co, cho, do, đo,…). GV chỉ
cho H đọc các tiếng T;GV vừa ghi lên bảng (cá nhân, nhóm, lớp).


- Trước khi thêm thanh để có tiếng mới, trên bảng con H có các tiếng khơng giống nhau. Em thì
tiếng /bo/, em thì /co/, em thì /do/,…Mục đích của GV muốn H cùng đưa chung một tiếng thanh
ngang, GV phải thêm lệnh: “Đưa trở lại tiếng /nho/ vào mơ hình” (hoặc tiếng thanh ngang nào
T chọn: /bo/ hay /co/ chẳng hạn.


<b>GV lệnh tiếp: “Thêm thanh để có tiếng mới”</b>



H đọc nối tiếp tiếng các em có, GV viết lên bảng ở V1 (nho, nhị, nhó, nhỏ, nhõ, nhọ). GV chỉ
vào các tiếng vừa viết cho H đọc (cá nhân, nhóm, lớp).


- Khi TGV chỉ vào các tiếng mới cho H đọc ở bảng việc 1 (kể cả đọc tiếng khó ở việc 3) tuyệt
đối GV không đọc mẫu. Những tiếng nào H không đọc được, GV che dấu thanh để H đọc tiếng
thanh ngang. Nếu tiếng thanh ngang đó H khơng đọc được, GV giúp H nhận ra âm đầu, vần của
tiếng đó để đọc được tiếng có thanh ngang rồi sau đó đọc tiếng có thanh khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

hai yếu tố: giải quyết dứt điểm (từng đơn vị học) và nhắc lại thường xuyên, nhắc lại khi có cơ
hội.. Với quan điểm dạy ngữ âm nên chương trình khơng đặt nặng về nghĩa mà tập trung vào cấu
tạo ngữ âm của tiếng. Nói như thế khơng có nghĩa là bỏ qua nghĩa, mà với quan điểm “chân
khơng về nghĩa”, chương trình trước hết giúp học sinh nắm được tiếng Việt trong mối quan hệ
ngữ âm của nó. Tiếng là vật thật, chữ chỉ là vật thay thế. Cái mà học sinh lớp 1 muốn nắm và
cần phải nắm trước hết là “vật thật”. Khi nắm được “vật thật” một cách chắc chắn rồi thì các em
mới có thể sử dụng nó trong học tập và giao tiếp. Khi đó nghĩa sẽ được các em nắm bằng nhiều
con đường mà không cần giáo viên phải tốn nhiều thời gian và cơng sức. Chính vì tuân thủ quan
điểm này mà chương trình đảm bảo dạy học sinh lớp 1 nắm chắc về nguyên âm, phụ âm, biết
chắc chắn một vần, một tiếng cụ thể có thể ghép với bao nhiêu thanh và đặc biệt các em nắm rất
chắc luật chính tả. Học chương trình này, HS chỉ cần học đến quyển 2 (tuần 10) là các em tự đọc
được, viết được và rất đúng chính tả. Đây thực sự thành cơng bước đầu rất lớn của chương trình
TV CGD.


HS Viết xong chữ nào đọc trơn chữ đó, đọc chữ mình viết ra. Chữ ghi tiếng thanh ngang phải là
một khối đúc liền nhìn vào cả chữ và đọc trơn .Đọc trơn chữ ghi tiếng thanh ngang là cơ sở để
đọc trơn chữ có các thanh.


Nếu HS nào yếu ,GV hướng dẫn HS Phân tích trên chữ quen gọi là đánh vần. Đánh vần theo
cơ chế lưỡng phân (phân hai, tách hai, chia đôi).


<i>VD: 1. toàn /toan/ - / huyền/ - /toàn/.</i>


2. toan /tờ/ - /oan/ - / toan/ .
3. oan /o/ - /an/ - / oan/ .
4. an /a/ - //n/ - /an/.


Như vậy,GV hướng dẫn HS đọc các tiếng mà HS cịn qn theo cơ chế tách đơi :
*Tạm thời “bỏ” thanh ra (che đi) - đọc trơn tiếng thanh ngang


*Trả lại thanh – đọc tiếng có thanh (nhìn chữ thanh ngang rồi “ lắp” thanh vào)


Đọc cả 4 mức độ: To – nhỏ - nhẩm- thầm (đọc thầm, đọc bằng mắt) vì Đọc cả 4 mức độ là q
trình chuyển từ ngồi vào trong giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ nên GV cần huấn luyện ngay từ
đầu và làm quyết liệt.


Mỗi khi HS đọc phân tích:GV quản lý việc học của học sinh (Bằng miệng và bằng tay) giúp học
sinh nhận biết từng phần của tiếng có thanh ngang và tiếng có thêm thanh.


Sang giai đoạn học vần học sinh đã nắm vững các âm, các em còn được làm quen với các kiểu
chữ hoa: chữ viết hoa, chữ in hoa nên tôi tập cho học sinh nhận


biết các kiểu chữ hoa một cách chính xác để các em đọc đúng.


Để giúp trẻ học tốt phần vần, tơi tập cho học sinh thói quen:nhận diện, phân tích cấu tạo của vần,
nhận biết vị trí các âm trong vần để các em học vững.


VD: Học vần ay :


1/ Cho học sinh nhận diện về cấu tạo vần ay : vần ay gồm 2 âm: âm a và âm y đứng sau .
Vị trí âm trong vần: âm a đứng trước, âm y đứng sau.


2/ Đánh vần vần ay :



- Hướng dẫn học sinh: âm a đứng trước , ta đọc a trước, âm y đứng sau ta đọc y sau : a_ y _ ay .
- Đọc trơn vần: ay


Kết hợp dùng bộ chữ học vần tiếng vần dành cho học sinh sử dụng bộ thực hành ghép chữ dành
cho lớp Một để học sinh tìm và ghép âm , thanh , tiếng mới trong mỗi bài Học vần .


Ví dụ : Yêu cầu các em: chọn đúng hai âm : a và y
Ghép đúng vị trí : a trước y sau


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Với cách dạy phân tích, nhận diện và ghép vần vào bảng cài học sinh như thế , nếu được áp dụng
thường xuyên cho mỗi tiết học vần chúng ta sẽ tạo cho các em kỹ năng phân tích, nhận diện và
ghép vần dẫn đến đánh vần, đọc trơn vần một cách dễ dàng và thành thạo giúp các em học phần
vần đạt hiệu quả tốt. Trong các bài dạy vần, sách giáo khoa tiếng việt 1 có kèm theo các từ khóa,
từ ứng dụng và các câu thơ, câu văn ngắn để học sinh luyện đọc.Muốn cho học sinh đọc được
các từ và câu ứng dụng trong bài giáo viên cho học sinh nắm chắc các vần sau đó cho các em
ghép chữ cái đầu với vần vừa học để đọc tiếng, đọc từ của bài.


Hàng ngày tôi luôn đưa ra cho học sinh so sánh vần đã học với vần hôm nay học để học sinh so
sánh .


VD: dạy vần ay cho học sinh so sánh với vần ai , từ đây học sinh tìm ra âm giống nhau âm nào ,
khác nhau âm nào ? Rồi so sánh cả hai vần trong bài học : ay / ây .Từ đây giúp các em có kỹ
năng so sánh đối chiếu và khắc sâu các vần trong phân môn Học vần .


<b>3.3, Dạy phần Luyện đọc câu, bài ứng dụng:</b>


- Đây là giai đoạn khó khăn đối với học sinh. Nhất là đối tượng học sinh trung bình, yếu. Học
sinh khá- giỏi đã vững phần chữ cái, nắm vững phần vần chỉ nhìn vào bài là các em đọc được
ngay tiếng, từ hoặc câu khá nhanh vì khả năng nhận biết tốt. Cịn học sinh trung bình, yếu các


em nhận biết cịn chậm, chưa nhìn chính xác vần nên ghép tiếng rất chậm, ghép tiếng chậm dẫn
đến đọc từ chậm và đọc câu rất khó khăn. Vì thế đối với các học sinh này, sang phần đọc câu,
từ ,bài ứng dụng ,giáo viên cần hết sức kiên nhẫn, giành nhiều cơ hội tập đọc cho các em giúp
các em đọc bài từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. giáo viên tránh nóng vội để đọc trước cho các em
đọc lại dẫn đến tình trạng đọc vẹt và tính ỷ lại thụ động của học sinh.Giáo viên nên cho học sinh
nhẩm đánh vần lại từng tiếng trong câu, đánh vần xong đọc trơn lại tiếng đó nhiều lần để nhớ
sau đó nhẩm đánh vần tiếng kế tiếp lại đọc trơn tiếng vừa đánh vần rồi đọc lại từng cụm từ,rồi
đọc câu,đọc cả bài....


VD: Dạy bài đọc Nước Việt Nam ta (sách Tiếng Việt 1-CGD-Tập 3)


Nếu tiếng nào HS chưa đọc được,GV ghi lên bảng rồi hướng dẫn HS đánh vần theo cơ chế tách
đôi và sau mỗi lần đánh vần, cho học sinh đọc trơn lại tiếng vừa đành vần nhiều lần để khắc sâu
vào trí nhớ học sinh.


2,Bài học kinh nghiệm


Để giúp học sinh đọc bài một cách chắc chắn, giáo viên cần dành thời gian để luyện
đọc củng cố và nâng cao. Trong phần này giáo viên cho học sinh luyện đọc cá nhân – giáo
viên cần chú ý tới các em đọc yếu để em đó được tham gia đọc – giáo viên cần động viên
khích lệ kịp thời. Trong q trình học sinh đọc giáo viên quan tâm theo dõi, uốn nắn, sửa
sai kịp thời cho các em. Giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo, phải đưa ra các tình huống
có thể xảy ra khi hướng dẫn học sinh đọc cho đúng, cho hay. Muốn vậy giáo viên phải nắm
thật chắc thiết kế Phải thật sự quan tâm đến tất cả HS trong mỗi giờ lên lớp và dạy rất kĩ
ở Việc 1. Vì đó là cơ sở cho việc rèn đọc cho HS tốt hơn ở việc 3 .Trong giờ học, giáo viên
chỉ là người hướng dẫn, tổ chức để học sinh nắm thật chắc kiến thức ngữ âm .GV chú trọng
rèn kĩ năng phát âm đúng,đọc đúng ,viết đúng ngay từ đầu .Đó chính là điều cốt lõi làm nên
sự thành cơng của việc dạy và học Tiếng Việt CGD.


I. Công nghệ giáo dục (CGD) là gì?


- Cơng cụ hoặc máy móc giúp con người giải quyết các vấn đề;


- Các kỹ thuật bao gồm các phương pháp, vật liệu, công cụ và các tiến trình để giải quyết một
vấn đề.- Các sản phẩm được tạo ra phải hàng loạt và giống nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<i>- Học để sống hạnh phúc trong cuộc sống thường ngày của cá nhân.</i>
- Đi học là hạnh phúc.


- Đi học là phương thức mỗi cá nhân tự khẳng định mình, vì hạnh phúc của chính mình
<i><b>3. Học cái gì?(Nội dung giáo dục)Khoa học Nghệ thuật Cách sống </b></i>


<i><b>4. Học như thế nào?(Phương pháp giáo dục)- Cách học cái gì là làm ra cái đó trong nhà </b></i>
trường, Học CÁCH cư xử khái niệm.


<b>- Quá trình giáo dục là quá trình nhà giáo dục tổ chức cho trẻ em thực hiện quá trình tự giáo dục</b>
<b> Quan điểm dạy học theo công nghệ giáo dục?</b>


<b>1. HS là trung tâm- Thầy thiết kế- trò thi công Cơ chế việc làm</b>
<b>2. HS tự chiếm lĩnh kiến thức - Xác định đối tượng chiếm lĩnh.</b>


- Tách đối tượng chiếm lĩnh ra thành các phạm trù riêng biệt: lời nói, tiếng, âm, vần.
<b>3. Phát triển tư duy học sinh</b>


+Mỗi cá nhân được phát triển (về mặt tinh thần) đều bằng lao động, học tập của chính mình.
+Mỗi học sinh muốn phát triển, phải TỰ MÌNH học tập, lao động. Ai làm nhiều có nhiều, ai làm
ít có ít, giá trị của mình do mình tự làm ra.


+Chiếm lĩnh đối tượng theo sự phát triển của phương pháp làm ra sản phẩm khoa học: Con
đường chiếm lĩnh từ trừu tượng đến cụ thể.



<b>Phân tích Khái niệm xuất phát từ đâu, lơgic của nó như thế nào, có bao nhiêu thành tố, mối </b>
<i>quan hệ giữa các thành tố, sự tác động qua lại giữa các thành tố.</i>


<b>Mơ hình hóa Mơ hình hóa được mối quan hệ này ở dạng tổng quát, giữ lại các thành tố cốt lõi </b>
của khái niệm và mối quan hệ qua lại giữa chúng.


<b>Phần đầu Phần vần</b>
<b>I.</b> <b>Nội dung chương trình, SGK</b>


<b>A. Nội dung chương trình</b>
<b>1. Bài 1: Tiếng</b>


+ <i>Tiếng</i> là một khối âm toàn vẹn như một “khối liền” được tách ra từ lời nói. Tiếp đó bằng phát
âm, các em biết <i>tiếng giống nhau</i> và <i>tiếng khác nhau hoàn toàn, tiếng khác nhau một phần</i>.
+ Tiếng được phân tích thành các bộ phận cấu thành: <i>phần đầu, phần vần, thanh</i>.


+ <i>Đánh vần</i> một tiếng theo cơ chế hai bước:
- Bước 1: b/a/ba (tiếng thanh ngang)


- Bước 2: ba/huyền/bà (thêm các thanh khác)
<b>II.</b> <b>2. Bài 2: Âm</b>


+Học sinh học cách phân tích tiếng tới đơn vị ngữ âm nhỏ nhất, đó là <i>âm vị</i>. Qua phát âm, các
em phân biệt được <i>phụ âm, nguyên âm</i>, xuất hiện theo thứ tự của bảng chữ cái Tiếng Việt. Khi
nắm được bản chất mỗi âm, các em dùng ký hiệu để ghi lại. Như vậy CGD đi từ âm đến chữ .
+Một âm có thể viết bằng nhiều chữ và có thể có nhiều nghĩa nên phải viết đúng <i>luật chính tả</i>.
+Do đó, các luật chính tả được đưa vào ngay từ lớp 1, <i>CGD xử lý mối quan hệ âm và chữ</i>


<b>3. Bài 3: Vần Bài này giúp học sinh nắm được:</b>
- Cách tạo 4 kiểu vần Tiếng Việt



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Phát triển kiến thức về ngữ âm, phát triển năng lực phân tích và tổng hợp ngữ âm để tạo ra
tiếng mới, vần mới.


<i><b>*Các kiểu vần</b></i>


+ Kiểu 1: Vần chỉ có âm chính : la + Kiểu 2: Vần có âm đệm và âm chính: loa


+ Kiểu 3: Vần có âm chính và âm cuối: lan +Kiểu 4: Vần có âm đệm, âm chính và âm cuối: loan
<b>Bài 4: Ngun âm đơi - Các Nguyên âm đôi: iê, uô, ươ</b>


- Cách ghi nguyên âm đôi
<b>BÀI Luyện tập tổng hợp</b>


1.Phần LTTH bao gồm: - Hệ thống tri thức ngữ âm và luật chính tả. - Hệ thống bài đọc.
2. Phần LTTH nhằm mục đích:


- Ơn tập lại kiến thức về cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt
- Rèn các kĩ năng N-N-Đ-V (chú trọng Đ-V) cho HS.
<b>1. Bộ tài liệu Tiếng Việt 1. CGD (3 tập)</b>


a.Cấu trúc Tập 1: Tiếng và Âm Tập 2: Vần và Nguyên âm đôi Tập 3: Tự học


b.Cách sử dụng - Dùng trên lớp trong từng tiết học - HS có thể mang về nhà để luyện tập thêm
<b>2. Bộ tài liệu tập viết</b>


a.Cấu trúc Gồm 3 tập: Nội dung tương ứng với SGK (trang ăn trang)
- Hướng dẫn cách nhận biết chữ in dựa trên tọa độ


- Dựa trên tọa độ của chữ in thường, in hoa để viết chữ viết thường, chữ viết hoa.


b.Cách sử dụng Dùng luyện tập thêm về kỹ năng viết.


+GV chủ động về thời gian và căn cứ vào tình hình của lớp mình để triển khai vở Tập viết.
+Quy trình viết cụ thể của từng đã được hướng dẫn cụ thể trong thiết kế.


<b>*TÀI LIỆU CHO GV</b>


1. Tài liệu tập huấn (Cơng nghệ học mơn Tiếng Việt lớp 1).
+Trình bày lý luận CGD


+Nhấn mạnh kĩ thuật thực thi cho từng loại tiết học, từng mẫu (Trong mỗi phần đều có phần
phân tích sư phạm)


2. Tài liệu thiết kế (3 tập):


+Mẫu thiết kế tương ứng với các mẫu trong sách giáo khoa
+Phân phối chương trình. +Các tiết luyện tập


<i>Phương pháp Mẫu:</i> Lập mẫu, sử dụng mẫu. Làm mẫu, tổ chức học sinh làm theo mẫu đã có
*Hs tự làm lại theo lệnh của GV


<b>III. QUY TRÌNH DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 1.CGD </b>
<b>Loại 1: Tiết lập mẫu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

2.1: Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường
2.2: Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ viết thường
2.3: Viết tiếng có âm (vần) vừa học


2.4: Viết vở Em tập viết
<b>Việc 3: Đọc</b>



3.1: Đọc trên bảng
3.2: Đọc trong sách
<b>Việc 4: Viết chính tả</b>


4.1: Viết bảng con/Viết nháp
4.2 : Viết vào vở chính tả
<b>Loại 2: Tiết dùng mẫu</b>


<b>* Quy trình: Giống quy trình của tiết lập mẫu</b>
<b>* Mục đích:</b>


• Vận dụng quy trình từ tiếp Lập mẫu


• Luyện tập với vật liệu khác trên cùng một chất liệu với tiết Lập mẫu.
<b>* Yêu cầu GV:</b>


• Nắm chắc quy trình từ tiết lập mẫu


• Chủ động, linh hoạt trong quá trình tổ chức tiết học sao cho phù hợp với HS lớp
mình.


<b>Loại 3: Tiết Luyện tập tổng hợp</b>
• <b>Việc 1:Ngữ âm</b>


- Đưa ra một số tình huống về ngữ âm TV và LCT.
- Vận dụng Làm một số bài tập ngữ âm và LCT


- Tổng hợp kiến thức ngữ âm theo hệ thống đã sắp xếp
• <b>Việc 2: Đọc</b>



<i><b> Bước 1: Chuẩn bị</b></i>
- Đọc nhỏ


- Đọc bằng mắt
- Đọc to


<i><b> Bước 2: Đọc bài</b></i>
- Đọc mẫu
- Đọc nối tiếp
- Đọc đồng thanh


<i><b>Bước 3: Hỏi đáp</b></i>
<b>Việc 3: Viết</b>


3.1.Viết bảng con


3.2.Viết vở Em Tập viết
<b>Việc 4: Chính tả </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

4.2. Nghe – viết


<b>IV. TỔ CHỨC, KIỂM SỐT, ĐÁNH GIÁ</b>


• CGD đã xây dựng một quy trình lơ gic, có sự kiểm sốt chặt chẽ thông qua hệ thống
Việc làm- thao tác cụ thể, tường minh.


• Đánh giá HS trong cả q trình.
• Có 4 mức độ đánh giá :



1.làm được
2.làm đúng
3.làm đẹp


4.làm nhanh


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11></div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12></div>

<!--links-->

×