BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của phát triển kinh tế,
là vấn đề thu hút sự quan tâm ở mọi quốc gia trên thế giới. Với hầu hết các nước,
tăng trưởng kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, nâng cao hơn
nữa đời sống người dân, giảm thất nghiệp và thực hiện nhiều mục tiêu vĩ mô khác.
Đối với các nước đang phát triển thì tăng trưởng kinh tế lại càng có ý nghĩa cấp
thiết hơn vì tăng trưởng kinh tế là điều kiện số một để gia nhập nhóm các nước phát
triển, tăng trưởng kinh tế là nhân tố quyết định để đưa đất nước thốt khỏi đói
nghèo, lạc hậu, là điều kiện để phát triển kinh tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế
và khu vực, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống người dân
Trang 1
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
NỘI DUNG
1.KHÁI NIỆM VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1.Theo nhà kinh tế học Hoa Kỳ Kuznet (S. Kuznets 1901-1985) định
nghĩa: Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên trong thời kỳ dài năng lực cung cấp cho
dân cư những loại sản phẩm kinh tế ngày càng phong phú trên cơ sở kỹ thuật tiên
tiến và sự điều chỉnh tương ứng của chế độ và ý thức tăng trưởng cần có với 6 đặc
trưng:
-Tỷ lệ tăng trưởng cao của sản lượng tính theo nhân khẩu và tỷ lệ tăng
trưởng cao của nhân khẩu.
- Sự tăng trưởng nhanh của tỷ lệ sản xuất, phản ánh việc nâng cao hiệu quả
sản xuất do tiến bộ kỹ thuật tạo ra.
- Tốc độ biến đổi cơ cấu kinh tế cao, trong đó, bao gồm nông nghiệp chuyển
dịch sang phi nông nghiệp, công nghiệp chuyển dịch sang ngành dịch vụ, cơ cấu
tiêu dùng, cơ cấu xuất nhập khẩu thay đổi
- Sự thay đổi nhanh của cơ cấu xã hội và hình thái ý thức, bao gồm đơ thị
hóa, sự phân ly giáo dục và tôn giáo... .
- Tăng trưởng mở rộng nhanh trên phạm vi thế giới.
- Tình hình tăng trưởng thế giới là không đồng đều, khoảng cách giữa các
nước phát triển và đang phát triển tương đối lớn. Tăng trưởng kinh tế được tính
bằng mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo thời gian hoặc mức tăng
GDP/đầu người theo thời gian. Đánh giá tăng trưởng kinh tế không chỉ đơn thuần
về số lượng mà phải xét về sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, đời sống tinh thần và
văn hóa của dân cư, sự cơng bằng xã hội trong phân phối và sự phát triển hài hòa
của các tầng lớp nhân dân, bảo vệ tài nguyên và môi trường sống... Những yếu tố
Trang 2
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
chủ yếu và là nguồn lực của tăng trưởng kinh tế là dân số, lao động, con người, tài
nguyên thiên nhiên, vốn và đầu tư, tiềm lực khoa học kỹ thuật, các nguồn lực ngoài
nước.
1.2.Kinh tế học hiện đại xem, trong nền kinh tế thị trường, tăng trưởng kinh
tế phản ánh sự thay đổi về mặt lượng của nền kinh tế. Đó là mức tăng sản lượng
thực tế - so sánh giữa quy mô sản lượng năm này với sản lượng năm khác trước đó.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự gia tăng sự giàu có của quốc gia dân tộc được đo
lường bằng các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh tế hàng năm của từng nền
kinh tế, vùng lãnh thổ.
Có nhiều thước đo kết quả hoạt động kinh tế hàng năm trên bình diện tồn xã
hội như: tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm quốc nội
(GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP). GDP là toàn bộ giá trị gia tăng mà xã hội
tạo ra trong phạm vi một lãnh thổ, bao gồm hao mòn của tài sản cố định dùng để
sản xuất kinh doanh biểu hiện ra dưới hình thức khấu hao (C1) và giá trị mới được
tạo ra hằng năm trên lãnh thổ đó; GNP là giá trị gia tăng được tạo ra bởi nguồn lực
của một dân tộc. Trong hai chỉ tiêu GDP và GNP có thể thấy rõ sự giàu có của một
dân tộc được phản ánh đầy đủ hơn trong GNP và chính sự gia tăng của GNP mới
thể hiện chính xác hơn tăng trưởng kinh tế của từng dân tộc. Tuy nhiên, việc tính
tốn chỉ tiêu này lại là cơng việc vơ cùng khó khăn và trong thực tế người ta thường
chỉ có thể ước tính. Cho đến ngày nay, tăng trưởng kinh tế được đo lường phổ biến
bằng sự gia tăng tuyệt đối và tương đối (tính bằng %) của GDP và GDP bình quân
đầu người.
Trong hơn hai thập niên gần đây, do xu hướng hội nhập, khu vực hóa, tồn
cầu hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù ở phạm vi
từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển
của cả khu vực và toàn thế giới; trong đó, có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan
Trang 3
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
giải như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, nghèo đói, cạn kiệt tài nguyên,
chiến tranh, khủng bố,… địi hỏi có sự chung sức giải quyết của cả cộng đồng thế
giới. Từ đó, sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng
lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển.
Mục tiêu của mỗi quốc gia là tạo sự tiến bộ toàn diện, đó là sự gia tăng về
kinh tế và sự tiến bộ về xã hội, là thu nhập thực tế đầu người tăng lên trong thời
gian dài, là số người sống dưới mức nghèo khổ giảm đi, phân phối thu nhập ít bất
bình đẳng hơn, là sự gia tăng về năng suất lao động, công bằng kinh tế, công bằng
xã hội, cải thiện các định chế và chính sách được phối hợp nhịp nhàng, hợp lý,…
Phát triển kinh tế phản ánh một nội hàm rộng lớn, sâu sắc, đó là sự biến đổi về mặt
chất của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và kèm theo đó là việc khơng ngừng nâng cao
mức sống tồn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí
như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, khả
năng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế - xã hội. Phát
triển kinh tế đáp ứng được các nhu cầu cơ bản cho sự phát triển toàn diện trên
nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời của một
khái niệm mới về phát triển, mang nội hàm phản ánh tổng hợp hơn, tồn diện hơn
đó là khái niệm “phát triển bền vững”.
1.3.Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) xem: Phát triển
bền vững là sự phát triển để đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà không phương hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu của cả thế hệ tương lai bằng cách chuyển giao một
cách hợp lý các công nghệ, xây dựng năng lực về khoa học và quản lý, sử dụng
đúng đắn các nguồn tài nguyên - cải thiện cuộc sống của con người trong phạm vi
khả năng chịu đựng được của hệ sinh thái. Phát triển bền vững sẽ tạo nên một nền
Trang 4
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
kinh tế bền vững và từ đó mới hình thành được một xã hội bền vững. Xã hội bền
vững là xã hội mà trong đó cách sống được xây dựng theo các tắc sau:
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
- Cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng sinh học
- Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm giảm các nguồn tài nguyên không tái
tạo được.
- Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái Đất.
- Thay đổi thái độ và thói quen sống hoang phí của mỗi người
- Cho phép các cộng đồng tự quản lý lấy mơi trường của mình.
- Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo
vệ.
- Xây dựng một cơ cấu liên minh toàn cầu.
Từ những năm cuối cùng của thế kỷ XX, phát triển bền vững đã trở thành sự
nghiệp chung của toàn thế giới, là mục tiêu phấn đấu của tất cả các quốc gia. Phát
triển bền vững là sự phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ cao, liên tục trong thời
gian dài dựa trên việc khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên mà vẫn bảo
vệ được môi trường sinh thái nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện tại mà không làm
cạn kiệt tài nguyên, không để lại hậu quả xã hội cho thế hệ tương lai. Các nhà
hoạch định chính sách luôn quan tâm đến tầm quan trọng của phát triển bền vững,
đã đưa ra quan điểm về phát triển bền vững như là một quan điểm chủ đạo, chi phối
mọi hoạt động kinh tế - xã hội, mọi hoạt động của đời sống xã hội, đó là quan điểm
phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Trang 5
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
Ngày nay, khái niệm “Tăng trưởng kinh tế” phải được tiếp cận gắn với khái
niệm “Phát triển bền vững” với các nội dung :
Một là, bền vững về mặt kinh tế - tài chính, ngồi hiệu quả về mặt kinh tế,
hiệu quả về tài chính cần được quan tâm và xem xét thỏa đáng
Hai là, bền vững về văn hóa, xây dựng và phát triển văn hóa thúc đẩy kinh tế
phát triển mạnh mẽ, vững chắc và phát triển kinh tế lại là nền tảng vật chất của phát
triển văn hóa.
Ba là, bền vững về mơi trường, chính là sự khẳng định, sự thống nhất và
quyết tâm theo đuổi gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế với bảo vệ
môi trường sinh thái, bảo vệ môi trường sống.
Bốn là, bền vững về quốc phịng an ninh, tăng trưởng và phát triển khơng
thể tách rời nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng – an ninh.
Năm là, bền vững về mặt chính trị - xã hội, ổn định chính trị - xã hội là điều
kiện tiên quyết, là tiền đề cho tăng trưởng và phát triển bền vững mà kinh tế tăng
trưởng càng cao, càng phát triển, càng có điều kiện để thực thi các chính sách công
bằng xã hội và ngược lại, công bằng vừa là tiền đề để tạo ra sự ổn định xã hội, vừa
là động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
2.NHỮNG THÀNH TỰU
2.1.Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho cộng đồng tiêu dùng hàng hóa và
dịch vụ tư nhân nhiều hơn và góp phần cung cấp số lượng lớn hơn hàng hóa và dịch
vụ xã hội (y tế, giáo dục…), qua đó cải thiện mức sống thực tế. Đạt tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế cao là một trong bốn mục tiêu của chính sách kinh tế vĩ mơ”
2.2.Tăng trưởng kinh tế là kết quả của sự phát triển toàn diện nền kinh tế.
Mặc dù chỉ số tăng trưởng kinh tế được tính bằng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
trong một khoảng thời gian xác định (thường là một năm) nhưng hàng hóa và dịch
Trang 6
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
vụ trong thời gian đó được tạo ra bởi tổng thể của cả quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong sự tác động và hợp tác quốc tế. Hơn nữa, quá trình phát
triển kinh tế - xã hội khơng bao giờ diễn ra theo con đường tăng tiến thẳng tắp mà
nó thường diễn ra khi lên cao hơn năm được chọn làm chuẩn hay năm trước (gọi là
tăng trưởng cao), khi xuống thấp hơn năm trước hay năm được chọn làm chuẩn
(gọi là tăng trưởng thấp), khi xuống thấp hơn mức trung bình (gọi là trì truệ) và
tổng trung bình của chúng trong một khoảng thời gian tương đối dài (có thể là 10
năm hay một giai đoạn phát triển hoặc một chiến lược nào đó) biểu hiện trình độ
tăng trưởng và khả năng phát triển của nền kinh tế.
2.3.Tăng trưởng kinh tế không đơn thuần là sự tăng lên về lượng sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ (số lượng) mà còn tăng lên về chất (chất lượng) của sản phẩm
hàng hóa và dịch vụ của tồn xã hội; khơng chỉ tăng lên về số lượng và chất lượng
phục vụ cho đời sống vật chất mà còn là sự tăng lên về số lượng và chất lượng hàng
hóa và dịch vụ phục vụ cho đời sống tinh thần, đời sống văn hóa và sinh hoạt xã
hội; cũng khơng chỉ là biểu hiện quan trọng của sự phát triển nền kinh tế - xã hội
mà còn biểu hiện của sự phát triển nền văn hóa và cả chế độ xã hội – một sự tăng
trưởng bền vững.
Nói tóm lại, tăng trưởng kinh tế là quá trình biến đổi nền kinh tế quốc dân
bằng một sự gia tăng sản xuất hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn ngày càng cao đời
sống vật chất và tinh thần của con người hiện tại và tạo ra sự phát triển bền vững
cho cả các thế hệ tương lai; bộ phận nền tảng của phát triển kinh tế bền vững.
3. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY.
Đại hội Đảng lần thứ XII nhận định: “Mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu theo
chiều rộng đã bước đầu có sự chuyển biến sang kết hợp giữa chiều rộng và chiều
sâu; đã hình thành những mơ hình mới và cách làm mới, sáng tạo. Với việc cơ cấu
Trang 7
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến lược, nhất là trên một số lĩnh vực trọng
tâm, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế có bước cải thiện; bảo
đảm hài hòa hơn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ
tài nguyên và môi trường”.
Hiệu quả đầu tư xã hội, đầu tư cơng từng bước được cải thiện, tình trạng đầu
tư dàn trải bước đầu được hạn chế. Hệ thống các tổ chức tài chính - tín dụng được
cơ cấu lại một bước, khơng để xảy ra tình trạng đổ vỡ, mất an toàn hệ thống. Doanh
nghiệp nhà nước đang được sắp xếp, đổi mới theo hướng tập trung vào ngành
chính, đẩy mạnh cổ phần hóa, triển khai thực hiện mơ hình quản trị doanh nghiệp
hiện đại, nâng cao tính cơng khai, minh bạch và hiệu quả hoạt động.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tiếp tục được đẩy mạnh, đạt một số thành quả.
Cơng nghệ sản xuất cơng nghiệp đã có bước thay đổi về trình độ theo hướng hiện
đại. Tỷ trọng công nghiệp chế tạo, chế biến trong giá trị sản xuất công nghiệp tăng,
tỷ trọng công nghiệp khai thác giảm dần. Khu vực thương mại, dịch vụ tăng trưởng
khá; cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch phù hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa. Cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn có chuyển biến; nơng nghiệp phát
triển tồn diện hơn theo hướng khai thác những lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt
đới; ứng dụng khoa học - công nghệ và mức độ cơ giới hóa được nâng lên; xây
dựng nơng thơn mới có nhiều tiến bộ. Cơ cấu kinh tế vùng được quan tâm, có sự
chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng và thu hẹp
khoảng cách phát triển giữa các vùng, địa phương. Cơ cấu lao động có sự chuyển
dịch tích cực; chất lượng nguồn nhân lực bước đầu được cải thiện. Đội ngũ doanh
nhân tuy cịn gặp nhiều khó khăn nhưng đã có những đóng góp quan trọng vào phát
triển kinh tế - xã hội. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có bước phát triển;
q trình đơ thị hóa diễn ra khá nhanh. Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng
Trang 8
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
trên nhiều cấp độ, góp phần thúc đẩy quá trình tham gia vào mạng sản xuất, chuỗi
giá trị toàn cầu, nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế.
“Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, tăng trưởng
kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố về vốn, tài nguyên, lao động trình độ
thấp, chưa dựa nhiều vào tri thức, khoa học và cơng nghệ, lao động có kỹ năng.
Năng suất lao động chậm được cải thiện, thấp hơn nhiều so với một số nước trong
khu vực. Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh
tế còn thấp. Chưa phát huy được lợi thế so sánh và tận dụng các cam kết hội nhập
quốc tế để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển bền vững.
Nợ xấu đang giảm dần nhưng còn ở mức cao, nợ cơng tăng nhanh. Tình
trạng đầu tư cơng dàn trải, thất thốt, lãng phí chậm được khắc phục. Việc xây dựng
và thực hiện đề án cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế thiếu đồng bộ, chưa thật sự gắn
với đổi mới mơ hình tăng trưởng, kết quả cịn hạn chế. Thực hiện cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa còn chậm, chưa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Quy hoạch phát
triển các ngành công nghiệp nền tảng và cơng nghiệp hỗ trợ chưa có định hướng
chiến lược rõ ràng, hiệu quả thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn
nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu và thiếu tính kết nối. Phát triển đơ thị thiếu đồng
bộ, chất lượng thấp. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn gắn với
xây dựng nơng thơn mới cịn chậm. Các ngành dịch vụ chất lượng cao chậm phát
triển. Kinh tế biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước.
Sự phát triển giữa các địa phương trong vùng và giữa các vùng cịn thiếu liên kết và
phối hợp; khơng gian kinh tế còn bị chia cắt bởi địa giới hành chính. Chất lượng
nguồn nhân lực thấp, chuyển dịch cơ cấu lao động chưa tương ứng với chuyển dịch
cơ cấu sản xuất.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên chủ yếu là do nhận thức, nhất là nhận thức
về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và cơng nghiệp hóa, hiện đại
Trang 9
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
hóa chưa đầy đủ; thể chế hóa và tổ chức thực hiện cịn chậm, thiếu hệ thống và
đồng bộ. Chưa có đột phá về thể chế để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả
nguồn lực phát triển theo cơ chế thị trường. Chưa xác định rõ những ngành, lĩnh
vực trọng tâm, trọng điểm cần ưu tiên trong chính sách cơng nghiệp quốc gia cho
từng giai đoạn; thiếu gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
với đơ thị hóa, giữa phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn với xây dựng nông
thôn mới. Chưa nhận thức đầy đủ và xử lý tốt quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
phát triển văn hóa, xây dựng con người, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo
vệ tài ngun và mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chưa chuẩn bị thật tốt
các điều kiện cần thiết và tận dụng thời cơ để hội nhập quốc tế có hiệu quả; có lúc,
có việc chưa gắn chặt với đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền
kinh tế độc lập, tự chủ”.
4. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
Để nền kinh tế đất nước tăng trưởng bền vững, phải tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện cơ cấu lại đồng bộ, tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực gắn với đổi
mới mơ hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng: cơ cấu lại đầu tư
với trọng tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là hệ
thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, từng bước cơ cấu lại ngân
sách nhà nước; cơ cấu lại và giải quyết có kết quả vấn đề nợ xấu, bảo đảm an tồn
nợ cơng; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước với trọng tâm là các tập đồn, tổng cơng
ty nhà nước; cơ cấu lại nơng nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gắn với
phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện ba đột phá chiến lược, nhất là đột phá về thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, huy động, phân bổ, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực.
Trang 10
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
Một Là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta
cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Xác định hệ tiêu chí nước
cơng nghiệp theo hướng hiện đại. Chú trọng những tiêu chí phản ánh trình độ phát
triển của nền kinh tế (GDP bình quân đầu người, tỷ trọng giá trị gia tăng công
nghiệp chế tạo, tỷ trọng nơng nghiệp, tỷ lệ đơ thị hóa, điện bình qn đầu người,...);
những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội (chỉ số phát triển con
người, tuổi thọ bình quân, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, số bác sĩ
trên 1 vạn dân, tỷ lệ lao động qua đào tạo,...); và những tiêu chí phản ánh trình độ
phát triển về mơi trường (tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, độ che phủ rừng, tỷ lệ
giảm mức phát thải khí nhà kính,...).
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện mơ hình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế
tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm
động lực chủ yếu; huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển. Xây
dựng cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý, phát huy lợi thế so sánh, có năng
suất lao động và năng lực cạnh tranh cao, tham gia sâu rộng vào mạng sản xuất và
chuỗi giá trị toàn cầu; có văn minh cơng nghiệp chiếm ưu thế trong sản xuất và đời
sống xã hội; phát triển nhanh và bền vững phù hợp với điều kiện của từng giai
đoạn.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tiến hành qua ba bước: tạo tiền đề,
điều kiện để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa; và nâng cao chất lượng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong 5 năm tới, tiếp
tục đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, phát triển nhanh, bền vững; phấn đấu sớm
đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trang 11
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
Hai Là, xây dựng nền công nghiệp và thương hiệu cơng nghiệp quốc gia với
tầm nhìn trung, dài hạn, có lộ trình cho từng giai đoạn phát triển. Tiếp tục thực hiện
tốt chủ trương và có chính sách phù hợp để xây dựng, phát triển các ngành công
nghiệp theo hướng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học - công nghệ và tỷ trọng giá
trị nội địa trong sản phẩm, tập trung vào những ngành có tính nền tảng, có lợi thế
so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao
tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào
mạng sản xuất và phân phối tồn cầu.
Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp chế tạo, chế biến, công
nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch, công nghiệp năng lượng, cơ khí, điện tử,
hóa chất, cơng nghiệp xây dựng, xây lắp, cơng nghiệp quốc phịng, an ninh. Chú
trọng phát triển các ngành có lợi thế cạnh tranh; cơng nghiệp hỗ trợ; công nghiệp
phục vụ nông nghiệp, nông thôn; năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản xuất
vật liệu mới; từng bước phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp mơi trường và
cơng nghiệp văn hóa. Tiếp tục phát triển hợp lý một số ngành công nghiệp sử dụng
nhiều lao động.
Phân bố cơng nghiệp hợp lý hơn trên tồn lãnh thổ; nâng cao hiệu quả các
khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; sớm đưa một số khu công nghiệp công
nghệ cao vào hoạt động. Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn với xây
dựng nông thôn mới. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn,
ứng dụng cơng nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nơng nghiệp sinh
thái phát triển tồn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền
vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng
sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin
Trang 12
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh,
bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài; nâng cao
thu nhập và đời sống của nông dân. Chú trọng đầu tư vùng trọng điểm sản xuất
nơng nghiệp. Có chính sách phù hợp để tích tụ, tập trung ruộng đất, thu hút mạnh
các nguồn lực đầu tư phát triển nơng nghiệp; từng bước hình thành các tổ hợp nơng
nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
gắn với xây dựng nơng thơn mới và q trình đơ thị hóa một cách hợp lý, nâng cao
chất lượng dịch vụ và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thu hẹp khoảng cách về phát
triển giữa đô thị và nông thôn, tăng cường kết nối nông thôn - đô thị, phối hợp các
chương trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn với phát triển công nghiệp, dịch vụ
và đô thị. Phát huy vai trị chủ thể của hộ nơng dân và kinh tế hộ; xác định vai trò
hạt nhân của doanh nghiệp trong nông nghiệp, đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng
cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nông, lâm, ngư nghiệp nhà nước;
phát triển hợp tác xã kiểu mới và các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng; hình
thành các vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ.
Ba là, Đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, đạt tốc độ
tăng trưởng cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng trưởng của cả nền
kinh tế. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức
và công nghệ cao như: du lịch, hàng hải, dịch vụ kỹ thuật dầu khí, hàng khơng, viễn
thơng, cơng nghệ thơng tin. Hiện đại hóa và mở rộng các dịch vụ có giá trị gia tăng
cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khốn, logistics và các dịch vụ hỗ
trợ sản xuất kinh doanh khác. Đổi mới và hồn thiện cơ chế, chính sách giá dịch vụ
giáo dục - đào tạo, y tế; phát triển dịch vụ giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao,
dịch vụ khoa học và cơng nghệ, văn hóa, thơng tin, thể thao, dịch vụ việc làm. Hình
thành một số trung tâm dịch vụ, du lịch tầm cỡ khu vực và quốc tế. Chủ động phát
Trang 13
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
triển mạnh hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ trong nước, tham gia vào mạng
phân phối toàn cầu.
Bốn là, phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc
gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp dầu
khí, đánh bắt xa bờ và hậu cần nghề cá, kinh tế hàng hải (kinh doanh dịch vụ cảng
biển, đóng và sửa chữa tàu, vận tải biển), du lịch biển, đảo. Có cơ chế tạo bước đột
phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế biển, thu hút mạnh hơn mọi
nguồn lực đầu tư để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu, khai thác tài ngun biển, đảo một cách bền vững. Tập trung đầu tư, nâng
cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế ven biển.
Năm là, thống nhất quản lý tổng hợp chiến lược, quy hoạch phát triển trên
quy mơ tồn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của
từng vùng, đồng thời ưu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn,
lan tỏa phát triển đến các địa phương trong vùng và đến các vùng khác. Có chính
sách hỗ trợ phát triển các vùng cịn nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo; phát triển kinh tế lâm nghiệp.
Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền, gắn với phân định và nâng cao trách nhiệm
của trung ương và địa phương. Thực hiện quy hoạch vùng, chính sách vùng; sớm
xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hướng xác định rõ vai
trị đầu tàu và phân cơng cụ thể trách nhiệm cho từng địa phương trong vùng. Khắc
phục tình trạng nền kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, hoặc đầu tư dàn trải,
trùng lặp. Xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm
thể chế phát triển vùng có tính đột phá.
Sáu là, đổi mới cơ chế, chính sách, kiểm sốt chặt chẽ q trình phát triển đơ
thị theo quy hoạch và kế hoạch. Từng bước hình thành hệ thống đơ thị có kết cấu
hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, gồm một số đô thị lớn, nhiều
Trang 14
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
đô thị vừa và nhỏ liên kết và phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát triển đô
thị miền núi, phát triển mạnh các đơ thị ven biển. Nâng cao chất lượng, tính đồng
bộ và năng lực cạnh tranh của các đô thị; chú trọng phát huy vai trò, giá trị đặc
trưng của các đô thị động lực phát triển kinh tế cấp quốc gia và cấp vùng, đô thị di
sản, đô thị sinh thái, đô thị du lịch, đô thị khoa học.
Bảy là, đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục
tập trung đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng
bộ với một số cơng trình hiện đại. Ưu tiên và đa dạng hóa hình thức đầu tư cho các
lĩnh vực trọng tâm là: hạ tầng giao thơng đồng bộ, có trọng điểm, kết nối giữa các
trung tâm kinh tế lớn và giữa các trục giao thông đầu mối; hạ tầng ngành điện bảo
đảm cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội; hạ tầng thủy lợi đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp và ứng phó với
biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hạ tầng đô thị lớn hiện đại, đồng bộ, từng bước
đáp ứng chuẩn mực đô thị xanh của một nước công nghiệp.
Trang 15
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
KẾT LUẬN
Mơ hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát triển chiều
rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng
và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, ứng dụng tiến bộ khoa
học - công nghệ, đổi mới và sáng tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát
huy lợi thế so sánh và chủ động hội nhập quốc tế, phát triển nhanh và bền vững
(hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc); giải
quyết hài hòa giữa mục tiêu trước mắt và lâu dài, giữa phát triển kinh tế với bảo
đảm quốc phòng, an ninh, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện
tiến bộ và cơng bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân.
Trang 16
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
LIÊN HỆ THỰC TẾ
Năm 2018, tình hình sản xuất cơng nghiệp tiếp tục phát triển, các sản phẩm
công nghiệp thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng duy trì được tốt độ tăng
trưởng. Có 1.012 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động có doanh
thu, chỉ số phát triển cơng nghiệp tăng 9,79% (năm 2017 tăng 9,8%, KH 2018
tăng 9%), có 19/24 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ và có 06
nhóm tăng trên 10%.
Thu hút đầu tư:
- Đầu tư trong nước (đến 15/11/2018): Đã thu hút được 52.861 tỷ đồng vốn
đăng ký kinh doanh (tăng 25,3%), gồm: 5.196 doanh nghiệp đăng ký mới (32.502
tỷ đồng), 961 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn (21.935 tỷ đồng) và 26 doanh
nghiệp giảm vốn (663 tỷ đồng); có 245 doanh nghiệp giải thể (913 tỷ đồng). Lũy kế
đến nay, toàn tỉnh có 35.863 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đãng ký
290.071 tỷ đồng.
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (đến 15/11/2018): Đã thu hút 01 tỷ 694 triệu đô
la Mỹ (vượt 20,9% kế hoạch năm, bằng 67% cùng kỳ), gồm: 179 dự án đầu tư mới
(877 triệu đô la Mỹ), 107 dự án điều chỉnh tăng vốn (560 triệu đô la Mỹ), 121 dự
án góp vốn (312 triệu đơ la Mỹ); có 10 dự án điều chỉnh giảm vốn (55 triệu đơ la
Mỹ). Lũy kế đến nay, tồn tỉnh có 3.478 dự án có vốn đầu tư nước ngồi với tổng
vốn đăng ký 31,8 tỷ đô la Mỹ. ƯBND tỉnh đã tổ chức 02 hội nghị tiếp xúc, đối
thoại nhà đầu tư (01 hội nghị trong nước và 01 hội nghị nhà đầu tư nước ngoài) và
1 lễ trao giấy chứng nhận đầu tư.
-
Kinh tế tập thể được quan tâm củng cố và tiếp tục phát triển, nhiều mơ hình
hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi liên kết phát huy hiệu quả, được mở rộng đầu tư,
kinh doanh có hiệu quả, góp phàn tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên.
Trang 17
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
Hiện nay tồn tỉnh có 152 hợp tác xã (tăng 38 hợp tác xã so với cùng kỳ), với trên
55 ngàn thành viên, vốn điều lệ 768 tỷ đồng; 130 tổ hợp tác với 1.460 thành viên,
vốn hoạt động 46,7 tỷ đồng.
Sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước:
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC), Tổng công tỵ
Thương mại - Xuất nhập khẩu Thanh Lễ đã chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ
phần. Cơng ty TNHH MTV In tổng hợp Bình Dương thuộc Cơng ty xổ số kiến thiết
Bình Dương đã hồn thành việc chào bán cổ phần cơng khai, đang thực hiện các
bước tiếp theo đúng quy trình cổ phần hóa. Tổng Cơng ty Sản xuất - Xuất nhập
khẩu Bình Dương (3/2) đã hoàn thành việc bán cổ phần và đã đại hội cổ đông.
Trang 18
BÀI THU HOẠCH
KHOA KINH TẾ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Kinh tế (2017), Giáo trình
kinh tế phát triển (Lưu hành nội bộ), Hà Nội.
3
Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), t. 3, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
4
Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), t. 4, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
Trang 19