Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016) TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.53 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

-----------

PHẠM THỊ THÙY LINH

ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
(Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn
từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

Ngành: BÁO CHÍ HỌC
Mã số: 9320101

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG ANH

Hà Nội - 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG ANH

Phản biện 1: GS.TS. NGUYỄN HỮU MINH
Phản biện 2: PGS.TS. ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG


Phản biện 3: TS. LƯƠNG THU HIỀN

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại
…………………………………………..........................…..
Vào hồi

giờ

ngày tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền


CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
1. 2014, Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam qua kênh
Báo điện tử , Tạp chí Người làm báo, số tháng 9/2014.
2. 2015, Vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay
(Khảo sát VnEpress và Vietnamnet từ tháng 3/2015 đến tháng 7/2015), Nữ
quyền – Những vấn đề lí luận và thực tiễn (Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc
gia), NXB Đại học Sư phạm.
3. 2017, Ngôn ngữ tiềm ẩn định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam
hiện nay (Khảo sát VnEpress.net và Giadinh.net.vn từ tháng 3/2015 đến tháng
12/2016), Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học tồn quốc, Tập 1, NXB Dân trí.
4. 2020, Sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên
(constructed weeks) trong nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện

tử Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 5/2020.
5. 2020, Định kiến giới trên một số báo in và báo mạng điện tử ở Việt Nam
(Khảo sát báo Tiền Phong, báo Phụ nữ Việt Nam và báo mạng điện tử Dân trí),
Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thơng, số 10/2020.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Bất bình đẳng giới và thu hẹp khoảng cách giới đã và đang là câu chuyện của
mọi quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
1.2. Trong nỗ lực xố bỏ định kiến giới hướng đến bình đẳng giới, dựa trên thế
mạnh thông tin chuyển tải tới số lượng lớn đại chúng trong cùng thời điểm, vai trị
của truyền thơng đại chúng là vô cùng quan trọng, thiết yếu. Việc tuyên truyền, vận
động, lan tỏa những thông điệp đúng đắn, sâu sắc, tồn diện về bình đẳng giới vừa là
vai trị và cũng là thách thức đối với báo chí nói chung. Với báo mạng điện
tử(BMĐT) – một loại hình báo chí mới đang ngày càng chiếm ưu thế nhờ những tính
năng vượt trội, thì thúc đẩy bình đẳng giớicịn trở thành nhiệm vụ và sứ mệnh.Việc
nghiên cứu định kiến giới (ĐKG) trên BMĐT là rất cần thiết trong bối cảnh Việt
Nam đang huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả cơng tác bình
đẳng giới.
1.3. Trong hai thập kỷ trở lại đây, có rất nhiều đề tài, cơng trình nghiên cứu, dự án
truyền thơng trong nước và trên thế giới về vấn đề bình đẳng giới trên truyền thơng
đã chỉ ra rằng: Tuy có nhiều dấu hiệu tích cực, xong truyền thơng hiện nay vẫn tồn tại
định kiến giới, chưa phản ánh công bằng và cân bằng diện mạo của nam và nữ trong
các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội. Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống, trực tiếp, chuyên sâu về vấn đề ĐKG trên BMĐT, đặc biệt là
dưới góc độ báo chí học và bằng phương pháp phân tích nội dung tin tức.
Với mục tiêu tìm hiểu các vấn đề nêu trên một cách cặn kẽ và có hệ thống, chúng
tơi chọn đề tài Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo
mạng điện tử Tuoitre.vn, VnEpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng

12/2016)”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc khảo sát, đánh giá vấn đề
ĐKG trên BMĐT Việt Nam, làm rõ thực trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam, từ đó đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về giới, hạn chế tình trạng ĐKG trên
BMĐT Việt Nam.
Nhiệm vụ: 1)Tổng quan tình hình nghiên cứu về BMĐT, phương pháp phân tích
nội dung tin tức, ĐKG, BĐG trên truyền thơng. 2) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
của vấn đề định kiến giới trên BMĐT Việt Nam. 3) Phân tích các biểu hiện của định
kiến giới trong nội dung và hình thức các tác phẩm BMĐT trong phạm vi khảo sát. 4)
Khái quát các vấn đề đặt ra và đề xuất các khuyến nghị cụ thể nhằm hạn chế tình
trạng định kiến giới trên BMĐT.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Vấn đề định kiến giới trên BMĐT Việt Nam

1


Phạm vi: Nghiên cứu tiến hành khảo cứu các tác phẩm báo chí trên ba trang
BMĐT vnexpress.net, tuoitre.vn, giadinh.net.vn trong khoảng thời gian từ tháng
01/2014 đến hết tháng 12/2016 (có bổ sung trong quá trình nghiên cứu).
4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
+ Có hay không sự tồn tại của ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT?
+ ĐKG biểu hiện như thế nào trong nội dung và hình thức thể hiện tin bài trên
BMĐT?
+ Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng ĐKG trên BMĐT?
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết thứ nhất: ĐKG trên BMĐT là vấn đề cái nhìn, thái độ, cách đánh giá
mang tính khn mẫu, một chiều, tiêu cực của người viết liên quan đến giới được thể

hiện trong nội dung tin tức BMĐT. Những tác phẩm báo chí ẩn chứa định kiến giới
tồn tại trên BMĐT sẽ phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho
việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình
đẳng giới.
Giả thuyết thứ hai: Tuy việc tuyên truyền BĐG trên BMĐTđã có những chuyển
biến tích cực trong những năm gần đây, xong ĐKG vẫn tồn tại trong các tác phẩm
BMĐT trên cả hai phương diện nội dung và hình thức, phổ cập và củng cố thêm
khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu
thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới.
+ Về mặt nội dung: ĐKG thể hiện ở cách thức miêu tả đặc điểm (ngoại hình/tính
cách, phẩm chất), vị trí, vai trò, năng lực của nam giới và nữ giới theo những khn
mẫu sẵn có mà những khn mẫu này hạn chế sự phát triển và thụ hưởng bình đẳng
của mỗi giới, lâu dài sẽ càng khắc sâu định kiến, cản trở BĐG.
+ Về mặt hình thức, ĐKG thể hiện ở nhiều khía cạnh: từ tần xuất, mức độ quan
tâm khi xuất bản tin bài về giới, thể loại tin bài về giới, cho đến hình ảnh, ngơn ngữ
thể hiện tin bài đều hàm chứa những biểu hiện của ĐKG.
Giả thuyết thứ ba: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của ĐKG
trong nội dung tin tức, trong đó ngun nhân cơ bản nhất chính là định kiến giới đã
và đang tồn tại trong tư duy, nhận thức của chính nhà báo mạng điện tử – những
người sản xuất tin bài. Các nhà báo càng có ý thức về BĐG thì sản phẩm báo chí của
họ càng ít ĐKG.
5. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Cơ sở lí luận: Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa
trên các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; dựa trên hệ
thống lý thuyết bao gồm: lý thuyết về giới, lý thuyết truyền thông đại chúng, lý thuyết
xã hội học báo chí để tiếp cận vấn đề.
2



Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên thực tiễn công tác truyền thông về giới của các
cơ quan báo chí truyền thơng; tình hình BĐG trong đời sống xã hội; qua các báo cáo
tổng kết, đánh giá công tác tuyên truyền bình đẳng giới của các cơ quan chức năng;
từ kết quả khảo cứu tin bài có yếu tố định kiến giới trên ba tờ BMĐT lớn là
tuoitre.vn, vnexpress.net và giadinh.net.vn từ năm 2014 – 2016 (có cập nhật, bổ sung)
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích nội dung (kết hợp định lượng và định tính), Phương pháp
phỏng vấn sâu là các phương pháp cơ bản được sử dụng trong luận án. Trong đó,
phương pháp “xây dựng tuần ngẫu nhiên” (Constructed weeks) lần đầu tiên được áp
dụng trong thao tác chọn mẫu nghiên cứu đã mang lại những kết quả khách quan,
khoa học.
7. Điểm mới của luận án
- Về mặt lí luận: Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về ĐKG trên truyền thông
và truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới trên BMĐT, góp phần tạo dựng phương pháp
luận về nghiên cứu một vấn đề xã hội cụ thể trên báo chí – truyền thơng; đề ra các
tiêu chí về tin bài khơng có ĐKG trên BMĐT; chỉ ra và phân tích chi tiết những biểu
hiện của ĐKG trên cả hai phương diện nội dung và hình thức tác phẩm BMĐT; đề
xuất các phương án nhằm hạn chế tình trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam.
- Về mặt thực tiễn: Cơng trình nghiên cứu có tính chất liên ngành, góp phần hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về mặt phương pháp trong nghiên cứu báo chí –
truyền thơng từ góc độ phân tích nội dung tin tức; góp phần làm phong phú thêm cho
lĩnh vực nghiên cứu nội dung báo chí truyền thơng, đặc biệt là BMĐT, mở ra hướng
đi mới cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này. Các kết quả của nghiên cứu là
tài liệu tham khảo thiết thực cho các đươn vị đào tạo báo chí, các cơ quan quản lí, cơ
quan báo chí truyền thơng nói chung, BMĐT nói riêng trong q trình nâng cao chất
lượng truyền thơng về giới.
8. Kết cấu của luận án
Gồm: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo
mạng điện tử, 03 chương nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nghiên
cứu. Ba chương nội dung bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo
mạng điện tử Việt Nam
Chương 2: Thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tửViệt Nam (Khảo sát
báo mạng điện tử tuoitre.vn, vnexpress.net, giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến
tháng 12/2016)
Chương 3: Giải pháp cho vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam

3


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ
Trong chương này, chúng tôi tiến hành tổng luận các cơng tình nghiên cứu trên thế
giới và ở Việt Nam theo ba hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài: 1) Hướng nghiên
cứu về BMĐT; 2) Hướng nghiên cứu về phân tích nội dung sản phẩm truyền thơng;
3) Hướng nghiên cứu về bình đẳng giới, định kiến giới trên truyền thơng đại chúng
nói chung và BMĐT nói riêng. Kết quả của việc tổng luận tài liệu giúp chúng tôi kế
thừa các giá trị nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp phân tích nội dung tin tức, đồng
thời cung cấp một hệ thống lý luận và bằng chứng thực tiễn nghiên cứu vấn đề định
kiến giới trên BMĐT, là điều kiện cho việc hình thành tư duy, nhận thức về vấn đề
giới, bình đẳng giới, ĐKG trong nội dung tin tức BMĐT.
Trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về giới và bình
đẳng giới đã được cơng bố thuộc nhiều chun ngành như xã hội học, ngôn ngữ học,
văn học, triết học, luật học… Tuy nhiên, tài liệu chuyên ngành báo chí học về vấn đề
bình đẳng giới trên TTĐC thì lại khá khiêm tốn, chủ yếu là các bài viết đơn lẻ như
một phần nội dung của các cơng trình nghiên cứu về giới và bình đẳng giới; các bài
viết phản ánh thực trạng đăng tải trên các báo, tạp chí; một vài luận án, luận văn và
một số dự án nghiên cứu của các tổ chức về BĐG trên truyền thông – phần lớn là trên
kênh báo in và truyền hình.
Riêng vấn đề ĐKG trên BMĐT Việt Nam mới được nghiên cứu ở dạng trường

hợp, bóc tách nội dung hoặc chun mục cụ thể, chưa có cơng trình nào nghiên cứu
chun sâu, tồn diện và có hệ thống về vấn đề này; đặc biệt là nghiên cứu từ góc độ
báo chí học đối với vấn đề định kiến giới trên kênh BMĐT bằng phương pháp phân
tích nội dung sản phẩm truyền thơng thì chưa có cơng trình nào đề cập đến một cách
trực tiếp. Vấn đề ngôn ngữ trên BMĐT dưới góc nhìn phân tích diễn ngơn truyền
thơng cũng cịn nhiều khoảng trống cần nghiên cứu. Tác giả cho rằng đây là hướng
nghiên cứu cần thiết nhằm đánh giá đúng mức vai trị, thực trạng của BMĐT trong
việc truyền thơng về giới, từ đó có những giải pháp thiết thực để góp phần giải quyết
vấn đề định kiến giới trong nội dung tin tức.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
(Khảo sát báo mạng điện tử tuoitre.vn, vnexpress.net, giadinh.net.vn từ tháng
01/2014 đến tháng 12/2016)
1.1. Hệ thống khái niệm liên quan
1.1.1. Giới
Khác với giới tính là khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học, giới là khái
niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt
xã hội. Giới không phải là cái mà con người sinh ra là đã có, không phải cái mà con
người sở hữu mà là cái mà con người phải hành động, xử sự trong các hoạt động xã
hội và chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình giáo dục cũng như tự giáo dục.
1.1.2. Bình đẳng giới
Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trị ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ
hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ
hưởng lợi ích như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Luật Bình đẳng giới, 2006).
1.1.3. Nhạy cảm giới

Là việc nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm khác nhau của nam giới
và phụ nữ; hiểu được sự khác nhau đó do đâu mà có và những điểm khác nhau này có
thể dẫn tới sự khác nhau về mức độ tham gia, cống hiến, hưởng thụ, phát triển của
mỗi giới.Thiếu nhạy cảm giới chính là một trong những yếu tố dẫn tới định kiến giới
trên truyền thông.
1.1.4. Khuôn mẫu giới
Khuôn mẫu được các nhà tâm lý xã hội gọi là “niềm tin liên kết các cá nhân”.
Khuôn mẫu giới là một trong những căn cứ để duy trì định kiến và phân biệt đối xử
theo giới. Trong trường hợp khuôn mẫu giới mang sắc thái tiêu cực dựa trên việc
đánh giá các cá nhân cụ thể lại được khái qt để đánh giá các nhóm xã hội thì khuôn
mẫu này sẽ trở thành định kiến giới.
1.1.5. Định kiến giới
Định kiến giới là những quan niệm, thái độ, đánh giá mang tính khn mẫu về đặc
điểm, vị trí, vai trị, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khn
mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi
giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới.
ĐKG bắt nguồn từ những khuôn mẫu (định khuôn) đã tồn tại trong nhận thức của
cộng đồng xã hội một cách bền vững và lâu dài, vì thế nó có thể trở thành thái độ và
hành vi kỳ thị một cách rất tự nhiên và khó nhận biết, đặc biệt là những ĐKG tiêu
cực. Nếu không dần được loại bỏ, ĐKG sẽ ăn sâu bám rễ trong đời sống nhờ quá
trình xã hội hóa, trong đó có mơi trường sống, học tập, mơi trường gia đình và khơng

5


thể không nhắc đến các tác động mạnh mẽ của truyền thơng đại chúng nói chung,
BMĐT nói riêng, trở thành rào cản của BĐG, kìm hãm sự tiến bộ xã hội.
1.1.6. Định kiến giới trên báo mạng điện tử
Vấn đề ĐKG trên BMĐT được xem xét trên phương diện một số tin bài, chuyên
mục trên BMĐT có chứa đựng hoặc tiềm ẩn những quan niệm, thái độ, đánh giá

mang tính khuôn mẫu, tiêu cực, một chiều về đặc điểm, vị trí, vai trị, tính cách, khả
năng của nam giới và nữ giới, dẫn đến nguy cơ làm giảm cơ hội phát huy năng lực
của mỗi giới cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình cũng như sự thụ hưởng
bình đẳng về thành quả của sự phát triển đó. Những tác phẩm báo chí ẩn chứa định
kiến giới trong nội dung cũng như hình thức tồn tại trên BMĐT sẽ phổ cập và củng
cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó
khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới.
Đặc điểm của ĐKG trên BMĐT:
+ ĐKG trên BMĐT mang tính khn mẫu khi thể hiện hình ảnh nam giới và nữ
giới trong nội dung tin tức.
+ ĐKG trên BMĐT mang tính một chiều, tiêu cực, bất hợp lý khi thể hiện hình ảnh
nữ giới trong tương quan với nam giới.
+ ĐKG trên BMĐT mang tính lan tỏa và thuyết phục mạnh mẽ do các đặc trưng
riêng biệt về mặt loại hình.
1.2. Nhận diện tác phẩm báo chí có định kiến giới trên báo mạng điện tử
1.2.1. Các biểu hiện định kiến giới trong nội dung tin tức
- Cách thức mơ tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách/phẩm chất) của nam và nữ trên

BMĐT: Thường dựa theo những motip truyền thống quen thuộc, gây áp lực và làm
cản trở cơ hội phát triển của mỗi giới; Duy trì phiến diện hình mẫu lý tưởng của nam
và nữ, đặc biệt là với hình tượng người nổi tiếng, dẫn tới những nhận thức thẩm mỹ
sai lệch trong một bộ phận cơng chúng.
- Cách thức nhìn nhận về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ trên BMĐT: Cổ xúy
những vai trị giới truyền thống và khơng khuyến khích sự thay đổi các vai trị giới
đó; Duy trì, khắc sâu các quan niệm truyền thống về vị trí, năng lực của nam và nữ,
hạ thấp vai trò của nữ giới trong quan hệ gia đình và xã hội.
1.2.2. Các biểu hiện định kiến giới trong hình thức thể hiện tin tức
- Tần suất, vị trí, chun mục: Khơng thiết kế chuyên mục, tiểu mục riêng cho mảng

thông tin về giới. Thiếu cân bằng khi lựa chọn chuyên mục phản ánh hình ảnh nam nữ giới.


6


- Thể loại: Các thông điệp thúc đẩy BĐG thường được chuyển tải qua thể loại tin, bài
phản ánh, thiếu vắng các thể loại thể hiện được chiều sâu của sự phân tích, lý giải, bình
luận như chân dung, phóng sự, phỏng vấn.
- Hình ảnh: Lạm dụng hình ảnh hở hang, gợi cảm của nữ giới; Duy trì cách đánh giá
thiếu cơng bằng về vai trị, vị trí, năng lực của nam và nữ qua việc lựa chọn hình ảnh.
- Ngôn ngữ: Sử dụng những từ ngữ, cách diễn đạt mang tính kì thị giới tính, củng cố

quan niệm rập khuôn về giới với hàm ý coi thường giới nữ, khắc họa sự mờ nhạt, vơ
hình, phụ thuộc của nữ giới đối với nam giới.
1.3. Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới.
Có thể nói, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý khá hoàn thiện và chặt
chẽ về BĐG. Sự tiến bộ về mặt thể chế đã tạo được môi trường pháp lý tơn trọng sự
cơng bằng, khuyến khích sự tham gia của cả hai giới trong các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Cùng với việc kí và phê chuẩn công ước CEDAW, Cương lĩnh hành động Bắc
Kinh, Mục tiêu thiên niên kỷ…, việc thực hiện BĐG ở nước ta đã trở thành cam kết
của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng thế giới. Bối cảnh đó chính là những làn
sóng, là hơi thở thời đại tác động vào hoạt động báo chí.
1.4. Vai trị của truyền thơng và báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền
bình đẳng giới
Báo chí truyền thơng và BMĐT có vai trị đặc biệt quan trọng trong công cuộc tuyên
truyền BĐG, thể hiện trên các phương diện sau: 1) Thể hiện trong các văn bản pháp luật,
văn bản dưới luật. 2) Thể hiện trong sứ mệnh của báo chí đối với sự tiến bộ xã hội. 3) Thể
hiện ở đặc điểm loại hình và sức ảnh hưởng của báo mạng điện tử. Dựa trên thể chế tiến
bộ với khung pháp lý chắc chắn, vững vàng của Đảng và Nhà nước về BĐG; dựa trên
những đổi thay của một nền báo chí nhân văn, vì sự tiến bộ xã hội; dựa vào những ưu thế
vượt trội về mặt loại hình của BMĐT, báo chí truyền thơng ngày càng khẳng định được

vai trị quan trọng của mình trong việc truyền thơng về giới.
1.5. Lý thuyết nghiên cứu
Luận án vận dụng các hệ thống lý thuyết sau đây vào các nội dung nghiên cứu:
1) Lý thuyết truyền thông đại chúng (bao gồm: Truyền thông đại chúng và những tác
động lên công chúng – Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda setting
theory),Thế giới bị “đóng gói” - Lý thuyết đóng khung (Framing theory),Lý thuyết về Cơ
chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội, Lý thuyết “Người gác cổng” (Gate
keeping theory). 2) Lý thuyết về giới (bao gồm: Lý thuyết về vị trí và vai trò xã hội (Social
roles and social position); Lý thuyết biến đổi xã hội (Social Change), Khung phân tích giới
Harvard, Lý thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới – Sự kì thị giới trong ngơn ngữ)
để lý giải, cắt nghĩa, làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

7


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Khảo sát báo mạng điện tử tuoitre.vn,
vnexpress.net, giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)
2.1. Định kiến giới trong nội dung tác phẩm báo mạng điện tử
2.1.1. Định kiến giới về đặc điểm của nam và nữ
2.1.1.1. Đặc điểm ngoại hình
Có sự chênh lệch về tỷ lệ mơ tả ngoại hình của nam và nữ trong các bài viết trên
BMĐT, đó là nữ ln được chú ý mơ tả ngoại hình nhiều hơn nam. Trong số liệu
khảo sát mà chúng tôi thu được, nhân vật trong các tin bài về sắc đẹp, thời trang,
thẩm mỹ tới 77% mang giới tính nữ. Điều này vơ tình củng cố quan niệm truyền
thống về giới: Phụ nữ gắn liền với nhan sắc, nam giới gắn liền với tài năng; “Gái ham
tài, trai ham sắc”.
Trong việc mơ tả ngoại hình của nhân vật, các bài viết vẫn sử dụng các từ khóa
được dành riêng cho mỗi giới khi mô tả vẻ đẹp nam tính/nữ tính lí tưởng. (trong 115
bài viết đề cập đến “thân hình nóng bỏng, cân đối, mềm mại” thì có tới 114 bài viết là

mơ tả nhân vật nữ. Tương tự như vậy, 48/50 bài viết mô tả nữ giới có “khn mặt
thanh tú, dịu dàng”)
Hình thức như “tấm giấy thông hành” của phụ nữ trong các lĩnh vực nghề nghiệp
được coi là địa hạt của nam giới: nghề phi công, bác sĩ, vận động viên...
Cách thức mô tả ngoại hình người nổi tiếng trong các tin bài giải trí tồn tại khá
nhiều biểu hiện định kiến giới: Nếu không phải là “bắt lỗi” người nổi tiếng trong cách
ăn mặc, trang điểm thì sẽ là tập trung mơ tả sự hở hang, gợi cảm; nếu không phải là
“soi” việc người nổi tiếng sử dụng hàng hiệu đắt tiền hay phẫu thuật thẩm mỹ, thì sẽ
là “bóc phốt” dung nhan trong quá khứ hoặc bóc mẽ chuyện đời tư của họ và người
thân trong gia đình…
2.1.1.2. Đặc điểm về tính cách, phẩm chất:
Thứ nhất, những khn mẫu tính cách truyền thống vẫn được áp dụng riêng cho
mỗi giới trong tin bài trên BMĐT. Đó là nữ giới thường dễ bộc lộ tình cảm, yếu đuối,
tế nhị, dịu dàng, đảm đang, cịn nam giới thường nóng tính, dũng cảm, táo bạo, quyết
đốn, mạnh mẽ, hào phóng…
Chúng tơi khảo sát về các từ khóa được sử dụng trong các bản tin để mơ tả tính
cách được mong đợi của mỗi giới, kết quả đã thể hiện những mẫu hình giới truyền
thống như: Đàn ông phải mạnh mẽ, hào hoa, ga lăng (41/55 tin bài), là trụ cột, là chỗ
dựa (47/55 tin bài), phải thành đạt (39/62 tin bài), phải có cơng danh sự nghiệp
(55/108 tin bài). Cịn phụ nữ vẫn đóng khung trong vai trò hy sinh, giữ lửa (49/56 tin
bài), dịu dàng, vị tha, nhường nhịn (57/72 tin bài).
8


Bên cạnh các tính cách được mong đợi thì khiếm khuyết của của mỗi giới cũng
được mặc định sử dụng những từ khóa riêng cho nam và nữ. Trong các bài viết, hình
ảnh xấu xí của nam giới thường là người lăng nhăng, có tính trăng hoa, thích của lạ,
“chán cơm thèm phở” (62/89 tin bài), vô tâm, vô cảm, máu lạnh (35/42 tin bài), bạo
lực, nghiện ngập (24/30 tin bài), trong khi đó, hình ảnh bị chỉ trích của nữ thường là
người bị động, phụ thuộc, yếu đuối, an phận (33/41 tin bài) và đào mỏ, ham tiền

(46/90 tin bài).
Thứ hai, báo mạng điện tử duy trì định kiến giới trong cách thức mơ tả tính cách
của người nổi tiếng.
Khi xây dựng hình ảnh sao nữ trong các bản tin giải trí, BMĐTthường tập trung
vào khía cạnh hình thức (gợi cảm, thời trang…) mà ít chú ý đến đời sống tâm hồn
(quan điểm sống, đời sống nội tâm, tình cảm…), nếu có cũng chỉ chú trọng đến việc
soi mói đời tư, tình cảm để giật tít, câu view. Chính vì thế, các biểu hiện tiêu cực của
sao nữ (mê hàng hiệu, nghiện phẫu thuật thẩm mỹ, hở hang phản cảm, cư xử không
đúng mực…) thường được các báo tập trung khai thác. “Soi” việc người nổi tiếng sử
dụng hàng hiệu đắt tiềnvà chuyện tình cảm riêng tư của họ là một chủ đề quen thuộc
ln nóng trên BMĐT. Những thông tin này xuất hiện thường xuyên trên BMĐT sẽ
dẫn đến nhận thức: Phụ nữ luôn phải phụ thuộc đàn ông, phụ nữ đẹp lại càng cần
sống bám vào những người đàn ơng giàu có để nổi tiếng, để thể hiện “đẳng cấp” của
mình, bất chấp tình cảm đó có đúng đắn và chân thành hay khơng.
BMĐT cũng có nhiều bài viết thể hiện ĐKG ngay trong suy nghĩ của các sao: Áy
náy khi lịch diễn bận không làm tốt vai trị nội trợ, chăm sóc gia đình, cố gắng gồng
mình để hồn thành vai trị kép… là cảm xúc thường xuyên được nhắc đến.
2.1.2. Định kiến giới về vị trí, vai trị, năng lực của nam và nữ
Chúng tơi tiến hành phân tích vị trí,vai trị, năng lực của phụ nữ so với nam giới
trong nội dung tin tức theo hai phương diện:
2.1.2.1. Trong mối quan hệ gia đình
Vị trí của nam và nữ được BMĐT mơ tả vẫn gắn chặt với các định khuôn đã tồn tại
lâu dài trong xã hội. Những khn mẫu đó được BMĐT truyền tải thành những thông
điệp rõ ràng qua những bài viết cập nhật từng ngày từng giờ, có sức lan tỏa mạnh mẽ
nhờ sự hỗ trợ của uy tín truyền thơng và ưu thế của công nghệ thông tin: 1) BMĐT
vẫn duy trì định kiến về các bên trong những cuộc hôn nhân đổ vỡ hay những mối
quan hệ đứt gánh giữa đường, trong đó người phụ nữ dù ở vị trí nào cũng là đối tượng
chịu định kiến nhiều hơn. 2) BMĐT vẫn khuyến khích phụ nữ phải biết tỏ ra thụ
động, yếu đuối, thua kém chồng. Phụ nữ giỏi hơn chồng là có tội. 3) BMĐT có nhiều
tin bài thể hiện thơng điệp: Chăm sóc gia đình là sứ mệnh riêng của phụ nữ, kiếm tiền

và làm “trụ cột” là trách nhiệm của đàn ông. 4) Học cách chiều chồng là bí quyết
9


thành công của phụ nữ. 5) Cách thức mô tả nhân vật trong các tin bài về bạo lực giới
vẫn củng cố định kiến với giới nữ.
2.1.2.2. Trong mối quan hệ xã hội
Thứ nhất, vị thế và tiếng nói giữa nam và nữ được mô tả trong nội dung tin tức vẫn
có sự chênh lệch khá lớn.
Tỉ lệ nam/nữ được mô tả là thủ phạm/nạn nhân trong các bản tinvẫn có sự khác
biệt. Nam giới vẫn thường được mơ tả là thủ phạm, tội phạm hay nạn nhân của tai
nạn, chiến tranh; cịn nữ giới vẫn được mơ tả là nạn nhân của bạo lực tình dục, bạo
lực gia đình, thực hành văn hóa…Việc duy trì những khn mẫu này có thể dẫn đến
tình trạng bạo lực giới, đặc biệt là bạo lực tình dục, bạo lực gia đình gia tăng, trong
đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ.
Việc mơ tả vị thế giữa nam và nữ trên truyền thông khá chênh lệch. Nam giới vẫn
được mô tả trong vai trị là lãnh đạo, quản lý, đại diện chính quyền, doanh nghiệp,
đoàn thể… nhiều hơn nữ giới. Nữ giới được mơ tả chủ yếu trong vai trị là cơng dân,
cơng chúng, nhân viên, người nổi tiếng (MC, người mẫu, ca sĩ, diễn viên)…
Thứ hai, việc xây dựng chân dung nữ lãnh đạo, quản lý vẫn dựa theo những mô-tip
truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “vừa hồng, vừa chuyên”.
Thứ ba, các bài viết về mua bán dâm, quấy rối tình dục, hiếp dâm và xâm hại tình
dục trên BMĐT cổ xúy những quan niệm truyền thống bất lợi cho giới nữ.
2.2. Định kiến giới trong hình thức tác phẩm báo mạng điện tử
2.2.1. Tần suất/Chuyên mục
Trong số các bài liên quan đến nữ (phụ nữ là nhân vật được phản ánh chính hoặc phản
ánh trong mối quan hệ với đối tượng khác như chồng, người yêu cũ, bố mẹ chồng, con
cái, đồng nghiệp…), đa số các tin bài tập trung ở chun mục Văn hóa,Giải trí, chun
mục Gia đình hoặc Tâm sự. Với tính chất của báo mạng điện tử, tin bài ở các chuyên mục
này thường mang tính chất giải trí thuần túy, chú trọng cung cấp thơng tin “sốt dẻo” để

thỏa mãn trí tị mị của độc giả hơn là đi sâu phân tích tình huống. Chính vì thế, nhìn số
lượng tin bài về nữ so với tổng số có vẻ cao nhưng mục đích truyền thơng về giới khơng
thực chất, nếu khơng muốn nói là khơng được chú trọng.
Kết quả phân tích định lượng về giới tính của nhân vật đề cập trong các tin bài về
nghệ thuật, giải trí (Tin bài về nữ chiếm 32%, cả nam và nữ: 39%, chỉ nam: 29%) và
thời trang, sắc đẹp, thẩm mỹ (Tin bài về nữ: 77%, cả nam và nữ: 15%, chỉ nam: 8%)
giúp chúng ta khẳng định thêm tính thuyết phục của nhận định trên.
Số lượng và tần suất tin bài về giớikhá hạn chế, mức độ đăng tải tin bài phụ thuộc
vào độ hấp dẫn của vấn đề, sự quan tâm của công luận hoặc theo chủ kiến của phóng
viên, biên tập viên về tầm quan trọng của thông tin mà không phải là theo kế

10


hoạchdài hạn. Chưa có BMĐT nào thiết kế chuyên mục, tiểu mục riêng cho mảng
thông tin về giới.
2.2.2. Thể loại
Kết quả định lượng cho thấy nhóm thể loại thơng tấn (tin, tường thuật, phỏng vấn,
bài phản ánh, ghi nhanh) chiếm phần lớn tỉ lệ các bài viết, trong đó chủ lực là thể loại
tin được các báo sử dụng nhiều nhất (94,1%), các bài chân dung, tường thuật, phỏng vấn
xuất hiện với số lượng khá khiêm tốn. Nhóm tác phẩm chính luận (bình luận, xã luận,
chun luận và phiếm luận) chiếm tỷ lệ khơng đáng kể (0,4%). Với đặc tính thể loại là
tính cập nhật, ngắn gọn nhưng đủ thơng tin, thể loại tin tức, đã đáp ứng được yêu cầu về
tính thời sự, chính xác, trở thành thể loại chiếm ưu thế trên BMĐT. Chuyên mục Thời sự,
Xã hội, Văn hóa, Giải trílà những chun mục thích hợp đăng tải các tin tức này. Tuy
nhiên, để các thông điệp thúc đẩy BĐG trở nên chân thực, sâu sắc và lan tỏa mạnh mẽ
hơn, chúng ta cần sự tham gia nhiều hơn của thể loại báo chí có yếu tố luận bình, lý giải,
thể hiện chủ kiến của nhà báo trong quá trình luận giải.
Thể loại tường thuật được sử dụng nhiều trong chuyên mục Tâm sự, Gia đình với
những câu chuyện kể của ngơi thứ ba số ít hoặc những lời tự sự, xin lời khuyên từ

chuyên gia/độc giả của chính nhân vật. Những chuyên mục này thu hút lượng độc
giả tham gia đọc và bình luận, trao đổi quan điểm, thậm chí là tranh luận khá lớn.
Nhiệm vụ của nhà truyền thông về giới là sự lựa chọn câu chuyện và cách thức
chuyển tải những câu chuyện đó trong bản tin sao cho sát với các tiêu chí của một
tác phẩm báo chí có nhạy cảm giới.
Chân dung là thể loại được sử dụng tương đối nhiều (2,7%) so với các thể loại
khác trong nhóm thể loại thơng tấn, ngoại trừ thể loại tin. Một trong các nguyên
nhân là do chúng tơi khảo sát chun mục Giải trí trên cả ba tờ BMĐT, chuyên mục
này thường xuyên xuất hiện các bài chân dung các nhân vật của công chúng. Thể
loại này cần được mở rộng phạm vi cho các tin bài về những con người bình thường
nhưng cuộc đời của họ, nhân cách của họ, công việc của họ, cảm xúc của họ có khả
năng truyền những cảm hứng tốt đẹp về hình ảnh tương lai của một xã hội đang dần
thu hẹp khoảng cách giới. Tương tự như vậy, thể loại phỏng vấn hay các bài phóng
sự dài kỳ nhằm tìm hiểu thơng tin sâu hơn về giới và bình đẳng giới chỉ chiếm tỷ lệ
quá nhỏ so với mức độ quan tâm của dư luận xã hội và tính cấp thiết của vấn đề..
2.2.3. Hình ảnh:
Xét mối quan hệ giữa bối cảnh và giới tính trong các bức ảnh, có thể thấy hình ảnh
nữ giới vẫn gắn chặt với không gian trong nhà, trong bếp, trong bệnh viện hoặc các
không gian công cộng khác như chợ, trường học cịn nam giới ln có mặt trong các
hội nghị, hội thảo, phịng thí nghiệm hay cơ quan, cơng sở, nơi làm việc. Đặc biệt,
hình ảnh phụ nữ xuất hiện cùng người già, trẻ em chiếm tỷ lệ cao gấp ba lần nam giới
11


( 51,4 % so với 16,5 % trên tổng số 109 tin bài) đã tuyệt đối hóa vai trị ni dưỡng
và chăm sóc của phụ nữ; trong khi đó, hình ảnh nghiêm túc, phong độ trong không
gian hội họp, công sở, hội thảo, phịng thí nghiệm gần như là địa hạt riêng của nam
giới đang tiếp tục duy trì vị trí “trụ cột” về kinh tế, tơn vinh vị trí “người ra quyết
định” của nam giới.
Bên cạnh đó, tuy tỷ lệ hình ảnh phụ nữ trong bối cảnh khơng gian gia đình sang

trọng, đẹp đẽ hay những sự kiện trang trọng, lộng lẫy khá cao (37,8% so với hình ảnh
nam giới là 9,8% trên tổng số 447 tin bài); song, xâu chuỗi với tỷ lệ nữ áp đảo trong
các tin bài giải trí thì chúng ta nhận thấy đây chỉ là phản ánh về một bộ phận nhỏ
những người nổi tiếng trong giới showbiz (người mẫu, diễn viên, người dẫn chương
trình, ca sĩ…). Và trong chính những con số tưởng như tín hiệu đáng mừng này lại
tiềm ẩn những nguy cơ định kiến giới nặng nề mà nghiêm trọng nhất là sự lạm dụng
hình ảnh phụ nữ. Kết quả khảo sát của chúng tôi về trang phục của nhân vật nữ trong
các hình ảnh trên BMĐT cho thấy:Trong khi nam giới xuất hiện trên ảnh chủ yếu
trong trang phục công sở, đồng phục nghề nghiệp lịch sự, sang trọng thì nữ giới chủ
yếu là trong trang phục hở hang, gợi cảm hoặc trang phục ở nhà. Mỗi tin bài trong
chuyên mục giải trí kèm theo khơng chỉ một ảnh mà rất nhiều ảnh, đa số là các ảnh
trong trang phục gợi cảm giữa không gian sự kiện xa hoa, lộng lẫy. Thậm chí, dạng
tin ảnh (nội dung tin chính là những chú thích ảnh) dường như đang chiếm ưu thế
trên BMĐT. Những tin bài với lượng ảnh từ ba đến năm ảnh trên BMĐT xuất hiện
với tỷ lệ khá cao (38,3 % trên tổng số 1110 tin bài), đặc biệt là ở những chun mục
Giải trí, Văn hóa.
Với tần suất xuất hiện như vậy, cộng với tỷ lệ ảnh phụ nữ trong trang phục hở
hang, gợi cảm cao đặc biệt (91,2% trên tổng số 456 tin bài), phụ nữ dường như đang
bị lợi dụng thân thể, lạm dụng hình ảnh trên truyền thơng cho các mục đích khác
nhau một cách tinh vi rất khó nhận biết.
Ngồi việc bị lạm dụng hình ảnh, định kiến giới cịn thể hiện ở cách đánh giá về vị
thế của người phụ nữ so với nam giới qua ảnh. Theo khảo sát của chúng tôi, trong
139 bức ảnh có biểu cảm khóc, đau khổ, thì có tới 38,1 % nhân vật là giới tính nữ,
trong khi đó, trong 171 bức ảnh có biểu cảm nghiêm túc, trang nghiêm thì 37,6 %
nhân vật mang giới tính nam. Rõ ràng, cách khai thác hình ảnh cho thấy, những
khuôn mẫu truyền thống về người phụ nữ yếu đuối, phụ thuộc, người đàn ơng mạnh
mẽ, quyết đốn vẫn đang được duy trì.
Như vậy, hình ảnh trên BMĐT có thể góp phần quan trọng dần phá vỡ “bức tường
kính vơ hình” trong nhận thức và tư duy của xã hội về giới và bình đẳng giới, đồng
thời cũng có thể củng cố vững chắc hơn bức tường vơ hình đó nếu người làm báo

thiếu đi những kiến thức, kỹ năng cần thiết về vấn đề này.
12


2.2.4. Ngôn ngữ:
Dễ dàng bắt gặp những biểu hiện của ĐKG trong cách thức sử dụng ngôn từ trên
BMĐT. Chẳng hạn, BMĐT sử dụng các từ bác sỹ, kỹ sư, cơng an, lái xe… với hàm ý
mặc định đó là nam, và thường dùng các từ chỉ nữ giới để đánh dấu về giới cho
những nghề nghiệp này như nữ bác sĩ, nữ tài xế, nữ phi công, bà bộ trưởng… Những
khoảng trống từ vựng như vậy vơ tình làm tăng thêm tính vơ hình của phụ nữ trong
ngơn ngữ. Bên cạnh đó, BMĐT cũng sử dụng các cách diễn đạt rập khuôn về giới
như “Anh đi đâu là việc của anh, em đàn bà con gái biết gì, rõ là lắm chuyện” (Chuỗi
ngày tủi nhục của người vợ bù nhìn, Giadinh, 9/9/2015), “Chuyện xã hội em hiểu gì”
(Chồng tơi ít tài nhiều tật, VnE, 15/01/2016)… Cách diễn đạt này củng cố quan niệm
rập khuôn về giới với hàm ý coi thường giới nữ, khắc họa sự mờ nhạt, vô hình, phụ
thuộc của nữ giới đối với nam giới.
Có những từ/cụm từ đặc trưng mang tính so sánh, ẩn dụ được sử dụng để ca ngợi
giới nữ nhưng lại ẩn chứa định kiến một cách khó nhận biết, ví dụ như: Nữ hoàng
trong gian bếp, nội tướng, người giữ lửa, người xây tổ ấm... Những cách diễn đạt này
được BMĐT sử dụng với tần suất cao vơ hình trung tạo hiệu ứng ngược “trói chặt”
người phụ nữ vào bổn phận chăm sóc gia đình.
BMĐT cũng sử dụng các từ/cụm từ định danh mang tính định kiến, mang nhiều
nghĩa mới ám chỉ người phụ nữ với hàm ý tiêu cực, thiếu thiện cảm: Máy bay bà già,
Người đẹp dao kéo, Yêu nữ hàng hiệu, Chân dài, kiều nữ (trong tương quan với đại
gia), Gà già, bị già, Bình hoa di động, Nữ hoàng + danh từ (dao kéo, nội y, phẫu
thuật thẩm mỹ…), Tiểu tam, trà xanh, con giáp thứ 13…
Bên cạnh việc sử dụng từ ngữ mang tính kì thị giới tính, BMĐT cịn thường xun
sử dụng các tiêu đề khai thác yếu tố nhân thân mang màu sắc định kiến. Chẳng hạn
như trong các bài viết về tai nạn xe hơi, chi tiết “nữ tài xế” thường được nhấn mạnh ở
ngay tiêu đề với hàm ý: phụ nữ không giỏi lái xe, từ đó hình thành định kiến về việc

phụ nữ lái xe, thậm chí trở thành những quan niệm đóng đinh rằng “bán xăng cho phụ
nữ là tội ác”.
Cách gọi tên nhân vật theo mối quan hệ với người yêu/chồng, vợ/bạn trai, bạn gái
giàu có, nổi tiếng hơn cũng góp phần làm “vơ hình hóa” nữ giới: Vợ Đan Trường lần
đầu dự sự kiện (VnE, 10/01/2014), Bạn gái cũ của MC Trấn Thành quyến rũ khi làm
mẫu ảnh (Giadinh, 13/6/2014),Nhan sắc đời thường của cơ trưởng sắp cưới Trương
Thế Vinh (VnE, 9/6/2016) …
Đặc biệt, BMĐT thường xuyên sử dụng các câu hỏi phỏng vấn khắc sâu định kiến
giới, duy trì chuẩn mực kép với nam và nữ.Ví dụ như: Chị gặp những áp lực gì khi là
một bà mẹ đơn thân?Một mình trải qua những tháng ngày sóng gió, hiện tại, chị
mong mỏi gì cho tương lai?( Ngọc Diễm: Có con là quyết định đúng đắn nhất đời tôi
(VnE, 6/8/2015)

13


CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ
ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
3.1. Những vấn đề đặt ra từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử
Việt Nam.
3.1.1. Biểu hiện tích cực của báo mạng điện tử Việt Nam trong nhiệm vụ truyền
thông về giới.
So với khoảng hai thập niên trở về trước, nhận thức của cơ quan báo chí và của nhà
báo về vấn đề bình đẳng giới và ý thức trách nhiệm phải tuyên truyền bình đẳng giới
đã có những thay đổi tích cực.
Về mặt định lượng, kết quả khảo sát cho thấy, sự xuất hiện của nam và nữ trên các
bản tin có tỉ lệ khá cân bằng, trong đó nam là 23%, nữ là 22%, cả nam và nữ là 26 %.
Điều này so với các nghiên cứu của 10 -20 năm về trước là một sự tiến bộ đáng kể.
Đi sâu tìm hiểu nội dung tin bài, chúng tôi nhận thấy yếu tố nhạy cảm giới, có ý
thức về việc phản ánh giới trong nội dung tin tức trên các trang BMĐT thuộc diện

khảo sát đã rõ rệt hơn rất nhiều. Trong thời gian khảo sát, các báo đều có khá nhiều
tin bài xoay quanh chủ đề giới, bình đẳng giới.
- Thứ nhất, các hoạt động, phong trào, các câu chuyện thúc đẩy bình đẳng giới
trong nước và trên thế giới đã được các báo cập nhật trong nội dung tin tức. Các
chính sách, pháp luật, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới
cũng như các hoạt động chống bất bình đẳng giới của các tổ chức, cá nhân đã được
các báo đăng tải kịp thời.
- Thứ hai, vào các ngày lễ dành riêng cho phụ nữ như ngày 8/3, ngày 20/10, các
báo cũng tập trung đăng tải các bài viết tôn vinh người phụ nữ.
- Thứ ba, các báo đều có những tin bài “truyền cảm hứng” về bình đẳng giới khá
hiệu quả. Ví dụ như bài Bình đẳng giới từ trong nhà (Tuoitre, 8/3/2016), Đổi mới là
không giới hạn (Tuoitre, 20/10/2016), Hai ngày lễ phụ nữ nhưng bất bình đẳng lại
cao? (Giadinh, 07/3/2014), Phụ nữ đừng địi hỏi gì nếu khơng chịu nhường nhịn đàn
ơng (VnE, 06/8/2015)
3.1.2. Những hạn chế từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt
Nam hiện nay.
3.1.2.1. Định kiến giới vẫn tồn tại trong nội dung tin tức
- Cách thức mơ tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách/phẩm chất) của nam và nữ vẫn
dựa theo những motip truyền thống quen thuộc, gây áp lực và làm cản trở cơ hội phát
triển của mỗi giới. Đặc biệt, BMĐT duy trì ĐKG trong cách thức mơ tả ngoại hình,
tính cách của người nổi tiếng khi quá tập trung vào yếu tố hình thức (gợi cảm, thời
trang) mà ít chú ý đến đời sống tâm hồn (quan điểm sống, đời sống nội tâm, sự nỗ
14


lực…); chú tâm vào việc xoi mói đời tư, “bóc phốt” chuyện tình cảm của người nổi
tiếng để giật tít, câu view, vơ tình củng cố và cổ xúy những quan niệm bất bình đẳng
giới trong nhận thức của độc giả.
- Cách thức mô tả nhân vật trong mối quan hệ gia đình và xã hội trên BMĐT cho
thấy những biểu hiện của ĐKG khi nhìn nhận về vị trí, vai trị, năng lực của nam và

nữ. Ở đó, những quan điểm sai lệch, thiếu công bằng về giới đã tồn tại qua nhiều thế
kỷ vẫn tiếp tục được BMĐT đồng tình và lan tỏa thơng qua các thơng điệp truyền
thơng. Ví như trong quan hệ gia đình, vợ giỏi hơn chồng là nguyên nhân ta vỡ hạnh
phúc; phụ nữ thơng minh, xinh đẹp sẽ khó lấy chồng; ngoại tình hay những hành vi
hung hăng, sách nhiễu tính dục là năng lực riêng thuộc về bản năng của nam giới;
phụ nữ luôn là người đáng thương, đáng trách trong các mối quan hệ tay ba; học cách
chiều chồng và chăm sóc “tổ ấm” là sứ mệnh riêng của phụ nữ, ... Còn trong quan hệ
xã hội, vị thế giữa nam và nữ được mô tả trên BMĐT khá chênh lệch, trong đó nam
giới vẫn được định danh trong vai trị là lãnh đạo, quản lí, đại diện chính quyền,
doanh nghiệp, còn nữ giới thường xuất hiện trong vai trò là công dân, công chúng,
nhân viên hoặc người nổi tiếng (ca sĩ, người mẫu, diễn viên, người dẫn chương
trình...). Nếu người phụ nữ xuất hiện trong vai trị lãnh đạo, cơ ấy sẽ được mô tả là
người “vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà”.
3.1.2.2. Định kiến giới tiềm ẩn trong hình thức thể hiện tin bài
- Tần suất/Chuyên mục: Kết quả khảo sát cho thấy BMĐT chưa thực sự quan tâm
đến việc truyền thơng về giới, vì vậy mà khơng thiết kế chuyên mục, tiểu mục riêng
cho mảng thông tin về giới và BĐG. Sự mất cân đối về phản ánh giới thể hiện rất rõ
khi phụ nữ xuất hiện chủ yếu trong các chun mục Văn hóa, Giải trí, Gia đình hay
Tâm sự, và gần như vắng bóng trong các chun mục Chính trị, Kinh tế, Quốc phịng
an ninh… Các tin bài về mỹ phẩm, sắc đẹp, thời trang luôn là địa hạt dành riêng cho
phụ nữ. Sự phản ánh về giới thiếu cân đối trên BMĐT đã và đang gián tiếp thể hiện
cái nhìn mang định kiến giới của nhà báo khi khai thác nguồn tin.
- Thể loại: Do đặc trưng loại hình của BMĐT, thể loại tin là thể loại được sử dụng
chủ yếu khi phản ánh các thông tin về giới. Sự thiếu vắng của các thể loại có yếu tố
luận bình, lý giải, thể hiện chủ kiến của nhà báo trong q trình mơ tả và luận giải
như phóng sự, chân dung khiến cho việc truyền thơng về giới khơng đạt hiệu quả cao.
- Hình ảnh: Hình ảnh nữ giới vẫn gắn chặt với khơng gian trong nhà, trong bếp,
trong bệnh viện hoặc các không gian cơng cộng khác như chợ, trường học cịn nam
giới ln có mặt trong các hội nghị, hội thảo, phịng thí nghiệm hay cơ quan, cơng sở,
nơi làm việc; Vị thế của phụ nữ trong các bức ảnh thường là người chăm sóc, nội trợ,

trong khi nam giới vẫn đóng khung trong vai trị “trụ cột”, kiếm tiền, có vị trí cao
trong xã hội; Việc lạm dụng các ảnh phụ nữ trong trang phục gợi cảm, hở hang
15


dường như đang củng cố thêm “bức tường kính vơ hình” về sự lạm dụng cơ thể phụ
nữ trên truyền thơng.
- Ngơn ngữ: Sự kì thị giới trong ngơn ngữ BMĐT thể hiện ở việc duy trì những
khoảng trống từ vựng làm tăng thêm tính vơ hình của phụ nữ trong ngôn ngữ; sử
dụng những từ/cụm từ ẩn dụ với hàm ý coi thường phụ nữ hoặc gây áp lực giới;
thường xuyên sử dụng các câu hỏi phỏng vấn khắc sâu định kiến giới, duy trì chuẩn
mực kép với nam và nữ…
3.1.3. Những nhân tố tác động đến vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử
Thực tế đời sống xã hội vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện của ĐKG, bản thân phụ nữ
chính là những người mang ĐKG trong nhận thức chính là những nguyên nhân khách
quan khiến cho ĐKG có lí do tồn tại trong nội dung tin tức trên BMĐT. Bên cạnh đó,
các yếu tố chủ quan quan trọng khác chính là: Mục tiêu truyền thơng về giới chưa
được các tịa soạn BMĐT coi trọng và ưu tiên; bản thân phóng viên, người làm báo
cũng là một thành viên trong cộng đồng xã hội, trong họ cũng tồn tại ý thức định kiến
về giới, đa phần cũng coi sự bất bình đẳng giới trong xã hội là hiện tượng tự nhiên,
phù hợp với quy luật; đội ngũ phóng viên, người làm báo chưa có điều kiện và nhu
cầu cập nhật những kiến thức và kỹ năng về truyền thơng BĐG; cơng chúng thì vẫn
giữ thói quen tiếp nhận những “lẽ thường” vốn đã tồn tại lâu dài trong đời sống xã
hội, vì vậy việc phản ánh những câu chuyện hợp với lẽ thường đã trở thành thói quen
của BMĐT cũng như TTĐC nói chung nhằm thu hút sự quan tâm của công chúng.
3.2. Giải pháp từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử.
3.2.1. Giải pháp trong cách xây dựng nội dung tin bài
3.2.1.1. Cách thức phản ánh đặc điểm, tính cách nam, nữ trong tin tức
- Hướng tới sự cân bằng tỷ lệ khi mơ tả ngoại hình của nam và nữ. Hạn chế việc sử
dụng các từ khóa theo motip khi mơ tả ngoại hình của mỗi giới.

- Khi lựa chọn và mơ tả tính cách, phẩm chất của nam và nữ trong nội dung tin tức,
BMĐT cần chú ý hạn chế việc áp dụng những khn mẫu tính cách truyền thống cho
mỗi giới.
- Khi mơ tả ngoại hình, tính cách, phẩm chất của người nổi tiếng trong các tin bài
giải trí, cần chú trọng hơn đến các biểu hiện tích cực hơn là việc “vạch lá tìm sâu”,
soi mói, bóc phốt các lối về cách ăn mặc, trang điểm hay các câu chuyện về tình cảm,
đời tư. Đặc biệt, yếu tố hở hang, gợi cảm của sao nữ cần được khai thác có chừng
mực để tránh những hiệu ứng phản cảm, ảnh hưởng đến thị hiếu của công chúng, đặc
biệt là giới trẻ.
3.2.1.2. Cách thức phản ánh vị trí, năng lực của nam và nữ trong tin tức
BMĐT cần tăng cường những tin bài mô tả nam và nữ trong các vai trị, vị trí đa
dạng với góc nhìn cởi mở hơn về giới. Cần khắc phục, tiến tới loại bỏ những cách
16


thức phản ảnh nhân vật nam và nữ theo những motip truyền thống quen thuộc thiếu
công bằng về giới trong mối quan hệ với gia đình và xã hội.
3.2.2. Giải pháp trong cách xây dựng các yếu tố hình thức
3.2.2.1. Chuyên mục/Tần suất/Thể loại xuất bản tin bài
Sự hiện diện của nữ giới cần được mở rộng ra các chuyên mục khác trên BMĐT
như chuyên mục Chính trị, Kinh tế, Thời sự để nâng cao vị thế của phụ nữ thay vì
chỉ tập trung ở các chun mục Văn hóa, Giải trí, Gia đình, Tâm sự.
Mỗi trang BMĐT cần có chuyên mục riêng để truyền thông BĐG, đồng thời việc
duy trì người phụ trách chuyên mục hoặc phụ trách chung về vấn đề truyền thông về
giới là hết sức cần thiết.
Về mặt thể loại, BMĐT cần tăng cường xuất bản các tin bài mang chủ đề giới và
BĐT thuộc các thể loại tường thuật, chân dung, phóng sự, chuyên luận, xã luận. Hạn
chế việc sử dụng quá nhiều thể loại tin ảnh trong chuyên mục giải trí khi thể hiện đời
sống của người nổi tiếng để tránh tình trạng phơ diễn, lạm dụng cơ thể người phụ nữ,
duy trì và củng cố những nhận thức sai lệch về giới nghệ sỹ biểu diễn cũng như thái

độ kì thị với những nữ nghệ sỹ trẻ.
3.2.2.2. Hình ảnh
BMĐT cần chú ý đến sự cân bằng giới tính ở các bối cảnh khác nhau trong các bức
ảnh. Hạn chế những hình ảnh nhân vật hở hang, phản cảm, đặc biệt là hình ảnh nữ nghệ sỹ
biểu diễn. Điều này được thực hiện thường xuyên sẽ tạo ra hiệu ứng truyền thông thị giác,
dần thay đổi quan niệm lâu nay về vị trí, vai trị, năng lực của nam và nữ..
3.2.2.3. Ngơn ngữ
Những cách diễn đạt củng cố quan niệm rập khuôn về giới với hàm ý coi thường
giới nữ, khắc họa sự mờ nhạt, vơ hình, phụ thuộc của phụ nữ đối với nam giới như
“đàn bà biết gì”, “đúng là đàn bà”… cần được loại bỏ trong ngôn ngữ tin bài trên
BMĐT. Những cụm từ đặc trưng bao hàm nghĩa ẩn dụ, gọi người phụ nữ là “nữ
hoàng trong gian bếp”, “nội tướng”, “người xây tổ ấm”, “hậu phương vững chắc”…
không nên sử dụng thường xuyên để tránh tình trạng tạo “hiệu ứng ngược” – tưởng
chừng ca ngợi, tôn vinh phụ nữ nhưng thực ra lại đang gây áp lực, cột chặt họ vào
bổn phận chăm sóc gia đình, chu tồn việc nội trợ, hy sinh những sở thích và hồi
bão của bản thân. Ngoài ra, những từ, cụm từ định danh hàm nghĩa kì thị, thiếu thiện
cảm đối với giới nữ; cách đặt câu hỏi trong các bài phỏng vấn nhân vật cần được sử
dụng thận trọng hơn trong tin bài để tránh tình trạng ĐKG…
3.2.3. Các khuyến nghị
3.2.3.1. Đối với các cơ quan quản lí báo chí và tịa soạn báo mạng điện tử.
Thứ nhất, cơ quan quản lí báo chí và cơ quan báo chí cần nắm vững và thực hiện
tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BĐG.
17


Thứ hai, hướng tới sự cân bằng giới ở cấp ra quyết định trong các tổ chức truyền
thông là một trong các yếu tố cần thiết.
Thứ ba, nâng cao BĐG và điều kiện làm việc tại công sở.
Thứ tư, thực hiện BĐG trong các hiệp hội, câu lạc bộ và tổ chức nhà báo, các tổ
chức nghiệp vụ và quản lý khác thông qua việc thúc đẩy BĐG tại nơi làm việc, lồng

ghép nhận thức về giới vào thực tiễn truyền thông và tiến hành các sáng kiến nâng
cao ý thức về giới trong đội ngũ cán bộ, nhà báo nhằm tăng cường sự đa dạng trong
truyền thông.
Thứ năm, thúc đẩy quy tắc đạo đức nghề nghiệp cũng như các quy định thực hiện
BĐG trong nội dung truyền thông, nâng cao nhận thức về giới trong tác nghiệp báo chí.
Thứ sáu, hướng tới thực hiện cân bằng giới trong giáo dục và đào tạo.
Thứ bảy, thẩm định chặt chẽ quy trình sản xuất tin bài và thực hiện nghiêm túc
việc kiểm tra, đánh giá, xử phạt những trường hợp vi phạm các nguyên tắc về phản
ánh giới trong nội dung tin tức.
3.2.3.2. Đối với các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực giới
Cần phối kết hợp chặt chẽ với các tịa soạn, cơ quan báo chí để tổ chức các chương
trình tập huấn về nhạy cảm giới, chương trình “nhặt sạn giới”… nhằm từng bước thay
đổi nhận thức và nâng cao năng lực nhạy cảm giới cho đội ngũ nhà báo mạng điện tử
cũng như các lãnh đạo cơ quan báo chí truyền thơng.
3.2.3.3. Đối với các đơn vị đào tạo báo chí – truyền thơng
Cần nâng cao nhận thức về BĐG của các giảng viên, sinh viên báo chí và các sinh
viên khác theo học các khóa liên quan tới truyền thơng và báo chí thơng qua việc lồng
ghép các nội dung chuyên biệt về giới vào chương trình đào tạo của các trường đạo học,
cao đẳng về báo chí, truyền thơng và các khóa học khác.Phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên với các tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực giới để xây dựng các chương
trình, tổ chức các khóa đào tạo kiến thức và kỹ năng về giới, hướng tới thay đổi nhận
thức của các nhà báo về ĐKG trong đời sống xã hội và trong nội dung tin tức.
3.2.3.4. Đối với đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên
Để hạn chế ĐKG trên BMĐT, đối tượng đầu tiên và quan trọng nhất cần tác động
chính là bản thân nhà báo. Đội ngũ phóng viên, BTV, Ban lãnh đạo cơ quan BMĐT
cần củng cố và nâng cao nhận thức của mình về vấn đề BĐG theo đúng chủ trương
của Đảng; Mỗi nhà báo cần phải có cẩm nang “Những điều tuyệt đối khơng mắc
phải” để tránh mắc sai lầm, khi nghi ngờ tin bài của mình có thể tiềm ẩn nguy cơ
phân biệt giới, định kiến giới, cần kiểm tra lại bằng các hình thức khác nhau như tra
tài liệu, hỏi ý kiến chuyên gia…; Tự trau dồi, nâng cao kiến thức về xã hội hiện đại,

nâng cao phơng nền văn hóa để nhìn cuộc sống nhân văn hơn, hướng tới những giá trị

18


tốt đẹp, phù hợp với sự tiến bộ của xã hội; Chú trọng nâng cao trình độ sử dụng ngơn
ngữ, trình độ nghiệp vụ chun mơn để tránh mắc lỗi định kiến giới.
3.2.3.5. Đối với công chúng báo mạng điện tử
Cơng chúng BMĐT cần chủ động, tích cực tìm hiểu các thơng tin về chính sách và
pháp luật liên quan đến vấn đề giới; nỗ lực thay đổi nhận thức về giới của bản thân
bắt đầu từ việc chất vấn và phản biện những “lẽ thường” tiêu cực đã ăn sâu bám rễ
trong đời sống xã hội; tích cực theo dõi, tiếp nhận, lan tỏa những thơng tin hữu ích về
bình đẳng giới đến những người xung quanh; thể hiện vai trò giám sát và “đồng tác
giả” với nhà báo và cơ quan báo chí trong q trình tiếp nhận thông tin; tăng thêm
sức nặng cho các thông điệp tốt đẹp, mới mẻ về giới và BĐG bằng cách tích cực thể
hiện quan điểm cá nhân thơng qua việc bình luận, phản hồi, chia sẻ thơng tin.
3.3. Tiêu chí xây dựng tin bài khơng có định kiến giới trên báo mạng điện tử VN
1) Nhóm tiêu chí về ngun tắc phản ánh về giới trong sáng tạo tác phẩm báo
mạng điện tử.
- Nội dung tin bài trên BMĐT cần bám sát chủ trương đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về Bình đẳng giới.
- Báo mạng điện tử cần đảm bảo các nguyên tắc phản ánh về giới trong nội dung
và hình thức tin bài.
2) Nhóm tiêu chí về giá trị xã hội, bản sắc văn hóa, nguyên tắc nhân văn khi thông
tin về giới trên báo mạng điện tử.
Thông tin về giới trên báo mạng điện tử cần dựa trên các quy tắc, giá trị xã hội và
bản sắc văn hóa dân tộc, lấy nguyên tắc nhân văn làm tơn chỉ mục đích, triệt để bài
trừ tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội và trong chính đội ngũ những người
làm báo mạng điện tử.
3) Nhóm tiêu chí về nhận thức, năng lực, phẩm chất, đạo đức của người làm báo

mạng điện tử khi truyền thơng về giới.
Cần đảm bảo các tiêu chí về nhận thức, năng lực, phẩm chất của người làm báo khi
truyền thơng về giới. Phóng viên, biên tập viên cần có kiến thức, kỹ năng về BĐG để
truyền thông về giới và BĐG, lồng ghép giới trong truyền thơng và có nhạy cảm giới
trong truyền thông.

19


KẾT LUẬN
1. Định kiến giới là những quan niệm, thái độ, đánh giá mang tính khn mẫu về
đặc điểm, vị trí, vai trị, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khn
mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi
giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới. ĐKG
bắt nguồn từ những khuôn mẫu (định khuôn) đã tồn tại trong nhận thức của cộng
đồng xã hội một cách bền vững và lâu dài, vì thế nó có thể trở thành thái độ và hành
vi kỳ thị một cách rất tự nhiên và khó nhận biết, đặc biệt là những ĐKG tiêu cực. Nếu
không dần được loại bỏ, ĐKG sẽ ăn sâu bám rễ trong đời sống nhờ q trình xã hội
hóa, trong đó có mơi trường sống, học tập, mơi trường gia đình và khơng thể không
nhắc đến các tác động mạnh mẽ của truyền thông đại chúng nói chung, BMĐT nói
riêng, trở thành rào cản của BĐG, kìm hãm sự tiến bộ xã hội.
Vấn đề định kiến giới trên BMĐT Việt Nam về cơ bản là “nhận thức, thái độ và
đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trị và năng lực của nam và nữ”
thể hiện thông qua các thông tin từ BMĐT được truyền tải đến công chúng tiếp nhận.
Những tác phẩm báo chí ẩn chứa định kiến giới trong nội dung cũng như hình thức
tồn tại trên BMĐT sẽ phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho
việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình
đẳng giới.
2. Các thơng tin về giới trên BMĐT có vai trị cung cấp kiến thức, tác động tới quá
trình tâm lý xã hội, làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của công chúng, dẫn dắt và

định hướng dư luận xã hội về các vấn đề liên quan đến giới và BĐG. Cũng với những
tính năng ưu việt về mặt loại hình, BMĐT ngày càng thu hút độc giả, đặc biệt là độc giả
trẻ, vì thế, việc nhận diện tin bài tiềm ẩn ĐKG trên BMĐT trên hai phương diện nội
dung và hình thức thể hiện là việc làm cần thiết nhằm phát huy tối đa sức mạnh của
BMĐT trong việc định hướng dư luận xã hội về các vấn đề giới và BĐG.

Kết luận 1 và 2 đã trả lời cho câu hỏi: Có hay khơng sự tồn tại của ĐKG trong nội
dung tin tức trên BMĐT? Và đã chứng minh cho giả thuyết thứ nhất: ĐKG trên
BMĐT là vấn đề cái nhìn, thái độ, cách đánh giá mang tính khn mẫu, một chiều,
tiêu cực của người viết liên quan đến giới được thể hiện trong nội dung tin tức
BMĐT. Những tác phẩm báo chí ẩn chứa định kiến giới tồn tại trên BMĐT sẽ phổ
cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng
cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới.

20


3. BMĐT trong những năm gần đây đã thể hiện những nỗ lực đáng ghi nhận trong
việc truyền thông về giới. Một là, các hoạt động, phong trào, các câu chuyện thúc đẩy
BĐG trong nước và quốc tế ; các chính sách, pháp luật, đường lối chủ trương của
Đảng và Nhà nước về BĐG cũng như các hoạt động chống bất bình đẳng giới của các
tổ chức và cá nhân đã được cập nhật và đăng tải trong nội dung tin tức. Hai là, những
câu chuyện tôn vinh người phụ nữ, những tâm tư, cảm xúc của chị em được đăng tải
thường xuyên vào các dịp lễ dành riêng cho phụ nữ như ngày 8/3, ngày 20/10. Ba là,
BMĐT có khá nhiều tin bài truyền cảm hứng về BĐG với cách nghĩ khác, góc nhìn
mới. Những thơng điệp về sự vất vả, thiệt thòi của phái nữ, về những mong muốn
giản dị của chị em trong cuộc sống gia đình, về những khả năng, thành tựu nổi bật
của phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống… đã được lan tỏa trong cộng đồng, góp phần
thay đổi tư duy nhận thức của cộng đồng về đặc điểm, vị trí, vai trị, năng lực của mỗi
giới trong xã hội cũng như trong đời sống gia đình.

4. Tuy nhiên, dựa trên kết quả phân tích định lượng và định tính hơn 3000 tin bài
trong diện khảo sát, có thể khẳng định rằng: ĐKG vẫn còn tồn tại trong nội dung tin
tức trên BMĐT.
+ Về nội dung: ĐKG thể hiện qua sự đánh giá, thể hiện một chiều, duy trì những
khn mẫu giới tiêu cực, gây áp lực giới về hình ảnh nam và nữ giới trên các phương
diện: Đặc điểm ngoại hình, tính cách, phẩm chất, vị trí, vai trị, tiếng nói...Theo đó,
cách thức mơ tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách/phẩm chất) của nam và nữ vẫn dựa
theo những motip truyền thống quen thuộc, gây áp lực và làm cản trở cơ hội phát
triển của mỗi giới, đặc biệt là giới nữ. Đặc biệt, BMĐT duy trì ĐKG trong cách thức
mơ tả ngoại hình, tính cách của người nổi tiếng khi q tập trung vào yếu tố hình thức
(gợi cảm, thời trang) mà ít chú ý đến đời sống tâm hồn (quan điểm sống, đời sống nội
tâm, sự nỗ lực…); chú tâm vào việc xoi mói đời tư, “bóc phốt” chuyện tình cảm của
người nổi tiếng để giật tít, câu view nên vơ tình củng cố và cổ xúy những quan niệm
bất bình đẳng giới trong nhận thức của độc giả.Cách thức mơ tả nhân vật trong mối
quan hệ gia đình và xã hội trên BMĐT cho thấy những biểu hiện của ĐKG khi nhìn
nhận về vị trí, vai trị, năng lực của nam và nữ. Ở đó, những quan điểm sai lệch, thiếu
công bằng về giới đã tồn tại qua nhiều thế kỷ vẫn tiếp tục được BMĐT đồng tình và
lan tỏa thơng qua các thơng điệp truyền thơng. Ví như trong quan hệ gia đình, vợ giỏi
hơn chồng là nguyên nhân ta vỡ hạnh phúc; phụ nữ thông minh, xinh đẹp sẽ khó lấy
chồng; ngoại tình hay những hành vi hung hăng, sách nhiễu tính dục là năng lực riêng
thuộc về bản năng của nam giới; phụ nữ luôn là người đáng thương, đáng trách trong
các mối quan hệ tay ba; học cách chiều chồng và chăm sóc “tổ ấm” là sứ mệnh riêng
21


của phụ nữ, ... Còn trong quan hệ xã hội, vị thế giữa nam và nữ được mô tả trên
BMĐT khá chênh lệch, trong đó nam giới vẫn được định danh trong vai trị là lãnh
đạo, quản lí, đại diện chính quyền, doanh nghiệp, cịn nữ giới thường xuất hiện trong
vai trị là cơng dân, cơng chúng, nhân viên hoặc người nổi tiếng (ca sĩ, người mẫu,
diễn viên, người dẫn chương trình...). Nếu người phụ nữ xuất hiện trong vai trị lãnh

đạo, cơ ấy sẽ được mơ tả là người “vừa giỏi việc nước, vừa đảm việc nhà”…
+ Về hình thức: Cách thức xây dựng và phản ánh hình ảnh nam và nữ giới trong tin
tức trên BMĐT thể hiện qua các yếu tố: Tần suất, vị trí xuất hiện, thể loại, hình ảnh,
ngơn ngữ… Kết quả phân tích định lượng và các dẫn chứng chi tiết của việc phân
tích định tính nội dung tin bài đã cung cấp những thơng tin xác đáng về tình trạng
ĐKG trong hình thức thể hiện tin bài trên BMĐT.
Kết luận 3 và 4 chứng minh cho giả thuyết thứ hai: Tuy việc tuyên truyền BĐG
trên BMĐTđã có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, xong ĐKG
vẫn tồn tại trong các tác phẩm BMĐT trên cả hai phương diện nội dung và hình thức,
phổ cập và củng cố thêm khn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng
cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới. Các kết luận
này cũng đã trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: ĐKG biểu hiện như thế nào trong nội
dung và hình thức tin bài trên BMĐT?
5. Có nhiều nhân tố tác động đến vấn đề ĐKG trên BMĐT, trong đó yếu tố chủ
quan quan trọng nhất chính là: Nhận thức của phóng viên, người làm báo vẫn tồn
tại ý thức định kiến về giới do ảnh hưởng từ môi trường xã hội truyền thống; Bản
thân họ chưa có điều kiện và nhu cầu cập nhật những kiến thức và kỹ năng về
truyền thông BĐG. Ngồi ra, thực tế đời sống xã hội vẫn cịn tồn tại nhiều biểu
hiện của ĐKG mà bản thân phụ nữ chính là những người mang ĐKG trong nhận
thức chính là những nguyên nhân khách quan khiến cho ĐKG có lí do tồn tại
trong nội dung tin tức trên BMĐT; Bên cạnh đó, thói quen tiếp nhận những “lẽ
thường” vốn đã tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội của công chúng BMĐT đã
tạo điều kiện cho việc phản ánh những câu chuyện hợp với lẽ thường trở thành
thói quen của BMĐT cũng như TTĐC nói chung nhằm thu hút sự quan tâm của
cơng chúng. ĐKG vì thế mà có cơ hội tồn tại, ăn sâu bén rễ trong nội dung tin tức
mà đôi khi người trong cuộc cũng khó nhận biết.
6.Để khắc phục tình trạng ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT, cần xuất phát
từ thực trạng vấn đề ĐKG, từ đó có giải pháp cụ thể đối với các tổ chức và các cá
nhân liên quan. Chúng ta phải thừa nhận rằng, việc thay đổi nhận thức hay hành vi có
nguồn gốc mang tính văn hóa truyền thống như định kiến giới không phải là việc dễ

22


×