Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bai Tham luan giang day DH Doandoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.63 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>THAM LUẬN VỀ CƠNG TÁC GIẢNG DẠY</b>
Kính thưa q vị đại biểu!


Kính thưa tồn thể đại hội!


Trước tiên tôi rất vinh dự và cảm ơn Đại hội đã cho phép tơi có cơ hội được
trình bày những ý kiến của mình về cơng tác giảng dạy, một trong những nhiệm
vụ quan trọng nhất trong nhà trường đối với những đồn viên trong chi đồn giáo
viên.


Kính thưa các đồng chí!


Hoạt động chính trong nhà trường là hoạt động dạy và học. Đối với những
đoàn viên là giáo viên thì cơng tác giảng dạy là cơng tác quan trọng nhất. Tuy
nhiên để thực hiện tốt được nhiệm vụ quan trọng này không phải là việc dễ dàng
và không phải người thầy nào cũng có thể làm được. Bởi thực tế đã chứng minh
rằng có những tiết học của một số giáo viên học sinh không muốn học, không khí
lớp nếu khơng mất trật tự thì cũng trầm lắng, thiếu những cánh tay xung phong
phát biểu, vắng những gương mặt háo hứng đón nhận những lời thầy giáo truyền
đạt. Nhưng vẫn ở lớp đó, một thầy giáo khác vào lớp, khơng khí lớp đã khác, rất
nhiều cánh tay xung phong phát biểu, khơng khí lớp hăng hái nhưng khơng ồn ào
mất trật tự, học sinh chăm chú lắng nghe và dưới sự hướng dẫn của người thầy,
các em tìm ra quy luật, bản chất của bài học. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
Tơi thiết nghĩ là do năng lực giảng dạy khác nhau giữa hai giáo viên. Nói đến năng
lực giảng dạy, khơng đơn giản chỉ là kiến thức đầy đủ, chính xác, giáo án tỉ mỉ,
khoa học mà cịn có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố khác nữa như: phương pháp
dạy học, khả năng diễn đạt và đặc biệt là cái “duyên” của một người thầy khi đứng
trên bục giảng. Cái duyên của người thầy thể hiện trong tác phong, cách ăn nói, đi
đứng thậm chí cả trang phục nữa… Người thầy cơ giáo có dun trên bục giảng là
người thầy cơ giáo thân thiện với học sinh.



Thưa các đồng chí!


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chúng ta không phải là một tấm gương tự học và sáng tạo. Có những người thầy
khi kiểm tra hồ, hồ sơ luôn sạch sẽ, đầy đủ. Luôn thực hiện đầy đúng đủ quy định
về ngày, giờ công và các cơng tác khác nhưng có một điều quan trọng nhất thì lại
khơng chú tâm thực hiện đó là chinh phục được học trị sau mỗi lần lên lớp. Lại có
những người thầy vừa đạt được một chút thành cơng thì đã vội tự mãn, không chịu
trau dồi nâng cao khả năng giảng dạy, không cởi mở trong việc học hỏi đồng
nghiệp và giúp đồng nghiệp cùng tiến bộ.


Thưa các đồng chí!


Có rất nhiều biện pháp để nâng cao năng lực dạy học, tạo nên cái “duyên”
của người thầy đối với học sinh khi trên bục giảng. Sau đây tôi xin mạnh dạn trình
bày một số giải pháp là kinh nghiệm của riêng tôi nhưng đa phần, tôi học hỏi từ
những người thầy trước đây của tôi và từ các đồng nghiệp mà chắc chắn có các
đồng chí giáo viên của nhà trường đang ngồi đây. Những giải pháp mà chính bản
thân tơi vẫn đang phải nỗ lực phấn đấu làm theo. Sau đây tôi xin đề xuất 10 giải
pháp để trở thành một thầy, cơ giáo có “dun” trong cơng tác giảng dạy:


1. Giáo viên phải có kiến thức vững. Đây chính là điều quan trọng nhất đối
với những ai đang làm nghề dạy học. Bởi nó chính là cái nền, yếu tố cơ bản tạo
nên một tiết dạy thành cơng. Dù PPDH có tích cực, hợp lí đến mấy, dù khả năng
diễn đạt của thầy có lưu lốt đến mấy nhưng nếu kiến thức khơng chính xác,
khơng phong phú thì những yếu tố kia cũng khơng có cơ hội để phát huy. Muốn có
kiến thức vững, khơng có cách nào khác là phải học: học từ tài liệu, học từ đồng
nghiệp, học bất cứ nơi đâu, lúc nào có thể.


2. Chú ý đổi mới phương pháp dạy phù hợp. Sự phù hợp về phương pháp dạy
học không phải nhất thiết phải từ bỏ những phương pháp dạy học truyền thống để


lựa chọn các phương pháp mà nhiều người cho là mới, là hiện đại. Theo tôi, sự
phù hợp là phù hợp với đối tượng học sinh, phù hợp với nội dung bài dạy…giáo
viên có thể lựa chọn phương pháp truyền thống hay hiện đại hoặc có thể kết hợp
để có một tiết dạy chất lượng nhất. Đó mới là bản chất của cụm từ đổi mới PPDH.


3. Cần tăng cương hơn nữa việc ứng dụng CNTT, đồ dùng dạy học trực quan
trong dạy học (tất nhiên phải hợp lí) vì đây là hai yếu tố rất quan trọng để giảm tải
các hoạt động của thầy trên lớp, học sinh dễ dàng chiếm lĩnh kiến thức, hơn nữa
nó cịn có tác dụng lơi cuốn, tạo hứng thú trong các tiết dạy. Việc so sánh chất
lượng giảng dạy giữa một tiết không sử dụng CNTT, ĐDDH với một tiết sử dụng
hợp lí CNTT, ĐDDH khơng phải là việc khó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

nhưng ở mỗi lớp, ở những thời điểm khác lại có một cách truyền đạt mới phù hợp
với đối tượng học sinh và không tạo ra sự nhàm chán trong nghề nghiệp.


5. Khả năng truyền đạt lưu loát của người thầy cũng rất quan trọng vì nó thể
hiện sự tự tin của một người thầy khi đứng trước học sinh nhưng điều quan trọng
nhất là học sinh không phải cực nhọc giải mã để tiếp nhận những kiến thức được
trình bày qua những câu giảng bí từ, dùng từ sai mà nghiêm trọng hơn cả là nói
ngọng.


6. Để tạo sự lôi cuốn trong nhưng giờ giảng, khiếu hài hước của người thầy
là rất quan trọng, đó là khả năng pha trò giúp các em giảm bớt được sự căng thẳng
trong q trình lĩnh hội kiến thức. Tạo khơng khí gần gũi nhưng khơng xuồng xã,
vui tươi nhưng khơng ồn ào, mất trật tự.,.


7. Tác phong, lối sống của giáo viên cũng rất quan trọng: đó là cách ăn nói,
đi đứng, điệu bộ, cử chỉ, hành động, trang phục… Khơng thể có những buổi lên
lớp thành cơng nếu giáo viên đó có lối sống khơng lành mạnh, tác phong không
chuẩn mực.



8. Chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm của học sinh biết cách nhắc nhở hoặc
động viên các em kịp thời, có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng học
sinh. Tạo điều kiện cho các em phát huy tính sáng tạo để phát triển trí tuệ.


9. Làm tốt công tác chuẩn bị cho mỗi tiết lên lớp như: Lên KH giảng dạy,
soạn giáo án, tìm hiểu những tài liệu liên quan đến bài dạy…


10. BGH nhà trường phải có những hình thức khen thưởng kịp thời những
giáo viên có chất lượng giảng dạy cao vì đây chính là sự động viên là động lực
giúp các thầy cố phấn đấu trong việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của
mình.


Trên đây là những giải pháp của tôi về đổi mới phương pháp dạy học. Xin
cảm ơn quý vị đại biểu và toàn thể đại hội đã lắng nghe. Tôi cũng rất mong được
nhận được nhiều lời góp ý, nhận xét từ phía đại hội để bản tham luận được hoàn
chỉnh hơn.


Cuối cùng, tôi xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe và chúc đại hội thành công tốt
đẹp!


</div>

<!--links-->

×