Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Giao an chu de Truong mam non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.51 KB, 30 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON (2 TUẦN) TUẦN 1: CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN (Thời gian thực hiện: 21/08- 25/08/2017) Ngày soạn: Thứ 7 ngày 19 tháng 08năm 2017 Ngày dạy: Thứ 2 ngày 21 tháng 08 năm 2017 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: 1.Đón trẻ: - Cô đến sớm thông thoáng phòng học chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ. - Cô niềm nở đến trẻ vào lớp, nhắc trẻ đứng ngay ngắn chào cô, chào bố mẹ và cất đồ dùng vào đúng nơi quy định. - Cho trẻ chơi với đồ chơi của lớp. - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ cũng như học tập của trẻ. - Khi cho trẻ chơi cô bao quát trẻ. - Khi trẻ chơi xong nhắc trẻ cất đồ chơi đúng nơi qui định. 2. Hoạt động tự chọn: Cho trẻ chơi các trò chơi hoặc chơi theo ý thích, hoặc cho trẻ khám phá, quan sát tranh về chủ đề, trò chuyện về chủ đề. 3. Điểm danh: - Cô điểm danh trẻ theo sổ, chấm những trẻ đi học vào sổ. 4. Trò chuyện đầu tuần - Cô và trẻ cùng trò chuyện về chủ đề - Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu như thế nào. - Các cháu đã làm được những gì? - Các cháu có giúp được bố mẹ những công việc gì? - GD: Hai ngày nghỉ ở nhà các cháu phải ngoan nghe lời bố mẹ những công việc nhỏ vừa sức khi đi chơi phải biết xin phép bố mẹ nhé. * ND lồng ghép tích hợp: Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh,biết tự rửa mặt mũi chân tay khi sử dụng nước rửa tay phải tiết kiệm không mở vòi nước quá to tránh lãng phí. 5. Thể dục sáng: Hô hấp:1; Tay: 2; Chân: 1; Bụng: 1; Bật: 2. a. Mục đích yêu cầu. - Giúp trẻ có thói quen vận động buổi sáng biết tập các động tác của bài tập thể dục buổi sáng, giúp trẻ có tâm lý thoải mái để bước vào hoạt động học tập và vui chơi có hiệu quả. b. Chuẩn bị. - Địa điểm tập đảm bảo an toàn cho trẻ. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Kiểm tra sức khỏe trẻ trước khi tập. - Trang phục cô và trẻ gọn gàng. c. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 : Bé khởi động. - Cho trẻ đi thành vòng tròn thực hiện các kiểu - Trẻ thực hiện theo yêu cầu đi thể dục (đi thường, đi bằng gót chân, đi bằng của cô. mũi chân, chạy nhanh, chạy chậm, về hàng) - Trẻ xếp thành 2 hàng dãn đều. - Về hàng xếp hàng. -Trẻ tập đội hình đội ngũ 2. Hoạt động 2 : Bé thể dục Bài tập phát triển chung. - Tập 2 lần 8 nhịp. + Động tác hô hấp 1: Gà gáy + Động tác tay 2 : Hai tay đưa ra phía trước lên - Tập 2 lần 8 nhịp. cao, lòng bàn tay hướng vào nhau; + Động tác chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục. - Tập 2 lần 8 nhịp. + Động tác bụng 1 :Đứng cúi gập người về phía trước; tay chạm ngón chân - Tập2 lần 8 nhịp. + Động tác bật 2: Bật khép tách chân. - Trẻ chơi trò chơi. * Trò chơi : Truyền tin - Nghe cô nhận xét. - Cô nhận xét buổi tập. 3. Hoạt động 3 : Bé thư giãn - Trẻ đi nhẹ nhàng. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng. II. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: NGÔN NGỮ HOẠT ĐỘNG: CHỮ CÁI Đề tài: Bé làm quen với chữ cái: o, ô, ơ I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhận biết đúng chữ cái o - ô - ơ, nhận ra chữ cái trong từ trọn vẹn, biết so sánh sự giống nhau và khác nhau của các chữ cái o- ô - ơ. -Trẻ biết chơi trò chơi với chữ cái, tìm đúng chữ cái theo hiệu lệnh của cô - Phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ. - Rèn kỹ năng so sánh, suy luận cho trẻ - Giáo dục trẻ biết giúp đỡ bạn, đoàn kết với bạn, tự tin, mạnh dạn. II. Chuẩn bị: * Chuẩn bị của cô: - Tranh có từ cô giáo; cầu trượt - Thẻ chữ cái của cô. - Đồ dùng đồ chơi có chứa chữ cái o-ô-ơ. * Chuẩn bị của trẻ: - Trẻ tâm thế thoải mái, sẵn sàng bước vào các hoạt động. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Mỗi trẻ một bộ thẻ số o-ô-ơ. * Nội dung tích hợp: Âm nhạc: “Em đi mẫu giáo”, III. Tiến hành: Hoạt động của cô 1.Hoạt động 1: Bé ca hát - Cô và trẻ hát BH: Em đi mẫu giáo - Đàm thoại về bài hát - GD trẻ: biết vâng lời, giúp đỡ cô giáo; đoàn kết với bạn trong lớp. 2. Hoạt động 2:Khám phá các chữ cái * Chữ o: - Cô cho trẻ xem tranh cô giáo,dưới tranh có từ cô giáo Đây là tranh vẽ gì? Đúng rồi, đây là tranh cô giáo. Dưới tranh là từ “cô giáo” (cô đọc trước), lớp mình hãy đọc theo cô nhé. Cho 1- 2 trẻ đọc Trong từ “Cô giáo” có một chữ mà hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen đấy. Cô giới thiệu chữ cái o trong từ “cô giáo”, cô giới thiệu thẻ chữ cái o. Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái o Cô phát âm mẫu Trẻ thực hiện: Lớp phát âm Nhóm phát âm Cá nhân phát âm. Hỏi cấu tạo chữ cái o? Cho cả lớp phát âm lại Cô khái quát: Chữ o có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín Cho trẻ phát âm lại chữ cái o Giới thiệu các kiểu chữ o cho trẻ, chỉ cho trẻ đọc Cô khái quát các kiểu chữ o *Chữ ô: Trong từ “Cô giáo” còn một chữ nữa mà hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen đấy. Cô giới thiệu chữ cái ô trong từ “cô giáo”, cô giới thiệu thẻ chữ cái ô. Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái ô 3. Hoạt động của trẻ -Trẻ hát cùng cô -Trẻ trả lời các câu hỏi - Lắng nghe. - Trẻ trả lời: Vẽ cô giáo - Trẻ đọc: cô giáo Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe Trẻ phát âm :o Chữ o có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín Trẻ phát âm Trẻ lắng nghe Trẻ phát âm :o Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe Trẻ lắng nghe. Lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cô phát âm mẫu Trẻ thực hiện: Lớp phát âm Nhóm phát âm Cá nhân phát âm. Hỏi cấu tạo chữ cái ô? Cho cả lớp phát âm lại Cô khái quát: Chữ ô có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín và có dấu mũ ở trên đầu Cho trẻ phát âm lại chữ cái ô Giới thiệu các kiểu chữ ô cho trẻ, chỉ cho trẻ đọc Cô khái quát các kiểu chữ ô * Chữ ơ: Cô cho trẻ xem tranh cầu trượt,dưới tranh có từ cầu trượt Đây là tranh vẽ gì? Cầu trượt dùng để làm gì ? Đúng rồi, đây là tranh cầu trượt. Dưới tranh là từ “cầu trượt” (cô đọc trước), lớp mình hãy đọc theo cô nhé. Cho 1- 2 trẻ đọc Trong từ “Cầu trượt” có một chữ là chữ “ơ” mà hôm nay cô sẽ cho lớp mình làm quen đấy. Cô giới thiệu chữ cái ơ trong từ “cầu trượt”, cô giới thiệu thẻ chữ cái ơ. Cô giới thiệu cấu tạo chữ cái ơ Cô phát âm mẫu Trẻ thực hiện: Lớp phát âm Nhóm phát âm Cá nhân phát âm. Hỏi cấu tạo chữ cái ơ? Cho cả lớp phát âm lại Cô khái quát: Chữ ơ có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín và dấu móc ở phía bên phải Cho trẻ phát âm lại chữ cái ơ Giới thiệu các kiểu chữ ơ cho trẻ, chỉ cho trẻ đọc Cô khái quát các kiểu chữ ơ 4. Lắng nghe Trẻ phát âm :ô Trẻ trả lời: Chữ ô có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín và có dấu mũ ở trên đầu. Trẻ phát âm Trẻ lắng nghe Trẻ phát âm :ô Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời: Vẽ cầu trượt. Cầu trượt dùng để chơi Trẻ đọc: cầu trượt Trẻ lắng nghe. Trẻ lắng nghe Trẻ phát âm :ơ Trẻ trả lời: Chữ ơ có cấu tạo là một nét cong tròn khép kín và có dấu móc ở phía bên phải. Trẻ phát âm Trẻ lắng nghe Trẻ phát âm : ơ Trẻ thực hiện Trẻ lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> *So sánh chữ o-ô-ơ Cô xếp 3 chữ cái trên bảng và cho trẻ đếm Cô cho trẻ phát âm lại 1 lần Chữ o-ô-ơ có gì giống nhau Cô nhắc lại Chữ o-ô-ơ khác nhau ở điểm nào?. Trẻ quan sát và đếm Trẻ phát âm Trẻ trả lời: Đều có một nét cong tròn khép kín Lắng nghe Trẻ trả lời:Chữ o không có dấu, chữ ô có dấu ô, chữ ơ có dấu ơ; Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời: chữ o-ô-ơ. Cô nhắc lại Cô cháu mình vừa được khám phá các chữ cái mới đó là chữ gì? Cô nhắc trẻ về nhà đọc lại chữ cái hôm nay vừa Vâng ạ học 3.Hoạt động 3:Vui chơi với chữ cái +Trò chơi:Tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô Cách chơi:Trong rổ có các chữ cái,lắng nghe cô Trẻ lắng nghe phát âm chữ cái nào thì tìm đúng chữ đó giơ lên.Cô gõ 1 tiếng xắc xô cả lớp giơ lên cô kiểm tra,cô gõ 2 tiếng quay mặt lại phát âm,cô lắc xắc xô bỏ chữ cái xuống và chuẩn bị tìm chữ cái khác. Trẻ chơi:Cô động viên khuyến khích trẻ Trẻ chơi +Trò chơi:Ai nhanh hơn Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội.Khi nghe hiệu lệnh “ bắt đầu” người đầu tiên nhảy qua hai vạch lên bảng nối những từ chứa chữ o-ô-ơ với các chữ cái o-ô-ơ ở giữa và chạy về.Người thứ 2 tiếp tục Cho trẻ chơi 2-3 lần. Trẻ chơi vui vẻ Kết thúc:Ra chơi Trẻ chơi tự do III. CHƠI NGOÀI TRỜI HĐCMĐ: Quan sát Hoa Cúc TCVĐ: Chuyền bóng bên phải Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên, đặc điểm màu sắc của hoa cúc, - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết được ích lợi của hoa, biết chăm sóc bảo vệ các loài hoa. II. Chuấn bị:. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường có hoa cúc. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; - 4 quả bóng nhựa; III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. HĐCMĐ: Quan sát hoa cúc: - Cô cho trẻ ra sân và cho trẻ hát bài “Màu hoa”. Hỏi trẻ tên bài hát, dẫn dắt trẻ vào nội dung quan sát. - Cô đặt các câu hỏi để trẻ tự nhận xét về hoa cúc: đặc điểm của hoa; lợi ích của hoa cúc; cách chăm sóc hoa cúc... * Giáo dục: Về ích lợi của các loài hoa, muốn có nhiều hoa chúng ta phải làm gì? b.TCVĐ: Chuyền bóng bên phải - Cô giới thiệu trò chơi. - Cô nêu cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: 2 tay cầm bóng quay thân người về bên phải đưa cho bạn đứng sau..Lần lượt thực hiện đến trẻ cuối hàng. Sau đó trẻ cuối hàng nhận được bóng chạy lên đầu hàng và chuyền về bên trái cho trẻ đứng sau…đến cuối hàng. Khi chuyền không làm rơi bóng. + Tiến hành cho trẻ chơi, bao quát quá trình chơi + NX trẻ chơi.. c. CTD: - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai : Cô giáo và các bạn Góc xây dựng : Xây trường mầm non Góc học tập : Xem tranh ảnh về trường mầm non Góc thiên nhiên : chăm sóc cây I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi. - Quan sát ghi nhớ và bắt trước. - Trẻ nói rõ ràng mạch lạc. -Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II.Chuẩn bị: + Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi. + Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc. III. Hướng dẫn Hoạt động của cô 1. Thỏa thuận trước khi chơi : - Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: Góc phân vai : Cô giáo và các bạn Góc xây dựng : Xây trường mầm non Góc học tập : Xem tranh ảnh về trường mầm non Góc thiên nhiên : chăm sóc cây - Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích - Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận 2. Thực hiện quá trình chơi: - Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình. - Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi - Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác. -Ví dụ: Ở góc chơi xây dựng chúng mình sẽ xây công trường mầm non. Muốn chơi được chúng mình phải bầu một bạn làm kỹ sư trưởng để chỉ huy công trình.Ai sẽ là người trở vật liệu , ai sẽ là thợ xây, ai sẽ là người trộn vữa... Muốn xây được thì cần những vật liệu gì? Chúng mình sẽ xây cái gì trước, cái gì sau? Xây xong phải làm gì?... - Cứ như thế cô giáo hướng dẫn tương tự cho góc phân vai và học tập. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi. 3. Sau khi chơi - Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan .Bạn trưởng nhóm xây dựng sẽ giới thiệu về công trình của mình. Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định => Kết thúc: Trẻ chơi tự do V.VỆ SINH ĂN TRƯA: 7. Hoạt động của trẻ - Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc.. - Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình - Trẻ lấy ký hiệu góc chơi - Trẻ bầu nhóm trưởng - Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn.. - Trẻ tham quan góc xây dựng và nghe cô nhận xét.. - Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1.Vệ sinh cá nhân: - Cho lần lượt từng nhóm trẻ rửa tay trước khi ăn; - Cô kê bàn ghế cho trẻ ăn 2.Ăn trưa: - Cô chia cơm cho trẻ - Hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh trong ăn uống: biết mời cơm; khi ăn không nói chuyện; ăn không rơi vãi... - Trẻ ăn xong nhắc trẻ cất bát, ghế đúng nơi quy định; - Cô thu dọn bàn ghế, thu dọn phòng ăn. VI.NGỦ TRƯA - Cô chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ - Cô bao quát trẻ ngủ: đảm bảo trẻ có giấc ngủ sâu. --------------------------***--------------------------------B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: Tập theo BH: Đu quay II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: * Thơ: Gà học chữ 1.Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - Cô chuẩn bị:,Tranh minh họa bài thơ. - Hệ thống câu hỏi đàm thoại - Trẻ: tâm sinh lý thoải mái 2. Nội dung: - Cho trẻ hát BH: Ngày vui của bé - Đàm thoại về bài hát - GD trẻ: biết vâng lời, giúp đỡ cô giáo; đoàn kết với bạn trong lớp - Cô giới thiệu với trẻ bài thơ. Gà học chữ - Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ . Gà học chữ. + Lần 1: giới thiệu tên bài thơ,tên tác giả. + Lần 2: Cô hỏi tên bài thơ,tên tác giả. - Giúp trẻ hiểu tác phẩm: + Ngày đầu đến lớp cô dạy chữ gì? + Gà trống học như thế nào? + Gà mái có học được không? + Khi học môn tập viết thì sao? + Chúng mình thấy bạn gà mái có học chăm chỉ không? - Giảng nội dung: bài thơ nói về những ngày đi học của hai bạn gà trống và gà mái; môn tập đọc thì gà trống học rất tốt còn gà mái thì không đánh vần được, đến môn tập viết thì nét chữ gà trống xiêu vẹo còn gà mái thì chữ đẹp vì gái mái chăm chỉ luyện chữ cả đêm. Chúng mình nên học tập tính chăm chỉ của bạn gà mái nhé. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Cho trẻ đọc thơ: cô chú ý sửa sai cho trẻ + Lớp đọc + Tổ đọc + Nhóm đọc + Cá nhân đọc 3. Kết thúc -Trẻ ra chơi./. * Chơi theo với góc phân vai 1.Chuẩn bị: - Địa điểm: tại lớp học - Đồ dùng tại góc: phân vai - Trẻ tâm sinh lý thoải mái 2.Nội dung: - Cô thỏa thuận vai chơi với trẻ: trẻ nhận vai chơi - Trẻ chơi: + Cô quan sát hành động chơi của trẻ, + Tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề + Động viên trẻ chơi đoàn kết, sáng tạo; - Nhận xét giờ chơi 3.Kết thúc III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “Hoa cúc” 1.Chuẩn bị: - Tranh Hoa cúc 2.Nội dung: - Cô cho trẻ quan sát tranh Hoa cúc và đàm thoại: + Chúng mình thấy hoa cúc có màu gì? + Hoa cúc nở vào mùa nào? + Hoa cúc có nhiều cánh hay ít cánh? + Ngoài màu vàng hoa cúc còn có những màu gì nữa? - Cô đọc từ Hoa cúc 3-4 lần - Trẻ đọc: + Lớp đọc + Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Cô chú ý sửa lời cho trẻ 3.Kết thúc: IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ 1. Nêu gương cắm cờ - Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan - Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét - Cô nhận xét - Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2. Vệ sinh trả trẻ - Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân - Cho trẻ chơi đồ chơi - Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. - - - - - - - - - - - - - - - - - ****- - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: Chủ nhật ngày 20 tháng 08 năm 2017 Ngày dạy: Thứ 3 ngày 22 tháng 08 năm 2017 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: 1. Đón trẻ. 2. Hoạt động tự chọn. 3. Điểm danh. 4.Thể dục sáng. II.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: Thẩm mĩ HĐ: Âm nhạc ĐT: Em đi mẫu giáo NDTT: Dạy hát NDKH: Vỗ tay theo nhịp TC: Ai nhanh nhất? I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ thuộc lời bài hát, vỗ tay theo nhịp theo lời bài hát. Nhớ tên bài hát, tên tác giả; - Trẻ hát đúng, vỗ theo nhịp đúng theo lời bài hát, trẻ thích nghe cô hát; - Rèn kỹ năng nghe nhạc và vận động nhịp nhàng theo nhạc; - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học - Giáo dục trẻ biết yêu trường, yêu lớp. II. Chuẩn bị: * Cô: - Địa điểm: tại lớp học - Mũ âm nhạc; Phách tre, xắc xô; 4-5 vòng thế dục - Hệ thống câu hỏi đàm thoại. * Trẻ: Tâm thế thoải mái. * NDTH: Văn học; Toán, MTXQ. 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: - Trẻ đọc thơ - Trẻ đọc bài thơ “ Cô và mẹ ” - Trẻ trò chuyện cùng cô - Cô trò chuyện với trẻ về tình cảm của các bé với cô giáo của mình. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Thế các cháu có yêu cô giáo của mình không ? - Yêu cô giáo các cháu phải làm gì ? => Cô giáo dục trẻ phải thích đi học ,yêu quý cô giáo , chăm ngoan , học giỏi 2. Hoạt động 2: Bé cùng ca hát *Dạy hát: - Cô giới thiệu bài: Em đi mẫu giáo. St : Dương Minh Viên - Cô hát mẫu: + Lần 1 giới thiệu tên bài hát và tên tác giả. + Lần 2: hỏi tên bài hát? Tác giả? - Giảng nội dung bài hát: bài hát nói về bạn nhỏ đi học lớp mẫu giáo, bạn ấy đi học từ sớm trên đường đi học có chim hót và chuyền cành chào đón, đến lớp cô giáo vui mừng đón và khen bạn ấy chăm học. Ở lớp các bạn được học rất nhiều điều hay, bé chăm ngoan là bé đi học đều và bạn ấy rất yêu ngôi trường ma giáo của mình. - Trẻ hát: Cô động viên sửa sai cho trẻ. + Lớp hát 2-3 lần. + Tổ hát + Nhóm hát + Cá nhân hát * Vận động: Vỗ tay theo nhịp - Cô vỗ mẫu 1- 2 lần - Cô cho cả lớp hát và vận động 1 lần - Nhóm vận động - 1-2 trẻ vận động + Cô hỏi lại tên bài. - Giáo dục : Trẻ phải biết yêu trường yêu lớp, bạn bè , cô giáo ,thích đi học. 3. Hoạt động 3 : Bé vui chơi - Giới thiệu trò chơi: Ai nhanh nhất? - Cách chơi: Trẻ đứng thành vòng tròn, cô đặt 45 vòng. Những trẻ chơi đi vòng trong quanh những vòng cô giáo đặt, khi nghe tín hiệu của cô hoặc khi nghe tiết tấu yêu cầu của cô) thì nhảy vào vòng ( Số trẻ phải nhiều hơn số vòng) Trẻ nào vào vong thì thắng cuộc, Trẻ nào không nhanh thì bị nhảy lò cò. Trò chơi tiếp tục đến khi chỉ còn một vòng. 11. - Có ạ - Chăm ngoan, học giỏi - Chú ý nghe. - Nghe cô hát.. - Trẻ trả lời - Chú ý nghe. - Trẻ hát. - Cả lớp vận động - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Chú ý nghe. - Chú ý nghe.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Trẻ chơi: cô động viên trẻ - Trẻ chơi nhiệt tình - Nhận xét giờ chơi => Ra chơi - Ra chơi III. CHƠI NGOÀI TRỜI Dạo chơi, hát các bài hát về trường mầm non; Chơi tự do. I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết hát các bài hát về trường mầm non; biết vận động nhịp nhàng theo BH. - Rèn kĩ năng hát đúng lời, kỹ năng vận động nhịp nhàng theo BH. - Giáo dục trẻ biết vâng lời, giúp đỡ cô giáo; chơi đoàn kết với bạn; II. Chuấn bị: - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. Dạo chơi, hát các bài hát về trường mầm non; - Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường 2 lượt - Cho trẻ tập trung lại hát các BH về trường mầm non + Khuyến khích trẻ biểu diễn theo nhóm, cá nhân và kết hợp sử dụng âm nhạc hoặc cho trẻ thể hiện vận động theo cách của bản thân (lắc tay, dậm chân...) - GD trẻ: biết vâng lời, giúp đỡ cô giáo; chơi đoàn kết với bạn; b.Chơi tự do - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai : Cô giáo và các bạn Góc xây dựng : Xây trường mầm non Góc học tập : Xem tranh ảnh về trường mầm non Góc thiên nhiên : chăm sóc cây (Đã soạn thứ 2) V.VỆ SINH ĂN TRƯA: VI.NGỦ TRƯA --------------------------***--------------------------------B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: *Tô màu lớp học : * Bé hát cùng cô - Cô và trẻ hát bài hát: “Em đi mẫu giáo” - Đàm thoại về bài hát - GD trẻ: Giáo dục trẻ biết yêu quý trường,lớp biết quan tâm đến cô giáo và các bạn ; biết giữ gìn đồ dùng-đồ chơi,bảo vệ môi trường xanh-đẹp. * Cùng khám phá - Chốn cô, chốn cô (Cô treo tranh) - Thấy cô, thấy cô - Trên bảng cô có gì đây? - Bức tranh vẽ gì nhỉ? - Trong lớp các bạn đang làm gì? - Chúng mình thấy các bạn có ngoan không? - Hàng ngày chúng mình đến lớp chúng mình được làm những gì? - Chúng mình thấy bức tranh có đẹp không? - Màu sắc của bức tranh như thế nào? - Vậy chúng mình có muốn tự tay làm nên những bức tranh đẹp như thế này không? - Cô hướng dẫn cách tô: Muốn tô được tranh lớp học được đẹp các cháu phải cầm bút bằng tay phải và cầm bút bằng đúng bằng ngón trỏ và ngón đỡ bằng ngón giữa, tay trái cô giữ tranh. Cô tô thật khéo để màu không bị chườm ra ngoài, cô chọn những màu tươi sáng để tô cho bức tranh thêm đẹp đấy. * Bé làm họa sĩ - Trẻ thực hiện: cô phát giấy và sáp màu cho trẻ. - Trẻ tô cô đến bên trẻ để hướng dẫn thêm cho những trẻ nào còn lúng túng,khuyến khích trẻ trẻ vẽ hoàn thiện bức tranh và sáng tạo * Triển lãm tranh - Cho trẻ mang tranh lên giá treo - Gọi 1, 2 trẻ lên hỏi: Cháu thích bài của bạn nào? Vì sao? - Cô nhận xét chung:Cô động viên, khen ngợi trẻ có sản phẩm đẹp và sáng tạo,khuyến khích trẻ có sản phẩm gần đẹp. - GD trẻ: chúng mình phải biết ăn nhiều loại thức ăn như ăn rau, thịt, cá…để chúng mình chóng lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào để tới trường học tập thật tốt nhé *Chơi với góc xây dựng: 1.Chuẩn bị: - Địa điểm: tại lớp học - Đồ dùng tại góc: xây dựng - Trẻ tâm sinh lý thoải mái 2.Nội dung: 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Cô thỏa thuận vai chơi với trẻ: trẻ nhận vai chơi - Trẻ chơi: + Cô quan sát hành động chơi của trẻ, + Tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề + Động viên trẻ chơi đoàn kết, sáng tạo; - Nhận xét giờ chơi 3.Kết thúc III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “Lớp 5 tuổi” 1.Chuẩn bị: - Tranh Lớp 5 tuổi 2.Nội dung: - Cô cho trẻ quan sát tranh lớp 5 tuổi và đàm thoại: + Chúng mình thấy các bạn đang làm gì? + Các bạn học có ngoan không? + Chúng mình thấy lớp có đẹp không? - Cô đọc từ lớp 5 tuổi 3-4 lần - Trẻ đọc: + Lớp đọc + Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Cô chú ý sửa lời cho trẻ 3.Kết thúc: IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ - - - - - - - - - - - - - - - - - ****- - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: Thứ 2 ngày 21 tháng 08 năm 2017 Ngày dạy: Thứ 4 ngày 23 tháng 08 năm 2017 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: 1. Đón trẻ. 2. Hoạt động tự chọn. 3. Điểm danh. 4.Thể dục sáng. II.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: THỂ CHẤT HOẠT ĐỘNG: THỂ DỤC ĐỀ TÀI: bÐ ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN VÀ BẮT BÓNG 1.Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết đập bóng đúng kỹ thuật bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nẩy , không làm rơi bóng.. 14.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Rèn kỹ năng tập trung chú ý và khéo léo của đôi tay. Rèn luyện sự mạnh dạn ,tự tin. - Hứng thú tham gia trò chơi. - Giáo dục trẻ thường xuyên luyện tập thể dục. 2. Chuẩn bị: * Địa điểm: Sân sạch sẽ thoáng mát. * Đồ dùng: - Bóng nhựa10 quả - 4 sợi dây dài khoảng 0,5m. - Vẽ 2 đường thẳng song song dài 3m, rộng 0,25m. * Trẻ tâm lý thoả mái. + Trang phục: Cô và trẻ gọn gàng. * Nội dung tích hợp : Âm nhạc “Đoàn tầu nhỏ xíu”; Toán 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé vui khoẻ. - Cho trẻ vừa đi vừa hát bài “đoàn tầu nhỏ - Trẻ khởi động xíu”kết hợp thực hiện các kiểu đi. - Tập đội hình đội ngũ: Điểm số tách hàng - Tập đội hình đội ngũ nghiêm nghỉ quay phải, quay trái,trước sau. 2. Hoạt động 2 : Bé cïng tập thể dục. - 3L-8N + Động tác tay 2 : Hai tay đưa ra phía trước lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau; + Động tác chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục. - 2L-8N + Động tác bụng 1 :Đứng cúi gập người về phía - 2L-8N - 2L-8N trước; tay chạm ngón chân + Động tác bật 2: Bật khép tách chân. - Trẻ đếm 3. Hoạt đông 3 : Các bé thi tài - Cô đưa bóng ra và đàm thoại cùng trẻ về tên gọi,mầu sắc, chất liệu, công dụng và cho trẻ đếm số bóng. - Giới thiệu bài: Đập bóng xuống sàn và bắt bóng - Quan sát * Cô làm mẫu . - Nghe và quan sát cô phân tích - Lần 1: hoàn chỉnh - Lần 2: phân tích. Cô cầm bóng bằng 2 tay khi có hiệu lệnh cô đập bóng xuống sàn, phía trước - Trẻ thực hiện mũi bàn chân và bắt bóng khi bóng nẩy lên - Lần 3 : hoàn chỉnh Gọi 1 trẻ khá lên thực hiện ,cô quan sát và nhận 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> xét trẻ tập . - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện . Cho lần lượt 2 trẻ lên thực hiện ,cô quan sát trẻ ,động viên khuyến khích trẻ ,nhắc trẻ không đứng gần nhau làm ảnh hưởng đến động tác đập - Trẻ trả lời, và bắt bóng của nhau. - Củng cố : cô hỏi lại tên bài. - Trẻ lên tập - Cho 1 trẻ lên tập lại . - Lắng nghe +Giáo dục: các cháu thường xuyên luyện tập thể dục cho cơ thể khoẻ m¹nh. * Trò chơi: Thi đi nhanh - Trẻ trả lời - Cô giới thiệu trò chơi: Thi đi nhanh - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi: + Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm, mỗi nhóm có - Trẻ lắng nghe 2 sợi dây. - Cho trẻ xếp thành 2 hàng dọc ở một đầu đường thẳng, đầu kia đặt khối hộp nhỏ. Buộc 2 đầu dây vào nhau sao cho trẻ có thể xỏ chân vào dễ dàng. Lẩn lượt cho 2 trẻ đứng đầu hàng xỏ chân vào dây. 2 trẻ đầu tiên xuất phát cùng một lúc, trong lúc di chuyển, trẻ không được làm sợi dây tuột ra khỏi chân. Khi đến đầu kia, trẻ phải nhảy qua khối hộp rồi tháo dây chạy về đưa cho trẻ thứ 3. Lúc đó bạn thứ 2 đã có sẵn dây ở chân tiếp tục đi lên. Thi xem nhóm nào nhanh và không bị giẫm vạch là thắng cuộc. Lưu ý: Chỉ lần đầu xuất phát cùng nhau, trẻ số 1 về hàng trước thì trẻ số 2 tiếp tục đi lên. Cô giáo khuyến khích các nhóm đi nhanh và chạy nhanh. + Luật chơi:đi không được chạm vạch; - Trẻ chơi - Cô cho trẻ chơi 3,4 lần. - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ. - Trẻ nhắc lại tên trò chơi - Hỏi lại tên trò chơi. 4.Hoạt động 4: Bé thư giãn - TrÎ ®i nhÑ nhµng 1-2p + Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1,2 phút. * Kết thúc: cho trẻ thăm quan trường mầm non. - Trẻ đi nhẹ nhàng. III. CHƠI NGOÀI TRỜI Trò chuyện về các cô, các bác trong trường mầm non TCHT: Truyền tin I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết công việc của cô giáo, cô cấp dưỡng, chú y tế học đường... 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Biết chơi trò chơi - Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ; - Rèn luyện trí nhớ của trẻ. - Hình thành khả năng phối hợp hoạt đông nhóm của trẻ - Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các cô, các bác làm việc ở trường mầm non. II. Chuấn bị: - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. Trò chuyện về các cô, các bác trong trường mầm non: + Chúng mình thấy trong trường mầm non có những ai đang làm việc? + Ngoài các cô giáo của mình ra thì chúng mình còn biết các cô, các bác nào nữa? + Công việc của cô cấp dưỡng là gì? + Chúng mình có thấy cô cấp dưỡng vất vả không? + Chúng mình có yêu cô cấp dưỡng không? + Và thể hiện tình cảm ấy như thế nào? + Đàm thoại tương tự về chú y tế học đường. - Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng các cô, các bác làm việc ở trường mầm non. b.TCHT: Truyền tin - Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn (có thể 2-3 nhóm) để thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và đúng. Cô gọi mỗi nhóm một trẻ lên và nói thầm với mỗi trẻ cùng một câu. Ví dụ: "Hôm nay là ngày khai trường". Hoặc một câu có nội dung cần nhớ. Các trẻ đi về nhóm mình và nói thầm với bạn đứng bên cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ nói to lên để cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin đúng và nhanh nhất là thắng cuộc. - Luật chơi: Phải nói thầm với bạn bên cạnh 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiển tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai : Cô giáo và các bạn Góc xây dựng : Xây trường mầm non Góc học tập : Xem tranh ảnh về trường mầm non Góc thiên nhiên : chăm sóc cây (Đã soạn thứ 2) V.VỆ SINH ĂN TRƯA: 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> VI.NGỦ TRƯA --------------------------***--------------------------------B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: * TCHT: Tìm bạn I. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhận biết về đặc điểm, dáng vẻ bề ngoài và sở thích cá nhân của mình - Rèn luyện trí nhớ, khả năng diễn đạt của trẻ - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi II. Chuẩn bị: - Tâm sinh lý thoải mái III. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Trước khi chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi: TCHT: Tìm bạn - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò * Cô giới thiệu cách chơi: chơi - Cách chơi: - Trẻ đứng thành vòng tròn sao cho mọi trẻ dễ nhìn thấy nhau. - Lắng nghe cô hướng dẫn cách - Cho trẻ quan sát mình và các bạn về hình dáng, chơi, luật chơi. bề ngoài, trang phục, sở thích ... Sau đó cho một trẻ quay lưng lại và mô tả đặc điểm của một trẻ nào đó. Còn các trẻ khác đoán và tìm theo đặc điểm đã mô tả. Ví dụ: "Các bạn hãy tìm giúp tôi một bạn mặc quần dài màu trắng, áo cộc tay màu đỏ có in hình quả bóng rất đẹp". - Trẻ được nhận ra phải đứng lên và tự giới thiệu về mình (họ tên, giới tính, chỗ ở, sở thích ăn mặc và hoạt động ưa thích ...). - Trẻ chơi trò chơi. - Nếu trẻ mô tả sai, không đúng một bạn nào trong lớp thì trẻ đó phải nhảy lò cò một vòng. 2. Trong khi chơi - Cho trẻ chơi trò chơi. - Cô hướng dẫn trẻ chơi . Bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi mạnh dạn cùng các bạn . - Trẻ nghe cô nhận xét 3. Sau khi chơi - Trẻ trả lời - Cô vừa cho lớp mình chơi trò chơi gì? - Cô giáo dục trẻ thường xuyên chơi trò chơi . - Cô nhận xét buổi chơi. - Cô cho trẻ ra chơi 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> *Chơi với góc thiên nhiên: 1.Chuẩn bị: - Địa điểm: tại lớp học - Đồ dùng tại góc: thiên nhiên - Trẻ tâm sinh lý thoải mái 2.Nội dung: - Cô thỏa thuận vai chơi với trẻ: trẻ nhận vai chơi - Trẻ chơi: + Cô quan sát hành động chơi của trẻ, + Tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề + Động viên trẻ chơi đoàn kết, sáng tạo; - Nhận xét giờ chơi 3.Kết thúc III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “Trường mầm non” 1.Chuẩn bị: - Tranh Trường mầm non 2.Nội dung: - Cô cho trẻ quan sát tranh Trường mầm non và đàm thoại: + Quang cảnh trường mầm non có gì? + Chúng mình thấy các bạn đang làm gì? + Các bạn học có ngoan không? + Chúng mình thấy trường có đẹp không? - Cô đọc từ Trường mầm non 3-4 lần - Trẻ đọc: + Lớp đọc + Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Cô chú ý sửa lời cho trẻ 3.Kết thúc: IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ - - - - - - - - - - - - - - - - - ****- - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: Thứ 3 ngày 22 tháng 08 năm 2017 Ngày dạy: Thứ 5 ngày 24 tháng 08 năm 2017 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: 1. Đón trẻ. 2. Hoạt động tự chọn. 3. Điểm danh. 4.Thể dục sáng. II.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: NHẬN THỨC 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> HOẠT ĐỘNG: TOÁN ĐỀ TÀI: Ôn số lượng 1, 2. Nhận biết số 1, 2 Luyện so sánh chiều dài. 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ nhận biết nhóm đồ vật có lượng 1- 2, nhận biết chữ số 1 -2 biết so sánh chiều dài. - Luyện kỹ năng đến và kỹ năng so sánh - Trẻ nói mạch lạc đủ câu: - Trẻ yêu thích môn học: - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học: 2. Chuẩn bị: - Địa điểm: Tại lớp học: - Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 băng giấy đỏ, 3 băng giấy màu xanh “2 băng giấy dài bằng băng giấy màu đỏ, 1 băng giấy ngắn hơn”. - ( 3 sợi dây hoa, 2 dây bằng giấy màu đỏ, 1 sợi dây ngắn hơn). - Thẻ số 1- 2, mỗi trẻ 1 bộ: - Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước to hơn. - Các nhóm đồ chơi có số lợng 1 -2 xếp xung quanh lớp. - NDTH:- Âm nhạc “ Trường chúng cháu là trường mầm non”. - MTXQ: Đàm thoại với trẻ về trường mầm non. 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động1: Bé ca hát - Cho cả lớp hát bài “ Trường chúng cháu là trường - Cả lớp hát. mầm non”. - Cô cùng trẻ trò chuyện về trường mầm non. - Trò chuyện cùng cô. + Giáo dục: Trẻ yêu mái trường của mình. 2. Hoạt động2: Bé tập đếm. - Giai đoạn 1: Ôn luyện nhận biết số lượng 1 và 2. - Cho trẻ lên tìm nhóm đồ chơi có số lượng 1. - Trẻ lên tìm. - Cho cả lớp kiểm tra. - Cả lớp kiểm tra. - Cho trẻ lên tìm nhóm đồ chơi có số lượng 2. - Trẻ lên tìm . - Cho cả lớp kiểm tra và đếm. - Cả lớp kiểm tra. - Cho 2 trẻ lên tìm thi đua xem ai tìm nhanh hơn nhóm - Cho 2 trẻ lên tìm và đếm. đồ dùng đồ chơi có số lượng theo yêu cầu của cô - Cô vỗ xắc xô. - Trẻ đếm nhẩm. - Cô cho trẻ vỗ tay bằng số lần cô vỗ. - Trẻ vỗ. 3. Hoạt động 3: Bé biết những gì bằng nhau: - Giai đoạn 2: Luyện tập cách so sánh chiều dài. Nhận biết số lượng 1-2. - Các con nhìn xem trong rổ các con có gì ? - Băng giấy, sợi len. 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Các con nhìn xem có mấy băng giấy ngắn hơn băng - Trẻ tìm ra 1 băng giấy ngắn giấy màu đỏ. hơn. - Có mấy sợi len ngắn hơn băng giấy màu đỏ. - Có 1 sợi len ngắn hơn. - Cô hỏi trẻ: Có mấy băng giấy ngắn hơn băng giấy - Có 1 băng giấy. màu đỏ. - Có mấy sợi len băng giấy màu đỏ. - 1 sợi len. - Cô chọn thẻ số 1 giơ lên và giới thiệu. - Cho trẻ đọc. - Cho trẻ chọn thẻ số 2 đặt vào 2 băng giấy 2 sợi dây. - Cô kiểm tra lại xem trẻ đặt có đúng không? - Trẻ chọn thẻ số đặt vào. - Cho trẻ tìm điểm chơi đặt xung quanh lớp có SL 1-2. - Cho 2 trẻ lên tìm. - 2 trẻ lên tìm. - Cô và trẻ KT. - Cô cho trẻ cất đồ chơi vào rổ, sau đó đặt thẻ số ra phía trớc mặt. + Cho trẻ chỏi trẻ chơi “ Thi ai nhanh”. - Trẻ chơi. - Cô giơ đồ chơi, cho trẻ giơ thẻ số tương ứng. 4. Hoạt động 4: Bé vui chơi: - Giai đoạn III: Luyện tập: + Cho trẻ chơi trẻ chơi “Tìm nhà”. - Cô hớng dẫn cách chơi, luật chơi. - Nghe cô hớng dẫn. - Cho trẻ chơi. - Trẻ chơi. - Trong khi trẻ chơi cô quan sát và động viên trẻ. * Kết thúc: - Cho trẻ ra sân chơi trẻ chơi vv... - Ra chơi III.CHƠI NGOÀI TRỜI: HĐCMĐ: Quan sát Hoa chuông TCDG: Dung dăng dung dẻ Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết tên, đặc điểm màu sắc của hoa chuông - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ biết được ích lợi của hoa, biết chăm sóc bảo vệ các loài hoa. II. Chuấn bị: - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường có hoa chuông; - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; - 4 quả bóng nhựa; III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. HĐCMĐ: Quan sát hoa chuông - Cô cho trẻ ra sân - Cô đặt các câu hỏi để trẻ tự nhận xét về hoa chuông: đặc điểm của hoa; lợi ích của hoa chuông; cách chăm sóc hoa chuông... * Giáo dục: Về ích lợi của các loài hoa, muốn có nhiều hoa chúng ta phải làm gì? b.TCDG: Dung dăng dung dẻ - Cô giới thiệu trò chơi. - Cô nêu cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao: Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cửa nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ù à ù ập Ngồi xập xuống đây. Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp. + Tiến hành cho trẻ chơi, bao quát quá trình chơi + NX trẻ chơi.. c. CTD: - Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiển tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai : Cô giáo và các bạn Góc xây dựng : Xây trường mầm non Góc học tập : Xem tranh ảnh về trường mầm non Góc thiên nhiên : chăm sóc cây (Đã soạn thứ 2) (Đã soạn thứ 2) V.VỆ SINH ĂN TRƯA: 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> VI.NGỦ TRƯA --------------------------***--------------------------------B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: *Bé khám phá trường mầm non: 1.Chuẩn bị: - Mô hình trường. - Một số tranh ảnh về chủ điểm trường Mầm non. - 1 cái túi chứa các đồ dùng của trường, lớp. - Các khối nhựa, khối gỗ để xây dựng trường Mầm non. * Trẻ: - Tâm trạng thoải mái. - Hệ thống câu hỏi: * NDTH: Âm nhạc “Vui đến trường”; “Trường cháu đây là trường mầm non” 2.Nội dung: - Cô cho trẻ hát bài“Vui đến trường” - Các cháu vừa hát bài gì? - Bài hát nói về bạn nhỏ vui đến trường khi ông mặt trời lên cao bạn nhỏ rửa mặt thật sạch rồi chải răng để mẹ đưa tới trường đấy. * Bé trò chuyện về bạn bè và lớp học: - Cô gọi một vài trẻ đứng dậy giới thiệu tên mình và tên các bạn. - Ở lớp cháu chơi những trò chơi gì? Được cô giáo dạy học những gì? - Cháu thích trò chơi nào nhất? - Cháu thích chơi với bạn nào nhất? Tại sao? - Trong lớp có những góc nào? - Có những đồ chơi gì? - Cháu thích góc chơi nào nhất? tại sao? -> Đến lớp các cháu gặp rất nhiều bạn, được cùng bạn chơi nhưng trò chơi, đồ chơi thật thú vị. * Bé trò chuyện về công việc của cô giáo: Cô hỏi trẻ: - Trường chúng mình có tên là gì? - Lớp chúng mình là lớp mấy tuổi? ở điểm trường gì? - Lớp chúng mình có mấy cô giáo? - Tên cô giáo là gì? Cô đọc câu đố: “Ai đến lớp sớm … Cho con khôn lớn” - Câu đố cô vừa đọc nói về ai? 23.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Ở lớp cô giáo làm những công việc gì? -> Cô giáo là người luôn đến sớm. Cô mở cửa quét dọn lau chùi phòng lớp và chuẩn bị đón các cháu đấy. * Cô cho trẻ xem tranh cô giáo đang dạy học: Cô hỏi trẻ: - Cô giáo đang làm gì đây? - Các bạn đang làm gì? - Các bạn ngồi học như thế nào? Có chú ý lắng nghe cô giáo dạy không? - Cô giáo dạy các cháu những gì? - Ngoài cô giáo ra trong trường Mầm non còn có những ai nữa? -> Trường chúng mình có tên là trường Mầm non Phiêng Luông. Trong trường Mầm non có cô giáo, các bạn, cô hiệu trưởng. Ngoài điểm trường phiêng Luông còn các điểm trường thôn khác như: Cụm Nhùng, Phiêng Luông,Tá Tò…nữa đấy. - Ngoài trường mầm non Phiêng luông, các con còn biết trường nào nữa? - Cô hỏi lại tên bài. - Các cháu phải chăm ngoan học giỏi, vâng lời cô giáo. Khi chơi đồ chơi phải cất đồ dùng vào nơi quy định. * Trò chơi: Cái túi kỳ lạ - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: Cô bỏ đồ dùng đồ chơi trong lớp vào túi và nói “cô có một cái túi nhưng không biết trong túi này có cái gì? đố ai không nhìn vào túi mà đoán được mới tài”. Gọi 1 trẻ lên sờ đồ vật trong túi và gọi tên trước khi cho cả lớp cùng kiểm tra. Cô gọi cả lớp đây là cái gì? Cô khen khi trẻ nói đúng, nhận đúng. - Luật chơi: Không nhìn vào túi lấy được đồ vật theo yêu cầu của cô. - Cô cho trẻ chơi (Cô động viên khuyến khích trẻ chơi). - Cô nhận xét trẻ chơi. 3.Kết thúc: - Cho trẻ ra vườn hoa sân trường./. *TCVĐ: Nhảy vào nhảy ra 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ chơi trò chơi thành thạo theo sự hướng dẫn của cô giáo - Rèn luyện sức khỏe, tính nhanh nhạy của trẻ - Hình thành khả năng phối hợp cùng nhau thực hiện nhiệm vụ - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi 2. Chuẩn bị - Tâm sinh lý trẻ thoải mái - Địa điểm chơi bằng phẳng, sạch sẽ 3. Tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Trước khi chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi: TCVĐ: Nhảy vào, - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> nhảy ra chơi 2. Trong khi chơi: * Cô giới thiệu cách chơi: - Cách chơi : Chia trẻ thành hai nhóm,mỗi - Lắng nghe cô hướng dẫn cách nhóm từ 5-6 trẻ.Mỗi nhóm chọn một người để chơi, luật chơi. oẳn tù tì,bên nào thắng được đi trước gọi là nhóm 1,nhóm 2 ngồi xuống thành vòng tròn rộng,nắm tay nhau để tạo thành “cửa ra vào”.Các cửa luôn giơ tay lên,hạ tay xuống ngăn cho người ở nhóm 1 vào. Mỗi trẻ ở nhóm 1 đứng cạnh một cửa (đứng ngoài vòng tròn) để rình xem khi nào “cửa mở” (tay các bạn hạ xuống)thì nhảy vào.Trẻ vừa nhảy vào vừa nói”vào”khi đã ở trong vòng tròn thì tất cả các”cửa” phải”mở ra”để cho các bạn ở nhóm 1 vào.Khi các bạn ở nhóm 1 đã vào hết,các “cửa”đóng lại và trẻ ở nhóm 1 tìm cách nhảy ra (nhảy ra cũng như nhảy vào) khi nhảy vào,nhảy ra mà chân trẻ chạm vào tay người ngồi làm “cửa” và nhảy không đúng cửa của mình,hoặc số trẻ trong nhóm nhảy vào chưa hết mà đã có trẻ nhảy ra thì đều bị phạm luật và mất lượt đi,phải ngồi thay cho nhóm kia đứng lên chơi. - Luật chơi: Trẻ nhảy vào, nhảy ra ma chạm chân vào người làm cửa thì sẽ bị mất lượt đi và thay thế cho nhóm kia đứng lên chơi. - Trẻ chơi trò chơi. - Cho trẻ chơi trò chơi. - Cô hướng dẫn trẻ chơi . Bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi mạnh dạn cùng các bạn - Trẻ nghe cô nhận xét 3. Sau khi chơi - Cô nhận xét buổi chơi. - Cô củng cố giao dục trẻ III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “Bạn trai, bạn gái” 1.Chuẩn bị: - Tranh Bạn trai, bạn gái 2.Nội dung: - Cô cho trẻ quan sát tranh bạn trai, bạn gái và đàm thoại: - Cô đọc từ Trường mầm non 3-4 lần - Trẻ đọc: 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> + Lớp đọc + Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Cô chú ý sửa lời cho trẻ 3.Kết thúc: IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ - - - - - - - - - - - - - - - - - ****- - - - - - - - - - - - - - Ngày soạn: Thứ 4 ngày 23 tháng 08 năm 2017 Ngày dạy: Thứ 6 ngày 25 tháng 08 năm 2017 A. HOẠT ĐỘNG SÁNG: I.ĐÓN TRẺ: 1. Đón trẻ. 2. Hoạt động tự chọn. 3. Điểm danh. 4.Thể dục sáng. II.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: LVPT: Tình cảm xã hội ĐỀ TÀI: Bé yêu trường mầm non 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình với ngôi trường mầm non mà trẻ đang học; - Trẻ biết thể hiện bằng ngôn ngữ, cử chỉ, hành động để thể hiện tình cảm với mái trường mầm non. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, - Rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin; - Biết yêu quý trường lớp, giữ gìn trường lớp luôn sạch đẹp - Biết kính trọng các cô bác trong trường, yêu quý cô giáo và các bạn 2. Chuẩn bị : - Đồ dùng của cô : Tranh ảnh về trường mầm non, phòng hiệu trưởng, bếp ăn. bài thơ : bạn mới.. - Đồ dùng của trẻ : Hình ảnh cô giáo, cô nuôi dưỡng, + Nội dung tích hợp: Âm nhạc, toán. 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Bé ca hát - Cho trẻ hát "trường chúng cháu là trường - Trẻ hát Mầm non” - Các con vừa hát bài gì? bài hát nói lên điều - Trẻ trò chuyện cùng cô và hát gì? bài hát : Trường chúng cháu là trường mầm non. - Các con đang học trường nào? - Trường MN Phiêng Luông - Có những ai? Có bao nhiêu lớp học? - Có các cô giáo,cô hiệu trưởng 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> ,hiệu phó,có 3 lớp học - Các con đang học lớp nào? - Lớp 5 tuổi - Trong lớp chia thành mấy tổ? - 3 tổ - Cô giáo dạy con tên gì? - Trẻ trả lời - Cho trẻ đọc thơ "Bàn tay cô giáo" Thế ở - Quan sát và trả lời những câu trường cô giáo làm những việc gi? hỏi của cô đưa ra - Các con có yêu quý cô giáo của mình không? - Có - Các con làm gì để cô giáo vui ? - Trẻ trả lời - Cho trẻ hát "Em đi mẫu giáo" - Trẻ hát - Đến lớp các con được vui chơi với các bạn, vậy bạn ngồi cạnh con tên gì? - Trẻ trả lời - Các con phải làm gì để làm quen với các bạn nào? Trẻ đọc thơ "bạn mới" - Trò chuyện với bạn 2: Hoạt động 2: Bé khám phá Cho trẻ xem tranh ảnh về một số hoạt động của trường mầm non. - Bức ảnh gì đây?Các bạn đang làm gì? - Trẻ quan sát tranh - Các con có thích đi học để được tham gia các hoạt động giống bạn không? - Có - Giáo dục trẻ đi học chuyên cần, mạnh dạn - Trẻ lắng nghe tham gia vào các hoạt động. - Chúng mình có yêu trường mầm non không? - Có ạh - Yêu thì chúng mình phải làm gì? - Bảo vệ trường, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không vẽ bậy lên tường... - GD trẻ: biết yêu thương kính trọng cô giáo; - Lắng nghe các cô- các bác làm việc trong trường mầm non; biết bảo vệ ngôi trường của mình. 3. Hoạt động 3: Bé làm họa sĩ - Bây giờ chúng mình hãy cùng cô về góc học - Trẻ về góc học tập tập để tô màu những bức tranh trường mầm non thật đẹp nhé. - Trẻ thực hiện: cô động viên, khuyến khích - Trẻ thực hiện. trẻ. - Cô nhận xét chung - Lắng nghe - Kết thúc: - Chơi tự do III.CHƠI NGOÀI TRỜI: Dạo chơi, TCVĐ: Nhảy vào nhảy ra CTD: Nhặt lá cây trên sân trường; I. Mục đích yêu cầu: 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Trẻ được dạo chơi, tắm nắng tốt cho sức khỏe; - Trẻ biết chơi trò chơi một cách thuần thục - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ; - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh chung. II. Chuấn bị: - Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường; - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động; - 4 quả bóng nhựa; III. Tiến hành: 1. Trước khi chơi Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung. 2. Trong khi chơi a. Dạo chơi, TCVĐ: Nhảy vào nhảy ra - Cho trẻ dạo chơi quanh sân trường trong khoảng thời gian 5p - Cô giới thiệu trò chơi. - Cô nêu cách chơi, luật chơi. + Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm,mỗi nhóm từ 5-6 trẻ.Mỗi nhóm chọn một người để oẳn tù tì,bên nào thắng được đi trước gọi là nhóm 1,nhóm 2 ngồi xuống thành vòng tròn rộng,nắm tay nhau để tạo thành “cửa ra vào”.Các cửa luôn giơ tay lên,hạ tay xuống ngăn cho người ở nhóm 1 vào. Mỗi trẻ ở nhóm 1 đứng cạnh một cửa (đứng ngoài vòng tròn) để rình xem khi nào “cửa mở” (tay các bạn hạ xuống)thì nhảy vào.Trẻ vừa nhảy vào vừa nói”vào”khi đã ở trong vòng tròn thì tất cả các”cửa” phải”mở ra”để cho các bạn ở nhóm 1 vào.Khi các bạn ở nhóm 1 đã vào hết,các “cửa”đóng lại và trẻ ở nhóm 1 tìm cách nhảy ra (nhảy ra cũng như nhảy vào) khi nhảy vào,nhảy ra mà chân trẻ chạm vào tay người ngồi làm “cửa” và nhảy không đúng cửa của mình,hoặc số trẻ trong nhóm nhảy vào chưa hết mà đã có trẻ nhảy ra thì đều bị phạm luật và mất lượt đi,phải ngồi thay cho nhóm kia đứng lên chơi. - Luật chơi: Trẻ nhảy vào, nhảy ra mà chạm chân vào người làm cửa thì sẽ bị mất lượt đi và thay thế cho nhóm kia đứng lên chơi. + Tiến hành cho trẻ chơi, bao quát quá trình chơi + NX trẻ chơi.. c. CTD: nhặt lá vàng trên sân - Cho trẻ chơi tự do nhặt lá cây bỏ vào sọt rác, quan sát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Sau khi chơi: - Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiển tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC: Góc phân vai : Cô giáo và các bạn 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Góc xây dựng : Xây trường mầm non Góc học tập : Xem tranh ảnh về trường mầm non Góc thiên nhiên : chăm sóc cây (Đã soạn thứ 2) (Đã soạn thứ 2) V.VỆ SINH ĂN TRƯA: VI.NGỦ TRƯA --------------------------***--------------------------------B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU: I.VỆ SINH CÁ NHÂN- THỂ DỤC CHỐNG MỆT MỎI: II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH: *TCDG: Dung dăng dung dẻ 1. Mục đích, yêu cầu: - Trẻ biết cách chơi và luật chơi ,chơi theo sự hướng đẫn của cô . - Rèn kỹ năng vận động ở trẻ. - Trẻ tham gia chơi hứng thú tham gia chơi trò chơi 1 cách có hứng thú. - Giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi. 2. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp - Tâm trạng thoải mái. - Trang phục gọn gàng. 3. Hướng dẫn. Hoạt động của cô 1. Trước khi chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi: TCDG: Dung dăng dung dẻ; * Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi : - Cách chơi: Một người lớn đứng giữa, các cháu nhỏ đứng hai bên, tất cả nắm tay nhau vừa đi vừa đung đưa ra phía trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao: Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến cửa nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp Ù à ù ập Ngồi xập xuống đây. 29. Hoạt động của trẻ - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu trò chơi - Lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm một lát, rồi đứng dậy vừa đi vừa hát tiếp. - Trẻ chơi trò chơi. 2. Thực hiện quá trình chơi - Cho trẻ chơi trò chơi - Cô hướng dẫn trẻ chơi . Bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi mạnh dạn cùng các bạn . - Trẻ nghe cô nhận xét 3. Sau khi chơi - Cô nhận xét buổi chơi. - Cô củng cố - giáo dục trẻ *Chơi với góc nghệ thuật 1.Chuẩn bị: - Địa điểm: tại lớp học - Đồ dùng tại góc: nghệ thuật - Trẻ tâm sinh lý thoải mái 2.Nội dung: - Cô thỏa thuận vai chơi với trẻ: trẻ nhận vai chơi - Trẻ chơi: + Cô quan sát hành động chơi của trẻ, + Tạo tình huống để trẻ giải quyết vấn đề + Động viên trẻ chơi đoàn kết, sáng tạo; - Nhận xét giờ chơi 3.Kết thúc III.TĂNG CƯỜNG TV: Từ “Đồ chơi” 1.Chuẩn bị: - Tranh Đồ chơi 2.Nội dung: - Cô cho trẻ quan sát tranh Đồ chơi và đàm thoại: - Cô đọc từ Đồ chơi 3-4 lần - Trẻ đọc: + Lớp đọc + Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Cô chú ý sửa lời cho trẻ 3.Kết thúc: IV. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- PHÁT PHIẾU BÉ NGOAN-VỆ SINH TRẢ TRẺ. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×