Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

DHTHBK5 Vuong Phung Vinh Nghi KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.19 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên hướng dẫn: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện: Vương Phụng Vĩnh Nghi
Lớp: ĐH Tiểu học B – K5

Năm học: 2017 – 2018


I.
Yêu cầu 1
Trong 4 tuần kiến tập vừa qua (từ ngày 30/10 đến ngày 24/11) là khoảng thời tuy
không dài nhưng em đã được học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những trải
nghiệm thực tế tại ngôi trường Tiểu học Lê Văn Tám. Qua đây em xin trình bày về
việc thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở một số tiết dạy
1. Nguyên tắc phát triển tư duy
- Tiết dạy học vần on – an: ở tiết dạy này, giáo viên đã đảm bảo được nguyên tắc
phát triển tư duy cho học sinh. Cụ thể là:
+ Trong khi giới thiệu vần mới, giáo viên đã liên hệ, đặt ra những câu hỏi để
học sinh suy nghĩ, tư duy và phân tích. So sánh vần mới vừa được học với các vần đã
học để từ đó tìm ra điểm giống và khác nhau. Sau khi so sánh, giáo viên yêu cầu học
sinh cài vần vào bảng cài, học sinh sẽ cài vần mới vào bảng cài, tự đánh vần, đọc
trơn. Hoạt động này giúp học sinh có thể nhớ vần được lâu hơi vì các em tự thao tác,
tư duy dưới yêu cầu của giáo viên mà không phải chỉ nhắc lại, đọc lại lời giáo viên.
+ Tiếng khóa: giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời: có vần on muốn có
tiếng son ta phải thêm âm gì? Từ vần mới vừa được học, học sinh có thể trả lời ngay
được câu hỏi của giáo viên.
+ Từ khóa: trước khi giới thiệu từ khóa, giáo viên cho học sinh quan sát thỏi


son. Học sinh sẽ dễ dàng trả lời được từ khóa mà giáo viên muốn đề cập đến, sau đó
giáo viên liên hệ, hỏi học sinh thỏi son có tác dụng gì? Học sinh sẽ suy nghĩ và đưa ra
ý kiến của mình, lắng nghe ý kiến của bạn rồi sau đó giáo viên mới kết luận. Điều
này giúp học sinh chủ động trong quá trình học.
+ Từ ứng dụng: cũng tương tự như từ khóa, giáo viên lần lượt cho học sinh quan
sát tranh, từ đó học sinh sẽ suy nghĩ và trả lời theo hiểu biết của bản thân, bức tranh
đó có nội dung gì, liên hệ thực tế,… cuối cùng giáo viên mới kết luận và mở rộng
thêm cho học sinh.
- Tiết dạy tập đọc: Mùa thảo quả: giáo viên dẫn vào bài bằng cách cho học sinh
xem một đoạn phim , đặt câu hỏi đoạn phim nói lên điều gì? Tự học sinh suy nghĩ rồi
trả lời ý kiến của mình.
+ Giáo viên yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài, cả lớp đọc thầm sau đó yêu cầu học
sinh chia đoạn kết hợp tìm ra nội dung chính của từng đoạn.
+ Từ khó: giáo viên cho học sinh tự tìm từ mà các em cảm thấy khó hiểu sau đó
trao đổi để giải nghĩa với bạn cùng lớp, cuối cùng giáo viên mới giải nghĩa để các em
hiểu sâu hơn ý nghĩa những từ đó.
2. Nguyên tắc giao tiếp
- Tiết dạy học vần on – an: trong phần kiểm tra bài cũ: giáo viên cho học sinh
đọc lại nhiều lần bài mà các em đã được học dưới hình thức đọc cả lớp điều này giúp


các em ôn lại và nhớ hơn những vần đã được học. Đi vào bài mới, giáo viên tổ chức
cho học sinh đọc nhiều lần với nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm, lớp. Trong
khi dạy, giáo viên lồng ghép, liên hệ kiến thức cho học sinh để học sinh được nói
hiểu biết của mình qua các từ ứng dụng.
- Tiết dạy tập đọc: Mùa thảo quả: giáo viên cho học sinh đọc bài nhiều lần,
luyện đọc diễn cảm, cách ngắt nghỉ phù hợp. Cho học sinh đặt những câu hỏi mà học
sinh thắc mắc sau đó cả lớp sẽ thảo luận tìm ra câu trả lời. Trong khi học, giáo viên
mở rộng, liên hệ thực tế để học sinh trả lời theo suy nghĩ của mình. Vì khơng có sự
đúng, sai nên học sinh có thể thoải mái nói lên suy nghĩ của mình.

3. Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH
Với học sinh lớp 1 thì khả năng tập trung chú ý của các em chưa cao, các em
làm việc riêng nhiều, nên việc để tất cả học sinh đều chú ý lắng nghe là một điều khó
địi hỏi giáo viên phải có những biện pháp phù hợp.
- Tiết dạy học vần on – an: trong phần giới thiệu từ ứng dụng, giáo viên tổ chức
trò chơi “Ai nhanh ai đúng” để ọc sinh cảm thấy hứng thú và chú ý hơn. Gião viên
chia nhóm để các em cùng nhau tìm ra tiếng có chưa vần vừa học. sau mỗi đặt ra để
học sinh trả lời, giáo viên kèm theo những lời khen ngợi, tuyên dương, khích lệ học
sinh để các em mạnh dạn, tự tin và thấy hứng thú hơn khi trả lời câu hỏi
- Tiết dạy tập đọc: Mùa thảo quả: Khi giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời,
sau câu trả lời của các em, giáo viên thường khen ngợi, khích lệ học sinh. GV cũng
gọi nhiều học sinh trả lời và nhận xét để học sinh chú ý trong giờ học hơn. Khi nhận
xét câu trả lời của học sinh, giáo viên thường khen nhiều hơn chê, điều này giúp học
sinh cảm thấy câu trả lời của mình được cơng nhận, và từ đó tự tin hơn, mạnh dạn
hơn trong học tập.


Đánh giá các tiết dạy ở trường tiểu học theo các tiêu chí của 1 tiết dạy tích
cực.
- Tiêu chí 1: Mọi học sinh đều được tham gia hoạt động: Hầu hết mọi học sinh
đều được tham gia mọi hoạt động. Học sinh được luyện đọc theo cá nhân, nhóm, cả
lớp nên mọi hgọc sinh đều được luyện đọc. Khi tổ chức trò chơi để học sinh tham gia,
cả lớp đều được tham, học sinh sẽ cùng nhau thảo luận theo nhóm.
- Tiêu chí 2: Tự học sinh sản sinh ra tri thức:
+ Tiết học vần on – an: GV đưa ra câu hỏi để học sinh tư duy trả lời, so sánh sự
giống và khác nhau giữa vần on và vần an, thỏi son có tác dụng gì?...
+ Tiết dạy tập đọc Mùa thảo quả: giáo viên đưa ra câu hỏi có liên quan đến bài
tập đọc, ghọc sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi, từ đó rút ra ý chính của đoạn và
nội dung tồn bài. Tuy nhiên những câu hỏi này giáo viên đã hướng dẫn học sinh trả
lời từ trước, dẫn đến học sinh thụ động trong học tập, rập khuôn.



Tiêu chí 3: khơng khí lớp học sinh động, vui vẻ, thoải maiú: Trong tiến trình
dạy, giáo viên tổ chức trò chơi giúp học sinh hứng thú hơn, chú ý hơn trong học tập.
Tuy nhiên vì mới tham gia trị chơi nên khi chuyển qua hoạt động tiếp theo học sinh
thường mất tập trung.
II.
Các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy
học Tiếng Việt ở trường tiểu học
Trong 4 tuần kiến tập vừa qua (từ ngày 30/10 đến ngày 24/11) là khoảng thời
tuy không dài nhưng em đã được học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ những trải
nghiệm thực tế tại trường Tiểu học Lê Văn Tám. Tuy nhiên em cũng có một số băn
khoăn, thắc mắc:
- Phần kiểm tra bài cũ (học vần), giáo viên yêu cầu học sinh viết từ hoặc tiếng có
chưa vần của bài trước. hầu hét học sinh chỉ đều viết từ hoặc tiếng trong sách giáo
khoa mà khơng có từ mở rộng bên ngồi. Và khi học sinh đọc từ, chỉ yêu cầu học
sinh đọc trơn mà khơng phân tích. Theo em thì hoạt động này giáo viên nên mở rộng
thêm để học sinh có thể viết thêm đucợ các từ, tiênmsg nằm ngoài sách giáo khoa.
- Phần từ khóa (học vần), giáo viên đã bỏ các từ khó giải nghĩa trong sách giáo
khoa và thay thế bằng một từ khóa khác dễ giải nghĩa hơn cho học sinh. Điều này sẽ
giúp giáo viên dễ giải thích với các em và tiết kiệm thời gian hơn nhưng các em sẽ
không nắm được các từ trong sách giáo khoa. Theo em nghĩ thì giáo viên nên sửa
dụng cả từ khó nhưng có thể chỉ cho các em đọc và phân tích từ khó này và để các
em về nhà tự tìm hiểu, hơm sau vào phần kiểm tra bài cũ sẽ cùng nhau giải nghĩa lại
theo cách mà các em đã tìm hiểu được.
- Trong phần luyện đọc đúng và kết hợp tìm hiểu bài (tập đọc), với từng đoạn,
giáo viên đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh đọc trong nhóm và suy nghĩ trả lời câu
hỏi. theo em thì giáo viên nên cho một học sinh đứng lên đọc to cho cả lớp cùng nghe
và dò theo rồi mới cùng nhau thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời câu hỏi.




×