Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tiểu luận một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện tứ kỳ, tỉnh hải dương giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.36 KB, 37 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI
DƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

HÀ NỘI - 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1.
1.1.
1.2.
Chương 2.

1
7
MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CẤP PHÒNG
THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN
Khái niệm


Năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng
thuộc ủy ban nhân dân huyện
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC ỦY
BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI
DƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

7
7
10
13

2.1.

Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

13

2.2.

Thực trạng

17

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ
CẤP PHÒNG THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY


22

Chương
3.

3.2.
3.3.

Tính cấp thiết phải thường xuyên chăm lo xây dựng đội
ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn
hiện nay
Phương hướng
Giải pháp

3.4.

Kiến nghị

3.1.

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

22
23
24
29
31
32




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ở thời kỳ nào cũng vậy, chế độ xã hội nào cũng vậy, đất nước muốn
đứng vững và phát triển thì cần phải có lực lượng nịng cốt hết sức trung
thành, có bản lĩnh trí tuệ và năng lực thực sự. Đội ngũ cán bộ, công chức nhà
nước là những người đại diện cho Nhà nước để xây dựng và thực thi các chủ
trương, chính sách pháp luật và đồng thời là lực lượng nòng cốt xây dựng tổ
chức đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, coi cán bộ, công chức là nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh người sáng lập, rèn
luyện Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh: “cán bộ là cái gốc của mọi công
việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”, “Huấn
luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [5, tr.209].
Thấm nhuần tư tưởng của Người, hơn 90 năm xây dựng và phát triển,
Đảng và Nhà nước ta luôn coi cán bộ, công chức là một trong những nhân tố
quyết định sự thành bại của cách mạng. Mỗi thắng lợi của cách mạng Việt
Nam đều đánh dấu những bước trưởng thành, tiến bộ của đội ngũ cán bộ,
cơng chức của Đảng và Nhà nước.Vì thế, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng
xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức đồng bộ, tồn diện, coi đây là vấn đề
mấu chốt, trong sự nghiệp cách mạng.
Trong những năm gần đây, đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng
thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương đã có bước phát triển về
chất. Tuy nhiên, trước những yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ mới, đội ngũ
này vẫn còn bộc lộ những yếu kém, bất cập về kiến thức, năng lực, trình độ,
phương pháp, tác phong công tác. Một số công chức gặp khó khăn, lúng túng,
thậm chí va vấp, phạm sai lầm, khuyết điểm trong thi hành nhiệm vụ. Bên
cạnh đó, trước tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, một bộ phận cán

bộ, cơng chức có biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, quan liêu, vi
4


phạm dân chủ. Những điều đó đã làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến uy tín và
hiệu quả lãnh đạo, quản lý và làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với
chính quyền; đồng thời phải nâng cao năng lực lãnh đạo đội ngũ cán bộ, cơng
chức. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Một số giải pháp nâng cao năng lực đội
ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn hiện nay” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Năng lực, chất lượng cán bộ, công chức cấp huyện không cịn là một
vấn đề mới, nhưng ln là đề tài có tính thời sự và cũng khơng kém phần
phức tạp. Vấn đề này đã được nhiều nhà khoa học, nhà quản lý, hoạch định
chính sách và hoạt động thực tiễn tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm tịi, khảo
sát. Đến nay đã có nhiều cơng trình được cơng bố dưới những góc độ, mức
độ, khía cạnh, hình thức thể hiện khác nhau đã được đăng tải và công bố trên
một số sách, báo, tạp chí như:
- “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước”
của PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm, Nxb Chính trị
quốc gia, 2003; các tác giả của cơng trình nghiên cứu này nghiên cứu lịch sử
phát triển của các khái niệm về cán bộ, công chức, viên chức; góp phần lý
giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học của việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, cơng chức nói chung. Từ đó đưa ra những kiến nghị về phương
hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về chất lượng, số
lượng và cơ cấu.
- “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức đáp ứng địi hỏi của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của TS. Thang Văn

Phúc và TS. Nguyễn Minh Phương năm 2014. Trên cơ sở nghiên cứu các quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng
Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí người cán bộ cách mạng, cũng như yêu cầu
5


đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; tìm hiểu những bài học kinh
nghiệm về việc tuyển chọn và sử dụng nhân tài trong suốt quá trình lịch sử
dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, cũng như kinh nghiệm xây dựng nền
cơng vụ chính quy hiện đại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Từ đó
xác định hệ thống các yêu cầu, tiêu chuẩn của cán bộ, cơng chức đáp ứng địi
hỏi của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
- “Về chế độ cơng vụ Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Trọng Điều chủ
biên, Nxb Chính trị quốc gia, 2007; đây là cơng trình nghiên cứu sâu về công
chức, công vụ và các cơ sở khoa học để hồn thiện chế độ cơng vụ ở Việt
Nam hiện nay; đề tài phân tích một cách tồn diện và có hệ thống về lý luận
và thực tiễn của chế độ công vụ và cải cách công vụ Việt Nam qua từng thời
kỳ, có tham chiếu các mơ hình cơng vụ của các nhà nước tiêu biểu cho các thể
chế chính trị khác. Qua đó, luận giải và đưa ra lộ trình thích hợp cho việc
hồn thiện chế độ cơng vụ Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ Luật học của Mạc Minh Sản “Hồn thiện pháp luật về
cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, năm 2007. Cơng trình đã nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý
luận và thực trạng của pháp luật về cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã để
đưa ra quan điểm, phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm hồn thiện pháp
luật về cán bộ, cơng chức chính quyền nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà
nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.

Ngồi ra cịn một số cơng trình như: Luận văn thạc sĩ năm 2019 của tác
giả Giang Thị Phương Hạnh tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh, “Xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức hành chính nhà nước theo
u cầu cải cách hành chính của tỉnh Bình Phước hiện nay”; Luận văn thạc
sĩ năm 2018 của tác giả Lê Khắc Á tại Học viên Hành chính Quốc gia, “Đổi
6


mới đào tạo, bồi dưỡng công chức cơ quan Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam giai đoạn hiện nay”; Luận văn thạc sĩ năm 2017 của tác giả Trần Phước
Hải tại Đại học Đà Nẵng, “Đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ cơng chức
hành chính nhà nước thành phố Quãng Ngãi”; Luận văn thạc sĩ năm 2014
của tác giả Đỗ Nguyễn Quang Vinh tại Đại học Kinh tế quốc dân, “Đào tạo
và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại Sở LĐTB&XH tỉnh
Đồng Tháp”; Luận văn thạc sĩ năm 2014 của tác giả Lê Tấn Cận “Xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn hiện nay”...
Các tác giả đều đã phân tích một cách hệ thống, hồn chỉnh, hiệu quả
và tương đối toàn diện về vấn đề chất lượng, năng lực cán bộ, cơng chức các
cấp nói chung dưới góc độ lý luận cũng như sự vận dụng lý luận đó vào việc
nâng cao năng lực cán bộ, cơng chức các cấp tại một số địa phương, cơ quan
cụ thể - đó đều là những cơng trình, sản phẩm trí tuệ có giá trị, ý nghĩa lớn cả
về mặt lý luận và thực tiễn, là nguồn tư liệu quý báu để tác giả tham khảo
trong quá trình nghiên cứu đề tài của mình.
Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp xây dựng cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước thì vấn đề nâng cao năng lực cán bộ, cơng chức
cấp huyện vẫn cịn là vấn đề mang tính thời sự cấp thiết cần được tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung và hồn thiện. Cho đến nay, chưa có cơng trình nào
nghiên cứu trực tiếp về vấn đề “Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ
cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh
Hải Dương giai đoạn hiện nay”. Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài này

mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn, xác
định yêu cầu và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo
quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai
đoạn hiện nay.
7


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề cơ bản về năng lực đội ngũ
cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng.
Đánh giá đúng thực trạng năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp
phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý
cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn
hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng
thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

-

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân
huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài sử

dụng một số phương pháp của các khoa học liên ngành, chuyên ngành trong
đó chú trọng các phương pháp: kết hợp lôgic với lịch sử, phân tích, tổng hợp,
so sánh, gắn nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn...
6. Đóng góp mới của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp cơ sở khoa học giúp
lãnh đạo các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng trong việc xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ,
tỉnh Hải Dương giai đoạn hiện nay.
Góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản nhất về lý luận và thực tiễn về năng
lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện.
Kết luận và những giải pháp rút ra từ đề tài có thể làm tài liệu tham
khảo cho việc xây dựng, hoạch định chính sách và quy hoạch đào tạo đội
8


ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ
Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng chức ở các trường Chính trị tỉnh/thành phố.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ công chức.
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
cơng chức ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng cơng tác thực
hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơng chức ở Quận 1, Thành phố
Hồ Chí Minh.


9


NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẦN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐỘI
NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ CẤP PHÒNG THUỘC ỦY BAN
NHÂN DÂN HUYỆN
1.1. khái niệm
* Cán bộ
Trên cơ sở Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008
đã quy định cụ thể như sau: “Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - phường hội ở trung
ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh),
ở huyện, quận, thị phường, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước” (Khoản 1,
Điều 4) [4, tr.80].
Cán bộ viên chức được đề cập trong tiểu luận này là cán bộ viên chức
nhà nước là những người được nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm vào vị trí chức
danh nghề nghiệp nhất định trong đơn vị sự nghiệp công và được hưởng
lương từ ngân sách nhà nước và quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo
quy định của pháp luật. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp cơng có viên
chức lãnh đạo, quản lý, viên chức chun mơn nghiệp vụ, viên chức hành
chính, kỹ thuật. Cán bộ trong các đơn vị sự nghiệp công có thể hiểu là viên
chức lãnh đạo quản lý các đơn vị sự nghiệp công. Trên cơ sở Luật Cán bộ,
công chức quy định: “Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ
quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc
một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công
chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý” [4, tr.82].
Năm 1947, trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh

viết: “Cán bộ là những người đem chủ trương, chính sách của Đảng, của
Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình
10


hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính
sách cho đúng” [6, tr.300]. Người đã đặt cán bộ trong mối quan hệ với việc tổ
chức thực hiện đường lối của Đảng và xây dựng đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật Nhà nước. Đội ngũ cán bộ chính là người tổ chức triển khai
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, đồng thời cũng là người
trực tiếp xây dựng, bổ sung, hồn thiện đường lối chính sách của Đảng, pháp
luật Nhà nước. Vì vậy khái niệm cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh là cán bộ
của Đảng, Nhà nước, cán bộ cách mạng.
* Năng lực
Năng lực của con người hiểu theo nghĩa thơng thường là khả năng của
con người hồn thành một cơng việc nào đó. Theo từ điển Tâm lý học, năng
lực là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trị là
điều kiện bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng
hoạt động nhất định. Theo từ điển tiếng Việt: Năng lực là “khả năng, điều
kiện chủ quan hoặc tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào đó” [8,
tr.1172].
Năng lực của con người khơng phải tự nhiên mà có, mà thơng qua đào
tạo, học tập, thực hành, phải được bồi đắp thường xuyên và phấn đấu không
mệt mỏi của mỗi người. Năng lực của con người, của mỗi người luôn vận
động, phát triển, không bao giờ coi là đã đầy đủ. Bởi lẽ, thực tiễn luôn vận
động, đặt ra những yêu cầu mới rất cao đối với con người, buộc mỗi người
phải luôn phấn đấu vươn lên khơng ngừng khẳng định mình trong cuộc sống
xã hội để tồn tại và phát triển. Càng trong xã hội hiện đại, để thích ứng với
nhịp sống và sự phát triển của lực lượng sản xuất, mọi người càng phải được
đào tạo, đào tạo lại và tự đào tạo để có thể biết nhiều nghề, giỏi một nghề.

Như vậy, đánh giá năng lực của một con người phải dựa vào yêu cầu
của nghề nghiệp, kết quả hoàn thành cơng việc được giao. Một nghệ nhân có
thể có trình độ học vấn thấp nhưng lại là một người có năng lực siêu việt, nổi
tiếng trong một hội nghề, trong một vùng, thậm chí một quốc gia, được đánh
11


giá cao trên trường quốc tế. Nhưng một sinh viên tốt nghiệp ra trường, có
bằng cử nhân đựơc bổ nhiệm một chức vụ, một công việc phù hợp, nhưng kết
quả hoàn thành nhiệm vụ thấp vẫn được xem là người năng lực yếu. Từ đó
cho thấy, xem xét đánh giá năng lực một con người bao giờ cũng rất cụ thể,
phải dựa vào chức trách, nhiệm vụ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ theo chức
trách, phải xem xét trong một q trình, khơng thể dựa vào một việc, một thời
điểm để đánh giá năng lực của người đó. Dựa vào trình độ học vấn, bằng cấp
coi đó là căn cứ cơ bản để đánh giá năng lực, mà khơng tính đến trình độ
thực tế, khả năng thực tế của người đó sẽ là một sai lầm. Theo Hồ Chí Minh,
một người học xong đại học, có thể gọi là có tri thức. Song y không biết cày
ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm các nhiệm
vụ khác. Nói tóm lại cơng việc thực tế, y khơng biết gì cả. Thế thì y chỉ có tri
thức một nửa, tri thức của y là tri thức học sách, chưa phải là tri thức hoàn
toàn, y muốn thành một người có tri thức hồn tồn thì phải đem tri thức đó
áp dụng vào thực tế. Do đó, trình độ học vấn, bằng cấp đào tạo là một trong
những căn cứ để xem xét, đánh giá năng lực như những điều kiện, tiêu chuẩn
cần phải có ở một nhiệm vụ, một công việc cụ thể. Nhưng quan trọng hơn
phải xem xét trình độ thực tế của người đó. Trong những năm chiến tranh, cán
bộ, đảng viên của Đảng ta, Nhà nước ta ở các cấp các ngành trong và ngoài
quân đội, trình độ học vấn chưa cao, chưa được đào tạo qua nhiều trường lớp
chính quy, nhưng năng lực cơng tác được hình thành, phát triển trong thực
tiễn nên đã hồn thành tốt cương vị chức trách. Cịn hiện nay không thiếu
những trường hợp đựơc đào tạo rất cơ bản, có bằng cấp nhưng năng lực cơng

tác lại hạn chế, mức độ hồn thành nhiệm vụ khơng cao.
Như vậy, để đánh giá đúng năng lực hoạt động của con người cần có
quan niệm, phương pháp tiếp cận đúng về năng lực, hiểu rõ cấu trúc về năng
lực và vai trò của các yếu tố tạo thành năng lực.
Năng lực thực hành dùng để chỉ việc “áp dụng lý thuyết vào thực tế làm
cho trở thành cái có thật bằng hoạt động cụ thể”' [8, tr.615]. Đó là q trình
12


con người vận dụng tri thức được trang bị vào thực tiễn, làm cho lý luận trở
thành hiện thực trên thực tế bằng những hoạt động cụ thể, thực hiện mục đích
của con người. Năng lực thực hành của con người càng cao, thì hoạt động
thực tiễn của con người càng có hiệu quả và ngược lại. Vì thế, năng lực thực
hành của con người luôn là thành tố quan trọng, quyết định trên thực tế hiệu
quả công việc của mỗi con người. Năng lực thực hành cũng phong phú, đa
dạng, vận động phát triển cùng với sự phát triển của phân công lao động xã
hội gắn với các nghề nghiệp khác nhau của con người.
1.2. Năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy
ban nhân dân huyện
* Cấp huyện
Cấp huyện là đơn vị hành chính cấp trên cơ sở, là cấp trên của cấp
phường, xã trong hệ thống hành chính của Nhà nước ta. Quận là khu vực đô
thị được tổ chức hợp thành bởi các phường; huyện là khu vực nông thôn, hợp
thành bởi các xã và thị trấn; huyện có địa giới hành chính và tổ chức bộ máy
theo quy định của cấp có thẩm quyền, là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời
sống xã hội, dân cư trong cộng đồng.
Cấp huyện có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, củng
cố quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn thành phố,
thể hiện trên các điểm sau: cấp huyện là nơi trực tiếp quán triệt và tổ chức
triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

và các nhiệm vụ chính trị của địa phương tới cơ sở; cấp huyện đồng thời là
cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với các tầng lớp nhân dân, nơi chăm
lo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, bảo đảm sự ổn định chính trị, xã hội ngay từ cơ sở góp phần phát triển
kinh tế - xã hội, ổn định chính trị của địa phương và cả nước; cùng với cơ sở
là nơi lưu giữ, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của
nhân dân.
13


* Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phịng
Lãnh đạo cấp phịng là những cán bộ, cơng chức có trình độ, chun
mơn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối
làm việc, có năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ và có
trách nhiệm trong cơng tác được cơ quan bổ nhiệm giữ vị trí lãnh đạo quản lý
cấp phòng ban.
Quản lý cấp phòng chiếm một vị trí quan trọng trong cơ quan hành
chính nhà nước, đó là:
Nơi chuyển tải và tổ chức thực hiện các quyết định của cấp trên trực
tiếp và phản ánh những yêu cầu, nguyện vọng, đề xuất của công chức đơn vị
với lãnh đạo cấp trên.
Nơi tham mưu, giúp thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý các lĩnh vực
công tác chuyên mơn, kỹ thuật, nghiệp vụ mà phịng được phân cơng.
Vai trò của lãnh đạo cấp phòng:
Là người quản lý nhân viên, quản lý các hoạt động trong phòng ban của mình.
Là người đưa ra kế hoạch, điều hành cơng việc, và phân cơng nhiệm vụ
cho nhân viên phịng ban của mình.
Là người dẫn đầu, điều tiết, điều hồ cơng việc, cũng là người truyền
cảm hứng, động lực cho nhân viên trong q trình làm việc.
Có thể thấy, vị trí vai trò của người lãnh đạo cấp phòng là rất quan

trọng và cần thiết, đó là nơi đầu nguồn trong quá trình vận hành, hoạt động
của phịng, ban trong cơ quan hành chính nhà nước.
Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phòng:
14


Tại các cơ quan nhà nước hiện nay, Lãnh đạo cấp phịng bao gồm:
Trưởng phịng và các Phó trưởng phịng, có chức năng nhiệm vụ quan trọng
trong q trình hoạt động của các phịng ban.
Trong Luật Cán bộ, Cơng chức năm 2008 có quy định rất rõ về chức
năng nhiệm vụ của lãnh đạo cấp phịng gồm:
Xây dựng, trình thủ trưởng cơ quan để thủ trưởng cơ quan trình cấp có
thẩm quyền các đề án, dự án.
Xây dựng, trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành văn bản hướng
dẫn thực hiện công tác chuyên môn theo quy định của pháp luật.
Xây dựng, trình thủ trưởng cơ quan, đơn vị ban hành các quyết định,
quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hằng năm thuộc lĩnh vực quản lý của phòng.
Tổ chức thực hiện cơng tác chun mơn của phịng; đơn đốc hướng
dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện lĩnh vực cơng tác do phòng quản lý.
Trực tiếp quản lý con người, cơ sở vật chất, tài chính của phịng.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của thủ trưởng cơ quan.
* Chất lượng đội ngũ cán bộ
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được tạo nên bởi nhiều yếu tố,
thể hiện tính đồng bộ và thống nhất trong đội ngũ cơng chức, là tổng hồ giữa
chất lượng của từng công chức và chất lượng của cả đội ngũ công chức. Chất
lượng của từng công chức được tạo nên bởi những yếu tố, như: phẩm chất
chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trình độ, năng lực cơng tác, phong
cách làm việc... thể hiện ở kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đó là, người cơng chức có kiến thức chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị,
15



ngoại ngữ, tin học và kỹ năng lãnh đạo, quản lý; có phẩm chất chính trị tư
tưởng vững vàng; đạo đức cách mạng trong sáng; có lối sống trong sạch, lành
mạnh; có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn; có năng lực lãnh đạo, quản lý và
tổ chức, điều hành, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.
Chất lượng của cả đội ngũ công chức được tạo nên bởi số lượng công
chức, cơ cấu đội ngũ, phẩm chất, năng lực, phong cách làm việc của từng
công chức được thể hiện ở kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mỗi
người và cả đội ngũ; kết quả xây dựng cơ quan, địa phương, đơn vị và mức
độ hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, địa phương, đơn vị mà người cơng
chức đó phụ trách.
Chương 2.
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO QUẢN
LÝ CẤP PHÒNG THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN TỨ KỲ,
TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương
Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương.
Huyện nằm ở phía Đơng Nam tỉnh Hải Dương, nằm giữa châu thổ sơng Hồng.
Phía Bắc huyện giáp với thành phố Hải Dương và huyện Gia Lộc; phía Nam
giáp huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Phịng; phía Đơng giáp huyện Thanh Hà tỉnh Hải
Dương và huyện Tiên Lãng tỉnh Hải Phòng; phía Tây giáp với huyện Gia Lộc
và huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương. Huyện Tứ Kỳ nằm dọc theo trục đường
191(nay là đường 391) nối Quốc lộ 5 với quốc lộ 10 đi Hải Phịng, Thái Bình,
cách Hà Nội 60 Km về phía Tây Bắc, cách Hải Phịng 40 Km về phía Nam và
Đơng Nam, cách thành phố Hải Dương 14 Km về phía Tây Bắc; bao bọc xung
quanh huyện là 02 tuyến sơng Thái Bình và sơng Luộc. Với vị trí trên là điều
kiện cho huyện phát triển cơ cấu đa dạng các ngành: công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ, hạ tầng kinh tế, văn hoá xã hội. Thuận lợi cho giao lưu kinh tế với các


16


huyện khác và với các tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phịng, Quảng
Ninh…
Huyện Tứ Kỳ có 27 đơn vị hành chính gồm 01 Thị trấn và 26 xã với
tổng diện tích tự nhiên là: 16.813 ha, dân số 158.769 người. Bên cạnh, nghề
nơng, huyện cịn có một số làng nghề như: nghề ren ở xã Minh Đức, Tân Kỳ;
nghề thêu ở xã Hưng Đạo, chiếu cói ở xã An Thanh, mây tre đan ở Thị trấn
Tứ Kỳ…
Có thể nói trong lao động sản xuất phát triển kinh tế, người dân Tứ Kỳ
ln ln cần cù, sáng tạo thì đời sống văn hóa, tinh thần cũng khá phong
phú. Tứ Kỳ là nơi có nhiều đình, chùa, miếu với cảnh quan đẹp và là nơi nhân
dân thờ cúng, hội hè, đình đám…Hiện nay Tứ Kỳ có các cơng trình được Bộ
Văn hóa-Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa là: chùa Đơng
Dương (Minh Đức), chùa Phúc Diên (Tân Kỳ), chùa Khánh Linh (Phượng
Kỳ), miếu Phạm Xá (Ngọc Sơn). Đây là niềm vinh dự và tự hào của người
dân Tứ Kỳ. Trong hàng trăm di tích của Tứ Kỳ, nhiều di tích gắn liền với q
trình đấu tranh cách mạng của huyện như: đình La Tỉnh (Thị trấn), đền Mắc
(Quang Phục), chùa Nghi Khê (Tân Kỳ). Mặc dù các di tích văn hóa của
huyện đã trải qua hàng trăm năm bị thiên tai, giặc tàn phá nhưng những dấu
ấn tốt đẹp vẫn còn đọng lại sâu sắc trong ký ức của nhiều người dân nơi đây.
Là một vùng quê bốn mùa cây cối xanh tươi, mọi người dân sống đoàn kết,
vui vẻ, lạc quan, Tứ Kỳ còn lưu truyền nhiều truyền thuyết, những lời ca,
tiếng hát như: truyện Nhất bào sinh ngũ tử ở La Tỉnh (Thị trấn Tứ Kỳ), truyện
song sinh đồng tử ở Hiền Sĩ (Tây Kỳ), ông Cộc, ông Dài ở Lạc Dục (Hưng
Đạo), bà Bổi Lạng ở Bình Lãng- một doanh nhân giàu lòng từ thiện… hầu hết
đều phản ánh truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, lao động sáng tạo
và đời sống tinh thần phong phú của người dân Tứ Kỳ. Ngồi ra ở thơn Xn
Nẻo (Hưng Đạo) có chiếu chèo bà trùm Bông, người Đại Đồng giỏi hát tuồng,

người Đại Hợp giỏi hát đúm, người Dân Chủ giỏi hát ả đào, hát ca trù- là cái
17


nơi của Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam…Nhiều địa phương ở Tứ Kỳ
hàng năm vào những tháng nông nhàn tổ chức các lễ hội như: xã Quang Khải,
Minh Đức có hội pháo đất; xã Văn Tố, An Thanh, Hưng Đạo có hội vật, hội
bơi, xã Dân Chủ có hội săn bắt chim…
Trong sự nghiệp cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Tứ Kỳ đã có những
đóng góp xứng đáng cơng sức và xương máu của mình. Tồn huyện có 4.333
liệt sĩ, 1.722 thương binh, 1.037 bệnh binh, 216 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 02
anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và 02 anh hùng lao động. Đặc biệt xã
Hưng Đạo được 02 lần phong tặng danh hiệu là xã anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân và anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đây là niềm vinh dự và
tự hào của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong huyện.
Với những thuận lợi trên huyện Tứ Kỳ ngày càng phát triển lớn mạnh
cùng với sự phát triển của đất nước. Tuy còn gặp nhiều khó khăn trước mắt
nhưng huyện Tứ Kỳ vẫn vươn lên trở thành điểm sáng của tỉnh Hải Dương,
góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện:
Các cơ quan chun mơn thuộc UBND huyện gồm 12 phịng, ban có
chức năng nhiệm vụ như sau:
1) Phịng Nội vụ: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan
hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa
phương; địa giới hành chính; cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước; cán bộ,
công chức xã, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước;
tơn giáo; thi đua - khen thưởng.
2) Phòng Tư pháp: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm

18


pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục
pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hồ giải ở
cơ sở và các cơng tác tư pháp khác.
3) Phịng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài
sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về
kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
4) Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài nguyên đất; tài
nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; mơi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo
đạc, bản đồ.
5) Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham mưu, giúp Ủy ban
nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực:
Lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp; an tồn lao động; người có cơng; bảo trợ xã hội; bảo vệ và
chăm sóc trẻ em; phịng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
6) Phịng Văn hố và Thơng tin: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Văn hố; gia đình; thể dục,
thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thơng và Internet; cơng nghệ thơng tin, hạ
tầng thơng tin.
7) Phịng Giáo dục và Đào tạo: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào
tạo, bao gồm: Mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu
chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật
chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng,
chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
8) Phòng Y tế: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm:
Y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ
19


truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn
thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
9) Thanh tra huyện: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực
hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
10) Phịng Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn: Tham mưu, giúp
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Nông nghiệp; thuỷ
lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại,
kinh tế hợp tác xã nông nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nơng thơn trên
địa bàn.
11) Phịng Kinh tế và Hạ tầng: Tham mưu, giúp UBND huyện thực
hịên chức năng quản lý nhà nước về: công nghiệp; thương mại; xây dựng;
phát triển đô thị; kiến trúc; quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và
công sở; hạ tầng kỹ thuật gồm: cấp, thốt nước, vệ sinh mơi trường đô thị,
công viên, cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến bãi đỗ xe đô thị; giao thông;
khoa học và cơng nghệ.
12) Văn phịng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: Tham mưu
tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu
cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về công tác chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực;
cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất,
kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
2.2. Thực trạng

2.2.1. Ưu điểm

20


Phần lớn cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân
huyện Tứ Kỳ có phương pháp tác phong công tác đáp ứng yêu cầu chức trách,
nhiệm vụ. Giữ vững nguyên tắc trong chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn công tác,
biết kết hợp sự lãnh đạo của tập thể cấp ủy địa phương với đề cao trách nhiệm
cá nhân, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, biết
khai thác, phát huy sức mạnh của các tổ chức trong thực hiện các nhiệm vụ
công tác. Gương mẫu trong chấp hành các chế độ, nguyên tắc, nhạy bén, linh
hoạt trong xem xét cơng việc.
Tình hình, khiêm tốn, giản dị, tôn trọng lắng nghe ý kiến của nhân dân.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân
dân huyện Tứ Kỳ có tính chủ động, sáng tạo, quyết đốn, dám chịu trách
nhiệm, không né tránh khuyết điểm, thường xuyên nghiên cứu, quán triệt
đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị
quyết, chỉ thị, của cấp trên, chủ động đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo,
chỉ đạo để cấp ủy, thảo luận, quyết định. Có tinh thần trách nhiệm trong việc
triển khai, phân công nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết,
kịp thời đề xuất với cấp ủy, tổ chức đảng bổ sung, hoàn thiện chủ trương, biện
pháp lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ.
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của đội ngũ c cán bộ lãnh đạo
quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ cơ bản đáp ứng yêu
cầu chức trách, nhiệm vụ. Tuyệt đại đa số cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng
thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ xác định tốt trách nhiệm chính trị, chức
trách, nhiệm vụ được giao, khơng dao động trước những khó khăn, thử thách,
những thiệt thòi về vật chất và tinh thần, có bản lĩnh chính trị vững vàng, lập
trường tư tưởng kiên định có trình độ nhận thức và niềm tin vào chủ nghĩa

Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, thực sự là tấm gương tiêu biểu cho lòng trung
thành với Đảng, với Tổ quốc với nhân dân. Kiên định với mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
21


Năng lực, phong cách làm việc đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp
phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ về cơ bản đáp ứng yêu cầu chức
trách, nhiệm vụ. Cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phịng thuộc ủy ban nhân dân
huyện Tứ Kỳ có kiến thức, năng lực tương đối tồn diện cả về chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật, nắm được đường lối, quan điểm của
Đảng. Có khả năng vận dụng những quan điểm, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước vào thực thi chức trách, nhiệm vụ, có năng lực
nắm bắt địa bàn, tuyên truyền vận động thuyết phục quần chúng, có khả năng
phổ biến, qn triệt triển khai các nhiệm vụ. Có uy tín đối với các ban ngành,
đoàn thể và khả năng phối kết hợp với các tổ chức, các lực lượng liên quan để
thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Am tường và có tư duy khá
nhạy bén trong nắm bắt tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội để kịp
thời đề xuất với cấp ủy địa phương, đảng ủy những chủ trương, biện pháp
lãnh đạo sát đúng góp phần thiết thực vào sự nghiệp xây dựng địa phương
vững mạnh tồn diện.
Có phong cách dân chủ và đồn kết thống nhất cao, ln dựa vào cấp
ủy, tổ chức đảng, phát huy vai trò lãnh đạo của tập thể cấp ủy để hoàn thành
nhiệm vụ, học hỏi quần chúng, phát huy mọi tài lực, trí tuệ, kinh nghiệm của
quần chúng thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện nhiệm vụ, khơng độc đốn,
chun quyền, quan liêu, đứng trên tập thể, tổ chức.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Công tác thực hiện đánh giá cán bộ ở một số phòng thuộc ủy ban nhân

dân huyện Tứ Kỳ chưa được coi trọng đúng mức, cịn mang tình hình thức, nể
nang, né tránh, thiếu tinh thần xây dựng, chưa phản ánh đúng thực chất, chưa
lấy hiệu quả công việc làm thước đo.

22


Cơng tác rà sốt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch của một số cấp ủy cơ
sở, một số phòng còn lúng túng trong tổ chức triển khai và thực hiện do chưa
nghiên cứu kỹ văn bản hướng dẫn.
Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và phòng, ban của huyện
chưa đạt chuẩn về trình độ chun mơn, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ.
Số cán bộ được cử đi học các lớp đào tạo, bồi dưỡng ở Trung ương, ở
tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện.
Có một số cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân
huyện Tứ Kỳ, nhất là những đồng chí chưa được đào tạo cơ bản, ít được thử
thách, rèn luyện thường có những hạn chế nhất định về tư duy lý luận, việc
phân tích, luận giải thơng tin mới có những khó khăn. Khơng ít người giữ thái
độ thụ động, giản đơn khi tiếp thu, lĩnh hội nội dung chính trị - xã hội.
Trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân
dân huyện Tứ Kỳ hiện nay, cịn có đồng chí chưa thực sự say mê, tích cực,
sáng tạo trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Năng lực thực hiện chức trách,
nhiệm vụ của một số đồng chí cịn hạn chế, cịn biểu hiện nể nang, né tránh,
thừa hành, bị động. Còn một bộ phận thiếu ý chí phấn đấu vươn lên, chưa tích
cực học tập lý luận, chính trị; thiếu sự nhạy cảm chính trị và sắc sảo trong đấu
tranh bảo vệ quan điểm tư tưởng của Đảng và trong thực tiễn hoạt động.
* Nguyên nhân
Các thế lực thù địch dùng chiến lược “diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật
đổ để chống phá quyết liệt cách mạng nước ta, trong đó phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng đặc biệt là ở cơ sở. Chúng bịa đặt, nói xấu cán bộ Đảng và Nhà

nước, lôi kéo thêm lực lượng cán bộ, đảng viên có quan điểm sai trái để tập
trung hướng vào nội bộ ta, tìm mọi hình thức làm cho nội bộ không ổn định,
gây chia rẽ nội bộ, ngờ vực, nghi kỵ hòng làm cho giảm sút lòng tin vào
23


Đảng, lập trường tư tưởng giao động, không yên tâm công tác ảnh hưởng đến
chất lượng thực thi công vụ, đạo đức công vụ.
Yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao, trong khi
đó cơ chế chính sách chưa theo kịp, chưa rõ ràng, cịn bộc lộ nhiều thiếu sót
ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức. Một số chính sách
đối với cán bộ cấp huyện chưa theo kịp sự vận động của tình hình thực tiễn;
quy định về chế độ đãi ngộ dẫn đến tình trạng cán bộ chưa yên tâm công tác,
chưa tâm huyết với ngành.
Tuy Ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ đã có sự quan tâm ban hành nhiều
chính sách cho việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhưng vẫn chưa theo kịp sự
biến đổi của tình hình kinh tế, sự phát triển của xã hội hiện nay. Đào tạo, bồi
dưỡng cịn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả trong việc nâng cao
trình độ của cán bộ. Mặt khác, một số Phòng chưa thực sự quan tâm đến công
tác này, chưa quan tâm đến quyền lợi, chế độ của người cán bộ; do vậy đã
không tuân thủ các trình tự, thủ tục trong việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng
và thu hút nguồn nhân lực khiến cho cán bộ thiệt thòi trong việc khơng được
hưởng chính sách đầy đủ.
Mặc dù chế độ chính sách tiền lương và thu nhập của cán bộ luôn được
Đảng và Nhà nước quan tâm, cải cách và chấn chỉnh; nhưng vẫn khơng theo
kịp tình hình kinh tế - xã hội. Do vậy, tiền lương và thu nhập của cán bộ lãnh
đạo quản lý cấp phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ nói riêng chưa đủ
ni sống bản thân và gia đình ở mức trung bình của xã hội. Tiền lương khơng
có ý nghĩa khuyến khích, động viên cán bộ, cơng chức làm việc do đó tình
trạng “chảy máu chất xám” trong khu vực nhà nước ngày một gia tăng. Đây là

một nguyên nhân gây nên tình trạng tham nhũng, tiêu cực ngày càng gia tăng
trong đội ngũ cán bộ, công chức làm cho bộ máy nhà nước không được trong
sạch, vững mạnh; làm cản trở công tác xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức nói riêng và đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước nói chung.

24


Nhận thức, trách nhiệm, năng lực cán bộ lãnh đạo quản lý cấp phòng
thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ chưa đồng đều, cịn có mặt hạn chế, chưa
chủ động trong cơng việc và dự báo được tình hình và yêu cầu nhiệm vụ trong
giai đoạn mới; chất lượng, trình độ năng lực, nhất là kĩ năng thực thi nhiệm
vụ của cán bộ còn thấp so với yêu cầu của thời kỳ mới. Trình độ của cán bộ,
cơng chức đóng vai trị quyết định năng lực quản lý nhà nước của người cán
bộ, cơng chức đó, trình độ thấp dẫn đến kỹ năng yếu, kỹ năng yếu dẫn đến
hiệu quả quản lý nhà nước thấp.
Nguyên nhân chủ yếu vẫn là một số cán bộ lãnh đạo quản lý cấp
phòng thuộc ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ còn chưa say mê nghiên cứu, học
hỏi, chưa làm việc hết khả năng, thiếu tinh thần hợp tác, chất lượng công việc,
năng lực thực hành còn yếu.

25


×