Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DHTHCK5 Nguyen Thi LuongKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.19 KB, 5 trang )

PHÒNG GDĐT TP BIÊN HÒA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI



BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT 1

Giảng viên: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA
Sinh viên thực tập: NGUYỄN THỊ LƯƠNG
Khóa: 5

Lớp: ĐH Tiểu Học C

Năm học 2017-2018

Thứ 6, ngày 17 tháng 11 năm 2017.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
I) Các nguyên tắc dạy Tiếng Việt ở tiểu học
Bài tập làm văn: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị
Hỏi ngắn theo câu hỏi (sách tiếng việt 2 tập 1,trang 69)
Nguyên tắc phát triển tư duy.
Theo tiêu chí của một số tiết dạy ở trường tiểu học theo phương pháp dạy học
tích cực thì các cơ đã rèn cho học sinh được các thao tác phân tích, so sánh, khái
quát, tổng hợp cùng với phẩm chất tư duy nhanh, chính xác, tích cực. Đối với bài


tập làm văn giáo viên đã xây dựng cho học sinh nắm được nội dung vấn đề cần nói
và viết trong tình huống giao tiếp cụ thể bằng phương tiện ngôn ngữ, tuy nhiên các
tình huống cịn rập khn, chưa có tư duy sáng tạo.
1. Nguyên tắc giao tiếp (Nguyên tắc phát triển lời nói)
Nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học Tiếng Việt là hướng vào hoạt động
giao tiếp. Để hình thành kĩ năng và kĩ xảo ngôn ngữ, học sinh được đặt trong các
môi trường giao tiếp cụ thể từ đó học sinh sẽ hiểu được lời nói của người khác
đồng thời vận dụng ngơn ngữ của mình (ngơn ngữ sáng tạo) để người khác hiểu
được tư tưởng và tình cảm của mình. Thơng qua các bài tập làm văn học sinh
được thực hành đơn giản giới thiệu về bản thân, gia đình hay tập nói những lời yêu
cầu, đề nghị hay lời mời theo mục đích nhất định, học sinh được luyện tập về các
kĩ năng ứng xử trong các hồn cảnh giao tiếp khác nhau, tuy nhiên vì thời gian có
hạn nên khơng thể để tồn bộ học sinh thực hành được.


Đối với nguyên tắc này thì giáo viên đã chú trọng vào mục đích giao tiếp tức
là chú trọng vào các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh, Ví dụ học sinh sẽ trả
lời một loạt câu hỏi sau đó sẽ nghe các câu trả lời từ các bạn trong lớp rồi thực
hành vào vở. Giáo viên cũng xem xét các đơn vị trong câu, câu trong đoạn trong
bài ra sao.
2. Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
Ở tiểu học học sinh sử dụng Tiếng Việt với hai hoạt động chính là nghe và
nói, các em đã có một vốn từ nhất định, làm quen với một số quy luật tạo lập lời
nói Tiếng Việt tự phát.
Do vậy yêu cầu thứ nhất khi dạy học Tiếng Việt là phải chú ý đến trình độ
vốn có của học sinh từng lớp từ đó có kế hoạch dạy học phù hợp hơn. Ví dụ như ở
lớp 2/4 trường Tiểu học Kim Đồng huyện Xuân Lộc một số học sinh thường mắc
lỗi với chữ “c” và chữ “k” nên giáo viên chủ nhiệm đã có kế hoạch giảng dạy phù
hợp bằng việc làm thêm một số dạng bài tập liên quan. Bên cạnh đó giáo viên cũng
tạo điều kiện để học sinh hình thành lời nói hồn chỉnh trong các cuộc hội thoại

bằng các hình thức học tập nhóm, lớp thơng qua bài tập 3 của bài.
Bài tập đọc: Sự tích cây vú sữa (sách tiếng việt 2 tập 1)
1. Nguyên tắc phát triển tư duy
Để góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng
Việt, phát triển tư duy cho học sinh giáo viên đã tạo điều kiện để học sinh nắm
được nội dung trong môi trường giao tiếp cụ thể bằng việc cho học sinh quan sát
tranh và trả lời câu hỏi để học sinh có thể trình bày, nêu ý kiến cá nhân của mình
thơng qua thao tác phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp bằng phương tiện ngôn
ngữ.


2. Nguyên tắc giao tiếp
Giáo viên hình thành cho học sinh được môi trường giao tiếp bằng việc
hỏi – đáp giữa giáo viên và học sinh thông qua các câu hỏi gợi mở trong sách giáo
khoa và ở ngoài cùng với việc giải nghĩa từ khó, giáo viên cũng rèn cho học sinh
được kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng việc đặt câu với những từ khó vừa tìm.
3. Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ tiếng việt vốn có của học sinh
Đối với nguyên tắc này giáo viên đã thiết kế được các dạng bài tập phù hợp
với trình độ Tiếng Việt của học sinh trong lớp như đọc bài theo nhóm rồi sửa phát
âm cho bạn.
II) Những băn khoăn thắc mắc khi tiếp cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng
Việt ở tiểu học
Đa số các tiết dạy ở trường tiểu học đều không theo quy trình và khơng tn
thủ về thời gian quy định. Các tiết học chỉ theo quy trình và thời gian khi dự giờ
hoặc hội giảng.
Thỉnh thoảng các hoạt động học tập chưa thực sự thoải mái, nó cịn mang tính
gượng ép đối với học sinh.
Giáo viên còn nói quá nhiều, việc tự tìm ra tri thức mới của học sinh còn bị
hạn chế.
Đối với các bài tập làm văn ở lớp 1 và lớp 2 thì học sinh cịn viết theo khuôn

mẫu mà giáo viên đưa ra, chưa có sự sáng tạo trong câu chữ, lời văn.
Ít cho học sinh tham gia trị chơi học tập, vì thường sẽ mất nhiều thời gian.
Đề xuất giải pháp


Đối với bài tập nhóm nên giao việc trước khi chia nhóm để tránh học sinh
nhôn nhao, mất trật tự khi chia nhóm.
Giáo viên nên tập trung vào tất cả các học sinh, tránh để học sinh học tập theo
khuôn mẫu, chưa có được sự tư duy trong tiết học.
Luôn tạo được khơng khí sơi động, tránh áp lực cho các em học sinh. Luôn
chắc chắn tất cả các học sinh đều tham gia đầy đủ hoạt động học tập mà giáo viên
đưa ra, không để một số bạn giỏi làm còn một số bạn chưa nắm được nội dung
ngồi chơi khi tham gia hoạt động học tập đặc biệt là các hoạt động nhóm.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×