Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN BẰNG LC CÁC SAI BIỆT THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI BỘ CHỨNG TỪ THEO UCP 600 VÀ ISBP 745 VÀ MINH HỌA MỘT SỐ RỦI RO VÀ TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.86 KB, 34 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
---------***--------

TIỂU LUẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ
BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN BẰNG L/C.
CÁC SAI BIỆT THƢỜNG GẶP ĐỐI VỚI BỘ CHỨNG
TỪ THEO UCP 600 VÀ ISBP 745 VÀ MINH HỌA MỘT
SỐ RỦI RO VÀ TRANH CHẤP CĨ LIÊN QUAN
Lớp: TCH412(20192).1
Khố: 56
Giảng viên hƣớng dẫn: PSG.TS Đặng Thị Nhàn

Hà Nội, tháng 6 năm 2020


DANH SÁCH THÀNH VIÊN


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... 2
NỘI DUNG........................................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: Bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C............................................. 3
1.1 Khái niệm và vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán L/C.................................... 3
1.2 Bộ chứng từ trong thanh toán L/C........................................................................... 4
CHƢƠNG 2: Các sai biệt thƣờng gặp đối với bộ chứng từ theo UCP 600 và ISBP
745................................................................................................................................... 6
2.1 Giới thiệu chung về UCP 600 và ISBP 745............................................................. 6
2.2 Khái quát chung về sai biệt và sai biệt trong chứng từ thanh toán bằng L/C...........7
2.3 Sai biệt trong chứng từ vận tải................................................................................. 8


2.4 Sai biệt trong chứng từ bảo hiểm........................................................................... 12
2.5 Sai biệt trong chứng từ hàng hóa........................................................................... 14
2.6 Sai biệt trong hối phiếu đòi nợ............................................................................... 18
CHƢƠNG 3: Đề xuất giải pháp hạn chế rủi ro sai biệt trong bộ chứng từ thanh
toán bằng L/C.............................................................................................................. 24
3.1 Cách giải quyết các sai phạm thường gặp trong bộ chứng từ thanh toán bằng L/C24
3.2 Các giải pháp hạn chế sai biệt trong bộ chứng từ thanh toán bằng L/C.................25
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 31


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây với việc mở rộng giao lưu hợp tác khu vực và hội nhập
kinh tế quốc tế, các hoạt động mua bán hàng hoá phải được diễn ra bình đẳng theo cơ chế
thị trường, dẫn đến khâu thanh toán cũng phải tuân thủ luật lệ và tập quán quốc tế được
điều chỉnh trên cơ sở các quy định của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này.
Trong thực tiễn thương mại quốc tế, khơng ít doanh nghiệp xuất – nhập khẩu trong
nước gặp khó khăn khi giao dịch bằng L/C, mà nguyên nhân chủ yếu xoay quanh các vấn
đề như việc thanh toán chậm trễ, khiếu kiện kéo dài, khơng được thanh tốn hoặc thậm
chí là bị lừa, gây thiệt hại về thời gian và kinh tế của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, nhằm hạn chế đáng kể các thiệt hại xảy ra, doanh nghiệp xuất – nhập
khẩu trong nước cần nắm vững và hiểu rõ những nguyên nhân dẫn đến sai sót khi giao
dịch bằng L/C.
Đặc biệt, khi các bộ quy tắc UCP 600 và ISBP 745 được sử dụng rộng rãi, kiến thức
của người làm xuất nhập khẩu về bô chứng từ khi thanh toán L/C lại càng trở nên quan
trọng.
Để làm rõ về bộ chứng từ, minh họa một số tranh chấp do sai biệt cũng như đưa ra
giải pháp hạn chế sai biệt trong thanh toàn bằng L/C khi áp dụng UCP 600 và ISBP 745,
nhóm 9 lớp TCH412.1 chọn đề tài: “BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN BẰNG L/C.
CÁC SAI BIỆT THƢỜNG GẶP ĐỐI VỚI BỘ CHỨNG TỪ THEO UCP 600 VÀ

ISBP 745 VÀ MINH HỌA MỘT SỐ RỦI RO VÀ TRANH CHẤP CÓ LIÊN QUAN”
đề thực hiện tiểu luận.
Chúng em cảm ơn cô Đặng Thị Nhàn đã đưa ra đề tài cùng như hỗ trợ nhóm trong q
trình làm tiểu luận, Trong q trình nghiên cứu, nhóm khơng thể tranh khỏi những sai sót.
Chúng em rất mong sẽ nhận được các ý kiến đóng góp của cơ và các bạn để hoàn thiện
hơn báo cáo này.

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
B/L

Chú giải
Bill of Lading – Vận đơn

CHXHCNVN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

ISBP

International Standard Banking Practice
for the Examination of Documents
Under Documentary Credits - Tập quán
ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra
chứng từ


L/C

Letter of credit – Thư tín dụng

NH

Ngân hàng

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phấn

NK

Nhập khẩu

XK

Xuất khẩu

UCP

The Uniform Custom and Practice for
Documentary Credit” - Quy tắc thực
hành thống nhất về tín dụng chứng từ


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: BỘ CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN BẰNG L/C
1.1 Khái niệm và vai trò của bộ chứng từ trong thanh toán L/C

1.1.1 Khái niệm bộ chứng từ trong thanh toán L/C
Bộ chứng từ trong thanh toán bằng L/C do người thụ hưởng lập, phải đầy đủ về mặt
chủng loại và số lượng, thể hiện nội dung phù hợp với các yêu cầu của L/C, bản thân các
chứng từ không mâu thuẫn nhau về mặt nội dung và sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao
hàng, người thụ hưởng phải xuất trình bộ chứng từ cho NH phát hành trong khoảng thời
gian quy định của L/C để được thanh toán.
1.1.2 Vai trị của chứng từ trong thanh tốn bằng L/C
• Cung cấp thơng tin chi tiết về hàng hóa và các bên liên quan trong q trình thực
hiện hợp đồng.
• Là bằng chứng của người XK về việc đã giao hàng và là cơ sở để được NH thanh
toán tiền.
Những chứng từ mà người NK phải xuất trình là một nội dung then chốt của L/C, bởi
vì bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằng chứng của người XK chứng minh rằng
mình đã hồn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định của L/C. Do
vậy, NH phải tiến hành trả tiền cho người XK nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều
quy định trong L/C.
• Hợp thức hóa việc sở hữu lơ hàng của NH nếu người NK không trả tiền cho NH.
Khi thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ, về mặt nguyên tắc, trước lúc
người mua lấy được chứng từ và ra cảng nhận hàng thì NH mở vẫn là chủ sở hữu của lô
hàng, thông qua việc giữ trong tay bộ chứng từ. Trong trường hợp, người mua không có
khả năng thanh tốn cho NH (trường hợp ký quỹ không đủ 100%), NH sẽ tiến hành giam
giữ bộ chứng từ và trường hợp xấu nhất là họ phải bán lại chứng từ này cho một bên khác
để thu hồi số tiền mà người mua còn nợ họ. Do vậy, NH mở sẽ rất cẩn thận và kiểm tra
nghiêm ngặt bộ chứng từ. Nếu hợp lý, hợp lệ thì họ mới tiến hành thanh toán cho người


bán. Vì nếu chứng từ nhận được là chứng giả hoặc không hợp lệ, NH coi như không thể
hợp thức hố trong việc sở hữu lơ hàng cịn nằm ngồi cảng.
• Là bằng chứng quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các
bên trong quá trình thực hiện hợp đồng.

• Có thể thế chấp bộ chứng từ để vay tiền NH
• Vận đơn là chứng từ sở hữu hàng hóa
Xuất phát từ lý do trên, người bán khi thoả thuận thanh tốn bằng L/C thì phải chuẩn
bị chứng từ cho thật kỹ càng và phù hợp với yêu cầu của L/C.
1.2 Bộ chứng từ trong thanh toán L/C
1.2.1 Chứng từ thương mại
Chứng từ thương mại bao gồm chứng từ vận tải và chứng từ bảo hiểm và chứng từ
hàng hóa.
1.2.1.1 Chứng từ vận tải
Là chứng từ được lập bởi người có trách nhiệm sau khi người bán giao hàng cho
người chuyên chở tại địa điểm giao hàng quy định. Chứng từ vận tải bao gồm:
-

Vận đơn đường biển (Bill of lading)
Chứng từ vận tải đa phương thức
Biên lai gửi hàng đường biển (Seaway bill)
Vận đơn hàng không (Airway bill)
Chứng từ vận tải đường sắt (Railway bill), đường bộ và đường song

1.2.1.2 Chứng từ bảo hiểm
Là chứng từ do người bảo hiểm lập và cấp cho người được bảo hiểm làm bằng chứng
cho hợp đồng bảo hiểm và điều tiết mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người được bảo
hiểm. Chứng từ bảo hiểm bao gồm:
-

Đơn bảo hiểm (Insurance Policy)
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of insurance)
Tờ khai bảo hiểm bao (Declaration under an open cover)



1.2.1.3 Chứng từ hàng hóa
-

Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
Phiếu đóng gói (Packing list)
Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)
Giấy chứng nhận số và trọng lượng (Certificate of weight and quantity)
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
Giấy chứng nhận kiểm dịch (Certificate of quarantine)
Giấy chứng nhận giám định (Certificate of inspection)
Giấy chứng nhận vệ sinh (Certificate of health)
Giấy chứng nhận hun khói (Certificate of fumigation)
Giấy chứng nhận khử trùng (Certificate of disinfection)

1.2.2 Chứng từ tài chính
Hối phiếu địi nợ: Theo Đạo luật Hối phiếu Anh Quốc 1882 “Hối phiếu địi nợ (Bill of
exchange) là một mệnh lệnh vơ điều kiện của một người ký phát (drawer) cho một người
khác (drawee), yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định
hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một
người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm
hối phiếu”
1.2.3 Các chứng từ khác do thư tín dụng u cầu xuất trình
Các loại chứng từ khác mà thư tín dụng u cầu phải có khi xuất trình, ví dụ như:
“Bản sao của bản fax thơng báo giao hàng cho người yêu cầu”, “Biên lai bưu điện chứng
minh đã gửi bộ vận đơn gốc kèm bộ chứng từ gửi hàng kèm bản sao cho người yêu cầu”...


CHƢƠNG 2: CÁC SAI BIỆT THƢỜNG GẶP ĐỐI VỚI BỘ CHỨNG
TỪ THEO UCP 600 VÀ ISBP 745
2.1 Giới thiệu chung về UCP 600 và ISBP 745

2.1.1 UCP 600 – “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credit”
UCP là viết tắt của “The Uniform Custom and Practice for Documentary Credit” (Quy
tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ), là ấn phẩm của phòng thương mại quốc tế
(International Chamber of Commerce – ICC).
UCP 600 là Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ mới, thay thế cho
Bản quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ cũ (UCP500), đây là bản sửa đổi
lần thứ sáu của ICC sau 3 năm soạn thảo và chỉnh lý. UCP600 chính thức có hiệu lực từ
ngày 1 tháng 7 năm 2007. Điểm mới của UCP600 là quy định cụ thể và chi tiết nghĩa vụ,
trách nhiệm của NH tham gia thanh toán và trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất NK;
giúp hoạt động xuất NK thuận tiện hơn.
UCP 600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia
nghiệp vụ thanh toán L/C, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụ thanh
toán L/C. Quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C.
2.1.2 ISBP 745 – “International Standard Banking Practice for the Examination of
Documents under UCP600 - ISBP 2013 ICC Publication No. 745”
ISBP là từ viết tắt tiếng Anh "International Standard Banking Practice for the
Examination of Documents Under Documentary Credits". Văn kiện này ra đời nhằm cụ
thể hóa những quy định của UCP 600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan
điểm và các quyết định của ủy Ban NH của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ
giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín
dụng chứng từ.
ISBP 745 được ban hành năm 2013. ISBP 745 giải quyết một cách thấu đáo những
vướng mắc mà người kiểm tra chứng từ xuất trình theo L/C thường gặp phải trước đây.
ISBP 745 chắc chắn sẽ làm giảm những tranh chấp liên quan đến chứng từ. Người viết bài


này tin rằng ISBP 745 vẫn sẽ tiếp tục được đón nhận như là một cuốn cẩm nang gối đầu
giường không thể thiếu của những người làm công tác liên quan đến việc lập và kiểm tra
chứng từ xuất trình theo L/C.
Một số điểm mới của ISBP 745 2013 so với ISBP 618 2007 như sau:

-

-

ISBP 745 được đổi tên là “Tập quán NH tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ
theo UCP 600” thay vì tên cũ là “Tập quán NH tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra
chứng từ theo tín dụng chứng từ”. Điều này nhằm giải quyết sự mơ hồ về tên gọi
và quy định rõ ràng về mặt pháp lý gắn bó khơng thể tách rời giữa UCP 600 và
ISBP. Mối quan hệ này được quy định trong phần phạm vi ứng dụng USBP 745.
ISBP 745 đã viết lại phần lớn các phần hướng dẫn của ISBP 681, bổ sung thêm
nhiều diễn giải và hướng dẫn áp dụng một cách rõ ràng và minh bạch hơn các quy
tắc của ISBP 681 như: về chứng từ vận tải hàng khơng, các dữ liệu khơng có u
cầu phải điền vào ơ có tên “accounting information” hoặc “ handling information”
thường tìm thấy trong Airway bill. Cũng có thể tìm đọc trong mục A37 liên quan
đến các yêu cầu đối với chữ ký thể hiện trong bất cứ ô, khu vực hay nơi nào

2.2 Khái quát chung về sai biệt và sai biệt trong chứng từ thanh toán bằng L/C
2.2.1 Khái niệm sai biệt
Theo từ điển tiếng Việt, “sai biệt” có nghĩa là những quan điểm khác nhau về một vấn
đề. Trong thanh toán quốc tế bằng L/C, “sai biệt” (discrepancy) trong bộ chứng từ có thể
hiểu là sự thiếu nhất quán giữa các chứng từ với yêu cầu của L/C hoặc giữa các chứng từ
với nhau.
2.2.2 Các nguyên nhân dẫn tới sai biệt trong bộ chứng từ thanh tốn bằng L/C
Có thể nêu ra 3 ngun nhân chính dẫn đến chứng từ thanh tốn L/C có sau sót như
sau:
Thứ nhất, thiếu hiểu biết về giao dịch L/C, UCP, ISBP và Incoterms.
Thứ hai, doanh nghiệp xuất NK khơng có hoặc có nhưng khơng hiệu quả bộ phận
chun trách và quy trình giao dịch L/C tại đơn vị.
Thứ ba, lỗi cẩu thả của văn thư, văn phòng, đánh máy, in ấn,…



Những nguyên nhân cụ thể mà nhà XK thường mắc sai lầm khi lập bộ chứng từ được
biết đến là “sai lầm 3 C”, bao gồm:
+ Lỗi khơng chính xác (not correct)
+ Lỗi khơng hồn chỉnh (not complete)
+ Lỗi khơng nhất quán (not consistent)
2.2.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu sai biệt trong bộ chứng từ thanh toán bằng L/C
-

-

-

Hạn chế, đề phòng giả mạo, gian lận thƣơng mại: Việc kiểm trả kĩ bộ chứng từ
có thế giúp ngân hàng hoặc các bên tham gia giao dịch phát hiện những dấu hiệu
giả mạo, gian lận của đối phương để không tạo ra những giao dịch phi pháp
Đƣa ra những gợi ý sửa đổi để tránh việc giao dịch hàng hóa bị hủy bỏ: Các
hợp đồng thương mại quốc tế thường có giá trị rất lớn, mang lại nhiều lợi ích cho
cả hai bên. Việc xảy ra sai sót nhỏ trong chứng từ dấn đến khơng được thanh tốn
sẽ gây ra tổn thất lớn, do đó, kiểm tra kĩ chứng từ là việc rất cần thiết.
Nghiên cứu sai biệt trong hiện tại để tránh sai biệt trong tƣơng lai: Mặc dù
những sự việc như từ chối thanh toán đã xảy ra, việc nghiên cứu các tình huống sai
biệt sẽ đem lại nhiều bài học giá trị cho các nhà XK, NK cũng như NH để tiết
kiệm thời gian vè chi phí.

2.3 Sai biệt trong chứng từ vận tải
2.3.1 Các sai biệt thường gặp
Theo đánh giá của ICC, đại đa số các sai biệt dễ dẫn đến tranh chấp liên quan tới vận
đơn là do cách thể hiện không đúng năng lực, tư cách của người ký phát hành vận đơn.
Trong thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ vận tải do khơng

tn thủ UCP 600, Điều 22, 26, 27, thường gặp vẫn là:
-

-

Mục Shipper, Consignee, Notify party không khớp với các quy định trong L/C
(viết tắt hoặc ghi tên người bán không đúng với trong hợp đồng hay trong L/C, ghi
tên và địa chỉ người nhận hàng không đúng với quy định của L/C…)
Cảng bốc và cảng dỡ không khớp với quy định trong L/C
B/L xuất trình cho NH trễ hơn 21 ngày sau ngày lập vận đơn, hoặc xuất trình L/C
đã hết thời hạn có hiệu lực


-

-

-

Trên B/L ghi hàng đã chất lên boong tàu (on deck cargo) thay vì đúng phải ghi là
hàng đã để trong hầm tàu (on board)
B/L xuất trình khơng phải là vận đơn hồn hảo
Ký hậu, chuyển nhượng B/L khơng đúng
Các thay đổi bổ sung trên vận đơn khơng có xác nhận của người lập (chữ ký và
con dấu)
Vận đơn thiếu tính chính xác thực do người lập đơn khơng nêu rõ tính cách pháp
lý đối với trách nhiệm chuyên chở lơ hàng này
Số L/C và ngày mở L/C khơng chính xác
Các điều kiện đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa khơng theo quy định của L/C
Số hiệu container hay lô hàng không khớp với các chứng từ khác như chứng từ

bảo hiểm, hóa đơn.
Mục cước phí: Khơng phù hợp với quy định của L/C: Do ở nước ta, hàng hoá NK
chủ yếu theo điều kiện giao hàng CIF và CFR nên hầu hết các L/C quy định cước
phí trả trước “freight prepaid”. Nếu vận tải đơn nêu cước phí phải thu “freight to
collect” thì nhà NK sẽ khơng chấp nhận chứng từ này.
Đặc điểm của vận đơn: có thể là vận đơn đã xếp hàng (shipped on board B/L) hoặc
vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment B/L) – loại vận đơn này không
được NH chấp nhận và từ chối thanh tốn trừ khi có sự chấp nhận của người NK.
Điều kiện chuyển tải: Nếu L/C quy định không cho phép chuyển tải (transhipment
prohibited), trên B/L không được thể hiện bất cứ bằng chứng nào về sự chuyển tải.
Nếu việc chuyển tải xảy ra, NH chỉ chấp nhận chứng từ này khi tên cảng chuyển
tải, tên tàu và tuyến đường phải được nêu trên cùng một vận đơn.

2.3.2 Tình huống thực tế
2.3.2.1 Các đối tượng
-

Người NK: Cơng ty Z, Việt Nam
Người XK: Công ty Q, Mỹ
NH phát hành L/C: NH X


2.3.2.2 Tranh chấp phát sinh
Ngày 30/08/2018, Công ty Z của Việt Nam ký hợp đồng NK phương tiện vận tải từ
Công ty Q ở Mỹ. NH Z trên cơ sở hợp đồng có tham chiếu UCP 600, ngày 20/09/2018 đã
mở L/C cho Q thụ hưởng với số tiền là 250.000 USD. Theo quy định của L/C, NH X sẽ
thanh toán cho Q số tiền trên qua NH của Mỹ khi người bán là Q xuất trình bộ chứng từ.
Ngày 15/10/2018, NH phát hành L/C đã nhận được bộ chứng từ thanh tốn, sau khi
kiểm tra, NH gửi thơng báo cho Công ty Z về sai biệt liên quan đến vận đơn như sau:
- Mục consignee: Tên người nhận hàng ghi thiếu một chữ “y” trong từ “company”

Ngày 18/10/2018, sau khi nhận thơng báo của NH, cơng ty Z đã có cơng văn gửi NH
chấp nhận sai biệt này, vì cơng ty không cho là sai biệt quan trọng và hai bên cũng có
quen biết trong làm ăn.
Ngày 20/12/2018, NH phát hành gửi thơng báo cho NH của phía người bán của Mỹ về
sai biệt trên, nhưng không nhận được ý kiến phản hồi từ phía NH này.
Ngày 25/12/2018, Cơng ty Z tiếp tục đề nghị NH mở L/C thanh toán, cùng ngày này
NH đã thanh toán 250.000 USD cho người bán.
Quá ngày giao hàng 1 tháng, công ty Z vẫn không nhận được hàng. Trên thực tế lô
hàng này đã bị tòa án Mỹ bắt giữ, đem bán đấu giá để trừ nợ của người bán. Công ty Z đã
khiếu nại NH phát hành L/C đòi bồi thường thiệt hại với lý do chấp nhận thanh tốn khi
có sai biệt và tình huống lơ hàng bị bắt giữ đã xảy ra như trên.
2.3.2.3 Phân tích tình huống
Theo quy định của UCP 600 tại Điều 16, khoản b: “Khi một NH phát hành xác định
rằng việc xuất trình khơng phù hợp, thì nó có thể theo cách thức riêng của mình tiếp xúc
với người yêu cầu đề nghị bỏ qua các sai biệt. Tuy nhiên điều này không thể kéo dài hạn
như quy định tại mục b điều 14”. Trong trường hợp này, NH X đã có thơng báo về sai biệt
trên đến người NK là Công ty Z ngay trong ngày nhận bộ chứng từ và nhận được công
văn chấp nhận sai biệt này trong thời gian quy định của UCP 600 (trong vòng 5 ngày NH
làm việc tiếp theo ngày xuất trình chứng từ). Vì vậy, việc chấp nhận thanh tốn ở đây, NH
khơng có lỗi.


Đồng thời, theo Điều 14, khoản a của UCP 600 quy định: “NH chỉ định hành động
theo sự chỉ định, NH xác nhận, nếu có và NH phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ
dựa trên cơ sở chứng từ để quyết định chứng từ, thể hiện trên bề mặt của chúng, có tạo
thành một bộ chứng từ hợp lệ hay khơng”. Vì vậy việc phía NH X chỉ kiểm tra chứng từ
và báo lại với Công ty Z khi phát hiện có sai biệt về vận đơn là đúng, và hồn tồn khơng
có lỗi đối với sự việc lơ hàng này đã bị tịa án Mỹ bắt giữ đem bán đấu giá để trừ nợ của
người bán.
Và quan trọng, theo ISBP 745, mục A23: “Lỗi chính tả và đánh máy mà không ảnh

hưởng đến nghĩa của từ hoặc của câu thì khơng làm cho chứng từ có sai biệt. Ví dụ, khi
tên hàng hóa lại viết “mashine” thay vì “machine”, “fountan pen” thay vì “fountain pen”
hoặc “modle” thay vì “model” thì khơng nên xem như là mâu thuẫn về dữ liệu theo điều
khoản 14(d) UCP600. Tuy nhiên, khi mơ tả, ví dụ, như là “model 123” thay cho “model
321” sẽ được xem là mâu thuẫn về dữ liệu theo quy định của điều khoản nói trên”. Như
vậy, theo điều quy định này thì việc chữ “y” trong từ “company” ở mục consignee của
chứng từ vận tải bị viết thiếu thực chất không phải là một sai biệt thực sự, bởi nó khơng
dẫn đến mâu thuẫn về dữ liệu. Bởi vậy việc chấp nhận thanh toán của NH X thực tế
khơng có lỗi, mặc dù trước đó NH đã cho rằng đây là một sai biệt. Đây cũng là một điểm
đáng lưu ý trong thanh toán bằng L/C, bởi có nhiều tranh chấp giữa các bên gây ra bởi có
mâu thuẫn với nhau trong việc xác định các lỗi chính tả, lỗi đánh máy trong các chứng từ
có dẫn đến mâu thuẫn về dữ liệu và có được xem là một sai biệt hay không.
2.3.2.4 Kết quả giải quyết sai biệt
Bác bỏ khiếu nại của công ty Z đối với NH X. NH X đã có phát hiện sai biệt, thông
báo lại và làm theo yêu cầu của Công ty Z đúng quy định, NH khơng có nghĩa vụ phải
chịu trách nhiệm đối với sự việc lô hàng trên đã bị tòa án Mỹ bắt giữ đem bán đấu giá để
trừ nợ của người bán theo như quy định.
2.3.2.5 Kinh nghiệm rút ra
-

Cần thật cẩn thận trong khi lập và kiểm tra mọi chứng từ trong thương mại quốc tế
để tránh các sai biệt và sự thiếu nhất quán giữa các chứng từ.


-

-

Không chỉ riêng người xuất khẩu mà cả người nhập khẩu đều cần phải hiểu rõ về
các quy định đối với chứng từ vận tải và cách giải quyết khi có sai biệt về chứng

từ vận tải để đảm bảo được quyền lợi của mình.
Cần xem xét thật cẩn thận trước khi đưa ra quyết định đối với các sai biệt trong
chứng từ thương mại (chấp nhận hoặc từ chối thanh toán).

2.4 Sai biệt trong chứng từ bảo hiểm
2.4.1 Các sai biệt thường gặp
Chứng từ bảo hiểm là loại chứng từ chỉ xuất hiện khi người bán chịu trách nhiệm mua
bảo hiểm cho hàng hóa XK, ví dụ như trường hợp mua bán với điều kiện CIF (Cost,
Insurance and Freight) – “Tiền hàng, bảo hiểm và cước”, CIP (Carriage and Insurance
Paid to...)- “Cước phí và bảo hiểm trả tới...”
Về chứng từ bảo hiểm, Ðiều 28 UCP 600 quy định:
- Chứng từ bảo hiểm thể hiện trên bề mặt đã được lập, ký tên bởi công ty bảo hiểm,
người bảo hiểm hoặc đại lý của họ phát hành. Các phiếu bảo hiểm (cover notice) do người
môi giới của công ty bảo hiểm cấp thường không được NH chấp nhận.
- Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ khi
trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày khơng chậm hơn ngày
giao hàng.
- Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và cùng loại tiền của thư tín dụng.
- Trị giá bảo hiểm phải bao gồm ít nhất giá CIF hay CIP của hàng hóa cộng thêm 10%
nhưng chỉ khi nào giá CIF hay CIP có thể định rõ trên chứng từ.
- Trong L/C cũng cần phải quy định rõ loại bảo hiểm phải mua và nếu cần bao gồm cả
những loại rủi ro phụ phải mua bảo hiểm
- Người mua bảo hiểm không ký hậu hoặc ký hậu khơng hợp lệ.
Thực tiễn thanh tốn tín dụng chứng từ cho thấy, các vụ tranh chấp liên quan tới
chứng từ bảo hiểm thường phát sinh từ những nguyên nhân sau:
- Chứng từ bảo hiểm không bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C.
- Loại tiền tệ trên chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ ghi trong L/C.


- Bảo hiểm có hiệu lực sau ngày ghi trên vận đơn hoặc trên các chứng từ vận tải khác.

- Số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá CIF của hàng hóa.
2.4.2 Tình huống thực tế
2.4.2.1 Các đối tượng
-

Cơng ty Cholimex, địa chỉ số 80 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tài khoản số
007.137.2788139 mở tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
Công ty GABROVEC TRADING CORP., địa chỉ số 66 Bank Street, New York.
Tai khoản số 7700100000186003171, mở tại Citibank New York.

2.4.2.2 Tranh chấp phát sinh
Ngày 28/8/2017 Công ty Cholimex Việt Nam ký một hợp đồng số 022/2017HDXK
XK tôm đông lạnh sang Mỹ trị giá 92.857USD với điều kiện thanh toán bằng L/C.
Hàng được giao vào ngày 3/10/2017 tại cảng Hải Phòng theo hóa đơn thương mại số
022-1/XK ngày 30/9/2017
Nhà XK ủy thác cho NHTMCP Ngoại Thương, chi nhánh Quang Trung tiến hành thu
tiền hộ, đồng thời chỉ định Citibank New York là NH xuất trình và thu hộ.
Phương thức thanh tốn L/C tuân thủ UCP600
L/C yêu cầu xuất trình: Hợp đồng bảo hiểm lập theo lệnh, điều kiện bảo hiểm “Mọi
rủi ro”, trị giá bảo hiểm 106% trị giá hóa đơn, tính bằng USD.
Cơng ty bảo hiểm Bảo Long đã phát hành giấy chứng nhận bảo hiểm cho Cholimex
nhưng không thể hiện điều khoản “mọi rủi ro”.
Tranh chấp đã xảy ra, Cholimex kiện Citibank vì khơng thanh tốn tiền cho cơng ty.
Cơng ty Cholimex u cầu thanh tốn nhưng Citibank từ chối vì Bộ chứng từ là khơng
hợp lệ.
2.4.2.3 Phân tích
Theo Điều 28, khoản h, UCP600 quy định về chứng từ bảo hiểm khi thanh tốn bằng
L/C: “Nếu tín dụng u cầu bảo hiểm “mọi rủi ro” và một chứng từ bảo hiểm được xuất
trình CĨ điều khoản hoặc ghi chú “mọi rủi ro” dù cho có hay khơng ghi tiêu đề “mọi rủi



ro”, thì chứng từ bảo hiểm vẫn được chấp nhận mà khơng cần phải xem một số rủi ro nào
đó có bị loại trừ hay khơng”.
Trong Trường hợp của vụ việc này, L/C có yêu cầu “Hàng hóa được bảo hiểm mọi rủi
ro All risks”. Chứng từ bảo hiểm xuất trình khơng thể hiện điều khoản “mọi rủi ro”
Kết luận: Không hợp lệ.
2.4.2.4 Kết quả giải quyết sai biệt
Công ty Cholimex đã bất cẩn trong việc mua bảo hiểm mọi rủi ro cho hàng hóa. Đồng
thời khơng kiểm tra kỹ lưỡng về bộ chứng từ trước khi xuất trình cho NH. Citibank khơng
có nghĩa vụ trả tiền cho Cholimex.
2.4.2.5 Kinh nghiệm rút ra
-

Mọi hợp đồng bảo hiểm nên đạt được sự nhất quán trong điều kiện bảo hiểm và
không được để xảy ra sự sai lệch giữa mọi thủ tục giấy tờ khác.
Người mua bảo hiểm nên tìm hiểu rõ về các bảo hiểm vận chuyển hàng hóa để
đảm bảo được quyền lợi của mình.

2.5 Sai biệt trong chứng từ hàng hóa
2.5.1 Các sai biệt thường gặp
2.5.1.1 Hóa đơn thương mại
-

Theo Ðiều 18 UCP600, hóa đơn thương mại phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

+ Hóa đơn thương mại chỉ mơ tả hàng hố thực giao hoặc những dịch vụ hoặc các
thực hiện đã cung ứng và phải phù hợp với mơ tả hàng hố dịch vụ và các thực hiện trong
L/C.
+ Số lượng, trọng lượng và thể tích hàng hố kê khai trong hố đơn khơng được mâu
thuẫn với các kê khai trên các chứng từ khác của cùng một lần xuất trình.

+ Ðiều kiện thương mại là một bộ phận của mơ tả hàng hố trong L/C và thường được
thể hiện hoặc là gắn kết với đơn giá hoặc ghi kèm với thư tín dụng.


+ Hóa đơn thương mại khơng nhất thiết phải có chữ ký của người phát hành(theo
Ðiều 18a (iv) UCP600), nhưng phải thể hiện trên bề mặt là được phát hành bởi người
hưởng lợi L/C và lập theo tên người mở L/C, trừ trường hợp L/C chuyển nhượng.
- Các tranh chấp phát sinh liên quan đến hóa đơn thương mại thường do các sai biệt
sau:
+ Sai sót tên và địa chỉ người thụ hưởng (người lập hóa đơn), người mở L/C (người
mua hàng) so với L/C. Lỗi này thường rất hay xảy ra, nhất là khi L/C ghi tên và địa chỉ
người thụ hưởng không đúng với thực tế. (Điều 16 UCP 600)
+ Người lập hóa đơn khác với người được quy định trong L/C. (Điều 18a UCP 600
và C2 ISBP 745)
+ Mơ tả hàng hóa trên hóa đơn khác biệt với mơ tả hàng hóa trong L/C, sự khác biệt
này chỉ có thể chấp nhận nếu mơ tả hàng hóa trên hóa đơn đảm bảo đầy đủ như nội dung
trên L/C và có thể chi tiết hơn. Vì vậy, đơn vị XK nên ghi lại “nguyên xi” nội dung mô tả
hàng hóa của L/C vào hóa đơn, trừ đơn giá và điều kiện giao hàng sẽ được ghi vào mục
thích hợp khác. (Điều 18c UCP 600 và C3, C4, C5 ISBP 745)
+ Người bán cho rằng hoa hồng, tiền bản quyền và các loại phí khác khơng phải chịu
thuế nên khơng ghi vào trong hóa đơn. (Điều C9 ISBP 745)
+ Nhà sản xuất nước ngoài gửi hàng thay thế cho một khách hàng và chỉ ghi giá thực
thu của hàng hóa mà khơng thể hiện giá đầy đủ trừ đi tiền bồi thường cho hàng hóa khiếm
khuyết đã giao trước đây và bị trả lại. (Điều C7 ISBP 745)
+ Người giao hàng nước ngồi bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn chỉ ghi giá
thực thu mà khơng thể hiện số tiền chiết khấu. (Điều C7 ISBP 745)
+ Người XK bán hàng theo giá giao hàng (giá gắn với một điều kiện giao hàng nào đó
ví dụ như giá CIF) nhưng chỉ ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng và khơng ghi
những chi phí tiếp theo sau. (Điều C8 ISBP 745)
+ Người giao hàng ghi trên hóa đơn người NK là người mua hàng nhưng trên thực tế

người NK chỉ là đại lý hoa hồng hoặc là bên chỉ nhận một phần tiền bán hàng cho việc
làm trung gian của mình. (C2 ISBP 745)


+ Mơ tả hàng hóa khơng rõ ràng, thiếu một số thông tin yêu cầu như điều kiện thương
mại, những chi phí và phí phụ thêm phải được bao gồm trong giá trị của điều kiện thương
mại trên hóa đơn, gộp nhiều mặt hàng vào cùng một loại,... (C3, C4, C5 ISBP 745)
2.5.1.2 Phiếu đóng gói
+ Khơng nêu hoặc nêu khơng chính xác các điều kiện đóng gói theo quy định của
L/C. (Điều M4 ISBP 745)
+ Thông tin về các bên liên quan khơng đầy đủ và chính xác. (Điều M4 ISBP 745)
+ Tổng trọng lượng từng đơn vị hàng hóa khơng khớp với trọng lượng cả chuyến
hàng. (Điều M6 ISBP 745)
+ Mơ tả hàng hóa trong phiếu đóng gói không phù hợp với L/C và các chứng từ khác
trong bộ chứng từ. (Điều M4 ISBP 745)
2.5.1.3 Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
+ Loại C/O khơng đúng địi hỏi của L/C. (Điều L3c (i), L4, L5, L6, L7 ISBP 745)
+ Tên người gửi hàng, nhận hàng, tên cảng bốc, cảng dỡ không ghi đúng theo quy
định của L/C. (Điều L5 ISBP 745)
+ Phần mơ tả hàng hóa có thiếu sót hoặc không khớp với L/C.(Điều L4 a ISBP 745)
+ Thiếu sót các yêu cầu mà L/C yêu cầu phải bổ sung.
+ Mơ tả chất lượng hàng hóa trên giấy chứng nhận sai khác so với quy định của L/C
và các chứng từ khác. (Điều L4 ISBP 745)
+ Cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng không phải cơ quan như quy định của
L/C. (Điều L3 ISBP 745)
2.5.2 Tình huống thực tế
2.5.2.1 Các đối tượng
-

Người hưởng lợi (beneficiary): Bulgrain & Co Limited

NH phát hành L/C: Shinhan Bank
Cơ quan xét xử: Tóa án Tối cao Anh - The British High Court


2.5.2.2 Tranh chấp phát sinh
Bulgrian & Co Limited ký hợp đồng bán sản phẩm bột cám lúa mỳ sang Trung Quốc,
thanh tốn bằng thư tín dụng L/C trả ngay khi xuất trình một số chứng từ, trong đó có hóa
đơn thương mại đã ký. Sau khi xuất trình bộ chứng từ cho Shinhan Bank, Bulgrain & Co
Limited bị từ chối thanh tốn do sai biệt sau: Trong hóa đơn thương mại, tên của người
hưởng lợi là: “Bulgrain & Co Limited”. Trong L/C, tên của người hưởng lợi là: “Bulgrain
Co Limited”, khơng có ký tự “&”.
- Quan điểm của Bulgrain & Co Limited:
(i) Bulgrain & Co Limited chủ động bỏ ký tự “&” trong tên ghi trong L/C do ký hiệu
này không thể gửi được qua hệ thống SWIFT mà Shinhan Bank đang sử dụng. Shinhan
Bank cũng đã xác nhận rằng hệ thống SWIFT không thế gửi ký tự “&”
(ii) Địa chỉ chính xác và tên của giám đốc Bulgrain & Co Limited có thể xác nhận sự
tồn tại hợp pháp của công ty này.
- Quan điểm của Shinhan Bank:
(i) NH chỉ chấp nhận thanh toán nếu sai biệt trong chứng từ là không rõ rệt, không
ảnh hưởng đến đối tượng trong L/C hay nghĩa của từ, của câu trong L/C.
(ii) Nếu Bulgrain & Co Limited sử dụng tên “Bulgrain and Co Limited” thay vì
“Bulgrain Co Limited” thì NH sẽ chấp nhận tên của công ty trùng với tên “Bulgrain & Co
Limited” trong hóa đơn và chấp nhận thanh tốn.
2.5.2.3 Phân tích
Theo Điều 16 UCP 600, khi NH phát hành hoặc NH xác nhân nhận thấy trong L/C và
chứng từ có sự sai biệt rõ ràng thì NH đó có quyền từ chối thanh toán. UCP 600 cũng chỉ
cho phép các lỗi rõ ràng là do lỗi đánh máy. Mục 26 ISBP 745 cũng cho biết: dữ liệu
trong các chứng từ không nhất thiết phải giống hệt nhau nhưng không được mâu thuẫn
với L/C.
Việc Bulgrain & Co Limited chủ động bỏ ký tự “&” trong L/C không phải lỗi đánh

máy, gây hiểu nhầm cho Shinhan Bank khi đối chiếu với hóa đơn thương mại.


2.5.2.4 Kết quả giải quyết sai biệt
Tòa kết luận rằng việc Bulgrain & Co Limited chủ động bỏ ký tự “&” giữa “Bulgrain”
và “Co Limited” gây ra sai biệt rõ rệt trong bộ chứng từ, và từ đó cho phép Shinhan Bank
từ chối thanh tốn cho Bulgrain & Co Limited.
Tịa cũng cho rằng ngay cả khi không thể gửi ký tự “&” qua hệ thống SWIFT,
Bulgrain & Co Limited có thể sử dụng từ “and” để thay thế, do tên của Bulgrain & Co
Limited trong bảng chữ cái Cyrillic có bao gồm từ “and”, và do đó, từ “and” hồn toàn
nằm trong tên của Bulgrian & Co Limited một cách hợp pháp.
2.5.2.5 Kinh nghiệm rút ra
-

Nên cẩn thận trong từ chi tiết nhỏ nhất
Nên tham khảo ý kiến của bên còn lại hoặc của chuyên gia để lập bộ chứng từ
chuẩn xác nhất
Cẩn tham khảo kĩ các tập quán thanh toán bằng L/C để xác định sai biệt như thế
nào sẽ dẫn đến NH khơng chấp nhận thanh tốn

2.6 Sai biệt trong hối phiếu đòi nợ
2.6.1 Các sai biệt thường gặp
- Hối phiếu chưa ký hậu. Theo điều B15, ISBP 745: Ký hậu hối phiếu là hình thức để
chuyển nhượng hối phiếu. Người hưởng lợi muốn chuyển nhượng hối phiếu cho người
khác thì phải ký vào mặt sau của tờ hối phiếu rồi chuyển hối phiếu cho người đó. Việc ký
hậu hối phiếu xác định trách nhiệm của người ký hậu về việc trả tiền hối phiếu với những
người cầm phiếu sau đó.
- Hối phiếu thiếu hoặc khơng chính xác về tên và địa chỉ của các bên có liên quan. Sai
sót nhầm lẫn hay gặp nhất là sai tên người bị ký phát trong phương thức thanh toán bằng
L/C: Đáng lẽ phải ký phát cho NH mở L/C thì người bán lại ký phát hối phiếu cho người

mua. Khi L/C quy định “Drawn on issuing bank (đòi tiền NH mở L/C), mà người hưởng
lợi (nhà XK) lại ký phát cho applicant (người mua) thì hối phiếu khơng có giá trị. Hoặc có
thể xảy ra trường hợp là NH mở L/C chỉ định nhà XK đòi tiền một NH chi nhánh hoặc
NH đại lý của nó (Paying bank); nếu người bán ký phát hối phiếu không đọc kỹ L/C, lại
ký phát cho NH mở L/C thì sẽ bị NH từ chối thanh toán. Theo điều B10 ISBP 745: Nếu


Thư tín dụng có giá trị thương lượng thanh tốn với một ngân hàng chỉ định hoặc với bất
cứ ngân hàng nào, thì hối phiếu phải được ký phát cho một ngân hàng mà không phải là
ngân hàng chỉ định.
- Số tiền ghi trên hối phiếu bằng số và bằng chữ khơng khớp nhau hay khơng bằng trị
giá hố đơn. . Theo điều B14, ISBP 745: Số tiền bằng lời phải phản ánh chính xác số tiền
bằng số nếu cả hai số tiền được thể hiện trên một hối phiếu và thể hiện bằng loại tiền như
Thư tín dụng quy định. Nếu số tiền bằng lời và bằng số mâu thuẫn nhau, thì số tiền bằng
lời sẽ được kiểm tra theo số tiền được u cầu thanh tốn.Ví dụ, số tiền bằng số là USD
21,619.30 nhưng số tiền bằng chữ là “USD twenty thousand, six hundred nineteen and
cents thirty only”. Hoặc ví dụ, trong hố đơn ghi “Total amount: USD 8,960.72” nhưng
thay vì phải ghi như vậy thì các Cơng ty xuất NK chỉ ghi “USD 8,960.00” (tức thiếu 72
cents) trên hối phiếu. Tuy sai sót này nhỏ nhưng NH mở L/C có thể trì hỗn việc thanh
tốn rất lâu.
- Ngày ký phát hối phiếu quá hạn hiệu lực của L/C (khi thanh tốn bằng thư tín dụng).
Dẫn chiếu theo điều B2 a ISBP 745: Thời hạn ghi trong hối phiếu phải phù hợp với các
điều khoản của Thư tín dụng; và điều B4: Nếu hối phiếu quy định ngày đáo hạn là một
ngày cụ thể, thì ngày đó phải được phản ánh trong điều khoản của Thư tín dụng.
- Số L/C và ngày mở L/C ghi trên hối phiếu khơng chính xác.
- Sự sửa chữa trên hối phiếu khơng đóng dấu sửa (đóng dấu ruồi) và ký nháy. Theo
điều B16 ISBP 745: Mọi sửa chữa dữ liệu trên hối phiếu phải do người thụ hưởng xác
nhận và ký hoặc ký tắt. Ngoài ra, ở một số nước, những hối phiếu bị sửa chữa và thay đổi
thậm chí sẽ khơng được chấp nhận ngay cả khi đã được người ký phát xác nhận. Ngân
hàng phát hành ở các nước đó phải ghi chú trong L/C về việc không cho phép sửa chữa và

thay đổi trên hối phiếu, dẫn theo điều B17 ISBP 745: Nếu không cho phép sử chữa dữ
liệu trên hối phiếu, ngân hàng phát hành phải quy định trong Thư tín dụng.
2.6.2 Tình huống thực tế
2.6.2.1 Các đối tượng
- Công ty Duy Minh JSC, địa chỉ số 349 đường Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Tân, Cầu
Giấy, Hà Nội, Việt Nam


- Công ty SOLUTION (M) SDN. BHD, Malaysia
2.6.2.2 Tranh chấp phát sinh
Công ty Cổ phần Duy Minh ký hợp đồng ngoại thương số BBDM1771 về XK mặt
hàng Ethanol cho công ty SOLUTION ở Malaysia trị giá 204.000 USD và ngày
01/02/2017. Hai bên thỏa thuận thanh tốn bằng thư tín dụng chứng từ tại NH
Vietcombank Việt Nam. Nội dung hợp đồng gồm một số điều khoản cụ thể như sau:
-

Số lượng: 136.000 lít, đơn giá 1,5 USD/lít giá FOB cảng Đình Vũ, Hải Phịng.
Thời hạn thanh tốn: trả chậm 30 ngày kể từ kì phát hối phiếu.
Hình thức thanh tốn: thanh tốn bằng thư tín dụng khơng hủy ngang.

Ngày 02/01/2017, cơng ty SOLUTION đã làm thủ tục xin mở L/C không hủy ngang
tại NH CIMB Groups Holdings BIID của Malaysia, L/C số 002569A98, L/C trị giá
204.1 USD, có hiệu lực 90 ngày.
Ngày 20/01/2017, công ty Duy Minh tiến hành giao hàng với số lượng hàng giống
như trong điều khoản hợp đồng. Cùng ngày, cơng ty Duy Minh xuất trình bộ chứng từ của
lô hàng tại NH Vietcombank, Hà Nội, Việt Nam để nhờ NH này địi tiền theo thư tín
dụng.
Thơng tin trên tờ hối phiếu của công ty Duy Minh ký phát như sau:
 Tiêu đề: Bill of Exchange
 Số hiệu: MD-01

 Số tiền (bằng số): 240.000 USD
 Số tiền bằng chữ: Two hundred and four thousand United States dollars only
 Ngày kí phát hối phiếu: 02/01/2017
 Thời hạn thanh tốn: 30 ngày sau khi nhận hàng
 Người thụ hưởng: ghi Theo lệnh của NH Vietcombank Vietnam
 Tên người bị ký phát (Drawee): SOLUTION (M) SDN. BHD
 Tên địa chỉ và chữ ký người ký phát (Drawer): DUY MINH JOINT STOCK
COMPANY, NO.349 HOANG QUOC VIET STR, NGHIA TAN WARD, CAU
GIAY DISTRICT, HANOI, VIETNAM


BI LL OF EXCHANGE
Draft No. MD-01
Hanoi, January 2nd, 2017

For USD 240.000

At 30 days from the date of arrival , pay to the order of Vietcombank, Hanoi Branch the
sum of two hundred four thousand United States dollars only.
Drawn under CIMB Group Holding s BHD L/C No 00256900A98 dated on January 2nd,
2017
Drawee:

Drawer:

Solution (M) SDN.BHD

Duy Minh Joint Stock Company
No.349 Hoang Quoc Viet Str, Nghia Tan
Ward, Cau Giay District, Hanoi, Vietnam

(Signature)

2.6.2.3 Phân tích
Căn cứ từ bộ tập quán ISBP745, hối phiếu ký phát của công ty Duy Minh JSC đã mắc
các lỗi như sau:
-

Số tiền ghi trên hối phiếu:
Số tiền bằng số: 240.000 USD
Số tiền bằng chữ: “Two hundred and four thousand United States dollars only”

Như vậy, số tiền ghi bằng số và bằng chữ chƣa thống nhất với nhau.
Theo điều B14, ISBP 745: Số tiền bằng lời phản ánh chính xác số tiền bằng số nếu cả
hai số tiền được thể hiện trên một hối phiếu và thể hiện bằng loại tiền như thư tín dụng


quy định. Nếu số tiền bằng lời và bằng số mâu thuẫn với nhau thì số tiền bằng lời sẽ được
kiểm tra theo số tiền được yêu cầu thanh toán.
Như vậy trong ISBP 745 đã quyết định sử dụng số tiền ở dạng chữ làm giá trị thanh
tốn nếu có sự sai khác. Vậy số tiền ghi bằng chữ tương ứng là 204.000 là số tiền phải
được thanh toán của hối phiếu. Đây cũng là giá trị thanh toán của L/C nên hối phiếu vẫn
có giá trị thanh tốn.
 Tên và địa chỉ người bị ký phát: Mục Drawee ghi tên SOLUTION (M) SDN. BHD
tức là tên công ty NK, điều này là sai do phương thức thanh toán là sử dụng thư tín dụng
L/C nên tên và địa chỉ người bị ký phát phải là tên NH mở L/C cho người NK, cụ thể là
CIMB Group Holdings BHD, Malaysia.
 Thời hạn thanh toán của hối phiếu: Mốc thời gian mà người ký phát phải thực hiện
nghĩa vụ thanh toán theo hối phiếu là “At 30 days after the date of arrival” tức là 30 ngày
sau ngày nhận hàng, tuy nhiên người ký phát đã ghi điều kiện phải là “sau khi nhận hàng”
nên hối phiếu này sẽ vô hiệu.

Theo điều B2, ISBP 745: Nếu thư tín dụng yêu cầu hối phiếu ký phát có thời hạn
khơng phải là ngày trả ngay khi xuất trình hoặc một thời hạn quy định sau khi xuất trình,
thì nó phải có khả năng thiết lập đáo hạn tính từ dữ liệu của bản thân hối phiếu đó.
Như vậy, mặc dù hối phiếu của cơng ty Duy Minh JSC ký phát có thời hạn thanh toán
vào một thời điểm nhất định, nhưng thời hạn đó khơng có khả năng thiết lập ngày đáo
hạn, cụ thể “sau ngày nhận hàng” là thời hạn không thể xác định chắc chắn nếu xảy ra sự
cố ảnh hưởng đến q trình vận tải hàng hóa. Điều này dẫn tới thời hạn thanh tốn của hối
phiếu khơng phù hợp với các điều khoản của Thư tín dụng.
 Ngày ký phát hối phiếu: theo hối phiếu, ngày ký phát là ngày 02/01/2017, hối
phiếu chỉ có thể được ký phát cùng hoặc sau ngày giao hàng để đảm bảo về số tiền ghi
trên hối phiếu, giấy bảo hiểm và hóa đơn thương mại là thống nhất với nhau. Như vậy, ký
phát vào ngày này là sai, rất dễ bị NH từ chối thanh toán.
2.6.2.4 Kết quả giải quyết sai biệt
Ngày 20/01/2017, Cơng ty Duy Minh JSC sau khi hồn tất việc giao hàng đã xuất
trình bộ chứng từ đến NH Vietcombank, Hà Nội, Việt Nam. Phía NH đã từ chối bộ chứng


×