Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

De thi van 7 GHKI nam hoc 2009 2010 cua PGD Vu Ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.53 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT VỤ BẢN
TRƯỜNG THCS MINH THUẬN
Điểm

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GHKI
MÔN: NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2009 – 2010
( Thời gian làm bài: 90 phút )

Giáo viên chấm

SBD: ………

I. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm ) mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
1. Những từ sau đây có mấy từ Hán Việt: Thi nhân, thi vị, nhà thơ, thi thư ?
A. Một từ
B. Hai từ
C. Ba từ
D. Bốn từ
2. Trong các đại từ sau đại từ nào dùng để hỏi ề số lượng ?
A. Bao nhiêu, mấy
B. Bấy, bấy nhiêu
C. Sao, thế nào
D. Ai, gì
3. Nghĩa của những từ láy áu đây có đặc điểm gì chung: lênh đênh, bấp bênh, lênh
khênh, chênh vênh ?
A. Chỉ sự vật dễ đổ vỡ
B. Chỉ sự vật nhỏ bế, yếu ớt
C. Chỉ sự vật cao lớn, vững vàng
D. Chỉ những gì khơng vững vàng, khơng chắc chắn


4. Trong câu sau có bao nhiêu đại từ: “ Việc gì tơi cũng làm, đi đâu tơi cũng đi, bao
giờ tôi cũng sẵn sàng”
A. Ba từ
B. Bốn từ
C. Năm từ
D. Sáu từ
4. Thế nào là một văn bản biểu cảm
A. Kể lại một câu chuyện cảm động
B. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống
C. Văn bản được viết bằng thơ
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc con người trước sự vật, hiện tượng trong đời sống
6. Phủ Thiên Trường nói đến trong bài ‘‘ Thiên Trường vãn vọng’’ thuộc huyện nào ?
A. Hà Nội
B. Ninh Bình
C. Hà Nam
D. Nam Định
7. Hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B dựa vào bài “ Sau phút chia ly”
A
a) Biểu hiện cảnh cô đơn
b) Biểu hiện nỗi sầu muộn
c) Cuộc chiến tranh còn kéo dài đầy nguy hiểm

Nối

B

1) Cõi xa mưa gió
2) Tn màu mây biếc
3) Trải ngàn núi xanh
4) Buồng cũ chiếu chăn

8. Ý nào khơng đúng nói về nhân vật trữ tình “ta” trong “ Côn Sơn ca” ?
A. Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm với thiên nhiên
B. Tâm hồn thanh cao, trong sáng
C. Tâm hồn giao cảm tuyệt đối với thiên nhiên
D. Bất hòa với thực tại thiên nhiên
II. Tự luận ( 8 điểm)


Câu 1: Kết thúc văn bản “ Cổng trường mở ra” người mẹ nói “ Bước qua cánh cổng
trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường em hiểu
thế giới kì diệu đó là gì? Viết đoạn văn từ 5 đến 7 dòng nêu lên suy nghĩ ấy. Gạch chân
các từ liên kết tron đoạn văn. ( 2 điểm)
Câu 2: Trình bày những cảm nhận sâu sắc của em khi đọc bài ca dao sau ( 3 điểm)
“ Rủ nha xem cảnh Kiếm Hồ
Xem cầu Thê Húc, thăm đền Ngọc Sơn
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này”
Câu 3 ( 4 điểm)
Trình bày cảm nghĩ của em về cây tre.
***************** HẾT ******************


Đáp án và biểu điểm
I. Phần trắc nghiệm ( 2 điểm )
( Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm )

Số câu
Đáp án

Câu 1

C

Câu 2
A

Câu 3
D

Câu 4
D

Câu 5
D

Câu 6

Câu 7

Câu 8

D

a-4
b - 2, 3
c-1

D

II. Phần tự luận ( 8 điểm )
Câu 1: ( 2 điểm )

- Học sinh viết đoạn văn hồn chỉnh, dung lượng từ 5 đến 7 dịng trình bày được những
suy nghĩ của mình về câu nói “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở
ra.” Thể hiện được những nội dung sau:
+ Trước hết lời nói của người mẹ gợi sự hấp dẫn, khơi gợi trí tị mị, ham hiểu biết của trẻ
thơ, nhưng quan trọng hơn hết từ đây cuộc đời đứa trẻ sang một trang mới, nhà trường có
một vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng, thiêng liêng đối với cuộc đời mỗi con người.
+ Nhà trường là một thế giới mới đầy những điều kì diệu, mang đến nguồn tri thức,
những tình cảm mới mẻ, như tình thầy trị, bè bạn, bồi dưỡng những tình cảm, tư tưởng,
đạo lí, cách ứng xử tron cuộc sống, chắp cánh cho con người những ước mơ, khát vọng
bay cao, bay xa đến những chân trời mới.
* Cách cho điểm
- Mức tối đa: Học sinh trình bày rõ ràng, tỏ ra hiểu rõ nội dung và cảm xúc đẹp,
chân thành, diễn đạt trong sáng, tinh tế. Chỉ đúng từ liên kết trong đoạn văn vừa
viết ( 2 điểm)
- Mức chưa tối đa:
+ Học sinh trình bày tương đối rõ ràng, tỏ ra hiểu rõ các nội dung và cảm xúc
đẹp, diễn đạt gọn gàng. Có thể chưa chỉ ra từ liên kết trong đoạn văn vừa viết
( 1 điểm)
+ Học sinh trình bày chung chung, kể lể, diễn đạt vụng về ( 0.5 điểm )
- Mức không đạt: Không đạt một trong các yêu cầu trên
Câu 2: ( 2.5 điểm )
Học sinh trình bày nhng cảm nhận sõu sc v bi ca dao trên qua một số nội dung
- Bài ca dao là tiếng nói xúc động thể hiện tình u mến, niềm tự hào về một danh lam
thắng cảnh của Thăng Long xưa, hà Nội ngày nay (0.25 điểm )
- Mở đầu bài ca dao là lối nói truyền thống trong ca dao “ Rủ nhau”, thể hiện nhiều
người, gợi sự đơng vui, cùng chung mối quan tâm, cùng có sở thích, đặc biệt cảnh Kiếm
Hồ đã nổi tiếng thu hút nhiều du khách, một thắng cảnh thiên nhiên vừa có giá trị lịch sử,
vừa có giá trị văn hóa. ( 0.5 điểm )
- Bài ca gợi nhiều hơn tả khi liệt kê những địa danh, cảnh trí tiêu biểu nhất của Hồ Hoàn
Kiếm ở trung tâm kinh thành Thăng Long xưa, quần thể kiến trúc ấy bao gồm: Cầu Thê

Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút, cảnh trí đa dạng, có cầu, có hồ, có đền đài, có
tháp. Tất cả hợp thành một không ian thiên tạo và nhân tạo đẹp, thơ mộng, thiêng liêng,
cổ kính, nó là hồn dân tộc “ Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa”, là hào khí đất nước,


những địa danh ấy còn trường tồn mãi với thời gian, khơng gian, núi sơng, đất nước “
chưa mịn”. Những địa danh ấy mới chỉ nghe tên đã thấy âm vang truyền thống lịch sử và
văn hóa, đem lại cho con người những giá trị thẩm mĩ và tinh thần sâu sắc. Chính vì vậy
mà lí giải tại sao con người lại háo hức muốn rủ nhau đến thăm ( 0.75 điểm )
- Những ý tình nhắn gửi sâu sắc ở câu cuối bài ca dao là một câu hỏi tự nhiên, giàu âm
điệu, xúc động và sâu lắng. Từ đó khẳng định, nhắc nhở về cơng lao của ơn cha nhiều thế
hệ đã “gây dựng nên non nước này” Đây là cảnh trí được nâng lên tầm non nước, tượng
trưng cho non nước con cháu phải biết tự hào, giữ gìn và xây dựng đất nước xứng đáng
với truyền thống ấy. Trong những ngày tháng sôi động của đất nước kỉ niệm một nghìn
năm Thăng Long đọ bài ca càng thêm xúc động, tự hào. ( 0.5 điểm )
- Bức tranh cánh đồng quê với hình ảnh trẻ trung của người lao động được khuân gọn
trong bài ca lục bát, gieo vào lòng người đọc niềm tự hào, niềm vui, lạc quan phơi phới.
( 0.5 điểm )
* Cách cho điểm
- Mức tối đa: Học sinh trình bày rõ ràng, tỏ ra hiểu rõ nội dung và cảm xúc đẹp,
chân thành, diễn đạt trong sáng, tinh tế ( 2 điểm)
- Mức chưa tối đa:
+ Học sinh trình bày tương đối rõ ràng, tỏ ra hiểu rõ các nội dung và cảm xúc
đẹp, diễn đạt gọn gàng ( 1 điểm)
+ Học sinh trình bày chung chung, kể lể, diễn đạt vụng về ( 0.5 điểm )
- Mức không đạt: Không đạt một trong các yêu cầu trên
Câu 3: ( 4 điểm )
Học sinh trình bày cảm xúc về một lồi cây hết sức quen thuộc, gắn bó và được
mọi người yêu quý. Đòi hỏi phải nêu được đặc điểm của cây, lợi ích, gắn bó với mình
như thế nào? Vì sao mình u q? Từ đó góp phần giáo dục lịng u q, gắn bó với

cuộc sống xung quanh mình. Học sinh có thể biểu cảm theo dàn ý sau:
a. Më bµi ( 0.5 điểm )
- Nêu tên lồi cây và lí do mà em yêu
* Cách cho điểm
- Mức tối đa: Bài nêu được một các các yêu cầu trên, diễn đạt tự nhiên, trong sáng, tinh tế
( 0.5 điểm)
- Mức chưa tối đa: Bài nêu được một trong các các yêu cầu trên, diễn đạt vụng về thiếu tự
nhiên ( 0.25 điểm)
- Mức không đạt: Bài nêu chung chung, khụng rừ
b. Thân bài ( 3.0 im )
1. Nờu nhng đặc điểm về cây gây cho em những cảm mến: Màu xanh của tre, thân cây
cứng cáp, dẻo dai, óng chuốt, vươn thẳng cành tre khẳng khiu, lá tre nhẹ mỏng, suốt năm
khẳng khiu, xanh rờn. tre mọ thành từng cụm, từng bụi đan cài vào nhau. Những trồi
măng nhọn hoắt, bụ bẫm … ( 1 điểm)
2. Lợi ích của tre ở vùng quê em: Tán tre tỏa mát những trưa hè, tre dùng để đan những
vật dụng, đồ mỵ nghệ tre để xuất khẩu, tre đi khắp các thị trường Á, Âu …Tre gắn bó
khăng khít với cuộc sống con người… ( 0.75 điểm)
3. Tre gắn bó với cuộc sống của gia đình mình: Những đồ dùng bằng tre không thể thiếu
được … ( 0.5 điểm)


4. Tre trong cuộc sống của mình: Những kỉ niệm của riêng em với tre, của bạn bè mình
với tre không thể nào quên được ( 0.75 điểm)
* Cách cho điểm
- Mức tối đa: Bài trình bày đủ các yêu cầu trên, diễn đạt tự nhiên, trong sáng, tinh tế, có
sức thuyết phục, hấp dẫn ( 3 điểm)
- Mức chưa tối đa:
+ Bài trình bày được 3 trong 4 các yêu cầu trên, diễn đạt vụng về thiếu tự nhiên, trong
sáng, tinh tế ( 2 điểm)
+ Bài trình bày chung chung hoặc trình bày mờ nhạt, diễn đạt yếu ( 1 điểm )

+ Bài sơ sài, diễn đạt kém ( 0.5 điểm)
- Mức không đạt: Lạc nội dung, quá yếu
c. KÕt bµi ( 0.5 điểm )
Bộc lộ tình cảm của cá nhân, hi vọng, mong ước ngày mai đất nước đổi mới, văn
minh, tre vẫn là người bạn đồng hành cùng dân tộc trên con đường phát triển.
* Cách cho điểm
- Mức tối đa: Bài đạt được các yêu cầu trên, có cảm xúc ( 0.5 điểm)
- Mức chưa tối đa: Bài đạt được 1 trong 2 yêu cầu trên, diễn đạt yếu ( 0.25 điểm)
- Mức không đạt: Không có hoặc chung chung
=> Chú ý: Giáo viên căn cứ vào bài viết của học sinh để cho điểm cho hợp lí
- Bài sai 5 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ trừ 0.5 điểm. Tồn bài trừ khơng q 1 điểm.
Điểm toàn bài là điểm cộng lại các câu và làm tròn theo quy định.



×