Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bai 12 Lien ket ion

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.85 KB, 5 trang )

Bài 12: LIÊN KẾT ION
I.MỤC TIÊU:
1/Kiến thức:
- Nêu được khái niệm liên kết hóa học, cách biểu diễn các phương trình tạo ra
ion và đọc tên các ion thường gặp. Có mấy loại ion ?
-Trình bày đc nội dung quy tắc bát tử, liên kết ion?
-Giải thích đc sự hình thành ion, cation, anion, ion đơn nguyên tử, đa nguyên tử,
bản chất của liên kết ion.
2/ Kỹ năng:
- Viết phương trình tạo ra ion, đọc tên các ion.
- Viết cấu hình electron của ion.
- Kỹ năng tư duy hóa học về sự hình thành liên kết ion.
3/ Thái độ: Yêu thích mơn hóa học, các loại vật liệu làm bằng các chất cấu
tạo từ mạng tinh thể khác nhau có kiểu liên kết hóa học khác nhau.
4/. Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học.
-

Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm

-

Năng lực tính tốn hóa học.

- Năng lực tự học.
II. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề, vấn đáp
III.CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên:- Mơ hình q trình nhường nhận electron của nguyên
tử Na(Z = 11), F(Z = 9), sự tạo thành tinh thể NaCl.




2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại tính chất chung của các nguyên tố nhóm IA,
VIIA và một số nhóm A khác.
IV- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định tình hình lớp: Kiểm tra sĩ số, ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Viết cấu hình electron và xác định số e lớp ngoài cùng của các
nguyên tố sau: Na, Mg, O, F,.
3. Nội dung bài học:
Giới thiệu bài mới: Có thể nói một cách đơn giản, liên kết hóa học chính là sự
kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh thể. Trong quá trình hình
thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng đạt tới cấu hình bền vững của
khí hiếm với 8 electron lớp ngòai cùng( trừ He với 2 electron). Vậy q trình hình
thành liên kết đó như thế nào, hơm nay cơ và các em sẽ đi tìm hiểu “ Bài 12: Liên
kết ion”
Hoạt động của giáo viên
- GV Dựa vào cấu hình e của các nguyên tử
trên hãy cho biết các nguyên tử trên có xu
hướng nhường e hay nhận e.
-HS: Na, Mg nhường e còn O, F nhận e
- GV: khi nhường e hay nhận e, số electron
trong ngun tử thay đổi thì ngun tử cịn
trung hịa về điện nữa hay ko?
HS: Ko
-GV: Vậy lúc này nguyên tử sẽ đc gl gì?
-HS: ion
- GV kết luận: Khi nguyên tử nhường hay
nhận electron nó trở thành phần tử mang
điện gọi là ion.
-GV: Na có 1e lớp ngồi cùng vậy Na có xu

hướng nhường hay nhận e?
-HS: Nhường e
- GV : 1 Hs lên bảng viết quá trình nhường e
của Na
-HS: Na Na+ +1e
-GV: Yc Hs nhận xét về só p, e, và điện tích

Nội dung
I. SỰ HÌNH THÀNH ION,CATION,
ANION.
1. Ion, cation, anion:
+e/ -e
- Nguyên tử
ion
- nguyên tử kim loại nhường electron
để trở thành ion dương hay còn gọi là
cation.
- TQ: M
Mn+ + ne
- Tên cation= cation+ tên kim loại
- Nguyên tố phi kim có khuynh hướng
nhận e để trở thành ion âm, gọi là
anion.

- CTTQ: X + ne

Xn-


của Na+.

-HS : số p= 11. Số e=10, đt =+1
-GV: Ion Natri mang điện tích dương thì đc
glaf gì?
HS ; ion dương hay cation?
GV : Các nguyên tử kim loại , lớp ngồi cùng
có 1, 2, 3 electron  dễ nhường electron để tạo
ra ion dương (1+,2+,3+)(cation) có cấu hình
electron lớp vỏ khí hiếm bền vững
-GV: hạt nhân nguyên tử F có bn p, lớp vỏ
ngồi cùng có bn e?
HS: 9p, 7e
-Gv: Xu hướng của F?
HS: Nhận e
- GV: Diện tích của F sau khi nhận e?
HS: -1
-GV: sau khi nhận e , F mang điện tích âm, lúc
này Ion F đc gọi như tn?
HS: Ion âm hay anion

- Tên anion= tên gốc axit( trừ O2- được
gọi là anion oxit)
- Các cation và anion được gọi chung là
ion :
Cation  Ion dương
Anion  Ion âm

GV
Các nguyên tử phi kim lớp ngồi cùng có 5, 6,
7 e có khả năng nhận thêm 3, 2, 1 electron để
trở thành ion âm(-3,-2,-1) (anion) có cấu hình

electron lớp vỏ khí hiếm bền vững

- GV: Các ion Mg2+, Na+, F-, Cl- chúng ta vừa
tìm hiểu ở trên đầu là các ion đơn nguyên
tử.Vậy ion đơn nguyên tử là gì?
HS Tl
- GV: Ion đa nguyên tử là gì? lấy ví dụ.
HS Tl

2. Ion đơn ngun tử, ion đa nguyên
tử
- Ion đơn nguyên tử: là các ion tạo nên
từ 1 nguyên tử.
ví dụ: Na+, Mg2+, F-, Cl-,…
- Ion đa nguyên tử: là những nhóm
nguyên tử mang điện tích dương hay
âm
ví dụ: cation amoni NH4+, OH-, NO3-,…

- GV:YC Hs quan sát hình vẽ trang 58 Sgk
và nhận xét
HS: nguyên tử Na nhường 1e cho nguyên tử
Clo để trở thành cation Na+, đồng thời Clo
nhận 1e của nguyên tử Na để trở thành ion
Cl-. Cả 2 nguyên tử đều có xu hướng đạt cấu

II. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT
ION
- Định nghĩa: Liên kết ion là liên kết
được hình thành bởi lực hút tĩnh điện

giữa các ion mang điện tích trái dấu.


hình bền của khí hiếm.
GV: Ion na vf Cl là 2 ion trái dấu vậy chúng
có tương tác vs nhau ko?
HS có , tương tác bỏi lực hút tĩnh điện
- GV thông tin: Liên kết giữa cation natri và
anion clorua gọi là liên kết ion.Vậy liên kết
ion là gì?
HS: Tl
- GV: Kết luận Liên kết ion là liên kết được
hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion
mang điện tích trái dấu.

2*1e

-PTHH: 2Na+ Cl2

2NaCl

Chú ý: 1 nguyên tử nhường 1e .Nếu n
nguyên tử sẽ nhường ne
- GV: Cho HS viết phương trình hình thành
MgCl2, Al2O3.
-HS
2*1e
Mg + Cl2

MgCl2


4*3e
4Al+ 3O2

2Al2O3

- GV: nhận xét
GV: Cho Hs quan sát mơ hình tinh thể nacl
trang 59 sgk và nhận xét sự phân bố ion Na+
và ClHS: Trong mang tinh thể NaCl, cac ion Na+
va Cl- được phân bố luân phiên đều đặn
trong các đỉnh của các hình lập phương nhỏ.
Xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu
gần nhất.
GV: Dựa vào Sgk , Hs nêu tính chất chung
của hợp chất ion
HS Tl

III. Tinh thể ion
1. Tinh thể NaCl
- Ở thể rắn tồn tại dạng tinh thể
-Đặc điểm: cac ion Na+ va Cl- được
phân bố luân phiên đều đặn trong các
đỉnh của các hình lập phương nhỏ
trong mạng tinh thể.
2. Tính chất chung của hợp chất ion
- Tinh thể ion đêu rất bền vững
- Các hợp chất ion đều khá rắn, khó
bay hơi, khó nóng chảy
- Tính tan: thường tan nhiều trong nước

- Tính dẫn điện:Không dẫn điện ở trạng


thái rắn, dẫn điện ở trạng thái nóng
chảy hay khi hòa tan trong nước
V. CỦNG CỐ
Yêu cầu học sinh nhắc lại cation là gì? anion là gì ? Bản chất liên kết ion là gì?
- Cho học sinh làm bài tập củng cố:
Bài 1: Cation R+ có cấu hình electron ở lớp ngồi cùng là 2s2 2p5
a. Viết cấu hình eectron của nguyên tố R
b. Nguyên tố R thuộc chu kì nào? Nhóm nào? Cho biết tên ngun tố
c. Ngun tố R là kim loại hay phi kim
Bài 2: Nguyên tử của các nguyên tố Na, Mg, Al, S, Cl, F có thể tạo thành ion
mang điện tích là bao nhiêu?
VI. DẶN DÒ
- Về nhà làm bài tập sgk trang 59,60
- Đọc trước bài 13 “ Liên kết cộng hóa trị”



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×