Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

giải phap nang cao chất lương lop chủ nhiêm (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 19 trang )

ĐỀ TÀI:
“GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP GIÚP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP RÈN LUYỆN Ở LỚP CHỦ NHIỆM”
A. ĐẶT VẤN ĐÊ
I. Lý do chọn đề tài
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trường trung học cơ sở là một trong những
nội dung trọng tâm và được quy định tại Khoản 2 Điều 31 Điều lệ trường trung học
cơ sở, phổ thông và trường phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TTBGDĐT. Giáo viên chủ nhiệm là người vừa làm nhiệm vụ giảng dạy, vừa giáo dục
học sinh trong trường cho nên công tác chủ nhiệm lớp là trách nhiệm quan trọng của
giáo viên. Công tác chủ nhiệm quyết định chất lượng dạy - học của giáo viên và học
sinh. Làm tốt công tác chủ nhiệm tức là người giáo viên đã hồn thành tốt nhiệm vụ
giảng dạy bộ mơn cũng như tổ chức giáo dục tốt, rèn luyện đạo đức tốt cho học sinh
của mình. Đặc biệt trong nhà trường THCS, vai trò nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm
càng được nâng cao hơn, hình ảnh của giáo viên chủ nhiệm có ảnh hưởng rất lớn đến
thái độ, tình cảm học sinh trong lớp, hình ảnh người thầy (cơ) ln đẹp hơn lên trong
mắt học trị. Với học sinh, giáo viên chủ nhiệm đôi khi là người cha, người mẹ thứ
hai, dìu dắt các em trên con đường tiếp thu tri thức và hình thành nhân cách. Bởi vậy,
người giáo viên chủ nhiệm ln phải biết tự hồn thiện mình, là tấm gương sáng để
các em noi theo.
Trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, công tác chủ nhiệm lớp ngày càng đòi
hỏi sự đầu tư, nghiên cứu một cách nghiêm túc, có trách nhiệm của người giáo viên
bởi những yêu cầu ngày càng cao của xã hội đang phát triển, bởi tình hình cuộc sống
vẫn đang tồn tại những tác động xấu ảnh hưởng đến học sinh, bởi sự mưu sinh của gia
đình nên khơng ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Giáo
viên làm chủ nhiệm lớp phải có sự hy sinh về thời gian cũng như công sức cho lớp, có
trách nhiệm theo dõi tình hình lớp học đồng thời nên phối hợp với cha mẹ học sinh,
giáo viên bộ môn và các bộ phận quản lý khác như giám thị, bảo vệ…, để nắm bắt kịp
thời những hoạt động của học sinh để chọn phương án xử lý đúng đắn và công bằng.
Tuy nhiên, công tác chủ nhiệm ở lớp 6 lại gặp phải rất nhiều khó khăn vì các em là
lớp đầu cấp tất cả đều bỡ ngỡ, ý thức tổ chức của các em còn yếu, các em cịn thiếu
tính tự lập, sáng tạo, nhiều kĩ năng sống cần thiết chưa được trang bị. Vì vậy khi nhận
công tác chủ nhiệm lớp 6A4, lớp đầu cấp THCS, tôi phải xây dựng lại từ đầu về nề


nếp lớp học, hướng dẫn học sinh cách ghi bài, trình bày trong tập vở, cách xếp hàng,
làm vệ sinh lớp, đề ra các nội qui của lớp và thực hiện nội quy của nhà trường… đồng
thời phải thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời những sai sót của học sinh.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm được xem như là một nhà quản lý điều hành lớp
học, thay mặt cho nhà trường trực tiếp giáo dục tư tưởng đạo đức, hình thành nhân
1


cách, trang bị kiến thức cơ bản cần thiết cho các em học sinh để các em trở thành
những công dân tốt trong tương lai của đất nước. Giáo viên chủ nhiệm cũng là cầu nối
giữa ba môi trường giáo dục: mơi trường gia đình, mơi trường nhà trường và mơi
trường xã hội.
Để hồn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp
THCS phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vất vả nên có lúc rất căng
thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, tơi khẳng định rằng công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp 6 là
cực kì quan trọng, là nhân tố số một quyết định chất lượng giáo dục toàn diện cho học
sinh, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp, biện pháp giúp nâng cao chất
lượng học tập - rèn luyện ở lớp chủ nhiệm”.
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Học sinh ở lớp 6A4 trường THCS Long Trường, tọa lạc trên đường Nguyễn
Duy Trinh, khu phố Ông Nhiêu, phường Long Trường, Quận 9, TP. Hồ Chí
Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 8 năm học 2019 – 2020 đến khi thi kết thúc năm
học.
- Một số biện pháp, giải pháp góp phần hình thành và phát triển nhân cách tốt,
nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện cho học sinh trong phạm vi lớp 6A4 mà
tôi đã và đang làm.
III. Phương pháp nghiên cứu
-


Phương pháp đặt vấn đề, liên hệ thực tế.

-

Phương pháp quan sát, điều tra.

-

Phương pháp phân tích tổng hợp, giải quyết tình huống.

B. NỘI DUNG
I. Thực trạng chung
Trường THCS Long Trường. Năm 1976, trường được xây dựng chỉ có 10
phịng học, dành cho 2 cấp học: Tiểu học và Trung học cơ sở. Ngày 27/9/1994 trường
được tách riêng chỉ còn bậc Trung học cơ sở. Năm 2010, Trường THCS Long Trường
chính thức được xây mới và đưa vào sử dụng với tổng diện tích 4941 m 2, 1 trệt, 2 lầu
bao gồm 18 phòng học, 8 phịng bộ mơn, 1 hội trường, 1 nhà xe giáo viên và 10
phòng chức năng khác. Năm 2014, Trường được UBND Quận 9 đầu tư trang bị mới
cho nhà trường các trang thiết bị của phịng Tin học, Phịng Thí nghiệm thực hành,
Hội trường,… Hiện nay, trường THCS Long Trường đã có 19 lớp học từ khối 6 đến
9, có một cơ sở vật chất khang trang, khá đủ tiện nghi phục vụ cho việc dạy và học
của giáo viên, học sinh.

2


Để đạt được kết quả trên, đó là nhờ sự nỗ lực, năng động của đội ngũ quản lý
của nhà trường, các tổ chức trong nhà trường; sự đoàn kết thống nhất của Hội đồng sư
phạm nhà trường; đặc biệt là sự chỉ đạo, quan tâm của Chi bộ đảng.
Được Ban Giám hiệu giao trọng trách chủ nhiệm, tôi thấy rằng đó là vinh dự

và cũng là trách nhiệm lớn lao của mình. Do đó tơi ln coi lớp chủ nhiệm là như gia
đình và học sinh là người thân của mình. Xuất phát từ nhận thức trên, tơi ln giành
hết tâm trí, tình cảm của mình vào cơng việc quan trọng này.
Tuy nhiên là 1 trường nằm trên địa bàn kinh tế đặc biệt khó khăn, học sinh ở
vùng sâu vùng xa với điều kiện dân trí thấp, điều kiện học tập và giao lưu còn hạn chế
nên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học. Do đó chất lượng học tập rèn
luyện của lớp trong thời gian vừa qua so với các lớp cùng khối trong trường cịn thấp
hơn.
Để làm tốt cơng tác chủ nhiệm, theo tơi, trước tiên người gióa viên chủ nhiệm
cần phải nắm bắt được điều kiện thực tế của lớp, của nhà trường. Nghĩa là cần phải
tìm hiểu những điều kiện địa lý nơi nhà trường đóng, tâm lý của nhân dân địa phương
và nắm được mục đích giáo dục của trường đặt ra. Phải tìm hiểu thực tế lớp chủ
nhiệm, có cái nhìn tồn diện về lớp mình: cần giúp đỡ em nào có hồn cảnh khó khăn,
cần nhiều sự quan tâm hơn tới những học sinh cá biệt, đề ra được kế hoạch tiến hành.
Mặc khác, xã hội hiện nay xuất hiện, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội đang len lỏi
vào học đường. Trong thời hiện đại, công nghệ thông tin phát triển, nhiều loại mạng
xã hội (facebook, zalo, viber, …), các loại hình game online, offline… ảnh hưởng lớn
đến suy nghĩ, ý thức, đạo đức, phẩm chất, thái độ, ... của các em học sinh. Trong khi
đó đa số học sinh của chúng ta là đối tượng rất dễ bắt chước, thu hút, lơi cuốn vào
những trị mới lạ đặc biệt là những học sinh học yếu, cá biệt. Và hơn thế nữa, các em
hiện nay ai cũng được cha mẹ mình mua cho điện thoại thơng minh, máy tính bảng,…
được kết nối wifi, 3G, 4G để sử dụng tự do mà khơng ai quản lí. Đó cũng chính là nơi
các em tiêu tốn thời gian mà lơ là, thiếu tập trung vào việc học tập, rèn luyện.
Song song với những tác hại ngồi xã hội thì thực trạng gia đình các em cũng
ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc học tập rèn luyện của học sinh. Nhiều học sinh rất
may mắn được phụ huynh luôn theo dõi, quan tâm thường xuyên đến việc học của các
em. Bên cạnh đó thì tồn tại 1 số phụ huynh khơng quan tâm chăm sóc việc học của
các em có lẽ vì mãi lo cho kinh tế gia đình, hay cũng có thể là cha mẹ li hôn các em
không sống chung với ba hoặc mẹ mà sống với ông (bà) hay người thân… Đây là một
trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí, nhân cách và tác động

đến việc học của các em.
Lớp 6A4 là một trong 19 lớp của trường THCS Long Trường. Với tổng số 48
học sinh, các em mới vào trường còn nhiều điều chưa nhận thức, chưa làm quen được
nề nếp học tập ở bậc THCS, chưa có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, chưa
nhiệt tình tham gia các hoạt động của lớp, của trường đầy đủ, còn đùn đẩy, tránh né.
Các em cịn có ham chơi chỉ suy nghĩ cho bản thân, chưa xây dựng được tinh thần
3


đồn kết, hợp tác, cịn chia rẽ. Đặc biệt, trong lớp cịn có các em là học sinh khuyết tật
hịa nhập và học sinh phổ cập. Vì thế mà việc giáo dục các em lại càng quan trọng
hơn rất nhiều.
Theo thống kê thì kết quả xếp loại học lực - hạnh kiểm của học sinh lớp 6A4
đầu tháng 9, 10 năm học 2019- 2020:
Lớp

SS

6A4

48

Kết quả xếp loại học lực

Kết quả xếp loại hạnh kiểm

Giỏi

Khá


TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

5

10

8

13

8

28

18

2


0

Nhìn chung kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của học sinh chưa cao; chưa đáp ứng
được mục tiêu của lớp đề ra.
Đứng trước thực tế đó với vai trị như một linh hồn của một cá thể sống 6a4,
giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm trước nhà trường về mọi hoạt động của
lớp, mọi hành vi của học sinh, trách nhiệm của giáo viên lại càng nặng nề hơn bao giờ
hết. Làm sao giúp các em hình thành nhân cách? phấn đấu học tập tốt, rèn luyện tốt,
thu hút được các em gắn bó được với trường, với lớp, gắn bó với bạn bè cùng nhau
vui chơi học tập, rèn luyện để tránh xa những tệ nạn xấu đang ở rất gần các em? Hơn
lúc nào hết, các em rất cần sự quan tâm giúp đỡ kịp thời để các em là những học sinh
mang trong mình tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vơ tư của tuổi học trị. Vì những
trách nhiệm cao cả, nặng nề này bản thân giáo viên không ngừng phấn đấu, nổ lực
thực hiện tốt công tác chủ nhiệm và cả cơng tác giảng dạy của mình. Và với tình cảm
chân thực, thương yêu, giúp đỡ của người giáo viên chủ nhiệm chắc chắn các em sẽ
là người có đủ tài, trí làm chủ cuộc sống, làm chủ cuộc đời mình.
II. Nội dung
1. Giải pháp, biện pháp thực hiện
Xuất phát từ nhận thức các em trong lớp chủ nhiệm là những người thân, người
em, người con trong gia đình, bản thân là người giáo viên chủ nhiệm, tôi nhân thấy
cần để hết tâm trí, tình cảm của mình vào cơng việc quan trọng và ta có thể xây dựng
được những phương pháp chủ nhiệm mang lại kết quả cao về cả hai mặt học lực, hạnh
kiểm, đặc biệt các phương pháp này áp dụng cho tất cả các lớp (lớp chọn cũng như
lớp thường) và hơn nữa còn áp dụng hiệu quả cho bất cứ năm học nào. Do đó, tơi đã
vạch ra các giải pháp cụ thể như sau:
1.1 Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh - Hồn thiện tổ chức lớp
Nắm bắt tình hình chung: Sĩ số, nam, nữ, đối tượng học sinh thông qua hồ sơ
nhập học của học sinh hay cho các em làm phiếu điều tra thông tin giới thiệu về bản
thân theo mẫu sau:
4



PHIẾU ĐIÊU TRA THƠNG TIN HỌC SINH
Bầu ban cán
sự có
thể GVCN:
căn cứ vào
hồ sơ học bạ của học sinh, căn cứ vào những
LỚP:
…….
……………………………
thông tin cá nhân của học sinh mà giáo viên chủ nhiệm đã thu thập được; căn cứ sự
nhiệm
của tập thể lớp; sự nhiệt tình, năng nổ, ý thức tổ chức kỷ luật, tính gương
I. tín Bản
thân:
mẫu
hiện ban đầu của học Giới
sinh tính:
trong………
tập thểDân
lớp.tộc:
Giáo
viên chủ nhiệm
1.
Họvàvàcác
tên:biểu
………………………….
.........................
phân

cơng nhiệm
vụ sinh:
cụ thể…………………….
cho ban cán sự lớp, Nơi
có thể
phân
thêm tổ phó, nhóm trưởng
2.
Ngày,tháng,
năm
sinh:
..........................................
(có.................................................................................................................................
sự thay đổi luân phiên theo từng tháng để phát huy tốt vai trò tự quản của học
sinh.
Xây
dựngtại:
dựng
đội ngũ tự quản
là nền
tảng chophường
công tác
chủ nhiệm và cũng là
3.
Chỗ
ở hiện
số nhà:………..
đường
…………..
..................................

mộtQuận:
việc làm
quan trọng
khó.................................................................................
khăn đối với giáo viên chủ nhiệm. Khi đã tìm được
…………..
Tỉnhvà
(Tp):
ban(Ghi
cán rõ
sựhiện
lớp, đang
giáo ởviên
nhiệm cần bồi dưỡng học sinh ý thức trách nhiệm cao
với chủ
ai)......................................................................................
đốiHộ
vớikhẩu:
lớp, phục
vụ tập thể lớp,
biết…………..
phê bình vàphường
tự phê ...........................................
bình, nắm được phương pháp
4.
số nhà:………..
đường
quản
lý lớp.
Quận:

………….. Tỉnh (Tp): .................................................................................
5. KếtGiáo
quả học
2018cần
-2019:
………….
kiểm:.......................
viêntập
chủnăm
nhiệm
thànhHọc
lập lực:
1 nhóm
(Group)Hạnh
ban cán
sự, group trên zalo
6.
Đã
tham
gia
cán
bộ
lớp:
(ghi

chức
danh:
lớp
trưởng,
lớp

phó
HT,
LPLĐ,
hay messenger để cập nhật thơng tin hằng ngày của lớp, để tiện trao đổi
thơng tin khi
LPVTM,….)
...........................................................................................................
cần thiết từ đó giáo viên tổng kết rút kinh nghiệm, giao kế hoạch nhiệm vụ tiếp theo.
7.
thích
cáctiết
mơn
học:
............................................................................................
MỗiSởtuần
vào
sinh
hoạt
thứ 2 các tổ báo cáo số liệu sinh hoạt từ đó giáo viên có
8.
Năng
khiếu:
(văn
nghệ,
thể
thao,
võ thuật, tin học, vẽ, ….) ...................................
thể xử lí khen, chê kịp thời nhanh
chóng.
II. Thân nhân:

sắp xếp
chỗ ngồi cho học
trong....................
lớp, giáo viênSốkhơng
nên q áp đặt và
9. Họ Khi
tên cha:
..........................
Nghềsinh
nghiệp:
ĐT: .........................
cũng khơng
đưa
ra tiêu chí xếp Nghề
nam, nữ
ngồi ....................
cạnh nhau. Có
trên các cơ sở:
10.Họ
tên mẹ:
...........................
nghiệp:
Sốthể
ĐT:dựa
.........................
Tình trạng
sứcgia
khỏe
của(thương
học sinh;

họcmồ
lựccơi,
và hộ
cănnghèo,
cứ vàokhó
nhiệm
vụ của ban cán sự lớp.
11.Hồn
cảnh
đình
binh,
khăn,…).......................
LưuGhi
ý: rõ
Học
ngồicảnh
đúnggia
theo
sơ hiện
đồ lớp
học
dưới sự giám sát của giáo viên bộ
vàisinh
nét cần
về hồn
đình
nay:
......................................................
mơn
trong các tiết học, của nhóm trưởng, tổ trưởng… Giáo viên cần có sự điều chỉnh

.................................................................................................................................
chỗ ngồi của học sinh kịp thời nếu thấy sự bất hợp lí theo phản ánh của chính bản
thân
học NHẬN
sinh, cán
sự lớp,
giáo viên………,
bộ mơn,….
dụ tháng
mất trật
tự, năm
khơng
chú ý, nhận
XÁC
CỦA
PHHS
ngày ví
……
……
…….
thức (PH
chậmkýhay
họctên)
sinh khuyết tật hịa nhập,
phổsinh
cập.
và các
ghi em
rõ họ
Học

CHA
MẸchí thi đua cụ thể
(Ký, họ tên)
1.2 Xây dựng tiêu
Căn cứ vào đặc điểm tình hình lớp, mỗi năm học, giáo viên nên lập tiêu chí thi
đua, mục tiêu cụ thể, các giải pháp thực hiện rồi công bố trước lớp được tập thể học
sinh nhất trí tại cuộc họp Chi đội, thông qua và xin ý kiến phụ huynh tại cuộc họp phụ
huynh đầu năm. Sau đó thống nhất, đưa ra cho tập thể lớp thực hiện, lấy đó làm cơ sở
để xếp loại thi đua.
Có sự điều chỉnh và thay đổi, bổ sung kịp thời tùy theo tình hình thực hiện nội
quy, nề nếp và ý thức rèn luyện của học sinh. Đề ra định mức khen thưởng và kỉ luật
kịp thời thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm,...
1.3 Xây dựng văn hóa giao tiếp hòa nhã, thân thiện, văn minh với học sinh
Bản thân người giáo viên chủ nhiệm cần thường xuyên gặp mặt, tiếp xúc, nói
chuyện với các em học sinh từ đó biết được các em là người như thế nào, các em biết
gì, cần gì, các em mong muốn gì,... Chỉ khi giao tiếp thân thiện, gần gũi, hịa nhã với
các em mới rút ngắn được khoảng cách giữa cơ và trị, các em khơng cịn e ngại, rụt
5


rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc chung của lớp, cũng như
những thiếu sót của bản thân…
Một vấn đề cũng cần lưu ý nữa là khi giao tiếp với học sinh sẽ có những việc
nên làm và những việc không nên làm mà giáo viên cần phải cân nhắc kĩ càng.
Khi hỏi thăm về hồn cảnh gia đình phải thật khéo léo, tế nhị để các em chia sẻ
thật lịng từ đó giáo viên biết được em nào điều kiện khó khăn, em nào thuộc diện học
sinh khuyết tật hòa nhập hay phổ cập, em nào thuận lợi và có ảnh hưởng đến học tập,
đạo đức của các em hay không.
Đối với học sinh có gia đình quan tâm, giáo viên nên phát huy thế mạnh này. Vì
thường học sinh được giáo dục tốt, được chăm lo việc học tập nên thường chăm

ngoan hơn, chính những em như thế này là nhân tố tích cực của lớp. Ngược lại, học
sinh gặp phải những khó khăn về gia đình như: kinh tế, mồ cơi ba (mẹ), ba mẹ li hôn,
cha mẹ là người say sưa, lười lao động không quan tâm đến con cái… hay học sinh
khuyết tật thì giáo viên và tập thể lớp ln cần có sự quan tâm, chia sẻ, động viên và
giúp đỡ nhiều hơn về tinh thần cũng như vật chất (nếu có). Và khi giúp đỡ các em cần
phải khéo léo tế nhị vì các em này thường tự ti, mặc cảm.
Trong những ngày hội: Trung thu yêu thương (làm lồng đèn, chưng bày mâm
cỗ, ứng dụng xanh), hội thao chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (như kéo
co, nhảy bao bố, làm thiệp…), lễ hội ẩm thực xuân 2020, hay các tiết lao động tập thể,
hoạt động ngoài giờ lên lớp, tập luyện văn nghệ, … rất dễ dàng tạo điều kiện để cô và
trò gần gũi, hiểu nhau nhiều hơn. Đây là thời điểm thuận lợi để giáo viên hướng dẫn
cặn kẽ từng công việc cụ thể phù hợp để các em tự tin phát huy khả năng của mình.
Trong quá trình làm việc các em sẽ mắc những sai sót thay vì nhăn nhó, la rầy, giáo
viên nên nhẹ nhàng nhắc nhở, động viên và hướng dẫn lại. Nhờ hành động, thái độ
của giáo viên đã tạo ra cơ hội giúp các em rút ra được kinh nghiệm, tự tin hơn trong
công việc.
Đặc biệt trong lao động ngoài việc hướng dẫn, phân cơng thì giáo viên cùng bắt
tay lao động với các em không kể việc nặng hay nhẹ, điều này vừa tạo nên khơng khí
sơi nổi trong buổi lao động, vừa giáo dục tính tích cực, khơng lánh nặng tìm nhẹ trong
lao động. Qua đó các em cũng cảm thấy được giáo viên cùng san sẻ niềm vui, nỗi
buồn, thành công, thất bại với lớp.
Việc làm hết sức cần thiết nữa là nắm bắt thông tin về lớp chủ nhiệm qua trao
đổi làm việc với ban cán bộ lớp, cán sự bộ môn. Tuy nhiên giáo viên cần khéo léo xử
lý những thông tin các em cung cấp tránh để xảy ra tình trạng biến học sinh thành
những kẻ mách lẻo, soi mói người khác, nói xấu người khác nhằm lấy lịng giáo viên
chủ nhiệm.
Bên cạnh đó giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý xử lý vấn đề học sinh hay phàn nàn
về một số mơn học: thầy cơ dạy khó hiểu, yêu cầu cao, đánh giá giờ học làm ảnh
hưởng xếp loại của lớp, hay thầy này, cơ khác khó tính, sao sao ấy,… Để xác minh
thơng tin một chiều từ phía học sinh, giáo viên chủ nhiệm nên khéo léo tiếp xúc với

6


giáo viên bộ môn để tường tận hơn trước khi đi đến kết luận về việc giảng dạy của
giáo viên và giải thích tường tận cho các em hiểu, nhận thức được vấn đề.
1.4 Triển khai các tiết học, tiết sinh hoạt lớp năng động, tích cực, hiệu quả
Thường chúng ta sẽ có một tiết sinh hoạt lớp vào ngày thứ 2, và vấn đề nảy
sinh trong lớp rất nhiều ở mỗi buổi học. Thời gian thì hạn chế mà rắc rối lại nhiều đặc
biệt là các em lớp 6 thường xuyên xảy ra tranh cãi, vì vậy mà giáo viên đến lớp trước
tiên nắm bắt sĩ số, nhắc nhở các em ôn bài, chuẩn bị bài mới, kiểm tra việc thực hiện
báo bài trong tuần, hoặc có sự việc gì xảy ra ở tuần học trước kịp thời chấn chỉnh, xử
lí nghiêm khắc… Nếu thực hiện tốt và thường xuyên ghé thăm các em vào đầu buổi
học, các em sẽ ổn định tâm thế để bước vào tiết học đầu tiên tốt hơn, kể cả các tiết
học sau.
Tuy nhiên nếu kết thúc ngày học, xét thấy có việc gì cần giải quyết ngay, giáo
viên yêu cầu các em ở lại năm, mười phút để làm việc. Giáo viên không nên giao cho
ban cán sự lớp giải quyết hoàn toàn công việc của lớp mà cần phát huy khả năng làm
việc của cán sự lớp, nhất là lớp trưởng, phải để ý đến lớp thường xuyên, kịp thời nhắc
nhở, động viên. Giáo viên cần định hướng, tôn trọng ý kiến đề xuất, cách làm việc của
ban cán sự lớp. Vì cán sự lớp là những người gần gũi, bám sát lớp nhiều, giúp giáo
viên giải quyết các vấn đề của lớp nhanh hơn, hiệu quả hơn và giáo viên chủ nhiệm
đỡ vất vả hơn.
Hiện nay giờ sinh hoạt đối với các em thật nhàm chán thậm chí có em cịn bỏ
trốn vì giờ sinh hoạt lớp chủ yếu là giờ giáo viên kiểm điểm, la rầy sai sót của một số
em vi phạm nội quy của lớp, trường. Chính vì vậy, giáo viên phải tạo khơng khí vui
vẻ, thoải mái thư giãn trong giờ này. Giờ sinh hoạt có thể theo tiến trình: Nhận xét,
đánh giá (từ 15 đến 20 phút); sinh hoạt tập thể (từ 25 đến 30 phút) với các hoạt động
vui học, rèn kỹ năng sống để học sinh có cơ hội được thể hiện mình. Có như thế,
những em vi phạm nội quy hầu hết đều tự nhận thấy sai lầm của mình, sẽ tự thấy hối
hận, xấu hổ, kể cả học sinh cá biệt. Tránh trường hợp trong các buổi sinh hoạt, tập thể

lớp cứ tập trung vào sai sót của bạn mà phê bình, chỉ trích, nặng lời thay vì giúp bạn
tiến bộ thì ngược lại học sinh sẽ lì lợm hơn, phá phách hơn, xa rời tập thể có khi cố
tình chống đối, phá lớp. Giáo viên cần tránh tạo ra khơng khí căng thẳng giữa học
sinh với giáo viên, với tập thể lớp vì có thể các em này sẽ phản ứng mạnh khi bị phê
bình, tự ý bỏ ra khỏi lớp, đập phá đồ dùng trong lớp, hoặc có lời lẽ vô lễ với giáo
viên… Cần chú ý đến việc khen chê kịp thời, không thiên vị, phải công minh và lời
động viên kịp thời khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các em làm sai có
tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em.Cho nên, là giáo viên chủ nhiệm
phải lấy tình thương yêu, lời lẽ phải trái phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc
làm sai của mình và nhận lỗi là tốt nhất. Bởi vì dẫu các em là học sinh cá biệt thì các
em vẫn sống có suy nghĩ, tự ái, tình cảm. Như vậy việc gì cần giải quyết giáo viên chủ
nhiệm nên giải quyết kịp thời sau mỗi buổi học không đợi đến tiết sinh hoạt lớp. Làm
như vậy rất dễ dàng chấn chỉnh nề nếp của tập thể.
7


Một hoạt động nữa mà giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý xây dựng các hoạt động
nhằm thu hút, lôi kéo các em rời xa những tệ nạn xấu ngoài xã hội: nghiện ma túy,
rượu bia, thuốc lá, cờ bạc, mại dâm,… , rời xa các thiết bị điện thoại thơng minh, máy
tính bảng hay tránh các game bạo lực, đồi trụy làm ảnh hưởng rất lớn đến việc học
của các em.
Giáo viên có thể giao việc về nhà cho các em bằng cách xin những gợi ý hay
những hướng dẫn cụ thể của giáo viên các bộ môn giúp các em sáng tạo hơn trong
các môn học. Chẳng hạn như: trong môn vật lý giáo viên hướng dẫn các em tạo ra
những vật dụng từ kiến thức mà các em đã được học (mơ hình quạt hay xe chạy bằng
dây thun, làm bẫy chuột, ống chia độ,… ) hoặc môn sinh học giáo viên yêu cầu các
em thực hiện trồng cây xanh ở nhà rồi mang vao lớp nhằm mục đích trang trí cho lớp,
hoặc mơn giáo dục cơng dân cho các tổ chuẩn bị những bài tiểu luận về các tấm
gương người tốt, việc tốt, bài tiểu luận về văn hóa khi tham gia giao thơng) sau đó
nộp giáo viên chấm điểm hay cho các tổ thi đua biểu diễn, thuyết trình với nhau vào

các tiết sinh hoạt đồng thời mời giáo viên bộ môn làm ban giám khảo để nhận xét và
cho điểm các em. Chính hoạt động này không những phần nào giảm bớt thời gian của
các em vào việc khơng nên mà cịn giúp các em củng cố, khắc sâu kiến thức và vận
dụng vào thực tiễn một cách sáng tạo hơn.
Sản phẩm sáng tạo của các em:

Mơ hình xe chạy bằng dây thun - Ứng dụng chủ đề lực đàn hồi, mơn vật lí 6

8

Màn trình diễn thi đua giữa các tổ


1.5 Tạo lập mối quan hệ tích cực giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh
học sinh
Giáo dục học sinh không chỉ trong phạm vi nhà trường mà phải là sự kết hợp có
hiệu quả giữa nhà trường với đồn thể, địa phương, gia đình. Trong mối quan hệ giữa
gia đình và nhà trường thì mối quan hệ đối với giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần
thiết. Bởi nó chính là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong công tác chủ
nhiệm của một giáo viên.
Đầu tiên là đến với gia đình những em chăm ngoan: Để biết thêm về hồn cảnh
gia đình, phương pháp tự học tập, rèn luyện của các em ở nhà. Giáo viên cũng báo
cho gia đình biết những ưu điểm về hạnh kiểm, học tập, hay những khuyết điểm…
của học sinh. Thông qua đó phần nào làm cho phụ huynh của các em này sẽ lo lắng,
quan tâm đến con cái nhiều hơn.
Sau nữa là ghé thăm gia đình học sinh hay nghịch, lơ là việc học tập: Vì đa số
học sinh này thuộc gia đình lao động nghèo, cha mẹ ít có thời gian quản lý, chỉ bảo
chuyện học hành của con cái, có thể nói là họ giao con mình cho thầy cô. Đến khi
được giáo viên chủ nhiệm báo cho biết về tình hình học tập, rèn luyện đạo đức họ
mới vỡ lẽ. Có gia đình thực sự khổ tâm vì con, nhưng cũng có gia đình xem như

chẳng có chuyện gì, thậm chí chẳng cần thiết phải nghe thông tin từ giáo viên. Không
sao, giáo viên chủ nhiệm đừng bao giờ nản lòng, cứ đến gặp họ một lần, hai lần…để
cùng nhau bàn bạc về việc giáo dục học sinh đến khi nào có kết quả.
Một điều cần lưu ý là khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng phụ huynh học
sinh phải có mặt các em học sinh. Gặp phụ huynh học sinh cá biệt, bản thân tơi nhận
thấy, muốn có kết quả tốt thì chúng ta có thể lần đầu đến thăm gia đình mà khơng bàn
chuyện giáo dục học sinh chủ yếu là trao đổi để nắm rõ hơn về các em hoặc nếu có
trao đổi việc học tập thì phải thật bình tĩnh, nói chuyện ơn hồ, đừng để phụ huynh có
cảm nhận là nghe than phiền, mắng khéo.
Theo tôi, việc đến thăm gia đình của các em sẽ giúp cho phụ huynh biết khá
tường tận về con em mình. Từ đó, họ chú ý hơn đến việc dạy bảo các em. Bản thân
các em cũng sợ việc làm này của thầy cô nên cố gắng sửa chữa những sai sót của
mình. Mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm tơi rất ít làm. Tơi
nghĩ rằng làm như vậy mất thời gian của họ mà chính bản thân giáo viên chẳng biết
học sinh mình có một gia đình như thế nào. Vì đa số hình ảnh của con cái là hình ảnh
của cha mẹ. Hơn nữa, có một số phụ huynh nghe thầy cơ báo về con mình họ rất tức
giận. Cho nên khi về nhà họ trút hết tức giận vào con bằng những trận đòn nhừ tử.
Như thế chẳng có kết quả gì qua lần gặp gỡ ấy. Đến thăm gia đình, cùng trao đổi việc
giáo dục học sinh là việc làm thường xuyên, tuy mất nhiều thời gian của giáo viên chủ
nhiệm. Sau mỗi lần được giáo viên chủ nhiệm đến thăm bản thân học sinh có tiến bộ
rõ, nếu tiến bộ chậm cũng là bước đầu đã thành công rồi.

9


1.6 Hướng dẫn học sinh rèn luyện ý thức tự giác, tự học
Cùng với việc thực hiện, phát huy tác dụng của sổ liên lạc, sổ chủ nhiệm, sổ ghi
chép của lớp trưởng, lớp phó, cán sự bộ mơn, tổ trưởng, nhiều giáo viên chủ nhiệm
công phu sáng tạo, biến quá trình quản lý, giáo dục thành quá trình tự giáo dục của trò
bằng một loại sổ thật đơn giản, nhưng thật ý nghĩa. Đó là “nhật kí học tập” và treo vào

vị trí trang trọng trong lớp. Ở sổ này, sau mỗi buổi học, học sinh có thành tích tốt và
bị phê bình, nhắc nhở tự ghi nhật ký, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng. Mỗi tuần,
giáo viên chủ nhiệm tổng kết nhận xét, đánh giá, khen thưởng và phê bình, nhắc nhở
kịp thời. Song song với nhật kí học tập, mỗi học sinh cần trang bị cho mình một cuốn
sổ báo bài để cuối mỗi buổi học các em ghi nhận lại nội dung cần học cho ngày hơm
sau và dựa vào đó có sự chuẩn bị bài tốt hơn.
1.7 Giáo dục các em học sinh đặc biệt
Học sinh “đặc biệt” ở đây là các em học sinh khuyết tật hòa nhập, phổ cập, hay
các em học yếu, kém hay nghịch phá, chưa ngoan… Với những em này, giáo viên chủ
nhiệm cần tìm hiểu lý lịch, tính cách học sinh, tìm hiểu điểm yếu, thế mạnh của các
em. Đồng thời kết hợp với giáo viên bộ mơn, nhà trường, gia đình trong hoạt động
giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm cần đặc biệt luôn quan tâm, theo dõi học sinh. Phải gần
gũi, thân thiện, biết lắng nghe để học sinh giải bày những tâm tư, khúc mắc. Giáo viên
khơng nên nóng vội mà phải kiên trì uốn nắn dần; giao cho học sinh một số việc phù
hợp với năng lực; sau đó động viên khuyến khích kịp thời những việc làm tốt. Đánh
giá được khả năng tư duy, nhận thức về học tập, ý thức tham gia các hoạt động, nhận
thấy nhanh được sự thay đổi trong tâm, sinh lí của các em học sinh để có phương
pháp giáo dục tốt nhất. Nên tìm hiểu được điều kiện sống, sự quan tâm của gia đình
đối với các em như thế nào từ đó ln thơng báo kịp thời các thơng tin về học sinh với
gia đình và ngược lại.
Đồng thời cũng nên tranh thủ được sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường,
của các bộ phận và của đồng nghiệp, có các hình thức phối hợp chặt chẽ, hiệu quả đối
với Đoàn - Đội; Thư viện để việc giáo dục các em khơng cịn khó khăn, e ngại mà dễ
dàng và đạt hiệu quả tốt hơn.
Xây dựng được nhiều đôi bạn cùng tiến trong lớp để các em thi đua, giúp đỡ
nhau việc học tập rèn luyện ở trường cũng như ở nhà. Và có phần thưởng xứng đáng
cho đôi bạn nào đạt kết quả cao ở cuối mỗi học kì.
2. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
Để thực hiện được giải pháp, biện pháp nêu trên cần phải có những điều kiện

nhất định sau đây:
- Trước hết là có tâm, nhiệt huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ, phải có năng lực
thật sự, phải nhiệt tình, sẵn sàng tất cả vì học sinh thân yêu.
10


- Cần nắm vững các đặc điểm tâm sinh lý của các em học sinh.
- Phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục, dạy học rõ ràng, phù hợp với tất cả các đối tượng
học sinh.
- Không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ tay nghề, sử dụng nhuần
nhuyễn, linh hoạt các phương pháp giáo dục một cách hợp lý có hiệu quả, sử
dụng đồ dùng dạy học thiết thực, tối ưu phục vụ vào bài giảng, hướng dẫn cụ thể
cho học sinh liên hệ, áp dụng kiến thức được học vào thực tế cuộc sống.
-

Luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, luôn giáo dục phẩm chất đạo đức
tốt cho học sinh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi, rèn luyện thân
thể, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức, tinh thần đoàn kết,
tương thân tương ái trong nhà trường.

3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
Trong quá trình thực hiện các giải pháp, biện pháp nêu trên phải được thực hiện
thường xuyên liên tục trong các tiết sinh hoạt, tiết học, buổi học và trong các hoạt
động của lớp, trường. Giáo dục theo phương châm: Giáo dục mọi lúc, mọi nơi, mọi
đối tượng.
4. Kết quả đạt được khi triển khai sáng kiến.
Qua thời gian chủ nhiệm lớp 6A4 (từ tháng 8/2019 đến nay), bằng việc áp dụng
những biện pháp, giải pháp trên trong công tác chủ nhiệm của mình, đã có được
những thành cơng đáng khích lệ cả về phía cá nhân tơi và cả lớp chủ nhiệm. Đồng

thời, bản thân tôi cũng như đồng nghiệp cũng đã nhìn thấy được thay đổi rất lớn của
nhiều cá nhân học sinh nói riêng và tập thể lớp 6A4 nói chung. Cụ thể, tính đến thời
điểm hết học kì I, tập thể lớp 6A4 đạt được những thành tích và những sự thay đổi
như sau:
+ Chi đội xếp loại: Vững mạnh.
+ Việc chấp hành nội quy trường lớp khá tốt đạt 95%.
+ Điểm học tập các môn học ở lớp, lực học của đa số học sinh có nhiều tiến bộ
và cao hơn so với đầu năm học (qua theo dõi, nhìn nhận của giáo viên chủ
nhiệm và theo lời nhận xét của nhiều giáo viên bộ môn).
+ Ý thức chấp hành nội quy tương đối tốt, đa số học sinh đã ngoan hơn, biết
nghe lời hơn (qua theo dõi của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn và qua
nhận xét của Ban Giám Hiệu nhà trường).
+ Tập thể lớp đồn kết hơn, khơng cịn tình trạng chia rẽ giữa học sinh khá giỏi
và học sinh yếu kém cũng như học sinh phổ cập, hòa nhập.
+ Tham gia nhiệt tình, tích cực hơn và có nhiều thành tích cao hơn đối với các
hoạt động phong trào.
11


+ Đạt giải Nhất hội thi “ Lồng đèn” do Liên đội tổ và Nhà trường chức tháng
9/2019.
+ Đạt giải Ba hội thi “Chưng mâm quả ngày Tết Trung thu” do Liên đội và Nhà
trường tổ chức tháng 9/2019.
+ Đạt giải Nhì hội thi “ Ứng dụng xanh” do Liên đội và Nhà trường tổ chức
tháng 9/2019.
+ Hoàn thành tốt phong trào “Lớn lên cùng sách” do Thư viện phát động tháng
10/2019.
+ Hồn thành tốt phong trào “Ni heo đất” do Liên đội phát động đạt 415 000
đồng (tính đến tháng 1/2020).
+ Ngồi ra, tập thể lớp cịn mua 50 cây bút bi ủng hộ hội người mù, tham gia

mua vé số Xuân của Quận và vé Xuân do Liên đội phát động tháng 10/2019 và
tháng 12/2019.
+ Đạt giải Tập thể hội thi “Làm thiệp”, giải ba “nhảy bao bố”, hoàn thành tốt
phong trào “Tiết học tốt”, hội thi văn nghệ, vẽ tranh và viết thư cho chú bộ đội
hay Bác Hồ kính yêu do Liên đội và Nhà trường phát động nhằm chào mừng
ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11.
+ Hồn thành tốt phong trào “Trang trí cây đào”, làm “cổng hội ẩm thực xuân”
do Liên đội phát động nhân dịp mừng Đảng, mừng xuân Canh Tý.
+ Kết quả giáo dục 2 mặt của học sinh lớp 6A4 HK I năm học 2019 – 2020:

Các mặt

HK I

T
SHS

Giỏi
(Tốt)

Kh
á

T

Y
ếu

K
ém


B

Hạnh
kiểm

48

46

2

0

0

0

Học lực

48

12

15

13

6


2

Như vậy thông qua việc áp dụng những giải pháp, hiện pháp trong cơng tác chủ
nhiệm của mình, tơi đã thật sự hịa mình với cơng việc chủ nhiệm; đã thật sự cảm hóa
được tập thể lớp 6A4 và đã làm thay đổi được cả về nhận thức lẫn về chất lượng hai
mặt của tập thể lớp, đưa lớp đi từ thành tích này đến thành tích khác. Là lớp nhiệt
tình, tích cực, năng nổ, hang hái, đồn kết tham gia tất cả các hoạt động phong trào
12


của Đoàn – Đội, Nhà trường và đạt được những kết quả xứng đáng trong học tập cũng
như rèn luyện.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động của lớp trong các phong trào của Liên
đội và nhà trường thời gian đầu năm đến nay:

Hội thi làm lồng đèn và chưng bày mâm cỗ
Hội thi kéo co

13

Hội thi nhảy bao bố
Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11


Hội thi trang trí cây đào ngày Tết

14

Cơ và trị cùng làm cổng gian hàng ẩm thực Xuân Canh Tý 2020



Văn nghệ ngày lễ sơ kết học kì I

15

Phát thưởng cho học sinh Giỏi hạng I trong lễ sơ kết học kì I


C. KẾT LUẬN
I. Kết luận
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc hình thành nhân cách cho học sinh
là vô cùng to lớn. Một công việc tưởng như đơn giản song khơng hề dễ dàng, nó phức
tạp và khó khăn rất nhiều. Năm học nào cũng vậy, lớp học nào cũng thế đều có đủ các
đối tượng học sinh. Nhiều học sinh đã làm thầy cô chật vật thậm chí có lúc rơi nước
mắt. Nhưng bằng tình u thương của mình – Người giáo viên chủ đã đặt lợi ích của
tập thể lớp lên trên hết, đã phát huy những thế mạnh của lớp bằng tình yêu thương của
mình để đưa các em hoà vào thế giới tuổi thơ bằng tâm hồn trong sáng nhất.
Kết quả mà tôi nhận được rất xứng đáng: Tỉ lệ học sinh đi học được nâng cao
hơn. Khí thế học tập và tinh thần thi đua giữa cá nhân học sinh trở nên sôi nổi hơn.
Thái độ và ý thức học tập tốt của học được nâng lên rõ rệt, học sinh cảm nhận được
tầm quan trọng của việc học và rèn luyện ở trường, lớp. Đa số học sinh đã chủ động,
tích cực và hăng say hơn khi tham gia các hoạt động phong trào ở lớp, trường hay ở
cấp quận. Tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau trong học tập và trong sinh hoạt của
học sinh được thể hiện trông thấy. Tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy trường lớp đã giảm
rất nhiều, số học sinh khuyết tật hay phổ cập đã biết tự thay đổi, tự hòa nhập vào hoạt
động chung của lớp. Đa số học sinh có lối sống lành mạnh, ngoan ngỗn và có tinh
thần tự giác, tự lập cao. Khơng cịn để giáo viên phải nhắc nhở nhiều lần. Học sinh
dường như mạnh dạn, tự tin hơn khi giao tiếp và đứng trước tập thể.
Trong suốt quá trình giảng dạy cũng như trong thời gian làm công tác chủ
nhiệm, bản thân tôi đã từng gặp phải những khó khăn rất lớn khi làm chủ nhiệm. Tuy

nhiên, đó chỉ là những khó khăn khi những bước đầu nhưng sau một thời gian làm
chủ nhiệm, bản thân tôi tự nhận ra rằng chính mình sẽ làm thay đổi cách thức chủ
nhiệm của mình, để có thể làm tốt được công tác chủ nhiệm.
Điều quan trọng hơn nữa là, trong q trình chủ nhiệm, để làm tốt cơng tác chủ
nhiệm của mình, tơi đã khơng nơn nóng, vội vàng mà luôn điềm tĩnh, vạch định kế
hoạch rõ ràng về thời gian, về nội dung cơng việc và hình thức thực hiện công việc.
Đồng thời luôn tranh thủ được sự giúp đỡ của những nguồn lực khác trong nhà
trường, từ phía gia đình học sinh và từ chính sự tích cực của các đối tượng học sinh.
Bản thân tôi không bao giờ đòi hỏi hay kiến nghị Ban giám hiệu nhà trường cũng như
các tổ chức, cá nhân hay gia đình học sinh phải làm như thế này, như thế khác. Mà
16


điều tơi ln mong muốn đó là sẽ ln nhận được giúp đỡ, phối hợp để công tác chủ
nhiệm của mình sẽ ln đạt kết quả cao hơn.
Qua thời gian chủ nhiệm và nhận được kết quả như trên đó chính là nguồn động
lực rất lớn giúp cho bản thân tơi khơng cảm thấy mệt mỏi, khó khăn chút nào ngược
lại càng thúc giục tôi nổ lực hơn nữa, cố gắng hơn nữa để hồn thành cơng tác của
mình. Chính vì vậy, bản thân tơi là một giáo viên chủ nhiệm ba năm liền, tôi thiết nghĩ
điều cần thiết nhất mà tôi muốn gửi gắm đến mỗi giáo viên khi làm công tác chủ
nhiệm là: “Hãy xem tập thể lớp là gia đình của mình và các em học sinh là con cái của
mình. Chăm sóc gia đình mình, u thương con cái mình như thế nào thì hãy chăm
sóc tập thể lớp và yêu thương các em học sinh của mình như thế”. Hãy là người chắp
cánh cho ước mơ của em bay cao bay xa để các em hồn thiện và khẳng định mình
xứng đáng là chủ nhân tương lai của đất nước.
II. Kiến nghị
Đề tài “Giải pháp, biện pháp giúp nâng cao chất lượng học tập - rèn luyện
ở lớp chủ nhiệm” đã được áp dụng và thực sự mang lại hiệu quả trong công tác chủ
nhiệm lớp tại lớp 6a4 ở trường tôi.
Nếu đề tài được áp dụng rộng hơn thì mong rằng đồng nghiệp, giáo viên những

người làm công tác chủ nhiệm cần vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với lớp
mình, trường mình và kể cả các cấp học khác cũng có thể được áp dụng một cách linh
hoạt.
Để người giáo viên chủ nhiệm có điều kiện tốt hơn trong cơng tác chủ nhiệm
lớp, mong rằng các cấp ngành giáo dục hằng năm tổ chức các lớp tập huấn về công
tác chủ nhiệm lớp.
Ngồi những biện pháp trong đề tài này, có thể cịn có những biện pháp khác
mà bản thân tơi chưa nhận thấy và mong rằng các đồng nghiệp đọc sáng kiến này
đóng góp ý kiến. Trên đây là những sáng kiến mà bản thân tơi đã nghiên cứu, tìm tịi,
phát triển và vận dụng, trong công tác chủ nhiệm lớp. Mặc dù đã có nhiều chuyển
biến về kết quả giáo dục tồn diện học sinh khi tơi vận dụng đề tài nhưng không thể
trách khỏi những hạn chế nhất định.
Rất mong sự góp ý của q thầy cơ để đề tài đạt được hiệu quả cao hơn bổ sung
cho đề tài được hồn thiện hơn, để bản thân tơi có thêm điều kiện để có thể tiếp tục
mở rộng, nghiên cứu về đề tài trong thời gian tới./.

17


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Lý do chọn đề tài: ......................................................................................1 - 2
II. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:..................................................................2
III. Phương pháp nghiên cứu: .......................................................................2
B. NỘI DUNG:
I. Thực trạng chung: ................................................................................2 - 4
II. Nội dung:..........................................................................................................4
1. Giải pháp, biện pháp thực hiện:.....................................................................4
1.1 Tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh - Hồn thiện tổ chức lớp:....
..........................................................................................................4 - 6

1.2 Xây dựng tiêu chí thi đua cụ thể :...................................................6
1.3 Xây dựng văn hóa giao tiếp hòa nhã, thân thiện, văn minh với học
sinh:..................................................................................................6 - 7
1.4 Triển khai các tiết học, tiết sinh hoạt lớp năng động, tích cực, hiệu
quả:...................................................................................................7 - 9
1.5 Tạo lập mối quan hệ tích cực giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ
huynh học sinh:...................................................................................10
1.6 Hướng dẫn học sinh rèn luyện ý thức tự giác, tự học:...................11
1.7 Giáo dục các em học sinh đặc biệt:...............................................11
2. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:............................................11 - 12
3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:................................................12
4. Kết quả đạt được khi triển khai sáng kiến:...........................................12 - 17
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
I. Kết luận:...........................................................................................................18
II. Kiến nghị::......................................................................................................19
18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về công tác giáo viên Chủ nhiệm trong
các trường THCS, THPT. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp – Những ký ức khó phai. Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
3. Kĩ năng công tác giáo viên chủ nhiệm. Nhà xuất bản lao động.
4. Những điều giáo viên chủ nhiệm cần biết. Nhà xuất bản lao động.
5. Từ Phụ huynh đến Nhà giáo. Trần Hữu Quang. Nhà xuất bản văn hóa – văn
nghệ.
6. Website: />7. Website: />8. Website: />
19




×