KHẢO SÁT THỰC TẾ BỘ PHẬN LỄ TÂN CỦA BỘ CƠNG
THƯƠNG
TỔNG QUAN BỘ CƠNG THƯƠNG
I. Thơng tin chung
1. Tên cơ quan
- Tên tiếng Việt: Bộ Công Thương
- Tên bằng Tiếng Anh: Ministry Of Industry And Trade Of The Socialist
Republic Of Vietnam
- Tên viết tắt bằng Tiếng Anh: MOIT
2. Địa chỉ trụ sở: Số 54, đường Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
3. Trang web: />4. Số điện thoại : (024) 22202210
( Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương (MOIT).
II. Các biểu hiện vật thể
1. Cảnh quan/ kiểu kiến trúc của cơ quan
a. Mơ tả khái qt
- Mơ hình sơ đồ chỉ dẫn của Bộ (trước nhà A)
b. Hình ảnh cụ thể của cơ quan ( Chụp ảnh cụ thể từng khu vực)
Vị trí và quy mơ:
- Thuận tiện, dễ tìm, tiện đi lại bằng nhiều phương tiện (xe bus, xe máy, ơ
tơ,..)
- Nằm ở trục đường chính số 54, đường Hai Bà Trưng; đối diện phố Sách
(đường 19/12) và Tòa án nhân dân TP Hà Nội
- Quy mơ khn viên cơ quan khá rộng, gồm 2 tịa nhà chính A,B
Cổng cơ quan: được thiết kế đơn giản; có 2 lối vào dành riêng cho ơ tơ và
xe máy; xung quanh có hàng rào cao bao quanh
Hành lang đi lại: khá rộng, sạch đẹp, có lát gạch men màu đỏ trắng; cạnh
đó có gắn những bản thông báo gồm những văn bản Bộ ban hành chỉ đạo,
hướng dẫn cơng việc.
Trụ sở các tịa nhà: Có 2 tịa nhà chính A (5 tầng) và nhà B (8 tầng), có cấu
trúc đẹp và quy mơ rộng
Kiểu kiến trúc ( kiểu đóng hay mở? cách bài trí và trang trí văn phịng có
ngăn nắp ? Nội thất/bàn ghế; Khu vực vệ sinh có sạch sẽ khơng?): kiểu
đóng (phân ra từng phòng làm việc riêng biệt)
- Cách bài trí văn phịng: đơn giản, ngăn nắp, khoa học
+ Có 2 phòng lễ tân đối diện nhau: phòng 132 - phòng của Trưởng phòng Lễ
tân, trong phòng bên cạnh bàn làm việc có bàn ghế tiếp khách, trên bàn có
sắp xếp nhiều giấy tờ văn bản và đồ dùng.
A.
Cách trang trí văn phịng: mỗi phịng làm việc đều có cây xanh trang trí
Khu vực vệ sinh (WC): sạch sẽ, thoải mái
Cảnh quan thiên nhiên: Trong lành, nhiều cây xanh
2. Logo/Huy hiệu:
- Do là cơ quan nhà nước cấp Trung Ương nên logo là hình quốc huy Việt Nam,
bên dưới có ghi tên cơ quan là “Bộ Cơng Thương”: Quốc huy Việt Nam hình
trịn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng trưng cho lịch sử cách
mạng của dân tộc Việt Nam và tiền đồ xán lạn của nước Việt Nam. Bông lúa
vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp, bánh xe tượng trưng cho công
nghiệp và chính giữa dải lụa phía dưới là dịng chữ tên nước “Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”.
Bố cục, tỉ lệ các hình tượng rất cân đối, hài hịa, vững chắc. Hình dáng,
đường nét của các bơng lúa, hạt lúa, ngôi sao, bánh xe răng cưa, dải lụa có
tên nước Việt Nam được chắt lọc kĩ lưỡng nên rất sinh động, tượng trưng và
chuẩn mực. Màu sắc của quốc huy được phối hợp mạch lạc, hài hòa giữa đỏ,
vàng và nét nâu. Mẫu quốc huy Việt Nam hoàn chỉnh về hình thức, sâu sắc
về nội dung, đã thể hiện cơ đọng, súc tích về đất nước và dân tộc Việt Nam,
với nền tảng công - nông nghiệp, với lý tưởng cách mạng và tinh thần đại
đoàn kết, với khát vọng hịa bình và sự khẳng định chủ quyền thiêng liêng
của quốc gia.
- Được quy định chính thức theo công văn 1790/BNV-TCBC của Bộ Nội vụ
(ban hành 24/05/2013) gửi các cơ quan hành chính nhà nước về việc sử dụng
thống nhất và đồng bộ mẫu quốc huy .
3. Khẩu hiệu/Slogan: Khơng có
4. Đồng Phục/Trang phục: Khơng có đồng phục, nhưng có quy định riêng về
trang phục:
Khi thực hiện nhiệm vụ, công chức phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc
gọn gàng, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục được quy định như sau:
a) Đối với nam: mặc quần tây, áo sơmi;
b) Đối với nữ: mặc quần tây; váy dài (chiều dài váy tối thiểu ngang gối), áo
sơmi (áo có tay); comple; bộ áo dài truyền thống.
Đối với những ngành có quy định riêng về đồng phục thì thực hiện theo
quy định của ngành.
2. Lễ phục của công chức là trang phục chính thức được sử dụng trong
những buổi lễ, cuộc họp trọng thể.
a) Đối với nam: quần tây, áo sơmi, cà vạt hoặc bộ comple.
b) Đối với nữ: áo dài truyền thống hoặc bộ comple nữ.
c) Đối với công chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc
cũng coi là lễ phục.
Biển hiệu chức danh và biển tên/thẻ nhân viên
Biển hiệu chức danh
5.
a) Vị trí hình Quốc huy hiệu ở chính giữa và phía trên cùng của biển hiệu;
b) Cấp bậc hàm ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng Việt viết
thường đủ dấu; họ tên, chức vụ của lãnh đạo, chỉ huy được thể hiện bằng chữ
tiếng Việt in hoa đủ dấu.
Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có chung phịng làm việc thì tên của
ban chỉ huy, lãnh đạo phòng ghi trên biển hiệu được thể hiện bằng chữ tiếng
Việt in hoa đủ dấu.
Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy đơn vị có chung phịng làm việc với cán bộ,
chiến sĩ thì cách thể hiện biển hiệu như đối với phòng làm việc của đơn vị.
1. Đế biển
+ Dài: 250 mn;
+ Rộng: 100 mm;
+ Cao: 15 mm
2. Vỏ và biển chức + Dài: 230 mm;
danh:
+ Cao: 135 mm;
3. Góc giữa đế và biển
= 90°.
4. Font chữ
Calibri (Body)
+ Cỡ chữ hàng thứ nhất: 45 pt;
+ Cỡ chữ hàng thứ hai: 30 pt;
5. Quốc huy hiệu
Khối 60mm x 50mm.
Biển tên/thẻ nhân viên
- Có thẻ cơng chức và phải đeo thẻ công chức khi làm việc và khi thực hiện
nhiệm vụ bên ngoài cơ quan. Thẻ cơng chức có đầy đủ các nội dung và kích
thước theo mẫu quy định.
6. Màu sắc chủ đạo: Khơng có màu sắc chủ đạo trong Logo, trang phục
nhưng màu chủ đạo về kiến trúc trụ sở làm việc là màu: trắng sữa
7. Nghi lễ
Nghi lễ tiếp đón: Có bộ phận tiếp đón riêng làm việc ở tầng 2 (cạnh văn phòng
lãnh đạo Bộ)
Giao tiếp:
-
-
Bảo vệ: thân thiện, cở mở, nhiệt tình chỉ dẫn. Sau khi trình bày mục đích, xuất
trình giấy tờ (giấy giới thiệu và CMTND) => Họ sẽ liên hệ trực tiếp với
Trưởng phịng Lễ tân (Do Văn phịng Bộ Cơng Thương có Phịng Lễ tân riêng
nên khơng phải thơng qua Phịng Hành Chính, ở 1 số cơ quan quy mơ nhỏ hơn
thì thường bộ phận Lễ tân sẽ trực thuộc phịng Hành chính)
Gặp Trưởng phịng Lễ tân: trưởng phịng trẻ, tâm lý, thân thiện cởi mở ( có chủ
động cho địa chỉ liên hệ - email, để giúp nhóm tiện liên hệ và giái đáp thắc
mắc).
B. KHẢO SÁT BỘ PHẬN LỄ TÂN
I. Vị trí, cảnh quan, nhiệm vụ, cơ cấu nhân sự của bộ phận lễ tân
1. Vị trí
- Phịng Lễ tân là phòng, ban trực thuộc Văn phòng Bộ Công thương (thuộc
Khối vụ)
2. Cảnh quan nơi làm việc của Bộ phận Lễ tân (Hình minh họa trong
Ppoint)
3. Nhiệm vụ chính
- Thực hiện cơng tác Lễ tân và hậu cần phục vụ các Hội nghị, cuộc họp làm
việc của Bộ; cơng tác Lễ tân, hậu cần phục vụ các đồn khách trong nước và
quốc tế đến làm việc với Bộ và cơng tác hậu cần phục vụ các đồn cơng tác
của Bộ; chủ trì xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí đồn vào, đồn ra, hội
nghị, hội thảo quốc tế hàng năm của Bộ.
4. Cơ cấu nhân sự
- Trưởng phịng: Đào Đặng Tùng Lâm (Chun trách, khơng kiêm nhiệm)
- Phó phịng: Có 1 phó phịng - Trần Việt Phương (Chuyên trách)
- Nhân viên (Số lượng): 9 người
II. Các văn bản pháp luật nhà nước quy định về công tác lễ tân/ Các văn
bản pháp luật là cơ sở pháp lý của Bộ về công tác lễ tân
Căn cứ Nghị đinh 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
Bộ Công Thương.
Căn cứ Quyết đinh 76/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 11 năm 2010 về
việc tổ chức, quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam
Căn cứ Quyết đinh 82/2001/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2001 về
Nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài.
III. Các quyết định, quy định do Bộ ban hành về công tác lễ tân
1. Những văn bản do Bộ Công Thương ban hành
Quyết đinh 3789/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 Quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Văn phịng Bộ (có điều
khoản quy định về cơng tác lễ tân)
Quyết đinh 2385/QĐ-BCT ngày 15 tháng 4 năm 2013 về ban hành quy
chế làm việc của Bộ Cơng Thương (có điều khoản quy định về cơng tác
lễ tân)
Quyết đinh 5163/QĐ-BCT ngày 24 tháng 09 năm 2008 về ban hành quy
chế đón tiếp khách của Bộ Cơng Thương
Các quy định chung trong công tác lễ tân của Bộ
a. Các bước công việc chuẩn bị:
- Nắm thông tin chính xác về đồn khách: Tính chất đồn, mục
đích chuyến thăm, cấp bậc trưởng đoàn, thành phần đoàn, thời
gian và địa điểm đến, những điều cần chú ý trong giao tiếp ứng
xử…
b. Xây dựng đề án/kế hoạch đón tiếp:
• Xác định mục đích, u cầu đón tiếp, mức độ và thành phần
đón tiếp: Ai đón tại nơi khách đến (sân bay, sân ga, bến
cảng, địa giới, thông thường, cơ quan đón cử lãnh đạo thấp
hơn một hoặc hai cấp so với trưởng đồn phía bạn đón); ai
đón tiếp tại trụ sở làm việc/khách sạn (thông thường lãnh
đạo ngang cấp với trưởng đồn bạn).
• Xây dựng kế hoạch đón tiếp: Kế hoạch đón tiếp càng cụ thể
càng tốt: Đón tiếp tại sân bay, tại địa giới, … (có tặng hoa
khơng? Khi nào, ở đâu, tặng ai, ai tặng, chuẩn bị bao nhiêu
xe ô tô, xếp khách ngồi xe thứ mấy, ngồi với ai, có phiên
dịch trong xe khơng?); chuẩn bị vật chất: ăn ở, đi lại, hội
đàm, tham quan, giải trí, chiêu đãi, tặng phẩm…; dự kiến
chương trình hoạt động; liên hệ các cơ quan chức năng (sân
bay, công an, báo chí, y tế) để phối hợp kế hoạch về lễ tân;
phân công thực hiện và kiểm tra đôn đốc.
c. Tặng quà - tặng hoa:
Tặng hoa: Hoa phải tươi, không lịe loẹt, màu sắc thích hợp bối
cảnh tặng, bao bì lịch sự. Cần tham khảo trước sở thích của khách
như màu, mùi vị, loại hoa. Khi đón một đồn khách quốc tế, người
tặng hoa nên là nữ giới ăn mặc lịch sự (áo dài hoặc vest), hoặc thiếu
nhi.
2.
Lưu ý: Nếu có phu nhân của Trưởng đồn cùng đi, tặng hoa cho cả hai
người.
Tặng quà: Quà tặng nên là những thứ nhẹ nhàng, mang tính kỷ
niệm và tính độc đáo của dân tộc, địa phương hay đơn vị mình. Q
tặng phải được bao gói lịch sự, sang trọng. Ngồi ra, khi đóng gói
q cũng cần để ý đến những loại màu giấy gói, loại hộp cần tránh,
gây mất tác dụng của quà tặng bên trong. Vì vậy, bên cạnh việc
chọn lựa quà tặng, không nên xem thường mà cần đặc biệt chú ý
đến việc gói quà.
Cách trao tặng:
Thông thường tặng phẩm mang ý nghĩa tượng trưng (tặng cho khách
chính) nên tặng trong cuộc đón tiếp chính thức, trước mặt báo đài. Chỉ
cần đóng gói hờ để có thể mở nhanh cho báo chí quay phim, chụp ảnh,
hoặc nếu tranh ảnh thì khơng đóng gói.
Tặng phẩm cho từng thành viên trong đoàn: Cán bộ lễ tân đem đến tận
phòng ở của khách.
d. Việc sắp xếp chỗ ngồi
Phòng tiếp khách: Phòng tiếp khác nên để ghế kiểu salon, nên bố trí
để chủ và khách ngồi hướng ra phía cửa chính (khách ngồi bên tay
phải chủ nhà).
Thơng thường bố trí chỗ ngồi ở đường lượn hướng ra phía cửa
chính, hai đồn ngồi ở hai cạnh chữ U, theo đó, khách ngồi ở bên
phải chủ nhà. Ngồi ra, có thể bố trí hai dãy ghế dài (kiểu hội đàm).
Theo đó, chủ nhà và khách chính ngồi ở ghế chính giữa ở hai dãy.
Các thành viên khác ngồi kế tiếp từ phải sang trái khách chính và
chủ nhà theo ngơi thứ từ cao xuống thấp.
Đối với các hàm ngoại giao và lãnh sự của các cơ quan đại diện nước
ngoài tại Việt Nam: Đại sứ được xếp ưu tiên hàng đầu, sau đó đến Phó
đại sứ và Tổng lãnh sự, Tham tán, Tuỳ viên quân sự, các nhân viên
ngoại giao và lãnh sự khác được xếp ngang như chuyên viên của ta.
Tuy nhiên, khi Đại sứ đi với một (hoặc nhiều Bộ trưởng) thì Đại sứ
phải được xếp sau Bộ trưởng.
Phòng hội đàm/làm việc: Phòng hội đàm/làm việc nên kê bàn kiểu
hội đàm: Trong phịng làm việc/hội đàm thì bố trí hai đồn ngồi đối
diện nhau. Trường hợp đơng người có thể bố trí hàng ghế phía sau.
Trên bàn làm việc/hội đàm, trứơc mặt mỗi người có bảng tên (có
ghi tên và chức danh), giấy trắng, bút, nước khoáng…
Nguyễn tắc sắp xếp chỗ ngồi: Để tránh những sai lầm trong vấn đề
bố trí vị trí danh dự thì điều đầu tiên ta phải cần biết ngơi thứ của
những người tham gia hoạt động đó. Vị trí các ngơi thứ càng rõ thì
nhà tổ chức càng có cơ may tránh được những sai lầm trong việc bố
trí chỗ ngồi. Việc sắp xếp theo quy tắc sau:
Bên phải trước, bên trái sau, gần trước, xa sau: Chủ nhân
được xác định là vị trí quan trọng nhất. Vị khách quan trọng
số 1 được xếp ở bên phải chủ nhân, vị khách quan trọng số 2
được xếp ở bên trái chủ nhân, và cứ thế xen kẽ tiếp theo. Quy
tắc này có thể linh hoạt trên thực tế vì lý do thể chất (thuận
tay trái, nặng tai phải...) của khách hay vì một lý do tế nhị
nào đó, nhưng phải báo cho khách biết.
Từ trong ra ngoài: Nguyên tắc này được đặc biệt lưu ý trong
xếp các đoàn tham dự hội nghị, trong việc xếp cờ. Việc áp
dụng các nguyên tắc khác trong trường hợp này phải được
xét từ phía trên khán đài xuống.
Quy tắc xếp theo chữ cái ABC: Nguyên tắc này được áp dụng
trong các hội nghị, các cuộc đàm phán, đảm bảo được tính tổ
chức và bình đẳng của các phái đồn. Thứ tự sắp xếp các
nước theo thứ tự chữ cái ABC tên của nước đó dịch ra ngơn
ngữ của nước chủ nhà hoặc một ngôn ngữ quốc tế hoặc một
ngôn ngữ khác theo thoả thuận giữa các bên, từ A - Z.
Căn cứ cấp bậc, tuổi tác, thâm niên, thực tế công tác, danh dự
của khách. Việc sắp xếp ngôi thứ của một vị khách trong một
bữa tiệc, một buổi lễ phụ thuộc vào định chế mà họ đại diện,
vào cấp bậc, cương vị, tuổi tác, thâm niên và danh tiếng của
người đó. Người có cấp bậc cao hơn được xếp ở vị trí cao
hơn; hai người có cùng cấp bậc thì người có thâm niên cơng
tác cao hơn được xếp cao hơn; hai người có cùng cấp bậc,
cùng thâm niên thì ai nhiều tuổi hơn được xếp trước hơn; nếu
cả ba tiêu chí giống nhau, có thể căn cứ vào một số tiêu chí
khác như danh tiếng, mức độ quan hệ... Cần nhớ, các tiêu chí
đưa ra để sắp xếp ngôi thứ phải được đảm bảo thống nhất từ
đầu đến cuối.
Quy tắc lịch sự với phụ nữ: phụ nữ cùng hàm cấp được ưu
tiên xếp trước, phụ nữ không ngồi bịt đầu bàn, không ngồi
giữa hai chân bàn. Phu nhân của khách được xếp trước
khách, (nhưng phu quân của khách lại xếp sau người có thứ
bậc kế tiếp khách).
Quy tắc tơn trọng khách nước ngoài: Khách nước ngoài được
ưu tiên hơn so với khách địa phương (trong nước) nếu cùng
cấp.
Quy tắc xen kẽ: xen kẽ khách trong nước và nước ngoài, nam
với nữ; các cặp vợ chồng không nên ngồi gần nhau trong một
bữa tiệc trừ trường hợp cần phải đồng chủ trì một bàn tiệc.
Vị trí danh dự trong chiêu đãi: Chiêu đãi là một hình thức
hoạt động phổ biến trong giao tiếp. Chính trong hoạt động
này là nơi có nhiều đối tượng thuộc nhiều thành phần, tuổi
tác, địa vị xã hội, giới tính tham dự nhiều nhất; có sự đan xen
giữa khách và chủ. Việc xác định vị trí danh dự và sắp xếp
chỗ ngồi trong một bàn tiệc cũng như trong bữa tiệc cần phải
được nhà tổ chức hoặc chủ tiệc quan tâm đặc biệt.
Vị trí ưu tiên chỗ ngồi trên ơ tơ: là vị trí bên phải, phía sau
xe, vị trí số 2 bên trái, nếu ngồi 3 người thì nhân vật thứ 3
ngồi vào giữa. Đối với các nước áp dụng luật giao thông ưu
tiên bên trái thì vị trí ưu tiên ở phía trái, phía sau xe. Nếu
người chủ tự lái xe thì vị trí ưu tiên ngay ở bên người cầm
lái. Chủ nhà ngồi bên trái khách chính. Nếu khách có phu
nhân cùng đi, thì nên xếp phu nhân ngồi phía sau, bên phải,
trong trường hợp này, Chủ nhà đi xe riêng. Phiên dịch ngồi ở
trên, cạnh lái xe. Nếu có bảo vệ thì bảo vệ ngồi cạnh lái xe.
Trong trường hợp đó, phiên dịch ngồi ghế phụ (nếu xe có ghế
phụ) hoặc ngồi giữa khách và chủ nhà. Hoặc để không làm
phiền khách và chủ, phiên dịch không ngồi chung xe.
Mở cửa để khách xuống là phép lịch sự thơng thường. Đó là nhiệm vụ
của lái xe, kế đến là của cán bộ lễ tân, hướng dẫn. Việc chủ nhà chủ
động mở cửa xe sẽ được khách đánh giá như một cử chỉ vừa thân tình,
vừa trọng thị khách, có tác dụng tăng thêm tình hữu nghị và sụ hợp tác
trong công việc.
e. Chiêu đãi, mời cơm : Mời khách dự tiệc là đỉnh điểm của xã giao,
thể hiện sự tôn trọng của chủ đối với khách, đồng thời là biểu hiện tốt
nhất của mối quan hệ thân thiện, hòa hợp giữa hai bên.
Một số qui tắc bố trí tiệc:
• Chỗ ngồi danh dự thường đối diện với cửa ra vào. Nếu
cửa ra vào ở một bên thì vị trí danh dự là ở vị trí đối
diện với các cửa sổ. Tập quán này cũng được áp dụng
đối với các cuộc hội đàm. Ngay cả khi cửa ra vào ở
chính giữa.
• Bên phải chủ nhà là vị trí danh dự nhường cho khách.
Thứ tự quan trọng tính từ chủ tiệc và khách chính trở
đi.
• Nếu cùng cấp thì xếp người nhiều tuổi trước người ít
tuổi, nữ xếp trước nam.
• Vợ chồng khơng ngồi cạnh nhau.
• Có thể xếp xen kẽ giữa chủ và khách hoặc ngồi hai bên
đối diện nhau như tại buổi làm việc/hội đàm.
• Chú ý đến khả năng ngoại ngữ, nghề nghiệp của những
người ngồi gần nhau để dễ nói chuyện.
• Tùy theo cấp bậc, số lượng người dự tiệc và diện tích,
cấu trúc của phịng tiệc mà quyết định có bố trí bàn
danh dự hay khơng, chọn bàn tiệc hình gì, số lượng
bàn tiệc và cách bố trí bàn tiệc (có nhiều kiểu bố trí
bàn tiệc: tiệc đứng và tiệc ngồi; bàn tiệc có thể bố trí
hình vng, hình trịn, hình chữ nhật… tùy theo số
lượng và tính chất).
• Biển chỉ chỗ ngồi: Có 3 cách viết biển chỉ chỗ ngồi:
+ Viết chức vụ.
+ Viết chức vụ và tên
+ Chỉ viết tên
Với mục đích để khách nhận ngay ra chỗ ngồi của mình thì chỉ ghi tên
là đủ. Ta sẽ dành cho những nhân vật cao cấp ngồi tại bàn danh dự, do
vậy, chỉ g hi chức danh. Song ta cần nhớ là việc viết chức danh rất có
lợi đối với người ngồi bên cạnh vì họ chỉ cần liếc qua là biết mình đang
ngồi cạnh ai.
f. Thực đơn: Việc chọn thực đơn không được coi nhẹ và không chỉ
dựa vào sáng kiến của thủ trưởng hoặc người chủ xướng. Việc lựa chọn
món ăn phải căn cứ vào hoàn cảnh, ngày giờ, địa điểm diễn ra sự kiện;
phương tiện tài chính, vật chất có sẵn. Tốt nhất nên chọn các món ăn
mà việc chuẩn bị và bảo quản dễ dàng, tránh được những yế tố khó
lường trước phút chót như sự chậm chễ của khách, phút chót phải sắp
xếp lại sơ đồ bàn tiệc, diễn văn dài hơn dự kiến, hoặc đọc vào thời điểm
khác thời điểm đã dự kiến…
• Món ăn dễ sử dụng: Khơng nên có những món ăn mà
khách ít được sử dụng hoặc buộc họ phải cắt một món
ăn địi hỏi phải có sự khéo tay.
• Những điều cấm kỵ tôn giáo: Khi lên thực đơn cho
khác cần lưu ý một số điều cấm kỵ tôn giao như: Đạo
của người Do Thái cấm thịt lợn và động vật có vỏ
cứng; người theo đạo Hồi kiêng thịt lợn và không
uống rượu; người Hindu khơng ăn thịt bị…
• Chế độ kiêng khem: Sự hạn chế ăn uống vì ly do sức
khỏe thường gặp ở một số khách mời khi người khách
đó buộc phải theo một chế độ kiêng khem đặc biệt, do
vậy cần dự trù trước những món ăn xen kẽ, nhất là
những món
• Món ăn dân tộc: Thơng thường khơng nên phục vụ
khách nước ngồi những món ăn dân tộc của nước họ
bởi vì những món đó sẽ khơng bao giờ được nấu ngon
như ở nước họ. Tuy nhiên, đôi khi để bày tỏ sự chú ý
đặc biệt cũng như tỏ rõ lịng hiếu khách, đáp ứng nhu
cầu giao tiếp có thể đưa vào thực đơn bữa tiệc một
món ăn phản ánh nền văn hóa dân tộc của khách.
g. Phục vụ: Việc phục vụ chửng tỏ chất lượng đón tiếp
của chủ tiệc. mỗi một khách mời co thể đánh giá ngay
được mức độ quan tâm của chủ tiệc dành cho mình.
Cán bộ lễ tân và nhân viên phục vụ phải đảm bảo
hồn thành tốt nhiêm vụ của mình bất kể những hạn
I.
chế cũng như những điều bất ngờ có thể làm đảo lộn
những chương trình được chuẩn bị tỉ mỉ nhất.
C. LIÊN HỆ, NHẬN XÉT
Ưu điểm
- Kịp thời chỉ đạo triển khai khá đầy đủ các văn bản quy định về công tác lễ
tân trong cơ quan.
- Con người thân thiện, cởi mở; cảnh quan sạch đẹp, thoáng mát
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ
Bộ Công thương thực hiện khá tốt công tác lễ tân trong cơ quan
II. Hạn chế
- Chưa có đồng phục đồng bộ
- Phịng tiếp khách không nằm ở sảnh tầng một, mà nằm ở tầng hai
- Nhân viên lễ tân không đeo thẻ và khơng có mặt ở cơ quan thường xun,
chỉ có mặt khi có thơng báo khách quan trọng đến.
*****HẾT*****