Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Giao an tong hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.4 MB, 30 trang )

PHÒNG GD & ĐT LÂM HÀ
TRƯỜNG THCS ĐAN PHƯỢNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Đan phượng, ngày 29 tháng 9 năm 2016

Chuyên đề
TẬP HUẤN THIẾT KẾ BÀI GIẢNG E – LEARNING
Thực hiện công văn số 310 sở GD & ĐT về việc tập huấn thiết kế bài giảng e – learning.
Hưởng ứng cuộc thi cuốc gia về thiết kế bài giảng e – learning do bộ GDĐT phát động, đây là năm
thứ 3 với chủ đề “dư địa chí Việt Nam”, nhằm đổi mới phong trào ƯDCNTT trong dạy học, tiếp cận
với công nghệ dạy học hiện đại, đồng thời tôn vinh trí tuệ và cơng sức của giáo viên. Đối với nước ta
đây mới là bước chập chững ban đầu, nhưng trên thế giới e – learning đã diến ra rất phổ biến (đặc
biệt là ở Bắc mĩ và Châu Âu). Vì thế, việc học tập và phát triển sẽ giúp ta không bị lạc hậu so với thế
giới (E – learning thế giới đã hướng phát triển lên tầm cao mới là Mobile e – learning, ADDIE
Model). Qua quá trình tập huấn và học tập, hôm nay em xin triển khai lại những gì e đã học được
qua đợt tập huấn trên cho tồn thể q thầy cơ trong trường mình.
A. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. Tổng quan E-learning
E-learning (viết tắt của Electronic Learning) là thuật ngữ mới. Hiện nay, theo các quan điểm
và dưới các hình thức khác nhau có rất nhiều cách hiểu về E-Learning. Hiểu theo nghĩa rộng, Elearning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên CNTT và TT, đặc biệt là
CNTT. Theo quan điểm hiện đại, E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công cụ
điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet, Intranet,… trong đó nội dung học có thể
thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio… thông qua một máy tính hay TV; người dạy và
người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: e-mail, thảo luận trực tuyến
(chat), diễn đàn (forum), hội thảo video…
Hay ta cũng có thể hiểu E-learning là phương thức học tập mới ứng dụng trên nền internet
dựa trên CNTT và TT, đặc biệt là CNTT, người học có thể học trực tiếp trên internet qua e-mail, thảo
luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video… có thể học online hay offline.
E-learning áp dụng cho rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, nhưng ta chỉ quang tâm đến mảng


thiết kế bài giảng E-learning trong dạy học.
Bài giảng E-learning phải có 4 thành phần:
+ Có điễn đàn trao đổi ý kiến của lớp học
+ Modum khảo sát lấy ý kiến của mọi người.
+ Modum kiểm tra/đánh giá.
+ Chat, phát Audio, Video trực tuyến.
Bài giảng E-learning không trao đổi thông tin 2 chiều giữa người học và người thầy, đây là
bài giảng phục vụ việc tự học của học của HS và khơng cần đến vai trị của GV. Vì vậy để nâng cao
tính tự học và tiến tới xã hội học tập cần nâng cao học tập bằng E-learning. Học E-learning là học
theo 4 trụ cột: learn anything, Study anywhere, Study anytime, lifelong learning.


** Khó khăn:
+ Chất lượng của người dạy (người thiết kế).
+ Tốn rất nhiều công sức của giáo viên (nên làm việc theo nhóm)
+ Người học địi hỏi phải có tinh thần tự học cao.
+ Đòi hỏi cơ sở hạ tầng (băng thơng, máy tính, phịng máy…)
** Chú ý:
- Khi thiết kế cần hình dung ra một tiết học khơng có giáo viên. Phải đảm bảo 2 phần: Cung cấp kiến
thức, kiểm tra kiến thức (tương tác).
** Yêu cầu đối với sản phẩm E – learning.
- Sản phẩm dự thi phải được tạo ra từ các công cụ tạo bài giảng, có khả năng tích hợp đa phương tiện
truyền thơng, tuân thủ một trong các chuẩn SCORM, AICC;
- Bài giảng được xây dựng theo bài, theo chương hoặc theo cả chương trình mơn học. Nội dung đầy
đủ, chính xác, khoa học, đảm bảo tính hệ thống; phương pháp dạy học hợp lý; tổ chức thực hiện và
phân phối thời gian phù hợp ở các phần, các nội dung của bài giảng;
- Nội dung bài giảng bắt buộc cần có các trang trắc nghiệm tương tác để củng cố kiến thức, kích thích
người học một cách tích cực, phù hợp với lứa tuổi; tránh độc giảng;
- Tư liệu giảng dạy: Bên cạnh việc dùng các học liệu của người khác làm, khuyến khích giáo viên tự
tạo video, tự ghi hình các bài thí nghiệm thật và tự chụp các ảnh tư liệu nếu có điều kiện (ảnh di tích,

ảnh nhân vật lịch sử, ảnh thiết bị…); tự vẽ hình đồ hoạ (graphic);
- Sử dụng các công cụ quay phim thao tác màn hình để làm bài giảng về hoạt động của các phần mềm
cho môn tin học và các môn học khác (nếu có);
- Bài giảng có kèm các phần mềm hỗ trợ, bản hướng dẫn sử dụng;
- Lời giảng được ghi âm rõ ràng, mạch lạc;
- Sản phẩm thể hiện được việc sử dụng linh hoạt các phần mềm ứng dụng vào dạy học (thể hiện sự
tương tác giữa kênh chữ, kênh hình, âm thanh, màu sắc,....) phù hợp với tính chất chun mơn của
bài dạy, thuận lợi để chuyển giao cơng nghệ, góp phần tích cực vào việc cải tiến phương pháp dạy
học, mang lại hiệu quả cao hơn khi sử dụng thiết kế đó so với các thiết kế khác để dạy học.
** Tiêu chí đánh giá:
- Cơng nghệ:
+ Sử dụng phần mềm soạn bài giảng e-Learning đã được quy định;
+ Khuyến khích khai thác và sử dụng các cơng nghệ làm bài thí nghiệm ảo, phần mềm mơ phỏng
được tạo bởi các Java applet, flash video có tính tương tác cao;
+ Có ghi hình và lời giảng (tiếng) khi giảng bài;
+ Màu sắc, phơng chữ hài hồ, không loè loẹt;
+ Âm thanh không ồn ào, không gây khó chịu;
+ Phơng chữ chân phương, dễ đọc;
+ Sử dụng phịng học ảo như Adobe Connect;
+ Tính mở và tính cộng đồng: sản phẩm có thể mở để cộng đồng tham gia đóng góp, cập nhật, bổ
sung (tham gia diễn đàn).
+ Sử dụng các đường kết nối khi cần;
+ Tính mẫu mực trong thiết kế để người khác có thể áp dụng theo.


- Tính sư phạm và phương pháp truyền đạt:
- Lấy mục đích đáp ứng nhu cầu tự họccủa người học là chính;
- Lời giảng (tiếng nói) và thuyết minh (văn bản) dễ hiểu;
- Tạo tình huống học tập: Có các câu hỏi hướng dẫn để người học tư duy, học một cách tích cực;
tránh học thụ động và máy móc;

- Nội dung:
- Chính xác, khoa học về nội dung và kiến thức bài giảng;
- Tính sáng tạo, thiết thực, bám sát thực tế, khoa học và đổi mới;
- Tính hồn thiện, đầy đủ đối với từng bài giảng và từng mơn;
- Tính rõ ràng trong trích dẫn các tài liệu, học liệu tham khảo.
- Có tính tương tác và hấp dẫn;
- Có nội dung kiểm tra, đánh giá;
- Phát huy tính sáng tạo, khuyến khích khơng rập khn theo tài liệu giảng dạy/giáo trình.
** Đánh giá chung
- Tính hiệu quả, hấp dẫn, tính sư phạm để người học có thể tự học;
- Sáng tạo;
- Thể hiện kỹ năng công nghệ
- Có thể áp dụng đại trà, phổ biến được trong thực tiễn.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết như thế nào là một bài giảng điện tử?
- Biết cài đặt và sử dụng phần mềm Adobe Presenter thiết kế bài giảng điện tử e-learing.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng lên ý tưởng, trình bày khoa học.
- Rèn kĩ năng vận dụng, khai thác các thiết bị và công nghệ để thiết kế bài giảng.
3. Thái độ
- Giúp giáo viên đánh giá một cách đúng đắn khi thiết kế một bài giảng điện tử.
- Trân trọng công sức, thời gian đã dùng để ngày càng nâng cao hiệu quả giáo dục.
- Nâng cao lòng yêu nghề, ý thức tự bồi dưỡng để nâng cao tay nghề.
4. Định hướng năng lưc
- Năng lực chung: Định hướng năng lực lên ý tưởng, tự học, hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Thông qua các thiết bị và hỗ trợ của cơng nghệ giáo viên có thể tự thiết kế một bài giảng điện tử
theo chủ đề bộ môn.

+ Khai thác triệt để kiến thức tin học để hỗ trợ trong cơng tác thiết kế bài giảng của của mình.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của người lên chuyên đề
- Bài giảng thiết kế mẫu.
- Các phần mềm, phim, ảnh và tư liệu có liên quan.


- Tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của người học chun đề.
- Máy tính sách tay (Laptop) có cài đặt sẵn phần mềm Adobe presenter
- Một bài giảng Powerpoint chi tiết cho một nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
A. Giới thiệu một số công tác chuẩn bị và những điều cần lưu ý
1) Tạo thư mục ban đầu cho việc chứa thiết kế bài giảng (Bạn phải thực hiện thao tác này để sau này
có thể chỉnh sửa, di chuyển dễ dàng khơng bị lỗi)
- Tiếp đó bạn cho tất cả những gì cần thiết cho việc biên tập giáo án vào thư mục vừa tạo
- Tên thư mục khơng nên gõ có dấu
- Khi copy sang máy khác nên để đúng ổ để không bi sai đường dẫn
2) Những điều cần lưu ý
- Thiết kế bài giảng trên PowerPoint. Dùng phần mềm PowerPoint thiết kế bài giảng bình thường
nhưng các bạn cần chú ý những kinh nghiệm sau đây:
+ Chỉ thiết kế với các kênh chữ và kênh hình (dạng tranh và ảnh), cịn clip và audio thì dùng phần
mềm Present để đưa vào sau.
+ Nên dùng nền trắng chữ đen, phông chữ nên dùng Arial (mã nguồn Unicode); cỡ chữ 24 hoặc to
hơn.
+ Các hiệu ứng click chuột vào nút như phần trị chơi khơng thực hiện được khi bạn đóng gói, cho
nên cần tư duy tạo phương án khác.
+ Khi thiết kế bạn nên đặt tên cho các slide để khi người học dễ quan sát
(Cách để đặt tên cho slide trong PowerPoint
Ở khung bên trái của giao diện thiết kế chương trình PowerPoint bạn chọn Outline)

Một số chú ý khi cài đặt phần mềm
- Tắt mạng
- Tắt PowerPoint
- Win 7 cài bản Adobe Presenter 7.07
- Không update phần mềm sau khi cài đặt
B. Xây dựng các hoạt động học tập
I. Cài đặt
Tệp tin cài đặt: Presenter 7.0.7.rar
Chạy tệp Presenter_7_0_7_WWE.exe và làm tuần tự các bước (nhấn Next để qua bước tiếp theo)
như cài đặt các chương trình thơng thường khi nào hỏi key thì lấy Key trong file Key 7.0.7.doc và
nhấn finish để hoàn tất.


II. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter 7.07
Sau khi cài đặt thành cơng thì thanh Menu của MS PowerPoint sẽ xuất hiện thêm một menu
mới Adobe Presenter

Giao diện của menu Adobe Presenter trong
MS PowerPoint 2003

Giao diện của menu Adobe Presenter trong
MS PowerPoint 2007

Về tính năng của chúng tương tự nhau (chỉ khác về giao diện). Tuy nhiên, do thói quen sử dụng
của đại đa số giáo viên. Cho nên từ lúc này trở đi, trong khuôn khổ tài liệu này sẽ chỉ trình bày trên
gói giao diện với MS PowerPoint 2003.
1. Các bước cơ bản để sử dụng Adobe Presenter
Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng PowerPoint, có thể tận dụng bài trình chiếu cũ để tiết kiệm
thời gian trong khâu chuẩn bị, tuy nhiên cũng cần phải có một số điều chỉnh để thích hợp như: Đưa
Logo của trường vào, đưa hình ảnh tác giả, chỉnh lại màu sắc cho thích hợp.

(Kinh nghiệm: Nên tạo bài mới (sao chép lại) để thực hiện dễ dàng hơn nhất là đối với những
giáo viên có kỹ năng tương tác với phần mềm còn hạn chế)
Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, ví dụ
âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát
và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình.
(Tất cả đều sử dụng các công cụ của Adobe Presenter)
Bước 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng.
Xem lại bài giảng hoặc công bố lên mạng bằng chức năng


Bản thân Presenter đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm họp và học ảo Adobe Connect,
với phần mềm Captivate, các tệp Flash video (FLV). Nghĩa là nếu bạn có một phịng trong Adobe
Connect, ví dụ như do Cục CNTT cung cấp, bạn upload nội dung được
tạo ra bằng PowerPoint + Adobe Presenter, thế là thành bài giảng e-Learning trực tuyến.
Bạn có thể đưa bài giảng điện tử e-Learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ thống
quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì Adobe Presenter tạo ra nội dung theo
chuẩn SCORM và AICC. Ở Việt Nam, hiện nay LMS nổi tiếng là Moodle, phần mềm mã nguồn mở
và miễn phí. (Xem tại ). Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có một trang web
được tạo ra bằng Moodle riêng (Hiện đã có phiên bản 1.9).
Một số kinh nghiệm khi tạo Slide:
Cấu trúc một bài giảng:
- Slide mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright (bản quyền) nếu thấy cần, giống như
trang đầu của bài giảng PowerPoint thường làm.
- Tạo Slide mục tiêu bài dạy.
- Các Slide thể hiện nội dung bài giảng:
+ Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng (câu
hỏi không nhất thiết cứ phải cho điểm).
+ Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh, bài tập về nhà…
- Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh.
Thường nằm ở trang gần kết thúc.

- Slide kết thúc: Cám ơn.
2. Sử dụng phần mềm Adobe Presenter
2.1
Thiết lập ban đầu cho bài giảng điện tử
Nhấn vào nút lệnh

sẽ cho màn hình sau:

Đặt title (Tiêu đề) và Themes (giao diện) phù hợp sau đó chọn sang thẻ Playback


Sau khi lựa chọn thích hợp các chỉ mục trên thì chuyển sang thẻ Quality để hiệu chỉnh chất lượng
cho âm thanh và phim ảnh (nên để chế độ mặc định là phù hợp nhất)


Cuối cùng chọn thẻ Attackment để đính kèm thêm tài liệu văn bản hoặc bảng tính bằng nút lệnh
. Khi này một hộp thoại sẽ xuất hiện cho phép người dùng lựa chọn tệp tin từ bất cứ
nguồn tài nguyên nào (trên máy, trên website khác).
Click vào đây để lựa chọn
đối tượng cần chèn thêm.
File: Tệp tin trên máy
Link: Tệp tin từ website
khác

2.2

Thiết lập các thông số ban đầu của giáo viên

Vào menu Adobe Presenter chọn
Trong thẻ Presenter chọn Add. Khi đó màn hình sau xuất hiện, chúng ta tiến hành điền các

thơng tin như hướng dẫn bên dưới.

Ví dụ minh họa


Trong trường hợp có nhiều người cùng thực hiện bài giảng này (hiếm khi) thì vẫn có thể thực
hiện thêm người trình bày bằng cách tương tự.
Chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager

Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide.
Navigation name: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần.


2.3 Chèn âm thanh, chèn video vào bài giảng
2.3.1 Chèn âm thanh
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau:
Ghi âm trực tiếp
Chèn tệp âm thanh đã có sẵn
Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide
Biên tập
a) Ghi âm trực tiếp (Record Audio…)
Xuất hiện hộp thoại chờ đến khi nút Input Level OK chuyển màu xanh thì nhấn OK để bắt đầu
ghi âm.

 xuất hiện hộp thoại với tính năng của từng đối tượng như sau:

b) Chèn tệp âm thanh đã có sẵn (Import Audio…) Nếu có file ghi âm sẵn hãy thực hiện các
bước sau:



c) Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide (Sync Audio): Sau khi ghi âm ta thấy âm thanh và
hiệu ứng chưa trùng khớp vói nhau thì sẽ sử dụng công cụ này để đồng bộ lại:

d) Biên tập lại audio (Edit Audio) Có thể sao chép, cắt, xóa một phần ghi âm bằng cách bôi đen
và dùng cá cơng cụ trên cắt, dán, xóa trên thanh cơng cụ.

2.3.2 Chèn video
Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam ghi video.
Ghi hình trực tiếp
Chèn tệp video đã có sẵn
Biên tập (chỉnh sửa video)
a) Ghi hình trực tiếp (Capture Video) Để ghi hình trực tiếp máy tính phải có Webcam hỗ trợ ghi
hình.
- Bước 1: trong mục Video Device chọn Inergrated Webcam để dùng công cụ Webcam quay
video


Bước 2: Tùy chỉnh một số tùy chọn sau:

Bước 3: Ghi hình: Sau khi hồn tất các thao tác ghi hình sau thì nhấn OK để lưu và kết thúc.


b) Chèn tệp video có sẵn (Import Video): Thực hiện các bước sau để chèn video.
Lưu ý: Adobe Presenter chỉ hỗ trợ các file video có định dạng: asf, wmv, mpg, mp4, dv, dvi,mov, 3g.


c) Biên tập video (Edit Video) Với trình biên tập video ta chỉ có thể cắt bớt phần đầu và phần cuối
video chứ khơng có nhiều tùy chỉnh cho chất lượng video.
Ta có thể thay đổi một số tùy chọn sau khi quay hoặc chèn video:



Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh:
1. Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một.
2. Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có
(Import).
Phần âm thanh và hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận. Chúng tôi không đi vào chi
tiết. Tuy nhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm thanh với các hoạt
động của slide và biên tập âm thanh.
2.4 Chèn câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (Quiz)
Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Giáo viên cần khai thác để thể hiện trình
độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Chúng tôi đưa ra khái niệm xây dựng hệ thống
tương tác thông minh. Các câu hỏi trắc nghiệm khi kiểm tra một tiết hay thi tốt nghiệp có nhiệm vụ
đánh giá năng lực thí sinh một cách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì thơi. Vì vậy mẫu câu hỏi là
“khơ cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm
mục đích giúp người học học được kiến thức, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Trong một số trường
hợp, CNTT giúp cho mẫu câu hỏi phong phú đa dạng, thí dụ máy phát ra giọng đọc tiếng Anh để
người học luyện nghe, rồi điền câu trả lời.
Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo
tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau.
Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quiz Manager.


Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau

Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên


Quiz Setting xác lập tên loại câu
hỏi, học viên có thể nhảy qua câu
hỏi này, phản ứng sau khi học viên

trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả…

----------------------------1. Cho phép làm lại
2. Cho phép xem lại câu hỏi
3. Bao gồm slide hướng dẫn
4. Hiện thị kết quả khi làm xong
5. Hiện thị câu hỏi trong outline
(danh mục, mục lục)
6. Trộn câu hỏi
7. Trộn câu trả lời

Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này.
2.4.1 Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple choice)
Định danh: Là loại câu hỏi có nhiều lựa chọn để trả lời, trong đó có thể chỉ có một lựa chọn
được chọn là câu trả lời chính xác hoặc cũng có thể có nhiều lựa chọn chính xác.


Qua mình họa bằng hình trên, chắc chắn các bạn đã có thể thực hiện việc tạo ra cho mình
những câu hỏi nhiều lựa chọn hoàn toàn dễ dàng.
Tuy nhiên, như đã nói nếu chỉ là việc lựa chọn như một bài kiểm tra bình thường thì sẽ dẫn đến
tính khơ cứng của câu hỏi. Khơng phát huy được tính gợi mở cho người học. Khơng có tác dụng phản
hồi lại thơng tin giúp người học tiến bộ được.
Chính vì thế, Adobe Presenter cung cấp chức năng tương tác ngược lại với người học thông qua
thẻ Option. Một chức năng vô cùng độc đáo tạo ra sức mạnh đặc trưng cho bài giảng điện tử. Giáo
viên cần khai thác triệt để chức năng này.


Để thể hiện tốt tính tương tác thì ngay mỗi lựa chọn trả lời, cần bổ sung những thông tin phản
hồi tương ứng. Giúp người học nhận ra họ trả lời đúng là vì sao? Trả lời sai cũng vì sao thông qua nút
lệnh


cho từng câu trả lời.
Khi click vào nút lệnh này, một bảng với chức năng tương tự được hiển thị ra để người soạn
câu hỏi có thể phản hồi lại thông tin một cách đầy đủ nhất tới người học.
Dưới đây là một ví dụ mình họa với một câu trả lời. Các chức năng cũng tương tự như phần
trình bày trên nên tơi khơng thực hiện cụ thể với ví dụ ở dưới


Thơng tin phản hồi cho người học

Sau khi hồn thành xong các tương tác thích hợp thì một điều cũng cần thực hiện nữađó là:
Thiết lập tên câu hỏi trong chế độ báo cáo, (phản hồi lại thông tin cho người trình bày, phần
này sẽ thể hiện kỹ lưỡng trong mục sau) Ở đây ta chỉ quan tâm đến việc đặt tên cho câu hỏi để thích
hợp trong phần báo cáo mà thơi.

Vì thẻ Option và Reporting ở các loại câu hỏi đều giống nhau, cho nên từ lúc này tơi chỉ cịn
giới thiệu khái qt cách thức tạo từng loại câu hỏi. Các chức năng tương tác đều được thực hiện như
trên đã trình bày nhằm tránh lặp lại gây nhàm chán cho bạn đọc.
2.4.2 Câu hỏi dạng đúng – sai (True – False)
Định danh: Là loại câu hỏi đưa ra sự giải quyết nhanh chóng, hoặc đúng hoặc sai. Người học
cần cân nhắc để có thể thực hiện chọn một trong hai đáp án.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×