Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Kiểu nhân vật chính diện trong truyền kỳ mạn lục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.05 KB, 81 trang )

3

Phan Huy Chú, trong Lịch triều hiến chương loại chí, đã coi đây thật sự là
“áng văn hay của bậc đại gia” [21, tr. 526].
Đến thế kỷ XX – XXI, Truyền kỳ mạn lục vẫn là một nguồn cảm hứng
lớn thu hút nhiều học giả nghiên cứu. Trước hết, nghiên cứu về Truyền kỳ
mạn lục, nhiều tác giả đã thể hiện sự băn khoăn về cách gọi đúng tên tác giả,
về thời gian sống và sáng tác của Nguyễn Dữ. Những băn khoăn đó được thể
hiện chủ yếu qua một số bài nghiên cứu của Nguyễn Quang Hồng (“Vấn đề
tên tác giả Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Hán Nơm, Số 1 – 2002), Nguyễn
Nam (“Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự?”, Tạp chí Hán Nơm, Số 6 – 2002), Lại
Văn Hùng (“Bàn thêm tên tác giả - tác phẩm Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí
Văn học, Số 10 – 2002); Nguyễn Phạm Hùng (“Đoán định lại thân thế Nguyễn
Dữ và thời điểm sáng tác Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Nghiên cứu văn học,
Số 1 – 2006), Phạm Luận (“Bàn thêm về cách gọi tên tác giả và tác phẩm
Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 3 – 2006). Qua những
bài nghiên trên, các tác giả đã đi đến nhận định về tên tác giả Truyền kỳ mạn
lục là Nguyễn Dữ hay Nguyễn Tự, Nguyễn Dư. Theo các học giả thì “Dư”
hay “Dữ” chính là do xem chữ Hán nhưng chỉ thông qua việc chú ý vào bộ
phận biểu âm mà trên thực tế từ này đọc theo ba dấu: Dữ, Dự, Dư. Đồng thời,
các tác giả cũng gọi tên theo nhiều cách khác nhau như: Nguyễn Dữ, Nguyễn
Dự, Nguyễn Tự. Bên cạnh đó, một số cơng trình khi đốn định về thân thế,
thời đại sống của Nguyễn Dữ đã cho rằng: Nguyễn Dữ sinh vào khoảng thế kỉ
XV và mất vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI.
Về số lượng tác phẩm của Truyền kỳ mạn lục cũng có những cơng trình
nghiên cứu như: Nguyễn Đăng Na (2007), Con đường giải mã văn học trung
đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội có bài viết “Truyền kỳ mạn lục có 20
hay 22 truyện?”. Với bài nghiên cứu này, Nguyễn Đăng Na cho rằng: “Xét về
phương diện chủ đề cũng như những đặc trưng xã hội – thẩm mĩ, hai truyện



10

Chương 1
THỂ LOẠI TRUYỀN KỲ VÀ NHÂN VẬT CHÍNH DIỆN
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
1.1. Truyền kỳ trong dòng chảy văn xuôi trung đại Việt Nam
1.1.1. Thể loại truyền kỳ
Trong lịch sử văn hóa - văn học Việt Nam, truyện truyền kỳ có một q
trình hình thành và phát triển lâu dài. Loại hình tác phẩm này chứa đựng
nhiều vấn đề lý thú liên quan đến nhiều lĩnh vực như xã hội học, dân tộc học,
văn hóa học, lịch sử học,… và tất nhiên là cả văn học.
Với tư cách là một thuật ngữ khoa học, truyện truyền kỳ được giới sáng
tác và nghiên cứu hiểu rất khác nhau. Có khi, người ta quan niệm đây là một
thể loại, cũng có khi được coi là một thể tài, cũng có người coi đây là một
“hiện tượng văn hóa – văn học” với tính chất hỗn dung đặc thù và được hình
thành bởi phương thức riêng. Trong quan niệm của các nhà nghiên cứu hiện
đại về truyện truyền kỳ, tình trạng khá phổ biến là cùng một hiện tượng (tác
phẩm) nhưng chúng lại được sắp xếp vào những thể loại rất khác nhau. Một
tác phẩm với người này là truyện truyền kỳ, với người khác lại gọi là truyện
ngắn, đến người khác nữa lại gọi là truyện ký, … Vậy truyện truyền kỳ là gì?
Có người cho rằng, các tác phẩm được gọi là truyền kỳ, nếu đứng riêng
thì thực ra đó là một thể tài của truyện ngắn trung đại. Do các nhân vật, tình
tiết, kết cấu… của truyện phần lớn là lạ kì đặc biệt, nên người ta gọi chúng là
truyền kỳ. Quan niệm này cho thấy tác giả đã xuất phát từ quan điểm hệ
thống, coi truyện truyền kỳ là một thể tài trong tập hợp truyện ngắn trung đại.
Có người sau khi đối chiếu truyện truyền kỳ với các truyện chí qi, chí dị thì
thấy giữa chúng có sự khác biệt quan trọng về kỹ thuật, chất văn, cụ thể rằng:
truyền kì là sáng tác văn học của một tác giả, có dấu ấn cá nhân rất rõ, chú



11

trọng ở văn chương, rất gần với tiểu thuyết sau này. Có người lại chú ý nhiều
đến sự vận động của thể loại truyện truyền kì trên phương diện thi pháp và
cho rằng: “Truyền kỳ vốn bắt nguồn từ chí quái, nhưng được tô điểm thêm,
đưa vào nhiều chi tiết hơn, gây thêm sóng gió, vì thế mà thành tựu của nó đặc
biệt khác thường”[30, tr. 36]. Có nhà nghiên cứu chú trọng trước tiên đến tính
chất kỳ lạ, khác thường (của sự vật, sự việc – những điểm thuộc về đối tượng,
nội dung truyện), coi đấy là tiêu chí cốt yếu của thể loại Theo đó, truyện
truyền kỳ là những tác phẩm có yếu tố kỳ ảo, ma quái, siêu thực.
“Định nghĩa về truyện truyền kỳ, Trung Hoa văn hóa đại từ hải cho
rằng: “Vì tình tiết có nhiều kì lạ, thần dị mà có tên ấy”. Sách Từ điển văn học
bộ mới (Nxb Thế giới, năm 2004) lại nhấn mạnh: loại truyện này chú ý trước
hết đến những “motif kì quái, hoang đường” [47, tr. 185 - 186]. Sách Từ điển
văn học Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (Nxb Giáo dục, năm 1999)
định nghĩa một cách khái quát: “Truyền kỳ là một thể loại văn xuôi tự sự viết
bằng chữ Hán ở văn học trung đại” [2, tr. 634]….
Tuy nhiên, không phải cứ tác phẩm nào viết về cái siêu nhiên, cái
không thể xảy ra trong hiện thực cuộc sống thì đều có thể coi là truyện truyền
kỳ. Các loại truyện như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích thần kì,…
thuộc loại hình văn học dân gian hoặc những truyện chỉ thuần túy ghi chép
những điều hoang đường, quái đản,… cũng không thể xếp vào truyện truyền
kì. “Yếu tố kì ảo ở đây phải được đặt trong mối quan hệ mật thiết với yếu tố
hiện thực và là sản phẩm sáng tạo mang phong cách nhà văn có ý thức rõ rệt
trong việc sử dụng bút pháp đó để phản ánh hiện thực” [47, tr. 186].
Như vậy, truyện truyền kỳ là thể loại văn xuôi độc đáo, phản ánh hiện
thực qua cái kì ảo, kết cấu mỗi truyện có sự thống nhất bởi hai hạt nhân cơ
bản: kì và thực. Vai trị của mỗi yếu tố có sự tác động qua lại và biến thiên qua
từng chặng đường lịch sử xã hội theo xu hướng ngày càng giàu giá trị



12

nghệ thuật. Nhìn đại thể, quan niệm truyện truyền kỳ của các nhà nghiên cứu
hiện nay tuy có chỗ thống nhất nhưng cũng còn tồn tại khá nhiều dị biệt. Đó là
nét đặc thù của một kiểu tác phẩm thuộc phạm trù văn chương trung đại mà
cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất.
1.1.2. Vị trí của truyền kỳ trong dịng chảy văn xi trung đại Việt
Nam
Văn học viết Việt Nam được định hình rõ nét từ khoảng thế kỉ X đến
nay. Trong đó, loại hình văn học trung đại trải dài khoảng 10 thế kỷ, gắn liền
với mơ hình nhà nước qn chủ, suốt thời kỳ phong kiến Việt Nam (thế kỉ X
– XIX). Mười thế kỉ tồn tại và phát triển, văn học trung đại đã góp vào nền
văn học dân tộc đầy đủ các thể loại với những tác phẩm giàu giá trị của nhiều
tác giả có tên tuổi. Bên cạnh những thể loại văn học khác, bộ phận văn học tự
sự, mặc dù xuất hiện sau hơn so với thơ ca, từ, phú,… nhưng đã có những
đóng góp to lớn cho văn học Việt Nam trung đại. Nguyễn Đăng Na đã nhận
định: “Văn xuôi tự sự không chỉ là một bộ phận cấu thành văn học dân tộc mà
còn là ảnh xạ phản chiếu trình độ tư duy nghệ thuật của nền văn học đã sản
sinh ra nó. Văn xi tự sự Việt Nam thời trung đại cũng vậy, vừa phản ánh tư
duy nghệ thuật Việt Nam vừa gắn liền với lịch sử văn học dân tộc” [27, tr. 9].
Và trong các thể loại văn xuôi Việt Nam thời trung đại, truyền kỳ là một trong
những thể loại góp phần tạo dựng được vị thế của văn xi trong dịng chảy
văn học dân tộc.
Truyện truyền kỳ Việt Nam vốn có nguồn gốc từ truyện truyền kỳ
Trung Quốc. Thế nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, truyện
truyền kỳ ở Việt Nam đã gắn liền với nền văn hóa và văn học dân tộc, đặc biệt
là văn hóa, văn học dân gian và văn xi lịch sử. Và chính nền văn hóa dân
tộc mà đặc biệt là văn hóa, văn học dân gian đã giúp cho thể loại truyện này
khác với truyện ngắn các nước trong cùng khu vực. Đồng thời, trong suốt



13

quá trình phát triển thể loại, truyện truyền kỳ vẫn tiếp tục giao lưu với văn học
Trung Quốc, Ấn Độ và các nước Đông Nam Á [54, tr.737].
“Truyện truyền kỳ là một thể loại có q trình hình thành và phát triển
lâu dài, bắt đầu manh nha từ thế kỉ XIII với tác phẩm Ứng Minh trì dị sự
(Chuyện lạ ở ao Ứng Minh) của Vũ Cao, được ghi lại trong Việt sử lược [54,
tr.739]. Đây là một tác phẩm được xây dựng trên cơ sở hư cấu nghệ thuật, với
mơ típ phổ biến trong văn học dân gian: người trần xuống thủy phủ. Vì ít ỏi
về số lượng của truyện kỳ ảo cùng với danh tính tầm thường của tác giả đầu
tiên nên truyện truyền kỳ lúc bấy giờ đã bị các tác giả của văn học chính
thống coi thường. Tuy nhiên Chuyện lạ ở ao Ứng Minh của Vũ Cao được xem
là tác phẩm đánh dấu mốc mở đầu cho thể loại truyện kỳ ảo trung đại Việt
Nam [54, tr. 740]. Đầu thế kỷ XIV, Lý Tế Xuyên đã biên soạn, viết lại những
chuyện lưu truyền về các vị thần ở nước ta thành tập truyện Việt điện u linh.
Đến cuối thế kỉ XIV, Trần Thế Pháp hoàn thành xong Lĩnh Nam chích quái
lục, là tác phẩm văn xuôi tự sự Việt Nam đầu tiên được tác giả dùng thuật ngữ
“truyện” đặt cho mỗi thiên. Cả hai tập truyện này đều sử dụng nhiều yếu tố
hoang đường, kỳ ảo. Ra đời ở thế kỉ XVI, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của văn
học dân gian, vẫn tuân thủ những quy định của thể loại khi sáng tác thế nhưng
Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đã đưa truyện kỳ ảo Việt Nam trung đại,
về cơ bản, đã thoát khỏi những ảnh hưởng thụ động một chiều của văn xi
lịch sử và những hình tượng, những sự kiện mang tính nghệ thuật. Nguyễn
Dữ: “Chú trọng đến việc phản ánh những xung đột bình thường trong cuộc
sống gia đình, cũng như việc đi sâu khắc họa nội tâm nhân vật, đã xác định
được vị trí người mở đường cho loại truyện ngắn thế sự trong lịch sử văn học
dân tộc của Nguyễn Dữ và khiến cho truyện của ông trở nên gần gũi với văn
xuôi hiện đại” [54, tr. 754]. Điều này thể hiện sự trưởng thành và khẳng định

vị thế độc lập của một thể loại văn học.


14

Con đường của thể loại truyện kỳ ảo Việt Nam trung đại từ Lý Tế
Xuyên, qua Trần Thế Pháp, đến Thánh Tông và Nguyễn Dữ là những bước
tiến liên tục, nhảy vọt: “Từ chỗ đóng vai trị là người sưu tập, hiệu đính, ghi
chép, mặc dù là ghi chép có sáng tạo đến chỗ có khả năng sáng tác; từ chỗ chỉ
phản ánh những hành trạng, sự hiển linh của các vị thánh, vua chúa, các anh
hùng dân tộc lấy trong các thần tích đền chùa hoặc từ dân gian đến những tác
phẩm phản ánh sâu sắc những xung đột xã hội, thân phận con người, gần gũi
với cuộc sống con người thường dân là cả một q trình khơng hề đơn giản
trong việc hình thành tư cách của nhà văn, cũng như trong cả tiến trình phát
triển của văn xuôi tự sự dân tộc” [47, tr. 189]. Từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế
kỉ XIX, với những cuộc cải cách của Nho học và văn thể, các nhà văn, nhà thơ
đã hướng văn chương đến những giá trị hiện thực đời sống. Trong cuộc cách
tân này, thể loại truyện truyền kỳ cũng có nhiều tác giả với những tác phẩm
giàu giá trị như: Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm với Truyền kỳ tân phả; Vũ
Phương Đề với Cơng dư tiệp kí ; Vũ Trinh với Lan Trì kiến văn lục; Phạm
Đình Hổ với Vũ trung tùy bút; Phạm Đình Hổ và Nguyễn Án với Tang thương
ngẫu lục… Mặc dù các nhà nghiên cứu coi đây là thời kỳ “xuống dốc” của thể
loại truyện truyền kỳ Việt Nam thế nhưng đây vẫn là một giai đoạn truyện
truyền kỳ đạt được những thành tựu trên nhiều phương diện như: tính hiện
thực, mối quan hệ giữa nhà văn – tác phẩm và những liên hệ với cuộc sống,
khả năng tiếp cận hiện thực,… Với xu hướng đề cao hiện thực, đưa văn
chương tiến gần hơn với cuộc sống, đòi hỏi văn chương phải có giá trị hiện
thực. Chính vì vậy, cái thực trở thành mục đích thiết yếu của sáng tác . Và cái
kì lúc này chính là kết quả của sự ghi chép. Văn phong chép chuyện cũng trở
nên khúc chiết, mạch lạc, ngắn gọn. Cốt truyện liền mạch, số lượng tình tiết

vừa đủ, diễn biến truyện nhanh, rất ít tình tiết xa đề và lời bình luận ngoại đề
dài dịng. Bên cạnh đó, cũng ít truyện có “Lời bàn”, “Lời bình” ở


15

cuối truyện. Đấy là một trong những đặc điểm nổi bật của truyện truyền kỳ
giai đoạn này.
Truyền kì là một trong những thể loại có q trình hình thành và phát
triển lâu dài, bắt đầu từ thế kỉ XIII và kết thúc vào khoảng nửa cuối thế kỉ
XIX. Quá trình đó được đánh dấu bằng sự xuất hiện của hàng loạt những nhân
tố mới, tiến tới hoàn thiện những quy chuẩn thể loại. Đó cũng là q trình
xuất hiện trong lịch sử văn học dân tộc những nhà viết truyện thực sự có
phong cách, có khả năng phản ánh nhiều vấn đề trọng yếu của đời sống hiện
thực trong tác phẩm của mình, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của nền
văn học dân tộc.
1.2. Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục
1.2.1. Tác giả Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (nay thuộc huyện
Thanh Miện), tỉnh Hải Dương. Hiện chưa rõ năm sinh năm mất, chỉ biết ông
là con trai cả của Nguyễn Tường Phiêu (đỗ tiến sĩ năm 1496). Từ những tư
liệu ít ỏi, một số nhà nghiên cứu cịn đốn định rằng: Nguyễn Dữ có khả năng
sinh sống vào cuối thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVI. Ơng có thời gian dài
sống cùng cha ở chốn kinh đô, được chứng kiến nhiều bước thăng trầm của xã
hội và con người nơi đây. Đấy chính là tiền đề có ảnh hưởng sâu sắc đến tư
tưởng và sáng tác của ông sau này.
Theo Hà Thiện Hán, tác giả bài “Tựa” cuốn Truyền kỳ mạn lục (1547)
thì Nguyễn Dữ lúc nhỏ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng
lấy văn chương nối nghiệp nhà. Sau khi đậu Hương tiến, từng giữ chức vụ Tri
huyện Thanh Tuyền nhưng mới được một năm thì ông xin từ quan về nuôi

dưỡng mẹ già. Trải mấy năm dư không đặt chân đến những nơi đô hội, ông
miệt mài “ghi chép” để gửi gắm ý tưởng của mình và đã hồn thành tác phẩm
“thiên cổ kỳ bút” Truyền kỳ mạn lục.


16

Nguyễn Dữ có một điều rất đặc biệt so với các bậc nho sĩ thời trung đại.
Đó là khi về ở ẩn, ông không chọn quê hương Hải Dương của mình làm nơi
ẩn dật. Nguyễn Dữ đã tìm đến chốn núi rừng Thanh Hóa xa xơi, n tĩnh.
Điều này đặt ra câu hỏi: Phải chăng lúc này đất Hải Dương đang là chiến
trường của nhiều cuộc giao tranh, cũng là đất “phên dậu” của nhà Mạc? Hay
núi rừng Thanh Hóa chính là q ngoại của ơng để ơng có cơ hội phụng
dưỡng mẹ già? Bằng tình yêu và tài năng văn chương của mình, Nguyễn Dữ
đã thể hiện sự gắn bó và am hiểu chốn lâm tuyền này qua nhiều truyện trong
tập Truyền kỳ mạn lục.
1.2.2. Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục
Truyền kì mạn lục là tác phẩm văn xi tự sự, được viết bằng chữ Hán,
sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, gồm 20 chuyện. Trong truyện có xen
lẫn những bài thơ, ca, từ, biền văn. Cuối mỗi truyện đều có lời bình, trừ truyện
số 19: Kim hoa thi thoại kí (Cuộc nói chuyện ở Kim Hoa) thể hiện chính kiến
của tác giả. Trong phần lời bình này, nhà văn khơng chú trọng bình về nghệ
thuật văn chương, mà chủ yếu bàn về nội dung, ý nghĩa đạo đức của truyện.
Hầu hết các truyện trong Truyền kỳ mạn lục đều lấy bối cảnh ở các thời
Lý, Trần, Hồ, thuộc Minh, Lê Sơ và trên các địa bàn từ Nghệ An trở ra Bắc.
Cốt truyện chủ yếu có nguồn gốc từ những câu chuyện lưu truyền trong dân
gian, cũng có nhiều truyện do tác giả sáng tác hoặc hư cấu, vay mượn từ
truyền kỳ đời Đường của Trung Quốc. Tuy vậy, đọc Truyền kỳ mạn lục, ta vẫn
thấy được hiện thực xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Đây là
giai đoạn lịch sử, xã hội có nhiều biến động, ánh hào quang thời thái bình

thịnh trị của vua Lê Thánh Tơng (1460 – 1491) đã vụt tắt, mà là thời đại trị vì
của những “vua quỷ” (Uy Mục) và “ vua lợn” (Tương Dực Đế) … là thời đại
đồi bại về đạo đức xã hội, đạo đức Nho phong, vốn là nền tảng, rường cột của


17

toàn xã hội. Tầng lớp nho sĩ nhiều kẻ hư hỏng, ăn chơi hưởng lạc, việc học
hành thi cử cũng trở nên chán nản, tiêu cực, Thiền viện mất sự trang nghiêm,
tơn kính, thậm chí trở thành nơi hoan lạc của kẻ gian dâm, sư sãi, sa đọa, biến
chất,…Chính hiện thực đó, khiến cho các nhà nho có tài, có tâm với nước với
dân dâng trào niềm quan hoài vạn cổ, tiếc nuối. Văn học giai đoạn này cũng
khơng cịn ca tụng chế độ, đề cao ngơi chí tơn nữa, mà đi vào phản ánh hiện
thực xấu xa, suy đồi, loạn lạc qua đó gửi gắm niềm mong ước về một triều đại
vua sáng, tôi hiền. Nằm trong mạch nguồn tư tưởng ấy, Nguyễn Dữ đã viết
Truyền kỳ mạn lục. Nội dung chủ đề của tác phẩm khá phong phú: Có truyện
đả kích hơn qn bạo chúa, quan tham lại nhũng; có truyện thể hiện chí khí
của kẻ sĩ, quan niệm sống lánh đục về trong của các sĩ phu ẩn dật; có truyện
lại viết về tình u ma nữ, hạnh phúc lứa đơi, tình nghĩa vợ chồng; có truyện
thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ khi đối tượng phê phán là bọn xâm lược
ngoại bang; ... Với tài năng sáng tạo của mình, Nguyễn Dữ đã khẳng định giá
trị, vị trí trên cả phương diện nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật của
tập Truyền kỳ mạn lục, không chỉ cho sự phát triển của văn xuôi nghệ thuật
Việt Nam mà cho cả sự phát triển của thể loại truyện truyền kỳ khu vực Đông
Á

Truyền kỳ mạn lục được đánh giá là tuyệt tác của thể loại truyền kỳ.

1.3. Nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ
1.3.1. Nhân vật chính diện trong văn học

Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện
trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Đó là những nhân vật có tên như
Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy Kiều, Kim Trọng, anh Pha, chị Dậu,…; thậm
chí là những nhân vật khơng tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện
Kiều, những kẻ đưa tin lính hầu, chạy hiệu thường thấy trong kịch. Đó cịn là
những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái


18

vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người.
Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau.
Nhân vật văn học là hiện tượng hết sức đa dạng. Các nhân vật thành
công thường là những sáng tạo độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, trong các
nhân vật, xét về mặt nội dung, cấu trúc, chức năng có thể thấy nhiều hiện
tượng lặp lại, tạo thành các loại nhân vật.
Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng, các nhân
vật có thể chia ra làm nhân vật chính diện (cịn gọi là nhân vật tích cực) và
nhân vật phản diện (còn gọi là nhân vật tiêu cực). Sự phân biệt nhân vật chính
diện và phản diện gắn liền với những mâu thuẫn đối kháng trong đời sống xã
hội, hình thành trên cơ sở đối lập giai cấp và quan điểm tư tưởng.
Nhân vật chính diện và phản diện là những phạm trù lịch sử. Nhân vật
chính diện mang lí tưởng, quan điểm tư tưởng, đạo đức tốt đẹp của tác giả và
của thời đại. Đó là người mà tác phẩm khẳng định và đề cao như những tấm
gương về phẩm chất cao đẹp của con người một thời. Trái lại, nhân vật phản
diện mang những phẩm chất xấu xa trái với đạo lí và lí tưởng, đáng lên án và
phủ định. Như vậy, hai loại nhân vật này luôn luôn đối kháng nhau như nước
với lửa.
1.3.2. Khảo sát, phân loại kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ

“Lấy con người làm đối tượng trung tâm phản ánh nghệ thuật, Nguyễn
Dữ đã phát hiện ra được sức mạnh của con người. Khắp thế gian này, dù
thượng đế hay địa phủ, cõi tiên hay thủy cung … con người đều có thể đặt
chân lên được. Điều quan trọng là con người đặt chân đến đâu thì ở đấy “mơi
trường” được trong sạch, cơng lý được vãn hồi, kỷ cương được lặp lại. Không
chỉ phát hiện ra con người có sức mạnh làm chúa tể mn lồi, Nguyễn Dữ
cịn dành khá nhiều tâm huyết viết về những kiếp người bị áp


19

bức, đặc biệt là những người phụ nữ sống trong xã hội trước đây. Bằng tài
năng của mình, ơng đã thổi vào nhân vật sức sống lạ kỳ; mỗi nhân vật là một
số phận, một vận mệnh riêng với tư cách là một “con người cá nhân” chịu
trách nhiệm trước việc mình làm” [27, tr. 25]. Trong tập truyện, Nguyễn Dữ
đã xây dựng hệ thống nhân vật với đủ kiểu loại. Tuy nhiên theo chúng tơi, có
thể phân kiểu loại nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục thành hai tuyến: kiểu
nhân vật chính diện và kiểu nhân vật phản diện. Trong cơng trình luận văn
này, chúng tơi đi sâu vào khảo sát, đánh giá về sự xuất hiện và ý nghĩa của
kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục.
Qua khảo sát tập Truyền kỳ mạn lục, chúng tôi nhận thấy có 19/20
truyện xuất hiện kiểu nhân vật chính diện (trừ tác phẩm Chuyện kỳ ngộ ở trại
Tây). Số lượng tác phẩm xuất hiện kiểu nhân vật chính diện như vậy có thể
nói là chiếm đại đa số trong tồn bộ tập truyện. Đồng thời, kiểu nhân vật
chính diện trong Truyền kỳ mạn lục cũng rất đa dạng, phong phú. Đó là,
những con người nhỏ bé trong xã hội, những bi kịch trong tình u mà thiệt
thịi, thường là người phụ nữ, như: Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở
Khoái Châu), Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), Lệ Nương
(Chuyện Lệ Nương),… Hay là những nho sinh dũng cảm, giàu nghĩa tình,
dám đứng lên giệt trừ kẻ ác đem lại cuộc sống bình an cho dân lành, như: Ngô

Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên), Dư Nhuận Chi (Chuyện nàng
Túy Tiêu), Phật Sinh (Chuyện Lệ Ngương), Phạm Tử Hư (Chuyện Phạm Tử
Hư lên chơi Thiên tào). Và cịn là những nho sĩ quan lại chính trực, biết chăm
lo, thương yêu nhân dân, như: Dương Đức Công (Chuyện gã Trà đồng giáng
sinh), Văn Tư Lập (Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Trào). Là kiểu
nhân vật con người có phép thuật, hay kiểu nhân vật là đấng siêu nhiên phù
trợ, luôn sẵn sàng trừ yêu, diệt tà, giúp đỡ dân lành, như: đạo nhân (Chuyện
cây gạo), người ẩn sĩ tiều phu núi Na (Câu chuyện đối đáp của người tiều phu


20

núi Na), Long hầu (Chuyện đối tụng ở Long cung), sư cụ Pháp Vân (Chuyện
nghiệp oan của Đào thị), … Thơng qua kiểu nhân vật chính diện trong Truyền
kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ vừa ca ngợi, khẳng định những phẩm chất, những
mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội. Đồng thời qua đó, tác giả cũng cho thấy
nhiều mặt trái trong xã hội đương thời, và có lẽ nhức nhối nhất vẫn là sự suy
thoái về đạo đức của bộ phận quan lại.
Tiểu kết chương 1
Như vậy, ở chương 1 này, chúng tôi tập trung vào những vấn đề cơ bản
mang tính giới thuyết những vấn đề cơ bản về thể loại truyền kỳ và vị trí của
truyền kỳ trong dịng chảy văn xi trung đại Việt Nam. Đồng thời tóm lược
vài nét khái quát về tác giả Nguyễn Dữ và Truyền kỳ mạn lục. Qua những vấn
đề nghiên cứu này, một lần nữa đã khẳng định được vị trí của thể loại truyện
truyền kỳ nói chung và Truyền kỳ mạn lục nói riêng trong dịng chảy văn xi
tự sự trung đại Việt Nam. Đặc biệt thông qua việc khảo sát, phân loại kiểu
nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ sẽ giúp chúng
tơi có những cơ sở vững chắc để đi vào làm rõ đặc điểm kiểu nhân vật chính
diện trong tập truyện. Đây là một đối tượng nghiên cứu quan trọng, tích cực
góp phần khẳng định vai trị, vị trí của tác phẩm được mệnh danh là “thiên cổ

kỳ bút” này của văn học Việt Nam. Đồng thời qua đó, thấy được tư tưởng, tài
năng của tác giả Nguyễn Dữ.


21

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KIỂU NHÂN VẬT CHÍNH DIỆN
TRONG TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
2.1. Kiểu nhân vật phụ nữ
Viết về người phụ nữ là một đề tài khá quen thuộc trong văn học dân
tộc. Với Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ đã dành nhiều ưu ái cho nhân vật phụ
nữ. Khảo sát tập Truyền kỳ mạn lục, chúng tơi nhận thấy có 11/20 truyện viết
về phụ nữ. Số lượng tác phẩm xuất hiện kiểu nhân vật phụ nữ như vậy có thể
gọi là nhiều. Trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ có xây dựng hình tượng
những nhân vật phụ nữ phản diện như: nàng Liễu, nàng Đào (Chuyện kỳ ngộ
ở trại Tây), Thị Nghi (Chuyện yêu quái ở Xương Giang), Nhị Khanh (Chuyện
cây gạo), Đào Thị Hàn Than (Chuyện nghiệp oan của Đào Thị). Họ đều vì số
phận đưa đẩy, đều vì nghiệp oan mà trở thành ma quỷ. Họ đáng bị trách phạt
nhưng cũng thật đáng thương. Tuy nhiên tác giả dành nhiều tình cảm, sự ưu ái
cho những nhân vật phụ nữ chính diện. Đó đều là những người phụ nữ xinh
đẹp, chun chính, tảo tần, tiết liệt, giàu lịng vị tha,… nhưng luôn phải chịu
số phận bi thảm như: Nhị Khanh (Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu),
Vũ Thị Thiết (Chuyện người con gái Nam Xương), nàng Dương Thị (Chuyện
đối tụng ở Long cung); Túy Tiêu (Chuyện nàng Túy Tiêu). Sự chú ý đến số
phận con người, đặc biệt là số phận người phụ nữ, đánh dấu sự xuất hiện của
chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam mà Nguyễn Dữ được xem là một
trong những người khởi đầu.
Trong luận văn này, với kiểu nhân vật phụ nữ chính diện, chúng tơi chia
thành hai loại: nhân vật phụ nữ tiết liệt và nhân vật phụ nữ tài hoa.

2.1.1. Nhân vật phụ nữ tiết liệt
Mỗi thời đại sẽ có những quy chuẩn đạo đức do con người quan niệm,


22

đặt ra. Có quan niệm đạo đức mang tính cá nhân, có quan niệm đạo đức được
cả cộng đồng đề cao, trở thành lý tưởng. Những quan niệm đạo đức ấy có khi
được mọi người ngầm hiểu với nhau, tự nguyện tuân thủ như luật bất thành
văn; lại có những quan niệm đạo đức được chính quyền nhà nước cụ thể hóa
thành luật, bắt buộc mọi người phải tuân thủ. Đó là cơ sở nền tảng, thước đo
để đánh giá về một con người tốt – xấu, khinh – trọng, thanh cao – thấp hèn,...
Trong suốt tiến trình lịch sử thời trung đại, vấn đề trinh tiết của nữ giới rất
được chú trọng, thậm chí trở thành vấn đề sống còn đối với người phụ nữ.
Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, liệt nữ ( 烈烈) – người con gái
cứng cỏi chết vì tiết nghĩa, khơng chịu nhục thân [3, tr. 347]. Từ đó, có thể
hiểu: người phụ nữ tiết liệt là những người phụ nữ (kể cả đã có chồng hoặc
chưa có chồng) biết kiên trinh giữ tiết, khơng chịu để kẻ xấu làm nhơ. Theo
đó, nổi bật là hai mẫu hình: “Tiết phụ quyên sinh” (người phụ nữ sau khi
chồng chết đã quyên sinh theo cho vẹn tiết) và “Trinh nữ” (người con gái
chưa lấy chồng, biết kiên trinh giữ tiết, không chịu để kẻ xấu làm nhơ). Từ
quan niệm về người phụ nữ tiết liệt nêu trên, chúng tôi xác định Truyền kỳ
mạn lục của Nguyễn Dữ có các nhân vật phụ nữ tiết liệt như: nàng Nhị Khanh
trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái Châu, Vũ Nương – Vũ Thị Thiết
trong Chuyện người con gái Nam Xương, Lệ Nương trong Chuyện Lệ Nương,
Dương Thị trong Chuyện đối tụng ở Long cung.
Trước hết, nhân vật Nhị Khanh trong Chuyện người nghĩa phụ ở Khoái
Châu được tác giả xây dựng theo kiểu mẫu một “nghĩa phụ” với quan niệm có
phần bảo thủ. Nhị Khanh kết nghĩa vợ chồng với Trọng Quỳ khơng lâu thì
chàng phải theo cha đi trấn thủ ở nơi xa. Thấy Quỳ bịn rịn, quyến luyến trước

lúc ra đi, nàng khuyên chồng: “Nay nghiêm đường vì tính nói thẳng mà bị
người ta ghen ghét, không để ở lại nơi khu yếu… chả nhẽ đành để cha ba đào
mn dặm, lam chướng nghìn trùng, hiểm nghèo giữa đám kình nghê, cách


23

trở trong vùng rừng núi, sớm hơm săn sóc, khơng kẻ đỡ thay? Vậy chàng nên
chịu khó đi theo. Thiếp dám đâu đem mối khuê tình để lỗi bề hiếu đạo…”.
Chồng ra đi, nàng ở lại thấm thoát được sáu năm, người chồng ở xa, “tin tức
khơng thơng, mất cịn chẳng rõ”. Nhiều kẻ mang vàng bạc đến cầu thân,
khuyên nàng nên “bạn lành kén lựa, duyên mới vương xe” để “lấp những lời
giăng gió cợt trêu, tránh phải khi ong cuồng bướm dại”. Nghe những lời ấy,
nàng “sợ hãi, quên ăn mất ngủ”, quyết không “mặc áo xiêm của chồng để đi
làm đẹp với người khác”. Không thể ngồi chờ một cuộc hôn phối ép buộc,
nàng đã chủ động nhờ người lặn lội đường xa, dò hỏi tin chồng. Đây được
xem như màn thử thách đầu tiên về phẩm chất tiết liệt của Nhị Khanh. Không
chỉ dừng lại ở đó, phẩm chất tiết liệt của Nhị Khanh càng được khắc họa đậm
nét khi chồng đã trở về, gia đình được đồn tụ. Tưởng đâu sóng gió thử thách
qua đi để nàng được hưởng trọn hành phúc. Thế nhưng, quen tính chơi bời lêu
lổng, Trọng Quỳ thường cờ bạc với Đỗ Tam - một tên lái buôn hiếu sắc. Nhị
Khanh thường khuyên chồng: “Những người lái buôn phần nhiều là giảo
quyệt, đừng nên chơi thân với họ”. Nhưng Trọng Quỳ khơng nghe. Sau vì
thua bạc, y đã bán nàng cho Đỗ Tam. Liệu cơ khơng thốt khỏi, nàng giả vờ
về nhà tạm biệt các con rồi tự vẫn. Hành động này đã minh chứng thuyết phục
cho phẩm chất tiết liệt của Nhị Khanh.
Trong truyện này, nhân vật Nhị Khanh tìm đến cái chết khi chồng vẫn
còn sống và bản thân cũng chưa bị kẻ xấu làm nhục. Điều này cho thấy đóng
góp riêng của Nguyễn Dữ về quan niệm tiết liệt của nữ giới trong xã hội trung
đại lúc bấy giờ. Với ông, phụ nữ tiết liệt không chỉ là những người thủy

chung, son sắt với chồng mà cái chính là họ biết giữ gìn phẩm giá của mình.
Sau này, khi người chồng biết hối cải, nàng đã trở về với tình thương hết sức
cảm động của người vợ hiền hậu, dịu dàng, rộng lượng, tha thứ cho chồng,
hướng chí cho con. Với chi tiết kỳ ảo cuối truyện là sự trở về của Nhị Khanh,


24

Nguyễn Dữ một mặt khẳng định, ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ:
lo lắng cho chồng con không chỉ lúc sống mà ngay cả khi chết. Mặt khác, tác
giả cũng khẳng định: chính sự tiết hạnh của người phụ nữ đã làm thức tỉnh
cho đức ông chồng. Bởi sau khi Nhị Khanh chết thì Trọng Quỳ đã hối cải,
ni dạy các con theo đuổi chí hướng như lời tiên báo của Nhị Khanh. Có thể
nói, Nhị Khanh đã trở thành hình mẫu lý tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất tiết
liệt của người phụ nữ thời trung đại.
Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương là người con gái
nết na và có tư dung tốt đẹp, đây cũng là đại diện cho vẻ đẹp mẫu mực của
người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Chồng nàng là Trương Sinh, vì mến
mộ mà xin mẹ hỏi cưới nàng về làm vợ. Trong cuộc sống hôn nhân với chồng,
Vũ Nương hiện lên là người rất mực thủy chung lại khéo léo, đảm đang.
Trương Sinh rất yêu thương vợ nhưng có tính đa nghi. Biết thói chồng hay
ghen, nàng ln cư xử “khuôn phép”, luôn biết nhường nhịn để giữ gìn hạnh
phúc gia đình. Như vậy, Vũ Nương là người rất có ý thức gìn giữ phẩm hạnh.
Cuộc sống hơn nhân chưa được bao lâu, Trương Sinh phải đi lính để lại vợ trẻ
và mẹ già. Mặc dù rất buồn lịng khi chồng phải đi chinh chiến nhưng khi rót
rượu đưa tiễn chồng, Vũ Nương đã thể hiện khát vọng thanh cao của người
phụ nữ: không màng vinh hoa, danh lợi “chẳng đám mong đeo được ấn hầu
trở về” mà “chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên về nhà” để sống
cuộc sống gia đình sum họp, hạnh phúc.
Trong ba năm chồng đi lính, tiết hạnh của Vũ Nương được thể hiện

trước hết là đối với người chồng, nàng ln giữ gìn một tiết, khơng màng “tơ
son điểm phấn”. Trong cuộc sống đối với mẹ chồng, Vũ Nương là một nàng
dâu ngoan, rất mực hiếu thảo. Khi mẹ chồng đổ bệnh vì nhớ con thì nàng hết
lịng khuyên lơn, chạy chữa thuốc thang đến nơi đến chốn lại còn lễ bái cầu
thần. Đến khi mẹ chồng qua đời, Vũ Nương lo mai táng chu đáo như đối với


25

cha mẹ ruột của mình. Tấm lịng này của người con dâu đã được mẹ chồng
ghi nhận. Trước lúc ra đi, mẹ Trương Sinh có nói với nàng rằng: sau này rồi
nàng sẽ được ban phúc, trời sẽ không phụ nàng cũng như tấm lịng của nàng
đã khơng phụ bà. Chẳng những là người vợ hiền, dâu thảo, nàng còn là người
mẹ yêu thương, chăm lo cho con cái. Khi chồng đi lính, nàng đã mang thai.
Sau khi tương biệt mươi ngày nàng sinh hạ được một bé trai, đặt tên là Đản.
Thương con, sợ con khơng có tình cảm của cha nên mỗi khi đêm đến, nàng lại
tự chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói rằng đó là cha của Đản. Đối
với con, Vũ Nương vừa ni dạy làm trịn trách nhiệm của một người mẹ, vừa
gánh nghĩa vụ của một người cha. Nàng kể với Đản những điều tốt đẹp về cha
để cậu bé ghi tạc hình dáng của cha, để sau này cha về sẽ không thấy xa lạ.
Như vậy, Vũ Nương là một người phụ nữ có vẻ đẹp phẩm chất vẹn tồn theo
quan niệm đạo đức phong kiến: người vợ thủy chung, người con dâu hiếu
thảo, người mẹ hiền đầy tình yêu thương.
Một người phụ nữ đức hạnh như Vũ Nương lẽ ra phải xứng đáng được
hưởng hạnh phúc. Thế nhưng, thay vì nhận được những gì mình xứng đáng
được hưởng thì Vũ Nương đã vướng vào một bi kịch khiến nàng phải lấy cái
chết để rửa nỗi oan ức và chứng minh sự trong sạch, khẳng định phẩm chất
tiết liệt của mình. Câu chuyện về cái bóng chính là ngun nhân trực tiếp gây
ra mọi bi kịch trong cuộc đời Vũ Nương. Khi chồng đi lính về, những tưởng
gia đình đồn tụ, chấm dứt cảnh chia cách thì bé Đản lại khơng nhận cha và

nói những lời ngây thơ của một đứa trẻ đang tập nói. Đản kể lại với Trương
Sinh rằng, tối nào cha Đản cũng đến, mẹ đi đâu thì người đàn ơng đó cũng đi
theo nhưng chưa từng bế Đản. Vốn có tính hay ghen, nghe được những lời nói
này, Trương Sinh đã một mực khẳng định Vũ Nương đã thất tiết. Vũ Nương
đã một mạch phân trần, giải thích nhưng chàng khơng nghe. Ngay cả họ hàng,
làng xóm bênh vực và biện bạch thế nhưng vẫn khơng sao lay chuyển được sự


26

nghi ngờ của Trương Sinh với Vũ Nương. Sau cùng, Vũ Nương đã “gieo
mình xuống sơng mà chết”. Hành động quyết liệt này thể hiện mong muốn gìn
giữ nhân phẩm, tiết hạnh và danh dự của người phụ nữ. Nàng có thể hi sinh
tất cả, chịu nhường nhịn vì chồng vì con, thà chết khơng mang nỗi nhục này.
Nàng chết đi để lương tâm thanh thản, để bản thân trong sạch, để khơng phải
hổ thẹn với lịng, với người. Thế nhưng, đó chỉ là nguyên nhân trước mắt. Vậy
nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết của Vũ Nương là gì? Phải chăng là sự hà
khắc, thối nát trong xã hội phong kiến? Cái xã hội quá bất công với người phụ
nữ. Tư tưởng trọng nam khinh nữ đã dung túng cho những kẻ được gọi là
chồng, là cha cái quyền độc đốn; cho phép họ coi mình là trên hết, không
trân trọng người phụ nữ để rồi Trương Sinh ghen tng trong mù qng, đẩy
vợ mình tới cái chết. “Chuyện người con gái Nam Xương” chỉ có một Trương
Sinh, cũng chỉ có một Vũ Nương tự tử nhưng có lẽ xã hội phong kiến bấy giờ
còn tồn tại rất nhiều Trương Sinh khác và cũng có rất nhiều người phụ nữ phải
chịu bất hạnh, bị dồn vào đường cùng như Vũ Nương. Kết thúc câu chuyện là
hình ảnh Vũ Nương hiện về với sự giúp đỡ của Linh Phi và Trương Sinh đã
nhận ra được sự thật. Đây là một yếu tố kì ảo được Nguyễn Dữ sử dụng để lái
cái kết theo một chiều hướng khác. Yếu tố này giúp hoàn thiện thêm nhân
cách của Vũ Nương, một lần nữa khẳng định, tô đậm phẩm tiết trong trắng
của nàng. Đồng thời, tác giả muốn thực hiện ước mơ của con người về sự bất

tử của cái thiện, ông đứng về phía cái thiện và ln tin rằng vẻ đẹp của cái
thiện sẽ luôn chiến thắng cái ác, lấy lại công bằng cho những người phụ nữ
bấy giờ.
Chuyện Lệ Nương miêu tả mối tình sắt son giữa Nguyễn Lệ Nương và
Lý Phật Sinh. Lệ Nương là một cô gái thuộc dòng họ ngoại của Trần Khát
Chân, Phật Sinh là chàng trai quê ở Cẩm Giàng. Họ là con của hai gia đình
bn bán ở ngoại thành Tây Đơ (Thanh Hóa). Hai gia đình vốn có hẹn ước


27

với nhau từ khi hai bà mẹ còn chưa mang thai. Vì vậy, họ cũng đi lại với nhau
suồng sã, thường cùng nhau xướng họa thơ từ. Tuy kì cưới chưa định, nhưng
hai người đã gắn bó, chẳng khác chi vợ chồng. Khi xảy ra vụ Trần Khát Chân
mưu giết Hồ Q Ly khơng thành, Lệ Nương vì là thân tộc của họ Trần nên
cũng bị Quý Ly bắt. Trước khi bị bắt đi, Lệ Nương cũng đã kịp viết thư gửi lại
đôi lời với Phật Sinh:
“Nguyền xưa tan nát nghĩ mà đau,
Kiếp ấy lỡ làng sinh cũng uổng.
Ước liễu thị mong gì hảo hội.
Duyên Ngọc Tiêu đâu chắc tái sinh.
Xin chàng trân trọng lấy mình,
Liệu kết nhân duyên chốn khác.
Đừng vì tình một buổi,
Để lỡ kế trăm năm.”.
Qua thư cho thấy Lệ Nương là cô gái rất sâu sắc. Mặc dù đau khổ tột cùng khi
không được ở bên người chồng hẹn ước thế nhưng nàng khơng cố níu kéo hay
mong chàng chờ đợi. Ngược lại, Lệ Nương lại dặn dò Phật Sinh hãy thực thi
trọn đạo làm người hợp với lẽ tự nhiên: “Người có chồng vợ, đạo người mới
thành” và mong chàng “Liệu kết nhân duyên chốn khác/ Đừng vì tình một

buổi/ Để lỡ kế trăm năm”. Điều này cho thấy Lệ Nương là một cô gái có tấm
lịng bao dung, vị tha, ln mong muốn người mình yêu được hạnh phúc. Và
khi quân giặc phương Bắc bắt nàng về nước, để giữ phẩm tiết, nàng đã rủ hai
phu nhân họ Chu, họ Trịnh rằng: “Bọn chúng ta vóc mềm tựa liễu, mệnh bạc
như vơi, nước vỡ nhà tan lưu ly đến đó. Nay nếu lại theo họ qua cửa ải tức là
đến nước non quê người. Chẳng thà chết rấp ở ngoài lạch, gần gũi quê
hương, cịn hơn là sang làm những cái cơ hồn ở bên đất Bắc. Thế rồi mấy
người cùng nhau tự tận. Tướng Tàu thương là có tiết tháo, dùng lễ mà táng ở


28

trên núi”. Điều này cho thấy, Lệ Nương không chỉ là người phụ nữ tiết liệt mà
cịn có ý thức cao về tinh thần dân tộc. Nguyễn Dữ đã thể hiện quan hệ biện
chứng giữa số phận con người với hồn cảnh lịch sử. Tình u của cơ gái Lệ
Nương và chàng trai Phật Sinh đã đã gắn liền với số phận bi thương của dân
tộc. Phẩm chất tiết liệt của Lệ Nương vì thế càng được nâng tầm, trở nên sáng
ngời hơn.
Như vậy, qua kiểu nhân vật phụ nữ tiết liệt trong Truyền kỳ mạn lục,
chúng tôi nhận thấy: Nhị Khanh và Vũ Nương, để khẳng định phẩm chất tiết
liệt của mình, họ đều tìm đến cái chết. Tuy nhiên, họ chết khi chồng vẫn cịn
sống và cũng khơng bị ai làm nhục. Cái chết của họ đã phản ánh, phê phán
chế độ trọng nam khinh nữ của xã hội phong kiến đương thời. Chính cái xã
hội đó đã khơng cho phép người phụ nữ có quyền được hưởng hạnh phúc, cho
dù họ là người có hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Với nhân vật Lệ
Nương, phẩm chất tiết liệt không chỉ được đặt trong quan hệ cá nhân gắn liền
với tình u đơi lứa mà còn được đặt trong mối quan hệ lớn hơn là vận mệnh
dân tộc; không chỉ tồn tại trong không gian chật hẹp quanh lũy tre làng mà đi
xa hơn ra mãi tận biên giới xa xôi của đất nước.
2.1.2. Nhân vật phụ nữ tài hoa

Cái tài của người phụ nữ trong sáng tác thành văn của văn học viết
trung đại khơng nằm ngồi quan niệm, lý tưởng thẩm mỹ Nho giáo, phong
kiến. Theo đó, nếu đấng nam nhi được nhấn mạnh ở tài văn võ song toàn,
kinh bang tế thế thì nữ nhi lại được đề cao ở tài cầm, kỳ, thi, họa. Đây vốn
được xem là những thú vui tao nhã của tầng lớp thượng lưu hay những bậc tài
tử, giai nhân. Điều đáng nói là, ngay từ thế kỷ XVI, trong sáng tác của
Nguyễn Dữ, hình ảnh người phụ nữ nói chung, người phụ nữ tài hoa nói riêng
(kể cả người có xuất thân bình dân, thấp hèn) khơng chỉ xuất hiện nhiều mà
cịn trở thành hình tượng trung tâm. Điều mà độc giả thường ít thấy trong


29

sáng tác ở những thế kỷ trước. Đây cũng là một trong những dấu hiệu báo
hiệu cho sự bùng nổ của tư tưởng, trào lưu nhân văn trong sáng tác văn học ở
giai đoạn tiếp theo.
Với kiểu nhân vật chính diện trong Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ
cũng đã dành tình cảm đặc biệt cho người phụ nữ tài hoa. Nhà văn đề cao tài
năng của người phụ nữ, thậm chí là những người phụ nữ có thân phận hèn
kém trong xã hội như Túy Tiêu trong Chuyện nàng Túy Tiêu. Túy Tiêu, một
con hát, thực chất là nô lệ trong dinh thự một vị quan nhà Trần (Nguyễn
Trung Ngạn). Thế nhưng Túy Tiêu vốn có khiếu thơng tuệ, mỗi khi Dư Nhuận
Chi đọc sách, nàng cũng đọc thầm mà thuộc được. Được Dư Nhuận Chi đem
những quyển sách nói về thơ từ dạy, chưa đầy một năm, nàng đã làm được thơ
từ ngang với chàng. Không những vậy, Túy Tiêu cịn là người phụ nữ rất mực
chung tình. Mặc dù ở trong nhà quan Trụ quốc, được hắn nuông chiều, thế
nhưng lúc nào nàng cũng nhớ tới Dư Nhuận Chi đến nỗi “buồn rầu sinh ốm”,
“tình sâu gắn bó, hờn nặng chia lìa, lời thề chung sống chưa phai, điều hẹn
cùng già đã phụ…..nói rồi nàng toan lấy chiếc khăn là thắt cổ tự tử”
khiến Trụ quốc buộc phải vời Dư đến ở trong nhà. Và ngay khi Dư đến ở nhà

quan Trụ quốc nhưng vẫn không được gặp nhau, Túy tiêu đã tìm mọi cách để
thơng tin với Dư để rồi được sự giúp đỡ của người đầy tớ già, hai người đã
trốn thoát. Dư thi cử đỗ đạt, hai vợ chồng sống hạnh phúc đến già. Qua câu
chuyện cho thấy cuộc đấu tranh để giành giật hạnh phúc, khẳng định tình u
đơi lứa giữa Túy Tiêu, Dư Nhuận Chi và tên Trụ quốc họ Thân cũng không
kém phần quyết liệt. Tình yêu giữa Túy Tiêu, một người con gái có thân phận
thấp hèn, làm con hát, nơ bộc trong nhà một vị quý tộc và chàng nho sinh hay
thơ nổi tiếng khắp kinh kì Dư Nhuận Chi là một tình yêu vượt qua ranh giới
đẳng cấp xã hội. Điều này cũng cho thấy tư tưởng tiến bộ, mới mẻ của
Nguyễn Dữ, vượt ra ngồi khn khổ chật hẹp của lễ giáo phong


30

kiến. Tuy nhiên, trong phần lời bình ở cuối truyện, Nguyễn Dữ lại thể hiện sự
mâu thuẩn trong quan điểm tư tưởng của mình khi đưa ra lời phán quyết:
“chàng Nhuận Chi thực là một người ngu vậy”. Nhưng dù sao với Chuyện
nàng Túy Tiêu, Nguyễn Dữ đã dành tình cảm đặc biệt cho người phụ nữ tài
hoa để kết thúc truyện nhân vật có được hạnh phúc trọn vẹn. Đây là nhân vật
người phụ nữ hiếm có trong tồn bộ tập truyện Truyền kỳ mạn lục có được kết
thúc có hậu.
Ngơ Chi Lan trong truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa cũng là kiểu
nhân vật phụ nữ tài hoa được Nguyễn Dữ tập trung bút lực khắc họa đậm nét.
Ngay từ mở đầu truyện, nàng đã được giới thiệu vốn là bậc nội trợ hiền của vị
tiên sinh họ Phù. Thế nhưng nàng “chữ tốt, văn hay, nhất là thơ ca càng giỏi
lắm. Đức Thuần hoàng đế (Thánh Tông) triều Lê yêu tài văn mặc, vời nàng
vào cung, giao cho việc dạy các cung nữ. Mỗi khi yến tiệc, nàng thường ôm
quyển đứng chầu hầu vua, hễ vua phán làm thơ, chỉ thốt chốc đã làm xong
ngay, khơng cần phải sửa chữa gì cả”. Và để minh chứng cho tài năng thơ ca
của Ngô Chi Lan, Nguyễn Dữ đã đưa người đọc vào câu chuyện thần kỳ trong

chuyến trở về thăm quê của Mao Tử Biên. Trong đêm mưa gió xin được trú
nhờ, tình cờ Mao Tử Biên nghe trộm được cuộc nói chuyện thơ của vợ chồng
Ngơ Chi Lan và người khách. Tài thơ ca của Ngô Chi Lan được thể hiện trước
hết qua bốn bài từ bốn mùa đề vào bốn bức bình bằng văn mẫu, khách đọc
xong than rằng: “Năm châu nếu khơng có tơi, biết đâu phu nhân chẳng là tay
tuyệt xướng, mà tôi nếu khơng có phu nhân, biết đâu chẳng là tay kiệt xuất
trong một thời. Thế mới biết lời đồn quả không ngoa thật”. Lời than cho thấy,
vị khách đã khẳng định, đề cao tài năng của Ngô Chi Lan sánh ngang mình.
Để từ đó, Ngơ Chi Lan tự bộc lộ tài thơ ca của mình qua những lần được chầu
hầu nghiên bút bên tiên triều, như lần đi chơi núi Vệ Linh có đề bài thơ rằng:
“Vệ Linh mây trắng tỏa cây xuân,


31

Hồng tía mn hoa đẹp cảnh trần.
Ngựa sắt về trời, danh ở sử,
Oai thanh còn dậy khắp xa gần.”
Bài thơ ra đời chỉ vài tháng sau được truyền khắp trong cung, đức Hoàng
thượng rất khen ngợi, ban cho một áo. Hay lần Hoàng thượng ngự ở cửa
Thanh Dương, sai quan Thị Thư họ Nguyễn làm bài từ khúc uyên ương nhưng
ngài không ưng ý, ngoảnh bảo Chi Lan: “Văn nàng cũng hay lắm, hãy thử
đem tài hoa gấm cho trẫm xem nào”. Chi Lan vâng mệnh, cầm bút làm xong
ngay. Bài thơ được “Hoàng thượng khen ngợi hồi lâu, ban cho 5 chỉnh vàng,
lại được gọi là “Phù gia nữ học sĩ”. Từ đó nức tiếng đương thời, được làng
văn mặc coi trọng”.
Có thể nói, trong tồn bộ những truyện viết về kiểu nhân vật phụ nữ nói
chung, kiểu loại nhân vật phụ nữ tài hoa nói riêng trong Truyền kỳ mạn lục,
truyện Cuộc nói chuyện thơ ở Kim Hoa là một truyện đặc biệt. Bởi tài năng
thơ ca của những nhân vật nữ khác như nàng Túy Tiêu trong Chuyện Nàng

Túy Tiêu; hay nét tài hoa của nhân vật phản diện nàng Liễu, nàng Đào trong
Chuyện kỳ ngộ ở trại Tây đều được bộc lộ gắn với cảm xúc của tình u đơi
lứa. Đó là cảm xúc mà con người ta dễ thăng hoa để xuất khẩu thành thơ. Với
Ngô Chi Lan, tác giả đề cao, khẳng định tài năng thơ ca bằng sự nhạy bén,
tinh thông của những con người xuất thần. Vậy nên dù chỉ là nữ nhi, là bậc
nội trợ trong gia đình nhưng vì có tài, có đức nên nàng đã được triều đình
trọng dụng. Qua tài năng của Ngô Chi Lan trong truyện, Nguyễn Dữ cịn gián
tiếp ca ngợi Đức Thuần hồng đế (Thánh Tơng) triều Lê. Đó là vị vua anh
minh sáng suốt, biết trọng dụng người hiền tài để họ ra sức nỗ lực cống hiến
cho nước, cho dân. Đây cũng chính là niềm hồi vọng, mong ngóng của
Nguyễn Dữ về thời đại mà ông đang sống.


32

Với kiểu nhân vật chính diện là người phụ nữ tài hoa trong Truyền kỳ
mạn lục, Nguyễn Dữ mặc dù chỉ đề cập đến một mặt tài hoa: thi ca. Thế
nhưng tài hoa thi ca đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp người chắp bút. Danh
tiếng không chỉ ở nhân gian mà cịn được hồng thượng khen ngợi, ban
thưởng. Qua đó cho thấy thái độ yêu quý, trân trọng của tác giả đối với người
phụ nữ nói chung, với người phụ nữ tài hoa nói riêng.
Qua các nhân vật nữ chính diện trong Truyền kỳ mạn lục, dù là nhân vật
phụ nữ tiết liệt hay nhân vật tài hoa thì tất cả họ đều thống nhất ở một phẩm
chất như một mẫu số chung, đó là những người phụ nữ rất mực chung tình.
Nhị Khanh vì chung tình mà thủ tiết chờ chồng suốt 6 năm xa cách, quyết
không mặc áo xiêm của chồng để đi với người khác. Vũ Nương với chồng
cách biệt ba năm nhưng vẫn giữ gìn một tiết. Lệ Nương khơng những chung
tình trong tình yêu với Phật Sinh mà còn khẳng định tinh thần dân tộc của một
công dân đối với đất nước. Túy Tiêu vì chung tình mà ngày đêm mong nhớ
Dư Nhuận Chi đến mức buồn rầu, sinh ốm. Riêng nhân vật Dương Thị, phẩm

chất chung tình được thể hiện rõ qua sự việc bị thần Thuồng Luồng bắt xuống
long cung làm vợ. Dù bị cưỡng hơn, có con với thần Thuồng Luồng thế nhưng
lúc nào Dương thị cũng khôn nhớ Trịnh Thái Thú và chờ thời cơ để tố giác tội
danh của thần Thuồng luồng. Vì vậy, khi Trịnh Thái Thú được Long Hầu giúp
xuống long cung tìm nàng thì nàng đã sẵn sàng tố giác trọng tội của Thuồng
Luồng để được theo chồng trở về dương gian sống cuộc sống hạnh phúc.
Với Truyền kỳ mạn lục, Nguyễn Dữ bằng tài năng và tấm lòng yêu mến,
trân quý đã cho thấy chính các thế lực xã hội, cả thần quyền và cường quyền
là thủ phạm đã cướp đi cuộc sống hạnh phúc gia đình, chia lìa tình u đơi lứa
chân chính của bao người phụ nữ đương thời. Những vấn đề xã hội đặt ra cấp
thiết trong Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện người nghĩa


33

phụ ở Khoái Châu, Chuyện nàng túy Tiêu, Chuyện Lệ Nương,… có lúc chúng
được thể hiện thành những kẻ như thần Thuồng luồng, những Trụ Quốc họ
Thân, những tướng quân họ Lý, có khi được thể hiện một cách vơ hình thành
một thói hư tật xấu vơ trách nhiệm như tính cách ăn chơi quá đà của Trọng
Quỳ, hay tính ghen tuông cố chấp của Trương Sinh…. Trong các tác phẩm
giàu tính nhân văn của mình, Nguyễn Dữ đã bỏ cơng đi tìm những giải pháp
xã hội cho vấn đề người phụ nữ thế nhưng ông luôn rơi vào bế tắc. Các nhân
vật phụ nữ u q của ơng, có người được giải oan sau khi chết, được gặp lại
chồng con trong chốc lát như Vũ Thị Thiết, Nhị Khanh, có người được trở về
với gia đình sau khi bị kẻ xấu bắt cóc làm vợ như Dương Thị, Túy Tiêu,
nhưng cũng có những người phải bỏ thây xác nơi biên cương xa xôi hẻo lánh
như nàng Lệ Nương,… Trong q trình đi tìm con đường giải thốt cho nhân
vật của mình, Nguyễn Dữ đã khơng chỉ một lần thể hiện mâu thuẫn trong tư
tưởng, trong quan niệm về cuộc đời, bộc lộ thành mâu thuẫn giữa các hình
tượng khách quan như những bản cáo trạng đối với xã hội và hình tượng nhân

vật ca ngợi tình yêu tự do với lời giáo huấn cứng nhắc trong “Lời bàn” cuối
truyện. Có lẽ, đó cũng chính là những hạn chế, mâu thuẫn tất yếu ở giai đoạn
đầu và cũng là ở người mở đầu của chủ nghĩa nhân đạo trong văn học dân tộc.
Số phận con người và đặc biệt là số phận của người phụ nữ đã được quan tâm
và trở thành hình tượng nhân vật trung tâm trong tác phẩm văn học.
2.2. Kiểu nhân vật nho sĩ
Nho sĩ là những người theo học đạo Nho, đọc sách vở thánh hiền, là
tầng lớp trí thức trong xã hội phong kiến. Mục đích, lý tưởng của họ là dùi
mài kinh sử, thi cử đỗ đạt ra làm quan phục vụ cho triều đình phong kiến.
Hình tượng nhân vật nho sĩ có vị trí rất quan trọng trong Truyền kỳ mạn lục,
trong đó vừa có nho sĩ là nhân vật chính diện, vừa có nho sĩ là nhân vật phản
diện. Mỗi loại nhân vật được tác giả xây dựng có những đặc điểm riêng về


×