Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Anh chị hãy phân tích các loại tài sản mà pháp luật quy định không được kê biên trong thi hành án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.41 KB, 30 trang )

Dohainam1862

KHOA ḶT ĐẠI HỌC Q́C GIA HÀ NỢI

------

Tiểu Ḷn Ći Ky
Môn: Luật Thi Hành Án Dân Sư
Đề bài: Anh/chị hãy phân tích các loại tài sản mà pháp
luật quy định không được kê biên trong thi hành án dân sự?
Đánh giá thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật thi hành
án dân sự đối với các tài sản không được kê biên?

Họ tên:
Mã sinh viên:
Giáo viên giảng dạy: ThS Trần Công Thịnh

- Hà Nội, 11/2021 –
1


Mục Lục
...............................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................3
2. Mục đích của đề tài......................................................................................3
3. Nhiệm vụ của đề tài......................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................4
5. Kết cấu của tiểu luận....................................................................................4
NỘI DUNG...........................................................................................................4
CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ


BIÊN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN; CÁC LOẠI TÀI SẢN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP
KÊ BIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SƯ...................................................5
1.1. Những vẫn đề lý luận cơ bản về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài
sản.....................................................................................................................5
1.1.1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản.....................5
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản...............6
1.1.3. Nguyên tắc khi tiến hành kê biên tài sản..........................................7
1.1.4. Những tài sản không được kê biên theo quy định của Luật Thi
hành án dân sự 2014....................................................................................7
CHƯƠNG 2........................................................................................................11
THƯC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SƯ ĐỐI VỚI
CÁC LOẠI TÀI SẢN KHÔNG ĐƯỢC KÊ BIÊN.........................................11
2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật thi hành án dân sự đối với các loại tài
sản không được kê biên..................................................................................11
2.2. Giải pháp trong vấn đề kê biên tài sản...................................................12
2.2.1. Về cơ chế quản lý công tác thi hành án..........................................12
2.2.2. Về xây dựng pháp luật.....................................................................12
2.2.3. Các giải pháp khác...........................................................................12
KẾT LUẬN........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................14

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động thi hành án dân sự được hiểu là hoạt động thực thi phán quyết của Tòa
án liên quan tới các vấn đề về tài sản và nhân nhân, trong các bản án hình sự, dân sự,
kinh tế cũng như lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình… có thể nói hoạt động
thi hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng. Đối với việc thi hành

các bản án, không phải tất cả trường hợp có nghĩa vụ đều tự nguyện thực hiện nghĩa vụ
của mình gây khó khăn, cản trở cho việc thi hành án đẫn tới cần có sự cưỡng chế của
nhà nước để đảm bảo việc thi hành án, bảo vệ quyền và lợi ích các chủ thể.
Với việc thông qua luật thi hành án dân sự đã đánh dấu mốc quan trọng đối với
công tác thi hành án dân sự ở nước ta. Nhiều nội dụng mới của Luật đã thể chế hóa
chủ trương và chính sách của Đảng và nhà nước. Hoạt động kê biên, xử lý tài sản của
người phải thi hành án dân sự là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân
sự trong Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014 1. Đây là biện pháp cưỡng
chế phổ biến nhất được áp dụng theo thẩm quyền trong trường hợp người phải thi hành
án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.
Trong thời gian áp dụng Luật thi hành án dân sự, nhất là trong việc áp dụng biện
pháp cưỡng chế thi hành án nói chung và biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản nói riêng
còn nhiều vướng mắc, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây cản trở cho việc tiến hành
hoạt động thi hành án dân sự, các quy định về biện pháp kê biên còn chưa chặt chẽ, ro
ràng, thiếu sót quyền và lợi ích hợp pháp của một bộ phận quần chúng nhân dân không
được đảm bảo gây bức xúc. Thấy được vấn đề cấp thiết và quan trọng của vấn đề này,
em xin chọn đề tài số 2: “Anh/chị hãy phân tích các loại tài sản mà pháp luật quy định
không được kê biên trong thi hành án dân sự? Đánh giá thực tiễn thi hành các quy
định của pháp luật thi hành án dân sự đối với các tài sản không được kê biên?”
2. Mục đích của đề tài

1 . Điều 71 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

3


Góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về nội dung, vai trò, phân tích các quy
định pháp luật hiện hành về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự. Ngoài ra, bài tiểu
luận còn chỉ ra thực tiễn thi hành các quy định đó.
3. Nhiệm vụ của đề tài

 Làm ro những cơ sở lý luận về cưỡng chế thi hành án dân sự và cưỡng chế kê
biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự.
 Phân tích, chỉ ra các loại tài sản mà pháp luật quy định không được kê biên
trong thi hành án dân sự.
 Đánh giá cơ bản thực tiễn thực hiện thi hành các quy định của pháp luật thi
hành án dân sự đối với các tài sản không được kê biên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những vấn đề lý luận về biện pháp cưỡng
chế kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự, các quy định về các loại
tài sản mà pháp luật quy định không được kê biên trong thi hành án dân sự và thực
trạng thực hiện các quy định của pháp luật thi hành án dân sự đối với các tài sản không
được kê biên.
5. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2
chương:
Chương 1: Các vấn đề lý luận về biện pháp cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản;
các loại tài sản không được phép kê biên theo pháp luật thi hành án dân sự
Chương 2: Thực tiễn thi hành pháp luật thi hành án dân sự đối với các loại tài sản
khơng được kê biên

NỢI DUNG

4


CHƯƠNG 1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP CƯỠNG CHẾ KÊ
BIÊN VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN; CÁC LOẠI TÀI SẢN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP KÊ
BIÊN TRONG THI HÀNH ÁN DÂN SƯ
1.1. Những vẫn đề lý luận cơ bản về biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản
1.1.1. Khái niệm biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản

Theo Từ điển Tiếng Việt của NXB Đà Nẵng, Viện ngôn ngữ học năm 2003 đã
định nghĩa từ “kê” là “viết ra theo thứ tự từng tên, từng món để ghi nhớ hay để thông
báo, “biên” là “ghi thành chữ, ít dòng” 2. Hợp lại thành ghi chép lần lượt theo thứ tự
từng món, từng loại.
Hiện nay trong các quy định của pháp luật về tài sản thì chưa có khái niệm mang
tính khái quát mà chỉ có tính chất liệt kê: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
các quyền tài sản”.
Theo Từ điển thuật ngữ luật học thì: “Việc kê biên tài sản trong quá trình thi hành
án là biện pháp cưỡng chế thi hành án do Chấp hành viên áp dụng khi người thi hành
án không tự nguyên thi hành.3 Theo Điều 27 Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung
năm 2014 quy định: “Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại
đã ra bản án, quyết định được quy định tại Điều 2 của Luật này phải cấp cho đương
sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành”. Và theo Điều 31 Luật Thi hành án dân sự
sửa đổi, bổ sung năm 2014 về việc “Tiếp nhận, từ chối yêu cầu thi hành án” thì sau khi
có quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án phân công cho Chấp hành
viên, thông báo cho người phải thi hành án với thời hạn 10 ngày kể từ khi có quyết
định. Sau thời hạn yêu cầu, Chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế thi hành án.
Trong một số trường hợp cụ thể, Chấp hành viên có quyền kê biên tài sản của người
thi hành án.
Do vậy, biện pháp kê biên và xử lý tài sản của người phải thi hành án dân sự là
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, chủ thể có quyền áp dụng là cơ quan thì hành
án dân sự (Chấp hành viên). Tài sản bị kê biên, xử lý là tài sản của người phải thi hành
án, người phải thi hành án này có thể là cá nhân hoặc tổ chức đã được xác định cụ thể,
đích danh trong bản án, quyết định của Tòa án được đem ra thi hành.
2 . Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn Ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2003.
3 . Từ điển thuật ngữ Luật học, Nxb Công an nhân dân, 1999.

5



1.1.2. Đặc điểm của biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản
Điều 71 Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã quy định 6
biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự bao gồm:
“1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người
phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người
thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc
nhất định.”
Biện pháp kê biên, xử lý tài sản nằm trong sáu biện pháp trên nên nó cũng có
những đặc điểm chung của các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự như sau:


Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân
sự thể hiện quyền năng đặc biệt của Nhà nước và được đảm bảo thực hiện



bằng sức mạnh của Nhà nước
Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân
sự được Chấp hành viên áp dụng trong trường hợp người phải thi hành án
không tự nguyên thi hành án nhằm buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ của



mình theo bản án, quyết định của Tòa án.
Đối tượng của biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản của người phải thi




hành án dân sự là tài sản của người phải thi hành án.
Khi áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi
hành án dân sự, người bị áp dụng ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ trong
bản án, quyết định do Tòa án tuyên, họ còn phải chịu các chi phí cưỡng



chế thi hành án dân sự
Biện pháp cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án dân
sự là quyết định được Chấp hành viên ban hành nhằm mục đích thi hành
các bản án, quyết định của Tòa án được tuyên nhân danh quyền lực của

6


nhà nước nên mọi chủ thể liên quan đến thi hành án dân sự phải nghiêm
chỉnh chấp hành quyết định này.
1.1.3. Nguyên tắc khi tiến hành kê biên tài sản


Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc



bồi thường thiệt hại
Trong trường hợp có thể bị tịch thu toàn bộ tài sản thì kê biên vẫn phải để lại
một phần tư liệu sinh hoạt tối thiểu, cần thiết cho gia đình bị can, bị cáo có điều

kiện sống như lương thực (gạo, thịt), thuốc men, đồ đạc, công cụ sản xuất, chăn,
màn, quần áo…
Chỉ kê biên tài sản thuộc quyền sở hữu của nguyên đơn, bị đơn hoặc người có



trách nhiệm bồi thường

1.1.4. Những tài sản không được kê biên theo quy định của Luật Thi hành án dân
sự 2014
Về nguyên tắc, mọi tài sản của người thi hành án đều sẽ được kê biên, tuy nhiên
dựa theo quy tắc nhân đạo xuyên suốt trong các quy định pháp luật Việt Nam, một
phần duy trì cuộc sống tối thiểu cho người thi hành án dân sự, một phần để đảm bảo an
ninh xã hội, nền kinh tế… Luật Thi hành án dân sự năm 2014 đã quy định điều khoản
về các trường hợp tài sản không được kê biên tại Điều 87 như sau:
“1. Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc
phòng, an ninh, lợi ích công cộng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ
chức.
2. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là cá nhân:
a) Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia
đình trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới;
b) Sớ th́c cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia
đình;
c) Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ớm;
d) Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương;

7


đ) Cơng cụ lao đợng cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện

sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình;
e) Đờ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình.
3. Tài sản sau đây của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
a) Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực
phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động;
b) Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các
cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh;
c) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống
cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.”
Bên cạnh đó, vấn đề này còn được quy định tại Điều 22 Nghị định 173/2004/NĐCP về thủ tục, cưỡng chế, xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự. Từ các
quy định trên, ta có thể phân loại các tài sản không được kê biên trong thi hành án dân
sự thành các nhóm sau:
1.1.4.1 Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc
phòng, an ninh, lợi ịch cộng đồng; tài sản do ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan
tổ chức4
Tài sản bị cấm lưu thông là những tài sản đặc biệt mà Nhà nước cấm mua bán,
chuyển dịch, chuyển nhượng… Hiện nay, không có quy định ro về tài sản bị cấm lưu
thông, ta sẽ căn cứ vào nghị định quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh, hạn chế kinh doanh5. Theo đó, những hàng hóa cấm lưu thông như các vũ khí
quân sự, các phương tiện kĩ thuật quân sự, chất nổ, chất độc, chất phóng xạ…
Bên cạnh đó, đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động bằng nguồn vốn ngân sách
nhà nước cấp thì cơ quan thi hành án không kê biên tài sản do ngân sách Nhà nước
trực tiếp cấp. Theo đó, sẽ bao gồm các tài sản thuộc đầu tư xây dựng ngân sách; tài sản
được đầu tư, xây dựng, mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị được phép sử dụng theo

4 . Khoản 1, Khoản 3 Điều 87 Luật Thi hành án dân sự năm 2014
5 . Nghị định số 19/VBHN – BCT quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn
chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, 09/05/2014.


8


quy định, từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp và Quỹ phúc lợi của đơn vị 6; Tài sản mà
được đầu tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức…
Đối với quyền sở hữu trí tuệ mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu phải chuyển
giao quyền của mình, cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất
định thì cũng không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án
trong thời gian buộc phải chuyển giao.
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, đối với sáng chế, giống cây trồng trong
các trường hợp theo luật định các hợp đồng sử dụng sáng chế, giống cây trồng phải
chuyển giao theo quyết định của nhà nước có thẩm quyền7. Người nắm độc quyền sử
dụng sáng chế, giống cây trồng có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng khi căn cứ
chuyển giao không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện. Nên chấp hành viên
chỉ được phép kê biên những loại tài sản sở hữu trí tuệ khi thời gian bắt buộc phải
chuyển giao đã chấm dứt.
1.1.4.2. Tài sản không không được kê biên trong trường hợp người phải thi hành
án là cá nhân8
Tài sản không được kê biên là những tài sản có liên quan và cần thiết cho sự sống
còn của người phải thi hành án cũng như gia đình của người phải thi hành án bao gồm
lương thực, thực phẩm, thuốc men, vật dụng gia đình. Chấp hành viên không được kê
biên số lương thực đáp ứng nhu cầu cần thiết yếu của người phải thi hành án và gia
đình trong thời gian họ chưa có được thu nhập để duy trì các nhu cầu thiết yếu. Những
vật dụng thiết yếu như dụng cụ nấu ăn trong gia đình, các dụng cụ thiết yếu cho người
già yếu, khuyết tật như xe lăn, nạng… và các vật dụng thiết yếu để chăm sóc họ cũng
không được kê biên.
Người phải thi hành án và gia đình có các đồ thờ cúng thông thường (đồ dùng chỉ
được sử dụng vào mục đích thờ cúng theo tập quán của địa phương như bàn thờ, bát
hương…) thì không bị kê biên để thi hành án, việc quy định như vậy nhằm tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, truyền thống của dân tộc. Ngoài ra, nhằm đảm bảo và duy trì

cuộc sống bình thường và tương lai của người phải thi hành án, Chấp hành viên cũng

6 . Thơng tư 200/2014/TT – BTC (Có hiệu lực từ ngày 1/1/2015)
7 . Nghị định 22/2018/NĐ – CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005
và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan.
8 . Khoản 2 Điều 87 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014.

9


không được kê biên công cụ lao động, quần áo, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần
thiết cho người phải thi hành án và gia đình họ.
Công cụ không được kê biên đối với người phải thi hành án là những công cụ cần
thiết, được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hay duy nhất của người phải thi
hành án và gia đình họ. Những công cụ lao động có giá trị lớn như: máy cày, máy gặt,
xe máy, ô tô, tàu thuyền đánh bắt cá… thì Chấp hành viên vẫn kê biên, bán đấu giá để
thi hành án và trích lại một khoản tiền để người thi hành án có thể thay thế bằng những
công cụ lao động khác có giá trị thấp hơn nhưng vẫn đem lại nguồn thu nhập duy trì
cuộc sống gia đình. Hay những đồ dùng hoặc tư trang có giá trị hơn như ti vi, tủ lạnh,
nhẫn, hiện kim có giá trị thì chấp hành viên vẫn được kê biên để đuy trì đảm bảo việc
thi hành án
1.1.4.3. Những tài sản không được kê biên trong trường hợp người phải thi hành
án là pháp nhân thương mại
Đối với pháp nhân, để giúp cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh được đảm
bảo diễn ra một cách bình thường thì chấp hành viên cũng không được kê biên bao
gồm: Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực
phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; Nhà trẻ, trường
học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này nhưng không
phải tài sản để kinh doanh. Các trang thiết bị, phương tiện, công cụ đảm bảo an toàn
lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm mối trường.

1.1.4.4.. Những tài sản không được cưỡng chế thi hành án.
Bản chất kê biên tài sản là một biện pháp cưỡng chế thi hành án, do vậy tài sản
không được kê biên chính là tài sản không được cưỡng chế thi hành án. Đối với tài sản
là tiền, thì chấp hành viên không được cưỡng chế trừ vào thu nhập của người phải thi
hành án quá 30% tổng số tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao
động. Với tiền thu từ hoạt động kinh doanh của người phải thi hành án, thì chấp hành
viên cũng phải để lại số tiền tối thiểu cho hoạt động kinh doanh và sinh hoạt của người
phải thi hành án và gia đình.
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất, thì “Chấp hành viên chỉ kê biên quyền sử
dụng đất của người phải thi hành án thuộc trường hợp được chuyển quyền sử dụng

10


theo quy định của pháp luật về đất đai9.” Như vậy đối với các trường hợp không được
chuyển quyền sử dụng đất thì không được cưỡng chế thi hành án.

CHƯƠNG 2
THƯC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SƯ ĐỐI VỚI
CÁC LOẠI TÀI SẢN KHÔNG ĐƯỢC KÊ BIÊN
2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật thi hành án dân sự đối với các loại tài sản không
được kê biên
Thực tế, thời gian qua xảy ra nhiều vụ án tham những, những đại án kinh tế với
hàng ngàn tỷ đồng bị thất thoát, chiếm dụng mà không thu hồi được, bởi số tài sản này
đã bị sang tên cho người khác trong gia đình.
Vụ án liên quan tới bà Hồ Thị Kim Thoa – Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương,
biết là người thân của bà Thoa sở hữu hàng trăm tỷ đồng, nhưng không thể xử lý được
hành vi tham nhũng và không xử lý được tài sản. Sự chậm trễ hoặc bỏ quan việc kê
biên tài sản trong quá trình điều tra, truy tố là nguyên nhân dẫn tới nhiều đại án khó
thu hồi tài sản phạm pháp, mặc dù theo quy định pháp luật tài sản có nguồn gốc phạm

tội dù đã dịch chuyển quyền sở hữu vẫn bị kê biên, phong tỏa để đảm bảo thi hành án.
Trong vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), theo quyết
định của Bản án thì Dương Chí Dũng và đồng bọn phải liên đới bồi thường cho
Vinalines trên 358 tỷ đồng (trong đó riêng phần thì Dương Chí Dũng phải nộp 110 tỷ
đồng) nhưng quá trình thi hành án, dù Cơ quan thi hành án đã xử lý sạch sẽ tài sản kê
biên cũng chỉ thu hồi được trên 14 tỷ đồng… Cơ quan thi hành án dân sự chỉ có thể
căn cứ vào tình trạng pháp lý hiện hành của tài sản để xử lý mà không có thẩm quyền
điều tra, chứng minh nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có.
Hay như vừa qua, vụ án liên quan tới “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành
công vụ” xảy ra tại UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan, Cơ quan Cảnh sát điều
tra (C03) Bộ Công an đã áp dụng lệnh kê biên tài sản của 3 bị can để đảm bảo thi hành
phần dân sự. Các bị can trong vụ án gồm: Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND
9 . Khoản 1 Điều 110 Luật Thi hành án dân sự, sửa đổi bổ sung năm 2014

11


TP Hà Nội; Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Công ty TNHH thương mại dịch vụ
Arktic và Vo Tiến Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội,
cùng bị C03 đề nghị Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố tội “lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự năm
2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Cụ thể, kê biên tài sản đối với 3 nhà, đất của ông
Nguyễn Đức Chung gồm nhà, đất có diện tích 102,7 m2 tại 88 phố Trung Liệt (phường
Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội); căn hộ chung cư diện tích 175,7 m2 số 2B12A,
nhà R3- 72A Nguyễn Trãi (phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội), căn hộ
chung cư diện tích 175,7 m2 số 12B15, nhà R3- 72A Nguyễn Trãi (phường Thượng
Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội), và đất diện tích hơn 139 m2 của bị can Vo Tiến
Hùng tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội); căn hộ chung cư diện tích hơn 114 m2 của bị
can Nguyễn Trường Giang tại quận Hoàng Mai (Hà Nội).
2.2. Giải pháp trong vấn đề kê biên tài sản

2.2.1. Về cơ chế quản lý công tác thi hành án

Cần đổi mới cơ chế quản lý công tác thi hành án, tăng cường sự phối hợp
giữa các cơ quan hữu quan trong công tác thi hành án đặc biệt là cưỡng chế thi
hành án. Cần thống nhất về công tác thi hành án, đổi mới cơ chế nhằm đảm bảo
sự quản lý, thống nhất về tổ chức, cơ chế hoạt động, công tác hướng dẫn chỉ đạo
tập trung chuyên môn…
2.2.2. Về xây dựng pháp luật
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thi hành án nói chung về các quy
cđịnh về cưỡng chế kê biên tài sản nói riêng. Cần có sự đối chiếu các quy định
về kê biên tài sản giữa các văn bản luật để khắc phục mâu thuẫn, bù đắp các
khoảng trống.
2.2.3. Các giải pháp khác
Cần triển khai mở rộng, áp dụng khoa học công nghệ thông tin vào hệ sinh
thái 4.0 đối với việc quản lý, diều hành thi hành án dân sự, triển khai việc gửi
các báo cáo bằng văn bản điện tử trên toàn hệ thống

12


Thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ các cán bộ cơ quan thi hành án, thực hiện
đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn
Đáp ứng đầy đủ và kịp thời kinh phí hoạt động ho cơ quan thi hành án,
nâng cao cơ sở vật chất, phwuong tiện hoạt động và nâng cấp các trụ sở hệ
thống kho tàng tài vật cho các cơ quan thi hành án
Thực hiện công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật, chỉ tiến hành cưỡng
chế trong trường hợp bất khả kháng, tăng cường sự giám sát của nhân dân

KẾT LUẬN
Các phán quyết của Tòa án cần được đưa ra kịp thời, cần được thi hành nghiêm

chỉnh, triệt để, mới có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Các
biện pháp cưỡng chế thi hành án nói chung và biện pháp cưỡng chế, kê biên tài sản nói
riêng cũng chỉ nhằm mục đích như vậy. Hiệu quả của việc cưỡng chế kê biên tài sản là
cơ sở, tiền đề cho sự thành công, hiệu quả của một vụ thi hành án về tài sản khi đương
sự không tự nguyên thi hành án. Song qua những vấn đề đã nêu trong tiểu luận, việc
thực hiện cưỡng chế kê biên tài sản cũng cần cải thiện, bổ sung để thêm chặt chẽ các
quy định về các loại tài sản không được kê biên nhằm một phần thể hiện tính nhân đạo
trong quy định pháp luật nhưng vẫn thể hiện được sức mạnh và sự đanh thép của Đảng
và nhà nước đối với những trường hợp phải thi hành án.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Công Bình, Bùi Thị Huyền, Giáo trình Luật Thi hành án dân sự Việt Nam,
NXB Công an nhân dân, 2018;
2. Luật thi hành án dân sự sửa đổi, bổ sung năm 2014
3. Trần Công Thịnh, Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi
hành án dân sự và một số khuyến nghị, Tạp chí khoa học DHQGHN, Kinh tế – Luật
24, 2008;
4. Một số vướng mắc và kiến nghị áp dụng biện pháp kê biên tài sản là quyền sử dụng
đất trong hoạt động thi hành án dân sự, Tạp chí Tòa án, 2021;
5. Nguyễn Anh Tuấn, Biện pháp cưỡng chế kê biên và xử lý tài sản của người phải thi
hành án dân sự, 2015;
6. Quy định pháp luật về kê biên tài sản trong thi hành án dân sự
/>7. Tài sản không được kê biên là gì? Tài sản không được cưỡng chế thi hành án?
/>8. Nguyên tắc kê biên tài sản trong thi hành án dân sự
/>9. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn Ngữ học, Nxb Đà Nẵng, 2003
10. Nghị định số 19/VBHN – BCT quy định chi tiết luật thương mại về hàng hóa, dịch
vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện, 09/05/2014.

11. Thơng tư 200/2014/TT – BTC (Có hiệu lực từ ngày 1/1/2015)

14


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Tiểu luận cuối kỳ

Lý luận và thưc tiễn thi hành các quy định của
pháp luật đối với các tài sản không được kê biên
trong thi hành án dân sư
Giảng viên
Sinh viên
MSSV
Ngày sinh
Lớp
Học phần

: TS. Trần Công Thịnh
:
:
:
: K11 – Luật học
: Luật Thi hành án Dân sự

Hà Nội – 11/a2021

Mục lục


Phần mở đầu:.........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................4
15


4. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
Chương 1. Những vấn đề lý luận về các quy định của pháp luật đối với các tài
sản không được kê biên trong thi hành án dân sự.....................................................5
1. 1. Khái niệm kê biên tài sản, tài sản không được kê biên..............................5
1. 2. Đối tượng áp dụng biện pháp kê biên tài sản.............................................5
1. 3. Ý nghĩa của việc quy định những tài sản không được kê biên..................5
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về tài sản
không được kê biên trong thi hành án dân sự............................................................6
2.1. Thực trạng pháp luật về tài sản không được kê biên trong thi hành án
dân sự.................................................................................................................6
2.2. Thực tiễn áp dụng các quy định về tài sản không được kê biên trong
thi hành án dân sự............................................................................................13
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả pháp luật về tài sản không
được kê biên trong thi hành án dân sự.....................................................................15
3.1. Khuyến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật......................................15
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật.....................................15
Tài liệu tham khảo:..............................................................................................16

16



Phần mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động thực thi phán quyết của Tòa án liên
quan đến các vấn đề về tài sản và nhân thân, trong các bản án hình sự, dân sự,
kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân và gia đình... có thể nói hoạt động thi
hành án dân sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng. Để bản án, quyết
định của Tòa án được thực thi trên thực tế, công tác thi hành án dân sự đóng vai
trò rất quan trọng, đăc biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, thương mại diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, chính vì
thế các tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động, thương mại ngày càng gia tăng,
tính chất vụ việc phức tạp, gây nhiều khó khăn cho hoạt động thi hành án dân
sự.
Mục tiêu cơ bản, tổng quát của công tác thi hành án dân sự là đảm bảo cho các
bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành
nghiêm chỉnh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, cơ quan, tổ
chức, doanh nghiệp và công dân. Đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực
thì không phải bất kỳ người có nghĩa vụ đều tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của
mình, có những trường hợp còn cố ý chây ì gây khó khăn cản trở trong việc thi
hành án cho nên còn phải có sự cưỡng chế của nhà nước, việc đảm bảo thi hành
bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền mới bảo vệ vệ được quyền và lợi
ích của các chủ thể.
Chính vì thế, Chấp hành viên phải thực hiện các biện pháp cưỡng chế giúp đảm
bảo nghĩa vụ thi hành án. Cưỡng chế kê biên tài sản là một biện pháp quan
trọng trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự, thể hiện quyền lực nhà
nước một cách ro ràng nhất khi người phải thi hành án không tự nguyện thi
hành án các khoản nghĩa vụ của mình trong bản án, quyết định của Tòa án.Tuy
nhiên, qua thực tiễn công tác kiểm sát việc kê biên tài sản trong thi hành án dân
sự hiện nay còn nhiều bất cập khiến cho việc thi hành án trở nên khó khăn,
những vụ việc tồn đọng nhiều năm. Chính vì thế, việc nghiên cứu về cả lý luận
và thực tiễn về tài sản không được kê biên là rất cần thiết cho việc nâng cao

hiệu quả của pháp luật trong thi hành án dân sự.

17


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật đối với các
tài sản không được kê biên trong thi hành án dân sự nhằm đưa ra các khuyến
nghị giúp hoàn thiện các quy định pháp luật sao cho phù hợp để đạt hiệu quả
cao khi áp dụng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích làm ro lý luận về biện pháp kê biên tài sản đối với tài sản không được
kê biên.
Tìm hiểu thực trạng và thực tiễn áp dụng pháp luật về kê biên tài sản.
4. Đối tượng nghiên cứu
Các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về tài sản không được kê biên trong
thi hành án dân sự.
5. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng quan tài liệu; phương pháp
đánh giá kết hợp với lý luận, thực tiễn.

18


Chương 1. Những vấn đề lý luận về các quy định của
pháp luật đối với các tài sản không được kê biên trong
thi hành án dân sự
Khái niệm kê biên tài sản, tài sản không được kê biên

Kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trong đó

Chấp hành viên là người tiến hành áp dụng trong quá trình giải quyết việc thi hành án
dân sự. Đây là biện pháp quan trọng trong các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự,
được áp dụng khi người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án các khoản nghĩa
vụ của mình trong bản án, quyết định của tòa án.
Như vậy có thể thấy rằng kê biên tài sản là biện pháp thể hiện quyền lực của nhà
nước một cách ro ràng khi nó được cưỡng chế thi hành. Khi áp dụng bắt buộc người
thi hành án phải thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách bị kê biên các tài sản để thẩm
định giá theo quy định pháp luật nhằm đảm bả phần nghĩa vụ cần thực hiện.
Từ trên có thể thấy tài sản kê biên trong biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là
những tài sản của người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án. Như vậy, tài sản
không được kê biên là những tài sản không dùng để thi hành án.
Đối tượng áp dụng biện pháp kê biên tài sản

Đối tượng áp dụng biện pháp kê biên tài sản là tài sản của người phải thi hành án
mà không tự nguyện thi hành trong thời gian quy định.
Tùy vào từng vụ việc người phải thi hành án sẽ là những cá nhân, tổ chức hay pháp
nhân,..Từ đó sẽ có những quy định khác nhau về những tài sản không được kê biên.
Ý nghĩa của việc quy định những tài sản không được kê biên

Mục đích của biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản là nhằm đảm bảo quyền lợi của
đương sự, buộc người phải thi hành án chấp hành nhằm đảm bảo phần nghĩa vụ phải
thực hiện. Tuy nhiên, các biện pháp cưỡng chế ngoài việc đạt được mục đích còn cần
phải mang tính dân chủ và đảm bảo các quyền cơ bản của con người, đảm bảo tính
nhân đạo.
Chính vì thế việc quy định các tài sản không được kê biên là rất cần thiết nhằm đảm
bảo được việc người phải thi hành án thực hiện được nghĩa vụ nhưng vẫn phải duy trì
được cuộc sống tối thiểu của họ. Những tài sản không được kê biên là những tài sản

19



thiết yếu phục vụ cho đời sống của bản thân cũng như nhân thân của người phải thi
hành án. Điều này nhằm duy trì cuộc sống của các đương sự, đảm bảo sự phát triển
của nền kinh tế giúp cho xã hội ổn định không bị xáo trộn.

Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
các quy định về tài sản không được kê biên trong thi
hành án dân sự
2.1.

Thực trạng pháp luật về tài sản không được kê biên trong thi hành
án dân sự

Quy định của pháp luật về tài sản không được kê biên trong
thi hành án dân sự
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, đối với tài sản là vật thì những tài sản không
được kê biên trong thi hành án dân sự được quy định tại Điều 87, luật Thi hành án dân
sự 2014. Ngoài ra, trong thi hành án dân sự còn có các quy định khác về tài sản không
được kê biên là một số tài sản rơi vào trường hợp cụ thể được quy định tại những Điều
luật khác.

Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản
phục vụ quốc phịng, an ninh, lợi ích cơng cộng; tài sản do
ngân sách nhà nước cấp cho cơ quan, tổ chức
Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật là những tài sản cấm mua
bán, trao đổi trên thị trường. Thường là những tài sản có vai trò quan trọng với nền
kinh tế quốc dân, với an ninh quốc phòng nên cấm mua bán, trao đổi.
Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về tài sản bị cấm lưu thông nhưng thay vào
đó có thể sử dụng Danh mục hàng hóa cấm lưu thông được quy định tại Nghị định số
11/1999/NĐ-CP. Theo đó có thể thấy những hàng hóa cấm lưu thông như vũ khí, đạn

dược; chất ma túy, chất hóa học độc hại, các loại pháo,...
Tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng. Việc xác định tài sản nào
phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng không được kê biên tùy từng trường
hợp cụ thể căn cứ vào nhiều yếu tố.
Tài sản phục vụ lợi ích công cộng có thể kể đến như: Đường giao thông, cầu, cống,
vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, sông, hồ, đê, đập, thủy lợi, trường học, bệnh viện,

20


chợ, công viên, vườn hoa, khu vui chơi cho trẻ em, quảng trường, sân vận động, sân
bay, bến cảng, nhà ga, bến xe và các công trình công cộng khác.
“Tài sản chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh áp dụng đối với các trường hợp
sau đây: Nhà, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; vũ khí, khí tài, trang bị
chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh; tàu, thuyền, ôtô, xe máy thuộc danh mục tài sản
đặc biệt hoặc tài sản chuyên dùng vào mục đích quốc phòng, an ninh được Bộ Quốc
phòng hoặc Bộ Công an cấp giấy đăng ký phương tiện; nhà, đất thuộc tài sản Nhà
nước hoặc của Đảng, dùng làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.” 10
Tài sản do ngân sách Nhà nước trực tiếp cấp cho các cơ quan, tổ chức cũng
không được kê biên bởi nó thuộc quyền sở hữu Nhà nước, hoạt động bằng vốn ngân
sách của Nhà nước. Theo đó, các tài sản được đầu tư xây dựng ngân sách; tài sản được
đầu tư, xây dựng, mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị được phép sử dụng theo quy
định, từ nguồn Quỹ phát triển sự nghiệp và Quỹ phúc lợi của đơn vị; tài sản được đầu
tư xây dựng, mua sắm từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức,...

Tài sản của người phải thi hành án là cá nhân
“Số lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình
trong thời gian chưa có thu nhập, thu hoạch mới”11

Trong quá trình kê biên tài sản, Chấp hành viên phải xác định được đúng các tài sản
của người phải thi hành án để tiến hành kê biên. Trong đó, những tài sản nhằm đáp
ứng nhu cầu thiết yếu của người phải thi hành án và gia đình trong thời gia chưa có thu
nhập, thu hoạch mới thì không được kê biên. Lương thực là thành phần chủ yếu cấu
thành trong nguồn thức ăn hàng ngày của con người. Nó cung cấp năng lượng cho con
người qua việc ăn uống hàng ngày, giúp duy trì sự sống, hoạt động bình thường của
con người. Chính vì thế nó là tài sản không được kê biên với mục đích ổn định đời
sống của cá nhân người phải thi hành án và gia đình trong thời gian chưa có thu nhập,
thu hoạch mới.

10 Lê Anh Tuấn – Tổng cục Thi hành án dân sự - />11 Điểm a, Khoản 2, Điều 87, Luật Thi hành án dân sự 2014.

21


“Số thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh của người phải thi hành án và gia đình”12
Trong trường hợp người phải thi hành án hoặc gia đình người phải thi hành án có tài
sản là thuốc men dùng để chữa trị bệnh tật cũng như phòng chống bệnh sẽ được coi là
tài sản không được kê biên. Bởi khi thiếu đi tài sản này họ sẽ rơi vào tình trạng nguy
hiểm tới sức khỏe và mạng sống, điều này sẽ đi trái với các quyền cơ bản của con
người về quyền được sống, quyền an sinh xã hội.
“Vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm”13
Vật dụng cần thiết của người tàn tật hay những vật dụng cần thiết để chăm sóc
người ốm là những vật dụng khó tách rời của cá nhân người sử dụng. Những vật dụng
này có vai trò lớn trong việc trợ giúp họ sinh hoạt thường ngày trong cuộc sống, nếu
thiếu đi những vật dụng đó sẽ rất khó khăn và việc tước đi những tài sản mang yếu tố
thiết yếu trong cuộc sống của họ không phải là kết quả mà thi hành án muốn mang tới.
Thi hành án nhằm đảm bảo việc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ của mình
nhưng vẫn phải mang tính nhân đạo, không trái với pháp luật và không trái với đạo
đức xã hội. Bởi vậy, những tài sản là vật dụng cần thiết của người tàn tật hay những

vật dụng dùng để chăm sóc người ốm sẽ không được kê biên. Có thể dễ hình dung
những vật dụng này như: xe lăn, dụng cụ hỗ trợ đi lại của người khuyết tật, máy móc
hỗ trợ duy trì sự sống cho người thực vật, máy tạo oxi,...
“Đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương”14
Con người có quyền tự do tín ngưỡng và quyền đó được đảm bảo bởi pháp luật, thờ
cúng tổ tiên là một trong những tín ngưỡng đặc biệt quan trọng và phổ biến ở nước ta.
Chính vì thế những đồ dùng trong việc thờ cúng là những tài sản không được kê biên.
Ngoài ra, tùy theo tập tục tại các địa phương sẽ có những phong tục thờ cúng khác
nhau nên những đồ vật thờ cúng được coi là tài sản không được kê biên sẽ được nhận
định dựa trên độ thông thường theo tập quán tại địa phương đó. Ví dụ: tại dân tộc Kinh
thì những đồ vật thờ cúng thông thường sẽ bao gồm: ban thờ, bát hương, bộ bát cúng
cơm, đèn thờ, di ảnh thờ,...15 Hay trong tục thờ cúng của người Tày, Nùng tùy từng gia
đình, dòng tộc mà sẽ có ba hoặc bốn bát hương thờ tổ tiên... 16
12 Điểm b, Khoản 2, Điều 87, Luật Thi hành án dân sự 2014
13 Điểm c, Khoản 2, Điều 87, Luật Thi hành án dân sự 2014
14 Điểm d, Khoản 2, Điều 87, Luật Thi hành án dân sự 2014
15 Theo: />16 Triệu Thị Mai, Ý nghĩa các bát hương trong tục thờ cúng tổ tiên của người Tày, Nùng />
22


“Công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh
sống chủ yếu hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình”17
Những công cụ lao động cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu
hoặc duy nhất của người phải thi hành án và gia đình mà mang giá trị không lớn sẽ
được coi là tài sản không được kê biên. Bởi đó là tài sản giúp người phải thi hành án
thực hiện nghĩa vụ của mình cũng như nuôi sống bản thân và gia đình. Ví dụ: Đối với
người nông dân thì cái cuốc, cái cày là vật dụng lao động quan trọng liên quan trực
tiếp tới nghề nghiệp sinh sống của họ; hay đối với nghề xe ôm thì xe máy đôi khi có
giá trị lớn nhưng lại là phương tiện sinh sống chủ yếu cho nghề nghiệp của họ....
“Đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành án và gia đình”18

Không được kê biên tài sản là đồ dùng sinh hoạt cần thiết cho người phải thi hành
án và gia đình bởi đơn giản có thể hiểu đó là những vật dụng cá nhân mang tính thiết
yếu và giá trị của chúng cũng không quá lớn vậy nên để dy trì được cuộc sống của
người phải thi hành án và gi đình thì những tài sản này không được kê biên.

Tài sản của người phải thi hành án là doanh nghiệp, hợp tác
xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
“Số thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực
phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động”19
Tương tự như đã phân tích ở trên trong mục tài sản cá nhân, thuốc dùng để phục vụ
việc phòng, chữa bệnh; lương thực dụng cụ và những tài sản phục vụ cho bữa ăn của
người lao động cũng sẽ không được kê biên. Mang mục đích duy trì sự ổn định của xã
hội, đời sống an sinh của người lao động thì những tài sản này của doanh nghiệp, hợp
tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đều không được kê biên.
“Nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ
sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh”20
“Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy
nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường”21
17 Điểm đ, Khoản 2, Điều 87, Luật Thi hành án dân sự 2014
18 Điểm e, Khoản 2, Điều 87, Luật Thi hành án dân sự 2014
19 Điểm a, Khoản 3, Điều 87, Luật Thi hành án dân sự 2014
20 Điểm b, Khoản 3, Điều 87, Luật Thi hành án dân sự 2014
21 Điểm c, Khoản 3, Điều 87, Luật Thi hành án dân sự 2014

23


Những vật dụng dùng trong việc đả bảo an toàn cho người lao động như các bình
phòng cháy chữa cháy,... Các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc chống ô
nhiễm môi trường, chống cháy nổ tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ đều không được kê biên. Bởi để đảm bảo được an toàn cho người lao động
cũng như cho xã hội thì đây là những tài sản cần thiết bắt buộc phải có của các cơ sở
sản xuất, doanh nghiệp,..Chính vì vậy, Chấp hành viên không được kê biên các tài sản
này.

Kê biên tài sản là quyền sở hữu trí tuệ
Chấp hành viên ra quyết định kê biên quyền sở hữu trí tuệ thuộc quyền sở hữu của
người phải thi hành án. Tuy nhiên chấp hành viên không được kê biên quyền sở hữu trí
tuệ của người phải thi hành án trong trường hợp: “Trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu
quốc phòng, an ninh, dân sinh và lợi ích của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật sở hữu
trí tuệ mà Nhà nước quyết định chủ sở hữu trí tuệ phải chuyển giao quyền của mình
cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong thời gian nhất định thì Chấp hành
viên không được kê biên quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án trong thời
gian bắt buộc phải chuyển giao.”22

Kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp
Việc kê biên tài sản đang cầm cố, thế chấp được thực hiện trong trường hợp người
phải thi hành án không còn tài sản nào khác hoặc có tài sản nhưng không đủ để thi
hành án. Chấp hành viên có quyền kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án
đang cầm cố, thế chấp nếu giá trị của tài sản đó lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi
phí cưỡng chế thi hành án.
Ngoài ra có những trường hợp mà chấp hành viên không được kê biên tài sản đang
cầm cố, thế chấp khi “...người nhận cầm cố, thế chấp đang tiến hành xử lý để thu hồi
nợ vay theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm...”; “...giá của tài sản sau
khi giảm giá không lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành
án...”23 theo như quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2016/TTLT-BTP-TANDTCVKSNDTC.

22 Khoản 3, Điều 84, Luật Thi hành án dân sự 2014
23 Khoản 2 và 3, Thông tư liên tịch số 11/2016/ TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC


24


Kê biên tài sản trong pháp luật tố tụng hình sự
Điều 128 BLTTHS năm 2015 quy định về đối tượng kê biên và phạm vi áp dụng: “Kê
biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt
tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại”.
Điều này khẳng định việc kê biên tài sản chỉ áp dụng với bị can, bị cáo về tội mà Bộ
luật hình sự quy định. Những người thân trong gia đình không nằm trong diện này nên tài
sản của họ cũng được bảo toàn. Tuy nhiên tài sản liên quan đến tội tham nhũng vẫn sẽ bị
tịch thu, thu hời tài sản.

Bình luận về quy định của pháp luật về tài sản không được kê
biên trong thi hành án dân sự
Những quy định của pháp luật Việt Nam về tài sản không được kê biên trong thi
hành án dân sự cụ thể được quy định tại Điều 87, Luật thi hành án dân sự đã nêu ra
được những nhóm tài sản cơ bản mà chấp hành viên không được kê biên. Việc phân
chia các tài sản được dựa theo các đối tượng phải thi hành án (cá nhân, cơ quan, tổ
chức) điều này giúp cho chấp hành viên dễ dàng hơn trong việc áp dụng khi tùy đối
tượng ở các bản án quyết định khác nhau mà áp dụng. Tuy nhiên việc xác định các tài
sản có thuộc những tài sản không được kê biên trên thực tế vẫn sẽ có khó khăn bởi
những quy định chưa thực sự ro ràng. Cụ thể:
Thứ nhất, về tài sản không được kê biên là tài sản bị cấm lưu thông theo quy định
của pháp luật thì cần có hướng dẫn quy định ro tài sản cấm lưu thông là những tài sản
nào. Điều này gây khó khăn cho chấp hành viên khi thực hiện kê biên tài sản khi mà
những quy định về nó đôi khi còn chưa được ro ràng.
Thứ hai, về tài sản của cá nhân vẫn có những quy định có kẽ hở khi áp dụng khi
người phải thi hành án đa phần đều tìm mọi cách để không tự nguyện thi hành và sau
đó sẽ là làm mọi cách để giấu tài sản tránh bị thu hồi. Luật dự trù khi quy định những
tài sản thiết yếu cho người phải thi hành án trong trường hợp người phải thi hành án

không đủ điều kiện để thi hành. Nhưng với trường hợp người phải thi hành án cố tình
đưa những tài sản có giá trị thành những tài sản thuộc những tài sản cấp thiết của gia
đình như:
Thuốc là tài sản không được kê biên bởi nó rất cần thiết trong cuộc sống dùng để
phòng chữa bệnh. Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, có những loại dược liệu quý

25


×