Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC ĐẾN NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.14 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA
HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN QUỐC
ĐẾN NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

TP.HCM, THÁNG 11/2018


i

MỤC LỤC
I. VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – HÀN
QUỐC
1
1.1. Tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc ..... 1
1.2. Tóm lược các nội dung chính của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn
Quốc ............................................................................................................................................ 1
1.2.1. Thương mại hàng hóa ............................................................................................. 1
1.2.2 Thương mại dịch vụ .................................................................................................. 3
1.2.3. Đầu tư ...................................................................................................................... 3
1.3. Cơ hội và thách thức của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc đến
Việt Nam nói chung .................................................................................................................... 3
1.3.1. Cơ hội ...................................................................................................................... 3
1.3.2. Thách thức ............................................................................................................... 5
II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM
– HÀN QUỐC ĐẾN NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
7
2.1. Những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đến ngành


dệt may của Việt Nam ................................................................................................................ 7
2.1.1. Cam kết về thuế quan .............................................................................................. 7
2.1.2. Cam kết về xuất xứ .................................................................................................. 8
2.2. Tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đến ngành dệt
may của Việt Nam trong thời gian qua ....................................................................................... 8
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc trong thời
gian qua ...................................................................................................................................... 8
2.2.2. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời gian qua ............ 10
2.2.3. Kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam từ Hàn Quốc trong thời gian qua ......... 10
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –
Hàn Quốc đến ngành dệt may của Việt Nam trong thời gian qua ............................................ 11
2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................................... 11
2.3.2. Khó khăn................................................................................................................ 12
2.4. Dự báo tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đối với
ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới ............................................................................ 13
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
14
3.1. Kết luận ......................................................................................................................... 14
3.2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 15
3.2.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may ..................................................... 15
3.2.2. Đối với các cơ quan chuyên trách ......................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
17


1

I. VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM –
HÀN QUỐC
1.1. Tiến trình đàm phán và ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam Hàn Quốc

Tháng 3 năm 2010, Việt Nam và Hàn Quốc đã thành lập Nhóm Cơng tác
chung về Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) với thành
phần là đại diện các cơ quan Chính phủ, cơ quan nghiên cứu của hai nước với mục
đích thực hiện các nghiên cứu chung về tính khả thi của việc ký kết một Hiệp định
Thương mại tự do (FTA) song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 12 năm 2014, hai bên đã tiến hành 8 vịng
đàm phán chính thức và 8 phiên họp giữa kỳ, họp cấp Trưởng đoàn đàm phán.
Đến ngày 05/5/2015, hai nước chính thức ký kết Hiệp định Thương mại Việt
Nam – Hàn Quốc (VKFTA). Sau 7 tháng ký kết, VKFTA chính thức có hiệu lực từ
ngày 20/12/2015. Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, các doanh nghiệp 2 nước có điều
kiện khai thác các ưu đãi thương mại, dịch vụ, đầu tư dành cho nhau.
1.2. Tóm lược các nội dung chính của Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam - Hàn Quốc
VKFTA gồm 17 Chương (208 Điều), 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi
quy định.
Một số nội dung chính trong VKFTA bao gồm:
1.2.1. Thương mại hàng hóa
Điểm nổi bật trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc là cơ cấu
hàng hóa xuất khẩu có tính bổ sung, khơng cạnh tranh trực tiếp. Việt Nam cũng là
đối tác đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với những sản phẩm hết sức
nhạy cảm của nước này như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang,... trong khi thuế suất
những mặt hàng này vốn rất cao, từ 241đến 420% .
a. Đối với các cam kết thuế quan
Về cơ bản, các cam kết thuế quan trong VKFTA được xây dựng trên nền các
cam kết thuế quan trong Hiệp định Thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc
(AKFTA), nhưng với mức độ tự do hóa cao hơn. Nói cách khác, VKFTA sẽ cắt
giảm thêm một số dịng thuế mà trong AKFTA chưa được cắt giảm hoặc mức độ cắt
giảm còn hạn chế. Tổng hợp cả các cam kết trong VKFTA và AKFTA thì Hàn
Quốc sẽ xóa bỏ cho Việt Nam 11.679 dòng thuế (chiếm 95,44% biểu thuế và tương



2

đương với 97,22% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào Hàn Quốc năm
2012) và Việt Nam sẽ xóa bỏ cho Hàn Quốc 8.521 dòng thuế (chiếm 89,15% biểu
thuế và tương đương 92,72% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc vào Việt Nam
năm 2012).
Bảng 1. Cam kết thuế quan trong VKFTA và AKFTA
Số dịng thuế
xóa bỏ

Tỷ lệ trong

Tỷ lệ về kim ngạch

biểu thuế (%)

nhập khẩu năm 2012 (%)

Cam kết xóa bỏ thuế trong VKFTA
Hàn Quốc

5061

4,14

5,5

Việt Nam


2652

2,2

5,91

Tổng cộng cam kết xóa bỏ thuế quan trong VKFTA và AKFTA
Hàn Quốc

11.679

95,44

97,22

Việt Nam

8.521

89,15

92,72
Nguồn: Bộ Tài Chính

b. Đối với cam kết về quy tắc xuất xứ
Nhìn chung, quy tắc xuất xứ trong VKFTA chặt hơn so với AKFTA nhưng
vẫn tương đối đơn giản. Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo VKFTA, hàng hóa
cần đáp ứng được một trong các tiêu chí sau:
- Tỷ lệ Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) theo quy định (thường là trên 40%);
- Chuyển đổi mã HS (2 số, 4 số hoặc 6 số); hoặc

- Trải qua một công đoạn sản xuất hoặc chế biến nhất định (các sản phẩm dệt
may).
Thủ tục chứng nhận xuất xứ: Về thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ ưu đãi (C/O),
VKFTA vẫn áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thơng qua một cơ quan có
thẩm quyền do Nhà nước quy định/ủy quyền như trong các FTA ký trước đây mà
Việt Nam đang thực hiện. Đặc biệt, VKFTA cho phép miễn nộp giấy Chứng nhận
xuất xứ đối với các hàng hóa nhập khẩu có trị giá hải quan khơng q 600 USD (trị
giá FOB), hoặc một mức cao hơn nếu nước nhập khẩu cho phép. Các FTA Việt

1
2

Mặc dù trong cam kết là 506 dịng nhưng có 4 dịng đã được xóa bỏ theo MFN
Mặc dù trong cam kết là 265 dịng nhưng có 65 dịng đã được xóa bỏ theo MFN


3

Nam đã ký trước đây thường chỉ cho phép các hàng hóa có trị giá khơng q 200
USD được miễn nộp giấy Chứng nhận xuất xứ.
1.2.2 Thương mại dịch vụ
Thương mại dịch vụ trong VKFTA được chia làm 02 phần:
- Các cam kết về nguyên tắc bao gồm các định nghĩa, các quy định chung về
nghĩa vụ Đối xử quốc gia, Đối xử Tối huệ quốc,... và 03 Phụ lục về Tài chính, Viễn
thơng và Di chuyển thể nhân.
- Cam kết về mở cửa thị trường là 01 Phụ lục riêng, bao gồm 02 Danh mục mở
cửa của Việt Nam và Hàn Quốc về từng lĩnh vực dịch vụ.
1.2.3. Đầu tư
Chương về Đầu tư trong VKFTA được chia làm 02 phần:
- Phần “Đầu tư” bao gồm các cam kết về nguyên tắc chung (bao gồm các định

nghĩa, các quy định chung về nghĩa vụ Đối xử quốc gia, Đối xử tối huệ quốc,…),
các cam kết về mở cửa của từng bên (Mỗi bên sẽ có một Danh mục bảo lưu các biện
pháp/lĩnh vực không phải áp dụng một số nguyên tắc đầu tư – Danh mục các biện
pháp không tương thích);
- Phần “Giải quyết tranh chấp đầu tư” bao gồm phạm vi, nguyên tắc và quy
trình thủ tục giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn phát sinh giữa Nhà nước của
một bên của Hiệp định và nhà đầu tư của bên kia.
1.3. Cơ hội và thách thức của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn
Quốc đến Việt Nam nói chung
VKFTA sẽ đem lại rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, song bên
cạnh đó tiềm ẩn khơng ít thách thức khi năng lực cạnh tranh và hệ thống quản lý của
nước ta còn nhiều yếu điểm.
1.3.1. Cơ hội
a. Mở rộng thị trường xuất khẩu
Đối với ngành nơng nghiệp, hàng hố xuất khẩu của Việt Nam có nhiều cơ hội
tại thị trường mới nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ từ phía Hàn Quốc.
Việt Nam sẽ là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường đối với
những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang,...
trong khi thuế suất những mặt hàng này vốn rất cao, từ 241 đến 420% do chúng đặc
biệt nhạy cảm với Hàn Quốc. Do đó, điều này tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho
hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như


4

Trung Quốc, Indonesia, Malaysia hay Thái Lan. Bên cạnh đó, một số mặt hàng khác
như tôm, Hàn Quốc sẽ miễn thuế cho Việt Nam với lượng hạn ngạch 10.000
tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm miễn thuế, trong khi hiện
nay Việt Nam chỉ tận dụng được 2.500 tấn/năm miễn thuế trong tổng số 5.000
tấn/năm dành cho 10 nước ASEAN. Vì vậy, điều này mang lại thuận lợi rất lớn cho

ngành thuỷ hải sản.
Ngoài ra, VKFTA sẽ giúp thúc đẩy ngành dệt may khi có 24 dịng sản phẩm
được hưởng ưu đãi về thuế thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực
ASEAN. Các sản phẩm dệt may, giày dép xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam
được xóa bỏ ngay thuế từ 10 - 13% xuống còn 0%.
Đối với các mặt hàng tiêu dùng (mỹ phẩm), đồ điện gia dụng (máy lạnh, tủ
lạnh, lò vi sóng, lị nướng,...) sẽ được cắt giảm thuế theo lộ trình từ 7 đến 10 năm.
Ngồi ra, hai bên đã thống nhất nội dung Thỏa thuận thực thi các cam kết hợp
tác kinh tế. Theo đó, phía Hàn Quốc hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xây dựng,
thực thi chính sách, nâng cao sức cạnh tranh của các lĩnh vực mà Hàn Quốc có thế
mạnh và Việt Nam có nhu cầu hợp tác để cạnh tranh xuất khẩu bền vững như nông
nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp; công nghiệp điện tử, cơng nghiệp lọc hóa dầu, cơng
nghiệp hỗ trợ,...
b. Phát triển ngành sản xuất trong nước
Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam, sau Trung Quốc,
Nhật Bản và EU. Theo số liệu thống kê, khoảng 70% đến 80% kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam từ Hàn Quốc là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho các
ngành sản xuất trong nước. Do vậy, việc mở cửa cắt giảm đối với các nguyên phụ
liệu này sẽ góp phần giảm chi phí đầu vào sản xuất.
Xuất phát từ cam kết nền ASEAN - Hàn Quốc, Việt Nam đã cam kết mở cửa
thêm với Hàn Quốc đối với 200 dịng thuế theo lộ trình 15 năm, chiếm 5,9% tổng
kim ngạch nhập khẩu, góp phần nâng số dòng thuế cam kết cắt giảm thuế quan với
Hàn Quốc lên 8.520 dòng thuế, chiếm 92,7% giá trị kim ngạch (tính theo số liệu
năm 2012).
Danh mục 200 mặt hàng cam kết mở cửa song phương với Hàn Quốc chủ yếu
với các nhóm hàng cơng nghiệp như ngun phụ liệu dệt, may; nguyên liệu nhựa,
linh kiện điện tử, phụ tùng ô tô, điện gia dụng, một số sản phẩm sắt thép, dây cáp
điện, dòng xe tải từ 10 - 20 tấn và xe con từ 3.000cc trở lên,... Phần lớn trong số này
là các nguyên, phụ liệu cần nhập khẩu phục vụ sản xuất trong nước, góp phần giảm



5

chi phí đầu vào sản xuất, giúp giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ một vài
nước khác.
Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục duy trì bảo lưu đối với một số mặt hàng nhạy cảm
mà Hàn Quốc có thế mạnh xuất khẩu nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước
như ô tô nguyên chiếc, sắt thép, sản phẩm nhựa,...
c. Những cơ hội khác
Trước hết, VKFTA còn mang lại lợi ích xã hội tích cực nhờ tạo thêm nhiều cơ
hội việc làm cho người lao động Việt Nam, nâng cao thu nhập, đặc biệt của nhóm
lao động phổ thơng, lao động khơng có tay nghề cao, từ đó góp phần xóa đói, giảm
nghèo.
Bên cạnh đó, VKFTA sẽ mang lại những tác động tích cực về nhiều mặt đối
với kinh tế Việt Nam, giúp hồn thiện hơn nữa mơi trường kinh doanh, phân bổ và
sử dụng nguồn lực xã hội một cách hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy q trình tái cơ cấu
nền kinh tế theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phục vụ mục tiêu phát triển bền
vững.
Không chỉ vậy, trong dịch vụ và đầu tư, việc thực hiện VKFTA sẽ hỗ trợ Việt
Nam hình thành mơi trường đầu tư và pháp lý minh bạch, thơng thống hơn để đẩy
mạnh thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam cũng như các nước khác, kèm theo
công nghệ cao và trình độ quản lý tiên tiến. Trong hiệp định này, nhiều tiêu chuẩn
được đưa ra nhằm tăng cường bảo vệ quyền của nhà đầu tư và cải thiện môi trường
đầu tư hơn là AKFTA hay Hiệp định Bảo lãnh đầu tư Hàn Quốc - Việt Nam.
Thêm vào đó, VKFTA là bước chuẩn bị tập dượt tốt cho các doanh nghiệp
Việt Nam trong thời gian tới khi tiến sâu hơn vào các thị trường khó tính như EU,
Mỹ hay Nhật Bản khi thị trường Hàn Quốc tuy là một thị trường phát triển với các
yêu cầu và đòi hỏi tương đối cao nhưng nhìn chung vẫn dễ tính hơn các thị trường
khác.
Ngoài ra, với khoảng 3.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt

Nam và khoảng 40.000 công nhân Việt Nam đang làm việc ở Hàn Quốc, những
đóng góp tích cực của các doanh nghiệp và cơng nhân này đang giúp mối quan hệ
thương mại song phương và đầu tư giữa hai nước đạt được kết quả ấn tượng.
1.3.2. Thách thức
Thứ nhất, so với thị trường các nước ASEAN (hơn 600 triệu dân) hay Trung
Quốc (gần 1.400 triệu dân), thị trường Hàn Quốc được coi là thị trường tương đối
nhỏ (chỉ khoảng 50 triệu dân). Trong khi đó, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tiêu


6

chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hay tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập
khẩu cao hơn nhiều so với thị trường các nước ASEAN hay Trung Quốc, vì vậy,sẽ
gây khơng ít khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ hai, với hệ thống bán lẻ đã được hình thành bài bản và các siêu thị có
chuỗi phân phối tương đối ổn định, việc thâm nhập vào các kênh bán hàng của Hàn
Quốc là tương đối khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu khơng có
chiến lược tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm,
dịch vụ bán hàng, bảo đảm số lượng, thời gian giao hàng,... thì các doanh nghiệp
Việt Nam khó có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường. Bên cạnh đó, cuộc vận
động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” sẽ gặp khó khăn trong khi chi phí
thương mại, điều tra thị trường tại Hàn Quốc rất cao (phí dịch vụ điều tra thị trường,
tham gia hội chợ, khách sạn,…), góp phần cản trợ việc thâm nhập thị trường này.
Thứ ba, tỷ lệ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ trong nền kinh tế
gần như tuyệt đối, chiếm 96% tổng doanh nghiệp. Sự tham gia của doanh nghiệp
Việt Nam vào chuỗi giá trị cung ứng tồn cầu cịn nhiều hạn chế, đồng thời, năng
lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cũng còn hạn chế. Các
doanh nghiệp Việt Nam hiện đang bị đánh giá yếu trên các mặt, như: quản trị kém,
uy tín thương hiệu thấp, người tiêu dùng thường có tâm lý “sính hàng ngoại”. Do
đó, sau khi VKFTA có hiệu lực, sự cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Hàn

Quốc ở Việt Nam sẽ gay gắt hơn bởi lẽ hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc với giá cả
phải chăng và chất lượng/ mẫu mã tốt hơn. Bởi lẽ, Hàn Quốc có lợi thế hơn hẳn
Việt Nam về cơng nghệ, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, năng lực quản lý. Đồng thời,
các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng có nhiều kinh nghiệm trên thị trường Việt Nam,
hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam nên có khả năng thích nghi nhanh chóng và
hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường Việt Nam. Ở chiều ngược lại, chiến
lược kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam mờ nhạt cùng năng lực
cạnh tranh thấp sẽ đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào nguy cơ làm thuê, đối diện
với các nguy cơ ơ nhiễm mơi trường, có giá trị gia tăng thấp, dẫn đến nguy cơ bị
phụ thuộc, mất đi vị thế chủ động. Ngoài ra, gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của
Việt Nam không được đưa vào danh mục giảm thuế của VKFTA sẽ gây khó khăn
cho nơng dân Việt Nam, dễ đẩy Việt Nam rơi vào trạng thái thâm hụt thương mại
với Hàn Quốc kéo dài.
Thứ tư, về dịch vụ và đầu tư, nếu như trong AKFTA Việt Nam hầu như khơng
có cam kết gì về dịch vụ và đầu tư cao hơn so với mức cam kết của Việt Nam trong
WTO thì trong VKFTA, Việt Nam có nhiều cam kết mở cửa hơn cho các nhà cung
cấp dịch vụ và đầu tư từ Hàn Quốc, đồng thời cũng cam kết mạnh hơn về cơ chế


7

giải quyết tranh chấp Nhà nước – nhà đầu tư nước ngoài. Điều này một mặt gây ra
áp lực cạnh tranh cho các nhà cung cấp dịch vụ và đầu tư trong nước vốn có năng
lực cạnh tranh tương đối hạn chế. Mặt khác, việc tăng cường các dự án đầu tư từ
Hàn Quốc sẽ tạo ra áp lực cho các cơ quan quản lý của nhà nước trong việc quản lý
đầu tư cũng như các rủi ro khi xảy ra các tranh chấp về đầu tư.
Thứ năm, số thu ngân sách của ngành hải quan giảm do nhiều mặt hàng có
kim ngạch lớn, thuế suất cao theo lộ trình VKFTA phải cắt giảm sâu thuế suất thuế
nhập khẩu, điều này trực tiếp tác động lên nguồn thu ngân sách nhà nước.
Thứ năm, hệ thống luật pháp, chính sách của Việt Nam tuy đã được rà soát,

xây dựng mới và từng bước được hồn thiện nhưng nhìn chung vẫn chưa đầy đủ,
đồng bộ, nhất quán và ổn định,... So với cam kết và chuẩn mực quốc tế, luật pháp
của Việt Nam vẫn nhiều bất cập về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách doanh
nghiệp, Nhà nước diễn ra chậm,... Đây chính là một trong những nguyên nhân gây
bất lợi cho Việt Nam khi va chạm và giải quyết các vụ tranh chấp ở phạm vi quốc
tế.
Ngoài ra, một thách thức lớn khác đến từ những hạn chế trong nội tại của nền
kinh tế như hạn chế trong tiếp cận lao động và nguồn nhân lực, hạn chế trong tiếp
cận tín dụng, hạn chế trong tiếp cận khoa học - công nghệ, trong năng lực đổi mới
và sáng tạo hay hạn chế trong năng lực đáp ứng của cơ sở hạ tầng.
II. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT
NAM – HÀN QUỐC ĐẾN NGÀNH DỆT MAY CỦA VIỆT NAM
2.1. Những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc
đến ngành dệt may của Việt Nam
2.1.1. Cam kết về thuế quan
Theo cam kết trong VKFTA, Hàn Quốc cam kết tự do hóa 95,4% số dịng
thuế, trong khi Việt Nam cam kết cắt giảm thuế quan 89,2% số dòng thuế.
Trong số các mặt hàng Hàn Quốc dành ưu đãi thuế quan cho Việt Nam, dệt
may là mặt hàng duy nhất có mức thuế suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực.
Theo đó, nhóm hàng dệt may có 24 dịng sản phẩm từ Việt Nam vào Hàn Quốc
được đưa về thuế suất 0%, thay vì từ 8 đến 13% như trước đó. Dệt may là một trong
những nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam vào thị trường Hàn
Quốc, vì vậy VKFTA là một trong những cam kết cắt giảm thuế khá có lợi cho
doanh nghiệp dệt may Việt Nam.


8

Thay vào đó, Việt Nam cam kết xóa bỏ cho Hàn Quốc 31 dịng thuế đối với
nhóm ngun phụ liệu dệt may, da giày. Trong đó, một số nguyên phụ liệu dệt may

nhập khẩu từ Hàn Quốc như vải tạo vịng lơng bằng dệt kim từ bơng, vải tạo vịng
lơng từ vật liệu khác chứa sợi đàn hồi hoặc sợi cao su, vải dệt kim hoặc móc có khổ
rộng quá 30 cm,... vốn không được hưởng thuế suất ưu đãi nhập khẩu theo cam kết
trong AKFTA, hoặc chịu thuế nhập khẩu vào Việt Nam là 20% đều được cắt giảm
thuế quan nhập khẩu theo VKFTA còn 0 – 12%.
2.1.2. Cam kết về xuất xứ
Hàn Quốc quy định về quy tắc xuất xứ dựa trên công đoạn sản xuất (cắt, may),
thay vì hàm lượng trong sản phẩm (dệt, sợi, vải).
2.2. Tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc đến
ngành dệt may của Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc
trong thời gian qua
Thực tế, xu hướng dịch chuyển đơn hàng xuất khẩu dệt may sang thị trường
Hàn Quốc đã diễn ra từ khi AKFTA có hiệu lực từ năm 2009. Tuy nhiên, đến khi
VKFTA có hiệu lực vào cuối năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Hàn
Quốc từ năm 2016 của Việt Nam tăng trưởng đáng kể. Điều này cho thấy các doanh
nghiệp đã tận dụng chính sách ưu đãi thuế quan mà VKFTA mang lại.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan về kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
của Việt Nam sang Hàn Quốc giai đoạn 2014 – 2017 như sau:
Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc
giai đoạn 2014 – 2017
Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016


Năm
2017

2.089

2.128

2.283

2.642

Tỷ trọng so với kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam (%)

29,2

23,9

20,0

17,8

Tốc độ tăng trưởng trị giá so với
năm liền trước (%)

-

1,9

7,3


15,7

Trị giá
(triệu USD)

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan


9

Như vậy, so với giai đoạn trước khi VKFTA có hiệu lực (2014 – 2015), kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm đầu tiên VKFTA có hiệu
lực (năm 2016) tăng một đáng kể với tốc độ 7,3% so với năm trước đó (2015), đạt
kim ngạch 2.283 triệu USD. Tại thời điểm này, dệt may cũng là nhóm hàng đạt kim
ngạch cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc,
chiếm tỷ trọng 23,9% . Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu
năm 2015 so với 2014 chỉ đạt 1,9%.
Đến năm 2017, sau hai năm VKFTA có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của Việt Nam sang Hàn Quốc chứng kiến sự thay đổi vượt bậc, đạt 2.642 tỷ
USD với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ là 15,7% so với năm 2016, lớn hơn rất nhiều
so với tốc độ tăng những năm trước đó.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt
may có xu hướng giảm dần những năm trở lại đây, cụ thể tỷ trọng giảm từ 23,9%
năm 2015 xuống còn 20% năm 2016 và đến năm 2017, tỷ trọng này chỉ cịn17,8%.
Điều này khơng đáng quan ngại khi Việt Nam ngày càng đa dạng hóa và xuất khẩu
mạnh các mặt hàng khác sang thị trường Hàn Quốc như nông sản, thủy sản, thủy
tinh và sản phẩm từ thủy tinh, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,...
Trong 7 tháng đầu năm 2018, tình hình xuất khẩu mặt hàng dệt may sang Hàn
Quốc vẫn đang chứng kiến đà tăng trưởng ấn tượng khi kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD,

tăng 24,88% so với cùng kỳ năm 2017. Còn tính riêng trong tháng 7/2018, kim
ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 270,7 triệu USD, tăng 24,18% so với tháng
6/2018 và tăng 24,06% so với tháng 7/2017.
Theo dữ liệu của Tổng cục Hải Quan, Hàn Quốc là một trong những thị trường
lớn, chiếm 10,11% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2017.
Hàn Quốc đã vươn lên vị trí thứ 4 trong số các thị trường xuất khẩu của dệt may
Việt Nam và tiến sát với thị trường Nhật Bản (Kim ngạch năm 2017 là 3.110 triệu
USD).
Lý giải việc kim ngạch mặt hàng dệt may xuất sang Hàn Quốc tăng mạnh, Bộ
Công Thương cho rằng, chủ yếu do sức cạnh tranh cao của hàng may mặc Việt Nam
và khả năng chi tiêu của người tiêu dùng Hàn Quốc tăng. Bên cạnh đó, cũng khơng
thể bỏ qua những ưu đãi thuế quan từ VKFTA, với 24 dòng sản phẩm trong nhóm
mặt hàng này được hưởng ưu đãi về thuế thấp hơn so với các quốc gia khác trong
khu vực ASEAN.


10

2.2.2. Thị phần hàng dệt may của Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời gian qua
Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam là hai nhà cung cấp hàng may mặc lớn
nhất vào thị trường Hàn Quốc với thị phần chiếm lần lượt là 34,46% và 32,67% (Số
liệu tháng 7/2018). Tuy nhiên, Việt Nam được đánh giá là nhà cung cấp hàng may
mặc có lợi thế lớn nhất vào Hàn Quốc và có nhiều khả năng sẽ trở thành nhà cung
cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường này.
Nếu so sánh với thời điểm 3 năm trước, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam
vào thị trường này đã có sự bứt tốc rất nhanh, với khoảng cách thị phần giữa Trung
Quốc và Việt Nam được rút ngắn rất nhanh từ mức 40,18% và 29,52% về mức gần
như ngang bằng ở thời điểm hiện tại.
2.2.3. Kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam từ Hàn Quốc trong thời gian
qua

Theo dữ liệu của Tổng cục Hải Quan, Hàn Quốc là nước đang cung cấp gần
18% vải cho ngành may mặc Việt Nam, chỉ đứng sau Trung Quốc (năm 2017).
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan về kim ngạch nhập khẩu vải các loại
của Việt Nam từ Hàn Quốc giai đoạn 2014 – 2017 như sau:
Bảng 3. Kim ngạch nhập khẩu vải các loại của Việt Nam sang Hàn Quốc giai
đoạn 2014 – 2017
Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

1.844

1.856

1.957

2.046

Tỷ trọng so với kim ngạch nhập
khẩu của Việt Nam (%)

8,5


6,7

6,1

4,4

Tốc độ tăng trưởng trị giá so với
năm liền trước (%)

-

0,65

5,4

4,5

Trị giá
(triệu USD)

Nguồn: Tổng Cục Hải Quan
Như vậy, so với giai đoạn trước khi VKFTA có hiệu lực (2014 – 2015), kim
ngạch nhập khẩu vải các loại của Việt Nam trong năm đầu tiên VKFTA có hiệu lực
(năm 2016) tăng một đáng kể với tốc độ 5,4% so với năm trước đó (2015), đạt kim
ngạch 1.957 triệu USD. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch nhập khẩu
vải các loại từ Hàn Quốc năm 2015 so với 2014 chỉ đạt 0,65%.


11


Đến năm 2017, sau hai năm VKFTA có hiệu lực, kim ngạch nhập khẩu vải các
loại của Việt Nam từ Hàn Quốc cũng tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ cao hơn 4,5%
so với năm 2016, đạt 2.046 tỷ USD.
Một trong những lý do góp phần vào việc tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu
vải các loại của Việt Nam từ Hàn Quốc tăng mạnh do những ưu đãi thuế quan mà
Hàn Quốc được hưởng từ VKFTA, với gần 31 dòng sản phẩm được hưởng ưu đãi
về thuế. Các doanh nghiệp trong ngành may mặc Việt Nam cũng được hưởng lợi do
chi phí nhập khẩu vải các loại cũng như các nguyên liệu khác rẻ hơn và bớt lệ thuộc
nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy tỷ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng vải
các loại của Việt Nam từ Hàn Quốc cũng có xu hướng giảm dần những năm trở lại
đây, cụ thể tỷ trọng giảm từ 6,7% năm 2015 xuống còn 6,1% năm 2016 và đến năm
2017, tỷ trọng này chỉ còn 4,4%. Điều này không đáng quan ngại khi Việt Nam kim
ngạch vẫn gia tăng bởi vì Việt Nam ngày càng nhập khẩu nhiều mặt hàng với kim
ngạch lớn từ thị trường Hàn Quốc như xăng dầu các loại hay sản phẩm từ chất
dẻo,...
2.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Hiệp định Thương mại tự do
Việt Nam – Hàn Quốc đến ngành dệt may của Việt Nam trong thời gian qua
2.3.1. Thuận lợi
Trước hết, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may sang Hàn Quốc tăng nhanh và
mạnh. Với việc VKFTA được thực thi, dệt may là ngành được hưởng lợi khá nhiều
khi có 24 dịng sản phẩm được hưởng ưu đãi về thuế thấp hơn so với các quốc gia
khác trong khu vực ASEAN. Nhờ thuế suất giảm, kim ngạch của nhiều mã sản
phẩm hàng dệt may tăng ít nhất từ 3 - 4%/năm.
Thứ hai, dệt may Việt Nam chuyển dần từ sản xuất gia cơng sang các hình
thức sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, sử dụng nguyên liệu trong nước để tăng
giá trị xuất khẩu, giảm nhập siêu từ Hàn Quốc. Bộ Công Thương Việt Nam cũng
khuyến nghị, doanh nghiệp Hàn Quốc nên ưu tiên đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ
trợ, nhất là trong lĩnh vực dệt nhuộm hoàn tất và khẳng định sẽ tạo điều kiện thuận

lợi trong tiếp cận đất đai, lao động, thủ tục liên quan trong lĩnh vực này.
Thứ ba, VKFTA tạo công ăn việc làm cho người dân Việt Nam, trong đó, có
cơng nhân viên ngành dệt may. Giá trị xuất khẩu ngành dệt may tăng đồng nghĩa
với việc tuyển dụng một lượng công nhân lớn để đáp ứng kim ngạch xuất khẩu. Từ


12

khi VKFTA được ký kết, đã có hơn 6.000 cơng ty được thành lập, tạo việc làm cho
hơn 450.000 công nhân (năm 2016).
Thứ tư, VKFTA Gia tăng tiêu chuẩn hàng và nâng cao chất lượng hàng dệt
may của Việt Nam, thơng qua q trình học hỏi và trao đổi cơng nghệ, tiêu chuẩn kĩ
thuật. Các doanh nghiệp Việt Nam quyết liệt hơn trong việc đổi mới công nghệ sản
xuất hàng dệt may, thay đổi thói quen kinh doanh để thích nghi với thị trường mới.
Hàn Quốc đang bộc lộ là một cường quốc công nghệ với nhiều công nghệ mới dựa
trên nền tảng của sự sáng tạo. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tranh thủ
học hỏi, tiếp cận dần với công nghệ cao để tránh bị lạc hậu và tụt hậu, từng bước
thu hẹp khoảng cách công nghệ khá lớn giữa hai quốc gia.
Thứ năm, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có cơ hội thâm nhập sâu hơn
vào thị trường Hàn Quốc, mở ra nhiều cơ hội liên doanh, liên kết với đối tác Hàn
Quốc vốn có tính thân thiện cao. Q trình cùng kinh doanh với đối tác Hàn Quốc
đồng thời tạo điều kiện để lao động Việt Nam học tập, rèn luyện tác phong công
nghiệp, kỷ luật lao động, nâng cao năng suất lao động.
Ngoài ra, phát triển mạnh quan hệ thương mại và đầu tư với Hàn Quốc góp
phần giảm bớt sự lệ thuộc của Việt Nam vào một thị trường nào đó, giảm bớt nguy
cơ gặp rủi ro trong điều kiện thế giới có sự biến động khó lường.
2.3.2. Khó khăn
Trước hết, chất lượng hàng dệt may của thị trường Hàn Quốc khá nghiêm
ngặt. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Hàn Quốc
hiểu r những tiêu chuẩn và yêu cầu hàng hóa tại thị trường của họ. Trong khi đó,

ác doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu r xu hướng thời trang tại Hàn Quốc, đồng thời
nỗ lực đạt tới tiêu chuẩn hàng hóa và xuất xứ, thực hiện các thủ tục cần thiết dưới
quy định VKTFA để có thể khai thác cơ hội từ Hiệp định này.
Thứ hai, chi phí logistics của ngành dệt may Việt Nam lớn. Theo báo cáo của
Hiệp hội Dệt may Việt Nam, chi phí logistics của Việt Nam hiện nay cao hơn các
nước trong khu vực. Cụ thể, so với Thái Lan, chi phí logistics cao hơn 6%, Trung
Quốc 7%, Malaysia 12% và cao tới gấp 3 lần so với Singapore. Điều này làm giảm
lợi thế cạnh tranh của hàng dệt may so với các nước trong khu vực dù Việt Nam
được cho là quốc gia có chi phí nhân cơng thấp hơn.
Thứ ba, mặc dù tỷ lệ tận dụng ưu đãi VKFTA của hàng dệt may Việt Nam vào
Hàn Quốc khá cao nhưng phần lớn là sản phẩm của các doanh nghiệp FDI của Hàn
Quốc tại Việt Nam, còn tỷ lệ tận dụng VKFTA của các doanh nghiệp thuần Việt là
rất thấp. Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chưa tận dụng được hết ưu đãi


13

từ VKFTA cũng như các FTA khác mà Việt Nam tham gia là do chưa hiểu hết các
lợi thế ưu đãi mà các FTA này mang lại. Đồng thời, doanh nghiệp Việt Nam còn
thiếu chủ động trong việc tiếp cận VKFTA cũng như khả năng tiếp cận thơng tin
cịn hạn chế. Mặt khác, khơng có một cơ quan nào hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
bồi dư ng kiến thức và các quy trình trong VKTFA. Bên cạnh đó, nhiều doanh
nghiệp chưa biết cách thực hiện thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa để được
hưởng ưu đãi. Trong đó, vấn đề thường gặp khi xin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa (C/O) hưởng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam là không đảm bảo các yêu cầu
về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
Ngồi ra, mạng lưới kết nối những doanh nghiệp dệt may Việt Nam non trẻ và
kinh nghiệm trong việc thực hiện VKFTA cịn rất yếu. Vì thế, các doanh nghiệp dệt
may Việt Nam hầu hết chưa tận dụng hết những lợi ích mà VKFTA mang lại.
2.4. Dự báo tác động của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn

Quốc đối với ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới
Hàn Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu mới nổi và bứt phá ấn
tượng của Việt Nam trong những năm gần đây, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của
VKFTA giữa hai nước. Vì thế, ngành dệt may Việt Nam đã và đang chuyển biến
mạnh mẽ từ sức ảnh hưởng lớn này, nổi bật nhất là làn sóng đầu tư từ Hàn Quốc và
giá trị xuất khẩu tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam từ thị trường tiềm năng này.
Dệt may là ngành được hưởng lợi khá nhiều từ VKFTA khi có 24 dịng sản
phẩm được hưởng ưu đãi về thuế thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực
ASEAN. Vì thế, Hàn Quốc đang tăng tốc đầu tư vào dệt may Việt Nam và dần sốn
ngơi một vài nước khác, tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành dệt may, nhất là trong việc
nhập khẩu nguyên phụ liệu của các doanh nghiệp sản xuất.
Khảo sát của Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc cho thấy, số
lượng doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư trong lĩnh vực dệt may tại Trung Quốc hiện
nay đang có xu hướng chuyển dịch sang Việt Nam và sẽ diễn ra mạnh mẽ trong 2 3 năm tới, 62% doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng sản xuất từ sản xuất hàng
may mặc đến nguyên liệu phụ (sợi, vải). Nhìn chung, trong tương lai gần, làn sóng
đầu tư này sẽ phủ khắp ngành dệt may, buộc ngành dệt may cần chuyển biến, tạo cơ
chế thu hút khuyến khích đầu tư và phát triển chất lượng, năng suất để bắt kịp với
thị trường.
Vẫn còn nhiều dư địa cho dệt may Việt Nam tiến sâu hơn vào Hàn Quốc khi
hàng dệt may Việt Nam mới chiếm khoảng 30% thị phần tại thị trường này. Theo
nhận định của Bộ Công thương, hiện Trung Quốc và Việt Nam là 2 nhà cung cấp


14

hàng may mặc lớn nhất vào thị trường Hàn Quốc với thị phần chiếm lần lượt
34,46% và 32,67%. Tuy nhiên đáng nói là Việt Nam đang tăng tốc rất nhanh. Bởi
chỉ sau 3 năm khoảng cách thị phần giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được rút ngắn
rất nhanh từ mức 40,18% và 29,52% về gần như ngang bằng trong năm nay.
Thống kê từ phía Hàn Quốc cũng cho thấy, nhập khẩu hàng may mặc của Hàn

Quốc đang tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu năm 2018 và các năm tiếp theo. Trong
đó, nhập khẩu từ Việt Nam tăng mạnh nhất đạt 21,22% so với cùng kỳ năm 2017.
Hiện Việt Nam là nhà cung cấp hàng may mặc vào Hàn Quốc có lợi thế lớn nhất và
có nhiều khả năng sẽ trở thành nhà cung cấp hàng may mặc lớn nhất vào thị trường
này. Hơn nữa, Tổng cục Hải quan Việt Nam cũng ghi nhận dấu hiệu đáng chú ý là
Hàn Quốc đã vươn lên vị trí thứ 4 trong số các thị trường xuất khẩu của dệt may
Việt Nam và tiến sát với thị trường Nhật Bản.
Dự báo từ nay cho đến cuối năm 2018, hàng dệt may của Việt Nam xuất sang
Hàn Quốc sẽ tăng khoảng 20% so với mức thực hiện của cùng kỳ năm 2017, nâng
kim ngạch xuất khẩu cả năm 2018 đạt 3,2 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2017.
Do vậy, ảnh hưởng của VKFTA này tác động vào dệt may đã và sẽ trở nên
mạnh mẽ, làm biến chuyển thị trường xuất khẩu, chất lượng sản phẩm, năng suất
ngành dệt may, đòi hỏi sự thích ứng nhanh nhạy từ Nhà nước và các doanh nghiệp
đang hoạt động.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA) đã góp phần
phát huy mạnh mẽ những lợi thế trong xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Mặt
hàng dệt may đã có sự bứt phá đáng tự hào tại thị trường Hàn Quốc trong những
tháng đầu năm 2018. Mặt khác, với việc thực hiện VKFTA, các doanh nghiệp xuất
khẩu trong nước của Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển về quy mô thương mại. Đồng
thời, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc sẽ ngày càng mở rộng. Tuy nhiên,
Việt Nam cũng đối mặt với những thách thức, như sức ép hàng nhập khẩu từ Hàn
Quốc, khó khăn trong quản lý do mơi trường kinh tế được vận hành thơng thống
hơn. Vì vậy, muốn nâng cao thị phần hàng dệt may Việt Nam trên thị trường thế
giới nói chung và Hàn Quốc nói riêng, đồng thời đem lại nhiều lợi nhuận hơn, đòi
hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thơng tin để tận dụng hiệu
quả ưu đãi thuế quan mà VFFTA này mang lại.



15

3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may
Trước hết, doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam cần nghiên cứu và tìm
hiểu kỹ càng VKFTA để tận dụng được hết những ưu đãi mà VKFTA mang lại,
đồng thời cũng cần chủ động và nâng cao khả năng tiếp cận thông tin về VKFTA.
Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu r những tiêu chuẩn kỹ thuật
cũng như không ngừng chất lượng hàng dệt may của mình để đáp ứng thị hiếu của
thị trường Hàn Quốc, đồng thời, không ngừng cập nhật các xu hướng thời trang
được ưa chuộng tại Hàn Quốc.
Thứ ba, mỗi doanh nghiệp cần tối thiểu hóa chi phí logistics để nâng cao lợi
thế cạnh tranh của hàng dệt may so với các nước trong khu vực.
3.2.2. Đối với các cơ quan chuyên trách
Để đón đầu những cơ hội hiện hữu và tiềm năng to lớn từ VKFTA, ngành dệt
may cần tạo ra những bước biến chuyển để vừa thu hút đầu tư hội nhập, vừa định
hình và giữ chắc vị thế dệt may trong nước.
Chính Phủ nói chung và Bộ Cơng Thương nói riêng đã và đang tăng cường cơ
chế mở cửa cho doanh nghiệp FDI Hàn Quốc vào Việt Nam. Tuy nhiên, rút kinh
nghiệm từ vấn đề môi trường trong đầu tư gang thép, việc đầu tư các dự án sản xuất
sợi và dệt nhuộm tại các vùng nông thôn của doanh nghiệp Hàn Quốc cần được cân
nhắc và kiểm tra kĩ lư ng, tránh việc quy hoạch sơ suất ảnh hưởng nặng nề đến môi
trường và đời sống dân cư.
Thu hút đầu tư nước ngoài nhưng phải an toàn và bền vững về chất là mục tiêu
cơ bản, nhưng việc hạn chế trên sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhà đầu tư vì trong
một số khu vực được cấp phép, họ sẽ phải tốn chi phí lớn để cải tạo khu vực nhằm
đảm bảo yêu cầu môi trường đầu tư. Vì thế, Nhà nước cần thực hiện đón đầu, quy
hoạch trước hiệu quả, hệ thống thoát nước, đường điện phục vụ sản xuất cơ bản cần
nâng cao chất lượng. Như vậy, Nhà nước mới tăng được niềm tin, sự an tâm của

nhà đầu tư, từ đó lực thu hút sẽ tăng theo.
Không chỉ vậy, cải thiện cơ chế hành chính thơng thống, minh bạch ln là
vấn đề của mọi ngành trong thu hút đầu tư nước ngoài, và dệt may cũng khơng
ngoại lệ. Ngồi ra, cần có chương trình nâng cao đào tạo tay nghề cho lao động
vùng nông thôn – nguồn lao động mục tiêu thường xuyên của các doanh nghiệp
Hàn Quốc. Đó cũng là bước đi đón đầu để trải thảm mời đầu tư.


16

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có quy mơ sản xuất lớn, cơng nghệ tốt và có
dự án đầu tư mở rộng sắp hồn thành sẽ có triển vọng tăng trưởng tốt hơn những
doanh nghiệp nhỏ nhờ khả năng đáp ứng các đơn hàng lớn và các yêu cầu khắt khe
về chất lượng và xuất xứ sản phẩm khi thương mại tự do giữa Việt Nam – Hàn
Quốc ngày càng được lược bỏ trở ngại.
Hàng dệt may của Việt Nam trước mắt có tiềm năng vào thị trường Hàn Quốc
nhưng sản phẩm Hàn Quốc cũng sẽ ngay lập tức đạt được thị phần chắc chắn trên
thị trường Việt Nam do ảnh hưởng và uy tín của nước này trong đơng đảo thế hệ
Việt. Vì thế, được đầu tư là một cơ hội, nhưng cần giữ vững uy tín thương hiệu
nước nhà. Do vậy, bản thân ngành dệt may cần nâng cao kĩ năng cho lao động phổ
thông về tay nghề và lao động trí thức về quản lý và tầm nhìn đón đầu hội nhập,
cơng nghệ hóa dây chuyền, nguồn nguyên liệu, áp dụng kinh nghiệm bài học từ nhà
đầu tư Hàn Quốc; tất cả nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam để
cạnh tranh lành mạnh trên trường thế giới.


17

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Toàn văn Hiệp định thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Đại Hàn Dân Quốc:
/>2.
Chuyên trang Thống kê Hải quan – Hải quan Việt Nam:
/>3.
Tóm lược VKFTA, Trung tâm WTO và Hội nhập - Phịng Thương
mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI): />4.
Website Bộ Công thương Việt Nam: />5.
Website Báo Hải Quan: />6.
Website
Sở
Công
Thương
Phú
Yên:
/>%20HANG%20HOA%20(VKFTA).pdf
7.
Website Báo Tuổi trẻ: />


×