Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TỪ PHẨM CHẤT “YÊU THƢƠNG CON NGƢỜI” CỦA HỒ CHÍ MINH, đề XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM LAN TỎA GIÁ TRỊ CỦA PHẨM CHẤT NÀY TRONG XÃ HỘI HIÊN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.83 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
TÊN CHỦ ĐỀ: TỪ PHẨM CHẤT “YÊU THƢƠNG CON NGƢỜI” CỦA HỒ CHÍ
MINH, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM LAN TỎA GIÁ TRỊ CỦA PHẨM
CHẤT NÀY TRONG XÃ HỘI HIÊN NAY

Họ và tên sinh viên

: LÊ THỊ VIỆT NGÂN

Mã số sinh viên

: 030135190346

Lớp, hệ đào tạo

: D14, CQ
CHẤM ĐIỂM

Bằng số

Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
1. Cơ sở lý thuyết ............................................................................................................... 1
1.1 Khái quát phẩm chất đạo đức trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh .................................. 1


1.2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về yêu thƣơng con ngƣời .................................................... 2
1.2.1 Tình yêu thương dành cho những “người cùng khổ” .......................................... 2
1.2.2 Người tin vào phẩm giá và tính sáng tạo của con người và phát động được sức
mạnh của họ .................................................................................................................. 3
1.2.3 Người quan tâm đến những nguyện vọng, đời sống nhu cầu của mỗi người ...... 3
1.3 Tầm quan trọng tƣ tƣởng yêu thƣơng con ngƣời đối với xã hội ............................. 4
2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................... 5
2.1 Thực trạng vấn đề yêu thƣơng con ngƣời trong xã hội hiện nay ............................ 5
2.1.1 Yêu thương con người là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam ............... 5
2.1.2 Những hành động thiết thực thể hiện “yêu thương con người” hiện nay ............ 6
2.2 Nét đẹp giá trị tình yêu thƣơng con ngƣời trong xã hôi hiện nay ........................... 6
2.3 Một số mặt tiêu cực trong xã hội đối với lòng yêu thƣơng con ngƣời .................... 7
2.3.1 Con người lợi dụng lòng yêu thương của người khác ......................................... 7
2.3.2 Ảnh hưởng của Internet tới lòng yêu thương con người ..................................... 7
3. Liên hệ đối với sinh viên và đề xuất giải pháp nâng cao giáo dục tƣ tƣởng yêu
thƣơng con ngƣời của Hồ Chí Minh ................................................................................ 8
3.1 Đối với học sinh, sinh viên .......................................................................................... 8
3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao giáo dục tƣ tƣởng yêu thƣơng con ngƣời của Hồ Chí
Minh .................................................................................................................................... 9
3.2.1 Sinh viên cần nâng cao tính tự giác rèn luyện tư tưởng yêu thương con người .9
3.2.2 Nhà trường cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục tư tưởng yêu
thương con người .......................................................................................................... 9
3.2.3 Tổ chức tuyên truyền giáo dục lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh cho mọi người ................................................................................ 10
3.2.4 Đảng và Nhà nước phải phổ biến rộng rãi và khuyến khích phát huy những giá
trị đạo đức về lịng u thương con người trong sự nghiệp “trồng người” ................ 10
4. Kết luận ........................................................................................................................ 11
Danh mục tài liệu tham khảo



LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi con người chúng ta lớn lên cảm nhận được tình yêu thương gia đình đầu tiên,
lớn lên một chút chúng ta biết được tình yêu bạn bè, tình u đơi lứa, tình u đất
nước…Dù là tình cảm gì đi nữa thì tình cảm đó cũng xuất phát từ trái tim, từ tình yêu
thương con người, yêu thương đồng loại. Tình u đó ln ln thường trực trong mỗi
chúng ta, luôn gần gũi bên ta. Đối với Bác tình u thương con người khơng giới hạn mà
bao trùm, rộng mở, không phân biệt già tre, gái trai, miền xuôi hay miền ngược đến cả
những người bị áp bức cùng khổ trên toàn thế giới. Bởi thế, Phạm Văn Đồng có nhận xét:
"Trong cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như trong đời sống hằng ngày, Hồ Chủ tịch
đối xử với mọi người ln có lý, có tình. Bác Hồ ln dành mn vàn u thương đối với
đồng chí, đồng bào. Trong tình u đó, có chỗ cho mọi người, khơng qn sót một ai..."
Và đúng như những vần thơ của Tố Hữu:
Bác ơi tim Bác mênh mơng thế
Ơm cả non sơng mọi kiếp người.
Với Hồ Chí Minh, tình yêu thương con người là không biên giới. Tư tưởng yêu thương
con người được Hồ Chí Minh nêu lên và vận động mọi người cùng thực hiện suốt cả cuộc
đời. Cho tới trước lúc đi xa, trong lời Di chúc, khi để lại: "mn vàn tình thân u cho
tồn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng", và "gửi
lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".
Người vẫn ân cần nhắc nhở toàn Đảng phải tiếp tục chăm lo cho con người.
Vì thế, mỗi người chúng ta cần làm theo lời Bác, biết khoan dung, yêu thương
quan tâm con người, nhất là đối với thế hệ học sinh, sinh viên phải học tập theo để xây
dựng nên một xã hội văn minh. Nên em lựa chọn đề tài về phẩm chất “yêu thương con
người” từ đó đề xuất giải pháp nhằm lan tỏa giá trị của phấm chất này trong xã hội hiện
nay.


1. Cơ sở lý thuyết
1.1 Khái quát phẩm chất đạo đức trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã hội chủ

nghĩa - cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất, chúng ta phải đem hết
tinh thần và lực lượng ra phấn đấu; phải tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng.
Bản chất của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức cách mạng, là đạo đức của người
cách mạng trong thời kỳ giải phóng dân tộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam,
lấy ý thức phục vụ nhân dân, chăm lo, quan tâm, hy sinh cho người khác... Nói ngắn gọn
đó là đạo đức “vì dân”, “vì mọi người" làm trung tâm. Hồ Chí Minh ln ln quan tâm
đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Khi viết Di
chúc, Người vẫn dành một phần trang trọng để bàn về vấn đề đạo đức, yêu cầu mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, Đảng phải quan tâm chăm lo
giáo dục đạo đức cách mạng cho đoàn viên và thanh niên, đào tạo họ thành những người
thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Đạo đức là cái gốc của
người cách mạng, nhưng phải nhận thức đức và tài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Có
đức phải có tài, nếu khơng sẽ khơng mang lại lợi ích gì mà cịn có hại cho dân. Từ đó Hồ
Chí Minh đã khái quát thành những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt
Nam:
-

Trung với nước, hiếu với dân

-

Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư

-

Thương u con người

-

Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung

Hồ Chí Minh đã đi đến tổng kết, một dân tộc dù nhỏ bé sẽ không bị một dân tộc

lớn gấp hàng chục lần thôn tính và đồng hóa nếu dân tộc ấy phát huy được sức mạnh con
người với những phẩm chất tinh thần, tư tưởng và văn hóa. Ðối với dân tộc Việt Nam,
con người làm ra lịch sử, nhân dân là chủ thể của lịch sử, là chân lý cụ thể, sinh động đã
được Hồ Chí Minh củng cố và nâng cao thành triết lý nhân sinh.

1


1.2 Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về yêu thƣơng con ngƣời
1.2.1 Tình yêu thương dành cho những “người cùng khổ”
Yêu thương con người là một trong bốn chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh. Vì thế
tồn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là lo cho dân, cho nước, đó là tư tưởng
xuyên suốt, là đạo đức của Người.
Bác dành tình yêu thương cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức
bóc lột. Người cùng khổ ở đây bao gồm nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước thuộc
địa, bị mất nước, sống đời nơ lệ, “khơng có tự do, cơng lý”, bị “áp bức, bóc lột”, bị “ đầu
độc”, “ đẩy vào vịng ngu dốt, tối tăm”,… Người đã đi sâu tìm hiểu vạch rõ nguồn gốc
của mọi nghèo khổ, mọi áp bức bóc lột, mọi bất cơng trên đời. Nhìn phu làm đường vất
vả, Bác thấu hiểu và sẻ chia: “Phu đường vất vả lắm ai ơi
Giải nắng dầm mưa chẳng nghỉ ngơi
Ngựa xe hành khách thường qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người.”
Lo lắng, quan tâm cho công nhân, Bác nói: “Khơng phải bắc ván để Bác đi mà phải làm
sao đường sá được sạch để anh em công nhân đi làm về khỏi đi vào chỗ lầy lội, bẩn thỉu".
Người cùng sống với người nông dân miền núi nghèo khổ và bị áp bức bằng tình cảm
chan chứa yêu thương:
“Thương ôi những kẻ dân cày
Chân bùn tay lấm suốt ngày gian lao”

Người cũng vạch rõ “Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác
quỷ mà ta kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải u q, kính
trọng, giúp đỡ… Phải thực hành chữ Bác - Ái”.
Thật hiếm có vị lãnh tụ nào lại có tình thương mênh mông nhân ái dành cho bao số
phận, mọi kiếp người như vậy. Từ đó gắn lịng thương u nhân dân, nhân loại, người
cùng khổ với lòng căm ghét lên án mọi chế độ bất công, lên án chủ nghĩa tư bản bóc lột
tìm ra con đường đúng đắn, khoa học để xóa bỏ chế độ áp bức bóc lột, giải phóng dân tộc.

2


1.2.2 Người tin vào phẩm giá và tính sáng tạo của con người và phát động được sức
mạnh của họ
Lòng tin của Hồ Chí Minh vào nhân dân là do thấm nhuần sâu sắc truyền thống
lịch sử dân tộc về phẩm chất của con người Việt Nam: "Dân ta có một lịng nồng nàn u
nước. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm
lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi…", theo Bác: Yêu thương con người là phải tôn trọng,
quý trọng con người. Bác đánh giá cao vai trò của nhân dân: "Trong bầu trời khơng gì q
bằng nhân dân". Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người
lao công quét rác. Với mình thì Bác chặt chẽ, nghiêm khắc; với mọi người thì khoan
dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả những người lầm đường lạc lối, mắc
sai lầm, khuyết điểm. Trong bài thơ “Nửa đêm” Bác viết:
“Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên”.
Bác cho rằng bản tính của con người khơng phải là hiền là dữ, mà là sự tác động của
ngoại cảnh trong đó yếu tố khơng nhỏ là giáo dục có thể cải biến lịng người. Hãy đừng
ghét bỏ họ, hãy giúp đỡ họ để họ phát triển thành người tốt. Bởi thế, Bác Hồ căn dặn:
“Phải luôn làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu
bị mất đi”, từ đó nhân rộng gương tốt, việc tốt ra thành nhiều vườn hoa khác đẹp hơn, tốt
hơn, toàn diện hơn.

Như vậy, đối với những người khuyết điểm thì khơng phải là chúng ta đánh đập
họ mà phải tìm cho ra nguyên nhân của những khuyết điểm và phải sửa chữa bằng được.
Với những người sai lầm khuyết điểm đã sửa chữa thì phải được đối xử bình đẳng.
1.2.3 Người quan tâm đến những nguyện vọng, đời sống nhu cầu của mỗi người
Tình yêu thương con người của Bác Hồ không chỉ dừng lại ở lòng tin vào con
người, mà Bác còn chăm lo từng con người. Người đặc biệt quan tâm và tơn trọng “ tính
cách riêng”, “sở trường riêng”, “cuộc sống riêng”, quyền lợi riêng của mỗi người, nhằm
phát huy đến mức cao nhất vai trò, khả năng của từng người, vì lợi ích riêng chính đáng
của mỗi người và lợi ích của cả cộng đồng.
3


Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln dành cho thế hệ măng non sự quan tâm, ân cần sâu
sắc. Bác xem trẻ em như là những vị khách tí hon đáng mến. Người hết lòng yêu quý, tin
tưởng và chăm lo. Nên Bác hay nhắc nhở các cán bộ, chiến sĩ và đồng bào “nhiệm vụ của
chúng ta là phải làm sao cho các em có cơm ăn, có áo ấm, được đi học”. Hầu như tết
trung thu năm nào Bác cũng gửi thư thăm hỏi, động viên và đặt nhiều niềm tin nơi các
cháu. Giữa bề bộn công việc của đất nước, Bác không quên các em nhỏ, trong đó có
những em bé bán báo, đánh giày, khơng quên các cụ già : ” Lụa tặng cụ già, sữa tặng bà
mẹ sinh ba, mà là từng bát cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư, lạc nghiệp đến
tương cà mắm muối hàng ngày cho nhân dân” … Nghe tiếng em bé rao hàng vào sáng
sớm giá lạnh, Bác đã rơi nước mắt, xót thương các cháu phải vất vả mưu sinh.
Vị Chủ tịch với phong cách giản dị, gần gũi, chân thành cùng tình yêu hịa bình
cho nhân loại đã để lại ấn tượng khó phai trong lòng nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc
tế. Như vậy, trong mọi hoàn cảnh, lúc đấu tranh cũng như khi đã giành thắng lợi... Người
đều quan tâm đến con người, đến mọi tầng lớp nhân dân.
1.3

Tầm quan trọng tƣ tƣởng yêu thƣơng con ngƣời đối với xã hội
Thế giới đang bước vào thế kỷ mới với kỳ vọng một cuộc sống mới phồn vinh


hạnh phúc. Làn sóng tồn cầu hố đang lan nhanh là động lực thơi thúc các quuốc gia dân
tộc vào một cuộc đua tranh vì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy nền kinh
tế thế giới đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng bên cạnh đó nó cũng tạo ra hố
ngăn giữa các quốc gia, các tầng lớp trong xã hội ngày càng sâu sắc. Vì thế mà phẩm chất
yêu thương con người rất quan trọng trong xã hội này.
Sự chuyển hướng từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế
thị trường đã làm thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội. Tuy công cuộc đổi mới giúp tăng
trưởng kinh tế, ổn định chính trị, cải thiện đời sống nhân dân,…nhưng nó cũng mang lại
những tác động tiêu cực là sự phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, tham nhũng, chảy máu
chất xám,…Con người với con người sống với nhau giả tạo, lừa gạt lẫn nhau, vì đồng tiền
họ có thể đảnh đổi cả anh em, người thân. Nên để vừa tăng trưởng kinh tế vừa xây dựng

4


được xã hội tiến bộ, văn minh chúng ta cần nền giáo duc tốt, đặc biệt về lòng yêu thương
con người.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Thực trạng vấn đề yêu thƣơng con ngƣời trong xã hội hiện nay
2.1.1 Yêu thương con người là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam
Từ ngàn xưa đến nay dân ta có biết bao nhiêu truyền thống tốt đẹp, những truyền
thống được hình thành từ những ngày đầu lập nước và được giữ gìn đến tận ngày nay:
truyền thống đồn kết, kiên cường bất khuất, yêu nước,…Tiêu biểu nhất trong các truyền
thống ấy phải kể đến truyền thống yêu thương con người của dân tộc ta.
Chính xuất phát từ lịng u nước, u thương con người, đau đáu trước cảnh nước
mất nhà tan đã thôi thúc những bật nữ nhân anh hùng như Hai bà Trưng, Bà Triệu khởi
binh chống giặc ngoại xâm hay những cuộc khởi binh của Lý Thường Kiệt, Trần Hưng
Đạo, Lê Hồn, Nguyễn Huệ,.. Tình thần u thương con người càng được thể hiện rõ hơn
trong nạn đói 1945. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”: “Khi

chúng ta nâng bát cơm lên ăn, chúng ta hãy nghĩ tới đồng bào cịn đói khổ. Vì vậy, tơi đề
nghị đồng bào, cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi bữa một bơ, đem gạo đó để cứu dân
nghèo”. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, phong trào hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng
tâm”… đã diễn ra rộng khắp trên cả nước. Cho nên lòng nhân ái không chỉ đối với những
người thân yêu trong gia đình, những người thân yêu trong cuộc sống mà lịng nhân ái
cịn thể hiện với bất kì ai, thể hiện trong cuộc sống này, không kể già trẻ lớn nhỏ, không
kể gái trai, không kể giàu nghèo. Một trong những hình thức thể hiện tình u thương con
người, lịng nhân ái sâu sắc của con người Việt Nam là những câu ca dao tục ngữ về lòng
nhân ái, về lòng thương yêu con người: “Thương người như thể thương thân”, “ Một giọt
máu đào hơn ao nước lã” , “Lá lành đùng lá rách”,… Tất cả đều xuất phát từ lịng u
thương con người, chính nét đẹp ấy đã tạo nên những con người với tấm lòng ấm áp, tạo
nên một xã hội văn minh tiến bộ, không chỉ hồn thiện về tri thức mà cịn hồn thiện về
nhân cách.

5


2.1.2 Những hành động thiết thực thể hiện “yêu thương con người” hiện nay
Tình u thương khơng chỉ ở lời nói mà cịn phải được thể hiện qua hành động cụ
thể. Biểu hiện rõ nhất của tình yêu thương là thơng qua hành động lời nói, cử chỉ, thái độ
ứng xử của ta với mọi người xung quanh.
Đó là sự rung động xúc cảm, là sự đồng cảm trước mọi sự việc diễn ra trong cuộc sống.
Nhìn thấy một cụ già qua đường ta thấy xót thương, rung động và lo lắng. Từ suy nghĩ ấy
ta hành động cụ thể bằng việc dắt cụ già qua đường. Chỉ vài hành động nhỏ như thế thơi
cũng đủ thể hiện tình u thương của ta dành cho mọi vật xung quanh. Đặc biệt trong đại
dịch Covid-19 hiện nay nó làm cho nước ta gặp nhiều khó khăn ở mọi mặt. Thế nhưng sự
khó khăn ấy khơng làm cho tinh thần tương thân tương ái của người Việt Nam bị lu mờ.
Mà càng vất vả đau thương, dân tộc càng sáng ngời tình u thương cao đẹp. Tình u
thương đó được biểu hiện qua nhiều hành động thiết thực. Các bác sĩ, lực lượng bộ đội,
công an tuyến đầu luôn cố gắng làm việc hết sức mình để phục vụ người dân. Giữa thời

tiết nóng bức có rất nhiều bác sĩ phỏng da, ngất xỉu vì kiệt sức; nhưng khơng ai phàn nàn
hay kể cơng. Nhiều tấm lịng hảo tâm cũng gửi tặng cho nhà nước những món quà cả về
vật chất lẫn tinh thần để phục vụ công tác chống dịch. Bà con cũng chia sẻ cho nhau
những nhu yếu phẩm hàng ngày từ quả trứng, cân gạo, bó rau,…
Tất cả chính là truyền thống yêu thương lẫn nhau của đồng bào ta. Tình u
thương đó đã trở thành sức mạnh lớn lao cho cả dân tộc để đấu tranh trên mặt trận khơng
súng.
2.2 Nét đẹp giá trị tình u thƣơng con ngƣời trong xã hôi hiện nay
Thứ nhất, yêu thương con người giúp người con người đến gần nhau hơn. Nếu con
người cứ sống trong vòng luẩn quẩn của sự nhỏ nhen, ích kỷ và vơ tâm thì sẽ tự mình tạo
ra một “bức tường‟ vơ hình ngăn cách mình và mọi người. Chỉ cần một chút tình thương
được cho đi thì sẽ mang đến cho người khác niềm hạnh phúc, từ đó như có một sợi dây vơ
hình nào đó đang dần kết nối bản thân và mọi người với nhau.
Thứ hai, người đón nhận tình u thương có thêm niềm tin vào cuộc sống góp
phần làm cho xã hội giàu tình cảm hơn, văn minh hơn. Một chút sự đồng cảm, chia sẻ mà
6


bạn gửi đến cho người đang khó khăn sẽ là nguồn động lực để giúp họ có thêm niềm tin
vào cuộc sống. Trong một số trường hợp, điều họ cần hơn hết chính là sự động viên, an ủi
và người đồng hành về mặt tinh thần.
Thứ ba, mỗi người chia sẻ, yêu thương người khác làm thay đổi cái nhìn của mọi
người trong xã hội. Chỉ cần những hành động nhỏ cũng có thể khiến mọi người chú ý
quan sát, có cái nhìn mới mẻ hơn và tạo ra một „ngọn lửa‟ yêu thương lớn mạnh, lan tỏa
khắp nơi.
2.3 Một số mặt tiêu cực trong xã hội đối với lòng yêu thƣơng con ngƣời
2.3.1 Con người lợi dụng lòng yêu thương của người khác
Bên cạnh những tấm lòng vàng cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau thì cũng có
những kẻ lợi dụng tình huống khó khăn để trục lợi cho bản thân. Những người đó chỉ biết
đến cuộc sống của mình, họ khơng quan tâm đến cuộc sống của ai. Nhiều người ngoài

đường giả làm “ăn xin” lợi dụng lòng tốt của người khác xin tiền; hoặc một số khác bắt
trẻ em đi xin tiền mọi người, bởi trẻ em dễ được mọi người đồng cảm hơn; hoặc dàn dựng
cảnh tội nghiệp rồi thực hiện việc cướp của… Có một số người cịn xâm nhập vào trường
học, lơi kéo học sinh lún sâu vào các tệ nạn xã hội thậm chí gây án, cướp của… số này
tuy khơng phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm tha hóa nhân cách con người, tác
động xấu tới giá trị đạo đức, truyền thống, lòng nhân ái.
2.3.2 Ảnh hưởng của Internet tới lòng yêu thương con người
Khi xã hội càng hiện đại thì Internet là càng gần với thế giới con người hơn, con
người tiếp xúc với nó nhiều hơn. Bởi Internet là một kênh thông tin khổng lồ, là phương
tiện đắt lực của con người trong cuộc sống. Và nó cũng là thế giới tri thức, thế giới giải trí
đa dạng, phong phú, vô cùng hấp dẫn, nhất là đối với thế hệ trẻ. Bên cạnh những thông tin
quý giá, cần thiết cho con người thì Internet bao gồm cả những thơng tin xấu cần đề
phịng như: những trang web đen kích động bạo lực, truyền bá lối sống khơng lành mạnh,
những trị lừa đảo tình cảm, tiền bạc của con người,… Một số trang web đăng tải những
nội dung kêu gọi mọi người ủng hộ tiền vào từ thiện, nhưng thực chất là lừa đảo. Hoặc
những trang đăng tải những hình nội dung sai về Đảng nhằm gây chia rẽ Đảng và nhân
7


dân, gây bạo loạn… Đối với thế hệ trẻ hiện nay đang mắc phải tình trạng kém giao tiếp,
họ ít tham gia các hoạt động xã hội mà chỉ ngồi lướt facebook, hay chỉ giao tiếp thông qua
mạng xã hội, hay gọi là “sống ảo”. Chính lối sống đó sẽ làm mất đi tình cảm giữa con
người với con người. Chính vì thế mà mọi người cần sáng suốt khi đọc tin trên mạng,
đảm bảo thời gian sử dụng Internet hợp lý, tránh việc lạm dụng quá nhiều vào Internet.
3. Liên hệ đối với sinh viên và đề xuất giải pháp nâng cao giáo dục tƣ tƣởng yêu
thƣơng con ngƣời của Hồ Chí Minh
3.1 Đối với học sinh, sinh viên
Đầu tiên mình phải biết sẻ chia và thơng cảm với người khác. Một lẽ sống đơn
giản, trong sáng và hành động phù hợp sẽ là cần thiết để khơi dậy lịng u thương con
người. Hãy xua đi sự ích kỷ, sự đố kị hay thù hận, hãy nghĩ rằng mọi người cần tình yêu

thương “người với người sống để yêu nhau”. Tình cảm q trọng, u thương mọi người
khơng chỉ thể hiện trong suy nghĩ mà hãy hành động, hãy bắt đầu từ việc u thương kính
trọng ơng bà cha mẹ, thương yêu giúp đỡ anh chị em “anh em như thể tay chân, rách lành
đùm bọc dở hay đỡ đần”. Có lẽ ai cũng tưởng đó là điều đơn giản, là điều cũ kỹ, song
thực tế không phải vậy. Hiện nay trong xã hội đang có rất nhiều những hiện tượng sa sút
về đạo đức, nhiều gia đình là thảm kịch của sự sa sút đó đạo đức đó (con giết cha, anh chị
em chém giết lẫn nhau, bạn bè đấu đá cạnh tranh nhau... thậm chí khi xã hội hiện đại phát
triển các gia đình dần mất đi sự gắn bó, có khi bố mẹ con cái đến hàng tháng mới gặp
nhau một lần, ý thức về tình cảm u thương gắn bó trong gia đình mờ nhạt...). Từ gia
đình bước ra mơi trường lớn hơn – mơi trường xã hội. Trong quan hệ với bạn bè, đồng
nghiệp cần phải chân thành, biết góp ý phê bình thẳng thắng; xong sự góp ý, phê bình ấy
phải dựa trên cơ sở tình cảm u thương, tơn trọng giúp đỡ lẫn nhau chứ khơng phải hạ
thấp họ.
Chính vì thế, ngay từ bây giờ đang còn ngồi trong ghế nhà trường thì phải rèn
luyện, học tập, ra sức phấn đấu vì một xã hội ngày càng văn minh tốt đẹp. Xây dựng kiến
thức là điều quan trọng, song đạo đức con người cũng cần được đề cao, một sinh viên ra
trường có tài mà khơng có đức cũng khơng được ai tôn trọng.
8


3.2 Đề xuất giải pháp lan tỏa giá trị phẩm chất yêu thƣơng con ngƣời của Hồ Chí
Minh
3.2.1 Sinh viên cần nâng cao tính tự giác rèn luyện tư tưởng yêu thương con người
Xuất phát từ tâm lí lứa tuổi và những đặc trưng của sinh viên luôn muốn tự khẳng
định mình trước xã hội, việc tự giáo dục, rèn luyện phải được khích lệ và chú ý đề cao. Có
như thế, sinh viên mới thật sự tin tưởng và chủ động trong quá trình rèn luyện bản thân.
Tự tu dưỡng, rèn luyện là một quá trình vận động của bản thân để chiến thắng chính
mình. Để làm được điều này, đòi hỏi người sinh viên phải tự giác, quyết tâm cao, có ý chí
và nghị lực vươn lên khơng ngừng. Việc tự tu dưỡng, giáo dục bản thân thực sự là điều
khơng đơn giản. Nó chỉ đạt được kết quả khi người sinh viên biết biến những tri thức tổng

hợp học được từ trong gia đình, nhà trường và xã hội thành những hiểu biết của bản thân.
Từ đó hiểu được chân giá trị của nội dung giáo dục, biến nó thành tình cảm, niềm tin,
ngun tắc chi phối trong mọi suy nghĩ, hành động của chính mình. Khi đó, một sinh viên
có đủ tài và đức thì có thể lan tỏa phẩm chất ấy đến mọi người xung quanh.
3.2.2 Nhà trường cần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục tư tưởng yêu
thương con người
Đội ngũ giảng viên, nhất là khoa Lý luận chính trị cần tích cực học tập chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, có hiểu biết sâu sắc vê lí luận, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa, có niềm tin vững chắc
vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đủ khả năng thực hiện vai trò của người chiến sĩ
tiên phong trên mặt trận giáo dục, tư tưởng, văn hóa với nhiệm vụ truyền bá cho thế hệ trẻ
lý tưởng,đạo đức và lập trường cách mạng. Điều này thực sự có ý nghĩa hết sức quan
trọng nhằm đảm bảo việc giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa của giáo dục và đặt nền
móng vững chắc cho sự phát triển nhân cách tích cực, tồn diện của những chủ thể lao
động tương lai. Nhà giáo là tấm gương cho nhân dân, cho thế hệ trẻ của đất nước noi theo.
Người thầy (cơ) nêu gương rõ nét nhất khi có trách nhiệm đi tiên phong trong việc tự học,
tự nghiên cứu nâng cao năng lực cơng tác, trình độ chun mơn để đáp ứng yêu cầu của
nhiệm vụ được phân công.

9


3.2.3 Tổ chức tuyên truyền giáo dục lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh cho mọi người
Thông qua việc tuyên truyền, giáo dục cho mọi người nắm được đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực. Từ đó hình thành lối sống
văn hóa mới trong đồng bào dân tộc, để họ có cái nhìn tốt hơn về xã hội. Nhưng muốn
cơng tác tun truyền có hiệu quả thì cần phải có đội ngũ tun truyền có trình độ, năng
lực, đặc biệt là cần sự nhiệt tình, trung thành với Đảng và Nhà nước để có thể truyền đạt
được những điều đúng, tích cực với mọi người. Cùng một nội dung nhưng được chuyển

tải bằng những hình thức, phương pháp khác nhau sẽ mang lại hiệu quả khác nhau. Vì
vậy, cùng với nội dung hay thì hình thức và phương pháp thể hiện phù hợp cũng được coi
là yếu tố để xem xét chất lượng, hiệu quả của công tác tuyên truyền, giáo dục. Có thể áp
dụng một số biện pháp tun truyền: Trong sinh hoạt các đồn thể chính trị – xã hội, các
nhóm dân cư, qua các phương tiện thơng tin đại chúng (sách, báo, phát thanh, truyền
hình…), qua các thể loại văn học, nghệ thuật, bằng ngôn ngữ nói và ngơn ngữ viết, qua
tun truyền miệng…. Mỗi hình thức, thể loại đều có những thế mạnh và những hạn chế
nhất định. Tuy nhiên, dù bằng hình thức nào, thể loại nào thì tuyên truyền, giáo dục muốn
đạt hiệu quả cao đều phải có phương pháp tốt, nghĩa là phương pháp phải phù hợp với nội
dung và đối tượng.
3.2.4 Đảng và Nhà nước phải phổ biến rộng rãi và khuyến khích phát huy những giá
trị đạo đức về lòng yêu thương con người trong sự nghiệp “trồng người”
Đảng và Nhà nước ta cần tạo điều kiện phổ biến rộng rãi các giá trị đạo đức về
lòng yêu thương con người cho nhân đân thơng qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục
(sách báo, phim ảnh) gắn với việc tuyên truyền các truyền thống đạo đức tốt đẹp của đân
tộc. Phát động các phong trào, các cuộc thi về tìm hiểu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh,
về lịng yêu thương con người trong tư tương đạo đức Hồ Chí Minh, hay đạo đức cách
mạng… Đi đơi với tổ chức cần có sự tổng kết, đánh giá, khen thưởng và kỷ luật đối với
các cá nhân và tập thể tham gia cuộc thi. Cùng với đó bản thân ngành giáo dục cần đặc
biệt coi trọng vấn đề xây dựng đội ngũ giáo viên và đề ra nhiệm vụ, giải pháp như: thực
hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới phương pháp giảng dạy; mở nhiều
10


lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho cán bộ, giáo viên ở các cấp học; các
trường học thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ để đánh giá rút kinh nghiệm, nhắc
nhở tinh thần trách nhiệm của giáo viên nhằm nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
4. Kết luận
Ở đây, ta có thể thấy chủ tịch Hồ Chí Minh là một người có trái tim nhân ái, tấm
lòng bao dung. Trong tư tưởng yêu thương con người của Bác, không chỉ đơn giản là yêu

thương gia đình, người thân, mà Bác yêu hết tất cả mọi người bao gồm cả những người
cùng khổ, không phân biệt giàu nghèo; ngay cả trẻ em trên thế giới Bác cũng dành tình
thương. Bởi thế, các em thiếu niên nhi đồng kể cả các cháu thiếu nhi trên thế giới như
Liên Xơ, Pháp, Ấn Độ,... đều u kính Bác Hồ như người ông thân thiết ruột thịt. Nên nhà
báo Amin người Yêmen khẳng định: "Người không những là Bác, là Cha của thiếu nhi
Việt Nam mà Người còn là Bác là Cha của thiếu nhi thế giới". Tình yêu thương con người
của Hồ Chí Minh khơng chỉ là tình cảm quý trọng con người mà còn là lòng tin vững chắc
vào những phẩm chất tốt đẹp của con người, để họ đủ tự tin phát huy sức mạnh, lợi thế
của bản thân.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
tiến tới tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, địi hỏi sự nghiệp giáo dục - đào tạo phải đi
trước một bước nhằm chuẩn bị nhân tài, lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu trong giai
đoạn mới. Trong thực tế cuộc sống hàng ngày chúng ta dễ dàng nhận thấy trong mỗi lĩnh
vực, mỗi nghề nghiệp lại có những tiêu chuẩn, những đặc điểm riêng phù hợp với từng
ngành nghề đó. Song với tình cảm yêu thương con người thì dẫu nghề gì, ngành gì cũng
phải đều có “lịng u thương con người”. Trước những địi hỏi đó, hơn ai hết mỗi giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục cần thấm nhuần sâu sắc tư tưởng của Bác Hồ kính yêu về
nghề dạy học; từ đó vận dụng sáng tạo và tổ chức tốt việc học tập và làm theo tư tưởng,
tấm gương đạo đức của Người.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cổng thông tin điện tử Quảng Bình, Trọn vẹn tình yêu thương của con người,
03/2021, truy cập tại link: < />2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Yêu thương con người - nét
đẹp vĩnh hằng trong chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh, truy cập tại link:
< />3. Khoa Lý luận chính trị, Sách hướng dẫn học tập Hồ Chí Minh
4. Kiều Ninh, Tình u thương con người của Bác trong “Nhât ký trong
tù”,06/01/2017, truy cập tại link: < />5. Kho tri thức số, Lòng yêu thương con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

và ý nghĩa của nó đối với việc giáo dục đạo đức cho sinh viên Sư phạm trong điều
kiện hiện nay, truy cập tại link: < />6. Khoa giáo dục chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình u thương con người,
truy cập tại link: < />


×