Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận cao học môn kỹ năng lãnh đạo quản lý NHỮNG kỹ NĂNG tạo nên một NHÀ LÃNH đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.53 KB, 15 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, thế giới đã mang theo nhiều những biến đổi to lớn
mang tính tồn cầu. chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài người
đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thông tin, cuộc cách
mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm về
mối quan hệ người – người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được
đề cao hơn bao giờ hết.
Trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh hiện nay, lãnh đạo trở
thành một chủ đề được quan tâm đặc biệt. sự thành công của tổ chức đồi hỏi
những người đứng đầu các tổ chức phải giỏi cả quản lý lẫn lãnh đạo. đối
tượng của sự lãnh đạo chính là con người có hiểu biết sâu sắc về con người,
từ đó có thể thu hút, dẵn dắt họ đi đến một mục tiêu chung. Người cán bộ
quản lý ở mọi cấp đều cần xây dựng cho mình những kỹ năng lãnh đạo cần
thiết, phù hợp với tố chất của bản thân và điều kiện xung quanh, từ đó phát
huy hiệu quả năng lực của mình và đóng góp tích cực cho cơ quan. có nhiều
nhu cầu tiếp cận, hay nói chính xác hơn là những kỹ năng trong lãnh đạo và
quản lý, những kỹ năng này được hình thành dựa trên hệ thống những giả
định và luận thuyết riêng.
Hiện nay sự thành công của một cơ quan không chỉ phụ thuộc vào các
thành viên, cơ cấu tổ chức hoặc các kỹ thuật, cơng nghệ… mà cịn phụ thuộc
rất nhiều vào kỹ năng lãnh đạo của nhà lãnh đạo. Vì vậy, bản thân một nhà
lãnh đạo phải xây dựng được cho mình những kỹ năng lãnh đạo phù hợp và
phải biết vận dụng ưu thế của những kỹ năng lãnh đạo trong từng hoàn cảnh
cụ thể.
Với những lý do trên, em lựa chọn vấn đề: “Những kỹ năng tạo nên một
nhà lãnh đạo” làm bài tiểu luận của mình, từ đó làm rõ bản chất cơng việc, các
hoạt động kỹ năng của người lãnh đạo cần có, để có thể lãnh đạo hoạt động cơ
quan một cách hiệu quả và thành công.



2. mục đích của tiểu luận
Nêu lên được những kỹ năng cần thiết nhằm giúp mỗi cá nhân có cơ sở
tham khảo, nhận xét, điều chỉnh và rèn thói quen, tính cách cho mình để sớm có
thể trở thành một nhà lãnh đạo giỏi tương lai.
3. đối tượng nghiên su của tiểu luận.
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là những kỹ năng cần thiết để tạo nên
một nhà lãnh đạo.
4. nhiệm vụ nghiên cứu của tiểu luận
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, tiểu luận tự xác định co mình
những nhiệm vụ hệ thống hóa và nêu lên dược các kỹ năng cần thiết để tạo nên
một nhà lãnh đạo.
5. giả thiết khoa học
Nếu những kỹ năng nêu ra trong tiểu luận được xem xét, phân tích và áp
dụng phù hợp sẽ giúp mỗi người rèn luyện them những kỹ năng tốt, góp phần
hình thành và thủc đẩy khá năng trở thành một nhà lãnh đạo tương lai.
6. giới hạn của tiểu luận
Tiểu luận chỉ xin phân tích các phẩm chất mà theo tác giả là chung và cơ
bản nhất tạo nên một nhà lãnh đạo tài ba.
7. cấu trúc của tiểu luận
Ngồi trang bìa chính, mục lục, cascu trúc của bài tiểu luận gồm có ba
phần như sau:
Phần mở đầu:
Gồm 7 mục: từ mục 1-7.
Phần nội dung:
Gồm 2 chương
Chương 1: cơ sở lý luận của đề tài.
Chương 2: các kỹ năng tạo nên một nhà lãnh đạo.
Phần kết luận: Tóm tắt nội dung tiểu luận.

1



CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1. Khái niệm kỹ năng lãnh đạo
1.1. Khái niệm cơ bản về kỹ năng
Theo L. Đ. Lêvitôv nhà tâm lý học Liên Xô cho rằng: “Kỹ năng là sự thực
hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách
lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện
nhất định” [13, tr.45]. Theo ơng, người có kỹ năng hành động là người phải nắm
được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành động
có kết quả. Ơng cịn nói thêm, con người có kỹ năng không chỉ nắm lý thuyết về
hành động mà phải vận dụng vào thực tế.
Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri
thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng” [16, tr.36].
Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong
hoạt động” [17, tr.28]. Mỗi kỹ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và
thực hành, thực hiện trọn vẹn hệ thống thao tác này sẽ đảm bảo đạt được mục
đích đặt ra cho hoạt động. Điều đáng chú ý là sự thực hiện một kỹ năng luôn
luôn được kiểm tra bằng ý thức, nghĩa là khi thực hiện bất kỳ một kỹ năng nào
đều nhằm vào một mục đích nhất định.
Từ sự phân tích trên ta có thể hiểu kỹ năng một cách chung nhất: Kỹ năng
là năng lực thực hiện một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách lựa
chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được
mục đích đề ra.
Kỹ năng (Tiếng Anh: Skill; Tiếng Pháp: Capacité) là khả năng của con
người trong việc vận dụng kiến thức để thực hiện một nhiệm vụ nghề nghiệp
mang tính kỹ thuật, giải quyết vấn đề tổ chức, quản lý và giao tiếp...[1]
Trong cuộc sống, con người cần có rất nhiều kỹ năng để sống, hịa nhập

với cộng đồng, đóng góp cho nền kinh tế hiện đại. Ví dụ như, một cử nhân Kinh
2


tế làm việc về quản lý thủy sản muốn thực hành nghề nghiệp tốt khơng chỉ cần
có khả năng tổ chức quản lý mà phải có cả kỹ năng tư duy, kỹ năng giải quyết
vấn đề và cả kỹ năng giao tiếp… Trong giáo dục, người ta coi kỹ năng là một
phần của thực hành và hoạt động quản lý. Kỹ năng cùng với thái độ sẽ tạo ra khả
năng thực hành.
1.2. Khái niệm nhà Lãnh đạo
Nhà lãnh đạo là một cá nhân được bổ nhiệm, hoặc nổi nên trong một
nhóm, có khả năng ảnh hưởng tới người khác ngồi quyền hạn chính thức. khái
niệm “nhà lãnh đạo” đang bị ngộ nhận và nhầm lẫn với nhiều khái niệm khác mà
đặc biệt là với nhà quản lý, hay chủ doanh nghiệp.
Dù nhìn nhận theo các nào, thì một nhà lãnh đạo phải dảm bảo được ba
yêu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm ứng và khả năng gây ảnh
hưởng . hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm
nhình cho một tổ chức hay mơt nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để
gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhình đó.
Tùy theo những khía cạnh nghiên cứu mà nhà nghiên cứu có cá định
nghĩa khác nhau vầ nhà lãnh đạo:
+ theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với
sự rang buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác về tính
hợp pháp của quyền lực và sự tạo dụng ảnh hưởng.
+ House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây
ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động
có hiệu quả và thành cơng của tổ chức họ trực thuộc.
+ theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh
hưởng.
Trong bất cử tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên ln ln có

một người có ảnh rnh nổi bật, người đó là lãnh đạo. vì vậy mỗi chúng ta đều gây
ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là: tất cả chúng ta
lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác

3


chúng ta dược người khác dẫn dắt. không ai nằm ngoài quy luật này, hoặc là nhà
lãnh đạo, là ngườn bị lãnh đạo.
Nhà lãnh đạo có thể xuật hiện ở mọi vị trí, từ những người cớ chức vụ
quan trọng đến người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua,
các bộ trưởng, chủ tịch các tập đồn đa quốc gia, giảm đốc, kế tốn trưởng,
trưởng phịng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xử, giáo chủ một giảo phái, hay
nhóm bạn học… có thể thấy lãnh đạo ln xuật hiện trong các nhóm hoặc tổ
chức với tư cách là người đạo diện, dẫn đầu, có khả năng đề xuống hướng đi cho
mọi người và quyết định cho các hoạt động nội bộ.
Nhà lãnh đạo thật sự là nhà lãnh đạo dùng taaif năng, kỹ năng, phẩm chất
của mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường
của họ. đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của hị đến
tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ khơng phải từ cái gì bên ngồi họ.
2. Bản chất của công việc lãnh đạo
Thực chất công việc lãnh đạo là khả năng tạo ra tầm nhìn, cảm hứng và
ảnh hưởng tổ chức. ba nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên sự khác biệt của
một nhà lãnh đạo với bất kỳ ai. Người nhìn xa trơng rộng không phải là người
lãnh đạo nếu không thể truyền cảm hứng. người tạo ra và duy trì được ảnh
hưởng khơng phải là lãnh đạo nếu không thể tạo ra một tầm nhìn. Tầm nhìn,
cảm hứng và ảnh hưởng cần phải được thực hiện một cách khéo léo và bài bản,
đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những kỹ năng riêng biệt. vì vậy, cơng việc lãnh
đạo vừa mang tính chất nghệ thuật, lại vừa mang tính chất khoa học.
Tầm nhìn: là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi

người trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực. tạo ra
tầm nình là cơng việc chính của nhà lãnh đạo. một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt
tổ chức mình đi tới đau, phải hình dung ra tương lai chung của tổ chức.
Cảm hửng: khi xây dựng được tầm nhìn, nhà lãnh đạo phải khơi dậy và
truyền được cảm hứng cho người khác để họ đi theo và thực hiện. nếu tầm nhìn
khơng được truyền đạt tới mọi người và khơng được thực hiện thì tầm nhìn trở

4


nên vô nghĩa. Vậy công việc thứ hai của nhà lãnh đạo là truyền cảm hứng cho
mọi người.
Nhưng truyền cảm hứng ở đây không phải là việc miêu tả lại tầm nhìn
một cách đơn giản, mà nhà lãnh đạo phải truyền đạt tầm nhìn một cách lơi cuốn,
hấp dẫn nhất. truyền cảm hứng ở đây cũng chính là tạo động lực cho những
người đi theo mình. Khi thiếu động lực thì ngay cả cơng việc vơ cùng dơn giản
cũng trở thành những chứng ngại vật. nhưng khi có động lực, chúng ta sẽ thấy
một tương lai xán lạn, chướng ngại chỉ còn là chuyện nhỏ và những rắc rối chỉ
còn là tạm thời. và công việc của nhà lãnh đạo chính là tạo động lực để chuốn
hút mọi người.
ảnh hưởng:

trong cuốn “phát triển kỹ năng lãnh đạo”, John G.

Maxwell nêu ra định nghĩa “lãnh đạo là gây ảnh hưởng” lãnh đạo sẽ khơng
thể là lãnh đạo nếu khơng có ảnh hưởng, và ảnh hưởng được tạo ra từ quyền
lực của nhà lãnh đạo. nói cách khác, tất cả các cơng việc lãnh đạo đều phải sử
dụng đến quyền lực.
quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị, từ các mối quan hệ, từ bản thân
mỗi cá nhân. Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền lực này với nhau trong

khi thực hiện công việc, tuy nhiên mức độ, sử dụng mỗi loại quyền lực lại khác
nhau. Trong công việc quản lý, nhà quản lý thường sử dụng quyền lực chức vị
để buộc các nhân viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra quyền lực đó mang tính
cưỡng chế, sử dụng hình phạt để phát huy tác dụng. cịn trong cơng việc lãnh
đạo, nhà lãnh đạo lại sử dụng quyền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát từ
phẩm chất, năng lực của mình. Quyền lực đó mang tính cuốn hút, lơi kéo người
khác đi theo mình.
Chính sự khác nhau trong việc sử dụng quyền lực giữa nhà lãnh đạo và
nhà quản lý đã tạo ra sự khác nhau giữa cơng việc của hai nhóm người này.
Chẳng hạn nhà quản lý sử dụng quyền lực chức vị của mình để tập trung, duy
trì, giữ vững hệ thống. họ khó áp đặt mọi người đi theo một thay đổi nào đó.
Ngược lại, nhà lãnh đạo lại là người tạo ra những thay đổi, vì bằng sức ảnh
hưởng của mình họ có thể đưa mọi người tới một định hướng mới.
5


3. Vai trò của nhà lãnh đạo
Nhà lãnh đạo là người đứng đầu một nhóm hay tổ chức, nên vai trò của họ
ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của tổ chức. khi họ thực hiện tốt vai trò của
mình , họ sẽ thúc đẩy tổ chức phát triển. khi họ thực hiện khơng tốt vai trị, họ sẽ
kìm hãm sự phát triển của nhóm hay tổ chức đó.
Vai trò đại diện
Là người đứng đầu của tổ chức nên nhà lãnh đạo là người thay mặt cho tổ
chức tham gia vào các sự kiện đối ngoại khác nhau như phát biểu trước các hội
nghị, cuộc họp, giới thiệu về tổ chức của mình với các đối tác bên ngồi.
Vai trị lãnh đạo
Trong q trình lãnh đạo, mỗi nhà kanhx đạo sẽ tự xây dựng cho
mình một
quan hệ thích hợp với cấp dưới, cung cấp chỉ dẫn những thong tin thích
hợp, động viên kích lệ nhân viên.

Vai trị liên hệ
Nhà lãnh đạo có vai trị duy trì mối quan hệ mạng lưới làm việc nội bộ với
bên ngoài và giúp cung cấp thong tin.
Vai trị thu thập thơng tin
Một nhà lãnh đạo giỏi phải ln ln tìm hiểu, thu thập thong tin bên
trong và bên ngoài về những vấn đề có ảnh hưởng tới tổ chức.
Vai trị truyền đạt
Khi có được thong tin trong tay, nhà lãnh đạo truyền đạt lại những thong
tin xả bên trong và bên ngoài cho nội bộ của tổ chức để tổ chức có những hưởng
đi hợp lý.
Vai trị phát ngơn
Giống như một người đạo diện, nhà lãnh đạo truyền đạt những thong tin
của tổ chức cho bên ngoài nhằm giới thiệu và tang tầm ảnh hưởng của tổ chức,
tìm kiếm những sự quan tâm đầu tư cho tổ chức.
Vai trò doanh nhân

6


Nhà lãnh đạo hành động như người khởi xướng, thiết kế khuyến khích
những cải tiến và đổi mới. họ có tầm nhìn xa hơn hẳn những nhân viên bình
thường đẻ có thể tìm ra định hưởng mới, dẵn dắt tổ chức hoạt động một cách
linh hoạt và hiệu quả.
Giải quyết những xáo trộn
Có những hành động đúng và kịp thời khi tổ chức đổi mặt với những vấn
đề quan trọng, những khó khan bất ngờ. trong thời đại ngày nay, mỗi tổ chức
đều thường phải đối mặt với những thách thức mới, những biến động và khó
khan lớn. nếu nhà lãnh đạo không giải quyết được các vấn đề này, điều đó có
nghĩa là tổ chức đang trên con đường đi tới sự diệt vọng.
Để thực hiện cơng việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhình cho tổ

chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó,
nhà lãnh đạo phải có những kỹ năng đặc biệt. năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều
vào kỹ năng của nhà lãnh đạo.
Kỹ năng lãnh đạo chính là yếu tố tạo nên giá trị của người lãnh đạo.
một số nhà nghiên cứu coi kỹ năng cá nhân là yếu tổ quyết định đối với một
nhà lãnh đạo.
4. Đặc điểm tính cách của nhà lãnh đạo giỏi
Những nhà lãnh đạo tài giỏi thường có chung những đặc điểm cơ bản dẫn
đến thành cơng như sau:
- Có tầm nhìn tốt: lãnh đạo khơng nhất thiết phải là người giỏi nhất
trong nhóm. Ngược lại, nếu một người lãnh đạo chỉ có thể tập hợp xung quanh
mình những người kém cỏi hơn thì đó chỉ là một lãnh đạo tồi. Nhiệm vụ hàng
đầu của lãnh đạo ở bất kỳ tổ chức nào là hoạch định phương hướng, mục tiêu rõ
ràng để thành viên cùng nỗ lực hướng tới. Nhà lãnh đạo giỏi phải biết rõ tổ chức
của mình cần phải thực hiện điều gì, sẽ tiến đến đâu trong một năm, năm năm,
hay thậm chí mười năm tới.
- Có động lực cao: một mục tiêu hấp dẫn nhưng không có động lực dẫn
lối dù đắt đỏ đến mấy cũng chỉ là một thứ vô dụng. Song song với việc thiết lập
mục tiêu cho cả đội, điều nhà lãnh đạo cần làm là truyền lửa cho họ, để họ kiên
7


trì, bền bỉ hướng tới mục tiêu. Ngọn lửa đó phải xuất phát từ chính bản thân
người lãnh đạo, khơng thể thuyết phục người khác làm điều mà chính bản thân
cũng chán ngán.
- Tự tin: Lãn đạo là chỗ dựa tinh thần của cả đội , thiếu chỗ dựa tinh
thần ấy, tổ chức sẽ như rắn mất đầu. Tự tin là điều kiện đầu tiên để một người
trở thành lãnh đạo. Điều đó thể hiện qua sự dứt khốt trong khi ra quyết định,
chấp nhận chịu trách nhiệm, sẵn sàng đề ra các mục tiêu lớn cho cả đội… Một
lãnh đạo tự tin và có tầm nhìn có thể biến một đội nhóm tầm thường thành tập

hợp những cá nhân đầy tài năng.
Ngồi ra người lãnh đạo cịn phải giao tiếp, ứng xử tốt, có khả năng đọc
vị tâm lý thành viên... Trong công việc hàng ngày, đặc biệt với những người làm
lãnh đạo thì kỹ năng quản lý là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng để
làm nên thành cơng trong cơng việc cũng như có được niềm tin vững chắc với
đồng nghiệp và nhân viên trong cơ quan. Nhưng để có được những kỹ năng để
trở thành người lãnh đạo quản lý giỏi không phải là đơn giản.
Trong công việc quản lý với những người quản lý quy mô vừa và nhỏ
thường quan tâm nhiều đến kết quả công việc sao cho đáp ứng đúng yêu cầu,
mục tiêu đề ra. Tuy nhiên với nhà quản lý cấp cao hơn thì quan tâm tới tầm nhìn,
chiến lược cho toàn bộ vấn đề mà đang đảm nhận và quan tâm. Tuy nhiên cho
dù lãnh đạo như thế nào đi chăng nữa thì một người quản lý giỏi cũng cần có
những kỹ năng cơ bản để vận hành cơng việc sao cho đạt hiệu quả nhất như:
 Truyền cảm hứng làm việc và thường xuyên động viên tinh thần cho
nhân viên là yếu tố hàng đầu được đánh giá cao trong kỹ năng của nhà quản lý
giỏi.
 Luôn là một người ngay thẳng, chính trực và là tấm gương tốt cho đồng
nghiệp nhân viên noi theo.
 Người có kỹ năng lãnh đạo giỏi cịn phải biết phân tích nhìn nhận vấn
đề một cách nhạy bén nhất.
 Tiếp theo là luôn chú trọng đến kết quả công việc cần đạt được trong
công việc để điều chỉnh tiến độ công việc phù hợp cho nhân viên.
8


 Luôn hành xử một cách cương nghị để xây dựng hình ảnh đẹp cho nhân
viên và đồng nghiệp.
 Phải biết hợp tác với người khác trong công việc và đẩy mạnh, tạo động
lực tinh thần cho mọi người khi làm việc.
 Một người lãnh đạo quản lý giỏi trong cơng việc cịn phải biết xây dựng

được các mối quan hệ lâu dài, bền vững.
 Điều cũng khá quan trọng đó là phải có chun mơn vững vàng, kỹ
năng làm việc tốt.
 Khi lãnh đạo mọi người phải có cái nhìn tổng quan, chiến lược nhất để
tránh sai lầm đáng tiếc xảy ra.
 Phát triển nhân viên cũng nên được chú trọng.
 Ln biết lắng nghe đóng góp, ý kiến của mọi người xung quanh.
 Tích cực rèn luyện, cải thiện điểm yếu của bản thân.
 Biết nhìn nhận nhân viên để sắp xếp vào vị trí phù hợp để tận dùng
được nhân tài.
 Phải biết kết nối các cá nhân tập thể với nhau để tăng thêm sức mạnh
làm việc.
 Nhà quản lý giỏi chuyên nghiệp nên quan tâm tới việc linh hoạt trong
mục tiêu, kết quả đề ra và cần đạt được.
 không ngừng cải thiện bản thân.
Tuy nhiên có vài điều cần chú ý với những người lãnh đạo ở các cấp khác
nhau để có được kỹ năng lãnh tốt nhất đó là:
 Đối với những người quản lý cấp trung, năng lực cần chú trọng nhất là
năng lực giải quyết vấn đề.
 Đối với những người quản lý cao hơn ngoài giải quyết vấn đề hiệu quả,
năng lực hành xử một cách cương nghị, thể hiện quyền lực lãnh đạo một cách
phù hợp được bổ sung vào các lựa chọn.
 Đặc biệt kỹ năng phát triển một tầm nhìn chiến lược chỉ được ưu ái
xuất hiện trong các lựa chọn ưu tiên của các lãnh đạo cấp cao.
9


CHƯƠNG 2:
CÁC KỸ NĂNG TỐ CHẤT TẠO NÊN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO
Lãnh đạo là quá trình làm việc cùng với và thơng qua các cá nhân, các

nhóm và các nguồn lực khác. Lãnh đạo được thử thách và đánh giá qua việc đạt
được các mục tiêu thông qua sự tổ chức và thực hiện các kỹ năng khác nhau, Và
để trở thành một nhà lãnh đạo quản lý tài năng thì cần phải có những kỹ năng
cần thiết.
2.1. Những tố chất cần có của nhà lãnh đạo
Một người lãnh đạo thực sự không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn
có mà cịn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Vì vậy
nhà lãnh đạo phải biết được đâu là tố chất và kỹ năng cần có cho mình để xây
dựng và phát huy chúng một cách hiệu quả. Những phẩm chất và kỹ năng này
ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh người lãnh đạo và nền tảng thành công của cơ
quan.
Sự thành công khơng thể khơng nói đến yếu tố nhà lãnh đạo với những tố
chất cần thiết đó là có sự hiểu biết và ham học hỏi, có tầm nhìn và sự quyết
đốn, dũng cảm và kiên trì.
Sự hiểu biết và ham học hỏi: Người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu
họ khơng hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ
bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, người lãnh đạo cịn phải đọc nhiều và
ln có tinh thần học hỏi để khơng ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập
nhật những thông tin và tri thức mới. Điều này giúp cho nhà lãnh đạo có một
vốn kiến thức sâu rộng vừa hồn thiện bản thân lại vừa có cái nhìn tổng thể để
phát triển cơ quan.
Tầm nhìn và sự quyết đốn: Sự thành bại của cơ quan phụ thuộc tài năng
của nhà lãnh đạo bởi sự quyết đốn và tầm nhìn xa trơng rộng của người lãnh
đạo.Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiểu mới mẻ địi hịi
nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và
10


những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển cơng việc.
Nếu khơng có khả năng phán đốn tương lai thì sẽ rất khó để đưa ra tầm nhìn,

chiến lược phát triển lâu dài của cơ quan. Bên cạnh đó, tính quyết đốn trong
mọi cơng việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt.
Dũng cảm và kiên trì: Một nhà lãnh đạo tốt khơng bao giờ đầu hàng khó
khăn, thất bại mà quan trọng là họ biết đối mặt và dũng cảm vượt qua sự khó
khăn, thất bại đó đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực
về quản lý hay chiến lược kinh doanh. Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng
và nhất là người đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và kiên trì, giữ vững ý
chí cho đến khi nào thành cơng thì thơi. Niềm hy vọng và lịng kiên trì, khơng
ngại khó khăn là động lực lớn để phát triển cơ quan.
2.2. Kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo
Để trở thành một nhà lãnh đạo ưu tú, ngoài yếu tố ngoại hình thì họ cần
trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng không thể thiếu như: kỹ năng quản
lý và lập kế hoạch, kỹ năng giao quyền hiệu quả, kỹ năng truyền cảm hứng và
kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể
thiếu của nhà lãnh đạo. Họ xây dựng tầm nhìn chiến lược cho cơ quan, đồng thời
cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà cơ quan cần đạt tới. Có
khả năng quản lý và lập kế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển
và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.
- Kỹ năng giao quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân
tài – người có khả năng bổ sung những khiếm khuyết của mình thay vì biết cách
khen ngợi mà hãy phân quyền và phân bổ công việc một cách hợp lý. Bên cạnh
đó, người lãnh đạo cần phải có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho những con người
giỏi, những người dám đặt những mục tiêu vô cùng thách thức và tìm cách để
thực hiện nó.
- Kỹ năng truyền cảm hứng: Biết cách truyền cảm hứng cho người
khác và sẽ nhận được những điều mà mong đợi khi quan tâm nhiều đến họ.
Muốn trở thành nhà lãnh đạo giỏi, cần phải hiểu nhân viên của mình, biết lắng
nghe và chia sẻ với cấp dưới chứ không phải chỉ biết ra lệnh và quát tháo. Khi
11



có vấn đề rắc rối, phải đặt mình vào hồn cảnh cụ thể để từ đó có hướng giải
quyết hợp tình hợp lý.
- Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có một kỹ năng giao tiếp tốt
bằng cả văn nói và văn viết, vì điều đó sẽ bộc lộ được khả năng nhiều mặt và có
ảnh hưởng khơng nhỏ tới sự thành công của cơ quan. Muốn thuyết phục được
nhân viên tin mình, theo mình, nhà lãnh đạo phải biết cách truyền đạt thông tin.
Muốn thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhà lãnh đạo phải biết cách
khuyến khích, động viên, hay muốn có các bản hợp đồng, nhà lãnh đạo cũng
phải biết cách thương thuyết.
- Kỹ năng lãnh đạo: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà
lãnh đạo. Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ
thống và con người. Nhà lãnh đạo giỏi phải là người thúc đẩy quá trình quyết
định một vấn đề và trao cho nhân viên của họ quyết định vấn đề đó.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Quá trình giải quyết vần đề có thể được
tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân
loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ
tiến hành quá trình này một cách khoé léo và hiệu quả.
- Khả năng truyền đạt thông tin: Người lãnh đạo phải có khả năng diễn
thuyết và truyền đạt thơng tin để thuyết phục những người khác tin tưởng, nghe
theo và làm theo.
- Khả năng làm việc theo nhóm: Người lãnh đạo cần phải có khả năng
hoạt động cùng những người khác, biết lắng nghe, sống trung thực và cởi mở,
biết sắp xếp và bố trí cơng việc cho nhân viên một cách khoa học và hợp lý, biết
cách giải quyết và dàn xếp những mâu thuẫn nội bộ.
Tóm lại, để trở nên người lãnh đạo quản lý hiệu quả , chúng ta cần xác
định được công việc của một người lãnh đạo quản lý phải làm để đạt được các
mục tiêu của tổ chức, cùng với và thông qua các cá nhân.


KẾT LUẬN
12


Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vận động và phát triển,
cùng với tốc độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và nền kinh tế thị trường như
hiện nay thì vận đề đặt ra ở đây là kỹ năng lãnh đạo của các nhà lãnh đạo cần
phải đổi mới liên tục, bởi kỹ năng phụ thuộc vào thời kỳ lịch sử và cách thức
làm việc…, mỗi một môi trường khác nhau. Với một cơ quan, một tổ chức hay
bất kỳ một nhóm nào thì người đứng đầu, người lãnh đạo ln đóng vai trị quan
trọng nhất. là người truyền cảm hứng, giữ linh hồn và dẫn dắt tổ chức đi lên. Kỹ
năng lãnh đạo cũng là một nghệ thuật mà không phải ai cũng hiểu thấu đáo. Vì
vậy, nhà lãnh đạo phải khơng ngừng phát triển những kỹ năng lãnh đạo của mình
bằng cách rèn luyện, học hỏi… Cùng với việc trong thời đại hội nhập này để
lãnh đạo một tổ chức tồn tại lâu dài và có hiệu quả thành cơng nhất.

13


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................3
1. Khái niệm kỹ năng lãnh đạo...........................................................................3
1.1. Khái niệm cơ bản về kỹ năng.......................................................................3
1.2. Khái niệm nhà Lãnh đạo..............................................................................4
2. Bản chất của công việc lãnh đạo.....................................................................5
CHƯƠNG 2: CÁC KỸ NĂNG TỐ CHẤT TẠO NÊN MỘT NHÀ LÃNH
ĐẠO....................................................................................................................11
2.1. Những tố chất cần có của nhà lãnh đạo........................................................11
2.2. Kỹ năng cần có của nhà lãnh đạo.................................................................12

KẾT LUẬN........................................................................................................14

14



×