MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, thực hiện quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà
nước là phát triển phải đi đôi với quản lý tốt, hệ thông thông tin báo chí nước
ta đã có sự phát triển mạnh mẽ không chỉ về số lượng, chất lượng, nội
dung, hình thức mà cả về loại hình báo chí và đội ngũ những người làm
báo. Thông tin báo chí ngày càng làm tốt hơn chức năng là phương tiện
thông tin đại chúng thiết yếu của đời sống xã hội, cơ quan ngôn luận của
tổ chức Đảng và Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, xã hội – nghề
nghiệp và là diễn đàn của nhân dân; góp phần quan trọng vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Tuy nhiên trong sự phát triển của thông tin báo chí cũng đã bộc lộ
một số khuyết điểm, yếu kém. Đó là, tình trạng báo chí nhiều nhưng
không mạnh, việc thông tin sai sự thật, thiếu chính xác, giật gân, câu
khách, một chiều,.. vẫn chưa được khắc phục có hiệu quả; hoạt động báo
chí vẫn còn gặp không ít khó khăn khi tiếp cận nguồn tin; việc cung cấp
thông tin sai sự thật, thiếu chính xác, giật gân, câu khách, một chiều,…
vẫn chưa được thực hiện nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành;
công tác chỉ đạo quản lý thông tin trên báo chí chưa theo kịp tình hình;
tính dự báo trong quản lý còn hạn chế; các quy định của pháp luật, cơ
chế, chính sách chậm bổ sung, sửa đổi; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý
vi phạm còn chưa nghiêm, thiếu kịp thời.
Tác giả chọn đề tài “Một số vấn đề về công tác quản lý báo chí
hiện nay” để nghiên cứu, làm sáng rõ vấn đề. Tiểu luận sẽ tập trung
phân tích thực trạng, tình hình, những vấn đề đặt ra trong công tác quản
lý, chỉ đạo và phát triển báo chí; đồng thời cũng đứa ra những giải pháp
cơ bản để tạo điểu kiện quản lý báo chí hiện nay.
1
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song do nhiều yếu
tố khiến tiểu luận sẽ khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ
1.1.Khái niệm lãnh đạo và quản lý
1.1.1. Khái niệm lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình dẫn dắt, định hướng của các chủ thể lãnh đạo
đối với đối tượng lãnh đạo nhằm đạt đến một mục tiêu nào đó của tổ chức
.Một số đặc điểm của lãnh đạo là : Trước hết, lãnh đạo là lãnh đạo con người,
nhóm người, tổ chức người. Thứ hai, lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng của
người lãnh đạo đến người dưới quyền, lãnh đạo chủ yếu lấy thuyết phục làm
phương tiện để tác động đến người dưới quyền. Thứ ba, lãnh đạo là quá trình
tác động, dẫn dắt, định hướng con người tiến đến mục tiêu của tổ chức.
Hoạt động lãnh đạo là họat động thực tiễn quan trọng của nhân loại:
Không có hoạt động lãnh đạo, không có chỉ huy điều khiển, hướng dẫn và
phối hợp, con người không thể tiến hành sản xuất xã hội, không thể tiến hành
hoạt đông tập thể, lại càng không thể hình thành lực lượng sản xuất xã hội.
Hoạt động lãnh đạo là nhân tố quan trọng không thể thiếu để thúc đẩy phát
triển lực lượng sản xuất. Hoạt động lãnh đạo có thể đứng ngoài lực lượng
sản xuất và quá trình sản xuất; nhưng thông qua ngoại lực nó tác động gián
tiếp vào lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Vai trò
bên ngoài của hoạt động lãnh đạo đối với lực lượng sản xuất, biểu hiện ở sự
phát huy chức năng dẫn đầu, hướng dẫn của người lãnh đạo; ở hoạch định
đường lối, chiến lược và chính sách;Hoạt động lãnh đạo thông qua những
quyết sách khoa học thúc đẩy lực lượng sản xuất;Hoạt động lãnh đạo thông
qua việc dùng người để thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
1.1.2 Khái niệm quản lý
2
Quản lý theo Từ điển tiếng Anh, từ quản lý (Management) được dùng
với nghĩa vừa quản lý, vừa điều khiển các tổ chức công việc. Quản lý là sự tác
động có tổ chức, có hướng đích,có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng
quản lý bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách các nguyên tắc, các
phương pháp cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định và có hiệu quả
Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt quan trọng của con người. Quản
lýchứa đựng nội dung rộng lớn, đa dạng phức tạp và luôn vận động,
biến đổi, pháttriển. Vì vậy, khi nhận thức về quản lý, có nhiều cách tiếp cận
và quan niệm khácnhau.
F.W Taylor (1856-1915) l à m ộ t t r o n g n h ữ n g n gư ờ i đ ầ u t i ê n
kh a i s in h r a khoa học quản lý và là “ông tổ” của trường phái “quản lý theo
khoa học”, tiếp cận quản lý dưới góc độ kinh tế - kỹ thuật đã cho rằng:
Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết
được một cách chính xác họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và
rẻ nhất.
H. Fayol (1886-1925) là người đầu tiên tiếp cận quản lý theo quy trình
và là người có tầm ảnh hưởng to lớn trong lịch sử tư tưởng quản lý từ thời kỳ
cận - hiện đại tới nay, quan niệm rằng: Quản lý hành chính là dự đoán
và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra.
M.P Follet (1868-1933) tiếp cận quản lý dưới góc độ quan hệ con
người, khi nhấn mạnh tới nhân tố nghệ thuật trong quản lý đã cho rằng:
Quản lý là một nghệ thuật khiến cho công việc của bạn được hoàn thành
thông qua người khác.
C. I. Barnarrd (1866-1961) là đại biểu xuất sắc của lý thuyết quản lý
tổ chức cho rằng: Quản lý không phải là công việc của tổ chức mà là công
việc chuyên môn để duy trì và phát triểntổ chức. Điều quyết định đối với
sự tồn tại và phát triển của một tổ chức đó là sự sẵn sàng hợp tác,
sự thừa nhận mục tiêu chung và khả năng thông tin.
3
H. Simon (1916) cho rằng ra quyết định là cốt lõi của quản lý.
Mọi công việc của tổ chức chỉ diễn ra sau khi có quyết định của chủ
thể quản lý. Ra quyết định quản lý là chức năng cơ bản của mọi cấp trong
tổ chức.
Paul Hersey và Ken Blanc Harh tiếp cận quản lý theo tình huống quan
niệm rằng không có một phương thức quản lý và lãnh đạo tốt nhất
cho mọi tình huống khác nhau. Người quản lý sẽ lựa chọn phương pháp
quản lý căn cứ vào tình huốngcụ thể.
J.H Donnelly, James Gibson và J.M Ivancevich t r o n g kh i n hấ n
m ạ n h t ớ i hiệu quả sự phối hợp hoạt động của nhiều người đã cho
rằng: Quản lý là một quá trình do một người hay nhiều người thực
hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được kết
quả mà một người hành động riêng rẽ không thể nào đạt được.
Stephan Robbins quan niệm: Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát những hành động của các thành viên trong tổ chức và
sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã
đặt ra
Bản chất của quản lý: Bản chất của quản lý là một loại quan hệ xã hội
đặc thù. Quan hệ gắn bó hữu cơ, tác động biện chứng giữa những con người
(thuộc chủ thể quản lý) và những con người (thuộc đối tượng quản lý). Bản
chất đó biểu hiện cụ thể trên mấy đặc điểm sau đây:Một là: Thực hiện mối
quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. Hai là: Quản lý là hoạt động chủ quan
của chủ thể quản lý và nó chỉ đúng và đạt kết quả khi hoạt động đó phù hợp
với yêu cầu của quy luật và thực tế khách quan. Ba là: Mục tiêu và động lực
của quản lý là thực hiện quan hệ lợi ích hợp lý, hài hoà, đảm bảo công bằng,
tiến bộ xã hội.
Quản lý là một vấn đề quan tâm trước hết của mọi tổ chức và trong
mọi hoạt động của tập thể, đó là sức mạnh gắn bó một tổ chức với nhau và
điều chỉnh cho tổ chức hoạt động đúng với mục tiêu đã đề ra: Quản lý ra đời
4
và phát triển là một cần thiết khách quan bắt nguồn từ tính chất xã hội hoá lao
động và sản xuất. C.Mác đã viết “Trong tất cả những công việc mà có nhiều
người hợp tác với nhau, thì mối liên hệ chung và sự thống nhất của quá trình
tất phải biểu hiện ra một ý chí điều khiển cũng giống như trường hợp nhạc
trưởng của một dàn nhạc vậy. Ông còn nhấn mạnh “người độc tấu vĩ cầm thì
anh ta tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”.
Theo đó, xã hội càng phát triển, cá mối quan hệ về kinh tế, văn hoá ngày càng
mở rộng và phức tạp (hiện nay đã mang tính toàn cầu) quản lý càng có vai trò
quan trọng. Vai trò của quản lý được biểu hiện: Tạo nên sự thống nhất về
nhận thức, ý chí tư tưởng và hành động (với những tiêu chí, căn cứ xác đáng)
để thực hiện đường lối, kế hoạch đã định. Tổ chức, điều hoà, phối hợp và
hướng dẫn các hoạt động của đối tượng quản lý, nhằm đảm bảo sự ổn định,
hợp lý và đạt hiệu quả cao. Tạo môi trường và điều kiện an toàn, thuận lợi cho
các tổ chức và cá nhân phát huy tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong các
hoạt động của mình, khai thác tối đa hợp lý các tiềm năng. nguồn lực, động
lực để kết quả cao nhất. Kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động, đề ra và
thực hiện các giải pháp thích hợp nhằm hạn chế, khắc phục những sai lầm,
tiêu cực đản bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu của quản lý.Tạo lập và duy
trì các tỷ lệ cân đối, cơ cấu hợp lý, nhất là sự hài hoà về quan hệ lợi ích, đảm
bảo tăng tưởng kinh tế hài hoà với công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi
trường sinh thái, an ninh xã hội, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Mở
rộng giao lưu, hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá v.v..Tóm lại: Hoạt động
quản lý là hoạt động của nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc
1.2. Lãnh đạo, quản lý là một bộ môn khoa học
Tính Khoa học của lãnh đạo, quản lý biểu hiện ở các nội dung sau:
- Phải đảm bảo tính khoa học trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện
các quyết định lãnh đạo, quản lý: Nó phải được dựa trên một cơ sở khoa học
nhất định (khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể); giải quyết một cách hài
hòa mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện, giữa tính nguyên tắc với chủ
5
nghĩa giáo điều và bệnh rập khuôn máy móc, giữa tính linh hoạt cách mạng
với chủ nghĩa cơ hội xét lại, giữa cái phổ biến cái cái đặc thù, giữa hiện tại và
tương lai… Mọi biểu hiện chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan
điều có thể dẫn đến các hậu quả xấu trong lãnh đạo quản lý
- Nó đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải năm vững Lý luận lãnh đạo,
quản lý; các yếu tố cơ bản của người lãnh đạo, quản lý như:
-Phải nắm vững tính khoa học trong Phong cách lãnh đạo - kiểu hoạt
động đặc thù của người lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ
và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh
đạo và yếu tố môi trường xã hội trong hệ thống quản lý
-Nó còn đòi hỏi người LĐ,QL phải nắm vững Phương pháp LÃNH
ĐẠO, QUẢN LÝ-cách thức tác động của chủ thể quản lý tác động vào đối
tượng quản lý để đạt được mục tiêu đề ra. Các nhân tố ảnh hưởng đến
phương pháp lãnh đạo và quản lý: Nhân tố khách quan như môi trường và
điều kiện làm việc cơ chế quản lý, nội quy, quy chế, quy định trong lĩnh vực
hoạt động quản lý. Nhân tố chủ quan như trình độ năng lực của người lãnh
đạo, quản lý; tinh thần trách nhiệm, tính tự giác năng động, sáng tạo và ý thức
chấp hành của chủ thể và khách thể bị lãnh đạo quản lý; quyền uy, uy tín của
người lãnh đạo quản lý. Đặc điểm của phương pháp lãnh đạo quản lý: Phương
pháp lãnh đạo, quản lý không có một công thức định sẵn như trong toán học
mà nó luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của cơ chế quản lý của những điều
kiện khách quan và chủ quan của ý chí, nghệ thuật lãnh đạo, quản lý rất đa
dạng và mỗi một chủ thể lãnh đạo, quản lý có một phương pháp quản lý, lãnh
đạo riêng để đạt được mục đích của mình. Tính khoa học của Phương pháp
lãnh đạo, quản lý biểu hiện ở quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa chủ
thể lãnh đạo, quản lý với đối tượng lãnh đạo, quản lý. Phương pháp quản lý
luôn được điều chỉnh bởi hệ thống các quy luật của quản lý kinh tế, quản lý
nhà nước…Do đó, phương pháp lãnh đạo, quản lý phải được xây dựng trên
6
nền tảng nhận thức khoa học –người lãnh đạo, quản lý phải có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý và các kiến thức văn hóa khác
- Đối với phong cách lãnh đạo, quản lý: Cần đảm bảo các những đặc
trưng chủ yếu sau: Đó là sự thống nhất giữa tính Đảng, tính nguyên tắc cao
với tính năng động, sắng tạo, sự nhạy cảm với cái mới; Sự thống nhất giữa
nhiệt tình cách mạng với tính trung thực, khách quan, khoa học; Sự thống
nhất giữa cách làm việc dân chủ, tập thể với tính quyết đoán và tinh thần
trách nhiệm cá nhân cao; Sự thống nhất giữa nhận thức và hoạt động thực
tiễn, lời nói đi đôi với việc làm; Sâu sát cơ sở, thường xuyên liên hệ mật
thiết với nhân dân.
-Đối với phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: Thứ nhất; tiếp tục đẩy
mạnh việc thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh.Thứ hai, tiếp tục thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của các
tổ chức cơ sở Đảng. Thứ ba, phát huy tính tiên phong, gương mẫu và thực
hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mỗi đảng viên.Thứ tư, tiếp tục tăng cường
công tác kiểm tra của các cấp ủy Đảng.Thứ năm, phát huy vai trò giám sát của
các tổ chức đoàn thể nhân dân.Thứ sáu, thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng
- Đối với quan hệ giao tiếp, ứng xử: Hình thành kỹ năng ứng xử trong
giao tiếp cảu quá trình lãnh đạo, quản lý thể hiện trong tâm lý lãnh đạo, quản
lý cần tuân thủ những nội dung sau:Thứ nhất: “Biết người, biết ta ”. Thứ hai:
Cần cóthái độ chín chắn, tự chủ, khiêm nhường vàbiết lắng nghe – đây là yếu
tố quan trọng nhằm cảm hóa, chinh phục đối tượng.Thứ 3: Cần gây ấn tượng
tích cực, phù hợp với từng tình huống, từng đối tượng giao tiếp thông qua vai
trò của ngôn ngữ cơ thế, không gian và thời gian để thực hiện quan hệ giao
tiếpvới thái độ lịch thiệp.Thứ 4: Sử dụng ngôn ngữ (âm ngữ và câu nói) một
cách tương thích với từng tình huống và đối tượng trong giao tiếp. Thứ 5: Đặc
biệt cần có khả năng kiềm chế sự tức giận, bực tức, nóng vộitrong mọi trường
hợp và phải luôn biết khoan dung, hoan hỉ, độ lượng với đối tượng giao tiếp
7
Tóm lại lãnh đạo, quản lý là một khoa học và nghệ thuật; người Lãnh
đạo, quản lý như một nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng
8
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC
QUẢN LÝ BÁO CHÍ HIỆN NAY
Trong bối cảnh chung của đất nước, hoạt động báo chí, xuất bản đã nỗ
lực phấn đấu hoàn thành chức năng chính trị - xã hội của mình, góp phần
quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị
của Đảng, các giải pháp quan trọng của Chính phủ trong kiềm chế lạm phát,
chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, hướng
tới phát triển bền vững. Những thành công trên đều gắn rất chặt với công tác
chỉ đạo, quản lý báo chí.
2.1. Những nhân tố tác động đến công tác chỉ đạo và quản lý báo chí
trong thời gian qua
Năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, tình hình thế giới và trong
nước có nhiều diễn biến phức tạp. Trên phạm vi toàn cầu, sau khủng hoảng
tài chính nền kinh tế thế giới đang dần phục hồi nhưng còn chậm và vẫn
tiềm ẩn nhiều bất trắc, khủng hoảng nợ công ở nhiều nước Châu Âu, giá cả
leo thang, đời sống, việc làm khó khăn; bất ổn chính trị diễn ra ở nhiều khu
vực, đặc biệt là ở Trung Đông và Bắc Phi; tình hình căng thẳng ở Đông Bắc
Á, Đông Nam Á; biến đổi khí hậu, thiên tai bất thường đã gây ra lũ lụt ở
Nam Mỹ và nhiều khu vực trên thế giới, nhất là trận động đất, sóng thần
hiếm thấy trong lịch sử gần đây ở Nhật Bản, gây nên những ảnh hưởng lớn
trong khu vực và toàn thế giới…
Ở nước ta, bên cạnh những thuận lợi, cũng còn nhiều khó khăn, thách
thức. Đó là sự tác động của nền kinh tế thế giới, hạn hán diễn ra trên diện
rộng, thị trường tài chính – tiền tệ nhiều biến động, giá cả hàng hóa tăng cao
ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân và nhịp độ tăng trưởng của nền
kinh tế; sự chống phá của các thế lực thì địch, đặc biệt là trên lĩnh vực tư
tưởng – văn hóa ngày càng quyết liệt và tinh vi hơn…
9
Năm 2010, là năm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng; Năm Việt Nam
đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN và đã tổ chức thành công nhiều hoạt
động trong khuôn khổ hiệp định của khu vực và quốc tế; năm kỷ niệm nhiều
ngày lễ lớn của đất nước; kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội; tổng kết
4 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh”; tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ VIII; đại hội đảng các
cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Những tháng đầu
năm 2011, cả nước đang tích cực, chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu đại biểu
Quốc hội khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỹ 2011 –
2016…
Tất cả những thuận lợi, khó khăn của tình hình trên đều tác động trực
tiếp đến sự phát triển của đất nước ta nói chung và hoạt động báo chí nói riêng.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Chính phủ, sự nỗ
lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đất nước ta đã vượt qua những khó
khăn, thử thách, phấn đấu đạt được những thành tựu quan trọng. Sự nghiệp
đổi mới tiếp tục được đẩy mạnh; chính trị - xã hội, an ninh, quốc phòng được
giữ vững; nền kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức khá so
với các nước trên thế giới; an sinh xã hội được bảo đảm; hoạt độn gđối ngoại
thu được nhiều kết quả, vị thế nước ta được nâng cao.
Trong thành tích chung đó của đất nước có sự đóng góp xứng đáng của
hoạt động báo chí và công tác chỉ đạo, quản lý báo chí. Có thể nói công tác
chỉ đạo, quản lý báo chí ngày càng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của hoạt
động báo chí nước nhà.
2.2 Những thành tựu đã đạt được trong công tác chỉ đạo, quản lý
báo chí
Trong năm qua, công tác chỉ đạo, quản lý báo chí đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận, thể hiện ở một số mặt chủ yếu sau:
Một là, xây dựng quy hoạch, kết hoạch phát triển sự nghiệp báo chí
10
Thời gian qua, trong lĩnh vực báo in vẫn còn tình trạng nhiều ấn phẩm
trùng lặp về nội dung thôn gtin, hiệu quả thông tin thấp, các nguồn lực xã hội
bị phân tác, lãng phí; ở một số bộ, ngành, đoàn thể, hội, hiệp hội và địa
phương sau khi sáp nhập hoặc thay đổi tổ chức đã có nhiều cơ quan báo chí
cần phải sắp xếp lại; một só ấn phẩm báo chí có chất lượng nội dung thấp, số
lượng phát hành không cao; có những cơ quan báo chí do khó khăn về tài
chính hoặc không đủ lực lượng nên để xảy ra việc xuất bản, phát hành ấn
phẩm trái với các quy định của giấy phép hoạt động báo chí; hiện tượng tư
nhân “núp bóng”, “bán cái” hoặc “giao khoán” trong hoạt động báo chí là một
vấn đề đáng quan tâm.
Trên lĩnh vực phát thanh – truyền hình, việc đầu tư xây dựng đài phát
thanh – truyền hình ở nhiều tỉnh và thành phố còn phân tán và lãng phí. Năng
lực sản xuất chương trình của nhiều đài phát thanh – truyền hình cấp tỉnh hiện
chỉ đáp ứng được khoảng 20 – 30% thời lượng phát sóng. Do thiếu hụt
chương trình, nhiều đài phát thanh – truyền hình đã khai thác và đưa lên sóng
qua nhiều sản phẩm truyền hình của nước ngoại, trong đó có những chương
trình hoặc bộ phim có những chi tiết sai phạm về chính trị hoặc hình ảnh
phảm cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục hoặc chuẩn mực văn hóa
dân tộc, bị công chúng phê phán.
Để khắc phục, chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ Thông tin và Truyền
thông đã tiến hành xây dựng đề án Quy hoạch báo chí in đến năm 2020. Đồng
thời, Bộ đang tiến hành xây dựng thêm Đề án Quy hoạch phát thanh – truyền
hình và Thông tin điện tử, gộp với quy hoạch báo chí in, thành Đề án Quy
hoạch báo chí nói chung để trình Thủ tưởng Chính phủ trong thời gian tới.
Hai là, công tác xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật,
xây dựng chế độ, chính sách về báo chí
Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục nghiên cứu để cùng với việc sửa
đổi, bổ sung Luật Báo chí hiện hành, tứng bước cụ thể hóa các quan điểm của
Đảng trong các quyết định của Ban Bí thư Trung ương, Bộ Thông tin và
11
Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt
Nam, các bộ, ban, ngành xây dựng mới hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung hàng loạt
các văn bản pháp lý để điều chỉnh kịp thời những vấn đề mới phát sinh trong
thực tiễn, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu, như tăng cường hiệu quả
công tác quản lý truyền hình trả tiền; hoàn chỉnh văn bản pháp quy về cấp phép
hoạt động báo in, phát thanh – truyền hình; quy hoạch báo chí in, phát thanh –
truyền hình; quy hoạch hệ thống truyền dẫn phát sóng truyền hình.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của cơ quan báo chí, nhiều
năm qua các cơ quan chức năng đã kiến nghị về chính sách thuế đối với cơ
quan báo chí, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp và cách tính chi phí hợp
lý khi áp thuế, tranh thủ lấy ý kiến các cơ quan báo chí và các cơ quan liên
quan để có cơ sở đề xuất Bộ Tài chính xây dựng chính sách thuế đối với cơ
quan báo chí.
Ba là, tổ chức thông tin cho báo chí, quản lý thông tin trên báo chí
Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung
ương và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức đều đặn các buổi giao ban
báo chí hằng tuần, kịp thời định hướng, chỉ đạo thông tin báo chí, góp phần
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nội dung thông tin báo chí, tạo
được sự chia sẻ, đồng thuận trong xã hội, Việc duy trì giao bao với các cơ
quan chủ quản báo chí hằng tháng đã tạo được sự chia sẻ, đồng thuận trong xã
hội. Việc duy trì giao ban với các cơ quan chủ quản báo chí hàng tháng đã
từng bước phát huy hiệu quả giúp cho công tác phối hợp giữa cơ quan quản
lý, cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí ngày càng tốt hơn.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ
động mời hơn 50 lượt đại diện các Bộ, ngành đến cung cấp thông tin về
những vấn đề mà xã hội và báo chí quan tâm.
Nhờ nắm bắt thông tin và sâu sát với đời sống báo chí, về cơ bản, cơ
quan quản lý báo chí ở Trung ương đã chủ động trong công tác định hướng
12
thông tin, nhất là đối với các sự kiện lớn, sự kiện đột xuất, sự kiện phức tạp,
nhạy cảm.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương đã chủ
động và phối hợp với các bộ liên quan, như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ
Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch –
Đầu tư, Bộ Y tế và Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và
một số địa phương, để thường xuyên cung cấp thông tin, định hướng thông tin
về các vấn đề quốc tế và các hoạt động đối ngoại của Đảng và nhà nước; các
vấn đề thông tin nhạy cảm, phức tạp, nhất là đối với các vấn đề tài chính tiền
tệ, giá cả, nhân quyền, tôn giáo, an ninh quốc phòng,…
Các cuộc giao ban hằng tuần cũng là diễn đàn để các cơ quan quản lý
và chỉ đạo thông tin định hướng và trao đổi với các cơ quan báo chí nhằm
tăng cường phát hiện, cổ vũ, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi
đua yêu nước, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tham gia tích cực và chủ động trong đấu tranh
phản bác lại các luận điệu vu cáo và bịa đặt của các thế lực thù địch, phản
động với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Bốn là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cap trình độ chính trị,
nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí
Trong năm 2010 và đầu năm 2011. Bộ Thông tin và Truyền thông đã
triển khai 16 lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các nhà báo Việt
Nam; 1 hội thảo quốc tế về giải quyết khiếu nại trong báo chí; 2 lớp bồi
dưỡng về người phát ngôn.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam cũng đã tổ chức
nhiều hội nghị tập huấn, mở các lớp bồi dưỡng và tổ chức nhiều sự kiện báo
chí, từng bước nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho
phóng viên, biên tập viên, công tác viên.
Năm là, công tác hợp tác quốc tế và tăng cường thông tin đối ngoại
trong lĩnh vực báo chí
13
Các đoàn nhà báo quóc tế đến Việt Nam và các đoàn nhà báo Việt Nam
đi công tác nước ngoài không chỉ là cơ hội để hai bên chia sẻ kinh nghiệm
nghề nghiệp, tìm hiểu đất nước, con người, lịch sử của mỗi nước mà còn là
một kênh thông tin đối ngoại hết sức hiệu quả đề quảng bá hình ảnh nước ta
với bạn bè quốc tế.
Việc tổ chức các cuộc thi sáng tác ảnh, phim tài liệu phóng sự về các
nước ASEAN trong năm 2010 đã thu hút hàng trăm nhà báo trong khu vực
tham gia. Đây cũng là một cơ hội tốt trong việc tăng cường hợp tác, trao đổi
và đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại theo đúng quan điểm, đương lối của
Đảng và Nhà nước.
Việc tham gia các hoạt động quốc tế đa dạng và đa phương kể trên đã
giúp các cán bộ, chuyên viên của các đơn vị chỉ đạo, quản lý báo chí của ta có
thêm những thông tin về trình độ phát triển khoa học – công nghệ tiên tiến và
công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động thông tin báo chí của các nước.
Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo các đơn vị chức năng đã
tham gia các phiên đối thoại về nhân quyền tự do báo chí, như các vòng đối
thoại Việt Nam – EU và một số nước khác. Bộ đã trực tiếp tham gia Hội nghị
đối thoại quốc tế về báo chí tham gia phòng chống ma túy; đối thoại quốc tế
về báo chí tham gia phòng chống ma túy; đối thoại với Ngân hàng Thế giới và
các nhà tài trợ cho Việt Nam về vai trò của báo chí trong đấu tranh, phòng,
chống tham nhũng.
2.3 Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác chỉ đạo quản lý báo chí
vẫn còn những khuyết điểm nghiêm túc cần rút kinh nghiệm:
- Mặc dù đã từng bước hoàn thiện, nhưng hế thống pháp luật về báo chí
chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công tác quản lý, thực tiễn phát triển
của hoạt động thông tin báo chí trong tình hình mới
- Trình độ nhận thức về các văn bản chỉ đạo, sự thiếu hiểu biết về Luật
Báo chí, công tác quản lý báo chí của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Đặc biệt là ở một số bộ, ngành, địa phương,
14
cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho
những người làm công tác quản lý và hoạt động trong lĩnh vực báo chí chưa
được coi trọng. Tổ chức, cán bộ chuyên trách về quản lý báo chí ở một số đơn
vị vừa yếu, vừa thiếu nên rất khó nắm bắt tình hình và đề xuất xử lý, giải
quyết công việc.
- Một số cơ quan quản lý báo chí chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống
nhất trong xử lý vi phạm. Công tác xử lý vi phạm đoi khi còn thiếu kiên
quyết, e dè, nể nang. Việc xử lý các sai phạm về nội dung thông tin trên một
số báo, đài địa phương còn chưa thật sự nghiêm túc.
- Sự phối hợp giữa một số sở Thông tin và Truyền thông với Ban Tuyên
giáo, các cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và các cơ quan chức
năng khác ở địa phương còn chưa chặt chẽ, thường xuyên, ở một số nơi nhận
thức về vai trò quản lý nhà nước ở địa phương còn chưa đúng theo quy định
của pháp luật.
- Nhiều địa phương chưa tổ chức hoặc tổ chức chưa đều đặn các cuộc
giao ban báo chí; chưa thực hiện nghiêm túc quy định của chính phủ về phát
ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.Một số cơ quan chủ quản thực hiện
việc bổ nhiệm lãnh đạo cơ quan báo chí không đúng quy trình, không đúng
quy định của pháp luật.
- Một số địa phương còn buông lỏng quản lý đối với hoạt động của các
đài phát thanh – truyền hình. Việc phát hiện và xử lý các sai phạm, công tác
quản lý việc liên kết trong sản xuất các chương trình truyền hình còn nhiều
lúng tùng, hạn chế, chất lượng yếu.
- Vai trò của cơ quan chủ quản chưa được phát huy đầy đủ, nhất là trong
công tác quản lý cán bộ. Một số cơ quan chủ quản chưa xử lý nghiêm các sai
phạm của các cơ quan báo chí, còn né tránh trách nhiệm đối với sai phạm của
cơ quan báo chí thuộc quyền; công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận
thức chính trị cho các phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí chưa
được quan tâm đúng mức.
15
- Vẫn còn tình trạng buông lỏng quản lý, chưa thực hiện nghiêm trách
nhiệm của người đứng đầu cơ quan báo chí đối với một số nội dung thông tin
không đảm bảo dẫn đến vi phạm các quy định của pháp luật về báo chí và
định hướng thông tin, tuyên truyền.
- Những hạn chế, khuyết điểm là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
Tốc độ phát triển của thông tin báo chí ngày càng nhanh nhưng công tác chỉ
đạo, quản lý có lúc thiếu thông tin răn đe; bộ máy quản lý báo chí thiếu ổn
định, việc chỉ đạo thông tin còn nhiều thống nhất, không tập trung đầu mối
nên nhiều khi còn gấy khó khăn cho báo chí.
2.4. Một số nhiệm vụ cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công
tác chỉ đạo, quản lý báo chí trong thời gian tới
Để khắc phục một cách một cách có hiệu quả những khuyết điểm, yếu
kém trong công tác chỉ đạo và quản lí báo chí, cần tập trung thực hiện tốt một
số nhiệm vụ chủ yếu sau đây :
- Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, chỉ đạo báo chí làm
tốt cong tác thông tin tuyên truyền việc triển khai học tập Nghị quyết, Chương
trình hành động thực hiện Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, các cơ quan, bộ ,
ban, ngành địa phương trong cả nước, đặc biệt là việc đưa Nghị quyết Đại hội
XI của Đảng vào cuộc sống.
- Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền bầu cử đại biểu hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan
trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong năm 2011. Bảo đảm để thông
tin báo chí góp phần động viên, cổ vũ phong trào thi đua lao động sản xuất,
khơi dậy hào khó của toàn dân tộc, làm cho cuộc bầu cả đại biểu Quốc hội
khóa XIII và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp thực sự là ngày hội của
toàn dân.
- Chỉ đạo tuyên truyền có hiệu quả các biện pháp quan trọng trong kết
luận số 02 của Bộ chính trị và Nghị quyết số 11 của Chính phủ về tập trung
kifm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Triền khai
16
thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong năm 2011 và
5 năm 2011 – 2015.
- Tuyên truyền các sự kiện quan trọng trong năm 2011, trước mắt là kỷ
niệm 100 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Gắn việc tuyên truyền
sự kiện này với kỷ niệm 121 năm Ngày sinh của Bác và tiếp tục đẩy mạnh
việc Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Nâng cao vai trò, vị trí, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của nhà
báo. Thông tin báo chí góp phần định hướng dư luận xã hội, tạo sự đồng
thuận về tư tưởng, nhận thức và hành động, góp phần quan trọng vào việc giữ
vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Báo chí cần tích cực hơn nữa trong đấu tranh chống tiêu cực, tham
nhũng và các tệ nạn xã hội; đồng thời phát hiện và cổ vũ các nhân tố mới,
điển hình tiên tiến. Gắn xây với chống, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực. Các
thông tin tích cực phải là dòng chủ đạo trên báo chí.
- Khẩn trương xây dựng hoàn chỉnh từng bước hệ thống văn bản pháp luật,
cơ chế chính sách về báo chí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí.
- Khẩn trương xây dựng hoàn chỉnh từng bước hệ thông văn bản pháp luật,
cơ chế chính sách về báo chí, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên cả về
nhận thức chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm để mỗi cán bộ phóng
viên, biên tập viên thứ sử là một chiên ssix trên mặt trận tư tưởng – văn hóa
của Đảng.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí có bản lĩnh chính trị, tinh
thông nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển báo chí, bảo đảm phát
triển đi đôi với hoạt động báo chí
- Tăng cường sự phối hợp cơ quan quản lý, cơ quan chủ quản và cơ quan
báo chí. Bảo đảm để sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với báo
chí kịp thời, thông suốt, chính xác từ Trung ương đến cơ sở.
17
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời các
sai phạm của cơ quan báo chí, đồng thời biểu dương, khen thưởng thỏa đáng
các cơ quan báo chí, các nhà báo có thành tích, tạo điều kiện để báo chí phát
huy tốt hiệu quả trong đời sống xã hội.
- Bảo đảm chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo đúng
quy định của pháp luật, không để xảy ra tình trạng báo chí thiếu nguồn thông
tin chính thống, chính xác.
KẾT LUẬN
Báo chí ngày càng có vai trò quan trọn gtrong đời sống chính trị - xã
hội của đất nước. Nội dung của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, khóa X
về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã thể hiện rõ quan
điểm chỉ đạo và sự quan tâm của đảng ta đối với công tác báo chí, Hoạt động
báo chí trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong quá trình hội
nhập quốc tế và vận dụng cơ chế thị trường đang đặt ra những yêu cầu mới.
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, hoạt độn gbaso chí đang có những
bước phát triển mới, vì vậy công tác quản lý nhà nước về báo chí ngày càng
được củng cố, tăng cường nhiều mặt mới có thể hoàn thành nhiệm vụ mà
Nghị quyết Trung ương 5, khóa X đã đề ra. Cùng với việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị được đề ra trong Nghị quyết của Đảng, cần xây dựng một
hệ thống quản lý nhà nước về thông tin đại chúng tập trung đủ mạnh, đáp ứng
yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí trong tình hình mới.
Đề tăng cường hơn nữa vai trò quản lý nhà nước về báo chí cần sớm
ban hành các văn bản pháp luật về báo chí như các quy chế: giấy cấp phép
hoạt động báo chí; xác định nguồn tin trên báo chí; thu hồi, tịch thu ấn phẩm
báo chí; đình bản tạm thời và thu hồi giấy phép hoạt động báo chí. Bên cạnh
đó cần tiến hành sắp xếp hợp lý hệ thống báo chí; rà soát, chấn chỉnh tình
trạng cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ, mục đích và không chấp hành nghiêm
18
luật pháp, nhất là Luật Báo chí; thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động cơ
quan báo chí theo đúng quy định hiện hành.
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Quý Doãn, Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam,
Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014
2. Hội nhà báo Việt Nam, Văn hóa truyền thông trong thời kỳ hội nhập,
Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014
3. Bộ Thông tin và Truyền thông, Những nội dung cơ bản về nghiệp vụ
báo chí xuất bản, Nxb Thông tin và Truyền thông, 2014
4. Học viện ngoại giao, Quản lý nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb
Văn hóa thông tin.
5. Luật báo chí
6. Bộ Thông tin và Truyền thông, Một số văn bản trong chỉ đạo và quản
lý của Đảng, Nhà nước về hoạt động báo chí
20
MỤC LỤC
21