Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phổ biến của mạng xã hội đến hoạt động kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.55 KB, 6 trang )

PHỔ BIẾN CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Nguyễn Thị Kiều Anh, Nguyễn Hoàng Khải, Hoàng Thị Lụa
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
GVHD: ThS. Dương Việt Anh Thư

TĨM TẮT
Mạng xã hội – một trong những sản phẩm tuyệt vời của internet đã khiến cuộc sống của con
người thay đổi ít nhiều theo cách riêng của nó. Mỗi người, mọi độ tuổi hay vùng miền khơng
cịn q lạ lẫm với các ứng dụng Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok, Youtube,... như vậy, có
thể khẳng định mạng xã hội đã ăn sâu vào cuộc sống của chúng ta. Khơng những thế, mạng
xã hội cịn nơi để các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh. Vì bất kể khi ở đâu, làm
gì thì đều có thể tiếp nhận được các thông tin từ nhiều lĩnh vực. Đây là một môi trường kinh
doanh không giới hạn vì thế việc áp dụng các hình thức marketing trên mạng xã hội sẽ giúp
cho người sử dụng tiếp cận đến doanh nghiệp một cách dễ dàng hơn, cùng sự tương tác
thường xuyên của doanh nghiệp trên mạng xã hội thực sự sẽ đem lại trải nghiệm mua hàng
tốt hơn cho khách hàng cũng như tăng giá trị thương hiệu. Khi hồn thiện hệ thống tích hợp
xử lý và phân tích đơn hàng, kết hợp với một ngân sách hợp lý cho việc quảng cáo trên
mạng xã hội thì doanh nghiệp đã có một nền tảng vững chắc để phát triển kinh doanh trên
mạng xã hội.
Từ khóa: hoạt động kinh doanh, mạng xã hội, marketing, phổ biến, thương mại điện tử.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Với sự phát triển nhanh chóng của internet và mạng xã hội tại Đông Nam Á, kinh doanh trên
mạng xã hội được dự đoán sẽ trở thành xu hướng mới trong ngành thương mại điện tử tại
đây. Hiện tại có khoảng 375 triệu người dùng mạng xã hội trên tổng 416 triệu người dùng
internet tại Đông Nam Á. Các doanh nghiệp hay các nhà bán lẻ có thể tiếp cận một lượng
khách hàng trên kênh này để lựa chọn đúng chiến lược. Mặc dù hiện tại vẫn có những rào
cản nhất định, nhưng hầu hết các doanh nghiệp trong khu vực đều đồng ý rằng, việc kinh
doanh trên mạng xã hội sẽ ngày càng có chỗ đứng hơn trong 05 năm tới, theo một nghiên
cứu của Econsultancy. Bằng việc khảo sát 270 nhà tiếp thị trên sàn thương mại điện tử và


270 người tiêu dùng tại khu vực Đông Nam Á, nghiên cứu đã cho thấy phần nào những
thông tin về cách người tiêu dùng sử dụng mạng xã hội để mua sắm trực tuyến và cách các
nhà bán lẻ đang lên kế hoạch để tận dụng các cơ hội này.

2324


Trong cuộc khảo sát của chúng tôi về “Sự phổ biến của mạng xã hội đến hoạt động kinh
doanh” chứng minh được rằng, mục đích sử dụng mạng xã hội của mọi người để giải trí
chiếm 69,5%, nhưng ở vị trí thứ 2, đó chính là sử dụng mạng xã hội để kinh doanh, bn
bán chiếm đến 56,1%.

Hình 1. Khảo sát về mục đích dùng mạng xã hội

2 LỢI ÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐẾN MẠNG XÃ HỘI
2.1 Tiết kiệm chi phí
Kinh doanh online giúp cho cả người bán lẫn người mua có thể tiết kiệm được nhiều mặt cả
về thời gian, không gian lẫn cách thức giao dịch. Thời gian giao dịch online giúp tiết kiệm rất
nhiều lần so với hình thức chuyển phát nhanh hay qua bưu điện. Chi phí thanh tốn so với
các phương thức thơng thường cịn giảm tới 10%-20% nếu bên bán có tính năng hỗ trợ
người mua thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Ngồi ra, thay vì phải tìm kiếm mặt bằng
phù hợp để kinh doanh thì có thể chọn bán hàng ngay tại nhà. Việc quảng cáo hay giới thiệu
chủ yếu qua các website hoặc mạng xã hội.
2.2 Nắm rõ tâm lý khách hàng
Việc tiếp nhận các ý kiến đóng góp phản hồi từ khách hàng sau khi mua sản phẩm sẽ giúp
khách hàng dễ dàng bày tỏ quan điểm hài lịng hay thất vọng. Từ đó tạo dựng lịng tin của
khách hàng đối với bên bán.
2.3 Hạn chế phụ thuộc vào phương tiện giao thông
Bán hàng trực tuyến giúp cho mọi người có thể mua sắm từ xa. Chỉ cần có kết nối mạng thì
dù ở bất cứ đâu thì khách hàng vẫn có thể thoải mái, lựa chọn mua các sản phẩm. Cách

thức này khá hay khi giúp mọi người hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông. Thúc đẩy
tầm ảnh hưởng của bán hàng trực tuyến. Kinh doanh online tác động trước tiên vào công
nghệ thông tin và thương mại điện tử vì nếu khơng tiếp thu và đổi mới theo xu hướng thì thị
trường của doanh nghiệp đó sẽ nhanh chóng bị tụt hậu.

2325


3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHỔ BIẾN CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
3.1 Niềm tin cá nhân
Những năm gần đây, mạng xã hội (MXH) đã có bước phát triển mạnh mẽ, tác động lớn đến
đời sống xã hội ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. MXH đã trở
thành một thuật ngữ phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối,
chia sẻ, tiếp nhận thơng tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Ngày nay, bất kỳ ai chỉ với một
chiếc điện thoại thông minh, một máy tính bảng hay máy tính cá nhân có kết nối internet đều
có thể tham gia vào MXH. Vì vậy, trong mọi lĩnh vực ngày nay đều chủ yếu sử dụng mạng
xã hội để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm nhưng nổi bật nhất vẫn là hoạt động kinh doanh.
Mạng xã hội được người kinh doanh tin dùng với niềm tin sẽ nâng cao lợi nhuận với chi phí
thấp nhất, mang lại cho họ nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
3.2 Nhận thức chủ quan
Với những ưu điểm như tính hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, linh hoạt, mạng xã hội đang
được sử dụng như một kênh truyền thông trong nhiều lĩnh vực kinh doanh, mạng xã hội tạo
ra được một mạng lưới kết nối toàn cầu:
3.2.1 Kết nối với khách hàng hiệu quả
Sở hữu một blog, fanpage nghĩa là đã có một kênh liên hệ với khách hàng hồn tồn miễn
phí. Liên hệ ở đây khơng chỉ đơn giản là mua hàng mà cịn có ý nghĩa lớn hơn nhiều: giúp
vẽ chân dung khách hàng, từng bước kết nối và thấu hiểu họ hơn. Khi fanpage đạt số lượng
người theo dõi nhất định, doanh nghiệp sẽ hình dung rõ hơn về hành vi tiêu dùng của họ
dựa vào các thông số do mạng xã hội cung cấp. Những số liệu ngày có ý nghĩa rất lớn trong

việc cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ để mang lại sự hài lịng cho khách hàng. Truyền
thơng trong rất nhiều lĩnh vực kinh doanh, mạng xã hội còn là một kênh hữu hiệu để nhà
kinh doanh thông báo những chương trình ưu đãi, thơng tin quan trọng tới khách hàng. Với
thói quen sử dụng mạng xã hội phổ biến như hiện nay thì người tiêu dùng có xu hướng tiếp
nhận thông tin qua Facebook, Instagram, Zalo nhiều hơn là chủ động tìm kiếm và truy cập
website của doanh nghiệp đó.
3.2.2 Thể hiện thế mạnh của sản phẩm, dịch vụ
Các mạng xã hội có xu hướng tập trung vào hiển thị hình ảnh, video hơn là nội dung chữ
đơn thuần. Người dùng mạng xã hội cũng có xu hướng xem hình và video nhiều hơn,
thậm chí họ chỉ đọc lướt nội dung. Điều này lại rất phù hợp để các nhà hàng truyền tải
thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình. Truyền thơng cho kinh doanh thực chất chính là
giới thiệu những sản phẩm dịch vụ – những sản phẩm khó có thể diễn tả bằng lời, nhưng
chỉ cần một bức ảnh là nói lên tất cả, có thể khơi gợi mong muốn được mua hàng cho
những khách hàng tiềm năng. Các mạng xã hội hiện nay đều rất thuận tiện trong việc đăng
tải hình ảnh, video với định dạng phong phú, thực sự là một kênh rất phù hợp để truyền
thơng kinh doanh. Việc cịn lại phụ thuộc vào chính doanh nghiệp, doanh nghiệp đó có sẵn
sàng đầu tư cho việc chụp hình, quay video cho những sản phẩm dịch vụ mà mình kinh
doanh hay khơng.

2326


3.2.3 Ghi dấu thương hiệu lâu bền
Truyền thông mạng xã hội có vai trị thực sự quan trọng trong việc tạo dựng thương hiệu và
lưu lại dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Đầu tư xây dựng thương hiệu bài bản qua mạng xã
hội sẽ giúp doanh nghiệp lan tỏa những giá trị tích cực đến cộng đồng. Các mạng xã hội phổ
biến hiện nay như Facebook, Instagram, Zalo, LinkedIn, Pinterest, Youtube… sẽ giúp nhà
hàng truyền tải thông điệp một cách hiệu quả, nêu bật những giá trị khác biệt của thương
hiệu so với đối thủ cạnh tranh.
3.2.4 Thúc đẩy doanh thu trực tiếp

Mạng xã hội là cũng một kênh bán hàng vơ cùng hiệu quả, thậm chí với nhiều nhà hàng,
doanh thu từ mạng xã hội còn tốt hơn nhiều so với doanh thu đặt hàng qua website. Hiện
nay với tính tăng phản hồi tin nhắn, tính năng đặt hàng online, tính đăng tải sản phẩm,
Facebook đang là kênh bán hàng rất tốt trong lĩnh vực kinh doanh. Để thúc đẩy doanh thu từ
mạng xã hội, nhà kinh doanh nên chú ý hai điều sau:
1. Đầu tiên đó là xem xét quảng cáo để thu hút nhiều khách hàng hơn. Thực tế cho
thấy quảng cáo qua Facebook, Instagram, Zalo là cách rất hữu hiệu để tiếp cận những
người ở khu vực lân cận, tăng doanh số mạnh mẽ trong thời gian ngắn.
2. Điều thứ hai đó là phải có đội ngũ chăm sóc khách hàng tốt. Trong lĩnh vực kinh
doanh, khách hàng luôn muốn được mua những sản phẩm dịch vụ nhanh nhất có thể,
vì vậy cần có người túc trực trên mạng xã hội để trả lời thắc mắc, tiếp nhận đơn hàng.

4 HẠN CHẾ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI
4.1 Không đảm bảo được tính bảo mật
Kinh doanh online khơng giống như các hình thức kinh doanh truyền thống khác. Khi xác
định mua hàng online thì ln cần chuẩn bị sẵn tâm lý rủi ro. Các thông tin cá nhân như: họ
tên, địa chỉ, số điện thoại mà cung cấp cho bên bán dễ bị tận dụng vào các mục đích khác.
Ví dụ: khi cung cấp cho bên bán các thông tin cá nhân để đặt mua quần áo nhưng người
bán hàng hoặc tiếp nhận đơn hàng thực tế lại không phải là nơi mua hàng.
4.2 Lừa đảo qua mạng
Sản phẩm mà khách hàng đặt mua online và sản phẩm khi họ nhận về tay lại khác xa nhau
hồn tồn. Chính những trường hợp dở khóc, dở cười này khiến nhiều người lo lắng khi đặt
mua online. Do tính chất khi mua hàng online, người mua và người bán không hề gặp mặt
nhau trực tiếp, nên việc mua hàng diễn ra qua điện thoại, email, facebook và đặc biệt lòng
tin vào đối phương. Do vậy, có nhiều shop online gặp phải tình huống cho khách nhận hàng
rồi mới chuyển khoản tiền thanh toán.

5 VẤN ĐỀ PHÁT SINH CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI
5.1 Vấn đề việc làm và cơ cấu thu nhập
Khi mới hình thành cách đây 3-4 năm, bán hàng trên MXH chỉ là tận dụng MXH kiếm thêm

thu nhập, hiện nay kinh doanh online đã trở thành một nghề được giới trẻ lựa chọn để khởi
nghiệp vì cho mức thu nhập cao. Riêng Hà Nội, theo sự thống kê của Chi cục Thuế Hà Nội
đã có 13.400 shop bán hàng online, còn ở TP. HCM con số này là trên 13.500 shop, hầu hết

2327


thuộc sở hữu của giới trẻ. Bình quân, mỗi shop có từ 5-20 người có nghĩa là riêng Hà Nội đã
có ít nhất 67.000 người tham gia bán hàng online chưa kể các cá nhân nhỏ lẻ khác. Kinh
doanh online khiến cơ cấu thu nhập của dân cư cũng thay đổi. Ngoài ra, việc mua bán hàng
trên MXH phát triển cùng việc ứng dụng được khoa học công nghệ vào sản xuất trong thời
đại Cách mạng Công nghệ 4.0 cũng kéo theo sự phát triển của các nghề phụ trợ. Hoạt động
kinh doanh trên MXH phát triển, kéo theo hoạt động logistic phát triển nhanh chóng. Bên
cạnh những lợi ích, dịch vụ vận chuyển vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể, lợi dụng sự
tiện lợi của hình thức giao hàng tận nơi (Cash on delivery- COD), các đối tượng xấu đã sử
dụng những chiêu thức yêu cầu người giao hàng ứng trước tiền hàng, khi người giao hàng
đến địa chỉ của người nhận hàng thì mới biết rằng địa chỉ, người nhận cũng như số điện
thoại đều là “ảo”.
5.2 Vấn đề về thuế
Thứ nhất, đối với trường hợp cá nhân kinh doanh có địa điểm cố định để giao dịch với khách
hàng và việc quảng cáo trên MXH chỉ là một trong những hình thức mở rộng khách hàng:
hàng hóa được giao dịch tại địa điểm cố định hoặc giao hàng tận nơi khách hàng, trường
hợp này cơ quan thuế cần phối hợp với các nhà mạng để xác định địa chỉ kinh doanh của cá
nhân, phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường để đưa vào diện quản lý thuế nếu cịn
bỏ sót. Đối với trường hợp đã thuộc diện quản lý, cập nhật thông tin về giao dịch trên mạng
của cơ sở kinh doanh để làm cơ sở điều chỉnh tăng doanh thu kinh doanh nếu phù hợp.
Thứ hai, đối với trường hợp cá nhân kinh doanh khơng có địa điểm cố định để giao dịch với
khách hàng, chỉ có địa chỉ trên mạng và số tài khoản cá nhân, bán hàng theo hình thức giao
hàng tận nơi: trường hợp này, cơ quan thuế cần phối hợp với các nhà mạng để xác định
danh tính cá nhân, số tài khoản ngân hàng, phương thức giao hàng để yêu cầu cá nhân khai

thuế theo từng lần phát sinh theo quy định của pháp luật về thuế Thu nhập cá nhân.
Thứ ba, đối với trường hợp tổ chức, nhà thầu nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử có
thu nhập phát sinh tại Việt Nam: nếu người mua hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ là các
DN, hợp tác xã được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì người mua hàng có nghĩa vụ kê
khai, khấu trừ thuế nhà thầu để nộp thuế theo quy định.
5.3 Báo chí và truyền thơng
Bốn loại hình thơng tin đại chúng cơ bản nhất phục vụ công chúng bao gồm: báo in, phát
thanh - truyền thanh, truyền hình và thông tin trực tuyến trên môi trường internet. Số lượng
thuê bao internet băng thông rộng hiện đạt trên 04 triệu thuê bao. Internet đã phủ sóng khắp
nơi trong lãnh thổ. Cho tới nay, tại Việt Nam có khoảng 28 triệu người sử dụng MXH, thông
qua MXH để mua sắm tăng 53% từ năm 2014. Số lượng người dùng MXH thông qua điện
thoại di động là 24 triệu người. Mạng xã hội được phát triển chỉ để phù hợp với các mục đích
kết nối xã hội chứ khơng phải mua sắm. Chỉ một nửa trong số những người tham gia khảo
sát nói rằng, họ thấy trải nghiệm mua hàng trên mạng xã hội của mình đơn giản và dễ dàng,
vì nền tảng này thiếu các cơng cụ tự động hóa và thường u cầu việc trị chuyện thủ cơng
để xác nhận đơn hàng. Trong khi nhiều công ty thừa nhận tầm quan trọng của mạng xã hội
nhưng chỉ một phần trong số họ thực sự tối ưu hóa kênh truyền thơng này để bán hàng.
41% các doanh nghiệp khơng tích hợp đầy đủ các mạng xã hội vào các kênh bán hàng
thương mại điện tử của họ. Một số lý do chính là việc thiếu cơng cụ đo lường, chun mơn

2328


về việc kinh doanh trên mạng xã hội, chưa có mục tiêu phát triển rõ ràng và họ chỉ xem
mạng xã hội như là một kênh dịch vụ khách hàng.

6 KẾT LUẬN
Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng, sự phổ biến của mạng xã hội ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động kinh doanh. Mạng xã hội mang đến rất nhiều cơ hội cho các nhà kinh doanh
nhưng cũng mang đến rất nhiều thách thức cho ngành kinh tế nói chung và người tiêu dùng

nói riêng. Trước những cơ hội và thách thức đó, chúng ta cần phải tìm ra những những
hướng đi tốt nhất, phù hợp nhất với nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của mình.
Cần phải nhận ra được những thách thức mà mạng xã hội mang lại đối với hoạt động kinh
doanh và bên cạnh đó cần phát huy những lợi ích, cơ hội mà mạng xã hội mang lại. Qua đó,
chúng ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân về sự phổ biến của
mạng xã hội để áp dụng và phát triển mơ hình kinh doanh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Báo Boxme (2021), Kinh doanh trên mạng xã hội dưới góc nhìn của người bán hàng
online tại Đông Nam Á (a/vi/kinh-doanh-tren-mang-xa-hoi-duoigoc-nhin-cua-nguoi-ban-hang-online-tai-dong-nam
a/?fbclid=IwAR0BBzkyNnEIuXv4BjsckW7kLqahfJGw7Q_7msmVoyqOa8iZ4xgAReOAh0

[2]

TS. Phạm Văn Tuấn (2020), Một số vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh từ hoạt động kinh
doanh hàng hóa dịch vụ trên mạng xã hội trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công
nghiệp 4.0 ( />
[3]

Khởi nghiệp quốc gia (2019), Khởi nghiệp kinh doanh qua mạng xã hội: khó có cơ hội
làm lớn ( />
[4]

Hồng Vân (2019), Kinh doanh online: những lợi ích và tác hại của cách thức kinh
doanh này ( />
[5]

Công ty CP Giải pháp Tiếp thị và Truyền thơng TGROUP (2020), Vai trị của truyền

thông khi kinh doanh nhà hàng ( />
2329



×