Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH VIETOURIST GIAI ĐOẠN 2018- 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.9 KB, 62 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---oOo--KHOA DU LỊCH CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TIỂU LUẬN
Chủ đề: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ PHẦN

DU LỊCH VIETOURIST GIAI ĐOẠN 2018-2020
Mơn học: Quản trị Tài chính Doanh nghiệp
Lớp: K10_CLC
GVHD: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2021


Phân tích tài chính Cơng ty Cổ phần Du lịch VieTourist

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................................................8
1.

Phân tích ngành Du lịch Việt Nam...................................................................................................9
1.1.

1.1.1.

Giới thiệu về ngành Du lịch Việt Nam...............................................................................9

1.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển ngành Du lịch Việt Nam...............................................9


1.1.3.

Thị trường Du lịch tại Việt Nam.......................................................................................11

1.2.

Đặc điểm ngành Du lịch Việt Nam..........................................................................................11

1.2.1.

Đặc điểm về sản phẩm......................................................................................................11

1.2.2.

Đặc điểm về hệ thống phân phối......................................................................................12

1.3.

Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngành Du lịch Việt Nam.............................14

1.3.1.

Yếu tố khách quan............................................................................................................14

1.3.2.

Yếu tố chủ quan................................................................................................................18

1.4.


Mức độ cạnh tranh ngành.......................................................................................................19

1.4.1.

Sự cạnh tranh từ các đối thủ hiện hữu............................................................................19

1.4.2.

Sự đe dọa từ các đối thủ tiềm năng..................................................................................21

1.4.3.

Áp lực từ các sản phẩm thay thế.......................................................................................22

1.4.4.

Quyền thương lượng của nhà cung cấp...........................................................................22

1.4.5.

Quyền thương lượng của khách hàng..............................................................................23

1.5.
2.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam.....................................................................................9

Khả năng sinh lợi ngành..........................................................................................................25

Phân tích cơng ty cổ phần du lịch Vietourist.................................................................................27

2.1.

Phân tích tổng quan cơng ty....................................................................................................27

2.1.1.

Giới thiệu chung...............................................................................................................27

2.1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................................29

2.1.3.

Cơ cấu bộ máy tổ chức......................................................................................................30

2.1.4.

Ngành nghề kinh doanh...................................................................................................30

2.1.5.

Sản phẩm dịch vụ chính...................................................................................................31

2.1.6.

Lợi thế kinh tế của cơng ty................................................................................................31

2.1.6.1.


Vị thế của công ty..............................................................................................................31

2.1.6.2.

Nguồn nhân lực................................................................................................................33

2.1.6.3.

Mạng lưới phân phối........................................................................................................33
2


Phân tích tài chính Cơng ty Cổ phần Du lịch VieTourist
2.1.6.4.
2.2.

3.

Năng lực quản trị..............................................................................................................34
Phân tích báo cáo tài chính của cơng ty.................................................................................36

2.2.1.

Phân tích tổng quan tình hình tài chính..........................................................................36

2.2.2.

Phân tích các nhóm hệ số.................................................................................................37

2.2.2.1.


Khả năng thanh tốn ngắn hạn........................................................................................37

2.2.2.2.

Hiệu quả sử dụng tài sản..................................................................................................39

2.2.2.3.

Các chỉ số địn bẩy tài chính.............................................................................................43

2.2.2.4.

Tỷ số khả năng sinh lợi.....................................................................................................44

2.2.3.

Phân tích dịng tiền...........................................................................................................45

Định hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại công ty cổ phần du lịch
VieTourist.........................................................................................................................................49
3.1 Định hướng, mục tiêu phát triển của VieTourist.........................................................................49
3.1.1. Định hướng và các mục tiêu phát triển............................................................................49
3.1.2.

Chiến lược phát triển........................................................................................................49

3.1.3.

Chiến lược cạnh tranh......................................................................................................49


3.2.

Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của VieTourist................................50

3.2.1.

Yếu tố thuận lợi.................................................................................................................50

3.2.2.

Yếu tố khó khăn................................................................................................................50

3.3. Kiến nghị đối với công ty..............................................................................................................51
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................54

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
TẮT

NGHĨA TIẾNG VIỆT

NGHĨA TIẾNG ANH

CIEM


Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương

Central Institute for
Economic Management

EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi

Earnings before Interest and
Taxes

FTA

Hiệp định thương mại tự do

Free Trade Agreement

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

Gross Domestic Product

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

International Monetary Fund


MICE

Du lịch hội nghị, hội thảo

Meeting Incentive
Conference Event

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

Return on Assets

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần

Return on Equity

ROS

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu

Return on Sales

TAB

Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam


Tourism Advisory Board

UOB

Ngân hàng Trách nhiệm hữu hạn một
thành viên United Overseas Bank

United Overseas Bank

USD

Đô la Mỹ

United States dollar

WB

Ngân hàng Thế giới

World Bank


DANH MỤC HÌNH
HÌNH

TÊN HÌNH

TRANG

Hình 1.1


Tốc độ tăng trưởng GDP (2018-2020) (%)

15

Hình 1.2

Dự đốn mức tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021

16

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam (2018-2020)
(triệu lượt)

19

Tỉ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) của một số doanh
nghiệp ngành Du lịch (2018-2020) (%)

25

Tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) của một số doanh
nghiệp ngành Du lịch (2018-2020) (%)

27


Hình 2.1

Logo cơng ty Cổ phần Du lịch VieTourist

28

Hình 2.2

Sơ đồ bộ máy tổ chức cơng ty Cổ phần Du lịch VieTourist

30

Hình 2.3

Doanh thu thuần một số doanh nghiệp du lịch (triệu đồng)
(2018-2020)

32

Hình 2.4

Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn của VieTourist
(31/12/2019) (%)

33

Hình 2.5

Tổng tài sản và tỷ lệ VCSH/TTS của VTD và TSD (20182020) (triệu đồng, %)


36

Hình 2.6

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của VTD (2018-2020)

Hình 2.7

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của VTD (2018-2020)

Hình 2.8

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của VTD (2018-2020)

40
40
41

Hình 2.9

Cấu trúc vốn của VTD (2018-2020) (%)

43

Hình 2.10

Tỷ suất sinh lợi của VTD (2018-2020) (%)

44



DANH MỤC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

TRANG

Bảng 1.1

Ưu điểm và nhược điểm của các kênh phân phối

13, 14

Bảng 2.1

Cơ cấu lao động theo trình độ và giới tính (30/08/2019) (người)

33

Bảng 2.2

Tổng quan tình hình tài sản, nguồn vốn và tình hình kinh doanh
VTD và TSD (2018-2020)

36

Bảng 2.3

Khả năng thanh toán ngắn hạn của VTD (2018-2020)


37

Bảng 2.4

Hệ số khả năng thanh toán của VTD và TSD (2018-2020)

38

Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7

Hiệu suất sử dụng và hệ số sinh lời tài sản của VTD và TSD
(2018-2020)
Các chỉ số đo lượng hiệu quả hoạt động của VTD và TSD
(2018-2020)
Các chỉ số địn bẩy tài chính của VTD và TSD (2018-2020)

39
42
43

(%)
Bảng 2.8

Các tỷ số khả năng sinh lợi của VTD và TSD (2018-2020) (%)

44


Bảng 2.9

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của VTD (2018-2020) (triệu đồng)

47, 48


DANH SÁCH MỘT SỐ CÔNG TY TRONG NGÀNH DU LỊCH
VIỆT NAM
TÊN ĐẦY ĐỦ

TÊN VIẾT
TẮT

Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại Vinacomin

DLT

Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Nai

DNT

Công ty Cổ phần Du lịch Trường Sơn COECCO

TSD

Công ty Cổ phần Du lịch – Thương mại Tây Ninh

TTT


Công ty Cổ phần Du lịch VieTourist

VTD

Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam -

VTR

Vietravel


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, ngành Du lịch đã và đang liên tục tăng trưởng, dần trở thành
một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta cũng như trên toàn thế giới. Du
lịch đã chứng minh được là động lực, là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, với
mức đóng góp chiếm 10,3% vào GDP toàn cầu, mang lại 330 triệu việc làm; đồng thời,
góp phần nâng cao dân trí, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, mở rộng tình hữu nghị giữa các
quốc gia trên thế giới.
Du lịch Việt Nam có nhiều tiềm năng to lớn. Vị trí địa lí thuận lợi cho việc đi lại
giữa nước ta với các khu vực khác, có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng như Cố đô
Huế, Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha,… cùng nền văn hóa, lịch sử dân tộc trải qua bao
biến cố thăng trầm đã đem lại điểm hấp dẫn du khách trên tồn thế giới. Do đó, nhu cầu
du lịch tại Việt Nam của du khách nội địa và du khách quốc tế nhanh chóng trở nên phổ
biến. Việc đi du lịch đã trở thành hoạt động thiết yếu trong đời sống tinh thần của mỗi
người. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức thu nhập tăng cao kéo theo đòi hỏi,
mong muốn được thỏa mãn nhu cầu của con người cũng tăng theo. Theo tháp nhu cầu của
Maslow, ngoài những nhu cầu cơ bản và thiết yếu như nhu cầu sinh học, con người bắt đầu
đòi hỏi được khẳng định bản thân, được đi du lịch để khám phá, giao lưu, tự hồn thiện
mình,…
Khởi đầu bằng trung tâm lữ hành du lịch VieTourist năm 2009, sau nhiều năm

hồn thành và phát triển, Cơng ty Cổ phần Du lịch VieTourist đã có nhiều thành tựu. Vì
vậy, bài tiểu luận này được viết nhằm mục đích nghiên cứu những yếu tố đem lại sự
thành cơng đó thơng qua phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính,
nhận định khái qt cơ hội và thách thức trong tương lai của cơng ty. Qua đó, doanh
nghiệp thấy được thực trạng hoạt động tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị mình, từ đó tạo cơ sở để các nhà quản lý đưa ra những quyết định kinh
doanh phù hợp với tình hình thực tế cũng như tránh được những rủi ro trong tương lai.


1. Phân tích ngành Du lịch Việt Nam
1.1.

Tổng quan về ngành Du lịch Việt Nam

1.1.1. Giới thiệu về ngành Du lịch Việt Nam
Ngành Du lịch được cho là một trong số những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam trong tương lai nhờ vào những lợi thế về lịch sử, địa lí, văn hóa, ẩm thực dân tộc
phong phú và đa dạng, thu hút nhiều sự quan tâm của bạn bè quốc tế.
Việt Nam là quốc gia có nhiều tài nguyên độc đáo, nhiều di sản thiên nhiên, di sản
văn hóa, có du lịch biển phát triển mạnh, nhiều loại hình du lịch đồng bằng, trung du và
miền núi như du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch mạo hiểm,… Song song với đó,
Việt Nam cịn được biết đến với nền văn hóa dân tộc đặc sắc và nền ẩm thực phong phú,
đa dạng, với 54 dân tộc anh em ở nhiều vùng miền khác nhau, góp phần làm đa dạng nền
văn hóa, phong tục tập quán dân tộc.
Nhờ những lợi thế trên, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng
nể: đạt được các giải thưởng về du lịch như “Điểm đến hàng đầu châu Á”, “Điểm đến Di
sản hàng đầu thế giới”,… góp phần quan trọng vào việc phát triển nền kinh tế quốc dân,
thúc đẩy các ngành khác phát triển, đưa Việt Nam thốt khỏi cảnh nghèo nàn, lạc hậu để
sánh đơi với các cường quốc năm châu.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ngành Du lịch Việt Nam

Ngày 09/07/1960, Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng đã thay mặt Hội đồng
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ký ban hành Nghị định số 26 CP về việc
thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương. Đây là thời kỳ đất nước
còn tạm thời bị chia cắt, trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt. Theo đó, Cơng ty Du lịch
Việt Nam có nhiệm vụ đặt quan hệ và ký kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước
ngoài, phối hợp với các tổ chức có liên quan ở trong nước để tổ chức cho khách nước
ngoài vào du lịch Việt Nam và khách Việt Nam ra du lịch nước ngoài.
Hoạt động của du lịch Việt Nam được kỳ vọng phát triển nguồn thu ngoại tệ, tăng
tích luỹ cho Nhà nước phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ cơng nghiệp hố xã
hội chủ nghĩa, tăng cường quan hệ giao dịch với các tổ chức du lịch nước ngồi góp phần
nâng


cao địa vị nước ta trên thị trường quốc tế. Ngay từ lúc này, du lịch đã được nhận thức rõ
ràng với vai trò là một ngành kinh tế mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, với những nhiệm vụ cụ thể như: nghiên cứu tình hình du lịch quốc tế để khai
thác kinh doanh du lịch; mở rộng các cơ sở và tuyến du lịch để thu hút khách du lịch và
phục vụ các yêu cầu của khách du lịch trong nước trong phạm vi có thể... Đồng thời,
ngành Du lịch cũng có nhiệm vụ quan trọng là tuyên truyền, giới thiệu sâu rộng với
khách du lịch nước ngoài và khách du lịch trong nước những danh lam thắng cảnh, những
di tích lịch sử, những thành tích cách mạng, cơng cuộc xây dựng kiến thiết xã hội chủ
nghĩa và truyền thống đấu tranh anh dũng lâu đời của nhân dân ta…
Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, hoạt động du lịch
dần trải rộng ra các miền Tổ quốc. Ngành Du lịch cùng cả nước bước vào công cuộc khôi
phục hoạt động kinh tế và chuẩn bị điều kiện chuyển dần sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1975 đến 1990, hồ vào khí thế chung của sự kiện thống nhất đất nước,
ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở du lịch ở
các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ
Huế, Đà Nẵng, Bình Định đến Nha Trang, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng

Tàu, Cần Thơ,… Du lịch Việt Nam trong giai đoạn này đã góp phần tích cực tun truyền
giới thiệu về hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới và tổ chức cho
cán bộ của các cơ quan, tổ chức đi công tác, trao đổi kinh nghiệm quản lý, giao lưu hai
miền Nam
-Bắc, giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc. Du lịch Việt Nam cũng đã góp
phần làm thế giới hiểu rõ thêm về quan điểm, nguyện vọng của Đảng, Nhà nước và nhân
dân sau chiến tranh về hịa bình, độc lập dân tộc, mong muốn hợp tác với các quốc gia,
đối tác trên thế giới.
Những năm 1990 đến nay là giai đoạn ngành Du lịch Việt Nam chuyển mình với
những bước đột phá quan trọng cả về chủ trương, chính sách và những kết quả ấn tượng.
Hiện nay, ngành Du lịch đang bước vào giai đoạn phát triển ở tầm cao mới với nhiều thời
cơ và khó khăn, thách thức mới.


1.1.3. Thị trường Du lịch tại Việt Nam
Cầu du lịch trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế bị động (người Việt Nam
đi du lịch nước ngoài) mấy năm gần đây tăng nhanh và đa dạng với khả năng thanh toán
tăng do đời sống vật chất và văn hoá tinh thần được cải thiện. Tuy vậy, thị trường quốc tế
chủ động (khách quốc tế đến Việt Nam) vẫn đóng vai trị quan trọng cả về ý nghĩa kinh tế
- xã hội lẫn tuyên truyền đối ngoại.
Khách du lịch quốc tế đến nước ta với nhiều mục đích: du lịch thuần tuý, thương
mại hoặc dự hội nghị, hội thảo (MICE). Khách du lịch là công nhân, nông dân và sinh
viên đến du lịch vào mùa hè, mùa đơng, kì nghỉ phép thường có khả năng thanh tốn
thấp, địi hỏi dịch vụ ở mức trung bình. Trong khi đó, các khách đến là thương nhân thì
có sức mua lớn, khả năng chi trả cao hơn (hơn 1.500 USD) và đòi hỏi dịch vụ phải đa
dạng, đạt chất lượng cao và có các dịch vụ bổ sung phong phú (vui chơi, giải trí, phiên
dịch viên,…) thường tập trung ở các đơ thị, trung tâm du lịch lớn ở nước ta như thủ đơ
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc,…
Tuy nhiên, thế mạnh của thị trường Du lịch Việt Nam hiện nay vẫn đang ở dạng
tiềm năng, tức là sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, các khu du lịch chưa được đầu tư, vẫn

cịn tình trạng chèo kéo, chặt chém du khách, dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu
về số lượng và chất lượng dịch vụ du lịch nước ta.
1.2.

Đặc điểm ngành Du lịch Việt Nam

1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghi cung ứng
cho du khách, nó được tạo nên bởi sự kết hợp các yếu tố tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật
và lao động du lịch tại một vùng hay một địa phương nào đó. Như vậy sản phẩm du lịch
bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vơ hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách
hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách. Mặc
dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt. Do đó nhu cầu du lịch
chỉ


được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có thu nhập cao. Nguời ta sẽ đi du lịch
nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ họ cắt giảm nếu thu nhập bị giảm xuống.
Đặc điểm của sản phẩm du lịch bao gồm 4 đặc điểm của dịch vụ đó là:
• Tính vơ hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là vơ hình (khơng cụ thể). Thực ra nó
là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể. Mặc dù trong cấu thành
sản phẩm du lịch có hàng hóa. Tuy nhiên sản phẩm du lịch là không cụ thể nên dễ
dàng bị sao chép, bắt chước (những chương trình du lịch, cách trang trí phịng đón
tiếp…). Việc làm khác biệt hóa sản phẩm mang tính cạnh tranh khó khăn hơn
trong kinh doanh hàng hóa.
• Tính khơng đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách
hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua gây khó khăn cho
việc chọn sản phẩm. Do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng
• Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy

ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó khơng thể đưa sản
phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm
du lịch.
• Tính mau hỏng và khơng dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như
dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống….Do đó về cơ bản sản phẩm
du lịch khơng thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng.
• Ngồi ra sản phẩm du lịch cịn có một đặc điểm khác: sản phẩm du lịch do nhiều
nhà tham gia cung ứng; việc tiêu dùng sản phẩm du lịch mang tính thời vụ; sản
phẩm du lịch nằm ở xa nơi cư trú của khách du lịch
1.2.2. Đặc điểm về hệ thống phân phối
Về cơ bản, có hai loại kênh phân phối: trực tiếp và gián tiếp. Phân phối
gián tiếp gồm phân phối sản phẩm sử dụng trung gian, ví dụ, một nhà sản xuất
bán sản phẩm cho người bán buôn và sau đó người bán bn bán cho người bán
lẻ. Phân phối trực tiếp gồm phân phối sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng.


Điều hành tour là các công ty thiết kế và sản xuất ra số lượng lớn các gói
du lịch, sau đó bán chúng qua các đại lí lữ hành hoặc các cơ sở bán buôn hay
bán lẻ dưới một hay nhiều thương hiệu. Những doanh nghiệp này làm chủ và
kiểm soát một số hợp phần của chuỗi hoạt động du lịch, như các hãng hàng
không, các khách sạn, các công ty xe du lịch, mạng lưới các đại lí lữ hành bán
lẻ, công ty bảo hiểm,… Việc này tạo cho họ có quyền làm chủ, giá cạnh tranh và
sức mạnh thương lượng đáng kể.
Sản phẩm của các doanh nghiệp nhỏ ít phù hợp với lợi ích và kế hoạch
của ngành du lịch, bởi vì chi phí cho hoạt động phân phối trên một đơn vị
(khách du lịch/phòng) là rất cao. Vì vậy, việc bán hàng trực tiếp từ nhà cung cấp
đến người tiêu dùng vẫn còn thịnh hành trong phân phối sản phẩm du lịch bền
vững.
Kênh


Trực tiếp
• Kiểm sốt của doanh

• Đảm bảo xúc tiến tốt

nghiệp lớn hơn đối với

hơn thơng qua các

việc bán hàng.

phương tiện hiệu quả

• Linh hoạt hơn trong việc
phản ứng với những thay
Ưu
điểm

Gián tiếp

đổi của thị trường.

hơn.
Tiếp thị rộng rãi hơn.
• Giảm chi phí hoạt

• Hiệu quả của những nỗ

động của doanh nghiệp


lực tăng lên nhanh chóng

tại điểm đến cuối cùng.

thơng qua các mối quan

• Củng cố ngành thơng

hệ cá nhân.
• Có khả năng ứng dụng
sáng kiến nhanh ở địa
phương.

qua quan hệ đối tác và
dịch vụ tốt hơn.


Nhược
điểm

• Địi hỏi đầu tư và năng
lực chun mơn cao hơn.

• Ảnh hưởng cá nhân ít
hơn đến hiệu quả của
cơng tác xúc tiến.


• Không hưởng lợi từ các

nền kinh tế quy mô.
• Cần sự nỗ lực nhiều hơn
để mở rộng địa bàn nhiều
hơn.
• Bị loại khỏi các hệ thống
và mạch phân phối du

• Kém linh hoạt hơn đối
với sự thay đổi của thị
trường Du lịch.
• Lệ thuộc vào việc thiết
lập giá và chi phí.
• Có nguy cơ nặc danh,
là một phần của gói.

lịch
tổng hợp.
Bảng 1.1. Ưu điểm và nhược điểm của các kênh phân phối
Nguồn:vietnambiz.vn

1.3.

Các yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của ngành Du lịch Việt Nam

1.3.1. Yếu tố khách quan
Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội: cơ sở hạ tầng nơi doanh nghiệp kinh doanh
(hệ thống đường sá, sự phát triển mạng lưới thông tin liên lạc…), các chủ trương chính
sách của Nhà nước, tình trạng dân trí,… Đây là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả
kinh tế thông qua nguồn khách và chính sách giá cả đối với dịch vụ hàng hóa. Trong bối
cảnh kinh tế tồn cầu có nhiều yếu tố bất ổn như căng thẳng thương mại Mỹ – Trung, sự

kiện Brexit, và kinh tế Hồng Kơng suy thối do biểu tình, thì tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế của khu vực và thế
giới đều vượt mục tiêu Quốc hội đề ra từ 6,6% đến 6,8%. Năm 2020, mục tiêu tăng
trưởng GDP của Chính phủ là 6,8%, tương đương với năm 2019. Tuy nhiên, trong
khoảng thời gian vừa qua, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, làm gián đoạn hoạt động
kinh tế – xã hội của các quốc gia trên thế giới; xung đột thương mại Mỹ – Trung vẫn tiếp
diễn. Trong nước, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ tới các hoạt động của nền kinh
tế và cuộc sống của người dân; tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở mức cao. Tuy nhiên,
với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng
chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích


cực với việc duy trì tăng trưởng. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong
giai đoạn 2018-2020 nhưng


trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành cơng của nước ta với
tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới.

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)
8

7.087.02

7
6
5
4
2.91


3
2
1
0
2018

2019
Tốc độ tăng trưởng GDP

2020

Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng GDP (2018-2020) (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong khi đó, kinh tế thế giới dần phục hồi nhờ đẩy mạnh việc tiêm vaccine phòng
dịch Covid-19 và mở cửa trở lại vào năm 2021. Trong nửa đầu năm 2021, kinh tế Việt
Nam tiếp tục ổn định và phát triển theo đà tích cực đạt được từ năm 2020, dù làn sóng
dịch Covid-19 thứ tư bùng phát từ cuối tháng Tư vẫn diễn biến phức tạp và đặt ra khơng
ít thách thức trong công tác quản lý, điều hành để phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã
hội. Theo CIEM, nếu khống chế dịch hiệu quả vào tháng 10/2021 (kịch bản 1) , tạo điều
kiện cho việc nối lại hoạt động sản xuất, thì kinh tế ở mức bình thường. Tuy nhiên, nếu
kiểm soát dịch sớm hơn, vào tháng 08/2021 (kịch bản 2) thì tăng trưởng kinh tế có thể đạt
mức 6.2%.


Dự đoán mức tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 (%)
6.8
6.6

6.7

6.6
6.5

6.5

6.4
6.2

6.2
6

5.9

5.8
5.6
5.4
WBIMFUOBCIEM (kịch bản 1)CIEM (kịch bản 2)Chính phủ

Hình 1.2. Dự đoán mức tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2021 (%)
Nguồn: World Bank, IMF, UOB, VOV

Dù tốc độ tăng trưởng dự báo của Việt Nam khá tích cực so với các quốc gia trong
khu vực, song theo CIEM, nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2021 có thể tiếp
tục hứng chịu những tác động từ những bất định, rủi ro trong nội tại nền kinh tế cũng như
thế giới. Đó là dịch Covid-19 và các biến thể cịn diễn biến phức tạp, khó lường, ln
tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo, hệ luỵ là đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hố,
chi phí logistics tăng tác động đến xuất nhập khẩu hàng hố… Vì vậy, khả năng kiểm
soát dịch bệnh tiếp tục là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ tới tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra,
tiến độ giải ngân đầu tư công, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ kinh tế số và chuyển
đổi số, khả năng tận dụng cơ hội từ các FTA mới, và bảo đảm cơ hội cho lao động nữ vẫn

là những yếu tố ảnh hưởng tới tăng trưởng.
Môi trường kinh doanh, trong đó có mơi trường vĩ mơ và môi trường trực tiếp.
Môi trường vĩ mô gồm hệ thống Pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà
nước và của ngành. Các luật lệ, chế độ chính sách kinh tế xã hội nơi doanh nghiệp du lịch


hoạt động ảnh hưởng khơng ít đến hiệu quả sinh lời của ngành Du lịch. Nhất là các chính
sách đối ngoại của Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách quốc tế.
Môi trường trực tiếp là môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
ngành. Do sự phát triển nhanh chóng của du lịch trong những năm gần đây, số lượng
doanh nghiệp du lịch tăng nhanh chóng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp.
Tài nguyên du lịch cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh tế
của kinh doanh du lịch. Tài nguyên càng phong phú và đa dạng thì càng thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước.
Ngoài ra, vị trí địa lí cũng có tác động khơng nhỏ đến hiệu quả sinh lời của ngành
Du lịch. Nhờ có sự thuận lợi của vị trí địa lí mà ngành Du lịch Việt Nam có được sự kết
nối với các quốc gia khác trên thế giới, dễ dàng giao lưu, đi lại giữa các khu vực. Từ
những lợi thế của vị trí địa lí, Việt Nam có luồng khí hậu vơ cùng phong phú và thuận lợi,
tạo điều kiện cho hệ sinh thái tự nhiên trở nên đa dạng, đặc sắc giúp phát triển du lịch.
Ngoài ra, phải kể đến việc phát triển du lịch biển. Với chiều dài bờ biển hơn 3.260 km,
nguồn tài nguyên sinh vật biển nhiệt đới phong phú đa dạng và môi trường biển độc đáo
đã góp phần biến du lịch biển đảo trở thành thế mạnh, góp phần quan trọng vào khả năng
sinh lời của ngành Du lịch Việt Nam.
Nguồn nhân lực lao động cũng chiếm một phần ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
của ngành. Ngành Du lịch đòi hỏi nguồn lao động lớn với nhiều loại trình độ do tính chất
đặc điểm của ngành có mức độ cơ giới hóa thấp và đối tượng phục vụ là khách hàng với
nhu cầu rất đa dạng. Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) cho biết, tính đến cuối
năm 2019 có khoảng 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, chưa kể lực lượng
lao động ở những mảng cơng việc có liên quan. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát

liên tiếp khiến xu hướng nghỉ việc tăng cao và dịch chuyển sang các ngành nghề khác. Sở
Du lịch cho biết, tính đến hết tháng 2-2021, ước tính 95% số lượng doanh nghiệp, đại lí
lữ hành ở Hà Nội phải đóng cửa, dừng hoạt động. Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho
biết, trước đại dịch, Đà Nẵng có 56 nghìn lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch. Theo


khảo sát mới nhất, đến thời điểm này, có khoảng 3/4 số lao động trong ngành du lịch đã
tạm ngừng việc, thất nghiệp hoặc mất việc và cũng rơi vào tình trạng chật vật.
Thực tế, nhiều lao động sau nghỉ việc đã tìm được việc thích hợp, có thu nhập
tương đương như trước, đam mê với du lịch đã mai một đang khiến họ khơng có nhu cầu
quay trở lại ngành. Rõ ràng nhân lực du lịch đang bị “chảy máu” gần hết trong đại dịch.
Khi du lịch hồi sinh, bù đắp sự thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ hết sức bức thiết, nhất là khi
lĩnh vực này đòi hỏi lực lượng nhân lực phải có những kỹ năng đặc thù không thể đào tạo
ngắn ngày.
1.3.2. Yếu tố chủ quan
Các yếu tố nội lực của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp bao gồm: năng lực quản lý điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp; chất
lượng nguồn nhân lực; năng lực tài chính; năng lực liên kết và hợp tác với các doanh
nghiệp khác; thiết bị và công nghệ; năng lực quảng bá, tiếp thị; năng lực nghiên cứu và
phát triển sản phẩm;…
Cơ sở hạ tầng là yếu tố tiền đề đảm bảo cho khách du lịch dễ dàng tiếp cận với
các điểm du lịch, thỏa mãn được nhu cầu thông tin liên lạc và các nhu cầu khác trong
chuyến đi, gồm có hệ thống giao thông, nhà ga, sân bay, hệ thống thơng tin viễn thơng, hệ
thống cấp thốt nước, mạng lưới điện,… Hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện cho phép
phát triển du lịch ở những vùng sâu, vùng xa; cho phép giảm tải cho các điểm du lịch
truyền thống, đồng thời khắc phục tính mùa vụ trong du lịch, phân phối lại thu nhập đến
với cư dân địa phương.
Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp du lịch thể hiện về mặt vật chất mà
doanh nghiệp dùng để kinh doanh. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch được tạo ra là
yếu tố quan trọng tác động đến mức độ thỏa mãn nhu cầu của du khách bởi tính tiện ích

của nó. Tính đa dạng, phong phú, hiện đại, hấp dẫn của cơ sở vật chất - kỹ thuật cũng tạo
nên tính đa dạng, phong phú và hấp dẫn của dịch vụ du lịch. Một quốc gia, một doanh
nghiệp muốn phát triển du lịch tốt phải có 1 hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật tốt. Cho
nên, trình độ phát triển của cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch là điều kiện, đồng thời cũng
là sự thể hiện trình độ phát triển du lịch của một địa phương hay một đất nước.


Đội ngũ lao động là yếu tố tác động trực tiếp đến hiệu quả sinh lời của ngành.
Con người là yếu tố chính quyết định thành cơng chung của bất kỳ một đơn vị, tổ chức
nào. Đặc biệt, trong công nghiệp dịch vụ nói chung, ngành du lịch nói riêng, vai trò của
chất lượng lao động lại càng quan trọng hơn. Lực lượng lao động ngành Du lịch phát
triển nhanh trong những năm qua nhưng vẫn chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng,
trình độ ngoại ngữ cịn hạn chế, kĩ năng chun mơn cịn yếu,.. Vậy nên, phải chú ý đến
công tác đào tạo, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, kể cả đội ngũ cán
bộ quản lý và công nhân viên.
Cơ cấu tổ chức và phương pháp quản lý của doanh nghiệp du lịch phải gọn nhẹ
và có hiệu quả. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lời của ngành, với một
đường lối chính sách nhất định có thể kìm hãm hay thúc đẩy du lịch phát triển. Đường lối
phát triển du lịch nằm trong đường lối phát triển chung về phát triển kinh tế - xã hội, vì
vậy phát triển du lịch cũng là đang thực hiện sự phát triển chung của xã hội.
1.4.

Mức độ cạnh tranh ngành

Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, 5 yếu tố cạnh tranh mà
doanh nghiệp phải đối mặt bao gồm:
1.4.1. Sự cạnh tranh từ các đối thủ hiện hữu

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam (triệu lượt)
20

18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

18

15.5

3.8

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam
201820192020

Hình 1.3. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam (2018-2020) (triệu lượt)
Nguồn: Tổng cục Du lịch


Theo báo cáo cuối năm của Tổng cục Thống kê, năm 2020, do việc đóng cửa biên
giới để ngăn chặn đại dịch Covid-19, khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt khoảng 3,8
triệu lượt, giảm 79,5% so với 2019; khách nội địa đạt 56 triệu lượt, giảm 34,1%; tổng thu
du lịch đạt 312 nghìn tỷ đồng, giảm 58,7% - mức giảm tương đương 19 tỷ USD. Khoảng
40- 60% lao động bị mất việc làm hoặc cắt giảm ngày công. Khoảng 95% doanh nghiệp
lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Nhiều khách sạn phải đóng cửa, cơng suất sử dụng

phịng có thời điểm chỉ đạt từ 10-15%. Trong tình trạng này, sự đe dọa từ đối thủ cạnh
tranh hiện hữu gây áp lực không nhỏ đến doanh nghiệp du lịch, nhưng sau khi chuyển
hướng xu hướng du lịch sang du lịch nội địa, doanh nghiệp vẫn có cơ hội phát triển.
Xu hướng du lịch dịch chuyển từ nhu cầu du lịch quốc tế sang nhu cầu du lịch nội
địa. Xuất phát từ lệnh hạn chế đi lại quốc tế và ở tại Việt Nam, cùng với sự hồi nghi về
tính an tồn và chi phí y tế của điểm đến ngoài nước cộng với tâm lý muốn được đi lại,
giao lưu của con người khi bị hạn chế di chuyển, sự kìm nén về sự khám phá và sự hạn
hẹp về tài chính, du lịch nội địa sẽ là lựa chọn của rất nhiều du khách Việt Nam và các
nước trên thế giới. Thị trường Du lịch nội địa Việt Nam có dấu hiệu phục hồi rất nhanh.
Các chương trình kích cầu nội địa khơng chỉ nhắm tới đối tượng là người Việt Nam mà cả
những người nước ngoài đang sinh sống lâu dài tại Việt Nam đã thu hút được sự hưởng
ứng của các công ty lữ hành, doanh nghiệp hoạt động du lịch và cả của các địa phương
trên cả nước. Xu hướng du lịch tại chỗ (stay cation) phát triển mạnh mẽ trong nước.
Nhiều khách sạn tìm cách vực dậy hoạt động bằng những gói giảm giá sâu, nhắm tới đối
tượng khách nội địa trải nghiệm kỳ nghỉ tại chỗ. Xu hướng stay cation giúp du khách nội
địa có cơ hội tận hưởng ngày nghỉ cuối tuần tại các khách sạn uy tín với giá giảm gần
50% so với trước dịch Covid-19 mà chất lượng không đổi, đặc biệt trong nhóm khách sạn
lớn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các khu du lịch nghỉ dưỡng tại Nha Trang, Phú Quốc,
Hạ Long. Nhờ việc chuyển hướng kịp thời, hoạt động du lịch trong nước đã được khởi
động trở lại, mang lại nhiều kết quả tích cực. Cả năm 2020, lượng khách nội địa đạt 56
triệu lượt, chiếm gần 66% lượng khách nội địa năm 2019. Công suất sử dụng phòng
khách sạn ở nhiều địa


phương như ở Đà Lạt, Sầm Sơn, Sapa, Hạ Long, Phú Quốc,...đã đạt tới 30- 50%, thời kỳ
cao điểm, cuối tuần lên tới 80 - 90%.
1.4.2. Sự đe dọa từ các đối thủ tiềm năng
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những doanh nghiệp hiện không cạnh tranh trong
ngành nhưng có khả năng gia nhập thị trường. Ngành Du lịch Việt Nam phải đối diện với
sự thâm nhập của đối thủ cạnh tranh là do:

-

Tỷ suất lợi nhuận biên trong ngành cao

-

Nguồn cung trong ngành khơng đủ

-

Khơng có q nhiều rào cản thâm nhập

-

Tiềm năng phát triển trong tương lai cao

- Khả năng tạo lợi thế cạnh tranh so với doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ du lịch tồn
tại
Theo số liệu thống kê từ Quản lý cơ sở dữ liệu doanh nghiệp lữ hành, tính đến hiện
nay có 2345 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, 813 doanh nghiệp lữ hành nội địa. Như vậy
có thể thấy rằng, rào cản gia nhập ngành du lịch ở Việt Nam là không lớn, khơng những
vậy, Việt Nam cịn có những lợi thế mạnh về du lịch cả về du lịch biển, núi, đồng bằng và
các trung tâm vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú. Lượt khách quốc tế đến Việt Nam qua các
năm đều tăng lên đáng kể, vì vậy các doanh nghiệp ngoài ngành cũng như các doanh
nghiệp quốc tế có cơ hội tham gia dịch vụ kinh doanh du lịch tại Việt Nam. Đây sẽ là
những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hiện tại, làm
cường độ cạnh tranh giữa những doanh nghiệp trong ngành sẽ tăng lên, giảm thị phần của
các doanh nghiệp hiện tại trong ngành điều này có thể dẫn đến những tác động trái chiều
với ngành Du lịch Việt Nam.
Ngành Du lịch Việt Nam sẽ đối diện với sự đe dọa từ các đối thủ mới trong và ngồi

nước. Trong nước, dựa theo tình hình phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp du
lịch mà tạo nên nhiều đối thủ cạnh tranh mới với định hướng giá rẻ, tiện lợi; điều này gây
áp lực mạnh mẽ đến các doanh nghiệp hiện hữu. Tuy nhiên, theo thời gian, các ưu thế của
doanh nghiệp mới sẽ giảm thiểu, nhường chỗ cho ưu điểm của các doanh nghiệp hiện hữu


với những lợi thế về mối quan hệ khăng khít, sâu sắc cùng với kinh nghiệm phong phú
trong quản lý và chất lượng cao. Vậy nên, nếu doanh nghiệp mới không ngừng nâng cao
và phát triển, sẽ bị đào thải theo thời gian.
Sự cạnh tranh đến từ các đối thủ nước ngoài cũng gây áp lực đến ngành Du lịch Việt
Nam. Do theo tâm lý sính ngoại, người dân có xu hướng lựa chọn những sản phẩm du
lịch “ngoại nhập” hơn các sản phẩm du lịch nội địa. Phân khúc cạnh tranh chính ở đây
nhắm đến các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, địi hỏi trình độ chun mơn cao ở người
lao động, và cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, tiện ích, sang trọng nhằm đem lại trải
nghiệm tốt nhất cho khách du lịch. Ví dụ, các khách sạn, khu vui chơi, nghỉ dưỡng có vốn
đầu tư từ nước ngoài hay đến từ nước ngoài sẽ là điều thu hút du khách có thu nhập cao
địi hỏi được thỏa mãn những nhu cầu cao hơn.
1.4.3. Áp lực từ các sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu
tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành. Trong ngành Du lịch cũng vậy với
tiềm năng du lịch của Viêt Nam hiện nay ngày càng tăng lên thì giá thành hướng tới một
tour du lịch cũng là trở ngại với nhiều người. Bởi thế những người có thu nhập thấp hơn
có thể chọn lựa một hình thức khác ngồi việc đi du lịch với chi phí thấp hơn.
Ngồi ra, một điều chúng ta khơng thể không nhắc đến là việc khách hàng sẽ lựa
chọn điều gì thay cho việc khơng đi du lịch. Tức là, khi một người có đủ khả năng về tài
chính để đến với Nha Trang nhưng họ lại khơng chọn hình thức đi du lịch mà thay vào
đó, họ dùng khoản chi phí tài chính đó cho các hoạt động khác như mua sắm, ăn uống,
vui chơi giải trí… tại một địa điểm khác mà không phải đi du lịch (Nha Trang).
Những sản phẩm dịch vụ thay thế là một yếu tố luôn tồn tại, đặc biệt đối với ngành
Du lịch, yếu tố này có tác động khá lớn. Tuy nhiên ngành Du lịch Việt Nam, với những

lợi thế vốn có, hồn tồn có thể cạnh tranh và tạo được sự thu hút nhất định với các đối
tượng khách hàng tiềm năng.
1.4.4. Quyền thương lượng của nhà cung cấp


Nơi tham quan ở điểm du lịch bao gồm các yếu tố tự nhiên sẵn có và các cơng
trình được xây dựng với sự phục vụ của các nhân viên. Tiện nghi ở đây là hệ thống khách
sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, phương tiện, quán ăn,... trong hoạt động cung ứng cho du khách.
Mặt khác, các nhà cung ứng luôn cố gắng đào tạo nhân viên để đem đến sự thoả mãn nhất
định cho du khách. Thái độ niềm nở, thân thiện, lịch sự, tận tình của nhân viên, hướng
dẫn viên là điều mà các nhà cung ứng du lịch ln hướng tới để có thể đem đến tối đa sự
thoả mãn cho du khách trong và ngoài nước. Du khách đặt chân đến Việt Nam phân thành
hai nhóm: nhóm có nhu cầu cao về sự đa dạng, sẵn sàng chấp nhận giá cao, yêu cầu cao
về chất lượng và nhóm có nhu cầu thấp về sự đa dạng, quan tâm nhiều đến giá, dễ tính về
chất lượng dịch vụ. Nhà cung ứng sử dụng nhân tố này để kiểm sốt sự tác động nguồn
khách hàng.
Về chính sách giá vé, nhà cung cấp của ngành Du lịch đã luôn cố gắng đưa ra mức
giá cạnh tranh, thường có những chính sách khuyến mãi trong mùa du lịch để thu hút du
khách. Ln đảm bảo sự an tồn tuyệt đối cho du khách khi đến du lịch cũng là mục tiêu
của họ. Về phương tiện đi lại, nhà cung cấp luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho du
khách, giá cả phù hợp. Hệ thống nhà ăn, nhà hàng, khách sạn,...ln là vấn đề ưu tiên để
thoả mãn tâm lí du khách.
Cung cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, vẫn còn tồn tại hiện tượng chèo kéo du
khách làm mất đi hình ảnh đẹp và cảm nhận tích cực về Việt Nam trong mắt khách du
lịch quốc tế. Phương tiện vận chuyển thiếu sự linh hoạt và hệ thống các nhà vệ sinh cơng
cộng “bình dân” cũng là một điểm trừ trong mắt khách quốc tế. Mặc dù lượng khách du
lịch đến Việt Nam đang tăng nhanh qua các năm nhưng nguồn nhân lực để phục vụ cho
sự phát triển này vẫn chưa tương xứng và mang tính chắp vá cả về số lượng lẫn chất
lượng. Việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến quảng bá du lịch còn nhỏ lẻ. Đây thực sự là
áp lực lớn đối với doanh nghiệp lữ hành mà nếu không giải quyết được, Việt Nam sẽ

“mất điểm” trong mắt du khách quốc tế lẫn nội địa.
1.4.5. Quyền thương lượng của khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất lượng sản


×