Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO MÔ HÌNH CDIO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.51 KB, 9 trang )

GIẢNG DẠY CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THƠNG THEO MƠ HÌNH CDIO


Trần Mai Ước∗

TĨM TẮT
Giảng dạy các môn khoa học xã hội (KHXH) trong nhà trường phổ thơng hiện nay
giữ một vị trí và vai trị quan trọng trong chương trình đào tạo. Thực tiễn cũng cho
thấy rằng, việc giảng dạy các môn KHXH tại nhà trường phổ thông cũng tồn tại
nhiều vấn đề bất cập cần giải quyết. Bài viết đề cập đến cách tiếp cận mơ hình
CDIO trong cơng tác giảng dạy các mơn KHXH tại nhà trường phổ thông trong
giai đoạn hiện nay.
Từ khóa: Khoa học; xã hội, khoa học xã hội; CDIO
Thực tiễn đã chứng minh, việc giảng dạy các môn khoa học xã hội (KHXH) trong nhà
trường phổ thông giữ vị trí và vai trị quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức cơ bản,
nền tảng liên quan đến khoa học xã hội cho người học, hướng đến xây dựng thái độ, hành vi,
hình thành nhân cách của người học. Giai đoạn hiện nay, với nhiều sự biến động và khuynh
hướng phát triển khác nhau, nhưng có thể nói rằng xu thế hội nhập và tồn cầu hóa đã trơ
thành một trào lưu chủ đạo của thế giới. Với nhiệm vụ là nghiên cứu các quy luật hình thành
và phát triển của xã hội và con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội. KHXH không chỉ có chức năng nghiên cứu cơ
bản, tồn diện về xã hội và con người Việt Nam trong tương quan với tự nhiên và xã hội,
giữa truyền thống và hiện đại, giữa dân tộc và quốc tế, nhằm cung cấp cung cấp những tri
thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu khoa học, cùng những nghiệp vụ chuyên ngành,
đồng thời hình thành nhân cách đáp ứng yêu cầu của xã hội và thời đại, mà cịn góp phần
nâng cao trình độ dân trí, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, tăng cường quan hệ
quốc tế, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ xây dựng và phát triển đất nước.
∗TS., Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.



Hiện nay, việc đào tạo theo nhu cầu của xã hội, nhu cầu của doanh nghiệp đã trơ thành
nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội thì việc tiếp cận CDIO là cách tiếp
cận tất yếu để đi lên, phù hợp xu thế, khuynh hướng phát triển của thế giới, chính điều này đã
địi hỏi việc giảng dạy các môn KHXH trong các trường phổ thông hiện nay không thể không
đổi mới
Đáp ứng trước sự thay đổi, việc giảng dạy các môn KHXH trong trường phổ thơng trong
cả nước đã có nhiều đổi mới, tuy vậy, việc đổi mới này còn nhiều ý kiến và tranh luận theo
nhiều khuynh hướng khác nhau. Hướng đến chỉnh lý và xây dựng một chương trình đào tạo
các môn KHXH đáp ứng yêu cầu “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” trong
giai đoạn hiện nay, việc giảng dạy các môn KHXH trong trường phổ thơng cần xác định đó
là một q trình hịa quyện vào trong quá trình đào tạo. Quá trình này, nên cần tập trung vào
các bước cơ bản như sau: (i) Phân tích tình hình; (ii), Xác định mục đích chung và mục tiêu
(aims and obectives); (iii), Thiết kế (design); (iv), Thực thi (implementation); (v), Đánh giá
(evaluation).

aims and obectives

analysis of the situation

evaluation

design

implementation

Chúng tôi cho rằng, giảng dạy các môn KHXH trong các trường phổ thơng, q trình này
cần phải được hiểu như là một vịng trịn theo đúng trình tự và có mối gắn kết chặt chẽ lẫn
nhau theo hướng khơng ngừng phát triển. Để đảm bảo tính thực tiễn và nâng cao chất lượng
giảng dạy, chúng tôi cho rằng, cần thiết nên để cho người trực tiếp điều phối thực thi chương



trình và người dạy có được quyền chủ động điều chỉnh trong phạm vi nhất định cho phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Hướng đến nâng cao chất lượng giảng dạy các môn KHXH trong trường phổ thông hiện
nay, cái quan trọng nhất, theo quan điểm của chúng tôi là phải làm sao cho người học có
hứng thú với các nhóm mơn học thuộc KHXH nằm trong chương trình đào tạo. Điều này là
rất khó, và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố cơ bản nhất sau:
Thứ nhất, người học sẽ khơng hứng thú thậm chí khơng muốn học nếu họ cảm thấy học
phần đó khơng cần thiết đối với họ, kiến thức mà học phần đó trang bị cho họ sẽ chẳng sử
dụng gì khi họ có ý định học tiếp lên các bậc cao hơn phổ thông hoặc khơng có ý nghĩa gì
khi ra xã hội làm việc, kiếm sống sau này.
Thứ hai, người học cảm thấy kiến thức của học phần quá khó đối với khả năng tiếp thu
của họ cũng làm cho họ nản chí và chán học.
Thứ ba, một số môn học trong chương trình thường có tính trừu tượng cao và đặc điểm
của học sinh là chưa quen với các phương pháp làm việc độc lập, cũng như làm việc nhóm.
Theo chúng tơi cần kết hợp phương pháp thuyết trình với các phương pháp tích cực khác,
như thảo ḷn theo nhóm, hỏi đáp...kết hợp với sử dụng các phương tiện hiện đại.
Thứ tư, trong q trình giảng dạy, giáo viên phải ln bám sát mục tiêu của môn học và
với mỗi bài giảng phải chỉ cho người học mục đích của bài nhằm giải quyết vấn đề gì. Đồng
thời, kiến thức của học phần trang bị cho người học phải có sự liên quan mật thiết và có sự
hỗ trợ qua lại với kiến thức của các môn học khác mà không thể tách rời trong tổng thể khối
kiến thức của chung của chương trình đào tạo.
Thứ năm, để kiến thức lý luận không xa rời thực tiễn và để người học cảm nhận được
rằng kiến thức của học phần rất quan trọng, cần thiết đối với họ trong q trình tích lũy kiến
thức học ơ trong trường và vận dụng vào thực tiễn khi tham gia học ơ những cấp cao hơn,
hoặc ra làm việc ngồi xã hội, địi hỏi giáo viên trong quá trình truyền đạt kiến thức phải biết
kết hợp giữa lý luận với thực tiễn bằng các ví dụ cụ thể, sinh động.
Với những vấn đề được đặt ra ơ trên,việc giảng dạy các môn KHXH trong trường phổ
thông hiện nay, chúng tôi mạnh dạn cho rằng: ứng dụng và sử dụng mơ hình CDIO (dù chỉ là
một phần) là điều nên làm tại các trường phổ thông nhằm hướng đến nâng cao chất lượng

dạy - học các môn KHXH.


Bả
ng 1. Hệ thống mục tiêu giáo dục theo mô hình CDIO,
Được viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Conceive - Design - Implement - Operate(Nghĩa là:
hình thành ý tưởng, thiết kế, triển khai và vận hành); CDIO là một đề xướng xuất phát từ ý
tương của các khối ngành kỹ thuật thuộc trường Đại học Kỹ thuật Massachusetts(Mỹ) phối
hợp với các trường đại học Thụy Điển. Đây là một phương pháp luận giúp giải quyết được
hai vấn đề then chốt là: dạy người học điều gì (Dạy cái gì?) và làm thế nào để người học lĩnh
hội được tri thức (Dạy như thế nào?). Phương pháp này đã xây dựng một hệ thống các mục
tiêu giáo dục gồm 12 tiêu chuẩn 1 đề cập đến triết lý chương trình, phát triển chương trình đào
1 12 tiêu chuẩn bao gồm: 1: Bối cảnh; 2: Chuẩn đầu ra; 3: Chương trình đào tạo tích hợp; 4: Giới thiệu về kỹ thuật;
5: Các trải nghiệm thiết kế - triển khai; 6: Không gian làm việc kỹ thuật; 7: Các trải nghiệm học tập tích hợp; 8: Học
tập chủ động; 9: Nâng cao năng lực về kỹ năng của giảng viên; 10: Nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên; 11:
Đánh giá học tập; 12: Kiểm định chương trình. Xin xem thêm trong: Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (biên
dịch), Cải cách và xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, NXB ĐHQG-HCM,
2009 (Bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản: E.F. Crawley, J. Malmqvist, S. Östlund, D. Brodeur, Rethinking
Engineering Education: The CDIO Approach, Copyright © 2007 Springer Science+Business Media, LLC. All
Rights Reserved)


tạo phù hợp, chương trình đào tạo từ căn bản đến nâng cao, khơng gian học tập, đánh giá
chương trình học, giáo trình tích hợp hay phương pháp dạy và học chủ động,… Hệ thống
mục tiêu giáo dục được thể hiện qua bảng trên.
So với phương pháp giảng dạy hiện nay, mơ hình CDIO cịn giúp nhìn nhận tồn diện hơn
về phương pháp giảng dạy và học tập cũng như đánh giá người học hay năng lực của giáo
viên. Có thể nói rằng, CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu
xã hội trên cơ sơ xác định chuẩn đầu ra để thiết kế nội dung chương trình và kế hoạch đào
tạo. Quy trình này được xây dựng một cách khoa học, hợp lý, logic và về phương pháp tổng

thể mang tính chung hóa có thể áp dụng để xây dựng quy trình chuẩn cho nhiều lĩnh vực đào
tạo khác nhau (với những sự điều chỉnh, bổ sung cần thiết) 2. Người học trong chương trình
đào tạo theo cách tiếp cận CDIO được phát triển và cần đạt được bốn năng lực chính (hay
cịn gọi là chuẩn đầu ra). Chúng bao gồm: Khối kiến thức (lý thuyết) và lập luận ngành; Các
kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp; Các kỹ năng và phẩm chất xã hội; Năng lực
áp dụng kiến thức vào thực tiễn (năng lực C-D-I-O) đặt trong bối cảnh xã hội và doanh
nghiệp. Bốn năng lực chính này được xây dựng đến cấp độ rất chi tiết nên rất cụ thể. Một
chương trình đào tạo hướng tới việc đạt được bốn năng lực chính này sẽ giúp người học có
được các kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường và đáp ứng được yêu cầu của xã hội
cũng như bắt nhịp được với những thay đổi của môi trường xung quanh.
Trong giai đoạn hiện nay, việc tiếp cận mơ hình CDIO vào giảng dạy các mơn KHXH sẽ
mang lại những lợi ích căn bản như sau:(i), đào tạo theo cách tiếp cận CDIO gắn với thực
tiễn, từ đó giúp thu hẹp khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn; (ii), đào theo cách tiếp cận
CDIO sẽ giúp người học phát triển toàn diện với các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm giúp
người học nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc luôn thay đổi; (iii), đào tạo theo
cách tiếp cận CDIO sẽ giúp cho việc xây dựng chương trình đào tạo theo một quy chuẩn, các
cơng đoạn của q trình đào tạo sẽ có tính liên thông và gắn kết chặt chẽ với nhau.

2Trần Mai Ước (2011), Áp dụng mơ hình CDIO – Bước đi cần thiết hướng tới đào tạo theo nhu cầu xã hội trong
quá trình hội nhập, HT hướng nghiệp 2011 “Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội”, Trường Đại học khoa học xã hội &
nhân văn Tp.HCM, Báo Giáo Dục Tp. HCM, tr. 53.


Bảng 2. Sơ đồ mơ hình CDIO,
Có thể khẳng định rằng, việc tiếp cận CDIO trong giảng dạy các môn KHXH tại trường
phổ thông là cách tiếp cận phát triển, phù hợp xu thế phát triển, gắn phát triển chương trình
với chuyển tải và đánh giá hiệu quả giáo dục phổ thông. Trong các môn KHXH, nội dung
cần dạy, nội dung cần học đều xuất phát từ trong chương trình đào tạo, phải chú ý đến kiến
thức nền tảng chứ khơng phải kiến thức về một quy trình cụ thể, vì kiến thức nền tảng tạo
cho học sinh có một nền tảng vững chắc để có thể học tập, nghiên cứu, tìm tịi những cái cụ

thể khác. Tương tự như vậy, kỹ năng cơ bản (ví dụ như: kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng về một
ngoại ngữ quan trọng, kỹ năng giao tiếp…chứ không phải là kỹ năng sử dụng một cái máy cụ
thể, thao tác một quy trình cụ thể) là công cụ để học tập suốt đời. Trong mơn học/học phần
có rất nhiều nội dung, rất nhiều vấn đề để học, người giáo viên phải biết chọn nội dung gì,
vấn đề gì để sinh viên được rèn luyện năng lực tư duy cao nhất, được học cách học tốt nhất.
Bên cạnh đó, bằng cách khêu gợi sự tò mò, nêu vấn đề, tạo ra sự hấp dẫn của tri thức và tấm
gương học tập của mình tạo nên niềm say mê học tập cho học sinh. Kết thúc mỗi buổi lên lớp
phải giao bài tập về nhà cho học sinh, hướng dẫn học sinh cách tìm đọc tài liệu tham khảo tại
trung tâm thông tin thư viện, tìm đọc tài liệu trên trang website,… Thơng qua đó, học sinh
chuyển từ việc thụ động lĩnh hội kiến thức sang chủ động lĩnh hội và tìm kiếm kiến thức
nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, nhằm giải quyết mục tiêu: Học để


biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình. Một chương trình đào tạo
hướng tới việc đạt được những năng lực chính này sẽ giúp học sinh học các mơn KHXH có
được các kỹ năng cứng và mềm cần thiết khi ra trường và đáp ứng được yêu cầu của xã hội
cũng như bắt nhịp được với những thay đổi của môi trường xung quanh, nhất là khi mà thế
giới đang trơ nên “phẳng” hơn và biến đổi, thay đổi nhanh đến chóng mặt như hiện nay.
Để việc áp dụng mơ hình CDIO vào giảng dạy các môn KHXH trong trường phổ thông
một cách hiệu quả, chúng tôi cho rằng, trước mắt cần tập trung vào các giải pháp cơ bản có
tính khả thi như sau:
Một là, trường phổ thông tiến hành nghiên cứu chi tiết và đi đến thành lập Ban hỗ trợ
giảng dạy cho giáo viên. Đây sẽ là đơn vị chuyên trách trực thuộc Ban Giám hiệu, làm nhiệm
vụ nghiên cứu dạy và học theo hướng áp dụng mơ hình CDIO cho các mơn KHXH. Hình
thức là các giáo viên thuộc các môn KHXH của trường được tập hợp lại, vừa tham gia giảng
dạy, vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu về dạyvà học dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám hiệu
trường. Việc này sẽ làm cho công tác giảng dạy và nghiên cứu luôn gắn kết với nhau, không
tách rời nhau, tạo tiền đề tốt để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các môn KHXH tại
các trường.
Hai là, có chính sách cụ thể và chế độ đãi ngộ xứng đáng nhằm khuyến khích giáo viên

tích cực đề xuất giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm, tham gia nghiên cứu khoa học và học tập
nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm để mạnh dạn áp dụng mơ hình CDIO.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa đang là xu hướng phổ biến như hiện nay, với vai trò quan trọng
của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học (NCKH) và phát huy sáng kiến
kinh nghiệm trong giáo viên tại các trường phổ thông lại càng có ý nghĩa thiết thực và quan
trọng. Hoạt động NCKH và học tập nâng cao trình độ chun mơn và nghiệp vụ sư phạm của
giáo viên là một hoạt động rất quan trọng trong việc biến quá trình đào tạo thành quá trình tự
đào tạo. Đây cũng là cơ sơ cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy,
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn KHXH tại các trường phổ thông.
Ba là, với những đặc thù của các môn học thiên về KHXH, có thể khẳng định rằng, việc
kiểm tra và đánh giá kết quả học tập là một trong những khâu quan trọng của quá trình giảng
dạy. Phương thức tổ chức kiểm tra và đánh giá sẽ có tác động trơ lại hết sức mạnh mẽ đến
phương pháp dạy và phương pháp học, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học các môn


KHXH trong các trường phổ thông. Do vậy, chúng tôi cho rằng, song song áp dụng CDIO
trong quá trình dạy học, các trường phổ thơng nên đa dạng hố các hình thức kiểm tra và
đánh giá kết quả học tập. Phương thức triển khai có thể tùy vào đặc thù của từng môn
KHXH, nhưng về cơ bản cần tuân thủ nhưng nguyên tắc “cứng” như: Kiểm tra đánh giá theo
mục tiêu đào tạo của từng môn học; kiểm tra phải thường xuyên; Kết quả kiểm tra và đánh
giá phải được sử dụng để đánh giá chất lượng giảng dạy, chất lượng học tập và chất lượng
đào tạo…
Bốn là, tiến hành tổ chức xây dựng cơ sơ dữ liệu theo hướng: “Tất cả đều phải được mã
hoá”, từ học sinh, giáo viên, phịng học, giờ học, mơn học,… Tiến hành cơng tác nhập dữ
liệu sau khi đã được mã hóa. Song song đó, cần xây dựng hệ thống các mẫu tổng kết, bảng
biểu, báo cáo, thời khoá biểu, phiếu dự thi, kết quả thi hết học kỳ của từng học sinh, bảng kết
quả học tập của học sinh, nhật ký giảng dạy theo lớp học cho giáo viên…
Năm là,giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách lập kế hoạch học tập. Điều này sẽ giúp học
sinh có kế hoạch phân bổ thời gian cụ thể từng tuần, từng ngày dựa trên kế hoạch học tập của
học kỳ, năm học để làm chủ được thời gian và không quên các việc sẽ phải làm, không bị

động trước rất nhiều tài liệu cần phải đọc.
Sáu là, quá trình giảng dạy, giáo viên cũng nên “quán triệt” cho người học ngay từ đầu
về tinh thần "tự lực cánh sinh” “tự lực tự cường”. Đây là liệu pháp tâm lý cần thiết để “lên
dây cót” cho học sinh có thái độ tích cực hơn, chủ động hơn trong việc tự học.
Bảy là, giáo viên cũng cần dành thời gian để hướng dẫn cho học sinh cách nghe giảng,
cách ghi bài trên lớp, cách học bài, nghiên cứu tài liệu và một trong những kỹ năng mà đã là
học sinh học các mơn KHXH cần có đó chính là kỹ năng đọc sách 3. Có thể khẳng định rằng,
đây là một trong những vấn đề mà bất cứ học sinh nào cũng “vướng” vào những lỗi cơ bản,
do vậy, sẽ ảnh hương đến kết quả học tập của học sinh trong quá trình học tập. Việc hướng
dẫn học sinh tìm nguồn sách, tài liệu là bước quan trọng đầu tiên khi đọc sách. Quá trình
giảng dạy, giáo viên đặt ra những yêu cầu về chủ đề, nội dung cần đọc cho học sinh tìm
nguồn sách, tài liệu phù hợp để đọc. Tùy vào nội dung, tính chất của cuốn sách và mục đích
đọc mà hướng dẫn học sinh lựa chọn cách đọc cho phù hợp. Song, khi đọc sách, điều đầu
3Trần Mai Ước (2013) Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin
(học phần 1) tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Tạp chí Giáo dục và Xã hội, Số 31 (92), tr 21.


tiên là hiểu và nắm vững nội dung đã đọc, tiếp đó là suy nghĩ về những điều đã đọc, ghi chép
những điều cần ghi nhớ và xem cuốn sách vừa đọc có những điều gì mới.
Tám là, bản thân giáo viên phải lập kế hoạch và chuẩn bị môi trường lớp học, giảng
dạy,chịu trách nhiệm chuyên môn và quan trọng hơn là phải tạo khơng khí đối thoại giữa
người học và người dạy. Bên cạnh đó, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách tự học bài ơ
nhà; chú trọng hướng dẫn học sinh cách vận dụng, phân tích, tổng hợp và bình luận đánh giá
kiến thức: khi nghiên cứu một vấn đề, cần bắt đầu từ những khái niệm, các nội dung chính,
từ đó đi vào những nội dung cụ thể. Song song với đó, tùy theo từng môn học, giáo viên
hướng dẫn cho học sinh cách học nhóm, cách quản lý và tổ chức một nhóm nhỏ học tập đến
hội thảo đông đảo. Khi hướng dẫn học nhóm, giáo viên cần nêu cao tinh thần tự giác – lắng
nghe – hợp tác.
Có thể nói, việc áp dụng mơ hình CDIO trong giảng dạy các mơn KHXH nhằm tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo để thích ứng với nhu cầu xã hội trong giai đoạn

hiện nay làm việc làm cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đảng Cộng sản Việt Nam 2006, Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ X, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
2 Hồ Tấn Nhựt, Đoàn Thị Minh Trinh (biên dịch) 2009, Cải cách và xây dựng chương
trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận CDIO, Nxb ĐHQG-HCM
3 Trần Mai Ước 2010, CDIO – Giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
đáp ứng yêu cầu xã hội, Hội thảo khoa học “Xây dựng chuẩn đầu ra và chương trình
đào tạo theo mơ hình CDIO”, ĐHQG-HCM, HTKH cấp Quốc gia“Giáo dục kỹ năng
sống trong nhà trường”, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội
4 Trần Mai Ước 2013,Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn học những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác Lênin(học phần 1)tại Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, Tạp chí
Giáo dục và Xã hội, Số 31 (92), tr.21
5



×