Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ HIỆU QUẢ DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (896.13 KB, 9 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ HIỆU QUẢ
DẠY HỌC NGỮ VĂN TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG


Trần Thanh Phong *

TÓM TẮT
Trong những năm gần đây, việc dạy học Ngữ văn luôn là vấn đề được chú ý của mọi
người, nhất là những người có tâm huyết với mơn học này. Một trong những vấn đề
được chú ý nhất chính là việc dạy học Ngữ văn trở nên nhàm chán, thiếu hứng thú
và hiệu quả khơng cao. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện nay là cần đổi mới phương
pháp dạy học Ngữ văn. Để nâng cao hứng thú và hiệu quả dạy học Ngữ văn ta cần:
Một là đổi mới tư tưởng của người giáo viên; hai là dạy học theo một quy trình
hướng tới phát huy năng lực học sinh; ba là sử dụng có hiệu quả công nghệ thông
tin để hỗ trợ dạy và học; bốn là Dạy học gắn với thực tiễn, tăng cường hoạt động
trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn ... và người thầy chính là yếu tố quyết định sự
thành cơng hay thất bại trong hoạt động dạy học Ngữ văn.
Từ khóa: giáo viên, dạy học, Ngữ văn, hứng thú, phê phán, thực tiễn, công nghệ
thông tin, tư duy, trải nghiệm
1. Thực trạng và nguyên nhân
1.1. Thực trạng
Ngữ văn là một môn học trọng yếu trong nhà trường. Đây là môn học được sự ưu tiên về
thời lượng chương trình, về bắt buộc trong thi cử và được sự quan tâm đặc biệt của tồn xã
hội… Bởi, Ngữ văn khơng chỉ đơn giản là một mơn học với vai trị cung cấp tri thức, mà cịn
là mơn học góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Thế
nhưng, việc dạy học Ngữ văn lại chưa thực sự hiệu quả. Cịn nhiều giờ Văn buồn chán, khơ
khan, ít hứng thú kể cả người dạy lẫn người học. Trong những tiết dự giờ Ngữ văn, ta thấy ít
có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Chủ yếu vẫn là truyền thụ một chiều, giáo điều, ít

** ThS, Trường THPT Hồng Ngự 3, Đồng Tháp.



trực quan, hầu như khơng có tranh luận. Chính vì thế, hứng thú, sức hấp dẫn vốn có của mơn
Ngữ văn ít nhiều bị mất đi. Theo trang Zing tri thức trực tuyến thì: Có học sinh nhầm lẫn

nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân thành nhà văn
nên viết: “Nam Cao có chữ viết rất đẹp khiến cho người cai ngục phải cúi đầu”.79,7%
giáo viên cho biết, học sinh có tâm lý chán học mơn Văn. 80% học sinh thì cho rằng,
phương pháp dạy Văn chủ yếu là đọc chép và diễn giảng truyền thụ áp đặt.
Hơn nữa dạy học các môn khoa học xã hội trong nhà trường hiện nay chủ yếu chỉ
mang tính từ chương, nặng lý luận, ít tính thực tiễn. Đặc biệt là ít trải nghiệm thực tiễn.
Giáo viên chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức bài học là chính. Các hoạt động trải nghiệm,
du khải về nguồn, đi thực tế cuộc sống ít được chú trọng. Hay nói khác hơn, việc dạy các
mơn KHXH nói chung, mơn Ngữ văn nói riêng chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường là
chủ yếu.
Không chỉ vậy, việc giảng dạy các môn KHXH cịn ít chú trọng phát huy năng lực và
kỹ năng của học sinh. Sauk hi học xong phổ thông, học sinh vẫn còn rất yếu những kỹ
năng cần thiết. Thậm chí các em cịn chưa có hiểu biết đầy đủ về năng lực của bản thân
mình. Có một điều ma ta dễ dàng nhận thấy đó là: khi cho một tác phẩm ngồi chương
trình để học sinh cảm thụ và phân tích thì các em học sinh, kể cả thầy cơ đều lúng túng,
khơng biết phân tích như thế nào.

Hình 1. Phổ điểm mơn Ngữ văn kỳ thi THPT Quốc gia nằm 2015


(Nguồn: vov.vn)
Kết quả là chất lượng điểm thi hàng năm khơng cao và thiếu tính ổn định. Trong kỳ thi
Trung học Phổ thông Quốc gia 2015 vừa qua, khi Bộ Giáo dục & Đào tạo đổi mới cách ra đề
thi thì phổ điểm của mơn Ngữ văn lại thấp hơn rất nhiều so với những năm trước. Nếu như
những năm trước điểm trên 5 thường trên 80% thì năm nay có trường dưới 40%. Cụ thể, các
trường ở khu vực Tam Nông, Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự và huyện Hồng Ngự của tỉnh

Đồng Tháp, điểm môn Văn trên 5.0 đều dưới 50%.
Từ đó, hiệu quả dạy học khơng như mong đợi. Cùng với xu thế của thời đại và nghề
nghiệp, nên tất yếu là: học sinh quay lưng với mơn Ngữ văn, học Ngữ văn để đối phó. Vì
mơn Văn là điều kiện xếp loại học lực và là môn thi Tốt nghiệp bắt buộc.
1.2. Nguyên nhân
Bản thân tôi lại rất tâm đắc với lời dạy của Khổng Tử “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Bởi
trước khi trách học sinh, ta cần xem lại mình đã làm trịn trách nhiệm của mình chưa? Ta đã
phấn đấu tìm tịi học hỏi để nâng cao hiệu quả dạy học chưa? … Từ đó, tơi xác định ngun
nhân dẫn đến thực trạng trên chính là:
Thứ nhất là nguyên nhân khách quan: Do nhu cầu xã hội: đất nước đang trong giai đoạn
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nên cần nhiều nguồn nhân lực thiên về các môn Khoa học
tự nhiên hơn xã hội; xu hướng nghề nghiệp: do nhu cầu việc làm và thu nhập của việc làm
của học sinh và gia đình học sinh nên các em ít chọn các môn xã hội. Nhất là trong những
năm gần đây việc chọn nguồn học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi của mơn Ngữ văn ngày càng
khó khăn hơn.
Thứ hai là ngun nhân chủ quan từ phía giáo viên cụ thể như sau:
-

Một là: Giáo viên chưa đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực: bởi đây là

cơng việc khó khăn và cần nhiều thời gian, đòi hỏi sự đầu tư và tâm huyết cao của giáo viên.
Nhưng bản thân giáo viên lại phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác gây quá tải cho việc đầu
tư chuyên môn.
-

Hai là: Giáo viên chưa ứng dụng một cách hiệu quả công nghệ thông tin. Phần đông

giáo viên vẫn thấy được hiệu quả của công nghệ thông tin, nhưng do hạn chế về công nghệ



thông tin và thời gian cùng những điều kiện khác như thiết bị, phịng học Cơng nghệ thơng
tin, … nên vẫn chưa khai thác được hiệu quả thực sự của công nghệ thông tin…
-

Ba là: Dạy học chưa linh hoạt chưa gắn với thực tiễn sinh động của đời sống xã hội.

Do áp lực thời gian và chương trình nên nhiều giáo viên chỉ chú ý dạy cho hết bài trong
trương trình, ít liên hệ với thực tiễn sinh động của đời sống xã hội hiện tại.
-

Bốn là: Giáo viên chưa phát huy tính tích cực chủ động, nhất là tinh thần phản biện,

tư duy phê phán của học sinh. Nhiều giờ học cịn mang tính truyền thụ một chiều. Ta ít để
học sinh làm việc vì sợ mất thời gian. Và nhất là cịn có tâm lý khơng tốt đối với những học
sinh phản biện lại vấn đề thầy cơ nói. Ta cho rằng điều mình nói là chân lý, … Ít khi, ta ghi
nhận ý kiến học sinh vào bài học mà chủ yếu chỉ là những gì ta đã soạn trước.
-

Năm là: Giáo viên còn rất thụ động, ngại đổi mới, ít có tinh thần cầu thị. Dù Bộ, Sở,

trường tổ chức rất nhiều đợt tập huấn cho giáo viên, nhưng hiệu quả tiếp thu của giáo viên là
rất thấp và đâu lại vào đấy.
2. Biện pháp/Giải pháp đã thực hiện
2.1. Đổi mới tư tưởng của giáo viên
Bên cạnh một số ít giáo viên nhiệt tình đổi mới, tiên phong đi đầu với một tinh thần cầu
thị rất cao, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ giáo viên ngán ngại thay đổi. Họ chỉ sử dụng
những gì sẵn có, ln nghĩ mình hay và giỏi, và tự bảo “như thế được rồi!”. Họ ln đổ thừa
cho hồn cảnh: lỗi này là của Bộ, Sở, Trường; tại chương trình nặng q; tại thời gian; tại
khơng có phương tiện; tại học sinh mình yếu; tại, tại …. Với một tư tưởng như vậy thì mn
đời khơng thể nào nâng cao chất lượng dạy học được.

Như vậy, điều cốt lõi khơng nằm ở chương trình, khơng nằm ở cơ chế hay chính sách…
mà do chính bản thân của giáo viên. Vì vậy, ta cần đả thơng tư tưởng giáo viên, khích lệ giáo
viên để bản thân mỗi giáo viên ln có lửa học hỏi, đổi mới, nâng chất. Có như thế thì giáo
dục nói chung, bộ mơn Ngữ văn nói riêng mới có thể nâng cao chất lượng được.
2.2. Đổi mới giờ dạy học
2.2.1. Dạy học theo quy trình sáu chiếc mũ tư duy bằng sơ đồ tư duy
Đây là sự kết hợp kỹ thuật dạy học sáu chiếc nón tư duy và sơ đồ tư duy imindmap
Kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy là khơng mới. Nó đã được Edward de Bono phát triển năm
1985 và được chúng học tập từ nhiều năm trước nhưng cịn ít được sử sụng. Nhất là đối với


mơn Ngữ văn. Một số giáo viên có sử dụng nhưng chủ yếu là dưới dạng cung cấp kiến thức
theo kiểu hệ thống kiến thức áp đặt trước. Và phần lớn là yêu cầu học sinh tự thiết kế dưới sự
dẫn dắt của nhóm trưởng. Điều này thực sự khó khăn đối với học sinh của chúng ta. Đặc biệt
là học sinh nông thôn. Nhưng, đây là một kỹ thuật dạy học phát huy được tính tích cực và
tinh thần phản biện, tư duy phê phán của học sinh.
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học cũng không phải là mới. Nhưng mơn Ngữ văn lại ít sử
dụng, do đặc trưng bộ môn và không phải ai cũng thiết kế được. Vì nó cần có phần mềm hỗ
trợ, địi hỏi giáo viên phải bỏ nhiều thời gian để học sử dụng. Có nhiều phần mềm vẽ sơ đồ
tư duy khác nhau. Nên việc tìm hiểu lại càng khó khăn hơn.
Qua tìm hiểu và sử dụng, tơi nhận thấy dạy học Ngữ văn, nhất là phần đọc văn theo quy
trình kết hợp kỹ thuật sáu chiếc mũ tư duy trên phần mềm vẽ sơ đồ tư duy Minimap là phù
hợp và mang lại hiệu quả cao, tạo được nhiều hứng thú cho học sinh.
Trước tiên, giáo viên tải phần mềm imindnimap tại đây:
/>và cài đặt phần mềm vào máy và sử dụng.
Tiếp theo, ta thiết kế bài dạy theo sơ đồ sáu chiếc mũ tư duy: Đi theo quy trình:
Một là: Nón trắng (sử dụng nhánh sơ đồ màu trắng): sử dụng các nhánh con để hướng dẫn
học sinh tìm hiểu thông tin về tác giả và tác phẩm trong phần Tiểu dẫn ở sách giáo khoa. Ở
phần này, ta sử dụng các tranh ảnh về tác giả và tác phẩm để hỗ trợ thêm, giúp học sinh nhớ
mau và lâu hơn.

Hai là: Nón đỏ (sử dụng nhánh sơ đồ màu đỏ): Ta cho học sinh đọc văn bản. Sau đó, ta
hỏi học những về những cảm nhận ban đầu của các em như: Cảm nhận chung của em về tác
phẩm là gì? Em có ấn tượng gì tác phẩm, về câu thơ, đoạn thơ hay về nhân vật, chi tiết hình
ảnh nào? Thích hay khơng thích tác phẩm này? Hay hay không hay? Và những cảm nhận
khác …
Ba là: Nón vàng (sử dụng nhánh sơ đồ màu vàng): Ở phần này, ta hướng dẫn học sinh tìm
hiểu vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Với nhánh vàng này, ta thiết kế những định
hướng về nội dung và nghệ thuật để lần lượt giúp học sinh khai thác giá trị của tác phẩm.
Đồng thời, ta dùng các hình ảnh minh họa để học sinh trực quan và dễ cảm nhận.


Bốn là: Nón đen (dùng nhánh sơ đồ màu đen): Phần này, ta hướng học sinh đến chỗ tìm
những hạn chế, chỗ chưa hay của tác phẩm, những dư luận xung quanh tác giả và tác phẩm.
Năm là: Nón xanh lá cây (dùng nhánh sơ đồ màu xanh lá cây): Phần này, ta hướng học
sinh tìm hiểu những sáng tạo, những đóng góp, nét đặc sắc của tác phẩm và tác giả.
Sáu là: Nón xanh dương (sử dụng nhánh sơ đồ màu xanh dương): Phần này, ta hướng dẫn
học sinh tổng kết lại bài học, tìm ra ý nghĩa văn bản của tác phẩm.
Sau đó ta có thể dạy bài trực tiếp trên imindmap hoặc xuất ra video và Powerpoint cũng
được. Nếu khơng thì ta xuất bài học ra file hình để làm đồ dùng dạy học.

(Dạy bài thơ“Sóng” dạng video và bài Tây Tiến dạng file ảnh, Sóng dạng Powerpoint Tây
Tiến dạy trên Imidmap đều được thiết kế trên imindmap và xuất ra các dạng khác nhau)
2.2.2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới và tự học cho học sinh có kiểm tra khích lệ
Trong dạy học, ta cần dành một khoảng thời gian nhất định, vừa đủ để hướng dẫn học sinh
tự học ở nhà. Có thể là mở rộng, tìm hiểu thêm bài đã học hoặc chuẩn bị cho bài mới.
Đến tiết sau, vào đầu tiết, ta kiểm tra sự chuẩn bị và tự học của học sinh bằng những câu
hỏi về vấn đề ta hướng dẫn bằng hai cách kết hợp cùng lúc. Đó là cho học sinh xung phong


và ta gọi ngẫu nhiên bằng cách bắt số theo số thứ tự của học sinh (ta làm sẵn số thứ tự từ một

đến hết). Sau đó, ta khích lệ hay nhắc nhở, động viên, bổ sung thêm.
Khi thăm dò ý kiến học sinh, về việc làm thế nào để các em thích học mơn Văn? … Các
em thường trả lời: thầy cô nên đặt câu hỏi cho các em trả lời phần chuẩn bị ở nhà của các em.
2.2.3. Kích thích tinh thần phản biện và tư duy phê phán cho học sinh bằng sơ đồ sáu
chiếc mũ tư duy
Khi dạy học ta cần hướng học sinh đến việc mạnh dạn thể hiện ý kiến, quan điểm riêng
của mình. Trong đó, ta cần chú ý những câu hỏi như: Tác phẩm này khơng hay chỗ nào? Nó
có những hạn chế gì? Có cần thay đổi gì khơng? Có chỗ nào chưa hợp lý? Có những dư luận
gì xung quanh vấn đề này?... Chúng ta nên chú ý khai thác chiếc mũ đen trong sơ đồ sáu
chiếc nón tư duy.
2.2.4. Kể những mẩu chuyện từ Quà tặng cuộc sống hay truyện ngụ ngơn
Mơn Ngữ văn thường được xếp thời khóa biểu hai tiết liền kề nên thường dễ gây sự nhàm
chán cho học sinh (nhất là nếu rơi vào hai tiết cuối). Vì vậy, ta cần:
Mỗi buổi học, khi có những vấn đề liên quan đến câu chuyện, hay thấy học sinh có biểu
hiện mệt mỏi, buồn chán, thiếu tập trung, ta cần kể hoặc cho xem video những mẫu chuyện
ngụ ngôn hay quà tặng cuộc sống. Các câu chuyện đó có ở trang cuối trong tập của một số
học sinh. Mỗi năm, ta cứ xin và giữ lại để tập hợp lại, cịn các video clip thì có trên
Youtube.com. Khi đi dạy, ta chỉ cần mang theo Laptop và một cái loa mi-ni để trong cặp thì
thật là thuận tiện. Sau đó, ta bình luận ý nghĩa và giáo dục thêm các bài học đạo đức cho học
sinh. Kể mỗi câu chuyện hay xem đoạn video clip chỉ mất khoảng ba đến năm phút nhưng lại
mang lại hiệu quả rất cao. Ta nên kể hoặc cho học sinh xem video Quà tặng cuộc sống vào
lúc giao tiết là hiệu quả nhất. Vì vừa thư giản sau 45 phút học vừa tạo được tâm thế tốt cho
tiết học tiếp theo.
2.3. Khai thác công nghệ thông tin hiệu quả để hỗ trợ dạy học Ngữ văn
Khai thác hiệu quả máy tính, projector, các phần mềm hỗ trợ dạy học, điện thoại của học
sinh đang sử dụng (hướng dẫn tra cứu ở nhà). Đặc biệt là trong thiết kế bài học và dặn dò,
hướng dẫn học sinh tự học, kết hợp với wifi có sẵn để truy cập thơng tin trực tuyến khi dạy
học (cần có sự kiểm sốt và trù tính trước của giáo viên).



Giáo viên cần thường xuyên truy cập các trang dạy học trực tuyến, trang công nghệ thông
tin để cập nhật kiến thức và ứng dụng những thành quả công nghệ thông tin vào dạy học.
Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, không thể dạy học Ngữ văn dựa vào kinh nghiệm sẵn có,
hay được học ở đại học (dù rằng dạy Văn rất cần kinh nghiệm). Nếu biết kế thừa kinh
nghiệm truyền thống, nội sinh cùng với cập nhật thơng tin thì ta mới có thể đáp ứng được
u cầu dạy học mới.Những phần mềm hỗ trợ tốt cho dạy học Ngữ văn: Powerpoint; Prezi;
Imindmap; activinspire; Proshow producuer; proshow gold…
2.4. Dạy học gắn với thực tiễn, tăng cường hoạt động trải nghiệm trong dạy học
Cùng với xu thế của thời đại, yêu cầu của đổi mới giáo dục theo tinh thần nghị quyết 29
của Trung ương, bản thân thiết nghĩ: chúng ta cần tăng cường hoạt động trải nghiệm, tính
thực tiễn trong dạy học. Như ta biết: Giáo dục Hàn Quốc rất phát triển, với nhiều mơ hình
dạy học rất thiết thực và tiến bộ. Trong đó, các sinh viên đại học ở Hàn Quốc, trong bốn năm
đại học bắt buộc phải có một năm học tập ở nước ngoài, học tập từ cuộc sống bên ngoài. Như
vậy tại sao ta khơng thử mơ hình này. Riêng đối với học sinh phổ thông, các hoạt động tham
quan, làm công tác xã hội, … sẽ mang lại cho các em nhiều trải nghiệm bổ ích. Ví dụ: các em
học những tác phẩm viết về nơng dân và nơng thơn thì ít ra các em phải trải nghiệm cuộc
sống, công việc của người nơng dân thì mới giúp các em có hiểu biết thực sự về họ và có cái
nhìn đồng cảm thực sự; hay khi học về tác phẩm “Chiếc thuyền ngồi xa” thì cũng phải để
các em trải nghiệm cuộc sống của những người dân nghèo vùng biển,…
Chính việc dạy học thiếu tính thực tiễn, ít trải nghiệm cuộc sống, vơ tình ta tạo cho học
sinh tính thụ động, ngại thay đổi, ngại va chạm, thiếu kỹ năng sống… Như thế thì làm sao
đáp ứng được yêu cầu đào tạo con người toàn diện, năng động, đáp ứng nhu cầu đổi mới
được.
KẾT LUẬN
Với những giải pháp trên, ta có thể nâng cao hứng thú hiệu quả dạy học môn Ngữ văn mà
vẫn giữ được tính đặc thù của bộ môn Ngữ văn. Dù muốn hay không, giáo viên vẫn chính là
người quyết định chất lượng, hiệu quả dạy học. Cho nên khâu quan trọng nhất của đổi mới
dạy học chính là đổi mới người thầy.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Zing tri thức trực tuyến
2. />3. />4. />5. />6. />


×