Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

SỬ DỤNG TƯ LIỆU CHÍNH SỬ VIỆT NAM ĐỂ GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.74 KB, 10 trang )

SỬ DỤNG TƯ LIỆU CHÍNH SỬ VIỆT NAM
ĐỂ GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
• Đặng Hồng Sang∗
TĨM TẮT
Giáo dục cho học sinh ý thức về chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc Việt
Nam là một nhiệm vụ trọng tâm và rất có ý nghĩa trong nhà trường phổ thơng hiện
nay. Có nhiều phương pháp để đưa nội dung giáo dục biển, đảo vào bộ môn Lịch sử
phục vụ dạy học đạt hiệu quả thiết thực. Trong đó, việc sử dụng tư liệu chính sử của
các triều đại phong kiến Việt Nam qua các thời kỳ để giáo dục chủ quyền biển, đảo
cho học sinh là một trong những phương pháp hữu hiệu trong dạy học Lịch sử.
Trong bài viết này, chúng tơi tập trung phân tích ý nghĩa, u cầu và đề ra một số
biện pháp sử dụng tư liệu chính sử của các triều đại phong kiến để giáo dục chủ
quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh ở trường trung học phổ thơng.
Từ khóa: chính sử Việt Nam, chủ quyền biển đảo, dạy học Lịch sử, giáo dục
1. Tư liệu chính sử và ý nghĩa trong việc giáo dục chủ quyền biển, đảo ở trường
trung học phổ thông
1.1. Tư liệu chính sử
Theo các nhà giáo dục lịch sử, chính sử là “sách Lịch sử do các triều đình phong kiến tổ
chức biên soạn (do cơ quan viết sử của Nhà nước đảm nhận, như Viện quốc sử, Quốc sử
quán), Nhà vua trực tiếp phê duyệt, ban hành; chính sử khác với các loại sử khác, được xem
là bộ sử chính thức của Nhà nước”1.

∗ Trường THCS & THPT Trường Xuân, TP. Cần Thơ.
1 Phan Ngọc Liên chủ biên (2009), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, tr.105-106.


Tư liệu về Hồng Sa và Trường Sa trong chính sử Việt Nam rất đa dạng và phong phú,
được ghi chép và phản ánh về quá trình khai phá, xác lập chủ quyền và hoạt động thực thi,
bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có thể kể đến
như:


(1) Đại Việt sử kí tục biên do Quốc sử viện thời Lê – Trịnh tổ chức biên soạn theo lệnh
của chúa Trịnh Sâm (1739 – 1782), viết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1676 – 1789, tức là
triều Lê Hy Tông (1663 – 1716) đến triều Lê Chiêu Thống (1765 – 1793) nhà Hậu Lê. Bộ sử
này gồm sáu cuốn, được chính thức khắc in vào năm Chính Hịa thứ 18 (1797). Phần lớn nội
dung Đại Việt sử kí tục biên ca ngợi công lao của các chúa Trịnh, nên đến thời Nguyễn bộ sử
này bị cho là “yêu thư”. Năm 1838, vua Minh Mạng đã ra lệnh cấm lưu hành và tiêu hủy các
bản in bộ Đại Việt sử kí tục biên.Tuy chủ yếu viết về triều đình Lê – Trịnh ở Đàng Ngồi,
nhưng Đại Việt sử kí tục biên cũng ít nhiều quan tâm đến tình hình Đàng Trong đương thời
và có những ghi chép về hoạt động của đội Hoàng Sa vào năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754).
(2) Đại Nam thực lục là bộ chính sử do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, ghi chép
các sự kiện lịch sử từ khi chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến triều vua
Khải Định (1925). Phần đầu của Đại Nam thực lục gọi là Đại Nam thực lục tiền biên hay
Liệt thánh thực lục tiền biên, gồm 12 quyển, ghi chép các sự kiện diễn ra ở Đàng Trong, từ
đời chúa Nguyễn Hoàng đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1558 – 1777). Phần thứ hai là
Đại Nam thực lục chính biên hay Quốc triều chính biên, gồm 587 quyển, ghi chép các sự
kiện lịch sử kể từ khi Nguyễn Ánh cầm quyền ở phương Nam cho đến hết triều vua Đồng
Khánh (1778 – 1889). Đại Nam thực lục khởi soạn từ năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đến năm
Duy Tân thứ 2 (1909) thì hồn thành phần Tiền biên và sáu kỷ đầu của phần Chính biên.
Trong bộ sử này có rất nhiều đoạn viết về q trình khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền
đối với quần đảo Hoàng Sa và những vùng biển đảo khác của Việt Nam từ thời chúa Nguyễn
đến thời Nguyễn.
(3) Minh Mạng chính yếu là bộ sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, khởi biên
từ năm Minh Mạng thứ 18 (1837), hoàn tất, khắc in năm Thành Thái thứ 9 (1897). Sách gồm
25 quyển, trích ghi những văn kiện, chính sách quan trọng và những việc làm thiết yếu dưới
triều vua Minh Mạng. Tại tờ 36b, quyển 25 có đoạn chép việc thuyền buôn nước Anh bị gặp
nạn trong vùng biển Hoàng Sa vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), được quan binh tỉnh Bình


Định cứu hộ và vua Minh Mạng ra lệnh cấp phát lương thực, quần áo cho người bị nạn khiến
họ rất cảm kích2.

(4) Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ là bộ sách ghi chép các điển pháp, quy chuẩn và
các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của triều Nguyễn trên mọi phương diện, được
Nội Các và Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn từ năm 1843 – 1895, gồm hai phần: Chính
biên (264 quyển, hơn 17000 trang chữ Hán) và Tục biên (61 quyển, hơn 6000 trang chữ
Hán). Bộ điển chế này tiếp tục phản ánh về hoạt động khảo sát và thực thi chủ quyền trên
quần đảo Hoàng Sa của vương triều Nguyễn.
(5) Quốc triều chính biên tốt yếu được biên soạn vào năm Duy Tân thứ 2 (1908), lược
trích các phần quan yếu của bộ Đại Nam thực lục chính biên do Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn trước đây. Quyển 3 của bộ lược sử này có ba đoạn ghi chép liên quan đến Hồng
Sa.
(6) Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn tổ chức biên soạn, hoàn thành
và khắc in vào năm Duy Tân thứ 3 (1909), ghi chép về địa lý tự nhiên, di tích danh thắng,
phong tục tập quán, nhân vật, thổ sản,… của các tỉnh Trung Kỳ, từ Thanh Hóa đến Bình
Thuận. Quyển 8 của bộ sách này viết về tỉnh Quảng Ngãi, có miêu tả về quần đảo Hoàng Sa,
hoạt động khai thác nguồn lợi quần đảo này do đội Hoàng Sa đảm trách dưới thời các chúa
Nguyễn và sự kiện vua Minh Mạng sai quan thuyền chở vật liệu ra xây đền miếu ở Hồng
Sa.
Nhìn chung, các tư liệu chính sử đều ghi nhận lịch sử chiếm hữu, các hoạt động xác lập,
thực thi và bảo vệ chủ quyền trên biển Đông của các triều đại phong kiến Việt Nam.Theo
thống kê của TS. Nguyễn Nhã, Việt Nam có khoảng 30 tư liệu các loại (trong đó có tư liệu
chính sử - ĐHS), liên tục qua các đời, từ đầu thế kỷ XVII đến khi bị các nước ngoài xâm
phạm, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa hết sức rõ ràng3.
1.2. Ý nghĩa
2 Xem thêm Trần Đức Anh Sơn chủ biên (2014), Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hồng Sa,
Nxb. Văn hóa – Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh,tr.109-110.
3 Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (2013), Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, tr.36.



Tư liệu nói chung và tư liệu chính sử nói riêng cũng có ý nghĩa quan trọng giúp học sinh
có thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ những quy
luật, bài học quan trọng của lịch sử, rèn luyện cho học sinh thói quen nghiên cứu khoa học,
phát triển tư duy lịch sử. Vì thế, với giá trị sử liệu mà các bộ chính sử của các triều đại phong
kiến Việt Nam từ thế kỷ XVII – XIX mang lại, thì việc sử dụng để giáo dục chủ quyền biển,
đảo cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông là một phương pháp
hữu hiệu và rất cần thiết.
Mặt khác, trong giáo dục lịch sử, chức năng giáo dưỡng và giáo dục góp phần vào việc
phát triển học sinh, chủ yếu là hình thành ở các em năng lực tư duy và hành động. Đây là
một vấn đề quan trọng của dạy học lịch sử trong việc thực hiện nguyên lý giáo dục của Đảng
và Nhà nước về “học đi đơi với hành”, phát huy tính tích cực, phát triển trí thơng minh, sáng
tạo của học sinh4.Theo đó, việc sử dụng tư liệu chính sử mang lại ý nghĩa trên cả ba mặt:
(i) Giáo dưỡng: làm phong phú kiến thức lịch sử; giúp học sinh hiểu sâu sắc lịch sử dân
tộc, cũng như quá trình khai phá, xác lập chủ quyền và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền
của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; nắm bắt được vai trò của biển, đảo
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
(ii) Giáo dục: lòng yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc qua những nhân vật, sự
kiện có thật của quá khứ tạo nên sức thuyết phục và rung cảm đối với các em học sinh; bồi
dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, ý thức trân trọng di sản văn hóa dân tộc.
(iii) Phát triển: kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, tri giác, tư duy (phân tích, so sánh,
tổng hợp…); biết sử dụng tư liệu thích hợp trong quá trình nhận thức lịch sử.
Với ý nghĩa trên, tư liệu chính sử góp phần tích cực vào nhiệm vụ chính trị mới, đáp ứng
yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc trong
tình hình hiện nay.
2. Những yêu cầu khi sử dụng tư liệu chính sử trong dạy học lịch sử ở trường trung
học phổ thông
Để đạt được mục tiêu bài học về giáo dục chủ quyền biển, đảo cho học sinh trong dạy học
lịch sử ở trường trung học phổ thơng, khi sử dụng tư liệu chính sử cần đảm bảo những yêu
cầu chủ yếu sau:
4 Phan Ngọc Liên chủ biên (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập I, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội, tr.265.



2.1. Đảm bảo tính Đảng và tính khoa học
Cũng như những môn học khác, môn Lịch sử phải thực hiện chức năng cung cấp cho học
sinh những kiến thức khoa học về lịch sử. Quá trình nhận thức của học sinh khơng phải là
nghiên cứu để tìm ra cái mới, mà là sự nhận thức lại những gì nhân loại đã nhận thức dưới sự
tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên 5. Chính vì vậy, giáo viên phải cung cấp cho học
sinh những tư liệu chính sử cơ bản, chính xác, rõ ràng, tức là tư liệu phải phản ánh một cách
khách quan sự kiện lịch sử và có nguồn gốc rõ ràng, có địa chỉ để dễ dàng tra cứu và đối
chiếu khi cần thiết.
Đồng thời, những tư liệu chính sử được lựa chọn phải phù hợp với quan điểm, đường lối,
chính sách của Đảng và Nhà nước phục vụ cho việc giáo dục học sinh có hiệu quả theo yêu
cầu, mục tiêu giáo dục đặt ra. Từ đó, hình thành cho thế hệ trẻ ý thức, trách nhiệm để bảo vệ
những thành quả mà cha ông đã xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ
quốc.
2.2. Phù hợp với chương trình và nội dung của bài học
Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông quy định việc lựa chọn và xác
định nội dung bài học, trong đó có sử dụng tư liệu chính sử.Vì vậy, chương trình và những
nội dung cơ bản được xác định trong từng bài học quy định việc lựa chọn và các biện pháp
sử dụng tư liệu chính sử nhằm phục vụ mục tiêu của từng bài học về kiến thức giáo dục và
phát triển học sinh. Phải xác định vị trí của bài học đối với việc hình thành kiến thức thế giới
quan khoa học, giáo dục đạo đức và ý thức về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc cho học sinh.
Một điểm cần lưu ý là, kiến thức lịch sử vô cùng phong phú và đa dạng, trong khi thời
lượng của mỗi tiết học rất hạn chế (45 phút), cho nên việc sử dụng các tư liệu nói chung và
tư liệu chính sử nói riêng phải giải quyết hài hịa mối quan hệ giữa cung cấp những kiến thức
lịch sử cơ bản, đồng thời phải đảm bảo thời gian quy định.
2.3. Phù hợp với đặc điểm nhận thức và phát huy tính tích cực của học sinh
Học sinh trung học phổ thơng là đối tượng có trình độ nhận thức tương đối cao. Vì vậy,
nội dung tư liệu chính sử và cách sử dụng tư liệu này phải phục vụ thiết thực cho việc nhận
thức của học sinh. Đặc biệt, tư liệu phải mang tính chất nghiên cứu để tăng cường khả năng

5 Trần Vĩnh Tường - Phan Khánh Hội (2015), “Sử dụng tài liệu về biển đảo trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường
trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 349, kì 1 (01), tr.51.


tư duy, sáng tạo trong học tập của học sinh. Đồng thời, giáo viên cần lồng ghép nội dung về
biển, đảo trong các bài học một cách khoa học; đặt các câu hỏi phát vấn liên quan đến tư liệu
chính sử về biển, đảo; cho học sinh sưu tầm tư liệu chính sử có nội dung về biển, đảo trước
khi lên lớp,…Thực hiện được như vậy mới kích thích tính tị mị, ham hiểu biết của các em,
từ đó mới tích cực nhận thức. Điều này khơng chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức mà cịn
hình thành năng lực, góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn Lịch sử theo tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.
3. Các biện pháp sử dụng tư liệu chính sử trong việc giáo dục chủ quyền biển, đảo ở
trường trung học phổ thơng
3.1. Sử dụng tư liệu chính sử để miêu tả hiện tượng, sự kiện lịch sử
Biện pháp này nhằm cụ thể hóa các hiện tượng, sự kiện lịch sử đang học, tạo cho học sinh
có biểu tượng rõ ràng, cụ thể, tăng thêm tính chất sinh động, gợi cảm của bài giảng và gây
hứng thú cho việc học tập của học sinh. Cho nên, tư liệu chính sử được sử dụng có nội dung
liên quan đến chủ quyền biển, đảo là những đoạn trích ngắn, có nội dung súc tích, đơn giản,
giàu hình tượng, tiếp thu một cách dễ dàng để học sinh có thể hình dung được q trình khai
phá, xác lập chủ quyền và hoạt động thực thi, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần
đảo Hồng Sa và Trường Sa.
Ví dụ, khi dạy Bài 22“Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI – XVIII” (Lịch sử 10), giáo viên
có thể sử dụng đoạn tư liệu được trích trong Đại Việt sử ký tục biên sau đây :“Ngồi biển xã
An Vĩnh6 có nhiều đảo lớn gồm hơn 130 [đảo], cách nhau hoặc một ngày đi thuyền, hoặc vài
canh giờ. Trên đảo có chỗ có suối nước ngọt. Trong đảo có bãi cát vàng dài ước hơn 30
dặm, bãi phẳng nước trong, có vơ số tổ yến, ở bãi cát lại có ốc vằn, tục gọi là ốc tai voi, ốc
xà cừ, ốc hương và hải trùng, hải sâm, đồi mồi,…” 7. Giáo viên thuyết giảng cho học sinh
hiểu rằng đây là những ghi chép sớm nhất miêu tả khá rõ về vị trí, hình thể, số lượng các đảo,
sản vật tự nhiên,… của quần đảo Hoàng Sa, giúp các em nhận thức trong lúc tình hình nội
chiến liên miên nhưng chúa Nguyễn vẫn tổ chức ra đội Hồng Sa với mục đích thu lượm các

hóa vật và sản vật trên quần đảo Hồng Sa để xác lập chủ quyền biển, đảo.
6 An Vĩnh là tên xã thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, gồm phần ở đất liền và Cù Lao Ré, nơi cung cấp suất
đinh vào dân binh đội Hoàng Sa từ đầu thời chúa Nguyễn.
7 Trần Đức Anh Sơn chủ biên (2014), Sđd, Nxb. Văn hóa – Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, tr.82.


3.2. Sử dụng tư liệu chính sử để chứng minh hiện tượng, sự kiện lịch sử
Trong dạy học lịch sử, chứng minh thường được tiến hành để làm sáng tỏ bản chất, ý
nghĩa của những sự kiện, hiện tượng lịch sử phức tạp, những khái niệm, quy luật của lịch sử.
Hiện nay, vấn đề khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa đang trở thành vấn đề thời sự, thu hút sự quan tâm của cả dân tộc. Vì vậy, để giáo
dục ý thức về chủ quyền biển, đảo cho học sinh thông qua bộ môn Lịch sử, giáo viên tất yếu
phải cung cấp thêm nguồn tư liệu để chứng minh được cơ sở khoa học và tính pháp lí về chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.
Chẳng hạn, khi dạy Bài 25 “Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa dưới triều Nguyễn nửa
đầu thế kỷ XIX” (Lịch sử 10), giáo viên có thể sử dụng Đại Nam thực lục chính biên, vào
năm Gia Long thứ 2 (1803), có chép việc vua Gia Long sau khi lên ngơi được một năm đã
cho tái lập đội Hoàng Sa, tiếp tục các hoạt động khai thác và thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa
như sau: “Lấy cai cơ Võ Văn Phú làm Thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch làm
đội Hoàng Sa”8. Đến năm Gia Long thứ 15 (1816) chép việc vua Gia Long tiếp tục sai người
đi khảo sát Hoàng Sa:“Lệnh cho thủy quân và đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem
xét, đo đạc thủy trình”9.
Thơng qua tư liệu chính sử của triều Nguyễn, giáo viên đã chứng minh cho học sinh thấy
được ý thức về hoạt động xác lập và thực thi chủ quyền biển, đảo Việt Nam của các vua triều
Nguyễn, đặc biệt là vua Gia Long và Minh Mạng diễn ra liên tục và quyết liệt. Đồng thời,
giúp cho học sinh hiểu sâu sắc giá trị của các công trình khoa học, để từ đó tự hào về di sản
văn hóa của dân tộc, ra sức bảo tồn và phát huy các giá trị đó.
3.3. Sử dụng tư liệu chính sử để thiết kế bài tập nhận thức
Cũng như các môn học khác, học Lịch sử cũng phải làm bài tập, thực hành. Có nhiều loại
bài tập, thực hành trong học tập lịch sử và góp phần tích cực vào phát triển tư duy học sinh,

trong đó có bài tập nhận thức chiếm một vị trí quan trọng. Đó chính là một hệ thống bài tập,
mà trong q trình giải quyết học sinh phải biết vận dụng những kiến thức đã học, những tư
liệu liên quan, biết tìm tịi và sáng tạo 10. Theo đó, sử dụng tư liệu chính sử để thiết kế bài tập
8 Trần Đức Anh Sơn chủ biên (2014), Sđd, Nxb. Văn hóa – Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, tr.101.
9 Trần Đức Anh Sơn chủ biên (2014), Sđd, Nxb. Văn hóa – Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, tr.102.
10 Phan Ngọc Liên chủ biên (2002), Sđd, Tập I, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội, tr.296.


nhận thức góp phần giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho học sinh qua dạy học lịch sử ở
trường phổ thơng là một biện pháp cần thiết.
Ví dụ, khi dạy Bài 27 “Quá trình dựng nước và giữ nước” (Lịch sử 10), ở mục 1 Các thời
kì xây dựng và phát triển đất nước, giáo viên có thể liên hệ đến vấn đề bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Việt Nam bằng cách ra bài tập nhận thức dựa trên tư liệu chính sử như sau:
Đọc ba đoạn tư liệu sau11và làm theo yêu cầu phía dưới:
“Đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt lượt nhau đi thuyền
đến đảo mị tìm sản vật. Mỗi năm cứ tháng 3 ra khơi, mang lương ăn sáu tháng, đi thuyền ba
ngày ba đêm mới đến đảo”. (Đại Việt sử ký tục biên)
“Dựng đền thờ thần ở Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi… Đến nay mới sai Cai đội thủy quân
là Phạm Văn Nguyên đem lính thợ, giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình
Định chun chở vật liệu đến dựng miếu (cách tịa miếu cổ bảy trượng). Bên tả miếu dựng
bia đá, phía trước miếu xây bình phong. Làm trong mười ngày thì xong rồi trở về”. (Đại
Nam thực lục chính biên)
“Thuyền bn nước Anh Cát Lợi gặp bão bị nạn ở Hoàng Sa. Hơn 90 người trơi dạt vào
tỉnh Bình Định. Vua sai quan tỉnh [Bình Định] tuyên chỉ chẩn cấp.[Họ] đều cúi đầu lạy tạ
mãi khơng thơi, sự cảm kích biểu hiện ra lời nói và nét mặt”.(Minh Mạng chính yếu).
Qua ba đoạn tư liệu nêu trên, Anh (Chị) có nhận xét gì về quá trình xác lập, thực thi và
bảo vệ chủ quyền của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỷ XVII – XIX?
Bài tập này là một dạng câu hỏi nhận thức mang tính chất tổng hợp. Một mặt, địi hỏi giáo
viên phải chịu khó đọc nhiều tư liệu tham khảo để lồng ghép nội dung về biển, đảo; mặt
khác, phải yêu cầu học sinh cần tập trung chú ý cao độ, phải có tư liệu học tập để có thể giải

quyết bài tập này trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên một cách tốt nhất. Tùy vào trình độ và
điều kiện của học sinh từng lớp, giáo viên có thể linh hoạt sử dụng tư liệu chính sử để thiết
kế bài tập nhận thức theo u cầu, mục đích của mình.
3.4. Sử dụng tư liệu chính sử để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử
Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong quá trình dạy học có tầm quan
trọng đặc biệt đối với việc củng cố và phát triển kiến thức. Nó được tiến hành theo hai hình
thức: kiểm tra cơ bản (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra cuối kỳ,…);
11 Trích theo Trần Đức Anh Sơn chủ biên (2014), Sđd, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh.


kiểm tra ngoài giờ học (kiểm tra việc tự học ở nhà và kiểm tra trong các hoạt động ngoại
khóa). Trong việc giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo, giáo viên có thể sử dụng tư liệu chính
sử để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Ví dụ, khi dạy Bài 25 “Tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa dưới triều Nguyễn nửa đầu
thế kỷ XIX” (Lịch sử 10), giáo viên sử dụng hình thức kiểm tra miệng vào việc củng cố bài
bằng câu hỏi :“Những tư liệu chính sử nào của triều Nguyễn chứng minh chủ quyền biển,
đảo của Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XIX?”. Trong quá trình thuyết giảng, giáo viên đã
giới thiệu những nét cơ bản các bộ chính sử của triều đình nhà Nguyễn tổ chức biên soạncho
học sinh như Đại Nam thực lục, Minh Mạng chính yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ…
để làm cơ sở trả lời câu hỏi đó.
Hoặc, dạy Bài 22“Tình hình kinh tế ở các thế kỷ XVI – XVIII” (Lịch sử 10), thơng qua
đoạn trích trong Đại Việt sử ký tục biên : “Đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An
Vĩnh sung vào, cắt lượt nhau đi thuyền đến đảo mị tìm sản vật. Mỗi năm cứ tháng 3 ra khơi,
mang lương ăn sáu tháng, đi thuyền ba ngày ba đêm mới đến đảo” 12, giáo viên nêu câu hỏi
cho học sinh trả lời : “Đoạn trích trên nói lên điều gì?”. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
học sinh có thể trả lời rằng: đến thế kỷ XVII, chính quyền các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã
thành lập một lực lượng chuyên nghiệp, đặt tên là đội Hoàng Sa, để khai thác các nguồn lợi
kinh tế tại quần đảo này, đồng thời bắt đầu quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam với
quần đảo Hoàng Sa.
4. Kết luận

Bên cạnh sách giáo khoa, tư liệu nói chung và tư liệu chính sử nói riêng góp phần quan
trọng vào việc khơi phục và tái hiện hình ảnh của quá khứ. Đây là căn cứ khoa học, bằng
chứng về tính chính xác, tính cụ thể, phong phú của sự kiện lịch sử mà học sinh cần thu
nhận; nó giúp học sinh khắc phục việc “hiện đại hóa” lịch sử, hoặc “hư cấu” sai sự thực lịch
sử.
Trong tình hình hiện nay, khi mà vấn đề biển Đông ngày càng trở nên phức tạp, căng
thẳng thì tư liệu chính sử khơng chỉ là “phương tiện có hiệu quả để hiểu rõ hơn sách giáo
khoa”13, mà còn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng
12 Trần Đức Anh Sơn chủ biên (2014), Sđd, Nxb. Văn hóa – Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, tr.82.
13 Phan Ngọc Liên chủ biên (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập II, Nxb. Đại học sư phạm, Hà Nội, tr.92-93.


liêng của Tổ quốc. Thông qua một hệ thống các tư liệu gốc, khách quan, xác thực và có giá
trị sử liệu cao, tư liệu chính sử đã góp phần tích cực giáo dục ý thức chủ quyền biển, đảo cho
học sinh ở trường trung học phổ thông;đồng thời cũng là “bằng chứng hùng hồn cho thấy
Lịch sử là điều khơng thể chối cãi được, sớm hay muộn gì Lịch sử cũng sẽ đưa ra trước ánh
sáng công lý những âm mưu đầy tham vọng, cố tình đi ngược lại sự thật và giẫm đạp lên chủ
quyền của dân tộc Việt Nam”14.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
2

Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Lịch sử 10, Nxb. Giáo dục, Hà Nội
Phan Ngọc Liên chủ biên (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập I, Nxb. Đại học
sư phạm, Hà Nội
3 Phan Ngọc Liên chủ biên (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, Tập II, Nxb. Đại học
sư phạm, Hà Nội
4 Phan Ngọc Liên chủ biên (2009), Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội

5 Hãn Nguyên Nguyễn Nhã (2013), Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối
với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Nxb. Giáo dục Việt Nam, HN
6 Nhiều tác giả (2012), Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý: Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh
7 Trần Đức Anh Sơn chủ biên (2014), Tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần
đảo Hồng Sa, Nxb. Văn hóa – Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh
8 Trần Quốc Tuấn – Nguyễn Thị Hải Tiên (2013), “Giáo dục ý thức chủ quyền biển,
đảo cho học sinh qua dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 318,
kỳ 2 (09)
9 Trần Vĩnh Tường – Phan Khánh Hội (2015), “Sử dụng tài liệu về biển đảo trong dạy
học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thơng”, Tạp chí Giáo dục, số 349, kỳ 1
(01)
10 Nguyễn Đức Vũ chủ biên (2014), Giáo dục về biển, đảo Việt Nam (Tài liệu tham khảo
dành cho học sinh và giáo viên THPT), Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng

14 Hồ Cương Quyết, Sử liệu mới về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. In trong Nhiều tác giả (2012), Bằng chứng
lịch sử và cơ sở pháp lí: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr.81.



×