Tải bản đầy đủ (.docx) (82 trang)

Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu của tổng công ty thương mại sài gòn – TNHH một thành viên (SATRA)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.89 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

NÂNG CAO NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU
VÀ BÁN NỘI ĐỊA XĂNG DẦU CỦA
TỔNG CƠNG TY THƯƠNG MẠI SÀI
GỊN – TNHH MỘT THÀNH VIÊN
(SATRA)

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
43 GVHD: ThS. Dương Ngọc Hồng

NĂM 2020

Khóa:


III

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

NÂNG CAO NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU
VÀ BÁN NỘI ĐỊA XĂNG DẦU CỦA
TỔNG CƠNG TY THƯƠNG MẠI SÀI
GỊN – TNHH MỘT THÀNH VIÊN
(SATRA)

Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
43 GVHD: ThS. Dương Ngọc Hồng


NĂM 2020

Khóa:


I

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Giáo viên Hướng dẫn của mình – Thạc sĩ
Dương Ngọc Hồng đã ln ln nhiệt tình hướng dẫn em từng bước thực hiện khóa
luận tốt nghiệp này, cùng với những góp ý chân thành để em có thể nhận ra được
những hạn chế của mình đang gặp phải, và rồi từ đó đã hồn thành được khóa luận tốt
nghiệp một cách thuận lợi nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH
Một Thành Viên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập để em
có thể làm quen với mơi trường cơng việc và học hỏi, tích lũy thêm được nhiều kinh
nghiệm, kỹ năng sống. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị thuộc phòng kinh
doanh, đặc biệt là chị Sim và anh Lễ đã nhiệt tình giúp đỡ, quan tâm, hỗ trợ xử lý và
giải đáp những vấn đề em gặp phải trong quá trình thực tập tại nơi đây. Bên cạnh
những kiến thức chun mơn thì những kinh nghiệm sống mà các anh chị chia sẻ đối
với em là vô cùng trân quý.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn mọi người, các cá nhân và tổ chức đã giúp em
có những bài học và kỷ niệm đẹp trong thời gian thực tập vừa qua cũng như giúp đỡ
em hồn thành nhiệm vụ của mình.
Trân trọng.

Sinh viên ký tên



II

CAM KẾT

Báo cáo thực tập này do chính tơi viết và không sao chép từ bất cứ bài viết của bất cứ
tổ chức và cá nhân nào khác. (This report has been written by me and has not received
any previous academic credit at this or any other institution).

Sinh viên ký tên


TĨM LƯỢC

Từ xưa đến nay, xăng dầu ln là dịng máu của nền kinh tế. Sự biến động của giá
xăng dầu bao giờ cũng kéo theo sự biến động của nền kinh tế. Dưới tình hình dịch
bệnh COVID-19 hồnh hành khiến ngành xăng dầu rơi vào khoảng lặng, các công ty
cần kiểm tra và điều chỉnh lại quy trình xuất nhập khẩu cho phù hợp để đạt được mức
lợi nhuận như mong muốn.
Đề tài này nhằm để tổng hợp lại những kiến thức em đã được học hỏi qua quá trình
thực tập, giúp nhìn nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình nhập khẩu
và bán nội địa xăng dầu của Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn – TNHH Một Thành
Viên, từ đó đề xuất một số giải pháp để giải quyết những bất cập này. Dữ liệu được
dùng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp được lấy trực tiếp từ Tổng Công ty Thương mại
Sài Gòn – TNHH Một Thành Viên; các bộ ngành như Bộ Công thương, cơ quan thuế;
sách tham khảo thuộc chuyên ngành xuất nhập khẩu và từ một số bài báo cáo được
thực hiện bởi các sinh viên khóa trước.
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu phân tích quy trình nhập khẩu
xăng dầu bằng đường biển và quy trình bán nội địa xăng dầu tại Tổng Cơng ty. Sau khi
tìm hiểu và phân tích quy trình nhập khẩu và bán nội địa lô hàng dầu Diesel 0,05%
Sulphur trong tháng 6/2020 của Tổng Cơng ty, em đã nhìn ra được những điểm mạnh

và điểm yếu trong quy trình này. Bên cạnh đó, sau khi so sánh với một vài cơng ty lớn
hoạt động lâu năm trong ngành, có thể khẳng định được quy trình mà SATRA đang
thực hiện khá tối ưu và hiệu quả. Sau khi xem xét những điểm mạnh, điểm yếu cùng
với những cơ hội và thách thức từ thị trường, em đã đưa ra những đề xuất và giải pháp
để hồn thiện q trình đàm phán song song với việc đầu tư phát triển hệ thống kho
vận cùng trang thiết bị phần mềm hiện đại, kết hợp với việc chính sách tuyển dụng và
đào tạo nhân sự cũng như về việc tiến hành phương án kinh doanh giúp nâng cao hiệu
quả kinh doanh nhập khẩu của Tổng cơng ty nói riêng và ngành nhập khẩu tại các
doanh nghiệp nói chung, giúp các nhà quản trị SATRA sẽ có một cái nhìn mới hơn và
tổng quan hơn về chính doanh nghiệp của mình.


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CƠNG TY THƯƠNG MẠI SÀI GỊN –
TNHH MỘT THÀNH VIÊN (SATRA)......................................................................... 3
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Tổng Cơng ty SATRA....................3
1.1.1. Lịch sử hình thành............................................................................................ 3
1.1.2. Quá trình phát triển........................................................................................... 3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty SATRA.......................5
1.2.1. Chức năng của công ty..................................................................................... 5
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty....................................................................................... 5
1.2.3. Cơ cấu tổ chức.................................................................................................. 6
1.3. Khái quát tình hình kinh doanh giai đoạn 2016-2019............................................. 7
1.3.1. Tình hình kinh doanh........................................................................................ 7
1.3.2. Phương hướng phát triển trong tương lai.......................................................... 8
1.3.2.1. Mục tiêu tổng quát...................................................................................... 8
1.3.2.2. Về Thương mại – Dịch vụ.......................................................................... 9
1.3.2.3. Về Sản xuất – Chế biến.............................................................................. 9

1.3.2.4. Về Xuất nhập khẩu..................................................................................... 9
1.4. Giới thiệu tổng quan về Phòng Kinh doanh của Tổng Cơng ty SATRA...............10
1.4.1. Lịch sử hình thành.......................................................................................... 10
1.4.2. Nhiệm vụ của phòng Kinh doanh................................................................... 10
1.4.2.1. Kinh doanh............................................................................................... 10
1.4.2.2. Xúc tiến thương mại................................................................................. 10
1.4.2.3. Bất động sản............................................................................................. 11
1.4.3. Tình hình nhân sự........................................................................................... 11
1.5. Cơng việc được giao trong quá trình thực tập....................................................... 11
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU VÀ BÁN NỘI ĐỊA XĂNG DẦU CỦA
TỔNG CÔNG TY SATRA.......................................................................................... 13
2.1. Tình hình nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu của công ty.................................... 13
2.1.1. Thị trường nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam................................................. 13
2.1.2. Hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Tổng Công ty SATRA............................14


2.2. Quy trình nhập khẩu xăng dầu bằng đường biển của Tổng Công ty SATRA........16
2.2.1. Xin giấy phép kinh doanh xăng dầu của Bộ Cơng Thương............................16
2.2.2. Tìm kiếm đối tác, hỏi hàng............................................................................. 17
2.2.3. Đàm phán, ký kết hợp đồng............................................................................ 17
2.2.4. Tiến hành mở L/C tại ngân hàng..................................................................... 19
2.2.5. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ liên quan đến lô hàng từ người bán.................20
2.2.5.1. Vận đơn đường biển................................................................................. 20
2.2.5.2. Hóa đơn tạm............................................................................................. 21
2.2.5.3. Lý lịch tàu................................................................................................ 21
2.2.5.4. Giấy chứng nhận xuất xứ (Mẫu D)........................................................... 22
2.2.6. Làm thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng....................................................... 22
2.2.7. Khai tờ khai điện tử........................................................................................ 23
2.2.8. Làm thủ tục hải quan, đóng thuế..................................................................... 24
2.2.9. Báo cáo cho các đơn vị có liên quan để giải phóng hàng và bán hàng............26

2.3. Quy trình bán xăng dầu nội địa............................................................................. 27
2.3.1. Lập phương án kinh doanh............................................................................. 27
2.3.2. Kí hợp đồng kinh doanh................................................................................. 28
2.3.3. Lựa chọn phương thức thanh toán.................................................................. 28
2.3.4. Làm thủ tục giao hàng.................................................................................... 29
2.3.5. Làm báo cáo, thơng báo gửi cho các đơn vị có liên quan...............................29
2.4. Nhận xét quy trình nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu của Tổng Công ty SATRA
.......................................................................................................................................30
2.4.1. So sánh với quy trình tại Cơng ty Cổ phần Dầu khí Đơng Phương.................30
2.4.2. So sánh với quy trình tại Tập đồn Xăng dầu Việt Nam................................. 32
2.4.3. Điểm mạnh..................................................................................................... 33
2.4.4. Điểm yếu........................................................................................................ 35
2.5. Kết luận chương.................................................................................................... 36
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU VÀ
BÁN NỘI ĐỊA XĂNG DẦU TẠI SATRA.................................................................. 38
3.1. Triển vọng phát triển của nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu của Tổng
Công ty SATRA........................................................................................................... 38
3.1.2. Cơ hội............................................................................................................. 38
3.1.3. Thách thức...................................................................................................... 39


3.2. Định hướng phát triển nghiệp vụ nhập khẩu của Tổng Công ty SATRA trong giai
đoạn 2020 – 2025......................................................................................................... 40
3.3. Đề xuất giải pháp nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu tại Tổng
Công ty SATRA........................................................................................................... 41
3.3.1. Hồn thiện q trình đàm phán....................................................................... 41
3.3.2. Đầu tư xây dựng hệ thống kho vận................................................................. 41
3.3.3. Đầu tư trang thiết bị, phần mềm hiện đại........................................................ 42
3.3.4. Tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực.......................................................... 42
3.3.5. Hoàn thiện về phương án kinh doanh............................................................. 43

3.4. Kết luận chương.................................................................................................... 44
KẾT LUẬN................................................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 46
PHỤ LỤC 1 – NHẬT KÝ THỰC TẬP.............................................................................
PHỤ LỤC 2 – KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN ..........................................................
PHỤ LỤC 3 – DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN CỦA TỔNG CƠNG TY
THƯƠNG MẠI SÀI GỊN – TNHH MỘT THÀNH VIÊN .............................................
PHỤ LỤC 4 – DANH SÁCH THƯƠNG NHÂN KINH DOANH XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU XĂNG DẦU TẠI VIỆT NAM
.............................................................................
PHỤ LỤC 5 – GIÁ BÁN LẺ XĂNG DẦU TẠI THỊ TRƯỜNG SINGAPORE THEO
PLATTS (TỪ 12/06 ĐẾN 26/06/2020).............................................................................


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty (Công ty

7

mẹ) giai đoạn 2016-2019
Bảng 2.1. Nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam năm 2019

13

Bảng 2.2. Doanh thu từ nghiệp vụ nhập khẩu xăng dầu của Tổng Công


15

ty giai đoạn 2016-2019
Bảng 2.3. Những loại chứng từ cần chuẩn bị khi nộp hải quan thông

25

quan
Bảng 2.4. Những loại chứng từ cần chuẩn bị khi nộp hải quan giám sát

26


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1.1. Tổ chức bộ máy Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn –

6

TNHH Một Thành Viên (SATRA)
Biểu đồ 2.1. Quy trình nhập khẩu xăng dầu bằng đường biển của Tổng

16

Công ty SATRA

Biểu đồ 2.2. Quy trình bán xăng dầu nội địa của Tổng Cơng ty
SATRA
Biểu đồ 2.3. Quy trình nhập hàng bằng đường biển của Cơng ty Cổ

27
31

phần Dầu khí Đơng Phương (Orient Oil)
Biểu đồ 2.4. Quy trình nhập hàng bằng đường biển của Tập đoàn Xăng
dầu Việt Nam (Petrolimex)

32


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT
1

Từ viết tắt
ASEAN

Diễn giải tiếng Anh

Diễn giải tiếng Việt

Association of Southeast Asian

Hiệp hội các Quốc gia Đông


Nations

Nam Á

2

B/L

Bill of lading

Vận đơn đường biển

3

C/O

Certificate of origin

Chứng nhận xuất xứ

4

CEPT

Common Effective Preferential

Hiệp định về chương trình

Tariff


Thuế quan ưu đãi

5

CFR

Cost and Freight

Tiền hàng và cước phí

6

CIF

Cost-Insurance and Freight

Tiền hàng, bảo hiểm và cước
phí tàu

7

ĐVT

-

8

ERP

Enterprise Resource Planning


9

EVFTA

EU

-

Vietnam

Đơn vị tính
Free

-

Trade Hiệp định Thương mại Tự

Agreement

do Liên minh châu Âu
(EU) -

10

FIATA

International

Federation


Việt Nam
of Liên đoàn các Hiệp hội Giao

Freight Forwarders Associations

nhận Vận tải Quốc tế

11

FOB

Free on board

Giao hàng lên tàu

12

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định Thương mại Tự do

13

GDP

Gross Domestic Product


Tổng sản phẩm quốc nội

14

GTGT

-

Giá trị gia tăng

15

HĐQT

-

Hội đồng quản trị

16

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

17

PI


Profoma Invoice

Hóa đơn tạm

18

SATRA

Saigon Trading Group

Tổng Cơng ty Thương mại
Sài Gịn – TNHH Một
Thành Viên

19

TNHH

-

Trách nhiệm hữu hạn


20

TP.HCM

-

Thành phố Hồ Chí Minh


21

UBND

-

Ủy ban Nhân dân

22

USB

23

VNĐ

Universal Serial Bus
-

Việt Nam Đồng


1

PHẦN MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt
là hoạt động thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế là việc trao đổi hàng hóa và dịch
vụ xuyên qua biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở hầu hết các nước, thương mại

quốc tế chiếm một phần lớn trong GDP. Trong khi thương mại quốc tế đã xuất hiện từ
rất lâu trong lịch sử (như Con Đường Tơ Lụa hay Con Đường Hổ Phách), tầm quan
trọng trong kinh tế, xã hội, và chính trị của thương mại quốc tế mới chỉ dấy lên trong
những thế kỉ gần đây. Cách mạng cơng nghiệp, giao thơng phát triển, tồn cầu hóa, các
cơng ty đa quốc gia, và th ngồi là những nhân tố ảnh hưởng lớn. Sự tăng cường
trong thương mại quốc tế là một nhân tố cơ bản dẫn tới tồn cầu hóa.
Cùng với xu thế đó, hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những hoạt động thương
mại chủ yếu mà bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều mong muốn phát triển.
Trong đó, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu đóng vai trị chiến lược và
quan trọng của quốc gia, chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Xăng dầu là dòng
máu của nền kinh tế. Sự biến động của giá xăng dầu bao giờ cũng kéo theo sự biến
động của nền kinh tế. Ngày 13/07/2020, Bộ Cơng thương vừa trình Chính phủ dự thảo
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, dự thảo quy định thương nhân kinh doanh xăng dầu được quyền chuyển
nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngồi nhưng khơng q 35%. Sự gia nhập của
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tham gia thị trường xăng dầu trong nước đã tạo nên
sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp nội và ngoại.
Tuy nhiên, dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành trên khắp thế giới và khơng hề có
dấu hiệu giảm sút đã khiến cho hoạt động giao thương giữa các nước bị ảnh hưởng cực
kì nghiêm trọng, đặc biệt đối với các công ty chuyên về hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu. Một số nguyên nhân có thể kể đến như thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên
môn của lao động, thiếu nguồn lực hoặc thiếu sự chuyển đổi linh hoạt đã khiến hàng
loạt các công ty nội địa rơi vào cảnh bế tắc. Để khắc phục những khuyết điểm và phát
huy những điểm mạnh mà công ty đang có để chống lại đại dịch, các cơng ty cần kiểm
tra và điều chỉnh lại quy trình xuất nhập khẩu cho phù hợp để đạt được mức lợi nhuận
như mong muốn.


Là một trong những công ty hoạt động lâu năm trong ngành xuất nhập khẩu, SATRA
luôn đặt mục tiêu phát triển ngành xuất nhập khẩu của đất nước lên trên sự phát triển

lợi ích của tổng cơng ty, nhất là trong thời kỳ COVID-19 khiến nền kinh tế bị đình trệ.
Qua q trình thực tập tại cơng ty, em có cơ hội tiếp cận thực tế với nghiệp vụ nhập
khẩu và bán xăng dầu nội địa của SATRA. Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu xăng
dầu của Tổng Công ty được tổ chức chặt chẽ nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất. Tuy
nhiên, với đặc thù của mặt hàng xăng dầu có tính rủi ro cao và chịu sự chi phối của
nhiều yếu tố, không thể tránh khỏi những tồn tại dễ gây bất lợi. Kết hợp với những
kiến thức tích lũy được trong q trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế TPHCM,
em quyết định chọn đề tài: “Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu
của Tổng Cơng Ty Thương Mại Sài Gịn – TNHH Một Thành Viên (SATRA)” cho
khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này nhằm để tổng hợp lại những kiến thức em
đã được học hỏi qua quá trình thực tập và kiến thức của bản thân.
Đề tài được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu phân tích quy trình nhập khẩu
xăng dầu bằng đường biển và quy trình bán nội địa xăng dầu tại Tổng Cơng ty, từ đó
đúc kết được những điểm mạnh và yếu trong quy trình để rút ra những giải pháp hoặc
đề xuất nhằm phát huy những điểm mạnh và cải thiện những tồn tại đó.
Bên cạnh lời giới thiệu, tóm tắt đề tài và kết luận, phần nội dung chính của khóa luận
tốt nghiệp được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn – TNHH Một Thành
Viên (SATRA)
Chương 2: Nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu tại Tổng Công ty SATRA
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu
tại Tổng Công ty SATRA


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI
SÀI GỊN – TNHH MỘT THÀNH VIÊN (SATRA)

1.1. Lịch sử hình thành và q trình phát triển của Tổng Cơng ty SATRA
1.1.1. Lịch sử hình thành
Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gòn – SATRA được thành lập theo Quyết định số

7472/QĐ-UB-NCVX ngày 02/11/1995 của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
theo mơ hình Tổng Cơng ty nhà nước, là một Tổng Cơng ty được xếp hạng đặc biệt do
có quy mơ và nguồn vốn nhà nước lớn. Mục đích thành lập Tổng Công ty nhằm tách
chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý doanh nghiệp; tạo đầu mối đại
diện chủ sỡ hữu các nguồn vốn nhà nước; nâng cao vai trò thương mại nhà nước trên
thị trường, thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhà nước giao và thúc
đẩy việc thực hiện sắp xếp doanh nghiệp nhà nước do Thành Ủy quản lý.
Một số thông tin về công ty:


Tên công ty: Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn – TNHH Một Thành Viên



Tên thương mại: SATRA GROUP



Vốn điều lệ (năm 2015): 8.660.000.000.000 VNĐ (Tám nghìn sáu trăm sáu
mươi tỷ Việt Nam Đồng)



Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ



Địa chỉ: 275B Phạm Ngũ Lão, phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ
Chí Minh




Website: www.satra.com.vn

1.1.2. Q trình phát triển
1995 – 2005: Sau 5 năm thành lập, Tổng Cơng ty đã đạt được những con số đáng khích


lệ: Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ đạt khoảng 41.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận
trước thuế đạt 420 tỷ đồng. Thành quả của 5 năm đầu tiên đã trở thành bước chạy đà
quan trọng để có được kết quả tốt hơn trong 5 năm tiếp theo đó (2000 – 2005), dù giai
đoạn này Tổng Cơng ty có nhiều biến động về tổ chức (sáp nhập 05 doanh nghiệp, cổ
phần hóa 09 doanh nghiệp, tiếp nhận 05 doanh nghiệp từ Sở thương mại, thành lập
mới 06


doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc, tách 01 doanh nghiệp ra khỏi Tổng Công ty).
Những con số đạt được trong 5 năm này vẫn cho thấy sự đi lên, phát triển của doanh
nghiệp. Tổng doanh thu bán hàng và dịch vụ đạt khoảng 43.000 tỷ đồng, đặc biệt tổng
lợi nhuận trước thuế đạt đến 1.965 tỷ đồng. Sự tăng trưởng vượt bậc về lợi nhuận
chính là điểm son lớn nhất của Tổng Công ty thời kỳ này.



2005 – 2010: Ngày 17/05/2005, Chủ tịch UBND TPHCM đã có Quyết định số


2361/QĐ-UB chuyển Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn sang hoạt động theo mơ hình
Cơng ty mẹ - Cơng ty con, đổi tên thành SATRA GROUP. Trong đó Cơng ty mẹ (được
gọi là Tổng Công ty) trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư vốn dưới

hình thức sở hữu trong vốn điều lệ của các doanh nghiệp khác. Đánh giá tổng quan về
5 năm sau khi chuyển sang hoạt động theo mơ hình Cơng ty mẹ - Công ty con, đổi mới
sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, đa số doanh nghiệp cổ phần hóa đều đạt mức tăng
trưởng tốt, tỷ suất lợi nhuận tăng bình quân 15%. Tổng Cơng ty đã thực hiện nhiệm vụ
chính trị do Thành phố giao như bảo toàn và phát triển vốn, di dời các chợ từ nội thành
về Trung tâm Thương mại Bình Điền, góp phần bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu
trên thị trường. Đầu tư liên doanh với nước ngồi có hiệu quả tốt như Cơng ty TNHH
Nhà máy Bia Việt Nam (VBL). Tổng công ty cũng đã xây dựng chiến lược phát triển
giai đoạn 2010 – 2015 và tầm nhìn đến 2020.



2010 – 2015: Tổng Cơng ty đã thành lập các bộ phận chuyên môn kết hợp với đơn vị


tư vấn triển khai các dự án và nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhờ vậy, tiến độ 3 cơng trình
trọng điểm (Cơng trình Khu thương mại Bình Điền giai đoạn 2; Cơng trình xây dựng
trung tâm thương mại, văn phịng, khách sạn SATRA – Tax Plaza; Cơng trình di dời,
đổi mới cơng nghệ nhà máy Vissan tại số 420 Nơ Trang Long, Bình Thạnh và đầu tư
cụm Công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại Bến Lức, Long An) đã có nhiều
chuyển biến đáng kể. Ngồi các cơng trình trọng điểm, Tổng Cơng ty cịn tập trung
đàu tư vào các cơng trình dự án khác nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, mặt
bằng hiện có. Một số dự án đã khai thác và đưa vào sử dụng như: Dự án Chung cư Hoa
Sen, Dự án đầu tư hệ thống máy tách màu gạo công suất 5-12 tấn/giờ và nhà máy bóc
vỏ lúa, ép trấu viên tại Lấp Vò (Đồng Tháp). Một số dự án đã và đang thực hiện như:
dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản tại khu Công nghiệp Vĩnh Lộc để di dời
Cofidec, xây dựng Trung tâm thương mại SATRA Phạm Hùng, xây dựng 60 cửa hàng
Satrafoods ...




2015 – 2020: Tập trung tổ chức thực hiện tốt các mục tiêu, chiến lược kinh doanh, xác
định rõ sản phẩm dịch vụ thương mại trên lĩnh vực có lợi thế; tiếp tục nâng cao hiệu
quả hoạt động, sức cạnh tranh, vị thế trong lĩnh vực bán lẻ; sử dụng tài sản, mặt bằng
hiệu quả, tiết kiệm chi phí quản lý; đầu tư và phát huy hiệu quả các chương trình, cơng
trình trọng điểm, phát huy và thúc đẩy thực hiện hiệu quả các hoạt động liên kết, hợp
tác các doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao sức mạnh của tồn hệ thống, xây dựng
Tổng Cơng ty trở thành doanh nghiệp mạnh của thành phố và cả nước, góp phần tích
cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố; chú ý có biện pháp khắc
phục, giải quyết sớm những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ nghiêm trọng để lành
mạnh hóa hoạt động; nâng cao năng lực của Tổng Cơng ty. Bên cạnh đó, 205 của hàng
Satrafoods đã thực hiện nhiệm vụ mang lại nguồn giá bình ổn đến tận tay người tiêu
dùng.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty SATRA
1.2.1. Chức năng của công ty
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành Viên là một trong những 90
Tổng công ty đầu tiên của TPHCM được xếp hạng đặc biệt. SATRA cam kết mang đến
thỏa mãn cao nhất cho khách hàng bằng chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ
tốt nhất. Công ty hoạt động với các chức năng: chuyên sản xuất – chế biến – kinh
doanh – thương mại – dịch vụ – đầu tư – xuất nhập khẩu.
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
Tập trung nguồn lực đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển các
mặt hàng chủ lực của SATRA về thịt gia súc, thủy sản, nông sản, rau quả, hàng thực
phẩm cơng nghệ, nhiên liệu...
Tập trung hồn thiện cơ sở hạ tầng thương mại – dịch vụ; cải thiện, đa dạng hóa các
hoạt động liên kết – hợp tác thương mại, chú trọng khâu đột phá về công nghệ thông
tin, thương mại điện tử, marketing, đào tạo – huấn luyện nguồn nhân lực, nghiên cứu
và phát triển.
Tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp, chú trọng

xây dựng thương hiệu sản phẩm của SATRA trên thị trường, với yêu cầu sản phẩm
thương hiệu SATRA phải gắn với thương hiệu của quốc gia.


1.2.3. Cơ cấu tổ chức
Biểu đồ 1.1. Tổ chức bộ máy Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn – TNHH Một
Thành Viên (SATRA)
Hội Đồng
Thành Viên
Kiểm sốt viên
Ban Tổng
Giám
Đốc

12 Cơng ty con:
- 02 Công ty TNHH
Một thành viên
- 02 Công ty TNHH
Hai thành viên trở lên
- 08 Cơng ty cổ phần
có vốn nhà nước trên
50%

49 Công ty liên kết:
- 28 Công ty Cổ phần có
vốn nhà nước dưới 51%
- 05 Cơng ty TNHH Hai
thành viên trở lên
- 01 Công ty Liên
doanh nước ngồi

- 15 Cơng ty đầu tư tài
chính (sáng lập/ chiến
lược)

Các phịng ban
chun mơn:
- Phịng Nhân sự
- Phịng Kinh doanh
- Phịng Thị trường
- Phịng Kế hoạch –
Đầu tư Tài chính
- Phòng Phát triển Sản
phẩm
- Phòng Dự án
- Phòng Pháp chế
- Phịng Tài chính Kế
tốn
- Phịng Hành chính
- Phịng Cơng nghệ
thơng tin
- Ban Quản lý & Phát
triển HTBL
Satramart
- Ban Chỉ đạo Dự án
Khu Thương mại Bình
Điền

Văn phịng đại diện của
SATRA tại Nhật Bản


(Nguồn: Phịng Nhân sự Tổng Cơng ty)

Các đơn vị phụ thuộc:
- Thương xá TAX
- Siêu thị Sài Gịn
- Cơng ty QL&KD chợ
Bình Điền
-Trung tâm dịch vụ
SATRA
-Trung tâm phát triển
địa ốc SATRA
-Trung tâm Phát triển
Địa ốc SATRA
- Chi nhánh SATRA tại
Bình Dương
- Chi nhánh SATRA tại
Đồng Tháp
- Chi nhánh SATRA tại
Cần Thơ
- Công ty Pháp triển
Kinh tế Duyên Hải
- Trung tâm thương mại
SATRA Phạm Hùng
- Trung tâm Phân phối
SATRA
- Trung tâm Điều hành
CHTL SATRA
- Kho lạnh SATRA
- Trung tâm dịch vụ ăn
uống SATRA



Hội đồng Thành viên: Gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên tham gia vào
hoạt động quản lý Tổng công ty.
Ban Tổng Giám đốc: Gồm Tổng giám đốc và 3 Phó tổng giám đốc với các trách
nhiệm: Điều hành hoạt động của Tổng công ty đúng pháp luật và đúng điều lệ Tổng
cơng ty. Phó Tổng Giám đốc ký kết các hợp đồng lao động và ấn định mức lương,
khen thưởng và kỷ luật cán bộ công nhân viên theo luật lao động do Nhà nước ban
hành. Chịu trách nhiệm về tồn bộ hoạt động của Tổng cơng ty trước pháp luật.
Bộ máy tổ chức của Tổng Công ty SATRA tương đối gọn nhẹ, cùng với sự phân chia
trách nhiệm vụ, trách nhiệm rõ ràng trong mỗi phòng ban cũng như giữa các phòng
ban với nhau giúp cho công ty hoạt động hiệu quả và đạt được năng suất cao. Cơ cấu
Cơng ty mẹ bao gồm các phịng ban chuyên môn và các đơn vị phụ thuộc.

1.3. Khái quát tình hình kinh doanh giai đoạn 2016-2019
1.3.1. Tình hình kinh doanh
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty (Công ty mẹ) giai
đoạn 2016-2019
ĐVT: Tỷ VNĐ
Chỉ tiêu
Doanh thu thuần về bán hàng và

2016

2017

2018

2019


6.356,49

7.163,48

8.151,55

8.272,96

Doanh thu hoạt động tài chính

5.473,83

3.613,96

3.064,42

3.151,83

Tổng lợi nhuận kế tốn trước

4.832,50

3.072,42

3.130,26

3.339,89

4.328,65


2.936,85

3.016,26

3.266,65

cung cấp dịch vụ

thuế
Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, 2018, 2019 của Tổng Công
ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành Viên)
Nhận xét: Về lợi nhuận sau thuế của Tổng Công ty (Công ty mẹ) ở năm 2017 có sự sụt
giảm mạnh so với năm 2016, sau đó 3 năm tiếp theo doanh thu và lợi nhuận của Tổng
Công ty tăng trưởng liên tục (khoảng 2,7% đến 13,7%). Nguyên nhân là sau nhiều
năm


hoạt động thì trình độ chun mơn tay nghề của chuyên viên tăng lên, kèm theo kinh
nghiệm quản lí và định hướng đúng đắn của ban giám đốc nên công ty cắt giảm được
một phần chi phí đáng kể. Ban giám đốc và chuyên viên công ty đang ngày càng nỗ
lực để tăng doanh thu và giảm chi phí nhiều hơn nữa trong tương lai nhằm tăng cao lợi
nhuận sau thuế.
Trong giai đoạn 2015 – 2017, SATRA đặt mục tiêu trọng tâm vào hoạt động phát triển
hệ thống bán lẻ và hạ tầng sản xuất chế biến. Đến cuối năm 2017, Tổng Công ty đã
nâng tổng số cửa hàng tiện lợi mang thương hiệu Satrafoods đã khai trương lên 157
cửa hàng. Trên thị trường bán lẻ hiện đang cạnh tranh gay gắt, nhiều đối thủ nước
ngoài đang chiếm ưu thế trên thị trường. Về việc tái cấu trúc danh mục đầu tư tài
chính, Cơng ty đã thực hiện thối vốn tại 6 đơn vị, thu hồi vốn tại 2 đơn vị và giải thể

1 đơn vị.
Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh ở các công ty con tăng trưởng qua từng
năm, riêng đối với Công ty TNHH May mặc Xuất khẩu Tân Châu đang gặp khó khăn
do sức ép cạnh tranh ngành may mặc trong khu vực, một số khách hàng chiến lược đã
chuyển sang thị trường khác có mức giá cạnh tranh hơn.
Trong 5 năm qua, doanh thu của SATRA (Công ty mẹ) mỗi năm mang về trên 10.000
tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt trên 3.000 tỷ đồng. Bên cạnh doanh thu chính, cổ tức
là yếu tố chính giúp SATRA nhiều năm liên tiếp dẫn đầu về lợi nhuận trong số các
doanh nghiệp vốn nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM. Cổ tức mà SATRA nhận được
từ Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam vào năm 2019 là 2.400 tỷ đồng. Sang năm
2020, SATRA đặt kế hoạch doanh thu 12.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm ngoái. Kế
hoạch lợi nhuận trước thuế ở mức 3.699 tỷ đồng, tăng 4,9%.
1.3.2. Phương hướng phát triển trong tương lai
Theo chương trình cơng tác đã đệ trình Ủy ban Nhân dân TP.HCM, SATRA tập trung
triển khai các mục tiêu trọng yếu nhằm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được chủ sở hữu
giao.
1.3.2.1. Mục tiêu tổng quát
Là Nhà phân phối lớn với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích,
chợ đầu mối, kho hàng tại TP.HCM và các trung tâm đô thị lớn của cả nước. Tập trung
2 mũi nhọn: Kinh doanh và đầu tư, hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu trong
lĩnh


vực thương mại và bán lẻ. Tập trung củng cố thị trường trong nước và xuất khẩu. Bên
cạnh đó, chú trọng các giải pháp về tài chính và đầu tư.
1.3.2.2. Về Thương mại – Dịch vụ
Kế hoạch phối hợp với thương nhân, đặc biệt là thương nhân ngành hàng trái cây triển
khai hoạt động nhập khẩu số lượng lớn những mặt hàng như táo, nho, cherry… nhằm
có giá tốt để thương nhân phân phối ra thị trường với giá cạnh tranh. Dự kiến sẽ có các
hoạt động nâng cao giá trị gia tăng khác như chế biến thành các món ăn liền theo yêu

cầu và thiết lập khu ăn uống tại chỗ, sẵn sàng trở thành điểm du lịch mới của thành
phố.
Chuỗi cửa hàng tiện lợi Satrafoods không chỉ tập trung ở TP.HCM mà còn mở rộng
sang các trung tâm kinh tế, thành phố lớn và các tỉnh thành lân cận, với mục tiêu nâng
cao năng lực chuỗi cung ứng qua kênh phân phối rộng khắp và chuyên nghiệp, giảm
chi phí và tồn kho để tăng khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, hệ thống Satrafoods giữ
nguyên sứ mệnh mang sự bình ổn giá đến tận tay người tiêu dùng mà không qua hệ
thống trung gian.
1.3.2.3. Về Sản xuất – Chế biến


Không chỉ tập trung vào kênh bán hàng hiện đại mà còn phát triển cả kênh truyền

thống trong lúc kênh bán hàng này vẫn còn vai trò nhất định trong đời sống, ví dụ như
mở rộng mạng lưới bán hàng của VISSAN đến các chợ. Thực hiện đúng tiến độ kế
hoạch sản xuất, dự trữ, kinh doanh hàng hóa, nhất là các mặt hàng lương thực, thực
phẩm thiết yếu đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu thị trường trong các thời điểm lễ, Tết, mùa
du lịch...



1.3.2.4. Về Xuất nhập khẩu


Đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu gạo, mỡ cá: với kỳ vọng trở thành một

trong những đơn vị xuất khẩu gạo hàng đầu tại Việt Nam, SATRA đang tổ chức lại
việc kinh doanh gạo và đầu tư cho các nhà máy gạo, đưa gạo trở thành mặt hàng xuất
khẩu chủ lực bên cạnh mỡ cá. Dự kiến năm 2020, SATRA sẽ xuất khẩu 80.000 tấn mỡ
cá và dầu thực vật các loại. Sắp xếp lại thị trường hợp tác, tập trung vào các thị trường

đã có những hiệp định Thương mại Tự do (FTA) tốt như Nhật Bản, Châu Âu, Đơng
Nam Á (ASEAN)… và tìm những sản phẩm có giá trị gia tăng cao để tập trung kinh
doanh.




1.4. Giới thiệu tổng quan về Phòng Kinh doanh của Tổng Cơng ty SATRA
1.4.1. Lịch sử hình thành
Phịng Kinh doanh thuộc Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn – TNHH Một Thành
Viên được thành lập dựa trên Quyết định số 495/QĐ-TCT ngày 19 tháng 8 năm 2005.
Phịng Kinh doanh có chức năng tham mưu giúp việc cho HĐQT và Tổng Giám đốc
trong quản lý điều hành công việc thuộc lĩnh vực kinh doanh – thông tin kinh tế – thị
trường, xúc tiến thương mại. Trực tiếp triển khai thực hiện hoạt động kinh doanh của
Công ty mẹ.
1.4.2. Nhiệm vụ của phòng Kinh doanh
1.4.2.1. Kinh doanh
Các chuyên viên của Phòng Kinh Doanh tham mưu giúp việc cho HĐQT và Tổng


Giám đốc Tổng Cơng ty xây dựng các chính sách định hướng sản xuất kinh doanh của
Tổng Công ty; phổ biến chủ trương chính sách, hướng dẫn các thủ tục, qui định của
nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, hoạt động xuất nhập khẩu
và những tập quán thương mại quốc tế cho các đơn vị phụ thuộc và các cơng ty con.



Bên cạnh đó, giúp Tổng Giám đốc trong việc chỉ đạo, tổ chức theo dõi, quản lý và



kiểm tra các hoạt động kinh doanh; chủ động khi có u cầu phối hợp với các phịng
nghiệp vụ kinh doanh, xuất nhập khẩu của các đơn vị hạch tốn phụ thuộc và các cơng
ty con, cơng ty liên kết để hợp tác, hỗ trợ bổ sung cho nhau, thống nhất hành động,
tăng cường sức mạnh cộng đồng trong các hoạt động kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm,
hàng hóa, cung cấp dịch vụ của tồn hệ thống Tổng Cơng ty nhằm thực hiện kế hoạch
quí, năm, đạt hiệu quả kinh tế cao trong tồn Tổng Cơng ty và từng doanh nghiệp.



Nghiên cứu để tham mưu với Tổng Giám đốc trong việc định hướng kinh doanh xuất


nhập khẩu, chỉ đạo mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh của các đơn vị hạch tốn
phụ thuộc và các Cơng ty con là Công ty TNHH 1 thành viên theo chiến lược phát
triển chung của Tổng Công ty.



1.4.2.2. Xúc tiến thương mại


Tìm kiếm đối tác kinh doanh theo chỉ đạo và phân công của Tổng Giám đốc, hướng

dẫn tổ chức các đoàn khảo sát thị trường, tham gia các hội thảo, hội chợ, triển lãm
trong và ngoài nước. Căn cứ yêu cầu của các doanh nghiệp và Tổng Giám đốc, tổ
chức các đợt


tập huấn có liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thu
nhập và phản ảnh thông tin cần thiết cho Tổng Công ty và doanh nghiệp khi có u

cầu.




Thực hiện các cơng việc khuếch trương và quảng bá thương hiệu Tổng Công ty như

quảng cáo trên báo chí, truyền thơng, phát hành brochure, lịch, thiệp mừng, quà tặng,
giao tế,... Phối hợp với các phòng chức năng khác của Tổng Công ty để tham mưu cho
Tổng Giám đốc về việc tổ chức thành lập Văn phịng đại diện, Chi nhánh của Tổng
Cơng ty và các doanh nghiệp ở nước ngoài và các tỉnh, thành phố trong nước.



1.4.2.3. Bất động sản
Tổ chức khai thác có hiệu quả các bất động sản thuộc Tổng Công ty trực tiếp quản lý
theo sự phân công cụ thể của Tổng Giám đốc. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan các
thao tác nghiệp vụ khai thác bất động sản Phịng đã thực hiện.
1.4.3. Tình hình nhân sự
Phịng Kinh doanh của Tổng Cơng ty hiện tại có tổng cộng 9 nhân sự. Phòng Kinh
doanh do Giám đốc phòng phụ trách. Giúp việc cho Giám đốc phịng có một Phó
Giám đốc phịng. Giám đốc và Phó Giám đốc phịng do Tổng Giám đốc Tổng Công ty
bổ nhiệm bằng quyết định. Định biên nhân sự của Phòng do Tổng Giám đốc quyết
định theo từng thời kỳ. Nhân sự của phòng do Tổng Giám đốc điều động, Giám đốc
phịng giao nhiệm vụ cơng tác và phân công cụ thể.

1.5. Công việc được giao trong quá trình thực tập
Trong khoảng thời gian thực tập, em đã được Ban Giám đốc và các anh chị chun
viên phịng Kinh Doanh của Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gòn – TNHH Một Thành
Viên tạo điều kiện để quan sát, học hỏi về chuyên môn và hoạt động thực tiễn diễn ra

tại công ty. Cụ thể các công việc như sau:
 Tìm hiểu về cơng tác soạn thảo, thẩm định các hợp đồng giao dịch trong nước
cũng như các hợp đồng xuất nhập khẩu.
 Tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế của một doanh nghiệp, tìm hiểu cơ
cấu hành chính và nhân sự của cơng ty cũng như chức năng, nhiệm vụ, tính
chất, cách thức làm việc, giao tiếp giữa các phòng ban.


 Tiếp xúc với các chứng từ về kết quả kinh doanh, các báo cáo kế tốn thống kê,
phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Làm quen với hệ thống bảng
biểu, số liệu và tài liệu các năm.
 Tìm hiểu về quy trình xuất nhập khẩu, được học hỏi cách làm việc với các cơ
quan Nhà nước như Hải quan, cơ quan giám định chất lượng hàng hóa cũng
như các doanh nghiệp liên quan trong chuỗi cung ứng hàng hóa.
 Ngồi các nghiệp vụ chun mơn, em cũng học hỏi được cách làm việc chuyên
nghiệp trong đối nội và đối ngoại của các chuyên viên Phòng Kinh doanh của
Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn – TNHH Một Thành Viên.


CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ NHẬP KHẨU VÀ BÁN NỘI ĐỊA XĂNG DẦU
CỦA TỔNG CƠNG TY SATRA

2.1. Tình hình nhập khẩu và bán nội địa xăng dầu của công ty
2.1.1. Thị trường nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam
Xăng dầu là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, được Nhà nước điều hành giá. Bộ Công
Thương quy định mức giá trần sau mỗi 15 ngày, các thương nhân kinh doanh xăng dầu
dựa vào đó để xác định mức giá bán lẻ không được cao hơn mức giá trần mà Bộ đưa
ra. Với vai trò điều tiết của Nhà nước mà cụ thể là Liên Bộ Cơng Thương – Bộ Tài
Chính hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng luôn được bảo đảm cùng với vai trị ổn
định kinh tế vĩ mơ.

Bảng 2.1. Nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam năm 2019
Năm 2019

Thị trường
nhập

Lượng nhập
(tấn)

Tổng cộng

Trị giá (USD)

Tăng/giảm (+/-) so

Tỷ trọng trong

với năm 2018

tổng lượng

Lượng

Giá trị

nhập khẩu năm

nhập (%)

(%)


2019 (%)

9.797.888 5.954.529.382

-14,31

-22,06

100,00

Hàn Quốc

2.837.349 1.846.320.000

17,17

2,95

31,61

Malaysia

2.459.314 1.432.512.525

-25,10

-30,17

24,06


Singapore

2.150.607 1.208.488.271

-10,37

-21,03

20,30

Trung Quốc

1.562.368

975.734.576

7,07

2,60

16,39

634.019

393.063.438

-57,62

-60,36


6,60

Nga

54.546

36.665.192

-57,66

-66,60

0,62

Đài Loan

22.905

14.851.773

N/A

N/A

0,25

Nhật Bản

16.340


9.381.570

N/A

N/A

0,16

563

260.902

N/A

N/A

0,01

nhập

Thái Lan

Hongkong

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)


×