MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
1
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1 Khái niệm đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
1.2 Quan điểm về vai trị và sức mạng của đạo đức cách mạng
1.2.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
1.2.2 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của Chủ nghĩa Xã hội
1.3 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
1.3.1 Trung với nước, hiếu với dân
1.3.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
1.3.3 Thương u con người, sống có tình nghĩa
1.3.4 Tinh thần quốc tế trong sáng
1.3.5 Các quan điểm khác
1.4 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
1.4.1 Nói đi đơi với làm, nêu gương về đạo đức
1.4.2 Xây đi đôi với chống
1.4.3 Tu dưỡng đạo đức suốt đời
2. Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng cho thanh
1
niên Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng đạo đức cách mạng của thanh niên Việt Nam hiện nay
2.1.1 Về mặt tích cực
2.1.2 Về mặt tiêu cực
2.1.3 Tóm lại
2.2 Nguyên nhân
2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến kết quả tích cực
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến kết quả tiêu cực
2.3 Giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng cho thanh niên Việt Nam hiện nay
3. Liên hệ bản thân
5
KẾT LUẬN
1
2
2
3
3
3
3
4
4
5
6
6
7
7
7
7
10
14
14
14
15
17
21
23
PHẦN MỞ ĐẦU
Từ Bản án chế độ thực dân Pháp cho đến bài giảng đầu tiên trong tác phẩm Đường
Kách Mệnh, từ Bản Tuyên ngôn độc lập cho đến bản Di chúc cuối đời, trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh ln quan tâm đến vấn đề đạo đức và tu dưỡng
đạo đức, coi đạo đức là “cái gốc” của con người. Bởi, “Cũng như sơng thì có nguồn mới có
nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân
dân.” [1, tr 252-253]
Có thể nói, tư tưởng đạo đức của Người được kết thừa và phát triển từ di sản tư tưởng
của Phật giáo, Thiên chúa giáo, Cơ Đốc giáo, Khổng Tử, Tôn Dật Tiên, Mac – Lenin… [2]. Với
mong muốn kết hợp giữa các giá trị đạo đức Đông – Tây, trên cơ sở truyền thống đạo đức tốt
đẹp của dân tộc, Người đã phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới phù hợp
với yêu cầu cách mạng Việt Nam. [3] Người cho rằng “Đó là đạo đức cách mạng. Đạo đức đó
khơng phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh
vọng của cá nhân, mà là vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người” [1, tr 253]
Tư tưởng đạo đức của Người bao quát mọi đối tượng, đề cập đến mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và trên mọi quan hệ xã hội với phạm vi rộng, hẹp khác nhau. Tuy nhiên,
vấn đề mà Người quan tâm nhiều nhất chính là tư cách đạo đức của người cách mạng, là phẩm
chất đạo đức cách mạng của người thanh niên.
Là một thanh niên Việt Nam, việc tìm hiểu, học tập, rèn luyện và nhận thức đúng đắn
lý thuyết và thực tiễn của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là điều tất yếu. Đó cũng là mục đích
của bài thu hoạch lần này, nhằm nghiên cứu và đánh giá thực trạng tư tưởng đạo đức của
thanh niên, qua đó rút ra giải pháp và liên hệ bản thân.
1 Hồ Chí Minh (2000). Tồn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tập 5.
2 Đỗ Huy (2009). Ho Chi Minh's Mode to acquiring of Humankind's Spiritual Heritage. Tạp chí triết học, số 5 (216)
3 Đỗ Huy (2006). Tư tưởng Đạo Đức Hồ Chí Minh, Bước phát triển mới về đạo đức trong văn hóa Việt Nam. Kỷ niệm 116 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2006). Tạp chí triết học, số 5 (180).
1
NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1.1 Khái niệm đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Theo Hồ Chí Minh, nội hàm khái niệm đạo đức được hiểu là đạo lý làm người. Trong
sử dụng, thuật ngữ đạo đức được dùng với 3 nghĩa: Rộng, hẹp, và rất hẹp. [4]
Nghĩa rộng: Đạo đức là hình thái ý thức xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh
hành vi cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc và làm giàu tính người trong các quan hệ xã hội,
kể cả trong các quan hệ chính trị, tư tưởng.
Nghĩa hẹp: Đạo đức là các qui tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi con người trong
quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống.
Nghĩa rất hẹp: Đó là hành vi đạo đức, hành vi đạo đức là hành động cá nhân thể hiện
quan niệm của cá nhân về nghĩa vụ đối với xã hội và đối với người khác, thể hiện lương tâm
hoặc bổn phận cá nhân trong những hồn cảnh đặc thù khơng lặp lại.
Người từng viết về khái niệm đạo đức cách mạng: “Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở
cương vị nào, bất kỳ làm cơng việc gì đều khơng sợ khó, khơng sợ khổ, đều một lịng một dạ
phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng chủ nghĩa xã
hội. Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá
nhân” [5, tr. 306]
1.2 Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức cách mạng
Quan điểm về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh khác hẳn về chất so với mọi quan
điểm về đạo đức trong xã hội cũ. Người luận chứng rằng, “đạo đức cũ như người đầu ngược
xuồng đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững dưới đất, đầu
ngẩng lên trời”; rằng là, “bọn phong kiến ngày xưa đưa ra cần kiệm liêm chính nhưng khơng
bao giờ thực hiện mà bắt nhân dân phải tuân theo để phụng sự quyền lợi của chúng. Còn ngày
nay, chúng ta đề ra và thực hiện là nhằm làm cho ích nước, lợi dân.” [6, tr 320 - 321]
Tầm quan trọng của đạo đức bao giờ cũng được Người đặt lên vị trí hàng đầu. “Đạo
đức giúp con người ln giữ được nhân cách, bản lĩnh làm người trong mọi hoàn cảnh, khơng
4 Ths. Hồng Anh Tuấn (2013). Đạo Đức Và Đạo Đức Cách Mạng Nhìn Nhận Từ Quan Điểm Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
Được trích trong Nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh của Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
5 Hồ Chí Minh (1995). Tồn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tập 10.
6 Hồ Chí Minh (1995). Tồn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tập 10.
2
dễ bị thay đổi trước những xoay vần biến thiên của thời cuộc: giàu sang khơng thể quyến rũ,
nghèo khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục” [7, tr 50]
1.2.1 Đạo đức là gốc, là nền tảng tinh thần của xã hội, của người cách mạng
Người viết: “Sức người có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng
phải có đạo đức làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [8, tr 601]
Đạo đức trở thành nhân tố quyết định sự thành bại của mọi công việc, phẩm chất mỗi
con người [9]. “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng khơng sợ
sệt, rụt rè, lùi bước” [8, tr 602]. Bởi “Đức mà thuần nhất, khơng việc gì làm là khơng tốt. Đức mà
ơ tạp, khơng việc gì làm mà khơng xấu” [10, tr 147]
Ngồi ra, Người ln đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đơi với
hành động và hiệu quả trên thực tế [9], bởi “nếu có đức mà khơng có tài ví như ơng Bụt khơng
làm hại ai, nhưng cũng khơng lợi gì cho lồi người”
[11, tr 172]
; ngược lại “có tài mà khơng có
đức… thì chẳng những khơng làm được gì ích lợi cho xã hội mà cịn có hại cho xã hội nữa
172]
[11, tr
. Nếu đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích động thì tài là phương tiện thực hiện mục đích
đó.
1.2.2 Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội
Khổng Tử từng nói “Làm chính trị (trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa dân) thì như sao
Bắc Đẩu ở một nơi mà các ngôi sao khác hướng về (tức thiên hạ theo về)” [12, tr 260]
Sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội trước hết thể hiện ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở
phẩm chất của những người cộng sản ưu tú. Hồ Chí Minh quan niệm, phong trào cộng sản
cơng nhân quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của lồi người khơng chỉ do chiến
lược và sách lược thiên tài của cách mạng vơ sản, mà cịn do phẩm chất đạo đức cao quý làm
cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô địch. [9]
1.3 Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
1.3.1 Trung với nước, hiếu với dân
7 Hồ Chí Minh (2000). Tồn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tập 7.
8 Hồ Chí Minh (2000). Tồn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tập 11.
9 GS.TS Mạnh Quang Thắng (chủ biên) và cộng sự, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021). Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dành
cho bậc đại học hệ khơng chun lý luận chính trị), NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.
10 Khổng Tử (1973). Kinh thư (Thẩm Quỳnh chủ dịch). Sài Gịn.
11 Hồ Chí Minh (2000). Tồn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tập 9.
12 Khổng Tử (1995). Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê chủ dịch). NXB Văn Học.
3
Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ, Hồ Chí Minh mở rộng, đưa vào đây một
nội dung rất mới, tiến bộ, mà tiêu biểu nhất là các khái niệm: trung, hiếu, nhân, nghĩa: từ
trung với vua thành trung với nước, từ hiếu với cha mẹ thành hiếu với dân. [13]
Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước; phải yêu nước,
tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, phải làm sao
cho “dân giàu, nước mạnh”. [9]
Hiếu với dân là phải thương dân, tin dân, thân dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính
trọng dân, lấy dân làm gốc, “hết lịng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân. Phải
thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. [9]
Trung với nước, hiếu với dân được coi là nội dung cơ bản nhất, bao trùm nhất và chi
phối các phẩm chất khá trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, thể hiện mối quan hệ
giữa con người với Tổ quốc và nhân dân.
1.3.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Theo người, đây là bốn đức cơ bản của con người, thiếu một đức thì khơng thành
người, cũng như trời có bốn mùa Xn, Hạ, Thu, Đơng; giống như đất có bốn phương Đơng,
Tây, Nam, Bắc; Thiếu một mùa sẽ không thành trời và thiếu một phương sẽ không thành đất.
Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên nhất với nội dung đạo đức
mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ quen thuộc với
mọi người.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất
cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng.
Kiệm là khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi.
Liêm là “trong sạch, không tham lam”; là liêm khiết, “ln ln tơn trọng giữ gìn của
cơng, của dân”’; “Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Như một cây cần có gốc rễ, lại cần
có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng cịn phải
Chính mới là người hồn tồn” [1, tr 643]
Chính nghĩa là khơng tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Người có chính thấy “việc
thiện dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh” [1, tr 645]
Chí cơng vơ tư thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính. Và ngược lại, cần, kiệm,
liêm, chính sẽ dẫn đến chi cơng vơ tư. Người có tinh thần chí cơng vơ tư là người hồn tồn vì
13 Trần Ngọc Ánh (2009). Confucius and Ho Chi Minh: Similarities and Differences in Their Thoughts of Ethics. Tạp chí triết
học, số 4 (215).
4
lợi ích chung, khơng vì tư lợi; là hết sức công bằng, không chút thiên tư, thiên vị, công tâm,
luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của dân tộc lên trên hết, trước hết.
1.3.3 Thương yêu con người, sống có tình có nghĩa
Nếu như trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là phẩm
chất của mỗi con người thì yêu thương con người là trách nhiệm của mỗi con người. Và Hồ
Chí Minh cho rằng đây là phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Người viết “Ta thương cha
mẹ ta, mà còn phải thương cha mẹ người, phải cho mọi người đều biết yêu thương cha mẹ”
[1, tr
640]
Yêu thương con người trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất
quyền, những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc.
Yêu thương con người còn phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân,
được thể hiện trong các mối quan hệ hằng ngày với bạn bè, với những người đồng chí, anh
em. Phải luôn nghiêm khắc với bản thân, nhưng rộng rãi độ lượng với người khác. [9]
Điều đặc biệt là ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tin vào con
người, tin vào lương tri, vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạo của con người trong hành
trình họ tự giải phóng mình, để con người được làm chủ xã hội và lảm chủ bản thân.
Tình thương người là tư tưởng lớn, là mục tiêu phấn đấu của Hồ Chí Minh. Đây là yếu
tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức của Người.
1.3.4 Tinh thần quốc tế trong sáng
Theo Người, tinh thần quốc tế trong sáng thực chất là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với
chủ nghĩa quốc tế vô sản. Là sự tơn trọng, hiểu biết, thương u và đồn kết với giai cấp vơ
sản tồn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với những người tiến bộ trên tồn cầu, chống lại
chủ nghĩa dân tộc hẹp hịi, sô vanh, biệt lập và chủ nghĩa bành trướng bá quyền. [9]
Từ rất sớm, Người đã chủ trương quan hệ với các quốc gia dân tộc và các tổ chức trên
thế giới để thêm bạn, bớt thù. Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại, đã vượt qua biên
giới quốc gia, hướng tới mục tiêu độc lập, dân chủ, hịa bình, hữu nghĩ và hợp tác.
Người cho rằng nếu tinh thần quốc tế khơng chân chính, khơng trong sáng thì có thể
dẫn tới tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp hỏi, biệt lập và kỳ thị chủng tộc. Vậy nên cần phải có
quan hệ mật thiết với quốc tế, thực chất đó là mối quan hệ với con người trên phạm vi nhân
loại. Người viết:
“Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em” [5, tr 195]
5
1.3.5 Các quan điểm khác
Một nội dung quan trọng khác trong tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh là vấn đề
chống chủ nghĩa cá nhân. Hầu hết trong các bài viết hoặc bài nói của Người về đạo đức đều
lên án chủ nghĩa cá nhân một cách quyết liệt. Người coi chủ nghĩa cá nhân chẳng những trái
với đạo đức cách mạng mà cịn đẻ ra mọi thói hư tật xấu, cản trở việc nâng cao đạo đức cách
mạng. [14]
Người cho rằng cho rằng “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích riêng
của mình, khơng quan tâm đến lợi ích chung của tập thể “miễn là mình béo, mặc thiên hạ
gầy”.
[11, tr 291]
. Nó là mẹ đẻ ra mọi tính hư nết xấu như lười biếng, suy bì, kiêu căng, kèn cựa,
nhút nhát, lãng phí, tham ơ… nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng, chủ nghĩa xã hội”
[5, tr 306]
Tuy nhiên khi bàn về việc chống chủ nghĩa cá nhân, hơn ai hết Người lại rất quan tâm
đến lợi ích của mỗi cá nhân con người. Theo Người “Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
không phải là dày xéo lên lợi ích cá nhân”, “nếu những lợi ích cá nhân đó khơng trái với lợi
ích tập thể thì khơng phải là xấu”
[11, tr 291]
. Cho nên, chống chủ nghĩa cá nhân và quan tâm đến
lợi ích chính đáng của mỗi con người là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
1.4 Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
1.4.1 Nói đi đơi với làm, nêu gương về đạo đức
Nói đi đơi với làm là ngun tắc quan trọng nhất trong xây dựng nền đạo đức mới.
“Nói đi đơi với làm” nghĩa là “Nói thì phải làm”, nói ít làm nhiều, thậm chí khơng nói mà vẫn
làm.
Người coi ngun tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là cơ sở, đồng thời khẳng
định rằng “thực tiễn không lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không
liên hệ thực tiễn là lý luận suông” [15, tr 496]
Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đơng. Để đạo
đức cách mạng thấm sâu, bám chắc vào đời sống xã hội và trở thành nền tảng tinh thần của
nhân dân, đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải làm gương về cả ba mặt: tinh thần vật chất và văn
hóa.
1.4.2 Xây đi đôi với chống
Xây là xây dựng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức mới.
14 TS. Nguyễn Văn Tiến (tổng thuật), (2009). Giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thơng tin Khoa học xã hội, số 5.
15
Hồ Chí Minh (2000). Tồn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tập 8
6
Chống là chống các biểu hiện, các hành vi vô đạo đức, suy thoái đạo đức.
Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống.
Xây dựng đạo đức mới, đạo đức cách mạng phải được tiến hành bằng việc giáo dục
những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới. Vấn đề quan trọng trong việc giáo dục đạo
đức là phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người, để mọi người tự giác nhận thức
được trách nhiệm đạo đức của mình.
Xây dựng đạo đức mới cho cán bộ, đảng viên và hàng triệu, hàng triệu con người, trước
tiên phải chăm lo bồi dưỡng những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới ngay từ trong gia
đình, đến nhà trường và xã hội; chống lại cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức.
1.4.3 Tu dưỡng đạo đức suốt đời
Tu dưỡng đạo đức là một cuộc cách mạng trường kỳ, gian khổ. Một nền đạo đức mới
chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở tự giác tu dưỡng đạo đức của mỗi người.
Trau dồi đạo đức cách mạng là một việc phải kiên trì, thường xuyên, liên tục. Đạo đức
cách mạng thể hiện trong hành động của người Việt Nam yêu nước vì độc lập tự do của dân
tộc, hạnh phúc của nhân dân, ngồi ra cịn ở sự khiêm tốn và giản dị.
Khổng Tử từng nói “Như có tài năng tốt đẹp của Chu Cơng, mà có tính kiêu ngạo, biển
lận thì những tài đức gì khác cũng khơng xét nữa”
[12, tr 144]
Theo Hồ Chí Minh, người cách
mạng phải cần kiệm, cẩn thận, nhẫn nại, không hiếu danh, không kiêu ngạo, nói làm phải làm.
2. Thực trạng, xây dựng đạo đức cách mạng của thanh niên Việt Nam hiện nay. Nguyên
nhân và giải pháp nâng cao đạo cách mạng cho thanh niên Việt Nam hiện nay
2.1 Thực trạng đạo đức cách mạng của thanh niên Việt Nam hiện nay
2.1.1 Về mặt tích cực
Hầu hết thanh niên hơm nay đều có lịng u nước, có lý tưởng cao đẹp, có ý chí vươn
lên mạnh mẽ. Thanh niên ngày càng nhận thức rõ vai trị của học vấn, kiến thức chun mơn
và phẩm chất đạo đức. Đa số vẫn giữ được phong cách, truyền thống dân tộc và lối sống lành
mạnh, bên cạnh ý thức về hịa nhập mơi trường quốc tế.
i) Thanh niên có lối sống tuân thủ luật pháp, có lối sống tích cực
Lối sống tuân thủ luật pháp, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật dần trở thành
một xu hướng hay sự thay đổi trong nguyên tắc sống của thanh niên. Phần đơng thanh niên
(61,2%) có thái độ bất bình trước các hành vi lệch chuẩn. [16]
16 Viện nghiên cứu thanh niên (2009). Kết quả điều tra Dư luận Xã hội về những hành vi lệch chuẩn của học sinh trong môi
trường học đường, Hà Nội.
7
Nhiều khảo sát cho thấy sự coi trọng đạo đức truyền thống phần lớn là ở thanh niên.
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về giá trị sống hiện nay của thanh niên, đa số thanh niên đều
hướng đến những giá trị tốt đẹp của xã hội như: hạnh phúc, hòa bình, cống hiến… [17]
Lối sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội (61,6%), có ý chí phấn đấu trong cuộc
sống (61.6%), sống trung thực, lành mạnh, có văn hóa (59,2%), sống thực tế, có định hướng
(56,6%), cương trực, thẳng thắn (54,2%) được thanh niên lựa chọn nhiều. [17]
ii) Có tinh thần yêu tổ quốc cao ngất ngưởng và có trách nhiệm với đất nước.
Kết quả nghiên cứu nhiều năm gần đây của Viện Nghiên cứu Thanh niên đều khẳng
định, phần lớn thanh niên hiện nay có lập trường chính trị vững vàng, có lịng tin mạnh mẽ
vào mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng, của dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng. [17]
Ví dụ, khi được hỏi trong tình huống hay hồn cảnh nhất định địi hỏi tinh thần trách
nhiệm đối với đất nước, dân tộc, có tới 82,7% thanh niên có thái độ quan tâm và bày tỏ mong
muốn được làm gì đó giúp ích cho đất nước khi chủ quyền Tổ quốc bị xâm phạm. [18, tr 55]
Nhớ lại giữa tháng 4 năm 2021, một nữ du học sinh người Việt Nam đang học tập tại
Nhật Bản, nhìn thấy cơ giáo người Trung Quốc đang giảng dạy về bản đồ và vẽ thêm đường
lưỡi bò lên bảng, nữ sinh viên Việt Nam đã mạnh dạn đứng dậy dùng bút "cắt đứt" chiếc lưỡi
bò, qua đó khẳng định chủ quyền biển đảo nước nhà. Hành động dũng cảm này của cô sinh
viên Việt tuy nhỏ nhưng đã khiến cô giáo người Trung Quốc bất ngờ và trở nên bối rối. Kết
quả, cô giáo đành phải "đánh trống lảng" và chuyển nhanh sang chủ đề khác để dạy tiếp.
Hay như vụ việc phim hoạt hình Everest với chi tiết hình lưỡi bị rất nhỏ đã lọt qua
khâu kiểm duyệt để trình chiếu tại các cụm rạp năm 2019, hãng thời trang H&M sử dụng bản
đồ có đường lưỡi bò năm đầu 2021. Hàng ngàn thanh niên nước ta đã lên tiếng và phản đối
gay gắt. Nhiêu đó thơi cũng thấy được tinh thần u nước cao ngất ngưỡng của thanh niên
Việt Nam.
Mỗi khi tổ quốc lâm nguy thì bất kể ngày đêm, khơng màng giờ giấc, nắng mưa hay
nguy hiểm, cứ cần là thanh niên có. Thời gian vừa qua, hàng ngàn thanh niên đã hỗ trợ chống
dịch Covid-19 không một phút ngần ngại. Với mong muốn góp phần đẩy lùi dịch Covid-19,
bằng những hành động và việc làm cụ thể, nhiều thanh niên tình nguyện đã khơng ngại khó và
bất chất hiểm nguy ngày đêm hỗ trợ lực lượng chức năng, y tế ở tuyến đầu chống dịch.
17 Viện nghiên cứu thanh niên (2009). Báo cáo Tình hình thanh niên năm 2009, Hà Nội.
18 Đỗ Ngọc Hà (2012). Giải pháp của Đoàn về giáo dục lí tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kì đẩy mạnh Cơng
Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa đất nước.
8
Ngày 3.6, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM, Hội Sinh viên TP.HCM đăng
thơng tin tuyển “Đội hình phản ứng nhanh phịng chống dịch Covid-19”, đã có hơn 5.500 tình
nguyện viên đăng ký tham gia. Mấy ngày vừa qua khi cả thành phố căng mình chống dịch
Covid-19 thì các tình nguyện viên hầu như đêm nào cũng trắng đêm hỗ trợ các lực lượng. [19]
“Tinh thần thanh niên thành phố mình thật sự khơng có từ gì để có thể diễn tả hết được,
vì các bạn quá tuyệt vời, q xuất sắc. Lúc đầu tụi mình đăng tuyển khơng nghĩ là tinh thần và
trách nhiệm của thanh niên lại cao đến như vậy. Chỉ sau vài phút đăng thông tin, số lượng
thanh niên đăng ký đã vượt số đang cần. Dường như các bạn lúc nào cũng trong trạng thái sẵn
sàng đăng ký tham gia tình nguyện chống dịch Covid-19”, chị Thảo Linh, Phó chủ tịch Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM xúc động chia sẻ.
iii) Thương yêu con người, sống có tình nghĩa
Đa số thanh niên có nhận thức đúng đắn, thái độ tích cực, nhiệt tình tham gia vào các
hoạt động xã hội, đoàn thể, hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng (94,9%)
[18, tr 64]
,
trong đó có 76,2% thanh niên cho rằng, tham gia hoạt động tình nguyện là cơ hội để trải
nghiệm cuộc sống và rèn luyện, phấn đấu trưởng thành. [20]
Trong các hoạt động xã hội, với các phong trào tình nguyện, hoạt động hiến máu nhân
đạo, thiện nguyện, bảo vệ môi trường…, lực lượng đồn viên, thanh niên ln là lực lượng
nịng cốt, đi đầu. Khơng phải ngẫu nhiên màu áo xanh của Đoàn trở thành biểu tượng được xã
hội nghi nhận - màu áo xanh tình nguyện. Hình ảnh thanh niên tình nguyện, tiếp sức mùa thi,
những việc làm tình nguyện, thiện nguyện hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng, định kỳ hoặc
không định kỳ, trên mọi mặt trận, ở tất cả các địa phương đã trở thành dấu ấn trong nhận thức
xã hội, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, xã hội. Các bạn thanh niên đem tri thức, lòng quyết
tâm, sự quan tâm tới cộng đồng...đến mọi miền của Tổ quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn; giúp đỡ nhân dân cải thiện môi trường sống, mơi trường văn hố...
Trong gia đình, nhà trường, việc sống có tình nghĩa khiến các mối quan hệ ơng bà và
cháu, cha mẹ với con cái, thầy và trò ngày càng gắn kết hơn.
iv) Tinh thần quốc tế trong sáng
Bên cạnh việc tiếp nhận những giá trị văn hoá mới, hiện đại, mang tính chất tồn cầu,
thanh niên Việt Nam cịn có ý thức gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hoá, lịch sử, đạo đức
truyền thống của dân tộc với tinh thần tự hào, tự cường dân tộc.
19 Ẩn danh (2021). Hàng ngàn thanh niên hỗ trợ chống dịch Covid-19 không một phút ngần ngại, Báo thanh niên.
20 Viện Nghiên cứu thanh niên (2009). Điều tra dư luận của thanh niên về hoạt động tình nguyện hè năm 2009, Hà Nội.
9
Chúng ta đang có sự đồng nhất giữa quan niệm đạo đức và quy tắc ứng xử của cộng
đồng sinh viên. Điều đó tạo ra sự xích lại gần nhau giữa các giá trị đạo đức trong một tinh
thần cảm thông và cởi mở. Các quan niệm đạo đức của thanh niên Việt Nam, bên cạnh cái
riêng của mình, đang xuất hiện những cái chung hoà nhập cùng thế giới, mở ra những cơ hội
giao lưu, học hỏi.
Có thể dự đoán về một xu hướng đạo đức được quốc tế hoá, vừa trên cơ sở thống nhất
những quy tắc đạo đức chung của con người, vừa giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc
nói chung, đạo đức thanh niên Việt Nam nói riêng.
2.1.2 Về mặt tiêu cực
Tình hình đạo đức thanh niên đang tồn tại khơng ít những vấn đề phức tạp, thậm chí
nhức nhối đáng báo động. Nhận thức sâu sắc thực trạng này, văn kiện các kỳ Đại hội của
Đảng, nhất là những nhiệm kỳ gần đây đã nhấn mạnh: “Tình trạng suy thối, xuống cấp về
đạo đức, lối sống, sự gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm đáng lo ngại, nhất là trong lớp trẻ”
[21, tr
172-173]
i) Lệch lạc về lý tưởng sống, suy đồi về đạo đức
Một trong những vấn đề làm cho chúng ta băn khoăn, lo lắng là tình trạng đạo đức,
nhất là những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đang bị băng hoại nghiêm trọng. Tư
tưởng Hồ Chí Minh đã dày công giáo dục vậy mà giờ đây đang bị một số thành phần thanh
niên coi là “lạc hậu”, “nhàm chán” và “hàn lâm”
Khuynh hướng cá nhân vị kỷ phát triển đã dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực trong
thanh niên, thậm chí làm cho số thanh niên phạm tội ngày càng tăng. Chúng lôi bè kéo cánh
để gây gổ với nhau, bạo lực học đường, tham gia ma túy, cờ bạc, mại dâm, đua xe, trộm cắp,
thậm chí hành hung cả thầy cơ giáo, rồi cịn con giết cha mẹ, anh giết em... Theo thống kê,
trong các băng nhóm tội phạm có tổ chức, phạm pháp hình sự, tội phạm ma túy đa phần là
thanh thiếu niên. [22]
Sinh viên Phạm Chí Cơng, Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cho rằng, chưa bao giờ
vấn đề đạo đức, lối sống trong thanh niên dính vào các tệ nạn xã hội có nhiều nhức nhối như
hiện nay. Bạn Cơng dẫn chứng (năm 2014): nếu tìm kiếm trên mạng Internet với từ khóa sinh
viên đánh nhau cho ngay ra 7 triệu kết quả (hiện nay là 218 triệu kết quả); sinh viên giết người
2 triệu kết quả. (hiện nay là 36,7 triệu kết quả) [23]
21 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22 Tổng cục Thống kê.
23 Kết quả tìm kiếm trên Google tại trình duyệt Google Chomre.
10
Bằng chứng là các phương tiện truyền thông liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về
thực trạng này. Cách đây khơng lâu, người ta chống váng vì một đoạn video clip nữ sinh vừa
đánh tới tấp vào mặt vừa luôn miệng chửi tục với kiểu “dạy dỗ” rất “anh chị”. Đáng báo động
hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên
đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng thương.
Nhớ lại đầu năm 2021, một clip nam học sinh tát giáo viên trong giờ học lan truyền
khiến cả cộng đồng mạng dấy lên dư luận và đặt dấu chấm hỏi về đạo đức lớp trẻ. Hay vào
cuối năm 2016 ở Nghệ An, một nam học sinh vì bị mời phụ huynh đã xách dao đuổi chém
thầy giáo khiến thầy giáo bị thương ở tay. Dù lí do gì đi chăng nữa, thì đó là hành vi xuất phát
từ ngun nhân chủ quan và hoàn toàn xúc phạm đến danh dự và thân thể giáo viên.
Theo thống kê gần nhất của Bộ Công an, tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trên địa bàn
cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Thực hiện cú pháp tìm kiếm “thanh niên giết
người” trên Google, ta dễ dàng nhìn thấy những lí do giết người ở đầu bảng tìm kiếm như:
giết chủ quán vì “nợ tiền chơi game”, giết người giàu để “cướp của”, giết người yêu vì “bị
người yêu phản bội”, giết mẹ vì “bị nhắc nhở”, mà điên rồ hơn nữa chính là giết người chỉ vì
để “thỏa thích đam mê”.
Đây quả thực rùng rợn, là hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, là
thực trạng méo mó về nhân cách và đạo đức của một tầng lớp thanh niên hiện nay!
ii) Lệch lạc về lối sống
Tình trạng giới trẻ sống bng thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang
diễn ra thường xuyên. Thực trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hơn nhân ngày càng trở
nên phổ biến.
Khơng những thế, tình trạng sex nơi cơng cộng cũng xuất hiện nhiều hơn, phổ biến hóa
các mối quan hệ sugar daddy (người đàn ơng có kinh tế, có nhu cầu tình dục) – sugar baby
(người phụ nữ trẻ tuổi xinh đẹp, được hỗ trợ tài chính, đáp ứng tình dục). Nhu cầu tìm kiếm
fwb (Friends With Benefits – mối quan hệ tình bạn khác giới nhằm giải tỏa tình dục) và tình
một đêm ở thanh niên cũng ngày càng tăng cao.
Vừa qua, vụ việc nam sinh viên trường Hutech khỏa thân, quan hệ tình dục (sex) với
bạn gái ngay trong giờ học online trực tuyến qua Google Meet mà quên tắt camera khiến cộng
đồng mạng xôn xao. Chia sẻ về sự việc này, ThS. Trần Hồng Anh nói: “Có thể đó là sự cố
của nam sinh viên. Nhưng nếu là sự cố, cũng như qua lời thầy giáo nói trong video "học trực
tiếp thì nó ngồi bàn cuối nó gặp nhau nó ơm nó hơn" cũng là minh chứng chỉ ra một thực tế
11
hiện nay là có một bộ phận sinh viên có lối sống buông thả, chểnh mảng, lơ là, và không có ý
thức tự giác học tập nghiêm túc” [24]
Điều đáng nói chính là, quan hệ tình dục mà khơng dùng biện pháp an toàn, biện pháp
tránh thai đang được ưa chuộng. Điều đó khiến tình trạng phá thai ở tuổi vị thành niên đang ở
mức báo dộng. Theo GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng – giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ,
TP. HCM cho biết “Mỗi năm tổng số sinh khoảng 45.000 người nhưng nạo phá thai hơn
30.000 người. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh con trước 20 tuổi”
[25]
Hơn nữa, một số đơng bạn trẻ đang chạy theo vịng xốy của “văn hóa tốc độ”. Từ
những sách báo khơng lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau một cách
dễ dàng bằng hình thức chia sẻ (share) với cú pháp “xin link” và “truyền link”, từ những quán
Karaoke ôm buổi tối đến vũ trường thâu đêm, tình trạng dùng chất kích thích và thác loạn tập
thể vẫn khơng thể chấm dứt.
iii) Lối sống thực dụng, đề cao chủ nghĩa cá nhân
Theo thầy Lê Thanh Hùng, giảng viên Tâm lý Trường đại học An Giang, hiện nay giới
trẻ có những biểu hiện như suy nghĩ, cách sống có phần lệ thuộc thái quá vào tiền bạc, vật
chất.
[26]
Thậm chí, nhiều thanh niên trong mỗi việc làm, hành động, kể cả chuyện tình cảm
đều đặt lên bàn cân vật chất - đó chính là lối sống thực dụng. Và, bản chất lối sống thực dụng
là quá coi trọng sự tiêu dùng vật chất đến mức xem đó là cái duy nhất trong cuộc sống của con
người và cần phải đạt đến nó bằng mọi giá, mọi thủ đoạn, từ đó dễ rơi vào con đường sai lầm,
tội lỗi.
Trong nhịp sống của thời đại 4.0, trong nền kinh tế thị trường, để mưu sinh, mọi người
đều hăng say lao động, tìm cách kiếm được nhiều tiền. Điều này là chính đáng, tuy nhiên một
bộ phận thanh thiếu niên cho rằng, kinh doanh là hoạt động đem lại lợi nhuận bằng bất cứ giá
nào và không cần đếm xỉa đến vấn đề đạo đức. Họ tìm mọi thủ đoạn (dù vi phạm pháp luật) để
có nhiều tiền, tạo mọi điều kiện để mặt trái của đồng tiền phát huy, thì khi đồng tiền lên ngơi
cũng chính là lúc đạo đức xuống cấp, văn hóa suy đồi. Theo thống kê, tình trạng thanh niên
tham gia vào đường dây ma túy, đa cấp và các công ty ma lừa đảo chiếm 60-70% [22]
Việc “coi tiền là trên hết” khiến một bộ phận thanh niên đưa ra các lựa chọn sai lầm và
thụ động trong cuộc sống. Giống như việc bỏ qua lời khuyên cố gắng học tập tốt để ra trường
24 Chia sẻ từ Thạc sĩ tâm lí Trần Hồng Anh khi nói về vụ việc nam sinh lộ clip.
25 Tu sĩ Lơrensơ Vũ Văn Trình MF, Suy nghĩ về thực trạng phá thai của giới trẻ Việt Nam ngày nay.
26 Phương Lan (2017). Giới trẻ với lối sống thực dụng, Báo An Giang.
12
rồi có được nghề nghiệp ổn định, ni sống bản thân, một vài bạn nữ vẫn kiên định với quyết
tâm “bạn trai không giàu sẽ không quen, chồng không giàu khơng lấy”. [27]
Ngồi ra việc đề cao hiệu quả kinh tế trong mọi hoạt động, sử dụng đồng tiền làm
thước đo trong nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ
học tập, thái độ và quan hệ giữa sinh viên với cán bộ giảng viên.
iv) Thái độ bàng quan, thờ ơ với xã hội (là hậu quả của chủ nghĩa cá nhân và lối sống
thực dụng)
Đối với chính trị - xã hội, một bộ phận thanh niên mơ hồ về lý tưởng, thờ ơ với chính
trị, ý chí phấn đấu chưa cao. Dẫn đến xuất hiện một số tổ chức phi xã hội chủ nghĩa đang dùng
nhiều thủ đoạn lôi kéo sinh viên, sinh viên dễ bị dao động về mặt tư tưởng đạo đức và lối sống
trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội (44.5%) [18, tr.20]
Nhớ lại khoảng thời gian gần đây, người hâm mộ Việt bỏ ra 100 triệu để ủng hộ thần
tượng Trung Quốc chia sẻ đường lưỡi bò. Hơn thế nữa, một số fan Việt cịn có động thái chia
sẻ bản đồ Trung Quốc có hình lưỡi bị cùng khẩu hiệu “Trung Quốc – một phân cũng không
thể thiếu” như một cách để “ủng hộ thần tượng”, dù biết đây là vấn đề liên quan đến chính trị.
Và vẫn như nhiều lần trước đó, bộ phận thanh niên ái mộ thần tượng này sẵn sàng thờ ơ với
chính trị quốc gia, coi thường chủ quyền lãnh thổ, mất đi lòng tự tơn dân tộc, “bác bỏ” và “cố
tình bỏ qua” vì cảm thấy mình khơng làm hại gì đến đất nước, khơng ảnh hưởng chính trị quốc
gia.
Đối với đời sống cá nhân, thói vơ cảm bàng quan cũng có thể khiến mối quan hệ con
cái với cha mẹ, anh em, họ hàng, gia đình, q hương… lỏng lẻo dần. Ngồi ra, thái độ bàng
quan của thanh niên xảy ra thường xuyên đối với người bị tai nạn giữa đường, người bị bắt nạt
- bị quay clip, người bị làm nhục công cộng, người bị hại nơi đông người. Người ta sợ phiền
tối, sợ phải đối mặt với những tình huống có thể gây hại đến mình. Cho nên khi đối diện với
khung cảnh tàn khốc, có một sự thật rằng, một bộ phận thanh niên đã không đưa tay ra cứu
giúp, cố làm lơ và tự nhủ rằng “không liên quan gì tới mình”, “rồi sẽ có người đứng ra giúp
thơi”
Ngồi ra, dù các phong trào tình nguyện được phát động khá rầm rộ trong thanh niên,
nhằm giáo dục và tuyên truyền tinh thần vì cộng đồng, một số thanh niên vẫn ngại tham gia
các hoạt động xã hội đoàn thể. Sự hy sinh và quan tâm đến người khác thấp đi, nếu có, thì
thường được đánh giá dưới góc độ kinh tế thực dụng hơn là tình cảm và sự chia sẻ. Họ vẫn so
27 Viện Nghiên cứu thanh niên (2012). Kết quả điều tra Tình hình thanh niên năm 2012, Hà Nội.
13
đo xem thử, sự hy sinh và quan tâm đến người khác là việc làm đưa lại lợi ích gì cho chính
mình.
v) Lệch lạc về mục đích và động cơ học tập, rèn luyện
Việc học hành của một bộ phận sinh viên cịn mang tính đối phó: đối phó với kỳ vọng
và sự quan tâm của bố mẹ, gia đình, với quy chế của nhà trường, với sự kiểm tra của thầy cơ.
Vì thế, nhiều sinh viên trốn học, nhờ điểm danh, khơng chịu học tập nghiên cứu, quay cóp,
th làm khoá luận, đồ án tốt nghiệp, hoặc thi hộ, mở đường dây thi thuê trong kỳ thi tuyển
sinh vào đại học và cao đẳng để kiếm lời bất chấp mọi thủ đoạn.
Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu
nghiêm minh của pháp luật tác động lên mọi thanh niên, khiến mọi người thiếu niềm tin với
những điều học được trong nhà trường. Chính hiện tượng tiêu cực này đã phần nào làm tha
hoá nhân cách và đạo đức của chính số sinh viên ấy và một số người thầy (chuyện gạ tình lấy
điểm, thầy giáo quấy rối tình dục nữ sinh...)
Điều đáng lo ngại là, nhiều sinh viên coi đó là chuyện bình thường, khơng liên quan
đến tiêu chí đạo đức, khơng ảnh hưởng đến xã hội – chính trị hay bất kì ai. Trong khi ở các
nước phát triển sự lừa dối là hành vi bị lên án mạnh nhất trong mơi trường học đường
Nói về thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống hiện nay của học sinh, sinh viên, ơng
Nguyễn Văn Hịa - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh
Khiêm, Cầu Giấy (Hà Nội) cho rằng: “Chuyện giáo dục đạo đức hiện nay như một báo động
về một bộ phận trong thế hệ trẻ đã đi chệch con đường đào tạo con người mà chúng ta mong
muốn. Tập trung vào giáo dục chạy theo thành tích - thi cử - điểm số thì việc giáo dục đạo đức
nếu khơng coi là bị xem nhẹ thì cũng khơng phải là trọng tâm, thường xun, làm lấy lệ, hình
thức, khơng xuất phát từ mục tiêu giáo dục con người”. [28]
2.1.3 Tóm lại
Khơng thể vì q nhiều thơng tin tiêu cực trên Internet và truyền thơng, khơng phải vì
những đối tượng cá biệt trong xã hội mà cho rằng “thanh niên Việt Nam mình q tệ hại”.
Chúng ta hồn tồn có thể kỳ vọng vào một thế hệ thanh niên tiên tiến, tích cực, phát huy vai
trị của tuổi trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước bằng cách hiểu rõ nguyên
nhân và tích cực thực hiện các giải pháp.
2.2 Nguyên nhân
28 Thanh Hương (2019). Hội thảo “Thực trạng đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên - vấn đề và giải pháp”, Liên hiệp Các
Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội).
14
2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến kết quả tích cực
i) Nguyên nhân từ nền kinh tế thị trường, từ cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 (IR
4.0)
Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ đổi mới, một nền kinh tế mở, năng động, mạnh
mẽ được xác lập, đang chuyển mình hịa vào dịng chảy của xu hướng tồn cầu hóa và hội
nhập quốc tế. Nền kinh tế thị trường khiến cho tính tích cực, sáng tạo và tự chủ của con người
được phát huy, là động lực cho phát triển kinh tế. Trào lưu dân chủ hố, làn sóng cơng nghệ
thơng tin và việc nâng cao dân trí đã làm ý thức cá nhân, cụ thể là sinh viên, được tăng lên; họ
ý thức cao về bản thân mình và muốn thể hiện vai trị cá nhân.
ii) Ngun nhân từ phía nhà trường
Trong những năm qua, công tác giáo dục - đào tạo được Đảng và Nhà nước đặc biệt
quan tâm, coi là quốc sách hàng đầu. Đối với các nhà trường, họ xem trọng việc xây dựng đạo
đức, “học và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ”, việc xây dựng mơi trường đạo đức, văn
hố lành mạnh, một mặt, tạo cho thanh niên có nhiều cơ hội thể hiện năng lực, sở trường; mặt
khác, tạo sân chơi cho họ bằng chính những hoạt động văn hố văn nghệ, thể dục thể thao,
giao lưu...
iii) Nguyên nhân từ gia đình
Dưới tác động của cơ chế thị thường đã làm cho điều kiện sống cơ bản của nhiều gia
đình Việt Nam thay đổi theo chiều hướng tiến bộ. Phần đông thanh niên Việt Nam có điều
kiện sống tốt hơn cả về vật chất lẫn về tinh thần, được tiếp nhận nhiều kênh thông tin, được
tiếp cận với nhiều phương tiện giáo dục hiện đại, khoa học, nên điều kiện học tập ngày càng
tốt hơn, được nâng cao đạo đức hơn.
iv) Do chính bản thân thanh niên
Với ưu thế của tuổi trẻ, lại được trang bị ngoại ngữ, tin học, với sự hỗ trợ của các
phương tiện thông tin hiện đại và việc mở rộng, đa dạng hóa tiến trình giao lưu quốc tế, thanh
niên Việt Nam ngày nay đã hồ kịp vào dịng chảy mới trong q trình hội nhập. Điều đó tạo
ra sự xích lại gần nhau giữa các giá trị đạo đức trong một tinh thần cảm thông và cởi mở.
2.2.2 Nguyên nhân dẫn đến kết quả tiêu cực
i) Nguyên nhân từ nền kinh tế thị trường, từ cuộc cách mạng cơng nghệ 4.0 (IR
4.0)
Dân chủ hóa khiến cái cá nhân nhiều khi lấn át cái cộng đồng, họ coi lợi ích cá nhân
quan trọng hơn tất cả. Nó nảy sinh tính ích kỷ, lãng quên trách nhiệm cộng đồng, gia tăng bất
15
công trong xã hội, suy giảm nhân cách và vật chất hóa mọi hành động. Sự du nhập lối sống và
sản phẩm công nghệ hiện đại từ các nước phát triển đã dần dần làm khơng ít sinh viên xa rời
các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp vốn vẫn đang phù hợp với thời kỳ hiện đại.
ii) Nguyên nhân từ chính trị - xã hội
Trong các ấn phẩm báo chí xuất bản, cơ cấu nội dung, mảng tuyên truyền chủ đề giáo
dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên còn mỏng, có phần
thiếu sức hấp dẫn thanh thiếu niên; thậm chí vẫn xuất hiện những tin, bài có nội dung cổ súy
cho lối sống hưởng thụ vật chất. Một số cơ quan thông tin đại chúng khai thác quá nhiều, quá
sâu những thông tin tiêu cực, giật gân, câu khách, thiếu tính nhân văn.
Sự bng lỏng trong quản lí của các cấp, các ngành về các hoạt động dịch vụ văn hóa
đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tụ điểm văn hóa khơng lành mạnh ở gần trường học, các
tụ điểm này dùng đủ mọi cách để lôi kéo thanh niên vào các điểm giải trí như: bi-a, game,
chat... nhằm phục vụ lợi ích kinh tế riêng của họ. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiện
tượng thanh niên sinh viên học sinh trốn học, gây gổ đánh nhau, thậm chí vi phạm pháp luật.
Việc tham nhũng, hối lộ, chạy điểm, chạy chức, chạy việc, tình trạng con ơng cháu cha,
tình trạng “nhất quan hệ, nhì tiền tệ” vẫn đang tiếp diễn khiến thanh niên mất niềm tin vào
chính trị, vào xã hội xung quanh. Ví dụ như vào ngày 23/5/2021 vừa qua, đại hội bầu cử đại
biểu Quốc hội và HĐND đã diễn ra, có một thực trạng nhạy cảm rằng một phần lớn bộ phận
thanh niên cảm thấy lá phiếu của mình khơng có giá trị, có bầu cũng không thay đổi được kết
quả.
Việc mất niềm tin vào xã hội có thể do những tiêu cực mà thanh niên hằng ngày phải
chứng kiến. Những bài học về đạo đức mà các thầy cô giáo đang cố sức rao giảng để giáo dục
đạo đức của học trị mình trên lớp dường như ngược lại với các hoạt động đang diễn ra trong
cuộc sống xã hội. Nhà trường thường xuyên giáo dục học sinh về tính trung thực, phải biết
vươn lên bằng chính đơi chân của mình. Nhưng trong thực tế chúng ta lại chứng kiến có quá
nhiều người lớn không trung thực mà vẫn “thành đạt”.
Hàng loạt hành vi lừa đảo hiện nay ngồi đánh vào lịng tham thì cịn đánh vào lịng
thương cảm giữa người với người, lừa đảo từ việc mua tăm tình thương, từ bà cụ giả vờ hấp
hối bên đường để xin tiền, từ một em bé bị lạc nhờ mình dẫn đường về nhà giúp… Dù lòng tốt
và tinh thần giúp đỡ người hoạn nạn ở đâu và lúc nào cũng cần được khuyến khích. Nhưng
mắt thấy tai nghe thực trạng này làm thanh niên mất niềm tin vào xã hội, khi biết lòng tốt sẽ bị
lợi dụng cũng là lúc thanh niên hình thành nên thái độ bàng quan.
16
Thái độ bảng quan hình thành cũng vì khó bảo vệ được lợi ích cá nhân. Khi bắt gặp
một nhóm đối tượng đang hành hung hoặc lôi kéo người bị hại, nếu một cá nhân nào đó dám
đứng lên bảo vệ người bị hại, phần trăm rất cao cá nhân đó sẽ bị quấy nhiễu, bị trả thù từ
nhóm tội phạm. Vì khơng một tổ chức pháp luật nào đảm bảo được cá nhân đó sẽ an tồn, cho
nên hầu hết thanh niên chọn làm ngơ trước những cảnh bất bình nhằm bảo vệ bản thân.
iii) Ngun nhân từ phía nhà trường
Hiện nay các trường lo lắng và tập trung nhất là chạy theo điểm số, chạy theo thi cử và
giáo dục cả nước bị cuốn theo dòng thác thành tích - thi cử.
[29]
Đã tập trung vào giáo dục chạy
theo thành tích - thi cử - điểm số thì việc giáo dục đạo đức nếu không coi là bị xem nhẹ thì
cũng khơng phải là trọng tâm, khơng xuất phát từ mục tiêu giáo dục con người. Vấn đề đạo
đức dường như vẫn bị bỏ ngỏ, thậm chí nhiều trường học dạy mơn giáo dục cơng dân cho có
lệ. [30].
Thầy cô được xem như là bố mẹ thứ hai của học sinh. Tuy nhiên cạnh những thầy cô
mẫu mực, nhiệt huyết với việc giảng dạy vẫn cịn đó những thầy cơ chưa hồn thiện đạo đức
và nhân cách cá nhân. Lúc đi dạy cịn xưng “mày”, “tao”, thêm vào đó là những câu nói tục
chửi bậy lúc đi dạy, nhận hối lộ, sửa điểm, “đì” học sinh khơng đi học thêm mình, phân biệt
đối xử với những học sinh có thành tích. Những hành động đó ít nhiều xâm nhập vào thế giới
quan của học sinh, dần dần hình thành thói quen hành xử thơ bạo, thiếu tình u thương.
iv) Nguyên nhân từ gia đình
Vì nhiều lý do khác nhau, cái nơi gia đình với chức năng cơ bản là uốn nắn, dưỡng dục
thanh niên đã bị khơng ít gia đình coi nhẹ, chối bỏ, vơ tình khơng ngăn chặn các em rơi vào sự
suy thoái, sa ngã. Đây là nguyên nhân trọng yếu, trực tiếp và cơ bản nhất của những mảng tối
trong tình hình đạo đức của thanh niên hiện nay.
Thực tế hiện nay phần lớn học sinh có hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức thường
ở các nhóm gia đình như: Thứ nhất, những gia đình có kinh tế khó khăn, bố mẹ khơng có điều
kiện quan tâm đến việc học hành của con cái. Thứ hai, ở những gia đình có điều kiện kinh tế
tốt, nhưng do cha mẹ nuông chiều, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất mà ít quan tâm đến đời sống
tinh thần và những đặc điểm phát triển tâm sinh lí lứa tuổi của con cái. Bố mẹ chỉ lo làm giàu
mà khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường. Thứ ba, ở những gia đình vợ chồng
sống khơng hạnh phúc, các mối quan hệ trong gia đình thiếu chuẩn mực giữa bố mẹ và con
29 Mai Loan (2019). Giáo dục đạo đức lối sống Học Sinh, Sinh Viên: Mải chạy theo điểm số, chưa vì mục tiêu giáo dục con
người. Báo khoa học & đời sống.
30 Kết quả khảo sát 294 giáo viên cho thấy: 39% giáo viên coi môn giáo dục công dân là môn phụ và 52% cho rằng môn học
này chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
17
cái, bố mẹ ln trong tình trạng mâu thuẫn hoặc đã li hơn, có thành viên trong gia đình sa vào
nghiện hút, rượu chè, cờ bạc...
Ngoài ra, sự thiếu gương mẫu của người lớn chính là điều kiện để trẻ học tập những
thói hư tật xấu. Vì ảnh hưởng bởi nền giáo dục cũ từ ông bà, một bộ phận phụ huynh vẫn có
khuynh hướng lớn tiếng, dùng địn roi bạo lực, và bắt ép con cái phải nghe lời tuyệt đối. Thêm
vào đó là lối sống có phần tùy tiện như vứt rác bừa bãi, chì chiết vào mọi việc làm của con trẻ.
v) Do chính bản thân thanh niên
Do đặc thù về lứa tuổi, tâm lý, sinh lý, năng lực… nên từ nhận thức tới hành động của
thanh niên còn rất nhiều hạn chế. Khả năng làm chủ bản thân, “sức đề kháng”, bản lĩnh còn
yếu trước những tác động tiêu cực từ mơi trường bên ngồi nên dễ phát sinh mặc cảm, sự
bồng bột, cả tin. Chính đặc điểm này, khi không được quan tâm giáo dục, bù đắp đã tạo nên
tình trạng hư hỏng, suy thối đạo đức của một bộ phận thanh niên.
Đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã
hiểu sai cái tự do đó, tự do khơng phải là làm những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để
đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác. Nói như Jean Cocteau
[31]
: “Cái thảm kịch của
giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng khơng thể khơng vâng lời vì sự tự do quá đáng.”
Như vậy, cùng với những thay đổi của cơ chế kiểm soát xã hội đối với việc thực hiện
các quy định của pháp luật, thì đối với bản thân thanh thiếu niên, họ cũng cần phải được trang
bị về kiến thức, hiểu biết cách thức, kỹ năng nhận biết và giải quyết vấn đề.
2.3 Giải pháp nâng cao đạo đức Cách mạng cho thanh niên Việt Nam hiện nay
Từ quan niệm rằng là “Đạo đức cách mạng khơng phải trên trời sa xuống. Nó do đấu
tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố”
[11, tr 293]
Hồ Chí Minh địi hỏi mọi
người phải thường xuyên được giáo dục và tự giáo dục về mặt đạo đức. Sẽ là phiến diện khi
phân biệt, tách riêng vấn đề đạo đức và công tác giáo dục đạo đức ra khỏi một chỉnh thể sự
nghiệp đào tạo thanh niên.
i) Giải pháp trong Đảng và Nhà nước
Những thế hệ “thừa kế cách mạng” khơng tự có một sớm một chiều mà phải được đào
tạo một cách có kế hoạch. Vì vậy, “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho
họ, đào tạo họ thành người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa chuyên”
498]
[32, tr
.
31 Jean Maurice Eugène Clément Cocteau (1889 – 1963) là nhà thơ, tiểu thuyết gia, nhà thiết kế, người viết kịch bản, nghệ sĩ,
đạo diễn phim người Pháp và là viện sĩ Viện hàn lâm Pháp.
32 Hồ Chí Minh (1995). Tồn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, tập 12.
18
Để đào tạo được những người “thừa kế cách mạng” như vậy, cần quán triệt phương
châm “học đi đôi với hành”, “lý luận gắn liền với thực tiễn”; mà trước hết và rất quan trọng là
phương pháp “nêu gương”. “Lấy gương người tốt, việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là
một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”
[32, tr 558]
.
“Dạy các cháu thì nói với các cháu chỉ là một phần, cái chính là phải cho các cháu nhìn
thấy, cho nên những tấm gương thực tế là rất quan trọng”
[11, tr 331]
Cho nên muốn thanh niên
phát triển đạo đức thì Đảng và Nhà nước phải là tấm gương hàng đầu về đạo đức, phải chỉnh
đốn lại bộ máy Nhà nước, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, phải hoàn toàn loại trừ bộ phận
cán bộ xa dân, quan liêu nhũng nhiễu, hách dịch… thì mới có thể xây dựng thành cơng Chính
phủ gương mẫu cho thanh niên. [33]
Thường xuyên tham mưu cho các cấp ủy Đảng gặp gỡ, đối thoại với thanh thiếu niên,
kịp thời giải đáp những vụ việc phát sinh trong thực tiễn, các vấn đề thanh thiếu niên quan
tâm; tăng cường chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ
trương, đường lối của Đảng về thanh niên và cơng tác thanh niên; phát huy vai trị, nêu cao
trách nhiệm của các cấp ngành, đoàn thể xã hội tham gia công tác giáo dục thanh thiếu niên.
Nhà nước cần có các chính sách xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ gia đình tích cực thực
hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế hộ gia đình, tạo việc làm và chuyển dịch lao động nông
nghiệp sang các ngành nghề khác. Khi đời sống gia đình khơng q khó khăn vất vả, phụ
huynh không quá đặt nặng chuyện cơm áo gạo tiền thì việc ni dạy con trẻ có đạo đức sẽ
được chú trọng hơn, thời gian cho con cái nhiều hơn, tạo điều kiện cho các em đi học đầy đủ,
phụ huynh cũng được tiếp cận nhiều hơn các lối giáo dục con khoa học.
Ngoài ra cần xem xét khi chúng ta đã có chuẩn mực, có quy định, thì việc quản lý, chế
tài xử phạt hành vi sai lệch, vi phạm được thực hiện như thế nào? Chúng ta đã có những quy
định như: người dưới 18 tuổi khơng được vào vũ trường; quán karaoke không hoạt động sau 0
giờ; tại cổng các trường học không bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi...nhưng trên thực tế,
rất ít người bị kiểm soát và xử phạt bởi những quy định này.
Nếu được sống trong một môi trường nghiêm minh về pháp luật, chuẩn mực về đạo
đức, mọi người hành xử với nhau một cách có tình có lý, chắc chắc đó sẽ là một môi trường
giáo dục lý tưởng trong việc hình thành nhân cách đạo đức của học sinh.
33 Nguyễn Xuân Tế (2018). Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức và việc xây dựng chính phủ kiến tạo, liêm khiết, phục vụ. Tạp
chí Khoa học Đại học Văn Lang, số 11, tháng 9.
19
ii) Giải pháp thuộc ngành Giáo dục – Đào tạo
Nhà giáo dục có kinh nghiệm phải “tùy – liệu – lựa” trình độ và hồn cảnh của trẻ,
khơng tách rạch ròi “lễ” và “văn”, cái cốt yếu là trang bị nội dung hài hòa về kiến thức và
hành vi. Đối với trẻ mầm non thì rèn luyện hành vi “ăn có nhai, nói có nghĩ”, “ăn trơng nồi,
ngồi trơng hướng”. Cịn đối với học sinh phổ thơng thì cần rèn luyện nhận thức, ví dụ như “Ai
ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm
người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi trọng.
Trước hết cần đạo tào đội ngũ giáo viên nghiêm chỉnh về đạo đức, mỗi thầy cô giáo
phải là tấm gương đạo đức mẫu mực. Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành
nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc của người cách
mạng”. Bên cạnh đó, cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho thanh niên thế giới quan,
phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra.
Vì vậy các cấp, các ngành cần tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng của Người, “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên, lâu
dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức Đảng và các tầng lớp nhân dân” [34, tr 257-258]
Chú trọng giáo dục làm cho thanh niên nhận thức đúng các giá trị chân, thiện, mỹ,
những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đồn thể,
đặc biệt Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho
thanh niên những tình cảm cao đẹp về tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi
người vì mình”, “thương người như thể thương thân”, qn mình vì nghĩa lớn… Từ đó hình
thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại.
Nên tổ chức nghiên cứu khoa học định kỳ hàng năm, trong đó chú trọng việc dự báo
các xu hướng phát triển của đạo đức trong đời sống sinh viên; kịp thời phát hiện những nhân
tố mới để tuyên truyền nhân rộng, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hình thành cơ
chế, chính sách về xây dựng đời sống đạo đức, văn hoá trong nhà trường.
Cần tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoại khóa phù hợp tâm sinh lý lứa
tuổi học sinh, đổi mới phương pháp giáo dục phẩm chất, đạo đức học sinh. Việc tổ chức các
câu lạc bộ thể dục thể thao, tổ chức các hội thi văn nghệ theo chủ đề ca ngợi tình yêu quê
hương đất nước, ca ngợi nếp sống văn hóa, hoặc tổ chức cho học sinh học tập từ thiên nhiên,
34 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20
sinh hoạt dã ngoại, hay tham gia công tác thiện nguyện... góp phần tích cực vào việc rèn luyện
lối sống tích cực của học sinh. Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các
phong trào hành động cách mạng của thanh niên mà tiêu biểu là phong trào: “Thanh niên lập
nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh” …
Ngồi ra, cơng tác giáo dục đạo đức cho thanh niên học sinh phải đặt trong bối cảnh và
yêu cầu mới. Cần thường xuyên mở rộng giao lưu, hợp tác với nước ngồi; khuyến khích
những trường có điều kiện chủ động tổ chức các hoạt động giao lưu, hợp tác văn hoá với các
trường học tiên tiến ở khu vực và thế giới nhằm tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hố nhân
loại. Từ đó, kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức toàn cầu, loại bỏ những quan niệm đạo
đức cũ, cổ hủ, lỗi thời không cịn phù hợp với tình hình hiện nay.
Bên cạnh đó, các trường học cần tăng cường công tác tư vấn học đường cho học sinh
các vấn đề liên quan đến tâm lý lứa tuổi học sinh, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh,
an tồn, văn hóa góp phần quan trọng trong nhiệm vụ phát triển nhân cách học sinh, ổn định
tư tưởng, nhận thức đúng đắn của học sinh về giá trị sống, về mục đích học tập, mục đích
sống.
iii) Giải pháp từ xã hội
Cần nâng cao nhận thức của tồn xã hội về vai trị, vị trí của đạo đức sinh viên; coi
trọng việc tuyên truyền, giáo dục nhằm xây dựng đời sống đạo đức, lối sống đạo đức lành
mạnh, trong sáng cho sinh viên. Xác định đây là công việc của cả xã hội, huy động các
phương tiện thông tin đại chúng biểu dương kịp thời tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, phê
phán những biểu hiện lệch lạc trong đạo đức, lối sống và sinh hoạt văn hố của sinh viên. Đẩy
mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên, góp phần nâng
cao kiến thức pháp luật, tạo chuyển biến thực sự về ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật trong
thanh thiếu niên thông qua các hoạt động sinh hoạt tập thể trong thanh thiếu niên.
Thời đại khoa học, chuẩn mực đạo đức đánh giá con người cần gắn với tiến bộ khoa
học. Cuộc chiến đấu cho tư duy khoa học, chống lại bảo thủ, đưa đất nước tiến lên là một
trách nhiệm đạo đức trong xã hội ta. Nếu tách rời các đánh giá đạo đức ra khỏi cơ sở khoa học
của thời đại, tôn sùng các chuẩn mực đạo đức bảo thủ sẽ có nguy cơ tạo ra các phản văn hóa
đạo đức.
iv) Giải pháp trong gia đình
Cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của gia đình đối với giáo dục đạo đức thế hệ
trẻ, phải biến điều này trở nên phổ biến và hiển nhiên với các bậc cha mẹ. Gia đình là cái nơi
của đạo đức, gia đình là ngơi trường đầu tiên của con người. Hay nói cách khác, con trẻ sẽ học
21
tập theo nếp sống của ông bà, cha mẹ trong gia đình, từ đó những đứa trẻ học được cách làm
người. Vì thế, muốn cho con cái trở thành người tốt, gia đình phải là nơi để mọi người sống
yêu thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Cần xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ,
hạnh phúc. Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm lẫn nhau, tạo cho thế hệ trẻ một
nền tảng đạo đức tốt. Gia đình phải sống hạnh phúc, hài hịa với nhau thì người trẻ sẽ cảm
nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ và
chấp nhận những khác biệt của nhau...
Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ. Về phương
pháp, cần hạn chế và loại bỏ lối giáo dục đòn roi bạo lực, giáo dục khơng thể chỉ bằng lời nói
mà phải bằng những công việc cụ thể, không quá nghiêm khắc, khắt khe, song cũng không
nuông chiều, dễ dãi quá mức. Về nội dung, cần phải biết đạo đức ngày nay khơng chỉ là sự
ngoan ngỗn, vâng lời theo ngun tắc trên bảo dưới phải nghe, mà đạo đức còn phải là tự ý
thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân.
Về phía phụ huynh, phụ huynh cần hiểu rõ các khía cạnh của cuộc sống xã hội hiện đại.
Điều đó sẽ giúp cha mẹ và con cái hiểu nhau hơn, cha mẹ dễ định hướng cho con cái, giúp
chúng sửa chữa sai lầm một cách kịp thời. Tuy nhiên, việc giáo dục con cái trong gia đình chỉ
đạt được hiệu quả khi chính các bậc cha mẹ cũng phải thực sự là những tấm gương sáng cho
con cái học tập. Cho nên muốn giáo dục đạo đức tốt cho con, các bậc cha mẹ phải gương mẫu
về đạo đức.
3. Liên hệ bản thân
Về phía em, với vai trị là một thanh niên Việt Nam, là một sinh viên đang theo học
trường đại học UAH, em cũng đã tự rút ra được một số nhận định, giải pháp và phương hướng
xây dựng đạo đức bản thân trong thời kì đổi mới như sau:
i) “Tiên học lễ”
Dân tộc Việt ta đều mong mỏi “Con hơn cha là nhà có phúc” song trước khi con làm
toán giỏi, viết văn giỏi và bộc lộ nhiều năng khiếu khác... thì phải là người con hiếu thảo của
gia đình và ứng xử khiêm cung bên ngồi xã hội. Do đó, bản thân em cần có tư tưởng rõ ràng,
trước hết là cần hoàn thiện đạo đức lễ nghĩa, sau đó mới đến văn – lễ hài hòa.
ii) Bản thân em cần học tập theo những điều mà Hồ Chí Minh đã dày cơng giáo dục
Nói cụ thể, là em cần sống và làm theo lời Bác khi Bác nói với cán bộ tỉnh Thanh Hóa
năn 1947 [1, tr 54-55], tóm gọn là:
Đối với mình phải cần, kiệm, liêm, chính.
22
Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ.
Đối với cơng việc, phải tận tụy.
Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép.
Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành.
iii) Cải thiện lối sống
Em cần sống có trách nhiệm với chính mình, là vì bản thân em mà nỗ lực hướng đến
điều tốt đẹp, u thương chính mình, hiểu được giá trị của bản thân, không mù quáng hi sinh
bản thân cho những điều chưa xứng đáng. Để đạt được điều đó có lẽ là phải tự nâng cao nhận
thức, ni dưỡng nội tâm. Qua đó em sẽ học được cách sống tích cực, thư thái và hướng đến
những giá trị tốt đẹp, sống có ước mơ, hồi bão.
Ngồi ra, phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, sống khiêm tốn và giản dị; Tự
giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của
chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người; Chống kiêu căng, tự mãn; Chống
lãng phí, xa hoa.
iv) Cần tự bồi dưỡng nhận thức về chính trị - kinh tế - xã hội.
Bản thân em có thể tự nâng cao bằng cách ra sức học tập theo chương trình giảng dạy,
cũng có thể bằng cách thường xun cập nhật tình hình xã hội qua sách báo, qua xem thời sự,
qua đọc tạp chí hoặc từ các nghiên cứu khoa học quốc gia. Quan trọng là phải tự chủ động, tự
tiếp thu và tự ghi nhớ.
Một, là để biết mà phòng vệ trước thơng tin độc hại, tiếp thu một cách có chọn lọc, bài
trừ những sản phẩm có nội dung xuyên tạc đến bộ máy Nhà Nước, xuyên tạc lãnh thổ chủ
quyền, danh dự quốc gia.
Hai, là qua đó có kỹ năng và dũng khí phản bác lại những thơng tin sai lệch, phổ cập lại
thông tin đúng đắn cho cộng đồng bạn bè quốc tế (giống như nữ du học sinh Việt đã dùng bút
“cắt đứt” đường lưỡi bò). Sẵn sàng “bng bỏ” nếu thần tượng có quan điểm trái với lợi ích
quốc gia, báo cáo (report) những hội nhóm, những bài viết có âm mưu chia rẽ nội bộ dân
tộc…
v) Cần tự bồi dưỡng thái độ chính trị.
Khi em nhận thức và hiểu rõ các vấn đề xã hội, thái độ chính trị cũng sẽ hình thành,
qua đó biết quan tâm đến cộng đồng, đến các vấn đề xã hội. Biết lo lắng, băn khoăn, biết bất
bình và đấu tranh trước các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, vi phạm luật pháp.
23