Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Môn kinh tế truyền thông OK vai trò của quảng cáo trong doanh thu cho truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.8 KB, 11 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN KINH TẾ TRUYỀN THƠNG
Vai trị của quảng cáo trong doanh thu cho Truyền hình

Quảng cáo là hình thức thơng tin với mục đích thuyết phục và nói theo F. Balle
(Les Médias, 2000) nó là " con đẻ của tuyên truyền nhưng không phục vụ người
cai trị mà phục vụ con buôn, vận dụng những thủ pháp từ quyến rũ đến lập
luận". Quảng cáo đã trưởng thành song song với những phương tiện truyền
thông đại chúng từ những năm 1930 và nương dựa lẫn nhau để đi đến chỗ thành
lập khoa học quảng cáo, mơn học có tính cách " nhân văn " (humanities) và
đồng thời, môn học " đa khoa " (multidisciplinary) vì chia sẻ những điểm chung
với các ngành khác như khoa kỹ thuật viễn thông, kinh doanh, tâm lý và xã hội
học...
Quảng cáo truyền hình khơng những sử dụng phương tiện thuyết phục là ngôn
ngữ mà cịn bằng hình ảnh và những yếu tố tín hiệu khác...Chủ yếu vẫn là hình
ảnh. Từ thời Phục Hưng, nhà phát minh và nhà nghệ thuật đa tài người Ý
Leonard de Vinci đã đánh giá thị giác là người anh cả của ngũ quan. Người Việt
Nam cũng coi con mắt như " cửa sổ của tâm hồn ". Thính giác có hiệu năng
khơng kém nhưng chỉ đóng vai trị thứ yếu, bổ túc cho đơi mắt. Chính vì thế mà
truyền hình, mơi thể truyền thơng khai triển được khả năng của cả hai giác quan
nói trên, đạt hiệu năng vượt tất cả các phương tiện khác, được dùng nhiều nhất
trong ngành quảng cáo thương mại.
Quảng cáo truyền hình đã chính thức ra đời tại Mỹ ngày 1/7/1941 trên đài
WNBT ở New York, đúng 8 giờ sáng qua thương điệp (CM hay commercial
message ) cửa hàng đồng hồ Bulova, sau khi quảng cáo thương mại trên truyền
hình được Ủy ban Thơng Tin Liên Bang (FCC hay Federal Communication
1


Commission) chấp nhận trên nguyên tắc. Kể từ tháng 5/1942, có đến 10 đài phát
hình thương điệp và thương điệp đầu tiên được phóng đi trên mạng truyền hình


(Network) là của hãng dao cạo râu an toàn Gillette xen kẽ giữa trận đấu giải vô
địch quyền Anh của võ sĩ Joe Louis ở Yankees Stadium (19/6/1946). Khoảng
năm 1952, ở Mỹ đã có đến 109 đài truyền hình thương mại trên 65 đơ thị phát
sóng đến 17 triệu nóc gia. ở Pháp, quảng cáo truyền hình chỉ mới đến với khán
thính giả năm 1968 trên đài số một (TF1) nhưng đã phát triển hết sức nhanh
chóng để đến năm 1990, chi phí quảng cáo truyền hình chiếm 25% tổng số món
tiền dùng vào quảng cáo..
Như tất cả mọi hình thức quảng cáo khác, quảng cáo truyền hình có bốn chức
năng :
1. Chức năng kinh tế : Quảng cáo truyền hình thơng tri, báo cáo với người
xem về sự ra đời hoặc sự có mặt của một mặt hàng. Trong thời đại sinh sản hàng
loạt, nó thơi thúc sự tiêu thụ của khách hàng vốn chuộng những sản phẩm mới.
Nó khai thác những nhu cầu tiềm ẩn của người tiêu thụ, lập lại thế qn bình
giữa cung và cầu cũng như góp phần vào việc phân phối lợi tức trong xã hội.
Sản phẩm ra càng nhiều thì giá thành càng rẻ và người mua có cơ hội mua rẻ và
nâng cao chất lượng mức sinh hoạt của mình (standard of living).
Nhược điểm của nó là thúc đẩy người ta ăn tiêu hoang phí, lơi cuốn con người
bắt chước nhau tiêu thụ theo thời trang, khơi gợi những lối tiêu thụ kiểu bốc
đồng, nghĩa là mua mà khơng nghĩ trước nghĩ sau. Nó thường bị xem như là một
công cụ của chế độ tư bản chỉ để tạo ra hố thẳm giữa kẻ giàu và người nghèo.
2. Chức năng thương mại: Quảng cáo truyền hình thơng tri với xã hội vai trị
của xí nghiệp, đường lối hoạt động của nó. Quảng cáo cũng đốc thúc xí nghiệp
góp phần vào việc phục vụ khách hàng và xây dựng xã hội. Nó khuyến khích xí
nghiệp khơng ngừng cải tiến hoạt động của mình. Nó tạo danh tiếng cho nhãn
hiệu (Brand) và nâng cao tinh thần của nhân viên (Inner Moral Up).

2


Điểm yếu của quảng cáo trong phạm vi này là nó gây ra khoảng cách giữa các xí

nghiệp, làm chi phí quảng cáo tăng vọt (hãng mỹ phẩm Estee Lauder tiêu 30%
tiền bán hàng chỉ riêng vào việc quảng cáo), làm cho các mặt hàng đoản mệnh
(shorten product life cycle), vừa mới ra lị đã thành lỗi thời vì có mặt hàng mới
ra ngay sau đó. Có khi nó cịn làm hình ảnh xí nghiệp tệ hại đi vì những lời
quảng cáo bôi bác lẫn nhau.
3. Chức năng xã hội : Quảng cáo nói chung và quảng cáo truyền hình nói
riêng giáo dục người tiêu thụ (advertising educates consumers) .Quảng cáo
truyền hình mở rộng tri thức, nâng cao mức độ suy nghĩ, phán đoán của người
tiêu thụ, dạy người ta về cách dùng các mặt hàng và giúp người ta quyết định
mua món hàng nào. Nó vừa là tư liệu của nội dung truyền thông đại chúng, vừa
là lý do để người tiêu thụ bắt đầu biết quan tâm tới món hàng mình tiêu dùng.
Nó khiến cho người ta địi hỏi những mặt hàng ra đời phải đúng theo qui trình và
u cầu của xã hội. Nó giúp người ta tiết kiệm được thời giờ tìm hiểu (reduce
search time) vì giúp họ biết ngay ưu điểm của một mặt hàng.
4. Chức năng văn hóa : Quảng cáo truyền hình đề nghị một nếp sống
mới. Qua nó, chúng ta bắt mạch được hướng đi của xã hội. Nó là đề tài nói
chuyện bất tận của quần chúng và nhờ nó, những hoạt động văn hóa, xã hội có
phương tiện vật chất để thực hiện.
Quảng cáo trên truyền hình ngày càng được trọng vọng vì những ưu điểm sau:
-Uyển chuyển vì dùng được cả hình ảnh, chữ viết, âm thanh, động tác
-Được trọng vọng
-Tầm phóng xa
-Bao trùm phạm vi lớn
-Giá tương đối rẻ
Theo một chuyên gia trong ngành, thị trường quảng cáo trên truyền hình có giá
trị khoảng 500 triệu USD năm 2011. Khảo sát nhanh của một công ty nghiên
3


cứu thị trường khác về các mẫu quảng cáo (TVC) được phát trên một kênh

truyền hình từ 20h - 22h ngày 24/8/2012 cho thấy có đến 112 lượt TVC của 48
nhãn hiệu, trong đó 9 nhãn hiệu xuất hiện 4 lần.
Cũng theo khảo sát này, 60% mẫu quảng cáo trên là từ các cơng ty nước ngồi
và 40% cịn lại thuộc trong nước. Dẫn đầu vẫn là hai tên tuổi đa quốc gia trong
ngành tiêu dùng là Unilever và Procter & Gamble. Tuy nhiên, một số doanh
nghiệp khác cũng có những sự đầu tư đáng kể.
Theo thống kê của Hãng nghiên cứu thị trường JFK về thị phần của các công ty
điện tử tại Việt Nam, 6 tháng đầu năm 2012, thị phần Samsung tăng từ 28,6%
năm 2011 lên 32,9%. Để đạtv được kết quả này, họ đã phải chi một khoản rất
lớn cho quảng cáo.
Các công ty Việt Nam chịu đầu tư mạnh vào TVC và quảng cáo chủ yếu thuộc
ngành giải khát, đông dược và thực phẩm chức năng. So với tốc độ của cả thị
trường năm 2011, mức tăng 30% doanh số quảng cáo trên truyền hình nửa đầu
năm 2012 đã hơn gấp đơi.
Trong khi đó, quảng cváo trên các phương tiện khác như phát thanh, nhật báo và
tuần báo đều giảm. Mạnh nhất là quảng cáo trên đài phát thanh với mức giảm
15%, tiếp theo là nhật báo âm gần 13%, và cuối cùng là tuần báo với mức âm
2,3%.
Ở các nước Tây Âu, quảng cáo là một công cụ không thể thiếu được trong việc
phát triển kinh tế, và do đó, nâng cao mức sống của người dân. Bruce Barton
của tập đoàn quảng cáo BBDO (Batten, Barton, Durstine & Osborne) ví quảng
cáo như mồi lửa đầu tiên để châm ngòi cho bộ máy kinh tế có thể hoạt động.
Nhờ có quảng cáo, khách hàng mới biết đến sự tồn tại của sản phẩm, đặc tính
của chúng, những gì mới ra, những gì đã cũ, cái nào đắt, cái nào rẻ, cái nào vừa
tầm tay mình.

4


Ở Việt Nam, trong sáu tháng đầu năm 2012, tổng doanh thu quảng cáo tại thị

trường VN trên các phương tiện truyền thông (không bao gồm Internet) đạt
8.800 tỉ đồng, quảng cáo trên truyền hình tiếp tục chiếm ưu thế và tiếp tục tăng
trưởng 34,5% so với năm ngoái. Trong khi quảng cáo trên phát thanh và báo in
đều giảm lần lượt 12,3% và 9,7%.
Theo bà Trần Thị Thanh Mai - tổng giám đốc Công ty nghiên cứu thị trường
TNS VN, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp trong nước có xu
hướng cắt giảm chi tiêu cho cơng tác tiếp thị thì những tập đồn kinh doanh mặt
hàng tiêu dùng nhanh của các công ty đa quốc gia vẫn khá mạnh tay và tiếp tục
dẫn đầu tần suất xuất hiện trên truyền hình.
Theo Hiệp hội Quảng cáo TP HCM, doanh số quảng cáo tại Việt Nam tăng
mạnh trong vòng 9 năm trở lại đây, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền hình (chiếm
55% tổng số).
Doanh số quảng cáo năm 2000 là 152 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Các
năm từ 1992 đến 1995, con số này nằm trong mức từ 8,1 triệu USD cho đến 68
triệu USD. Còn từ năm 1996 đến 2000, doanh số luôn ở mức hơn 100 triệu
USD.
Phân bố doanh số quảng cáo của năm 2000 cho thấy, có 82 triệu USD là quảng
cáo truyền hình, 47 triệu USD trên báo viết và ấn phẩm, 18 triệu USD quảng cáo
ngoài trời và 5 triệu USD cho phát thanh. Số liệu này chưa bao gồm hoạt động
quảng cáo bằng các hình thức tài trợ hợp tác xây dựng chương trình quảng cáo
trên Internet, thư chào hàng trực tiếp, sản xuất và in ấn các vật phẩm quảng cáo,
cung ứng vật tư kỹ thuật, sản phẩm quảng cáo.
Tại TP HCM có 221 cơng ty và trung tâm quảng cáo, 25 tờ báo, tạp chí, đài
truyền hình, đài phát thanh và 270 cơ sở tư nhân làm dịch vụ vệ tinh tham gia
kinh doanh dịch vụ quảng cáo, 10.000 lao động và chiếm 70% doanh thu quảng
cáo của cả nước.

5



Các công ty Việt Nam chịu đầu tư mạnh vào TVC và quảng cáo chủ yếu thuộc
ngành giải khát, đông dược và thực phẩm chức năng. So với tốc độ của cả thị
trường năm 2011, mức tăng 30% doanh số quảng cáo trên truyền hình nửa đầu
năm 2012 đã hơn gấp đơi.

Sau đây là bảng đơn giá (ví dụ) cơng khai của Đài truyền hình Hải Phịng nếu
muốn quảng cáo:


giờ

Thời gian Chương trình
Quảng cáo

QC
5h45
S1 5h50
5h50
S2 6h00
6h20
S3 6h30

Giá quảng cáo
20 giây

30 giây

1.000.000 1.200.000

1.500.000


2.000.000

1.500.000 1.800.000

2.250.000

3.000.000

2.500.000 3.000.000

3.750.000

5.000.000

3.000.000 3.600.000

4.500.000

6.000.000

4.000.000 4.800.000

6.000.000

8.000.000

Đầu phim trưa 6.000.000 7.200.000

9.000.000


12.000.000

-Sau

thời

10 giây

15 giây

sự

sáng
-Đầu phim sáng
6h
-Giữa

phim

sáng 6h
Đầu phim sáng

S4 9h-9h05

9h
Giữa

phim


S5 9h15-9h25 sáng 9h
11h45
S6 12h00

-

12h20

-Giữa

S7 12h55

trưa

C1 14h30

-Đầu

phim
9.000.000 10.800.000 13.500.000 18.000.000
phim2.500.000 3.000.000

6

3.750.000

5.000.000


15h00

15h15
C2 15h45
17h30
C3 17h40

chiều 15h
-Giữa

phim

chiều 15h
-Đầu

3.000.000 3.600.000

4.500.000

6.000.000

5.000.000 6.000.000

7.500.000

10.000.000

phim

chiều 17h30

Đơn giá trên chưa kể các khung giờ khác, quảng cáo nhắn tin, các quảng cáo

Key logo, pop up hay chạy chữ…. Ở mỗi đài truyền hình hoặc Kênh truyền
hình, thường có phịng quảng cáo riêng. Và những người móc nối để có quảng
cáo trên truyền hình thường được chi trả 30% trong bản hợp đồng. Quảng cáo là
nguồn thu chính để ni sống một Kênh hay đài truyền hình. Ví dụ, nguồn thu
của VTC là từ VTC game hay VTC online – hai kênh thu được quảng cáo nhiều
nhất. Khi doanh thu từ quảng cáo tụt giảm, thì cũng là lúc truyền hình trong tình
trạng sống dở chết dở.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam và
thế giới đang bị cơng chúng phàn nàn vì những lý do:

1. Quảng cáo truyền hình khơng phổ biến sự thật
Nếu muốn thành công lâu dài đối với khách hàng, giới quảng cáo ngày
nay đều đồng ý là quảng cáo phải nói nên những điều lợi ích thực sự của
món hàng. Nếu dựng ra những điều lợi ích khơng có thật, về lâu về dài chỉ
gây thiệt thịi cho chính người quảng cáo. Thế có nghĩa là thương điệp
không được đưa ra những điều dối trá hoặc thiếu đạo đức để có nâng cao
giá trị mặt hàng.
Ngay cả việc cho phép rao "hiệu quả đặc biệt" của một số y dược phẩm
cũng gây ra tranh luận. Người bán thuốc đưa ra chứng cứ là thuốc chữa

7


được bệnh, kẻ phản đối bảo nó chỉ làm êm dịu cơn đau...Trước sự thể đó,
giới thẩm quyền và các đồn thể quần chúng đã họp nhau lại và địi hỏi
các hãng thuốc phải khiêm tốn và thận trọng hơn trong cách rao hàng, nhất
là trong lối quảng cáo truyền hình, vì khán giả truyền hình ít có cơ hội để
phán đốn chính xác nếu so sánh họ với độc giả một ấn phẩm vì người ta
thường thận trọng hơn khi in lời rao hàng trên giấy trắng mực đen.
Chúng ta nghĩ thế nào về những kiểu quảng cáo " gồng mình " của một

chủ hãng bột giặt khi anh ta bảo sản phẩm của anh tẩy sạch " tất cả " mọi
vết bẩn, là hiệu bột giặt " hạng nhất thế giới ". Nhiều luật gia cho rằng
khơng có chế tài nào chống lại những lời khoác lác (puffery) khơng kiểm
chứng được như thế và xem nó chỉ nằm trong hình ảnh vốn có của một
người thường khi họ nghĩ về quảng cáo.
2. Quảng cáo truyền hình có nội dung q dung tục
Truyền hình là mơi thể gia đình cho nên việc theo dõi nội dung của
truyền hình được các nhà giáo dục coi là một điều quan trọng hàng đầu.
Người ta dể ý việc những hình ảnh có tính cách bạo lực, dữ dội...trên
truyền hình nhiều hơn là những hình ảnh tương đương trên báo chí.
Truyền hình tuy có đưa lên màn ảnh những loại quảng cáo quần áo lót...v
v..nhưng ít khi đả động trực tiếp. Những hàng quảng cáo và người trách
nhiệm đài truyền hình thường lập ra những qui tắc quảng cáo và tự kiểm
duyệt để khỏi đưa ra những quảng cáo chối tai gai mắt. Tuy vậy, không
phải lúc nào họ cũng chú ý vào việc đó một cách hồn hảo cho nên trên
truyền hình vẫn nhan nhãn những hình ảnh dung tục.
3. Quảng cáo truyền hình gây bực dọc khó chịu
" Quảng cáo truyền hình cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán, nhiều khi gây bực
mình, làm khán thính giả hết chịu đựng nổi ". Đó cũng là một ý kiến

8


thường thấy nơi quần chúng. Họ đòi hỏi thương điệp phải mới mẻ, tươi
mát và không đơn điệu.Tuy nhiên, đổi mới nội dung một thương điệp một
là gây tốn kém, hai là sự lặp đi lặp lại xưa nay vẫn là nguyên tắc tăng tác
dụng quảng cáo nên không thể thay đổi nó một sớm một chiều được. Oái
oăm là những người tỏ ra khó chịu vì sự lặp đi lặp lại một thương điệp của
món hàng nào đó nhiều khi lại chạy đi mua món hàng đó trước tiên vì đã
nhập tâm lời rao hàng. Đó là một khía cạnh đặc biệt của tâm lý người tiêu

thụ và vì lẽ ấy, các chủ quảng cáo khơng có cách nào khác hơn là cho lặp
đi lặp lại thương điệp. Dĩ nhiên đối với chủ quảng cáo, nếu điều kiện cho
phép, người nào cũng muốn đưa ra một thương điệp được quần chúng yêu
thích. Và một thương điệp được yêu thích tất có khả năng tự nhiên làm
tăng doanh số cho quảng cáo chủ hơn là một thương điệp đem đến bực
mình. Lịch sử quảng cáo truyền hình hãy cịn q trẻ để giải quyết vấn đề
này. Đây là một lĩnh vực mà các nhà sáng tạo phim truyền hình cịn có thể
khai phá trong tương lai.
4. Phản ánh của khán thính giả đến người quảng cáo
Người làm quảng cáo rất nhạy cảm đối với ý kiến của khán thính giả
phản ánh việc họ làm. Tuy nhiên, trong số người xem quảng cáo, người
bằng lịng ít khi biểu lộ, chỉ có những ai bất bình mới gửi thư hoặc điện
thoại đến trách cứ về nội dung hoặc hình thức của quảng cáo thương mại
mà họ bắt gặp trên màn ảnh nhỏ. Dù thế nào, người quảng cáo cũng phải
biết hoan nghênh những lời chỉ trích đến từ khán thính giả vì thà để họ chỉ
trích cịn hơn là họ lẳng lặng khơng đếm xỉa gì tới thương điệp và cũng
chẳng cất cơng đi mua món hàng được quảng cáo. Trong nhiều nước
phương Tây và Nhật Bản, các tổ chức chuyên môn và báo chí thường hay
treo giải thưởng đánh giá những tác phẩm quảng cáo có chất lượng cao để

9


khuyến khích các nhà sáng tạo đi xa hơn trong việc tìm tịi và sáng tạo của
họ. Nó cịn nhắc nhở người làm quảng cáo trách nhiệm xã hội cũng như
đánh giá tính cách cơng ích (public interest) việc làm của họ.
5. Quảng cáo truyền hình làm hư trẻ con
Qu

Quảng cáo truyền hình tác hại đối với trẻ con vì nó phơ trương những

sản phẩm tiêu thụ mà trẻ con dễ bị lơi cuốn, nhất là vì chúng q non nớt
để có thể chống lại những phương pháp chiêu hàng tinh vi của nhà quảng
cáo. Ngoài ra quảng cáo gây nên sự đối lập giữa trẻ con và người lớn
(child-parent conflict). Cha mẹ bắt buộc phải ngăn chặn, cấm cản con, và
như thế tạo ra căng thẳng.
6. Quảng cáo mời mọc những của độc
Người ta vẫn thường trách cứ quảng cáo giúp phổ biến những của độc
như rượu, thuốc lá, súng ống, cờ bạc, xổ số...Nhưng nếu vẫn cho phép bán
thuốc, bán rượu ngồi phố thì kết án một mình quảng cáo thì hơi nghịch lý
hoặc nguỵ biện.
Mặc dù, ở Việt Nam đã có luật quảng cáo. Thế nhưng, những quảng cáo
rơi vào một trong những trường hợp như trên thì mức phạt nhẹ hơn gấp
nhiều lần so với lợi nhuận từ quảng cáo mang lại. Do đó, nhà truyền thơng,
truyền hình, bất chấp “đạo đức” để thu được lợi nhuận mà không cần kiểm
chứng. Mới đây, theo dự thảo nghị định về xử phạt vi phạm trong hoạt
động quảng cáo, hành vi quảng cáo hàng hóa khơng trung thực, quảng cáo
không đúng sự thật sẽ bị phạt 200 triệu đồng, gấp 5 lần mức phạt hiện nay.
Theo ông Trần Minh Chính, Phó cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn
hóa - Thể thao - Du lịch), trước tình hình quảng cáo lộn xộn ở Việt Nam
như hiện nay thì việc tăng mức xử phạt là cần thiết để chấn chỉnh. Luật

10


Quảng cáo vừa được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2013 tới.
Như vậy, chúng ta khơng thể phủ nhận vai trò của quảng cáo đối với
hoạt động truyền hình, cụ thể đó là việc tăng doanh thu. Nhưng kiểm soát
hoạt động này như thế nào để quảng cáo thực sự nhắm tới đích người tiêu
dùng, Nhà đài có lợi mà khơng gây ra những phản cảm, hoặc hậu quả đáng
tiếc thì phải có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý quảng cáo và quản lý

hoạt động truyền thông.

11



×