Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.59 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
*

BÀI THU HOẠCH
MƠN TƠN GIÁO VÀ TÍN NGƯỠNG

“Những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống
người Việt hiện nay”

Họ và tên:
Mã học viên:
Lớp:

Yên Bái, tháng 05 năm 2021


2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................2
1. Lý luận chung về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên...........................2
1.1. Khái niệm.......................................................................................................2
1.2. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam................................2
1.3. Đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.................................3
2. Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam hiện nay...........................4
3. Những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống người Việt hiện
nay
...............................................................................................................................
5


3.1.
Thể
hiện
bản
sắc
văn
hóa
dân
tộc
Việt
Nam
...............................................................................................................................
5
3.2. Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt..............................................7
4. Một số giải pháp phát huy những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong
đời sống người Việt.............................................................................................11
KẾT LUẬN..........................................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................14
MỞ ĐẦU

Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xuất hiện từ xa xưa trong lịch sử nhân
loại, đã từng tồn tại phổ biến ở hầu khắp các quốc gia, châu lục trên thế giới.
Cho đến nay, thờ cúng tổ tiên vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, vị trí
và vai trị của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi quốc gia có ý


3

nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được phỏng đoán
xuất hiện từ thời Hùng Vương. Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử,

trong khi nhiều tơn giáo, tín ngưỡng dân gian khác bị coi là mê tín dị đoan,
nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong
đời sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tổ, có tơng” được bảo
tồn trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc biệt đây
là hình thức tín ngưỡng được Nhà nước từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù
rằng với những mức độ khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là
sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
Hoạt động thờ cúng tổ tiên trong gia đình, dịng họ diễn ra khá phổ biến ở
các địa phương trong cả nước. Điều đó đã góp phần gìn giữ và phát huy những
giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống. Nhưng do sự tác động mạnh mẽ của lối
sống hiện đại, đã làm cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nhiều biểu hiện tiêu
cực như: phô trương về tiền tài, danh vong, địa vị, gây chia rẽ, bè phái, bày ra
những nghi thức cầu kỳ, tốn kém làm mất đi tính thiêng liêng và giá trị văn hóa
của tín ngưỡng, nặng nề về mê tín.
Vì vậy nhận thức đúng đắn về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
là một vấn đề mang ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, góp phần làm lành mạnh
hóa các hoạt động tín ngưỡng hướng vào các giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc, thực hiện thắng lợi cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa. Kết thúc mơn học: Tơn giáo và tín ngưỡng, em lựa chọn chủ đề viết bài
thu hoạch là “Những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống
người Việt hiện nay”.

NỘI DUNG
1. Lý luận chung về tín ngưỡng và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên


4

1.1. Khái niệm
Tín ngưỡng là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng tôn giáo xuất hiện

trong thời kỳ công xã thị tộc, bộ lạc; những hành vi cúng tế trong dân gian, sùng
bái đa thần, không tuân theo một nghi thức nhất định (tùy theo từng vùng, từng
phong tục địa phương có những nghi lễ khác nhau); khơng có giáo chủ/ người
khai đạo, khơng có giáo lý, giáo luật và khơng có tín đồ hoặc tín đồ khơng ổn
định.
Ở Việt Nam, thờ cúng tổ tiên có vai trị quan trọng, ảnh hưởng lớn tới đời
sống tinh thần của xã hội. Thờ cúng tổ tiên được quan niệm vừa như một phong
tục truyền thống, vừa như một đạo lý làm người, lại vừa như một hình thức sinh
hoạt tâm linh. Quan niệm phổ biến nhất hiện nay xem thờ cúng tổ tiên là một
loại hình tín ngưỡng dân gian.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, được hiểu theo hai nghĩa:
- Nghĩa hẹp, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là sự thờ cúng cha mẹ, ông bà và
các thế hệ tổ tiên có đã chết cùng huyết thống với chủ thể thờ cúng.
- Nghĩa rộng, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên khơng chỉ mở rộng huyết thống
từ gia đình đến họ tộc mà còn mở rộng ra cả tổ tiên làng xã, đất nước, bao gồm
thờ những người có cơng lập làng, giữ nước và những vị thần linh liên quan đến
cuộc sống thường nhật của con người.
1.2. Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cùng huyết thống ra đời trong thời kỳ thị tộc
phụ hệ với địa vị tối cao thuộc về người đàn ơng. Ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên được duy trì và phát triển cịn do nền kinh tế tiểu nông theo kiểu tự
cung, tự cấp tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử và vẫn cịn khá phổ biến hiện
nay. Mỗi gia đình người Việt Nam là một cơ sở sản xuất độc lập, cũng là nơi tiêu
thụ chính sản phẩm do họ làm ra. Vì vậy, mọi hoạt động và tâm thế của người
dân Việt Nam thường chủ yếu hướng vào gia đình nhỏ của mình. Đó là một
trong những lý do khiến thờ cúng tổ tiên huyết thống ở cấp độ gia đình được chú
ý, quan tâm hơn cả. Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu đoàn kết cộng đồng nhằm


5


đối phó với thiên tai, giặc dã thường xuyên đe dọa cuộc sống, người Việt Nam
cịn tơn vinh, phụng thờ những người có cơng đem lại hạnh phúc, ấm no cho
cộng đồng như là tổ tiên của mình.
Ngồi ra, yếu tố tâm lý như sự sợ hãi, lòng biết ơn, sự kính trọng, tình
thương u và đạo lý truyền thống uống nước nhớ nguồn của người Việt,... cũng
là những đặc điểm quan trọng góp phần hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở
Việt Nam.
1.3. Đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam
Ở cấp độ gia đình - dịng họ, người Việt thường thờ cúng những vị tổ tiên
từ 5 đời trở xuống tại bàn thờ gia tiên. Những vị tổ tiên từ 5 đời trở lên hịa vào
các bậc tổ tiên nói chung, được thờ tự chung trong nhà thờ chi họ hoặc nhà thờ
dòng họ. Việc thờ cúng tổ tiên ở cấp độ gia đình - dịng họ được tiến hành
thường xun vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, vào ngày mất của
một vị tổ tiên nào đó, vào các ngày lễ, Tết trong năm, cũng có khi tiến hành vào
ngày diễn ra một sự kiện bất thường trong gia đình như cưới hỏi, mừng thọ,
chuyển đến nơi ở mới, tang ma,...
Ở cấp độ làng xã, người Việt thờ những ông tổ nghề, người có cơng khai
phá vùng đất mới, dựng làng, lập ấp, đánh giặc cứu dân,... được dân làng tôn
vinh, thờ phụng là Thành hồng. Thành hồng thường khơng có quan hệ huyết
thống với đa số chủ thể thờ cúng, song được xem là người khai sinh ra làng,
được thờ cúng như vị thủy tổ của dân làng vào các ngày mùng một, ngày rằm
hàng tháng, các ngày lễ, Tết trong năm, đặc biệt là vào ngày mất của vị Thành
hồng đó.
Ở cấp độ quốc gia, Vua Hùng được thờ cúng như là tổ tiên chung của cả
cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Trên thế giới không hiếm trường hợp thờ cúng
vua, hoàng đế sau khi họ băng hà. Xuất phát từ sự củng cố liên minh bộ lạc và
với sự hình thành các nhà nước nguyên thủy, người ta cũng đã hình thành và
phát triển hình thức tín ngưỡng của bộ lạc và tín ngưỡng nhà nước thờ tổ tiên thánh thần hóa tổ tiên của thủ lĩnh các quốc vương. Tuy nhiên, việc thờ cúng thủ



6

lĩnh, hoàng đế thường do những người đứng đầu bộ lạc nguyên thủy hay người
đứng đầu triều đình phong kiến và hồng tộc thực hiện. Cịn với các Vua Hùng,
nghi lễ thờ cúng do toàn thể quốc dân đồng bào thực hiện với niềm tin Vua
Hùng là Quốc tổ, là tổ tiên chung của tất cả các dân tộc Việt Nam. Hiện nay,
Quốc tổ Hùng Vương được thờ cúng chính ở Đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh
Phú Thọ và 1.417 đền thờ Hùng Vương ở khắp các tỉnh, thành trong cả nước.
2. Thực trạng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam hiện nay
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam mặc dù có lúc thăng, lúc trầm
nhưng có sức sống bền bỉ và từ lâu đã trở thành một nét đẹp truyền thống trong
đời sống cộng đồng của các dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới và trong
nước có nhiều thay đổi hiện nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đang có dấu hiệu
phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Thờ cúng tổ tiên ở cấp độ gia đình - dịng họ
được chú trọng, hầu hết các gia đình người Việt Nam đều thờ cúng tổ tiên không
kể trưởng thứ, con trai con gái, tôn giáo, thành phần dân tộc.
Từ thời kỳ đổi mới đến nay, cuộc sống của người dân ngày càng được cải
thiện nâng cao, nhu cầu tìm về nguồn cội và nhu cầu tâm linh cũng đồng thời
được quan tâm chú ý hơn. Các dòng họ đua nhau tu bổ, sửa chữa hoặc xây mới
nhà thờ, từ đường, các nghi lễ tế tổ được phục hồi, việc họ cũng được khôi phục.
Ở cấp độ làng xã, hoạt động thờ cúng tổ tiên cũng diễn ra hết sức sôi động mỗi
khi Tết đến xn về. Nhiều ngơi đình thờ Thành hồng cũng đã được phục dựng
lại hoặc được trùng tu, sửa chữa khang trang hơn. Hàng nghìn lễ hội gắn với tín
ngưỡng thờ Thành hoàng làng được tổ chức ở khắp nơi. Còn ở cấp độ quốc gia,
lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương hiện nay cũng thu hút được sự quan tâm của đơng
đảo nhân dân trong cả nước. Ước tính, mỗi năm vào dịp Giỗ Tổ (10 - 3 Âm lịch)
có tới trên 3 triệu người hành hương trẩy hội Đền Hùng (Phú Thọ). Đó là chưa
kể hàng triệu người dân đến thờ cúng Quốc tổ ở các đền thờ Vua Hùng trên cả
nước.

Nhìn chung, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam hiện nay đang được
phục hồi và phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có những biến đổi do sự tác động


7

bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội,... song về cơ bản vẫn giữ được bản
chất và giá trị của nó trong đời sống xã hội.
3. Những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong đời sống người
Việt hiện nay
3.1. Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ qt
của người Việt Nam. Nó trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc
biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là một trong các thành tố
tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là
sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
Nói đến bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam tức là nói những giá trị gốc,
căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc Việt Nam. Nói giá trị hạt
nhân tức là khơng phải nói tất cả mọi giá trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu
nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện
trong mọi lĩnh vực của văn hóa Việt Nam.
Những giá trị hạt nhân đó khơng phải tự nhiên mà có, mà được tạo thành
dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát
triển của dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó khơng phải là khơng thay đổi trong
q trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị mới,
tiến bộ được bổ sung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới
những hình thức mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường
xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ
sung cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một trong
những nét văn hóa đặc thù của dân tộc Việt Nam là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

Đã là người Việt Nam thì “mọi người đều thờ ơng bà, mọi người đều thờ cúng tổ
tiên”. Thờ cúng Tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức
đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chim có tổ, người có tơng” đã nói lên đạo lý
hết sức bền vững của dân tộc. Để rồi trên cơ sở đó việc thờ cúng tổ tiên đã trở


8

thành một nghi thức, một tập tục truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét
đẹp văn hoá tinh thần. Trong gia đình người Việt bất cứ ở đâu, theo tơn giáo nào
hoặc làm gì nhưng khơng thể thiếu bàn thờ tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ được đặt ở
nơi trang trọng nhất. Các chi của dòng họ đều có nhà thờ, cả dịng họ có nhà thờ
chính gọi là nhà thờ đại tơn.
Sự thờ cúng tổ tiên có nét đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước gắn
chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua Hùng được coi là tổ
tiên của người Việt. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng
ba”. Trong khoảng thời gian rất dài, hết thế hệ này đến thế hệ khác, năm nào
cũng về dự lễ hội Đền Hùng để tưởng nhớ và thờ cúng tổ tiên của mình. Đền
Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng của sức mạnh đại đồn kết, là điểm
hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Cả nước tơn thờ
một vị Quốc Tổ, đó là truyền thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản
lĩnh. Trong lịch sử dân tộc ta, các triều đại phong kiến đã luôn khẳng định và tôn
vinh các Vua Hùng, nhưng chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, vai trị và vị trí
của Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương được đề cao xứng đáng với tầm vóc của
Quốc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương như ngày nay.
Bản sắc văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn thể hiện ở
sự liên kết cộng đồng trong xã hội.
Do điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị nên ngay từ thuở sơ khai
người Việt đã có tinh thần đồn kết, có tính cộng đồng cao. Để tồn tại và phát

triển, người Việt đã biết cố kết thành làng xã, cao hơn nữa là dân tộc, quốc gia.
Vì vậy, ý thức cùng chung cội nguồn đã gắn kết con người lại với nhau. Hơn
nữa, chỗ dựa về tinh thần của gia đình, họ hàng, làng xóm là ông bà tổ tiên, là
thành hoàng làng và chỗ dựa tinh thần cho cả dân tộc là Tổ nước Hùng Vương.
Trong ý thức thờ cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm năm, tạo
nên thế song hành với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng gia đình, cái này
nương tựa vào cái kia khơng thể tách rời. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng xun
suốt q trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt tính


9

thống nhất toàn dân tộc và cũng là cội nguồn của các phong tục, tín ngưỡng
khác. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố bởi niềm tin chung một cội
nguồn: tất cả là “đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Ghi nhớ và tôn vinh
công lao dựng nước của Tổ tiên là một nét đẹp văn hóa, ý thức đạo đức và bổn
phận của mỗi người. Đó là điều cốt lõi làm nên giá trị vĩnh hằng của văn hóa
cộng đồng Việt Nam, làm nên sức mạnh cố kết cộng đồng, đoàn kết toàn dân
tộc.
Sự thờ cúng tổ tiên có một nét rất đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả
nước gắn rất chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua Hùng
được coi là tổ tiên của người Việt. Cả nước tơn thờ một vị Quốc Tổ, đó là truyền
thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh.
Như vậy, thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng truyền thống sâu sắc,
một nét đẹp văn hố của dân tộc Việt Nam được củng cố và duy trì khá bền
vững. Thơng qua việc thờ cúng tổ tiên, ai cũng tin rằng tổ tiên gia đình, dịng tộc
của mình là linh thiêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu,
họ phù hộ cho con cháu khi gặp rủi ro, ân thưởng cho con cháu khi làm điều
thiện và cũng quở trách con cháu khi làm điều ác. Chính vì vậy, niềm tin đó làm
cho sự thờ cúng này tồn tại lâu bền. Hai yếu tố đạo lý và tín ngưỡng đã xây

dựng nền tảng cho sự thờ cúng tổ tiên đã và đang làm cho nó trở thành nét sâu
đậm văn hố trong đời sống tâm linh của mọi người.
3.2. Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt
Thờ cúng tổ tiên không những thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người,
mà còn là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về cội nguồn của
gia đình và dân tộc. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu khơng chỉ dừng
lại ý thức, giáo dục đạo đức mà dần dần đã trở thành những nghi thức, tập tục,
khuôn mẫu thường xuyên nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá khứ, hiện
tại và tương lai, với anh em, làng xóm và xã hội.
Thờ cúng tổ tiên, đáp ứng nhu cầu tâm linh dân dã mà sâu sắc, linh động
mà quy củ, đơn giản mà bền vững. Khác với tôn giáo hiện có, tín ngưỡng này


10

khơng có giáo lý thật hệ thống sâu sắc, khơng có tổ chức chặt chẽ, khơng có giáo
luật nghiêm ngặt, khơng có thánh đường nguy nga, cũng chẳng có giáo sĩ, giáo
chủ đầy quyền uy, khơng hứa hẹn gì về thiên đường mà cũng chẳng trừng phạt ai
ở địa ngục. Lúc vui, khi buồn con cháu thường thắp nén nhang với cơi trầu, chén
nước trắng đạm bạc, mời ông bà tổ tiên về để giãi bày gia sự, để chứng giám,
nhằm chia vui, cộng khổ. Đôi khi chỉ là đĩa xôi, miếng thịt, trước cúng sau ăn,
nhưng cũng thoả mãn tâm linh người đang sống. Dù là có phần “hư ảo”, song
người ta vẫn cảm thấy yên tâm khi cầu mong có sự phù hộ độ trì của tổ tiên. Tín
ngưỡng này cịn góp phần duy trì mối quan hệ vơ hình nhưng bền chặt giữa q
khứ với hiện tại, giữa những người đang tồn tại ở dương gian với những người
đã “về quê”, “khuất núi”.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình
thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như
lòng hiếu thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lịng hiếu
học, lịng u nước. Trong đó, u nước là giá trị đạo đức hàng đầu trong hệ

thống đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là những giá trị hết sức
quý báu mà chúng ta cần nghiên cứu, khai thác để phục vụ cho sự nghiệp xây
dựng xã hội mới. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị
trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Nó là một
trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Cùng với tiến trình lịch sử
của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con
người Việt Nam.
Thờ cúng tổ tiên thể hiện lịng hiếu kính: Trong gia đình, người Việt rất
chú trọng xây dựng gia đình, gia đình dịng họ là đơn vị cơ sở của xã hội. Trong
gia đình dịng họ, điều cốt lõi là con người phải có hiếu, hiếu gắn với sự biểu
hiện của nhân. Lấy chữ hiếu để củng cố gia đình ổn định xã hội. Với người Việt
kính hiếu với cha mẹ, ông bà, tổ tiên là ý thức trong từng nghi lễ thờ cúng tổ tiên
đã có từ xa xưa. Hiếu với cha mẹ không phải chỉ là sự thể hiện tình cảm và lịng
biết ơn mà cịn là trách nhiệm nghĩa vụ của đạo làm con.


11

Hiếu với ông bà, cha mẹ trước hết là cách cư xử với người đang sống.
Đạo hiếu trong gia đình người Việt khơng chỉ nhắc nhở con cháu kính hiếu mà
cha mẹ phải quan tâm chăm sóc dạy dỗ con cái. Để dạy dỗ giáo dục con cái nên
người thì cha mẹ phải luôn là những tấm gương sáng cho con cái.
Với người sống là như vậy, còn với người đã khuất thì người Việt bày tỏ
lịng hiếu kính sâu sắc. Thờ phụng tổ tiên là một trách nhiệm có tính cách ln lý
đối với người Việt, và nó thể hiện cho nhu cầu được phát lộ tình cảm và niềm tin
huyết thống trong mơi trường gia đình. Bàn thờ là nơi ngự trị của các bậc tiền
nhân trong gia đình, vì thế nó thường đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong
nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà cịn tránh gió, bụi bặm và côn
trùng. Việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc được thực hiện một cách cẩn
thận, tỉ mỉ.

Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ dừng lại ở việc đối xử như thế nào với
người chết mà bên cạnh đó cịn nhắc nhở những người đang sống hãy sống có
trách nhiệm, hướng thiện; hạn chế những điều vơ ln bất hiếu, tự điều chỉnh
hành vi của mình trong mối quan hệ với cộng đồng, xã hội.
Như vậy giá trị văn hóa của người Việt vừa dung dị vừa sâu sắc và giàu
tính thực tiễn. Thể hiện một cách sâu sắc lòng hiếu thảo của con người Việt, lẽ
sống Việt: Phụng dưỡng ơng bà cha mẹ lúc cịn sống, thờ phụng khi chết. Bên
cạnh đó giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cịn là sự thể hiện ý
tưởng nhớ về cội nguồn.
Thông qua nghi lễ thờ cúng, người Việt Nam gửi gắm tình cảm biết ơn đối
với tổ tiên. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và vì “Cây có gốc mới nở cành xanh
ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sơng sâu”. Trong mỗi gia đình, tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên dần trở thành đạo lý “uống nước nhớ nguồn” thành “đạo hiếu”. Đạo
hiếu là cái gốc của mỗi con người. Công cha, nghĩa mẹ như núi cao, nước nguồn
cho nên phải hiếu thảo với cha, mẹ khi cịn sống, thành kính, biết ơn, tiếc thương
khi cha, mẹ khuất núi về với tổ tiên. Lòng hiếu thảo là giá trị đạo đức quý báu
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Cùng với sự thể hiện đạo


12

hiếu với tổ tiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là sợi dây liên kết giữa những
con người trong cuộc sống hiện tại. “Anh em như thể chân tay”, bà con làng
xóm “tắt lửa tối đèn có nhau”, tình nghĩa xóm làng tương thân, tương ái, giúp đỡ
nhau trong cuộc sống. Từ đó lịng nhân ái, tính cộng đồng được xây dựng, củng
cố, cũng là những giá trị đạo đức đáng trọng, không thể thiếu trong đời sống xã
hội của mỗi con người. Tưởng nhớ tới tổ tiên, người Việt Nam khéo bảo nhau
phải sống sao cho xứng đáng với kỳ vọng của tổ tiên “con hơn cha, nhà có
phúc”. Để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc để có thể tự hào kính báo với tổ tiên,
để khỏi phải hổ thẹn với tổ tiên. Khi con cháu phấn đấu thành đạt thì “vinh quy

bái tổ”. Tưởng nhớ đến tổ tiên khơng chỉ là hồi niệm về q khứ, mà cịn là noi
gương cha ơng để sống đẹp đẽ sao cho không phải hổ thẹn vớ tổ tiên.
Người Việt luôn cần cù, sáng tạo trong việc tạo dựng cuộc sống. Đức tính
cần cù, sáng tạo trong lao động cũng được hình thành và khẳng định một phần
thơng qua ý thức về tổ tiên, cội nguồn. Tổ tiên không chỉ là tấm gương sáng cho
con cháu noi theo, hiếu đễ với tổ tiên cịn có nghĩa là con cháu phải thành đạt,
thành đạt làm rạng rỡ tổ tiên, dòng họ, làng xóm, q hương. Song để thành đạt
phải kiên trì tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phải chịu khó học hỏi: Đức tính hiếu
học cũng là một giá trị đạo đức tốt đẹp ẩn chứa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên. Đạo lý hướng về cội nguồn riêng, về những người có cơng sinh thành tạo
dựng cuộc sống đối với con người Việt Nam thì đồng thời cũng là đạo lý hướng
về cội nguồn chung của dân tộc. Tình yêu quê hương, yêu đất nước cũng được
hun đúc từ đây. Người Việt về viếng tổ, là tỏ lịng kính hiếu tổ tiên nhân thêm
tình thương yêu con người, xứ sở. Kính hiếu với tổ tiên là kính hiếu với Mẹ Âu
Cơ, với Vua Hùng “đã có cơng dựng nước”. Lịng yêu nước, tự hào dân tộc là
giá trị đạo đức quý báu, xuyên suốt và có ý nghĩa định hướng cho lẽ sống của
con người Việt Nam. Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam
trong quá trình hình thành, tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo
đức truyền thống như lòng hiếu thảo, lịng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù,
sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước.


13

Bản thân mọi giá trị không phải “nhất thành bất biến” mà nó ln biến đổi
cùng tiến trình lịch sử. Các giá trị của ngày hôm qua chưa hẳn đã là giá trị của
ngày hôm nay. Nhưng giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như đã
khái quát trên có thể nói là vĩnh hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của dân
tộc, song bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên cũng chứa đựng trong nó những
giá trị đạo đức khơng phải là khơng có hạn chế lịch sử, bởi nó là sản phẩm tinh

thần của “nền văn minh nông nghiệp”, “văn minh làng xã” trong lịch sử. Việc kế
thừa những giá trị đạo đức truyền thống đòi hỏi phải được kết hợp với những giá
trị đạo đức mới. “Nội dung mới” cần được đưa thêm vào “hình thức cũ” cho phù
hợp với xã hội công nghiệp hiện đại. Hiếu với tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ cần được
nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó là “hiếu với dân, với nước”; lịng nhân ái phải
được nhân lên thành chủ nghĩa nhân đạo; tính cộng đồng cần được kết hợp với
chủ nghĩa tập thể, lòng yêu nước phải gắn với yêu chủ nghĩa xã hội; tính cần cù,
sáng tạo trong lao động phải gắn với lịng tự tin, ý thức làm chủ khoa học, cơng
nghệ hiện đại. Có như vậy thì những giá trị đạo đức truyền thống, trong đó có
những giá trị đạo đức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mới có ý nghĩa tích cực
trong việc giữ gìn và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Như vậy, có thể thấy rằng thơng qua nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người
Việt đã có vai trị rất quan trọng trong việc giáo dục con người, được thể hiện ở
đạo lý làm người, có thứ bậc giữa các thành viên trong gia đình, dịng họ. Đó là
một nét đẹp của nền văn hóa gia đình, dịng họ, dân tộc. Mặt khác, nó đáp ứng
được nhu cầu tâm linh của con người, từ đó củng cố thêm lịng hiếu thảo vốn có
của người Việt Nam, tạo nên một truyền thống tốt đẹp lưu truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Ngày nay, đất nước đang vươn tới một xã hội văn minh hiện
đại, nhưng vẫn phải giữ được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trong đó mỗi gia
đình là một tế bào của xã hội và việc thờ cúng tổ tiên vẫn chiếm vai trò quan
trọng trong đời sống cộng đồng người Việt.
4. Một số giải pháp phát huy những giá trị của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên trong đời sống người Việt


14

Một là, tăng cường các biện pháp tổ chức, quản lý hành chính kết hợp với
tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của người dân. Các cấp, ngành và các cơ
quan chức năng phải có sự quản lý giám sát chặt chẽ các hoạt động tổ chức, kinh

doanh trong lễ hội; phân công trách nhiệm cụ thể từng cơ quan, ban, ngành tránh
tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Tuyên truyền, giáo dục người dân
hạn chế những yếu tố thiếu lành mạnh, mê tín dị đoan trong tổ chức tang ma, giỗ
chạp, lễ hội như: xem bói, xem quẻ,...; những nguy hại của việc lợi dụng chính
sách tự do tín ngưỡng, tơn giáo để hoạt động chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân
tộc; kiên quyết xử lý nghiêm những cá nhân lợi dụng tự do tín ngưỡng, tơn giáo
để phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội, gây rối trật tự công cộng, chia rẽ khối đại
đồn kết tồn dân tộc.
Hai là, xây dựng mơi trường văn hóa - xã hội lành mạnh. Xây dựng và
phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một mục tiêu quan
trọng trong sự nghiệp đổi mới. Sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới muốn
thành cơng phải dựa vào lịng dân, phải “làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn bộ
đời sống và hoạt động của xã hội, từng tập thể, cộng đồng, từng địa bàn dân cư
vào lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống
tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển”. Trên cơ sở đẩy
mạnh phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây
dựng mơi trường văn hóa - xã hội lành mạnh là điều kiện khơng thể thiếu và góp
phần phát huy những giá trị tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên, nhất là trong nghi lễ thờ cúng tổ tiên.
Ba là, chăm lo đời sống vật chất, nâng cao trình độ mọi mặt cho nhân dân;
đảm bảo việc làm đầy đủ và hợp lý cho người lao động, cải thiện các điều kiện
làm việc cho người lao động. Cùng với vấn đề việc làm hợp lý thì quyền được
hưởng thụ những thành quả lao động của mình cũng là một mặt hết sức quan
trọng của cuộc sống con người. Con người được đặt vào vị trí trung tâm của các
chương trình, kế hoạch kinh tế - xã hội, hay nói cách khác, chính sách kinh tế
của Đảng và Nhà nước hướng vào cải thiện các điều kiện sinh hoạt vật chất và


15


văn hóa tinh thần cho nhân dân. Nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, địi
hỏi phải khơng ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền làm
chủ của nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực, đảm bảo cơng bằng xã hội

KẾT LUẬN
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là nét đẹp trong sinh hoạt văn
hóa cộng đồng, góp phần hình thành nên một ý thức hệ thống văn hóa xu hướng
hướng về tổ tiên, cộng đồng tạo nên một sức mạnh “nội sinh” của người Việt.
Đó chính là nét văn hóa truyền thống góp phần bảo tồn di sản tinh thần và đạo
đức trong đời sống con người lưu truyền từ ngàn xưa.
Thờ cúng tổ tiên là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về
cội nguồn gia đình, dịng họ, dân tộc. Nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá
khứ, hiện tại và tương lai, với anh em, làng xóm và xã hội. Đáp ứng nhu cầu tâm
linh của đông đảo nhân dân lao động. Ở mức độ nào đó, thờ cúng tổ tiên là nét
đẹp văn hóa, nó khơng chỉ củng cố quan hệ huyết thống trong gia đình, dịng họ
mà cịn khẳng định tính cộng đồng làng xã, ước mong bảo đảm sự bình yên cho
cả dân tộc. Củng cố lòng hiếu thảo, đức nhân ái, tính cần cù, ý thức cộng đồng,
yêu quê hương đất nước,... vốn là những giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy
nhiên, việc kế thừa giá trị đạo đức truyền thống trên cơ sở bổ sung thêm những
giá trị mới để phù hợp với xã hội công nghiệp hiện đại. Đồng thời, thờ cúng tổ


16

tiên góp phần bảo lưu, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của ông cha trước sự
xâm lăng của văn hóa phương Tây.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình cao cấp lý

luận chính trị: Tơn giáo và tín ngưỡng, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, H.2018.
2. Toan Ánh, Phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình Việt Nam, Nhà
xuất bản văn hóa dân tộc, H.1996.
3. Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo (Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
bản sắc văn hóa của người Việt.



×