Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

KHẢO SÁT ỨNG DỤNG VẠT DA CHÉO NGÓN TRONG ĐIỀU TRỊ KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM NGÓN TAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 10 trang )

KHẢO SÁT ỨNG DỤNG VẠT DA CHÉO NGÓN TRONG ĐIỀU TRỊ
KHUYẾT HỔNG PHẦN MỀM NGĨN TAY
Bs.Dương Cơng Điền, Bs.CKII.Tần Ngọc Sơn, BS.Nguyễn Cơng Lập
Khoa Bỏng – tạo hình thẩm mỹ, BVĐKTW Cần thơ
Tổng quan: Những khuyết hổng phần mềm ngón tay là phổ biến nhất ở tổn thương bàn tay.
Phục hồi giải phẫu và chức năng vẫn còn là thách thức về kỹ thuật, và là một trong những
nguyên lý cơ bản trong điều trị tổn thương ngón tay. Vạt chéo ngón thực hiện đơn giãn và dễ
dàng, và là phương pháp rất hữu dụng trong tạo hình che phủ tổn thương búp ngón tay. Mục
tiêu nghiên cứu này để đánh giá hiệu quả ứng dụng lâm sàng vạt chéo ngón trong che phủ
khuyết hổng phần mềm ngón tay.
Đối tượng và phương páp nghiên cứu: Nghiên cứu tiền cứu mô tả, với tất cả bệnh nhân trên
16 tuổi, đến khám và điều trị tại Khoa Bỏng – tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa trung
ương Cần thơ, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019.Tất cả bệnh nhân khuyết hổng phần mềm
ngón tay được che phủ bằng vạt da chéo ngón, và tất cả các trường hợp được tê vùng. Ghi
nhận lại một số đặc điểm như nguyên nhân tổn thương, kích thước tổn thương, kích thước vạt
da, kiểu vạt, nơi cho vạt, phương pháp phói hợp, khả năng sốt của vạt, tầm vận động ngón tay
và các biến chứng..
Kết quả: 31 bệnh nhân, tuổi trung bình là 36.32±16. Đa số bệnh nhân bị tai nạn lao đông, tay
phải (61.3%), và tần suất nhiều ở ngón II (38.71%), ngón III (29.03%), đốt xa chiếm tỉ lệ cao
nhất (96.78%). 100% các trường hợp sử dụng vạt da chéo ngón, bệnh nhân xuất viện ngay sau
phẫu thuật. Thời gian tách ngón từ 14 -21 ngày (trung bình 15.9±15). Hầu hết vạt da sồng
hồn tồn, khơng ghi nhận sẹo xấu nơi cho và nhận vạt
Bàn luận: Tuy có nhiều cải tiến về kỹ thuật, phương pháp điều trị nh vạt chéo ngón vẫn là
mang lại kết quả tốt và ít biến chứng. Do đó, vạt chéo ngón rất có hiệu quả cho che phủ
khuyết hổng mơ mềm ngón tay.
Từ khóa: Vạt chéo ngón, vạt chéo ngón bì ngược dịng, vạt chéo ngón dạng vịng C, tổn
thương búp ngón tay, các vạt da đảo, phẫu thuật bàn tay.

EVALUATE THE EFFICACY OF CROSS FINGER FLAPS IN
COVERAGE OF FINGER SOFT-TUSSUE DEFECTS
Duong Cong Dien.MD, Tan Ngoc Son Pro.MD, Nguyen Cong Lap.MD


Department of Esthetic plastic surgery and Burn, Can tho Central General Hospital
Objective: Finger Soft- tissue defects are the most common form of the hand injuries.
Restoration of the anatomy and function is still a technical challenge and is one of the basic
tenets of the management of finger injuries. The cross finger flap is simple and easy to do and
is a very useful tool in reconstruction of the pulp of the finger. This study aims to evaluate the
efficacy of clinical application of cross finger flap in the coverage of finger soft-tussue
defects.
Materia and methods: The study was conducted on a prospective basis in the Department of
Esthetic plastic surgery and Burn, Can tho Central General Hospital, The study period was
from janury to december 2019. All of patients over 16 years old who underwent cross-finger
flaps reconstruction for finger soft-tussue defects. All cases were done under local
anaesthesia. Preoperative parameters which were recorded were mechanism of injury, size of
defect, size of the flap, kind of cross-finger flaps, location of donor site and method of

1


coverage of secondary defect. Outcome measures recorded were flap viability, range of
motion of fingers and presence of other complications.
Result: 31 patients were included in this study. The mean age of patients was 36.32±16. The
most common mode was accidental machine injury, the right hand (61.3%) and the index
finger (38.71%), middle finger (29.03%) most frequently, distal phalanges account for the
hightest percentage (96.78%). The cross-finger flaps were used for all cases and 100%
patients were comback imediately after surgery. Time to devision ranged from 14 – 21 (mean
15.9 ±15). All flap survived.There was no reported case of hypertropic scar at donor site.
Conclusion: Inspite of changes in design, technique, and modifications in the donor finger,
the cross-finger flap has good outcomes and less complications. Hence, Cross finger flap is
very effective for the coverage of soft-tissue defects in the fingers.
Key words: Cross-finger flap, reverse dermis cross-finger flap, C-ring flap, fingertip injuries,
skin island flaps, hand surgery.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bàn tay là cơ quan hoạt động nhiều nhất của cơ thể, dùng để cấm nắm, sờ mó và lao
động tinh vi, giao tiếp…nên rất dễ bị tổn thương. Do đặc điểm cấu trúc giải phẫu tinh vi và
phức tạp, cũng như chức năng bàn tay rất quan trong, đặc biệt là ở các ngón tay, dưới lớp da
và tổ chức mỡ là các thành phần quan trọng liên quan tới ni dưỡng và chức phận của ngón
tay. Tổn thương ngón tay sẽ dễ lộ mạch máu, thần kinh, gân, xương và khớp ngón tay. Vạt da
che phủ búp và ngón tay thì nhiều nhưng vạt da thích hợp để che phủ tổn thương thì phải chọn
lựa. Vạt da thích hợp là vạt da phù hợp với bệnh nhân về tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng tổn
thương tại chỗ, vị trí và kích thước mất da, trình độ chun mơn phẫu thuật viên… Vạt da
chéo ngón được mơ tả đầu tiên bởi Michael Gurdin và John W. Pangman vào năm 1950, được
ứng dụng và cải tiến trong điều trị khuyết hổng phần mềm ngón tay cho đến ngày nay.
Ở Việt nam, vạt da chéo ngón hầu hết được ứng dụng trong điều trị khuyết hổng phần
mềm búp và ngón tay, tai nhiều cơ sở Bệnh viện lớn. Nhưng nghiên cứu cụ thể về vạt da chéo
ngón và ứng dụng lâm sàng chưa nhiều, còn hạn chế. Để hiểu rõ hơn về đặc điểm của vạt và
hiệu quả ứng dụng lâm sàng. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu vạt da chéo ngón ở ngón
tay để che phủ vùng mất da ngón tay, tại khoa Bỏng – tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện đa khoa
trung ương Cần thơ (BVĐKTW Cần thơ). Từ đó làm cơ sở để đánh giá những ưu, khuyết
điểm của vạt da, giúp các phẫu thuật viên có cái nhìn rõ hơn về vạt da này. Mục tiêu là đánh
giá hiệu quả ứng dụng lâm sàng vạt da chéo ngón trong điều trị khuyết hổng phần mềm ngón
tay.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Ngón tay được cung cấp máu từ hai động mạch gan ngón riêng phân nhánh từ các
động mạch gan ngón chung và xuất phát từ cung gan tay nông hợp bởi động mạch trụ và
nhánh gan tay nông của động mạch quay. Hai động mạch mặt lưng ngón tay xuất phát từ
mạng liên cốt mặt lưng bàn tay cung cấp máu cho vùng mặt lưng đốt gần ngón tay.

2


Hình 1.1 Giải phẫu mạch máu ngón tay

(Nguồn: Netter F.H., [Nguyễn Quang Quyền
dịch] (1996), Atlas giải phẫu người, tr.471)
Hệ thống tĩnh mạch sâu đi theo động mạch
gan ngón riêng thì khơng hằng định. Hệ thống tĩnh
mạch nơng thì nhỏ, dày đặc và chứa nhiều van. Các
ngón tay nhận được sự phân bố thần kinh từ thần
kinh giữa, thần kinh trụ và thần kinh quay.
Phân loai mất da đầu ngón giúp cho việc điều trị dễ dàng và hiệu quả, điển hình như:
Phân loại theo vùng và mặt cắt của ROSENTHAL E. A
Vùng 1 : Từ đầu ngón đến xương đốt xa
Vùng 2 : Từ đầu ngón đến quầng trắng của giường móng
Vùng 3 : Ảnh hưởng đến vùng sinh móng
Hình 1.2 Phân loại tổn thương đốt xa ngón tay
theo ROSENTHAL E. A
(Nguồn:Rosenthal E.A ( 1983 ), Treatment of fingertip and nail bed injuries, Orthop
Clin North Am, tr.675 – 97).
Các phương pháp điều trị bao gồm: cắt ngắn xương, ghép da tự thân, tạo hình vạt da
che phủ. Cắt ngắn xương là thủ thuật đơn giản nhưng bệnh nhân sẽ bị ngắn ngón tay có khi
phải tháo khớp ngón tay. Hiện nay, phương pháp này ít được áp dụng. Ghép da: Đối vớt tổn
thương khơng lộ gân, xương chúng ta có thể ghép da. Tạo hình vạt da che phủ khuyết hổng
ngón tay bao gồm: vạt da tại chổ (vạt da ATASOY, vạt KUTLER, vạt da MOBERG…), vạt da
vùng là vạt da được lấy nằm gần vùng mất da (vạt da chéo ngón, vạt da diều bay, vạt da mơ
cái…). Vạt da chéo ngón: được mơ tả đầu tiên bởi Gurdin và Pangman vào năm 1950, vạt
được lấy từ ngón kế cận ngón tổn thương trên cùng một bàn tay. Hiện nay có rất nhiều biến
thể vạt chéo ngón, nhưng cơ bản có 3 dạng vạt. Vạt chéo ngón cổ điển (vạt da cân) là vạt da
gồm da và mô dưới da, được lấy từ da mặt lưng của ngón tay kế cận ngón tổn thương, là vạt
da ngẫu nhiên, được nuôi dưỡng bởi mạng mạch dưới da. Ứng dụng che phủ các khuyết hổng
phần mềm lộ gân xương mặt lòng đốt gần, giữa va tổn thương tới vùng II, III của đốt xa, mõm
cụt ngón tay.
Hình 1.3 Vạt Standard cross – finger

(Nguồn: Master Techniques in
Orthopaedic Surgery: Soft Tissue Surgery, 1st
Edition. Lippincott Williams & Wilkins.
Copyright © 2009, tr.250 – 251)
Vạt chéo ngón dạng cân mỡ (vạt cân
mỡ): cũng là dạng vạt ngẫu nhiên. Thành phần vạt bao gồm lớp trung bì, mỡ dưới da và cân.
Cuống nuôi vạt nằm cùng bên với ngón tổn thương. Ứng dụng che phủ các trường hợp khuyết
hổng phần mềm mặt lưng đốt gần và giữa ngón tay lộ gân xương.

3


Hình 1.4 Vạt cân mỡ dưới da chéo ngón
(Nguồn: Hand Clin (2014) Local Flaps of The Hand, National
Centrer for Biotechnology Information 30(2). tr 137 – 151)
Vạt chéo ngón dạng vịng C (vạt cuống mạch liền): là vạt da
có cuống mạch ni, mỗi ngón tay có hai động mạch hai bên ngon
cung cấp máu cho ngón tay, vạt được bóc tách dựa trên động mạch
bên ngón, có thể là cuống ni vạt đầu gần hoặc đầu xa.
Áp dụng: che phủ các
khuyết hổng phần mềm lộ gân
xương mặt lưng hay mặt lòng đốt gần, giữa va tổn
thương tới vùng II, III của đốt xa, khuyết hỏng tồn bộ
đốt ngón tay, tổn thương kiểu lột gang đốt xa, mõm cụt
ngón tay lộ xương nhiều, tổn thương qua khớp.
Hình 1.5 Vạt cross – finger C ring
(Nguồn hình: Fingertip Reconstruction, Trần Thiết Sơn)
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân trên 16 tuổi, đến khám và điều trị tại Khoa Bỏng – tạo hình thẩm mỹ, Bệnh
viện đa khoa trung ương Cần thơ, từ 01 – 12/2019, đáp ứng tiêu chuẩn: Khuyết hổng mơ mềm

ngón tay để lộ gân hay xương ở đốt gần, giữa và đốt xa ở vùng 2, vùng 3 theo phân loại
Rosenthal E.A , được điều trị bằng vạt da chéo ngón. Tiêu chuẩn loại trừ: Các khuyết hổng
tồn bộ ngón tay (kiểu lột găng). Tổn thương nhiều ngón trên cùng bàn tay, kể cả ngón cho
vạt. Ngón cho vạt da bị tổn thương nơi cho vạt hoặc tổn thương mạch máu kèm theo. Các
khuyết hổng mô mềm mà bệnh nhân mắc các bệnh viêm tắc động mạch hay bệnh lý mạch
máu ngoại biên, rối loạn đông máu. Thực hiện nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu
thuận tiện. Khám sàng lọc bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn bệnh và đánh giá tổn thương
theo các tiêu chuẩn: Vị trí khuyết hổng; kích thước; mặt cắt vết thương; tình trạng khuyết
hổng; tổn thương kèm theo
Kỹ thuật phẫu thuật : Thiết kết vạt dựa theo hình dạng, kích thước tổn thương tại chổ
ngón tay của bệnh nhân. Vạt chéo ngón cổ điển: Cuống ni vạt nằm cùng bên với ngón tổn
thương. Giới hạn bờ xa vạt không vượt qua đường giữa bên ngón tay. Giới hạn bờ trên và
dưới của vạt khơng vượt qua đường giữa khớp liên
đốt ngón tay
Hình 6. Các bước tiên tiến hành phẫu thuật
(Nguồn: Master Techniques in Orthopaedic
Surgery: Soft Tissue Surgery, 1st Edition. Lippincott
Williams & Wilkins. Copyright © 2009, tr. 249 –
250.)
Vạt chéo ngón dạng cân mỡ có cuống ni
vạt nằm cùng bên với ngón tổn thương. Giới hạn bờ xa vạt không vượt qua đường giữa bên
ngón tay. Giới hạn bờ trên và dưới của vạt khơng vượt qua đường giữa khớp liên đốt ngón tay.
Vạt chéo ngón dạng vịng C (vạt cuống mạch liền) là vạt được bóc tách dựa trên động mạch
bên ngón, có thể là cuống ni vạt đầu gần hoặc đầu xa. Vạt được thiết kế quanh đốt giữa
ngón tay như một vòng mở. Tùy theo cuống vạt đầu gần hay đầu xa mà ta cột và cắt bó mạch
đầu cịn lại, tách rời cuống vạt ra khỏi nơi cho vạt. Sau khi bóc tách xong vạt, tách rời cuống

4



vạt ra khỏi nơi cho vạt, di chuyển vạt da đến chỗ khuyết hổng, khâu cố định vào ngón nhận
vạt. Vùng cho vạt được ghép da dày lấy tư cánh tay. Tập vận động chủ động các ngón tay sau
5 ngày. Tái khám theo lịch hẹn: 1, 2, 3, 5, 8 tuần.
Đánh giá khả năng che phủ và sức sống của vạt bao gồm: Đo kích thước của vết
thương sau khi cắt lọc, đo kích thước vạt da sau khi bóc tách. Khả năng che phủ hồn tồn,
khơng hồn tồn tổn thương và không cần ghép da bổ sung hay che phủ khơng hồn tồn tổn
thương và có ghép da bổ sung. Đánh giá sự sống của vạt da theo tiêu chuẩn: Sống hoàn toàn;
hoại tử một phàn nhỏ hơn 1/3 diện tích vạt; hoại tử hồn tồn vạt da hoại tử tồn bộ .
Thời gian tách ngón (ngày): thời gian tính từ lần phẫu thuật đầu tiên tạo hình vạt chéo
ngón để che phủ tổn thương ngón tay đến thời điểm phẫu thuật lần 2 để tách rời ngón
tay.Trước 14 ngày; từ 14 – 21 ngày; sau 21 ngày
Biến chứng nơi cho vạt (hoại tử da ghép, lộ gân, nhiễm trùng, sẹo xơ cưng, sẹo xấu).
Nơi nhận vạt (chảy máu, tụ máu dưới vạt. sung huyết, phù nề vạt da, nhiễm trùng vết mổ, hoại
tử vạt da. sẹo xấu). Đo tầm vận động khớp bàn đốt, khớp liên đốt gần, khớp liên đốt xa bên
ngón tay tổn thương và so sánh với ngón tay tương ứng bên lành. Tiêu chuẩn đánh giá theo
cách đo tầm vận động chủ động tồn bộ của ngón tay TAM (Total Active motion) của Hiệp
hội phẫu thuật bàn tay Hoa Kỳ. Thẩm mỹ ngón tay bị thương được đánh giá bằng: hình dạng
ngón tay, sẹo ngón tay, sự hài lịng của bệnh nhân. Phân loại kết quả ngay sau mổ và 3 tháng
đầu, căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá của Oberlin.C và Duparc.J
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 01 – l2/2019, tại Khoa Bỏng – tạo hình thẩm mỹ, Bệnh viện
đa khoa trung ương Cần thơ. Chúng tôi ghi nhận 31 bệnh nhân thỏa các tiêu chí chọn bệnh
được đưa vào nghiên cứu, với kết quả sau: Thấp nhất là 16 tuổi, tuổi cao nhất là 67 tuổi, tuổi
trung bình (36.32±16.67). Nhóm tuổi thanh niên và trung niên chiếm tỷ lệ cao nhất (67.7%).
Đây là lực lượng chính tham gia trong lao động và các hoạt động xã hội , có tới 21 nam

chiếm (67.7%), gấp gần 2 lần nữ. Công nhân chiếm đa số các trường hợp (48.4%),
CNVC không ghi nhận trường hợp nào. Đa số các trường hợp bị tổn thương ngón tay làm
khuyết hổng phần mềm để lộ gân xương là do tai nạn lao động chiếm tỷ lệ (41,9%),
Tổn thương xảy ra ở tay phải chiếm (54,8%) nhiều hơn tay trái. Tỷ lệ tổn thương xảy

ra ở tay phải so với tay trái không quá chênh lệch. Ngón bị tổn thương nhều nhất là ngón II
(38.71%) và ngón III (29.03%). Trong đó, đốt xa chiếm tỷ lệ cao nhất (96.78%), đốt giữa gập
1 trường hợp tổn thương mặt lịng, khơng ghi nhận tổn thương ở đốt gần. Có 30/31 trường
hợp tổn thương ghi nhận ở đốt xa, trong đó tổn thương trên cả 2 vùng II,III chiếm tỷ lệ
(76.67%). Tất cả được tạo hình che phủ tổn thương bằng vạt chéo ngón từ ngón kế bên ngón
tổn thương chiếm tỷ lệ (100%). Có 1 trường hợp tổn thương qua khớp liên đốt xa và 5 trường
hợp (16.1%) tổn thương phần mềm có tổn thương xương kèm theo, xảy ra trên đốt xa ngón
tay. Khơng ghi nhận trường hợp nào tổn thương gân kèm theo.
31 trường hợp tổn thương được che phủ bằng vạt da cân chéo ngón chiếm (100%). Có
thể do đặc thù tổn thương, đồng thời lượng bệnh điều trị tại khoa chưa nhiều, thời gian nghiên
cứu chưa đủ để đa dạng hóa các mặt bệnh.
Bảng 1. Phân bố diện tích tổn thương khuyết hổng phần mềm đốt ngón tay.
Diện tích (mm)
Số trường hợp
Tỷ lệ %

<200
10
32.3

200 - < 300
9
29

300 - < 400
9
29

5


>400
3
9.7

Tổng
31
100


Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận diện tích vết thương hay gập nhất
có diện tích < 200 mm 2 có 10 trường hợp (32.3%). Diện tích trung bình của tổn trương:
261.55 ± 103.71mm2.
100% các trường hợp được phẫu thuật ngay sau khi nhập viện và xuất viện trong ngày.
Bảng 2. Phân bố diện tích vạt che phủ khuyết hổng phần mềm đốtngón tay.
Diện tích vạt
200 - < 300
300 - < 400
400 - < 500
>500
Tổng
(mm)
Số trường hợp
9
15
6
1
31
Tỷ lệ %
29
48.4

19.36
3.24
100
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận diện tích vết hay gập nhất có kích
thước 300 - <400mm2 có 15 trường hợp (48.4%). Diện tích trung bình của tổn trương:
347.97±324 mm2.
Kết quả cho thấy vạt lấy được có kích thước tương đương hoặc lớn hơn tổn thương
khuyết hổng phần mềm ngón tay, nên khả năng vạt da chéo ngón che phủ hết tổn thương là
hồn tồn có thể. Thời điểm lành và tách ngón, trung bình: 15.9 ± 15. Có 1 trường hợp tách
ngón sớm nhất vào ngày thư 12 và 1 trường hợp tách ngón vào ngày thứ 23. Có 29 trường hợp
vạt sống hồn tồn (93.55%), có 2 trường hợp chết mép da do khâu căng vạt để che hết tổn
thương (6.45%), không ghi nhận trường hợp nào hoại tử hoàn toàn hay nhễm trùng vết thương
sau mổ. Sự sống của vùng cho vạt da: Tất cả đều lành tốt và da ghép bám sống hoàn toàn,
Bảng 3. Kết quả đo tầm vận động khớp của 32 ngón tay theo tiêu chuẩn TAM
Kết quả
Tốt
Khá
Kém
Tổng cộng
0
0
0
0
TAM
>210
180 – 210
<180
Số ngón tay
25
7

0
32
0
Chúng tơi nhận thấy có 25 ngón có kết quả tốt với TAM ≥ 210 , 7 ngón tay có kết quả
khá. Tất cả 31/31 ngón tay được phẫu thuật làm vạt da chéo ngón đều không bị hạn chế vận
động khớp khi vận động thụ động.
Vùng cho vạt, 100% trường hợp có màu sắc của vùng da ghép sậm hơn so với vùng da
xung quanh ngón tay, có sẹo lõm nhẹ so với vùng da xung quanh, khơng có trường hợp sẹo lồi
hay sẹo co rút, có sẹo ít mềm mại. Vùng nhận vạt, 100% trường hợp có màu sắc vạt da tương
đồng với da xung quanh ngón tay, khơng có trường hợp sẹo lồi hay sẹo co rút, sẹo mềm mại
bình thường. Đa số trường hợp hài lịng (54.8%) đến rất hài lịng, khơng có bệnh nhân nào
khơng hài lịng.
BÀN LUẬN
Nhóm tuổi chiếm đa số là từ 18 – 50 tuổi (67.7 %), trung bình là: 36.32 ± 16.67 tuổi.
Đa số bệnh nhân nằm trong độ tuổi lao động. So với nghiên cứu của tác giả P.D.L.Thắng tuổi
trung bình bệnh nhân là 34.3 tuổi, M.T.Đức tuổi trung bình bệnh nhân là 30.8 tuổi. Nae-Ho
Lee nghiên cứu trên 90 BN có 53 nam và 37 nữ, độ tuổi từ 3 – 76 tuổi, trung bình là 46 tuổi.
Kết quả theo nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận gần tương đương với nghiên cứu của các tác
giả trong nước và ngoài nước. Trong nghiên cứu của chúng tơi nam chiếm ( 67.7%) và có tỷ
lệ cao gấp 2 lần nữ. M.T.Đức, tỷ lệ nam giới chiếm (74.2%) cao gấp 2.87 lần nữ.
P.D.L.Thắng, tỷ lệ nam giới chiếm (72.7%) cao gấp 2.66 lần nữ. Dr. Nitesh Kumar Goyal và
cộng sự, tỷ lệ nam giới chiếm (80%) cao gấp 4 lần nữ. Điều này cũng phù hợp với các thống
kê của một sô tác giả khác trong nước và ngoài nước. Tỷ lệ nam chiếm cao hơn nữ, có thể do
đặc điểm tổn thương, các nghành nghề lao động tay chân hầu hết do nam làm. Chúng tôi ghi
nhận công nhân chiếm tỉ lệ cao 15 trường hợp (48.4%), phù hợp với độ tuổi bị tai nạn chiếm

6


đa số, nằm trong độ tuổi lao động. Tiếp theo là nông dân (22.6%), va một số nghành nhề khác.

So với tác giả M.T.Đức nghiên cứu trên 31 bệnh nhân, công nhân 21 trường hợp, chiếm tỉ lệ
cao (67.7%). P.D.L.Thắng thực hiện trên 33 bệnh nhân, công nhân 17 trường hợp, chiếm tỉ lệ
(51.5%). Hầu hết tổn thương đều liên quan đến lao động tay chân, người lao động không được
trang bị bảo hộ an toàn lao động đầy đủ, tai nạn ln rình rập đối với người lao động ở những
cơ sở sản xuất mà trang thiết chưa được trang bị hiện đại…Trong đó, tai nạn lao động chiếm
đa số, phù hợp với tình hình nước ta là một nước đang phát triển công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, nông nghiệp
Tổn thương khuyết hổng phần mềm ngón tay xảy ra ở tay phải (61.3%) nhiều hơn tay
trái (38.7%). Tỷ lệ tổn thương xảy ra ở tay phải so với tay trái không quá chênh lệch. Trong
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, ngón bị tổn thương nhiều nhất là ngón II với 12 trường
hợp (38.71%), tiếp theo là ngón III 9 trường hợp (29.03%), tương ứng với các ngón cịn lại
mỗi ngón là 3 trường hợp. So với các tác giả khác thì có đơi chút khác biệt.
Bảng 4. So sánh tỷ lệ ngón tay bị tổn thương
Ngón Ngón
Tác giả
I

Ngón
II

Ngón
III

P.D.L.Thắng

21.2%

30.3%

0%


Ngón
IV

Ngón
V

30.3
6.1%
%
M.T.Đức
0%
50%
25%
21.9
3.1%
%
D.C.Điền
9.68
38.71
29.03
9.68
9.68
%
%
%
%
%
Nhận thấy, tỷ lệ tổn thương xảy ra trên ngón tay trong nghiên cứu của chúng tôi gần
tương đồng với tỷ lệ tổn thương xảy ra trên ngón tay trong nghiên cứu của M.T.Đức. Tuy

nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tổn thương xảy ra hầu hết ở đốt xa (93.55%), tập
trung ở cả vùng II, III chiếm tỷ lệ (76.67%), tương đồng với tỷ lệ tổn thương xảy ra trên ngón
tay trong nghiên cứu của V.H.Khánh (80%) . Tất cả được tạo hình che phủ tổn thương bằng
vạt chéo ngón từ ngón kế bên ngón tổn thương chiếm tỷ lệ (100%). Trong nghiên cứu của
Bista.N, kết quả trên 22 trường hợp, tuy khơng nói rõ tỉ lệ tổn thương xảy ra ở mỗi ngón
nhưng cũng có ghi nhận khuyết hổng hầu hết xảy ra ở ngón II và ngón III bàn tay. Tác giả
Nae Ho Lee tạo hình che phủ khuyết hổng 90 búp ngón tay, có 43 trường hợp xảy ra ở ngón
giữa.
Có 30/31 trường hợp trên đốt xa, hầu hết tổn thương ở vùng II, III. Một trường hợp
tổn thương mặt lịng đốt giữa ngón V. Cho nên vạt lựa chọn trong nghiên cứu của chúng tôi
100% là vạt cân da, vạt cân mỡ và vạt cân da có cuống mạch khơng gập trong nghiên cứu này.
Diện tích vết hay gập nhất có diện tích < 200 mm 2 có 10 trường hợp (32.3%). Diện tích trung
bình của tổn thương là (261 mm 2). Tương đồng với nghiên cứu của Bista.N, Dr.Nitesh.K.G và
Nae.H. Có 1 trường hợp tách ngón sớm nhất là 12 ngày, trễ nhất là 24 ngày và có 27 trường
hợp tách trong thời giàn từ 14 đến 21 ngày chiếm (87.1%). Thời gian tách ngón trung bình
trong nghiên cứu chúng tơi là: 15.9±15 ngày, đồng thuận với Nawfal Fejjal và cả David .A
Keppel, sớm hơn các tác giả khác khoảng 7 ngày. Kết quả chúng tơi ghi nhận được là tất cả
ngón tay cho vạt và nhân vạt sau tách ngón đều lành tốt.
Bảng 5. So sánh kích thước ttrung bình của vạt
Tác giả
Bista.N

Số trường
hợp
22

7

Diện tích vạt da thường
gập (mm2)

270 – 384


G.
59
200 – 400
Karthikeyan
D.C.Điền
31
300 – 400
Kết quả cho thấy vạt lấy được có kích thước tương đương hoặc lớn hơn tổn thương
khuyết hổng phần mềm ngón tay, nên khả năng vạt da chéo ngón che phủ hết tổn thương là
hồn tồn có thể.
Sự sống của vạt da: có 29 trường hợp vạt sống hồn tồn (93.55%), có 2 trường hợp chết
mép da do khâu căng vạt để che hết tổn thương (6.45%), khơng ghi nhận trường hợp nào hoại
tử hồn tồn hay nhễm trùng vết thương sau mổ. Tất cả 31/31 ngón tay được phẫu thuật bằng
vạt da chéo ngón đều không bị hạn chế vận động khớp khi vận động thụ động so với bên lành,
không gặp trường hợp nào biến chứng tụ máu, nhiễm trùng hay hoại tử vạt…
100% trường hợp có màu sắc của vùng da ghép sậm hơn so với vùng da xung quanh
ngón tay, có sẹo lõm nhẹ so với vùng da xung quanh, khơng có trường hợp sẹo lồi hay sẹo co
rút, có sẹo ít mềm mại. Vùng nhận vạt, hầu hết các trường hợp da có màu sắc vạt da tương
đồng với da xung quanh ngón tay, khơng có trường hợp sẹo lồi hay sẹo co rút, sẹo mềm mại
bình thường. Trong nghiên cứu của chúng tơi, đa số trường hợp hài lịng đến rất hài lịng,
khơng có bệnh nhân nào khơng hài lịng trong nghiên cứu của chúng tôi.
KẾT LUẬN
Đa số tổn thương xảy ra ở nam giới, trong độ tuổi lao động, nguyên nhân chủ yếu do
tai nạn lao động. Tổn thương xảy ra chủ yếu ở đốt xa (9.68%), nhiều ở ngón 2 (38.71%) và
ngón 3 (29.03%) của bàn tay. Khả năng che phủ tốt, hoàn toàn các mất da lộ gân xương ngón
tay, đặc biệt tổn thương xảy ra ở đốt giữa và đốt xa ngón tay. Tỷ lệ sống của vạt da khơng liên
quan đến kích thước vạt. Tầm vận động ngón tay sau điều trị được đánh giá là tốt. Thời gian

điều trị nội trú ngắn, sau phẫu thuật BN về ngay trong ngày, giảm chi phí điều trị cho bệnh
nhân. Đây là phương pháp đơn giản, linh hoạt trong lựa chọn và là lựa chọn tốt cho điều trị
khuyết hổng phần mềm ngón tay ở đố gần, giữa và đốt xa, mỗm cụt ngón tay. Mục đích tránh
làm ngắn ngón tay, bảo tồn chiều dài ngón tay, đảo bảo chức năng và tính thẩm mỹ cho ngón
tay. Tuy nhiên, sau phẫu thuật ngón cho vạt và ngón tay tổn thương tạm đính cố đinh với
nhau, sau 2 tuần mới được tách rời, một số tác giả chờ sau 3 tuần…BN phải chịu tổn thương
nhiều nơi, phẫu thuật 2 lần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Mai Thế Đức (2018), Đánh giá kết quả điều trị mất da lộ gân xương ở lưng ngón tay
dài bằng vạt cân mỡ chéo ngón, Luận án chuyên khoa II, Đại Học Y-Dược tp. Hồ Chí
Minh.
2. Trần Thiết Sơn, Tạo hình đầu búp ngón tay, Bộ mơn phẫu thuật tạo hình, Trường Đại
học y Hà nội.
3. Nguyễn Anh Tố (2010), Nghiên cứu giải phẫu cung động mạch mu cổ tay và ứng dụng
vạt da hình đảo mu bàn tay trong điều trị khuyết da ở ngón tay. Chun nghành chấn
thương chỉnh hình, MS: 62.72.07.25.Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108,
Hà nội.
4. Phan Dzư Lê Thắng (2014), Kết quả điều trị vết thương mất da mặt lung ngón tay
bằng vạt cân mỡ ngược dòng, Luận án chuyên khoa II, Đại Học Y-Dược tp. Hồ Chí
Minh
5. Bista N, Shrestha KM, Bhattachan CL (2015), “Cross finger flap for reconstruction of
complex finger defects”. Nepal Med Coll J, 17(1-2), pp 73 – 77.
6. G. Karthikeyan, Gopi Renganathan, R Subashini (2017), “Versatility and
Modifications of the Cross-finger Flap in Hand Reconstruction”. International Journal
of Scientific Study, Vol 5, Issue 6, pp. 35 – 46.

8


7. Gurdin M. Pangman WJ (1950), The repair of surface defect of fingers by transdigital

flaps. Plast Reconstr Surg, 5: 368871.
8. Mutaf M, Sensoz O, Ustuner ET (1993), “A new design of the cross finger flap: the Cring flap”. Br J Plast Surg, 46, pp. 97 – 104.
9. Nitesh Kumar Goyal, Anjan Banerjee, Astha Patni, Amit Bhalotia, “Cross Finger Flap
for Reconstruction of Various Finger Defect”, IOSR Journal of Dental and Medical
Sciences., Volume 15, Issue 4 Ver. III (Apr. 2016), PP 70-73
10. Nitesh KG, Anjan B, et al (2016), “Cross Finger Flap for Reconstruction of Various
Finger Defect”, IOSR Journal of Dental and Medical Sciences, 15(4), pp 70 – 73

9




×