Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tiểu luận cao học Giải pháp phòng, chống sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận thanh niên ở thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.96 KB, 28 trang )

A. MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử đã chứng minh, đối với mọi quốc gia, dân tộc và thời đại,
thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, trực tiếp kế thừa và tiếp nối các thế hệ
cha anh để thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Việc bồi dưỡng và phát
huy vai trò của thanh niên ln là vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong xây
dựng con người không chỉ là vấn đề xã hội của riêng quốc gia nào mà còn là
vấn đề của tồn nhân loại. Thanh niên Việt Nam cũng khơng nằm ngồi quy
luật đó. Thực tiễn đã khẳng định các thế hệ thanh niên ln là lực lượng
nịng cốt, xung kích trong tất cả các cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc,
là người kế thừa và phát triển không ngừng những thành quả cách mạng của
nhân dân, gánh vác sứ mệnh trọng đại là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong
những năm qua, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo
đã thu được nhiều thắng lợi to lớn, tạo ra những tiền đề cần thiết để đưa đất
nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa,hiện đại hóa và từng bước hội nhập quốc tế. Trong những thắng lợi đó có
sự đóng góp khơng nhỏ của bộ phận Thanh niên . Tuy nhiên, do những biến
đổi của tình hình trong nước và quốc tế đang tác động mạnh mẽ làm biến đổi
về cơ cấu xã hội, địa vị kinh tế, học vấn, tư tưởng, tâm lý, đạo đức, lối sống
của một bộ phận thanh niên hiện nay. Vì vậy cơng tác phịng, chống suy
thối về đạo đức, lối sống trong một số bộ phận thanh niên có tính cấp bách
hơn bao giờ hết đặc biệt trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Ngoài những tấm
gương tiêu biểu, những sự nỗ lực rèn luyện không ngừng về mọi mặt như thể
chất, tri thức, lối sông và đạo đức. Thanh niên Hà Nội đã và đang tích cực
sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, lao động, tiên phong trong các lĩnh vực
để xây dựng thủ đô hiện đại văn minh thì ngược lại một bộ phận khơng nhỏ

1



thanh niên sống thực dụng, quan niệm lệch lạc về đạo đức và hành vi ứng xử,
có biểu hiện suy thoái, sống phai nhạt về lý tưởng, sống xa đọa vào các tệ nạn
xã hội như rượu chè, cờ bạc, ma túy… Sống thiếu trách nhiệm đạo đức với
bản thân, gia đình và xã hội. Xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp được truyền lại
từ bao đời nay của dân tộc; tự đặt mình ra khỏi những nguyên tắc chuẩn mực
chung của xã hội.
Hà nội đang đẩy mạnh thực hiện NQ 15 của thành ủy xây dựng thành
phố văn minh, hiện đại. Đó là nhiệm vụ rất nặng nề. Thanh niên Hà Nội có
vai trị quan trọng trong q trình thực hiện nhiệm vụ chính trị. Để hồn thành
nhiệm vụ ấy phải đẩy mạnh giáo dục đạo đức cho thanh niên.
Để phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại
những suy nghĩ lối sống, đạo đức không lành mạnh em đã chọn đề tài: “Giải
pháp phịng, chống sự suy thối về đạo đức, lối sống trong một bộ phận
thanh niên ở thành phố Hà Nội hiện nay”. Làm đề tài nghiên cứu cho mơn
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đạo đức, lối sống gắn liền với mọi hành vi của con người, chi phối
hành vi của cá nhân và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Vì vậy, vấn đề đạo
đức, lối sống nói chung và đạo đức, lối sống của thanh niên là chủ để luôn
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khoa học
khác nhau như: Xây dựng lối sống cho thanh niên đô thị hiện nay; Phạm
Hồng Tung (2007), Nghiên cứu về lối sống: một số vấn đề về khái niệm và
cách tiếp cận; Lê Đức Phúc (2006), Đề cương bài giảng mơn tâm lý học văn
hóa; Báo cáo khoa học đề tài cấp Bộ: “Đoàn thanh niên với việc xây dựng lối
sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay”. Đề tài này do Đỗ Ngọc Hà làm
chủ nhiệm, được thực hiện năm 2003 và các báo cáo khoa học đánh giá thanh niên
hàng năm của Viện nghiên cứu Thanh niên; đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “Tổng quan

2



tình hình thanh niên, cơng tác Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và phong trào
thanh niên nhiệm kỳ 2005 – 2010”, Nguyễn Phước Lộc làm chủ nhiệm đề tài.
Tuy nhiên, đạo đức, lối sống của thanh niên vẫn còn nhiều điều
đáng lo ngại và hạn chế. Hà Nội cũng chưa có nhiều bài viết,
cơng trình phân tích về vấn đề suy thoái đạo đức, lối sống cho
thanh niên hiện nay
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn giáo dục đạo đức, đề tài
phân tích thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh
niên Hà Nội hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp phịng và
chống suy thoái đạo đức cho thanh niên thành phố Hà Nội
hiện nay.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát vấn đề lý luận về đạo đức, lối sống trong một
bộ phận thanh niên Hà Nội hiện nay
- Nêu lên các yếu tố tác động đến sự suy thoái đạo đức,
lối sống của thanh niên hiện nay
- Đề xuất các giải pháp phòng, chống sự suy thoái về đạo đức,
lối sống cho thanh niên
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức, lối sống trong thanh
niên
-

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cơng tác phịng, chống

sự suy thối về đạo đức, lối sống cho thanh niên thành phố Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay.

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên
cứu

3


Cơ sở phương pháp luận: Dựa vào quan điểm chủ nghĩa
M. Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp
phân tích, so sánh, phương pháp tổng hợp và quan sát.
6. Kết cấu của tiểu luận
Kết cấu tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo nội dung gồm 3 chương và 8 tiết

4


B. NỘI DUNG
Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG CỦA THANH
NIÊN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1.

Khái niệm đạo đức

“Đạo đức” là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp các
qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ nó con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh
phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội.

1.1.2.

Khái niệm về lối sống

Lối sống là một trong những phạm trù cơ bản của chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Lối sống được hình thành trên cơ sở
những điều kiện và các mối quan hệ kinh tế xã hội của một
phương thức sản xuất nhất định, phù hợp với một hình thái
kinh tế-xã hội nhất định. Lối sống bị quyết định bởi các điều
kiện sinh hoạt khách quan, đồng thời cũng phụ thuộc cả vào
các nhân tố chủ quan. Lối sống mang tính giai cấp.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa ra vấn đề xây
dựng đời sống mới. Trong nhiều bài nói, bài viết, Chủ tịch Hồ
Chí Minh thường dạy cán bộ và nhân dân ta ra sức thực hành
đời sống mới. Tư tưởng đó của người được tập trung chủ yếu
trong hai tác phẩm “Đời sống mới” và “Sửa đổi lối làm việc”.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đời sống mới là Cần, Kiệm,
Liêm, Chính. Đời sống mới bắt đầu từ mn mặt của đời sống

5


hàng ngày, có liên quan tới mối quan hệ giữa con người với
con người trong xã hội. Xây dựng đời sống mới phải bắt đầu từ
dân, hết lịng vì dân. Để xây dựng đời sống mới thì phải đào
tạo ra những người kiểu mẫu, giáo dục, rèn luyện cán bộ,
đảng viên, tạo ra những nhân tố mới để từ đó nhân ra, phát
triển lên.
Nhìn chung, các khái niệm về lối sống đều gặp nhau ở
những điểm sau: một là, xem lối sống là một dạng hoạt động

sống của con người; hai là, hoạt động sống này phụ thuộc chặt
chẽ vào phương thức sản xuất và điều kiện sống của con người;
ba là, nó thể hiện đặc trưng riêng của từng cộng đồng người.
Từ những phân tích trên, có thể đi đến một định nghĩa
như sau: Lối sống là tổng hòa những dạng hoạt động sống ổn
định của cộng đồng (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội...) và các
cá nhân, được vận hành theo những chuẩn giá trị xã hội nào
đó trong sự thống nhất với các điều kiện của một hình thái
kinh tế - xã hội nhất định.
Để hiểu rõ hơn khái niệm lối sống, có thể tìm hiểu thêm
mối quan hệ giữa lối sống với các khái niệm có liên quan như:
lẽ sống, nếp sống, mức sống, phong cách sống. Mặt ý thức
của lối sống là lẽ sống, mặt ổn định của lối sống làm thành
nếp sống, mặt trình độ của lối sống làm nên mức sống, chất
lượng sống, mặt riêng biệt của lối sống làm thành phong cách
sống.
1.1.3.

Khái niệm thanh niên

Luật Thanh niên được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thơng qua tại kỳ họp thứ 8, khóa XI nêu: “Thanh niên Việt Nam là
một tầng lớp xã hội đặc thù, chiếm số đông trong dân số cả

6


nước. Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười
sáu tuổi đến ba mươi tuổi”. Đây là thời kỳ sung sức nhất của mỗi con người
về thể chất, có sự phát triển mạnh về trí tuệ, nhạy bén, năng động, sáng tạo, có

nhiều ước mơ, hoài bão. Thanh niên nước ta là một tầng lớp xã hội rộng lớn,
ln có những đóng quan trọng trong các giai đoạn lịch sử phát triển của đất
nước. Hiện nay thanh niên Việt Nam chiếm 28,9% dân số cả nước và chiếm
36,4% lực lượng lao động của toàn xã hội, là nguồn nhân lực dồi dào, có tiềm
năng to lớn trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức,
lối sống đối với thanh niên
Đạo đức, tư tưởng, lối sống của người thanh niên là lĩnh
vực nhạy cảm. Hiện nay, các thế lực thù địch của chủ nghĩa
xã hội đang tìm mọi thủ đoạn nhằm tấn cơng và làm tha hóa
thanh niên, từ đó làm băng hoại một nguồn lực to lớn của
công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng lối sống lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc của thanh niên là giúp họ tự định vị mình trong khơng
gian văn hóa của cộng đồng, đặt họ vào một mơi trường văn
hóa lành mạnh, từ đó mà định hướng đúng cho sự phát triển,
hồn thiện nhân cách của thanh niên.
Tóm lại, thanh niên là lực lượng có thể “dời non lấp bể”.
Để có thể huy động một cách tối đa nguồn lực này, thì phải
xây dựng một lối sống lành mạnh, tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc cho thanh niên với các giá trị về năng lực cống hiến,
đạo đức, nếp sống văn minh, lẽ sống cao đẹp, mức sống ngày
càng được nâng cao. mà thanh niên vừa là đối tượng, vừa là
chủ thể. Hơn nữa, ngày nay, trong quá trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, bộ mặt của văn minh đô thị được

7


quyết định một phần rất lớn bởi những hoạt động của thanh

niên trong học tập, lao động, vui chơi, giải trí. nói chung là
trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Giáo dục đạo
đức có vai trị hết sức quan trọng, nâng cao nhận thức, ý thức
và hành vi đạo đức của mỗi con người đối với mọi người với
gia đình bản thân và xã hội. Hồn thiện nhân cách con người
ổn định xã hội phát huy giá trị truyền thống quý báu bao đời
nay của dân tộc.
Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung
ương khóa X về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa
hiện đại hóa” đã khẳng định: “Thanh niên là rường cột của
nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung
kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những
nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược
bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo,
phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực đảm
bảo cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước”.
Trước sự quan tâm, chăm lo và kỳ vọng lớn lao của Đảng
và Nhà nước, hơn bao giờ hết, mỗi thanh niên cần nhận thức
rõ vai trò và trách nhiệm để không ngừng học tập và tu
dưỡng, rèn luyện, phấn đấu để trở thành lực luợng xung kích
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng và
bảo vệ vững chắc nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

8



Đánh giá về những khó khăn thách thức đối với thanh
niên trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước đã chỉ rõ “Thanh niên gặp nhiều khó khăn
thách thức khi thực hiện vai trị là trụ cột tương lai của quốc
gia. Phẩm chất đạo đức và một số giá trị truyền thống tốt đẹp
có phần bị mai một, lối sống thực dụng có xu hướng phát triển
trong một bộ phận thanh niên”. Vì vậy cơng tác phịng, chống
suy thối về đạo đức, lối sống cho thanh niên cần phải đặc
biệt được quan tâm hơn nữa.

9


Chương2:
THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC LỐI SỐNG THANH NIÊN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY
2.1. Giới thiệu tổng quan và khái quát về địa lí thành phố Hà Nội
Hà Nội là Thủ đơ nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hố và khoa học
kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và
quốc tế của cả nước. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát
triển, kể từ khi vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa
sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn đời. Hà Nội đã chứng
kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt
Nam từ Lý- Trần - Lê - Mạc - Nguyễn… kinh thành Thăng Long
là nơi bn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền
Bắc.
Vị trí địa lý
Tọa độ địa lí: Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến
21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp

giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam
- Hịa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng n ở phía
Đơng và Hịa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.
Diện tích tự nhiên:
Thực hiện kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) và
Nghị quyết của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số
15/2008/NQ-QH12, ngày 29 tháng 05 năm 2008 và Nghị
quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2008,
toàn bộ hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp

10


nhất, mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ bao gồm: Thành
phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh Phúc và
bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hịa Bình. Thủ đơ Hà Nội
sau khi được mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn
gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào tốp 17 Thủ đơ trên thế
giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2
triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành
chính cấp quận, huyện, thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần
từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đơng, trong đó đồng bằng
chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ cao trung
bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi
núi cao đều tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là
Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét; Chân Chim 462 mét; Thanh
Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đơ có một
số gị đồi thấp, như gị Đống Đa, núi Nùng.
Diện tích đất phân bổ sử dụng (332889,0 ha)

- Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản

:

188601,1 ha

- Đất phi nông nghiệp

:

134947,4 ha

- Đất chưa sử dụng

:

9340,5 ha

(Theo“Niên giám thống kê Hà Nội năm 2010” của Cục
Thống kê thành phố Hà Nội).
Thủy văn:
Hà Nội được hình thành từ châu thổ sơng Hồng, nét đặc
trưng của vùng địa lí thành phố Hà Nội là “Thành phố sông
hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con sông lớn nhỏ
đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên

11


vùng châu thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà

Nội: sông Hồng, sông Đuống, sông Đà, sơng Nhuệ, sơng Cầu,
sơng Đáy, sơng Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng chảy qua Hà
Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy
qua lãnh thổ Việt nam). Trong nội đơ ngồi 2 con sơng Tơ Lịch
và sơng Kim ngưu cịn có hệ thống hồ đầm là những đường
tiêu thoát nước thải của Hà Nội.
Ở thế kỉ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ
đầm tự nhiên, là vết tích của những khúc sông chết để lại một
số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng lầy thụt thành hồ. Hiện
nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, đến
nay vẫn còn tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở
khắp các phường, xã của thủ đô Hà Nội. Nổi tiếng nhất là các
hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy
Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối
Hai…
Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho
nước lớn mà còn là hệ thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm
cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt tỏa nóng
của khối bê tơng, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động của
các nhà máy… Hồ đầm của Hà Nội khơng những tạo ra cho
thành phố khí hậu mát lành - tiểu khí hậu đơ thị mà cịn là
những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của
Thăng Long - Hà Nội.
Khí hậu - Thời tiết:
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc
trưng nổi bật là gió mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè,
lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành bốn mùa rõ rệt

12



trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng
2 (hay tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng bức nhưng lại mưa nhiều.
Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá
vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau,
thời tiết giá lạnh, khô hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ
có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét sớm, có năm rét
muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm
nhiệt độ xuống thấp dưới 5°C.
Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời
khá dồi dào. Tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng
120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm 24,9°C, độ ẩm trung
bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm
(khoảng 114 ngày mưa/năm).
Trong lịch sử phát triển, Hà Nội cũng đã nhiều lần trải
qua các biến đổi bất thường của khí hậu - thời tiết. Tháng 5
năm 1926, Hà Nội chứng kiến một đợt nắng khủng khiếp có
ngày nhiệt độ lên tới 42,8oC. Tháng 1 năm 1955, mùa đông
giá buốt nhất trong lịch sử, Hà Nội sống trong cái giá lạnh
xuống đến 2,7oC. Và gần đây nhất tháng 11 năm 2008, sau
khi vừa mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hứng chịu một
cơn mưa dữ dội chưa từng thấy. Hầu như tất cả các tuyến phố
đều ngập chìm trong nước, lượng mưa lớn vượt quá mọi dự
báo đã gây ra một trận lụt lịch sử ở Hà Nội, làm nhiều người
chết, gây thiệt hại vật chất đáng kể.
2.2. Thực trạng đạo đức, lối sống của thanh niên
Hà Nội
a. Đặc điểm thanh niên Hà Nội


13


Xem xét vấn đề đạo đức của thanh niên Hà Nội thì cũng
như thanh niên trong cả nước nói chung, vừa có những đặc
điểm chung của đạo đức dân tộc vừa bao hàm trong nó những
biểu hiện mang tính đặc thù.
Thanh niên có đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt. Những
đặc điểm tâm sinh lý đó tác động đến quá trình hình thành và
phát triển đạo đức của thanh niên. Các nguyên tắc, chuẩn
mực đạo đức, phẩm chất đạo đức của thanh niên, phong cách
sống, khả năng lựa chọn hoạt động, các phương thức điều
chỉnh hành vi ở một mức độ nào đó đều khơng giống với thiếu
nhi, thiếu niên và thế hệ trung niên, người cao tuổi. Đạo đức
của thanh niên có những biểu hiện mang tính đặc thù trong
mối quan hệ với đạo đức của các thế hệ khác trong nền đạo
đức chung của dân tộc.
Sự tự nhận thức, tự giáo dục đạo đức của thanh niên là
chủ đạo trong q trình hồn thiện đạo đức. Lứa tuổi thanh
niên đặc biệt là đối với thanh niên trưởng thành là giai đoạn
phải tự lập, tự định vị và điều chỉnh bản thân. Có thể nói khả
năng tự ý thức, tự giáo dục là một trong những đặc trưng của
thanh niên. Sự tự giáo dục là một biểu hiện tốt, thể hiện sự
trưởng thành trong đạo đức của thanh niên. Tuy nhiên, khả
năng tự ý thức của thanh niên còn nhiều bất cập do nhận thức
còn hạn chế và thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên tự giáo dục ở
thanh niên đơi khi khơng giáo dục cho mình phẩm chất tốt mà
lại giáo dục cho mình phẩm chất xấu. Tự giáo dục của thanh
niên cần được sự hỗ trợ của giáo dục và mơi trường, khơng
khí đạo đức trong gia đình, nhà trường và xã hội.

Thanh niên thường nhanh nhạy với cái mới nên thường

14


chịu ảnh hưởng của các giá trị hiện đại hơn các giá trị đạo đức
truyền thống. Đây vừa là ưu điểm vừa là hạn chế của thanh
niên. Nhờ đặc điểm này thanh niên luôn là người đi trước tiếp
thu những giá trị tiên tiến của thời đại, của nhân loại, chống
lại cái bảo thủ, lạc hậu. Nhưng đặc điểm này có hạn chế là
làm cho thanh niên có xu hướng chạy theo cái mới dễ sao
nhãng, làm mai một các giá trị đạo đức truyền thống, đồng
thời dễ tiêm nhiễm những tư tưởng đạo đức xấu, phản động
bởi vì cái mới là cái chưa được đánh giá, chọn lọc, mà thanh
niên chưa đủ từng trải nên khó phân biệt được tốt xấu, đúng
sai.
Tóm lại, thanh niên là thời kỳ nhân cách đang trong thời
kỳ quá độ, từng bước đi vào thế ổn định. Thanh niên khơng
chỉ có thế giới quan, lý tưởng, niềm tin đạo đức cao đẹp mà
còn biến nó thành những hành động thiết thực phục vụ lợi ích
của cộng đồng, của xã hội. Tuy nhiên, thanh niên nhất là
thanh niên mới lớn còn nhiều hạn chế về nhận thức và tâm
sinh lý gây ảnh hưởng xấu đến q trình hình thành đạo đức
cá nhân, nếu khơng được định hướng đúng đắn dễ bị ảnh
hưởng bởi tệ nạn xã hội, sa đà vào những thói hư, tật xấu.
b. Thực trạng
Đa số thanh niên Hà nội có phẩm chất tốt, tôn trọng các chuẩn mực đạo
đức xã hội, giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, có ý thức cơng dân, chấp hành
pháp luật, tích cực tham gia các phong trào, hoạt động đồn thể, xung kích,
sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng; sống có nghĩa tình, ln biết quan tâm,

giúp đỡ người khác, tinh thần tương thân tương ái đã được khơi dậy, trở thành
xu hướng chủ đạo lôi cuốn và thu hút giới trẻ
Nhiều tấm gương thanh niên vượt qua khó khăn của bản thân, gia đình

15


để vươn lên thành những người hữu ích; khơng ít thanh niên dám đấu tranh
quyết liệt với các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; tỏ thái độ lo lắng, băn
khoăn trước các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; bất bình trước những sai
phạm của cán bộ, đảng viên thối hóa, biến chất, vi phạm pháp luật. Phần lớn
thanh niên hiện nay có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, nhu cầu giải trí
lành mạnh, lên lên án những hoạt động giải trí khơng lành mạnh, không phù
hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Mục đích sống. Ở khía cạnh này, có thể nói thanh niên Hà Nội nói chung
phần đơng là những người sống có hồi bão và lý tưởng, ngày càng nhận thức
sâu hơn giá trị cuộc sống. Điều này được chứng minh trên nhiều mặt, cụ thể là:
quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề chính trị - xã hội; có mục đích sống rõ
ràng; tham gia tích cực các phong trào xã hội, có nhu cầu giải trí lành mạnh.
Tuy nhiên, đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên còn
lệch lạc, đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, đua địi, xa hoa lãng phí
những hoạt động giải trí khơng lành mạnh, khơng phù hợp, sùng bái thần
tượng thái quá, ít quan tâm đến cộng đồng và những người xung quanh. Tác
động tiêu cực lớn nhất mà internet và các phương tiện truyền thông hiện đại
gây ra cho giới trẻ là dẫn dắt họ vào thế giới ảo, vừa khiến cho họ giảm thiểu
hoặc mất đi những tương tác xã hội hiện thực.
Chìm đắm trong thế giới ảo, bộ phận thanh niên này sẽ trở nên nghiện
ngập những trò chơi trực tuyến - game online hoặc những video, tiểu thuyết
hoặc các mạng xã hội không lành mạnh, trong đó ba tệ nạn phổ biến nhất hiện
nay là nghiện game online bạo lực, nghiện game online kích dục và nghiện

các video, truyện, tranh ảnh khiêu dâm. Tình trạng phạm tội hay sa ngã, tha
hóa của thanh niên ở ngồi đời có mối quan hệ chặt chẽ với những game
online, tranh ảnh, tài liệu họ tiếp xúc trên internet hoặc các phương tiện
truyền thông khác.Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức rèn luyện, khơng tích
cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội, Đội, các phong trào và hoạt động tập

16


thể do nhà trường, địa phương tổ chức; lười học tập, lao động, không dám đấu
tranh với sai trái, tiêu cực, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác, ích
kỷ, bất hiếu với cha mẹ, thiếu trách nhiệm với cộng đồng, thiếu quan tâm đến
tình hình đất nước; một bộ phận thanh thiếu niên mắc tệ nạn xã hội, vi phạm
pháp luật

17


Chương 3
GIẢI PHÁP PHỊNG CHỐNG SUY THỐI ĐẠO ĐỨC LỐI
SỐNG CHO THANH NIÊN HÀ NỘI
3.1. Mặt tích cực của cơng tác phịng chống suy
thối đạo đức, lối sống cho thanh niên Hà Nội
Với chức năng trường học xã hội của thanh niên, việc giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên là công tác quan trọng, thường
xun, liên tục của Đồn TNCS Hồ Chí Minh. Trong những năm gần đây, các
cấp bộ Đồn đã có nhiều đổi mới trong công tác giáo dục:
Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên với những nội dung
phong phú, đa dạng, bao gồm:Giáo dục cho thanh niên về chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thơng qua đó từng bước nâng cao nhận thức
của thanh niên về tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đặc

biệt là vị trí và vai trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng
Việt Nam;Tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, các ngày kỷ
niệm quan trọng của Đảng, Đồn và các đồn thể chính trị-xã hội; các thành
tựu kinh tế-xã hội đạt được trong sự nghiệp đổi mới. Trên cơ sở đó hình thành
niềm tin, lý tưởng của thanh niên vào đường lối đổi mới mà Đảng, nhân dân
đã lựa chọn;Giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, nâng cao ý thức
chính trị, tinh thần cảnh giác cách mạng cho thanh niên, qua đó phát huy vai
trò của thanh niên trong đấu tranh phản bác, làm thất bại âm mưu “diễn biến
hịa bình” của các thế lực thù địch;Giáo dục tinh thần đoàn kết, làm cho thanh
niên nhận rõ được vai trị của khối đại đồn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc
tế trong lịch sử dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới đất nước;Giáo dục
cho thanh niên tinh thần yêu lao động, phát huy truyền thống hiếu học,
chuyên cần và sáng tạo thơng qua đó hình thành ý thức tự giác của thanh niên

18


trong lao động, học tập và rèn luyện, phấn đấu trở thành những người vừa
“hồng”, vừa “chuyên”.
Nội dung giáo dục đạo đức cho thanh niên: Giáo dục vai trò, ý nghĩa
của rèn luyện đạo đức; giáo dục tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh, quan
điểm đạo đức của chủ nghĩa M. Lênin.
Giáo dục các chuẩn mực đạo đức, truyền thống đạo đức của dân tộc:
đoàn kết, yêu nước, vượt khó, sáng tạo, trung thực. Cần-kiệm-liêm chính-chí
cơng-vơ tư. Tinh thần tự lực tự cường dân tộc. Khơng chịu đói nghèo lạc hậu.
Giáo dục đạo đức Hồ chí Minh và các tấm gương sáng trong xã hội. Đấu
tranh chống biểu hiện suy thoái đạo đức trong một bộ phận thanh niên: thiếu
trung thực, lừa đảo, cá lớn nuốt cá bé, ích kỉ và vụ lợi...
Giáo dục đạo đức cho thanh niên gắn với việc thực hiện và làm theo tư

tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các cấp bộ Đồn, đồn
viên, thanh thiếu nhi cả nước đã có nhiều mơ hình phong phú để giáo dục
thanh thiếu nhi như viết “Nhật ký làm theo lời Bác”; “Sổ vàng học tập và làm
theo lời Bác”, “Sổ tay tự rèn”, cuộc thi “Tôi yêu Tổ quốc tôi, tôi yêu đồng bào
tơi”, mơ hình “Quỹ đồng đội”, khẩu hiệu “Mỗi ngày một việc tốt vì nhân
dân”... ; xây dựng các tiêu chí về chuẩn mực đạo đức, lối sống cho các đối
tượng đồn viên thanh niên; gắn liền với chương trình rèn luyện đoàn viên và
tuyên dương, biểu dương các điển hình.
Giáo dục giá trị sống: Các cấp bộ đồn đã chú trọng hướng mạnh tới
giáo dục thanh thiếu niên có lối sống vì cộng đồng. Bên cạnh việc tuyên
truyền, giáo dục thơng qua các hình thức sinh hoạt “Tuổi trẻ sống đẹp - sống
có ích”. Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Thanh niên cho thấy, nếu như
năm 2008 số thanh niên được hỏi sẵn sàng tham gia các hoạt động tình
nguyện vì cộng đồng là 67,8% thì năm 2012 con số này đã tăng lên 75,4%.
Như vậy, hoạt động tình nguyện đã trở thành phong trào rộng lớn và là một
trong những nét đẹp nổi bật của thế hệ thanh niên ngày nay.

19


Hình thức giáo dục: Thơng qua nhà trường phổ thơng, trung học chuyên
nghiệp, đại học, phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động văn hóa thanh
niên; tổ chức chính trị xã hội như tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể, gia đình.
Phối hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội trong giáo dục đạo đức.
Thu hút nhiều các lực lượng trong xã hội để giáo dục đạo đức.
Tổ chức giáo dục đạo đức: Tổ chức trong đảng, xã hội, gia đình giáo
dục đạo đức; giáo dục thường xuyên
3.2. Những hạn chế cịn tồn tại của cơng tác phịng
và chống suy thoái đạo đức đối với một bộ phận thanh
niên Hà Nội

Cùng với những kết quả quan trọng đã đạt được, công tác giáo dục lý
tưởng cách mạng, đạo đức cho thanh niên hà Nội trong những năm gần đây
cịn có những những mặt hạn chế, thiếu sót, cụ thể như sau:
Đoàn Thanh niên Hà Nội chưa cụ thể hóa nội dung giáo dục lý tưởng
cách mạng, đạo đức cho phù hợp với các đối tượng thanh niên Hà Nội; việc
đổi mới phương thức giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tác động sâu
sắc đến đông đảo đoàn viên, thanh niên.
Tỷ lệ tập hợp thanh niên Hà Nội ở một số nơi còn thấp, nhiều hoạt
động giáo dục chỉ đến với thanh niên tích cực, chưa đến với nhóm đối tượng
thanh niên đặc thù.
Cơng tác nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận trong thanh niên chưa
kịp thời; nắm bắt các xu hướng của thanh niên trên mạng internet cịn yếu;
cơng tác đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch còn
chưa được quan tâm.
Việc tổ chức các phong trào hành động cách mạng ở Hà Nội tuy diễn
ra sôi nổi, đều khắp nhưng có những nơi cách thức tổ chức yếu, cịn mang
tính hình thức, thiếu tính hiệu quả nên nảy sinh những dư luận không tốt, gây
tác dụng ngược đối với cơng tác giáo dục của Đồn; việc tổng kết và nhân

20


rộng các mơ hình, cách làm hay cịn hạn chế.
Các cấp bộ Đồn ở Hà Nội đã làm tốt cơng tác biểu dương, khen
thưởng nhưng chưa chú trọng và còn lúng túng trong việc nhân rộng các điển
hình tiên tiến.
Việc sử dụng các cơ quan báo chí, xuất bản của Đồn, các phương tiện
truyền thơng hiện đại vào cơng tác giáo dục chưa phát huy tối đa hiệu quả;
các ấn phẩm, tài liệu phục vụ cơng tác tun truyền cịn thiếu, chưa sinh động,
hấp dẫn thanh niên.

Chưa phát huy hết các điều kiện, nguồn lực, thiết chế văn hóa phục vụ
cho cơng tác giáo dục; chưa thực sự hình thành, tạo ra những trào lưu mới,
tích cực trong thanh niên.
Chưa đấu tranh mạnh mẽ với biểu hiện suy thoái đạo đức của thanh
niên Hà Nội
3.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế cơng tác
phịng và chống suy thối đạo đức đối với một bộ phận
thanh niên Hà Nội
Sự tác động ngày càng mạnh mẽ của thông tin truyền thông trong bối
cảnh tồn cầu hóa, nhiều thơng tin độc hại, ảnh hưởng và gây tác động xấu
đến công tác giáo dục thanh niên như quán internet, văn hóa độc hại tác động
đến đạo đức, lối sống thanh niên Hà Nội.
Những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường dẫn đến những
tiêu cực trong xã hội ngày càng nhiều, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng;
tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên;
Chiến lược “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch, nhất là diễn
biến hồ bình trên lĩnh vực tư tưởng, văn hố;
Nhà trường cịn thiếu những điều kiện, nguồn lực đảm bảo cho học sinh
học tập, vui chơi giải trí; một số gia đình, cha mẹ cịn thiếu kiến thức, phương
pháp giáo dục, sự quan tâm chăm sóc, quản lý con em…

21


Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Thành Đồn Hà Nội cịn
thiếu về số lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
Bản thân nhiều bạn trẻ chưa nhận thức rõ vị trí, vai trị, trách nhiệm của
mình; chưa có đủ bản lĩnh, quyết tâm vượt qua những khó khăn, thử thách, lơi
kéo của những điều xấu để rèn luyện ý chí, phấn đấu vươn lên trong lao động,

học tập, cơng tác và cuộc sống. Khơng có việc làm một bộ phận thanh niên
Hà Nội đời sống cịn khó khăn.
3.4. Tăng cường giải pháp cơng tác phịng và chống suy
thoái đạo đức đối với một bộ phận thanh niên Hà Nội
3.4.1.Giáo dục lý tưởng cách mạng
Thường xuyên tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh, lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với từng
đối tượng thanh thiếu nhi và nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn
vị. Chú trọng làm theo những lời dạy của Bác, cụ thể hóa thành những tiêu chí
chuẩn mực đạo đức, rèn luyện thường xuyên trong công việc của mỗi cán bộ,
đồn viên, thanh niên. Phát huy vai trị nêu gương của cán bộ đoàn, ý thức tự
giác của đoàn viên, thanh niên kết hợp với cơ chế kiểm tra, giám sát thông
qua các biện pháp tổ chức và sinh hoạt của các cấp bộ đoàn, đặc biệt là sinh
hoạt chi đoàn.
Triển khai sâu, rộng các nội dung giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo
đức, lối sống gắn với các phong trào hành động cách mạng của Đoàn, Hội,
Đội. Tiếp tục thực hiện hiệu quả chương trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ
Việt Nam vì dân giàu nước mạnh, dân chủ, cơng bằng, văn minh”; cuộc vận
động “Đồn viên phấn đấu trở thành đảng viên”. Nghiên cứu xây dựng
chương trình “Rèn luyện cán bộ Đoàn”; chỉnh sửa, bổ sung nội dung Chương
trình “Rèn luyện đội viên”, “Rèn luyện đồn viên”, các cuộc vận động trong
các nhóm đối tượng thanh niên phù hợp với tình hình mới và khả năng tổ
chức thực hiện.

22


Tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả cơng tác tun truyền,
giáo dục về chính trị tư tưởng, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quán triệt chủ trương, đường lối và các nghị quyết của Đảng, của Đồn;

tăng cường các hình thức tạo diễn đàn trao đổi, đối thoại có tính tương tác với
đồn viên thanh niên; thường xun nắm bắt tình hình tư tưởng, định hướng dư
luận trong thanh niên thông qua mạng lưới thăm dị dư luận xã hội do Đồn tổ
chức; việc học tập 6 bài học lý luận chính trị trong đồn viên, thanh niên; chủ
động, tích cực đấu tranh có hiệu quả với những luận điệu chống phá của các thế
lực thù địch nhằm vào thanh thiếu niên.
Chú trọng tuyên truyền, giáo dục về truyền thống yêu nước, đoàn kết,
cần cù, sáng tạo và khát vọng vươn lên trong mọi hoàn cảnh, bồi dưỡng, xây
dựng lớp thanh niên có bản lĩnh, tự tin đảm nhận vai trị chủ nhân tương lai của
đất nước. Giáo dục truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đồn, ý thức giữ gìn,
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống của quê hương, gia đình, tiếp
thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; đấu tranh với các biểu hiện, hành vi
đi ngược với truyền thống dân tộc.
Đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả cơng tác nắm bắt tình hình tư
tưởng và dư luận xã hội trong thanh thiếu niên. Các cấp bộ Đoàn thường
xuyên đẩy mạnh nghiên cứu nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận xã hội của
thanh niên,
những xu hướng, trào lưu mới trong thanh niên để kịp thời có chủ
trương cơng tác đúng, phù hợp. Tăng cường đối thoại giữa cán bộ đoàn với
đoàn viên thanh niên, phát huy việc tổ chức các diễn đàn tuổi trẻ.
3.4.2. Kết hợp giáo dục đạo đức giữa nhà trường – gia đình và xã hội
Chủ động phối hợp với nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục
đạo đức, lối sống cho thanh thiếu nhi; làm cho thế hệ trẻ hơm nay biết u
cuộc sống, giàu lịng nhân ái, kế thừa và phát huy những giá trị nhân văn của
dân tộc, ứng xử văn minh, thanh lịch, nghĩa tình; chú trọng nêu gương người

23


tốt, việc tốt; bày tỏ chính kiến, đấu tranh với cái xấu. Kiên quyết đấu tranh

chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, từng bước bài trừ các tệ nạn xã hội.
Triển khai sâu, rộng chương trình giáo dục ý thức công dân “Khi tôi
18”; phong trào “Sáng tạo trẻ”, “Ba trách nhiệm”, cuộc vận động “Tuổi trẻ
chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng văn minh đô thị”, phong trào
thanh niên tình nguyện; triển khai cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa
trong học tập, lao động, sinh hoạt, giải trí trong thanh niên…
Nhà trường phổ thơng, trung học chuyên nghiệp. đại học đẩy mạnh
giáo dục đạo đức, đổi mới nội dung hình thức giáo dục đạo đức. Các tổ chức
chính trị-xã hội, đồn thể quần chúng chủ động, phối hợp và chú trọng giáo
dục đạo đức
Triển khai sâu rộng các mơ hình giáo dục giá trị sống, kỹ năng xã hội
như “Học kỳ trong quân đội”, “Học làm người có ích”,…
Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động nhằm giảm số lượng đối tượng thanh
niên chậm tiến, tạo điều kiện để những thanh niên lầm lỡ tái hịa nhập cộng
đồng và khơng tái vi phạm pháp luật như mơ hình câu lạc bộ “Tuổi trẻ với
pháp luật”; câu lạc bộ "Thắp sáng niềm tin"; câu lạc bộ sau cai nghiện; mơ
hình cảm hố, giáo dục thanh thiếu niên hư tiến bộ; “mơ hình 1-1-1” (mỗi
Đồn xã phường, thị trấn thành lập một mơ hình Đội Thanh niên tình nguyện
thắp sáng niềm tin giúp đỡ thành cơng một đối tượng sau cai hoàn lương tiến
bộ)…
Tăng cường giáo dục thanh niên thơng qua những tấm gương điển hình
tiên tiến, cá nhân có thành tích vượt trội. Thường xun chú trọng xây dựng,
phát hiện, nhân rộng những hình mẫu cá nhân tiêu biểu, vượt trội ở các nhóm
đối tượng thanh niên. Lấy “xây” để “chống”, làm cho các giá trị tốt đẹp có
sức lan tỏa trong cộng đồng thanh niên.

24


KẾT LUẬN


Hiện nay ở nước ta rất nhiều thanh niên có ý chí vươn
lên trong học tập, có hồi bão khát vọng lớn. Tuy nhiên, dưới
tác động của nền kinh tế thị trường và cơ chế mở cửa thì
nhiều thanh niên đã có hành vi lệch lạc, lối sống thiếu văn
hóa đang có xu hướng ngày càng tăng. Một số hành vi, vi
phạm pháp luật của thanh niên khiến gia đình và xã hội lo
lắng như: Đua xe trái phép, bạo lực học đường, hành xử thiếu
văn hóa… Một số hành vi lệch chuẩn khác về đạo đức như:
Sống hưởng thụ, chạy theo đồng tiền, xa hoa lãng phí, lười lao
động... Tất cả những điều đó chủ yếu là do việc giáo dục
khơng đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.
Trước tình hình như vậy cơng tác tư tưởng hay tuyên
truyền giáo dục đạo đức được coi trọng hàng đầu. Để nâng
cao nhận thức tư tưởng, lối sống đạo đức với văn hóa lành
mạnh rồi từ đó nhận định được những tác hại của việc thiếu
đạo đức, văn hóa.
Do vậy, Cần đưa ra nhiều chương trình, kế hoạch quan
tâm đến việc giáo dục đạo đức cho thanh niên để họ hiểu rõ
hơn tạo ra môi trường sống lành mạnh có văn hóa thân thiện
phù hợp với truyền thống quý báo của dân tộc. Tránh xa
những cạm bẫy, tệ nạn xã hội, sống tốt hơn trước là cho mình
sau là cho gia đình, người thân và xã hội. Đảng và nhà nước
tăng cường chỉ đạo giáo dục đạo đức cho thanh niên. Đổi mới
nội dung hình thức giáo dục đạo đức cho thanh niên. Kết hợp

25



×