ĐỀ TÀI:
1. Anh/chị hãy nêu hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người
vào công tác quản lý.
2. Hãy mô tả một trường hợp xung đột trong đơn vị của anh/chị và nêu
cách giải quyết trường hợp xung đột đó.
Phần I: Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác
quản lý.
NỘI DUNG
1. Khái niệm nhu cầu:
Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu, hợp quy luật, đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của cá nhân, nhóm, cộng đồng con người. Con người không thể tồn
tại mà thiếu nhu cầu, trước hết là những nhu cầu vật chất tối thiểu như ăn, mặc,
ở, sinh hoạt, học tập, làm việc , nhu cầu tinh thần như công việc làm đảm bảo,
được mọi người tôn trọng, đảm bảo an toàn cuộc sống, giao tiếp, hoạt động xã
hội Sự thỏa mãn nhu cầu là động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân và
tập thể. Nhu cầu quy định xu hướng lựa chọn ý nghĩa, tình cảm và ý chí của con
người.
Theo A.G.Kôvaliôp: “Nhu cầu là sự đòi hỏi của các cá nhân và của các
nhóm xã hội khác nhau muốn có những điều kiện nhất định để sống và phát
triển”.
2. Vai trò và đặc điểm của nhu cầu:
2.1. Vai trò của nhu cầu: Nhu cầu là nguồn gốc, động lực thúc đẩy hoạt
động.
2.2. Đặc điểm của nhu cầu:
- Tính đối tượng: Được sản xuất ra trong hợp tác lao động.
- Bản chất xã hội: Phương thức thỏa mãn.
- Tính chu kỳ.
- Tập hợp thành xu hướng nhân cách: Tính thứ bậc
1
3. Học thuyết về thứ bậc nhu cầu của A. Maslow (1908 – 1966):
Học thuyết về thứ bậc của nhu cầu được A. Maslow đưa ra năm 1943
(Paul E. Specter, 2000). Đây là một trong những học thuyết chính về nhu cầu
của con người. A. Maslow đã phân chia nhu cầu của con người thành 5 mức:
- Nhu cầu Sinh lý cơ bản;
- Nhu cầu An toàn;
- Nhu cầu Quan hệ xã hội;
- Nhu cầu Được kính trọng, ngưỡng mộ;
- Nhu cầu Thành đạt, phát huy bản ngã.
Sơ đồ: Hệ thống thứ bậc của nhu cầu theo thuyết của A. Maslow
a. Mức thứ nhất - Nhu cầu Sinh lý cơ bản: Đây là những nhu cầu cơ bản
để con người duy trì sự tồn tại của mình. Đó là các nhu cầu: ăn, uống, ở, ngủ,
nghỉ, thỏa mãn tình dục, sức khỏe
b. Mức thứ hai - Nhu cầu An toàn: Đó là nhu cầu được đảm bảo an toàn
về thân thể, tài sản, thức ăn, nhà ở, việc làm và môi trường làm việc
c. Mức thứ ba - Nhu cầu Quan hệ xã hội: Đó là nhu cầu giao tiếp với
những người khác và mong muốn được người thừa nhận.
Sinh lý cơ bản
An toàn
Quan hệ xã hội
Được kính trọng, ngưỡng mộ
Thành đạt, phát huy bản ngã
2
d. Mức thứ tư - Nhu cầu Được kính trọng, ngưỡng mộ: Khi cá nhân là
thành viên của các nhóm xã hội, của tập thể, cá nhân muốn được những người
khác tôn trọng, được kính trọng, ngưỡng mộ, muốn có quyền lực, uy tín, vị thế,
lòng tự tin trong tổ chức, trong tập thể.
g. Mức thứ năm - Nhu cầu Thành đạt, phát huy bản ngã: Đó là những nhu
cầu muốn thể hiện khả năng cống hiến của mình cho tổ chức, cho tập thể. Nhu
cầu này được xếp ở mức cao nhất.
4. Hướng vận dụng tri thức về nhu cầu của con người vào công tác quản lý:
Với tư cách là nhà quản lý, chúng ta phải biết vận dụng tri thức về nhu
cầu của con người để tổ chức các hoạt động nhằm thõa mãn nhu cầu con người
trong tập thể như sau:
4.1. Phương diện nhu cầu:
Thực tiễn của hoạt động quản lý cho thấy, khi nhà quản lý nắm vững các
nội dung nhu cầu, độ rộng, cường độ, tính bền vững và tính hiện thực của nhu
cầu thì họ đã nắm được chìa khóa mở ra những tìm năng mới trong việc nâng
cao năng suất và chất lượng lao động. Khi nhà quản lý coi nhẹ những hiểu biết
đó sẽ dẫn đến chổ thiếu tin tưởng vào khả năng sáng tạo của mọi người, việc tổ
chức triển khai công việc sinh động thay bằng những biện pháp mệnh lệnh hành
chính.
4.2. Các mức độ nhu cầu của con người:
Khi tìm hiểu nhu cầu của những người thực hiện công việc, nhà quản lý
cần phải biết được các mức độ của nhu cầu con người. Ở mỗi cá nhân, mỗi
nhóm có những mức độ nhu cầu khác nhau và trong những thời điểm cụ thể thì
nhà quản lý cần thỏa mãn những loại nhu cầu nhất định. Nhà quản lý chỉ thúc
đẩy được những người dưới quyền thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao
khi nhà quản lý làm thỏa mãn được những nhu cầu mà người dưới quyền mong
muốn. Công việc sẽ không hiệu quả cao khi nhà quản lý không đáp ứng được
nhu cầu của người dưới quyền.
Nhu cầu được phân loại thành: Những nhu cầu ở mức độ thấp – Nhu cầu
vật chất và những nhu cầu ở mức độ cao – Nhu cầu tinh thần.
3
Các nhu cầu vật chất là những nhu cầu có trước và là nền tảng cho hoạt
động sống của con người. Các nhu cầu vật chất cơ bản nhất là ăn, mặc, ở
Các nhu cầu tinh thần cơ bản của con người bao gồm mong muốn có
được công việc làm đảm bảo, có được địa vị trong xã hội, được mọi người chú
ý, tôn trọng, được đảm bảo an ninh, an toàn, có cơ hội thăng tiến, nhu cầu nhận
thức, giao tiếp, hoạt động xã hội . v.v
Khi phân chia các thứ bậc của nhu cầu con người, A. Maslow đã xem xét
nhu cầu con người theo hình thái phân cấp và và sắp xếp chúng theo thứ tự tăng
dần từ thấp đến cao: Nhu cầu Sinh lý cơ bản; Nhu cầu An toàn; Nhu cầu Quan
hệ xã hội; Nhu cầu Được kính trọng, ngưỡng mộ; Nhu cầu Thành đạt, phát huy
bản ngã.
Những nhu cầu ở mức độ thấp như nhu cầu ăn, mặc, ở diễn ra trực tiếp
hơn, mạnh hơn các nhu cầu ở mức độ cao và các nhu cầu ở mức độ thấp diễn ra
sớm hơn các nhu cầu ở mức độ cao.
Con người trước hết cần ăn, mặc, ở để tồn tại rồi sau mới đến khẳng định
mình trong các quan hệ xã hội. Đây là điều mà những nhà quản lý cần chú ý.
Trong tổ chức tập thể, trước hết nhà quản lý cần quan tâm đến những nhu cầu
thiết yếu nhất của những người thực thi công việc sau mới đến các nhu cầu khác
ở mức cao hơn. Người Việt Nam có câu “Phú quý sinh lễ nghĩa”, điều đó có
nghĩa là khi cuộc sống vật chất đã đầy đủ thì các nhu cầu tinh thần khác được
phát triển. Trước đây, đời sống kinh tế còn khó khăn do hậu quả chiến tranh để
lại, cán bộ công chức, thanh thiếu niên, các tầng lớp nhân dân không nghĩ
đến việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc, chất liệu của áo quần, không làm đầu tóc,
sửa sang sắc đẹp, tập thể dục thẩm mỹ và khi đó nếu các dịch vụ này ra đời
thì không tồn tại được. Như vậy, khi đời sống vật chất và tinh thần của con
người được nâng cao thì những nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ có nhiều cơ
hội để đưa ra sản phẩm hàng hóa, các loại dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của
người dân.
4.3. Quá trình thỏa mãn nhu cầu là quá trình tạo cho nó một hình thái
hoạt động:
4
Tìm hiểu nhu cầu của cá nhân hay nhóm, tập thể thực hiện nhiệm vụ
công việc, nhà quản lý cũng cần chú ý một khía cạnh khác nữa là nhu cầu phản
ánh trạng thái chủ quan của con người, những mong muốn của con người trong
thời điểm đó và nhu cầu có khả năng điều chỉnh suy nghĩ, tình cảm và hành vi
của các cá nhân hay nhóm. Quá trình thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của họ
sẽ thúc đẩy những người thực hiện nhiệm vụ làm việc tích cực hơn, hiệu quả
hơn.
4.4. Các quy luật cơ bản của nhu cầu:
Khi sự thõa mãn nhu cầu tồn tại được bão hòa, chúng sẽ bị hạ thấp tới
mức chỉ còn là những điều kiện sống và điều kiện sống càng quen thuộc thì con
người càng ít chú ý tới.
Khi tìm hiểu nhu cầu của người lao động, nhà quản lý cần nắm được quy
luật tác động của nó. Theo W.H. Newman, quy luật tác động của nhu cầu là:
a. Khi một nhu cầu nào đó được thỏa mãn thì nó không còn là động lực
thúc đẩy hoạt động của con người nữa.
b. Ở hầu hết mọi người đều có một hệ thống nhu cầu. Khi nhu cầu này
được thỏa mãn thì nhu cầu khác trở nên bức thiết hơn. Con người không bao
giờ thỏa mãn đầy đủ cả. Sự mong muốn của con người là vô tận.
Nhà quản lý cần hiểu và nắm được quy luật vận động của nhu cầu để sử
dụng chúng phục vụ cho hoạt động quản lý tổ chức của mình. Điều này thể hiện
ở hai phạm vi:
- Ở phạm vi tổ chức do mình quản lý, nhà quản lý cần biết được ở mỗi cá
nhân và mỗi nhóm trong tổ chức, ở mỗi thời điểm có thể có nhiều nhu cầu cần
được thỏa mãn. Nhưng trong số các nhu cầu đó có một nhu cầu trở nên bức
thiết hơn mà chúng ta gọi là nhu cầu nỗi trội, việc thõa mãn nhu cầu này sẽ tạo
ra sự phấn khởi, an tâm và hứng thú trong hoạt động của những người dưới
quyền. Hiệu quả, chất lượng công việc của họ sẽ được nâng cao.
Để hiểu được các nhu cầu của những người dưới quyền, đặc biệt là nhu
cầu nỗi trội của họ thì nhà quản lý cần phải sâu sát, lắng nghe ý kiến, tâm tư
nguyện vọng của các thành viên trong tổ chức.
5
- Ở phạm vi xã hội, nhà quản lý nghiên cứu và nắm được nhu cầu của
người tiêu dùng sẽ biết được trong thời điểm hiện tại và trong thời gian đến cần
kinh doanh mặt hàng gì thì có thể tiêu thụ nhanh và có lãi trên thị trường tức là
biết được những nhu cầu nào đã và sắp bão hòa, nhu cầu nào mới xuất hiện và
chúng cần được thõa mãn.
Phần II: Mô tả một trường hợp xung đột trong đơn vị và nêu cách giải
quyết trường hợp xung đột đó.
NỘI DUNG
1. Khái niệm xung đột:
Xung đột trong tập thể, nhóm xảy ra khi:
- Trong tập thể, nhóm có khác biệt ý kiến, lợi ích, quan điểm, ý tưởng bất
đồng, mâu thuẫn.
- Khi các mâu thuẫn phá vỡ sự tác động qua lại bình thường, ảnh hưởng
đến việc đạt mục đích chung.
Ở đây cần xác định hai khái niệm cơ bản. Đó là khái niệm mâu thuẫn và
khái niệm xung đột. Mâu thuẫn là ở mức độ thấp và xung đột ở mức độ cao
hơn.
Phân tích về xung đột ta thấy có hai loại hình thức xung đột cơ bản:
- Xung đột thực: Hướng đến để đạt kết quả thực sự nào đó.
- Xung đột ảo: Không hướng đến để đạt kết quả thực sự nào. Đây là loại
xung đột khó giải quyết; muốn giải quyết phải nâng cao văn hóa, tạo không khí
tâm lý ấm áp.
2. Mô tả một trường hợp xung đột xảy ra trong đơn vị:
2.1. Diễn biến xung đột:
a. Xuất hiện tình huống xung đột: “Sáng thứ hai đầu tuần, có một người
đàn ông với vẻ mặt đằng đằng sát khí đến Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng
Điện lực miền Trung yêu cầu giải quyết vụ việc sinh viên của nhà trường đã dụ
6
dỗ con gái chưa đến tuổi vị thành niên của ông ta đưa đi đâu mấy ngày nay
chưa về. Yêu cầu nhà trường can thiệp với sinh viên trả lại ngay con gái cho
ông ta, nếu không ông ta sẽ kiện ra tòa án”.
b. Các bên ý thức tình huống xung đột: Lãnh đạo Phòng Đào tạo báo
cáo Ban giám hiệu nhà trường về tình huống xung đột có thể xảy ra căng thẳng
dẫn đến kiện cáo nếu không giải quyết tình huống mâu thuẩn giữa người đàn
ông là cha của cô gái đã bị sinh viên nhà trường dụ dỗ như lời người đàn ông
yêu cầu giải quyết.
Lãnh đạo nhà trường, giáo viên, cán bộ công chức trong trường lo lắng,
xôn xao.
c. Phân tích về xung đột: Đây là loại xung đột có thể là thực, có hành vi
phi đạo đức, vi phạm pháp luật của sinh viên nếu sự thực đúng như yêu cầu của
người đàn ông nọ.
3. Cách giải quyết trường hợp xung đột:
3.1. Nguyên tắc giải quyết:
Công tác giáo dục và quản lý học sinh sinh viên (HSSV) trong trường là
chức năng, nhiệm vụ của Phòng Công tác HSSV. Được thông báo của Ban
giám hiệu, lãnh đạo Phòng Công tác HSSV đến Phòng Đào tạo mời người đàn
ông đó về Phòng Công tác HSSV để giải quyết.
3.2. Hướng giải quyết:
a. Tìm hiểu nguyên nhân:
Để tìm hiểu nguyên nhân, trước hết lãnh đạo Phòng Công tác HSSV mời
người đàn ông đó về Phòng Công tác HSSV, tìm hiểu ông ta tên gì, ở đâu, con
gái ông ta tên gì, chưa đến tuổi vị thành niên nhưng còn đi học phổ thông hay
làm gì, nếu còn học, học lớp mấy, trường nào, quen với thanh niên dẫn đi làm
sao biết thanh niên đó là sinh viên nhà trường, nếu là sinh viên nhà trường thì
tên gì, học lớp nào và đề nghị ông ta bình tĩnh trình bày cụ thể vấn đề, sự việc
diễn ra như thế nào, cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của lãnh đạo Phòng
Công tác HSSV (lãnh đạo Phòng Công tác HSSV ghi chép từng chi tiết của vấn
đề cụ thể).
7
Người đàn ông đó trình bày với lãnh đạo Phòng Công tác HSSV như sau:
“Ông ta tên là Kiều Văn A, hiện ở tại số nhà 113 đường Cửa Đại, Phường Cẩm
Châu, Thành phố Hội An, con gái tên là Kiều Thị B, hiện đang theo học lớp
11/3 Trường Trung học Phổ thông Bán công Nguyễn Trãi, Thành Phố Hội An.
Con gái ông ta có quen với một sinh viên của trường tên là Nguyễn Văn B, học
lớp K21Cn1. Sáng thứ bảy vừa qua, sinh viên Nguyễn Văn C đã dụ dỗ con gái
của ông ta đi qua đêm đến nay là thứ hai, đã hai đêm rồi chưa về, yêu cầu nhà
trường giải quyết nếu không sẽ làm đơn kiện ra tòa án”.
a. Giới hạn, phân tách những người tham gia vào xung đột:
Xung đột ở đây là mâu thuẩn giữa các đối tượng tham gia có thể phân
nhóm như sau:
Nhóm 1: Người đàn ông (cha cô gái) đại diện gia đình và cô gái.
Nhóm 2: Một em nam là sinh viên của nhà trường và đại diện nhà trường.
Nếu giới hạn lại ở đây thì chỉ còn hai đối tượng: Người đàn ông (cha cô
gái) và đại diện nhà trường.
b. Phân tích xung đột:
Nếu tình huống vấn đề đúng như khiếu nại, yêu cầu của người đàn ông
thì em sinh viên của nhà trường có hành vi phi đạo đức, vi phạm pháp luật sẽ
phải truy tố trước pháp luật đồng thời cũng phản ảnh thực trạng công tác giáo
dục và quản lý HSSV còn hạn chế, bất cập, chưa sâu sát đến HSSV về vấn đề
giáo dục thường thức pháp luật nên để HSSV vi phạm như vậy, tuy nhiên vấn
đề ở đây còn một số nguyên nhân mà lãnh đạo Phòng Công tác HSSV cần phải
tìm hiểu thêm một số chi tiết quan trọng như sau:
1. Kiểm tra lại thông tin cá nhân của sinh viên (tên, lớp) có đúng như ông
ta cung cấp không. Nếu đúng, tìm hiểu thêm thông tin cá nhân của em về hộ
khẩu, gia đình, kết quả học tập, rèn luyện trên Website nhà trường và kiểm tra
lại sinh viên đó ngày hôm nay có học không.
2. Đặt vấn đề:
+ Vấn đề 1: Tại sao ông ta biết là em sinh viên Nguyễn Văn C dụ dỗ dẫn
con gái ông ta đi ?; liệu ông ta có biết dẫn đi đâu không ?
8
+ Vấn đề 2: Biết em sinh viên Nguyễn Văn C dẫn, tại sao để cho con gái
đi ?
+ Vấn đề 3: Tại sao ông ta không báo cáo Công an ?
c. Giải quyết:
+ Sau khi Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV kiểm tra thông tin cá nhân
sinh viên Nguyễn Văn C đúng tên và lớp như người đàn ông cung cấp; Nguyễn
Văn C là sinh viên năm cuối có kết quả học tập: Trung bình khá; kết quả rèn
luyện: khá; không có nợ đơn vị học trình trong khóa học; hiện nay đang về nhà
để chuẩn bị tuần sau thực tập sản xuất tại Điện lực Tam kỳ, Tỉnh Quảng Nam
(khả năng về từ thứ bảy là đúng vì thi xong học kỳ là thứ năm); lãnh đạo Phòng
Công tác HSSV thông báo ngay cho ông ta biết về kết quả học tập, rèn luyện
của sinh viên Nguyễn Văn C như vậy và tạm đưa ra kết luận chủ quan theo
bệnh nghề nghiệp:
“Với kết quả học tập, rèn luyện của em sinh viên Nguyễn Văn C như vậy,
khả năng dụ dỗ của em sinh viên này với con gái bác là khó có thể xảy ra”;
đồng thời Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV cũng nêu ngay câu hỏi đặt từng vấn
đề như đã nêu trên:
+ Câu hỏi của vấn đề 1:
“Tại sao bác biết là em sinh viên Nguyễn Văn C dụ dỗ dẫn con gái bác
đi?, liệu bác có biết dẫn đi đâu không ?”.
Người đàn ông đó trả lời ngay “Thầy không tin hả, không tin thì tôi điện
thoại hỏi con gái tôi là biết ngay”.
Nói xong, người đàn ông đó rút điện thoại di động ra bấm.
Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV không nêu tiếp vấn đề 2, 3 nữa mà nhạy
bén chuyển sang yêu cầu khác theo tình huống thay đổi bất ngờ:
“Bác bảo con gái bác chuyển điện thoại cho em Nguyễn Văn C có thầy
giáo cần gặp gấp”.
Người đàn ông thực hiện theo yêu cầu và Lãnh đạo Phòng Công tác
HSSV giải quyết tình huống bằng biện pháp quyền lực hành chính của mình
9
ngay sau khi người đàn ông giao điện thoại qua và bật loa điện thoại di động lên
cho người cha cùng nghe:
“Thầy là đây, có phải Em là Nguyễn Văn C, sinh viên lớp K21Cn1
không?”
“Vâng, em chào thầy”
“Em đã về nhà chưa ?, hiện nay em đang làm gì và ở đâu cùng với em
B”
“Dạ thưa thầy, em đã về nhà và có mời em gái kết nghĩa tên là Kiều Thị
B về nhà chơi và hiện đang dẫn em B lên Khu du lịch sinh thái Phú Ninh tham
quan”.
“Em đã xin phép bố mẹ em B chưa, em có biết việc em dẫn em B đi như
vậy là làm gia đình em B lo lắng, bố em B hiện nay đang đến trường khiếu nại
là em dụ dỗ con gái chưa đủ tuổi thành niên đi khỏi nhà 2 đêm rồi không ?,
Việc làm của em nếu bị khiếu nại, tố cáo sẽ dẫn đến em bị đình chỉ thực tập để
giải quyết vấn đề vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật của em không?”.
Câu hỏi không được trả lời mà có giọng nữ:
“Thầy cho em gặp ba em”
Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV chuyển ngay điện thoại cho người đàn
ông và nghe cô gái nói với bố qua loa điện thoại vẫn được mở một điều hết sức
bất ngờ:
“Ba hả, ông có về đi không, ông mà không về, ông mà khiếu nại, kiện
tụng là tui đi luôn không về đó, tui nhảy xuống hồ Phú Ninh chừ đây!”
Điện thoại bị cắt luôn.
Người đàn ông từ trạng thái đằng đằng sát khí khi mới vào trường đến
bây giờ trông thật thảm hại, vô cùng tội cho một người cha.
Lãnh đạo Phòng Công tác HSSV đề nghị người cha tiếp tục gọi lại cho
con gái nhưng máy đầu kia tắt nguồn.
Người lãnh đạo Phòng Công tác HSSV với kinh nghiệm sư phạm nhiều
năm trong công tác giảng dạy chuyên môn cũng như công tác giáo dục và quản
lý HSSV, đã phân tích cho người cha biết: Sự việc không đến nỗi trầm trọng,
10
con gái ông ta chưa đến mức độ hư hỏng vì tin rằng em sinh viên C của nhà
trường có tình cảm trong sáng, anh khuyên người cha an tâm về nhà và hứa con
gái ông ta sẽ về nhà ngay trong chiều hôm nay đồng thời cũng yêu cầu ông ta
với trách nhiệm, nghĩa vụ của một người cha trong gia đình cần phải giáo dục
đạo đức và lối sống, giáo dục nhân cách, thẩm mỹ, ý thức cộng đồng cho con
cái trong nhà một cách mềm dẽo nhưng nghiêm khắc, không nuông chiều thái
quá, không dễ dãi buông lỏng bằng tình bạn, tình anh em kết nghĩa để rồi dẫn
đến hư hỏng, khổ cả đời con lẫn nỗi buồn không bao giờ vơi của người làm cha
mẹ khi con cái trót dại lầm lỡ; gia đình phải có trách nhiệm cùng với nhà trường
giáo dục con cái, có trách nhiệm và tạo điều kiện cho con cái thực hiện ước mơ
lành mạnh, ước mơ học tập đến nơi đến chốn để xây dựng tương lai thoát
nghèo, thoát khổ và có nhiều biện pháp ngăn ngừa những thói hư, tật xấu như
hành động của con ông ta xảy ra vừa rồi.
Thực hiện lời hứa với ông Kiều văn A, lãnh đạo Phòng Công tác HSSV
đã liên lạc với phụ huynh của em C qua số điện nhà (Thông tin trong hồ sơ sinh
viên), trao đổi sự việc xảy ra cùng phụ huynh em C, yêu cầu phụ huynh em C
liên lạc với em C, B và bảo em C chở em B về gấp trong chiều hôm nay cũng
như em C phải có mặt tại Phòng Công tác HSSV để tường thuật, kiểm điểm sự
việc xảy ra đã ảnh hưởng đến uy tín nhà trường, nếu không thực hiện nghiêm
túc, nhà trường tạm đình chỉ thực tập để làm rõ.
Tiếp tục sau đó, lãnh đạo Phòng Công tác HSSV cũng kịp thời báo cáo
kết quả giải quyết sự việc với Ban giám hiệu và thông báo cho Phòng Đào tạo,
giáo viên, cán bộ công chức biết để tránh dư luận xôn xao, tam sao thất bản xảy
ra, ảnh hưởng chung môi trường sư phạm nhà trường.
Bằng các biện pháp giáo dục và bằng quyền lực hành chính, lãnh đạo
Phòng Công tác HSSV đã giải quyết thỏa mãn mâu thuẩn, không để xung đột
xảy ra.
(Ghi chú: Câu chuyện về trường hợp xung đột trên là có thực tế tại
trường, chỉ không ghi rõ họ tên thật của các đối tượng)
11
NỘI DUNG
1. Thân thế Lê Quý Đôn:
Lê Quý Đôn (1726 – 1781) Nhà văn hóa lớn Việt Nam dưới thời Hậu Lê.
Thuở nhỏ, ông có tên là Lê Danh Phương, đến năm 1743 sau khi đỗ giải nguyên
Trường Sơn Nam thì đổi thành Lê Quý Đôn, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường,
quê làng Duyên Hà, huyện Duyên Hà, phủ Tiên Hưng, trấn Sơn Nam (nay là
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Lê Quý Đôn xuất thân trong một gia đình khoa bảng lâu đời, thân phụ là
Lê Phú Thứ làm quan Triều Lê. Thuở nhỏ Lê Quý Đôn nỗi tiếng thông minh, có
trí nhớ phi thường, người đương thời xem ông là thần đồng. Nhiều sách chép
tiểu sử của ông có ghi: Năm tuổi đã đọc được nhiều bài Kinh Thi, mười tuổi đã
học sử. Năm 13 tuổi (1739), theo cha lên kinh đô học, đến năm 17 tuổi (1743),
ông đỗ giải nguyên kỳ thi Hương trường thi Sơn Nam. Năm 1752, Lê Quý Đôn
được 27 tuổi, ông đỗ đầu thi Hội và khi vào thi Đình ông cũng đậu đầu Bảng
Nhãn tức Tam Nguyên (Khoá này không lấy Trạng nguyên). Sau khi thi đỗ, Lê
Quý Đôn được bổ nhiệm chức Thị độc tòa Hàn lâm, rồi giữ chức tư nghiệp
Quốc tử giám. Tháng 6 năm Kỷ Mão niên hiệu Cảnh Hưng thứ 20 (1759) triều
vua Lê Hiển Tông, thái thượng hoàng Lê Ý Tông mất. Sang tháng Giêng năm
Canh Thìn (1760) triều đình cử một phái đoàn sứ bộ đi báo tang và dâng cống
lễ với nhà Thanh. Lê Quý Đôn và Trịnh Xuân Chú được cử làm phó sứ. Trong
dịp này, khi sứ đoàn An Nam đi qua các phủ châu Trung Hoa đều bị họ gọi là
Di Quan Di Mục, nghĩa là quan lại mọi rợ. Khi sứ đoàn đến Quế Lâm, Lê Quý
Đôn viết thư cho quan tổng trấn Quảng Châu để phản đối sự kiện nầy. Với uy
tín và học vấn của Lê Quý Đôn, triều đình Trung Hoa đành phải chấp nhận bỏ
những danh từ miệt thị khinh khi này và gọi sứ đoàn là An Nam Cống sứ.
Năm 1762, Lê Quý Đôn về triều được thăng chức Hàn Lâm Viện Thừa Chỉ.
Ông lập Bí Thư Các và dâng sớ xin thiết lập pháp chế để trị dân nhưng không
được triều đình chấp thuận và bổ ông làm Tham chính Hải Dương.
12
Năm 1765, ông từ quan xin cáo hưu về sống nơi quê nhà, viết sách.
Năm 1767, Trịnh Doanh qua đời, Trịnh Sâm nối ngôi Chúa, Lê Quý Đôn được
phục chức Thi Thư và tham gia biên soạn Quốc sử kiêm chức Tư nghiệp Quốc
Tử Giám. Năm 1770, ông được thăng chức Công Bộ Hữu Thị Lang. Mùa xuân
năm 1776, ông được bổ làm Hiệp Trấn, Tham Tán Quân Cơ ở xứ Đàng Trong.
Năm 1778, ông được bổ nhiệm chức Hành Tham Tụng nhưng cố từ và xin được
đổi sang võ ban. Ông được trao chức Hữu Hiệu Điểm, quyền Phủ Sự, phong
tước Nghĩa Phái Hầu. Năm 1781, ông được sung chức Quốc sử Tổng tài.
Năm 1783, ông đi hiệp trấn Nghệ An, không lâu sau thì mất.
3. Tác phẩm:
Với tài trí thông minh và kiến thức uyên bác, Lê Quý Đôn đã để lại cho
hậu thế rất nhiều bộ sách có giá trị đủ các thể loại như lịch sử, địa lý, thơ, văn,
chú giải kinh điển, triết học, lý số.
Quan niệm về thơ của Lê Quý Đôn: “Làm thơ có 3 điểm chính: một là
tình, hai là cảnh, ba là việc. Tiếng sáo thiên nhiên kêu ở trong lòng mà động
vào máy tình; thị giác tiếp xúc với ngoài, cảnh động vào ý, dựa cổ mà chứng
kim, chép việc thuật chuyện, thu lãm lấy tinh thần đại để không ngoài ba điểm
ấy”.
Tác phẩm của Lê Quý Đôn thống kê có tới 40 bộ, bao gồm hàng trăm
quyển, nhưng một số bị thất lạc. Những tác phẩm tiêu biểu của Lê Quý Đôn có
thể kể ra như sau: Lịch sử-địa lý: Đại Việt thông sử còn gọi là Lê triều thông sử
(gồm 30 quyển), là bộ sử được viết theo thể ký truyện, chép sự việc theo từng
loại, từng điều một cách hệ thống, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Cung Hoàng, bao
quát một thời gian hơn 100 năm của triều Lê, trong đó chứa đựng nhiều tài liệu
mới mà các bộ sử khác không có, đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống Minh.
Phủ biên tạp lục (6 quyển), viết xong năm 1776, ghi chép về tình hình xã hội
Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước.
Bắc sử thông lục (4 quyển) viết xong năm 1763. Kiến văn tiểu lục (12
quyển), hoàn thành năm 1777, là tập bút ký nói về lịch sử và văn hóa Việt Nam
từ đời Trần đến đời Lê. Ông còn đề cập tới nhiều lĩnh vực thuộc chế độ các
13
vương triều Lý, Trần, từ thành quách núi sông, đường xá, thuế má, phong tục
tập quán, sản vật, mỏ đồng, mỏ bạc và cách khai thác cho tới các lĩnh vực thơ
văn, sách vở Bách khoa thư: Vân đài loại ngữ (9 quyển): Lê Quý Đôn làm
xong vào năm 1773, lúc ông 47 tuổi. Đây là một loại "bách khoa thư", đồ sộ
nhất thời Trung đại Việt Nam, trong đó tập hợp các tri thức về triết học, khoa
học, văn học sắp xếp theo thứ tự: Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn
nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội Vân đài loại ngữ là bộ sách
đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một
bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến.
Thơ, văn: Toàn Việt thi lục: hoàn thành năm 1768, ghi chép chọn lọc
khoảng 2.000 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý-Trần đến đời Lê. Quế Đường
thi tập; Quế Đường văn tập; Quế Đường di tập; Phú Lê Quý Đôn
Triết học, lý số: Thánh mô hiền phạm lục, Quần thư khảo biện: ghi chép
lại những suy ngẫm khi ông khảo cứu Kinh truyện Trung Hoa.
Kim Cang kinh chú giải; Thư kinh diễn nghĩa; Dịch kinh phu thuyết; Thái Ất
quái vận; Thái Ất dị giản lục
4. Giai thoại về Lê Quý Đôn: Chữ Đại (大) hay chữ Thái (太)?
Tương truyền thuở nhỏ, một hôm cậu bé cởi truồng đi tắm với các bạn.
Có một vị quan Thượng thư đồng liêu với cha (là Lê Trọng Thứ) tới thăm, hỏi
đường đến nhà. Cậu liền đứng dạng chân và dang tay ra bảo quan Thượng:
Nếu ông biết được cháu đang ra dấu chữ gì, cháu sẽ chỉ nhà cho ông.
Quan Thượng cũng tha thứ cho sự nghịch ngợm của tuổi trẻ nên bỏ đi. Cậu cười
ầm lên và bảo với các bạn:
Ông ấy làm quan to mà không biết chữ các bạn ơi!. Quan Thượng bực
mình quay lại nói: Trẻ con đừng hỗn láo. Mày mới học lỏm được chữ Đại (大)
mà đã dám đi trêu chọc người rồi.
Cậu càng cười to hơn: Thế thì ông không biết chữ thật! Có cái chấm ở
dưới nữa thì là chữ Thái (大) chứ sao lại chữ Đại!
Rắn đầu rắn cổ
14
Khi quan Thượng vào nhà ông Lê Trọng Thứ, mới biết cậu bé ấy là con
của bạn mình. Ông kể lại câu chuyện dọc đường. Lê Trọng Thứ gọi con ra trách
mắng và đánh đòn. Quan Thượng thấy ông thông minh nên đã xin tha cho ông
với điều kiện phải ứng khẩu một bài thơ tạ tội. Cậu xin quan Thượng ra đầu đề.
Quan Thượng nói: Phụ thân cậu đã bảo cậu "rắn đầu rắn cổ", cậu cứ lấy đó làm
đề bài. Cậu ngẫm nghĩ một chốc rồi đọc:
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học quyết không tha
Thẹn đèn hổ lửa đau lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Châu Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
Đề bài là do quan Thượng đặt ra, ý nói cậu bé cứng đầu, lười học. Vậy
mà Lê Quý Đôn đã tài tình sử dụng từ “rắn” để ghép vào trong nội dung các câu
thơ của mình: rắn liu điu, rắn đầu, rắn hổ lửa, rắn mai gầm, rắn ráo, rắn thằn
lằn, rắn hổ trâu, rắn hổ mang và ví mình như Khổng Tử - Mạnh Tử (từ nay Trâu
Lỗ xin siêng học). Quan Thượng hết sức thán phục.
Tam xuyên (三三) tứ mục (四目)
Nhà Lê Quý Đôn ở gần ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý. Một hôm, một
vị quan bên Liêu Xá đến thăm ông Lê Trọng Thứ. Vị quan có nghe tiếng cậu bé
con quan Thượng Lê rất hay chữ, muốn trực tiếp thử tài. Nể tình, ông Lê Trọng
Thứ cho gọi Lê Quý Đôn tới. Khoanh tay, kính cẩn chào khách xong, Lê Quý
Đôn đứng nép bên cha, chờ đợi. Ông khách nói:
Ta nghe cháu còn bé mà đã hay chữ. Vây ta ra vế đối, cháu đối lại nhé!
Lê Quý Đôn lễ phép: Dạ, xin Bác ra đề ạ!. Nhà cháu gần ngã ba sông, vậy ta ra
vế đối là tam xuyên (大大)! - Ông khách nói. Vế đối giản dị mà hắc búa, chữ
tam (大) có ba nét sổ ngang nhưng dựng lên, thành ba nét sổ đứng và là chữ
15
xuyên (大). “Tam xuyên” (大大) có nghĩa “ba con sông”. Lê Quý Đôn chưa đáp
ngay mà cứ trân trân nhìn ông khách có mang cặp kính. Ông khách rất vui vì
tìm được vế đối rất hiểm. Thần đồng ư? khó thế này sức mấy mà đối nổi! Sao,
có đối được không, cháu bé ? - Thấy Lê Quý Đôn chưa đối được, ông khách
hỏi. Lê Quý Đôn lễ phép thưa: Dạ, cháu xin đối là tứ mục (大大). “Tứ mục” (大
大) có nghĩa “bốn con mắt”. Ông khách chỉ còn biết thốt lên: Tuyệt vời!. Chữ
đối lại thật chuẩn, chữ “tứ” ( 大) viết quay dọc lại, cũng là chữ “mục” ( 大).
Quay sang ông Thượng Lê, khách xuýt xoa: “Thằng bé này về sau văn chương
sẽ lẫy lừng đấy!”.
5. Ý kiến của Lê Quý Đôn về một số vấn đề liên quan giữa kinh tế - xã hội và
giáo dục:
Lê Quý Đôn là một học giả uyên bác, đa dạng đa tài nhất của văn hóa
Việt Nam. Giới nghiên cứu thế giới (Pháp) xem ông là nhà bác học về lĩnh vực
văn hóa của nước ta. Công trình trước tác và sáng tác của ông gồm một thư tịch
đồ sộ gồm nhiều bộ môn: lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, triết học.
Trên tầm nhà văn hóa, ông có những kiến giải sâu sắc về vấn đề liên
quan giữa kinh tế - xã hội và giáo dục.
Trong tác phẩm “Vân đài loại ngữ” và “Kiến văn tiểu lục”, ông nêu ra
“Tứ tôn” và “Ngũ Qui”, các mệnh đề trong Tứ tôn và Ngũ qui gắn kết vào nhau
có thể xem như một chiến lược kinh tế - xã hội - giáo dục.
Tôn tộc đại quí
Tôn lộc đại suy
Tôn tài đại thịnh
Tôn nịnh đại suy
Dịch:
(Tôn trọng gia tộc, dân tộc thì được các giá trị cao quí
Tôn trọng tước lộc, bổng lộc, mầm mống tham nhũng thì tất yếu dẫn tới
suy vong
Tôn trọng hiền tài của đất nước thì đại thịnh
Thích kẻ xiển nịnh thì dẫn đến nguy cơ)
16
Ý tưởng của Lê Quý Đôn trong bốn mệnh đề trên, đặc biệt là mệnh đề:
“Tôn trọng hiền tài của đất nước thì đại thịnh” là sự phát triển luận đề mà Lê
Thánh Tôn – Thân nhân trung đã phát biểu cách ba thế kỷ trước đó:
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia
Nguyên khí mạnh thì thế nước cường
Nguyên khí suy thì thế nước tàn”
Lê Quý Đôn viết về ngũ qui như sau:
Qui nông tất ổn
Qui công tất phú
Qui thương tất hoạt
Qui trí tất hưng
Qui pháp tất bình
Dịch:
Lo lắng trù tính cho nông nghiệp thì mang lại sự ổn định;
Lo lắng trù tính cho công nghiệp thì mang lại sự giàu có;
Lo lắng trù tính cho thương nghiệp thì mang lại sự năng động của nền
kinh tế;
Lo lắng trù tính cho việc giáo dục, phải coi trọng trí thức, coi trọng việc
giáo dục thì đất nước mới phát triển, mới hưng thịnh ;
Lo lắng trù tính cho công tác pháp luật thì đất nước mới thanh bình.
Những mệnh đề mà Lê Quý Đôn nêu ra rất ngắn gọn mà sinh động.
Chúng chứng tỏ một tầm nhìn rộng, một sự suy nghĩ sâu về chiến lược phát
triển đất nước khi gắn bó cả năm nhiệm vụ lớn về phát triển nông nghiệp, công
nghiệp, thương nghiệp, giáo dục, pháp luật. Giáo dục theo quan điểm của Lê
Quý Đôn sẽ tạo ra sự hưng thịnh cho đất nước.
Tứ tôn và ngũ qui kết hợp với nhau vẫn còn giữ nguyên giá trị thời sự
cho đất nước ta đang cần hoạch định một chính sách giáo dục hiện thực và khả
thi phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Phân tích mệnh đề “Qui trí tất hưng”:
17
Đó là một nguyên lý đang mang tính hiện thực để định vị vai trò của
người trí thức trong sự phát triển của xã hội. Nó là đoạn kết trong một chuỗi
đánh giá các giai tầng xã hội tác động vào nền sản xuất tạo ra của cải xã hội
(phi nông bất ổn, phi công bất phú, phi thương bất hoạt ).
Nguyên lý này đang được nhắc tới nhiều vào thời điểm các nhà lãnh đạo
đang hoạch định chính sách đối với trí thức nhằm phù hợp với những phát triển
và chuyển biến của công cuộc đổi mới và hội nhập.
Nhắc đến cái nguyên lý này nhưng ít ai tìm hiểu kỹ xem đó là quan điểm
của ai và từ bao giờ. Đã từng có người để nhấn mạnh tính “truyền thống” mà
khẳng định rằng của cụ Lê Quý Đôn, nhưng chẳng hề nói rõ sách vở nào ghi
chép lại. Lại có ý kiến cho rằng nó chính là sản phẩm của một thời mà những
luồng gió duy tân thổi từ các nước Đông Á đến với chúng ta và cụ thể hơn là
của các nhà cải cách nổi tiếng Trung Hoa đương thời là Khang Hữu Vi và
Lương Khải Siêu mới ở đầu thế kỷ trước Chỉ có điều chắc chắn rằng nó rất
thích hợp với thời đương đại mà ngay cả kinh tế phát triển cũng phải gắn thêm
cái thuộc tính là nền “kinh tế tri thức”.
Nguyên lý này đang mang tính thời đại không chỉ vì phong khí chính trị
mà còn vì những vấn đề của đời sống đang đặt ra đối với toàn xã hội. Hiện
tượng nhiều công chức có bằng cấp cao và dày kinh nghiệm bỏ việc không chỉ
do đãi ngộ mà do thiếu điều kiện hành nghề và thiếu triển vọng phát triển, hoặc
hiện tượng ngày càng nhiều người gửi con em ra nước ngoài để được đào tạo
cũng vì muốn chọn một môi trường thuận lợi cho tiền đồ phát triển lâu dài của
trí tuệ v.v cho thấy nhu cầu về môi trường cho sự phát triển trí tuệ ngày càng
lớn và có xu thế thay thế dần môi trường mang tính quan liêu truyền thống.
Vai trò của người trí thức đối với toàn xã hội không chỉ động chạm đến
một tầng lớp xã hội nào đó có thể định lượng được, mà còn rộng hơn thế. Điều
này thể hiện khá rõ trong cuộc trao đổi quanh định nghĩa “trí thức là ai ?”. Đã
có nhiều quan niệm khác nhau để xác định ngay từ cách chọn lấy một thuật ngữ
cho thích hợp: là một giai tầng hay một đội ngũ; được phân định bởi những tiêu
chí định lượng hay định tính ?
18
Chắc chắn, nếu định lượng thì chưa bao giờ trí thức của ta nhiều như bây
giờ theo tiêu chí bằng cấp. Dù nền giáo dục của đất nước còn nhiều bất cập
nhưng mỗi năm nó cũng tạo ra một lượng ngày càng lớn những con người được
định danh bởi những học hàm, học vị: cử nhân, tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, phó
giáo sư, giáo sư hay những danh vị nghề nghiệp khác như bác sĩ, kỹ sư,
chuyên viên cộng thêm một số lượng không hạn chế những người hoạt động
trên các lĩnh Mọi người đang chờ đợi một sự định vị đối với trí thức trong thang
bậc giá trị của xã hội được thể hiện qua những chính sách đãi ngộ có thể định
lượng được như lương bổng, nhà cửa, định mức đầu tư cho các hoạt động của
trí thức (như kinh phí hay điều kiện tác nghiệp ). Đó là điều đã được thể hiện
trong nhiều chính sách, đặc biệt của các địa phương nhằm “đào tạo và thu hút
nhân tài”, nhưng phải thừa nhận rằng chưa mấy hiệu quả vực văn hoá, nghệ
thuật
Dường như định lượng luôn là tiêu chí dễ lựa chọn đối với người quản lý
hơn là sự định tính. Đây cũng là thời điểm diễn ra những diễn đàn trao đổi
quanh câu hỏi “trí thức là ai ?”, hay “thế nào là trí trức ?”. Đọc trên các phương
tiện truyền thông được biết đến nhiều tiêu chí khác nhau quy vào những phẩm
chất thật khó định lượng như “có học vấn cao và có ý thức trách nhiệm sâu sắc
đối với sự tiến bộ của xã hội mà mình đang sống” và ví trí thức như kẻ sĩ thời
xưa tựa như cụ Nguyễn Công Trứ vừa mang khí tiết “có thể chết chứ không
chịu nhục” (sĩ khả lục bất khả nhục) lại vừa “xem công việc của trời đất thiên
hạ như trách nhiệm của mình” (vũ trụ giai ngô phận sự) vì thế khó mà đào tạo
hay cấp bằng cho trí thức.
Lại có người cắt nghĩa sự giống và khác trong các khái niệm hay thuật
ngữ thường liên hệ với trí thức như “intelligentsia”, ”intellectuel” hay
“intelligent” của thiên hạ để vận vào những mẫu hình Việt Nam qua các thời,
từ xa xưa đến hiện đại, để nhấn mạnh rằng “trí thức là người có tri thức, biết
suy nghĩ khác biệt và độc lập” v.v
Nhưng dễ hiểu nhất vẫn là một cách viết giản dị của một vị giáo sư nhân
phân tích những mẫu hình người trí thức thời hiện đại tiêu biểu của thế giới
19
luôn phải đối diện trước những nghịch lý của đời sống xã hội. Ông định nghĩa
ràng “Ai đánh thức, không cho xã hội ngủ, người ấy là trí thức, bất kể họ là
ai ”.
Vẫn là một khái niệm khó định lượng, nhưng dường như ai cũng cảm
nhận được nó trong đời sống xã hội, kể cả đời sống thường ngày. Một ai và một
xã hội đang ngủ cũng có nghĩa là đang ngưng nghỉ hoặc vì sự mỏi mệt hoặc vì
sự thoả mãn đều đồng nghĩa với sự lạc hậu, trì trệ trong một thế giới không
ngừng vận động để tiến lên. Và định nghĩa này ngẫu nhiên cũng trùng hợp với
một cách bình luận dân gian khi đối lập hai tính cách : “trí thức” và “trí ngủ”.
Như thế thì trí thức chính là một nhân cách hơn là một trình độ chỉ thuần
tuý có được nhờ tích luỹ tri thức hay kinh nghiệm. Và nhân cách ấy thực khó
đào tạo ở trường lớp mà chỉ có thể nảy sinh trong một môi trường xã hội thích
hợp, nhất là môi trường dân chủ.
Do thế, cũng thật khó mà tính được một chính sách sử dụng để đãi ngộ
đối với những đối tượng cụ thể được coi là trí thức, mà chỉ có thể tạo ra một
môi trường khích lệ những phẩm cách trí thức trong mọi con người. Còn sự đãi
ngộ thì do chính đời sống được quy luật của kinh tế thị trường điều chỉnh. Ngay
cả sự đãi ngộ mà nhà nước thiện ý muốn tạo ra chỉ có thể là một môi trường cho
phẩm chất trí thức hưng khởi thúc đẩy sự phát triển xã hội mà không thể trở về
với những phương cách của một thời bao cấp, trong mối quan hệ ban phát
Như thế cũng có thể mường tượng rằng trí thức là một phẩm chất, nó có
thể có ở mọi người; còn ý niệm về một “nhà trí thức” có thể chỉ là một số lượng
rất nhỏ của những tinh hoa phát tiết trong những hoàn cảnh nhất định.
NỘI DUNG
1. Ý nghĩa của giáo dục đạo đức đối với sinh viên:
20
Công tác giáo dục đào tạo sinh viên, đội ngũ trí thức Xã hội chủ nghĩa
tương lai cần theo một phương hướng cơ bản là phải thực sự coi trọng giáo dục
đạo đức kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng, đạo đức
cho sinh viên. Giáo dục đạo đức là yêu cầu khách quan của sự nghiệp “trồng
người”, giáo dục đạo đức giúp đào tạo ra thế hệ vừa “hồng” vừa “chuyên” nhằm
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Xác định đạo đức là “gốc” của con người thì không chỉ là nền tảng nhân
cách trong sự thống nhất với tri thức mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri
thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng. Có thể thấy, đạo đức trong
sáng của sinh viên là một trong những điều kiện, là tiền đề để trau dồi lý luận.
Không những thế, lý luận ở đây cũng không chỉ là tri thức, là học vấn nói chung
mà là lý luận cách mạng, đó là lý luận không chỉ giải thích thế giới mà cốt lõi là
để cải tạo thế giới. Vì vậy, nếu sinh viên học tập không nhằm mục đích thực tiễn,
phục vụ nhân dân thì không thể lĩnh hội được tinh thần thực chất của lý luận.
2. Vai trò, lý tưởng, nhiệm vụ của sinh viên:
Sinh viên có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Họ có
những phẩm chất quý báu như trẻ, khỏe, có học thức, ham học, năng động, dám
nghĩ và dám làm theo cái mới Họ thật sự là đại biểu cho sức sống của thanh
niên, sức mạnh của dân tộc. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, để những tiềm
năng đó trở thành hiện thực, trở thành động lực trong công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước, họ cần phải được định hướng một cách toàn diện, đặc biệt
là lý tưởng đạo đức trong sáng.
Lý tưởng là những khát khao, nguyện vọng, những tư tưởng về tương lai
tốt đẹp mà con người hằng mong ước vươn tới. Lý tưởng có vai trò to lớn đối
với hoạt động của con người. Người có lý tưởng cao đẹp, thì không những sẽ có
yêu cầu cao đối với chính bản thân mình mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm
đối với những công việc của người khác. Quá trình hiện thực hóa lý tưởng được
bắt đầu từ việc xác định, củng cố niềm tin, rồi sau đó niềm tin sẽ trở thành một
động lực quan trọng đối với hoạt động của con người.
21
Là một bộ phận của lý tưởng xã hội, lý tưởng đạo đức cũng mang những
nội dung, đặc điểm và ý nghĩa chung của lý tưởng xã hội. Tuy nhiên, lý tưởng
đạo đức cũng có đặc thù riêng do tính chất của các quan hệ đạo đức quy định.
Lý tưởng đạo đức phản ánh những hoài bão, những xu hướng, những nội dung
cơ bản của những giá trị và chuẩn mực đạo đức trong đời sống xã hội.
Như vậy, lý tưởng đạo đức chẳng phải là cái gì cao xa, trừu tượng, hư vô
mà được xuất phát bởi đời sống kinh tế - xã hội, bởi thực trạng đạo đức trong
thời gian nhất định.
Lý tưởng đạo đức là một bộ phận của lý tưởng xã hội, thống nhất với lý
tưởng xã hội. Lý tưởng xã hội của chúng ta hiện nay chính là “Độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội” mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. Vì vậy, lý tưởng đạo
đức mà chúng ta lựa chọn cũng phản ánh nội dung lý tưởng “Độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội”. Lý tưởng đó luôn luôn hướng tới mục tiêu cao cả: “Dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bởi vì, bản thân “Độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” đã bao hàm nội dung đó.
Với vai trò tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, thanh niên, đặc biệt là thanh niên trí thức mà hôm nay họ còn là sinh
viên, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp. Do đó,
giáo dục nhân cách nói chung, giáo dục lý tưởng đạo đức cho sinh viên nói
riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp đổi mới đất nước.
3. Mục tiêu, phương pháp giáo dục đạo đức đối với sinh viên:
3.1. Trang bị cho sinh viên những tri thức cần thiết về lý luận chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức nhân văn,
kiến thức pháp luật, văn hóa xã hội:
Tùy theo đặc điểm ngành nghề đào tạo theo bậc học Cao đẳng, Đại học,
việc trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
cho sinh viên chỉ thực sự có kết quả với động cơ học tập đúng đắn của sinh
viên. Tất nhiên, kết quả của học tập lý luận còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như
trình độ học vấn, vốn kinh nghiệm sống, phương pháp học tập Và không chỉ
phụ thuộc vào người học mà còn phụ thuộc vào người dạy, vào điều kiện học
22
tập, việc tổ chức quản lý học tập Mặc dù vậy, phẩm chất đạo đức của sinh
viên vẫn là điều kiện tiên quyết để học tập lý luận có kết quả. Đó là động lực để
phát huy tính chủ động, tích cực trong những điều kiện lịch sử cụ thể để biến
quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục nói chung, giáo dục lý luận nói
riêng. Việc coi trọng giáo dục đạo đức, xây dựng đạo đức trong giáo dục lý luận
cho sinh viên không chỉ là đòi hỏi cho nhiệm vụ xây dựng đất nước, mà còn là
đòi hỏi bức thiết của bản thân công tác giáo dục lý luận đạo đức.
Công tác giáo dục lý luận coi giáo dục đạo đức không những là tiền đề
của việc nâng cao trình độ lý luận, đồng thời là nhiệm vụ của mình. Lê-nin đòi
hỏi phải làm cho toàn bộ nhiệm vụ giáo dục, đào tạo thanh niên trở thành nhiệm
vụ giáo dục đạo đức, cộng sản. Nói về mục đích học tập lý luận của người cán
bộ, Bác Hồ đòi hỏi trước hết phải là “học để làm việc, làm người” rồi mới
“làm cán bộ”. Do đó, nếu có tình trạng suy thoái, xuống cấp về phẩm chất đạo
đức của sinh viên trong Trường Cao đẳng, Đại học có ảnh hưởng tiêu cực đến
giáo dục lý luận thì không phải là giáo dục lý luận vô can đến tình trạng đó.
Bên cạnh trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên làm tiền đề cho việc giáo dục đạo đức, nhà trường còn
phải trang bị cho người học những hiểu biết về các giá trị như: Hiểu biết về
pháp luật thường thức; hiểu biết về tình hình chính trị thế giới, những tổ chức
quốc tế và các dân tộc khác; tri thức về vốn sống trong giao tiếp ứng xử, trong
học tập, lao động và các hoạt động xã hội là điều kiện để hoàn thiện nhân cách
nói chung, rèn luyện, trau dồi đạo đức nói riêng cho sinh viên.
Quá trình giáo dục lý tưởng, đạo đức cho sinh viên có vai trò to lớn đối
với sự hình thành nhân cách của họ. Nội dung lý tưởng đạo đức đặt ra những
đòi hỏi, những yêu cầu mà sinh viên phải phấn đấu rèn luyện trong quá trình
hiện thực hóa lý tưởng đó. Từ những nỗ lực phấn đấu vươn lên, sinh viên tự
khẳng định mình và góp phần vào sự phát triển xã hội.
Ngày nay, khi mà những mặt trái của kinh tế thị trường đang tác động
mạnh cả vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo nói chung thì công tác giáo dục lý luận
càng phải quan tâm tới việc xây dựng, giáo dục đạo đức cho sinh viên. Một
23
mặt, giáo dục lý luận góp phần giải đáp những vấn đề về đạo đức của sinh viên,
học sinh. Mặt khác, phải phát huy vai trò của đạo đức với tính cách là tiền đề để
nâng cao chất lượng giáo dục lý luận, bao gồm cả việc giữ gìn sự trong sáng và
phẩm chất chính trị, đạo đức của chính mình, như Các Mác đã nói “nhà giáo
dục cũng phải được giáo dục”. Nhưng khi nói tới việc giáo dục lý tưởng, đạo
đức cho sinh viên trong điều kiện ngày nay ở nước ta, không thể không nói tới
những tác động của cơ chế thị trường. Về những tác động tích cực và tiêu cực
của kinh tế thị trường đối với đời sống kinh tế - xã hội nói chung, với tư tưởng,
lối sống đạo đức nói riêng đã tác động không nhỏ đến giáo dục đạo đức cho
sinh viên:
- Về ảnh hưởng tích cực: Với sự năng động trong toàn xã hội cùng với
những biện pháp kinh tế mà Đảng và nhân dân ta thực hiện đã nâng đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân lên một bước đáng kể. Từ đó, niềm tin của
toàn dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố
vững chắc. Đây chính là điều kiện khách quan thuận lợi đối với công tác giáo
dục lý tưởng, đạo đức cho sinh viên.
- Về ảnh hưởng tiêu cực: Đảng ta đã khái quát “ về khách quan mà nói
kinh tế thị trường với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ
nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật
chất mà coi nhẹ giá trị tinh thần, chỉ chú ý đến lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi
ích cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài, cơ bản”
(Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 29 – 30). Do vậy, “những năm gần đây
tình trạng suy thoái về đạo đức và lối sống có chiều hướng tăng lên, rất đáng lo
ngại” (Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tr 27). và “Một bộ phận thanh niên còn
mơ hồ về lý tưởng, chưa nhận thức được tình hình, nhiệm vụ của giai đoạn
cách mạng mới, chưa xác định được trách nhiệm của thanh niên nói chung và
của bản thân nói riêng” (Hữu Thọ - Đào Duy Khánh - chủ biên: Tiếp tục đổi
24
mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng - văn hóa trong tình
hình mới, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1999, tr 309).
Với vai trò quan trọng của đạo đức, từ thực trạng đạo đức xã hội nói
chung, đạo đức thanh niên nói riêng, trong những năm gần đây, Đảng ta luôn
coi trọng công tác xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa lành mạnh
trong xã hội, đặc biệt quan tâm giáo dục lý tưởng, đạo đức cho thế hệ trẻ luôn
được Đảng ta coi trọng.
3.2. Giáo dục để hình thành ở sinh viên thái độ đứng đắn, tình cảm,
niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp
cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh:
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục đạo đức
đối với sinh viên. Bởi vì, thái độ, tình cảm, niềm tin đạo đức đối với bản thân và
các hiện tượng xã hội sẽ tạo ra động lực bên trong điều chỉnh nhận thức và hành
vi của con người. Để thực hiện mục tiêu, nhà trường cần phải:
- Nhà trường có trách nhiệm phải xây dựng tình cảm và củng cố niềm tin
của sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ và hiện thực ngày càng tốt
đẹp của công cuộc đổi mới đất nước. Khi sinh viên đã có niềm tin vững chắc thì
sẽ quyết định khuynh hướng, mục đích và hiệu quả hoạt động của mình và sẽ
hoạt động hăng say, tích cực trong học tập, công tác, đóng góp thiết thực cho
đất nước, xã hội.
- Nhà trường phải tăng cường giáo dục cho sinh viên tình cảm yêu nước
nồng nàn. Yêu nước tức là yêu độc lập của đất nước; yêu chủ nghĩa xã hội; là
phải làm giàu cho gia đình và đất nước, muốn làm giàu thì phải học tập; phải
trung với Đảng, với nước, hiếu với nhân dân. Trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường và giao lưu quốc tế hiện nay thì “trung” và “hiếu” phải được coi là
giá trị nổi bật để sinh viên không dễ sa vào cạm bẫy của kẻ thù. Nhà trường
phải giáo dục lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội giữ vai trò quyết
định, là nền tảng điều chỉnh mọi hành vi của sinh viên, xác định thái độ lựa
chọn và ứng xử trước những biến động to lớn do cơ chế thị trường đặt ra. Có
thể nói giáo dục tình cảm yêu nước là nội lực quan trọng để tạo cho sinh viên,
25