Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐỀ TÀI TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH RA đời CỦA ĐỒNG EURO VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ đối VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.99 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA: KINH TẾ QUỐC TẾ
(CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ)

----------------------------

BÀI TẬP THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY QUÁ TRÌNH RA ĐỜI CỦA ĐỒNG EURO
VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NĨ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Mơn học

: Hội nhập kinh tế quốc tế

Giảng viên

: Th.S Lê Tuấn Anh

Nhóm

:5

Đỗ Thị Ngọc Mai (nhóm trưởng)

: 11183196

Hà Thái Bằng

: 11180638

Đỗ Như Quỳnh


: 11184219

Phạm Thị Thu

: 11184733

Bùi Thị Thu Hoài

: 11181871

Hà Nội , năm 2021


DANH SÁCH PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC NHĨM 5

1

STT

Họ và tên

Mã sinh viên

Cơng việc

1

Đỗ Thị Ngọc Mai
(nhóm trưởng)


11183196

Thuyết trình và hỗ
trợ làm nội dung

2

Hà Thái Bằng

11180638

Thuyết trình và hỗ
trợ làm nội dung

3

Đỗ Như Quỳnh

11184219

Tổng hợp word và
làm PowerPoint

4

Phạm Thị Thu

11184733

Làm nội dung


5

Bùi Thị Thu Hoài

11181871

Làm nội dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...3
NỘI DUNG………………………………………………………………….. 4
I.Sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu
1. Cơ sở ra đời
1.1 .Cơ sở pháp lý………………………………………………………………..4
1.2. Cơ sở lý luận…………………………………………………………….…..4
1.3. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………...5
2. Quá trình ra đời
2.1. Ý tưởng thiết lập………………………………………………………..…...6
2.2. Quá trình ra đời……………………………………………………………7
II.Tác động của đồng tiền chung châu Âu
1.Đối với các nước thành viên trong khối
1.1.Thị trường chung châu Âu sẽ trở nên đồng nhất và
có hiệu quả hơn………………………………….………………………….7
1.2.Tiết kiệm chi phí giao dịch ngoại hối………….………………………...8
1.3.Giảm rủi ro và giảm chi phí bảo hiểm……….………………………….9
1.4.Thúc đẩy thương mại các nước EU…………….………………………..9
1.5.Khuyến khích đầu tư quốc tế………………….…………...…………….10
1.6.Kích thích hoạt động du lịch quốc tế………….………………………..10

1.7.Giúp các nước trong khối hỗ trợ lẫn nhau….…………………………11
1.8.Tạo ra chính sách tiền tệ cứng nhắc………….………………………..11
1.9.Tạo ra sự bất bình đẳng trong khối……………………………………12
2.Đối với các hệ thống quốc tế
2.1.Đối với hệ thống tiền tệ quốc tế………………………………………..13
2.2.Đối với dự trữ quốc tế…………………………………………………..14
III. Kết luận……………………………………………………………….14

2


MỞ ĐẦU
Một trong những yếu tố cần thiết để một đồng tiền nào đó được các nước khác
sử dụng như đồng tiền quốc tế là quốc gia đó phải chiếm tỉ trọng lớn trong
mậu dịch quốc tế. Nếu chỉ riêng Đức, Anh hoặc Pháp thì khơng thể nào sánh
được với Mỹ và Nhật. 
Sự hình thành Liên Minh Châu Âu hiện nay tạo ra tỉ trọng mậu dịch đáng kể
có so sánh với Mỹ và Nhật. Sự hình thành Liên Minh Châu Âu cịn tạo ra thị
trường thống nhất giữa các quốc gia thành viên.
Là một thị trường thông nhất, nghĩa là trong phạm vi các nước thành viên
người dân có thể tự do di chuyển và hàng hóa dịch vụ, kể cả vốn cũng có thể
tự do lưu thơng mà khơng chịu một sự hạn chế nào. 
Tuy nhiên, thị trường thống nhất không thể dễ dàng đem lại lợi ích đầy đủ của
nó khi mà chi phí giao dịch tương đối cao do phải chuyển đổi từ loại tiền của
nước này sang loại tiền của nước khác, và tình trạng bấp bênh gắn với sự bất
ổn của tỉ giá. Những trở ngại này sẽ mất đi nếu như Liên Minh Châu Âu sử
dụng chung một loại tiền. 
Những lí do trên thúc đẩy các nước trong Liên Minh Châu Âu đi đến quyết
định tạo lập đồng tiền chung châu Âu có tên gọi là đồng EURO.
Nhóm chúng tơi sẽ đi sâu phân tích, tìm hiểu rõ hơn lý do, q trình ra đời của

đồng Euro cũng như ảnh hưởng của đồng tiền này tới nền kinh tế thế giới để
mọi người có một cái nhìn bao qt nhất về đồng Euro.

3


NỘI DUNG
I. Sự ra đời của đồng tiền chung Châu Âu
1.

Cơ sở ra đời
1.1.1. Cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý cho sự ra đời của đồng EURO là hệ thống các văn bản
pháp quy của liên minh cao nhất là Hiệp ước ( Hiệp ước Maastricht) và các
nghị quyết có liên quan được Nghị viện Châu Âu, Ủy ban Châu Âu, Hội đồng
Châu Âu, Hội đồng các bộ trưởng kinh tế tài chính Châu Âu phê duyệt. Bên
cạnh đó là hệ thống pháp luật của mỗi nước thành viên phải ban hành các văn
bản luật và dưới luật cần thiết khác đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý cho đồng
EURO ra đời và thay thế hợp pháp, vĩnh viễn các đồng tiền quốc gia đã lưu
hành từ bao đời nay. Đồng EURO có cơ quan điều hành độc lập và chịu trách
nhiệm là Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB).
1.1.2. Cơ sở lý luận
      Dựa trên Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu (OCA) của Robert Mundell
Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu được phát triển vào năm 1961 bởi nhà
kinh tế học Robert Mundell, dựa trên cơng trình trước đó của Abba Lerner.
Đây là một trong những lý thuyết quan trọng để đánh giá khả năng hội nhập
tiền tệ của các quốc gia. Một khu vực tiền tệ tối ưu có thể bao gồm một số
quốc gia, hay các phần của một vài quốc gia hoặc các khu vực trong cùng một
quốc gia. 

Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu phát biểu rằng rằng các khu vực cụ thể
không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia sẽ được hưởng lợi từ một loại tiền tệ
chung. Nói cách khác, các khu vực địa lý có thể nên sử dụng cùng một loại
tiền thay vì mỗi quốc gia sử dụng đồng tiền riêng.
Nội dung của Lý thuyết OCA có thể được phân thành hai hướng:(i) tìm
kiếm những đặc điểm kinh tế quan trọng để xác định biên giới của khu vực và
xem xét khu vực phù hợp với cơ chế tỷ giá hối đoái nào; (ii) làm rõ lợi ích và
chi phí đối với mỗi quốc gia dự định gia nhập khu vực đồng tiền chung. Lý
thuyết khu vực tiền tệ tối ưu có thể mang lại lợi ích cho một khu vực địa lý
bằng cách tăng đáng kể hoạt động thương mại. Tuy nhiên, giá trị mang về từ
4


thương mại phải lớn hơn chi phí của việc các quốc gia từ bỏ đồng tiền riêng
của mình với tư cách là một cơng cụ để điều chỉnh chính sách tiền tệ. Các khu
vực sử dụng lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu vẫn có thể duy trì một hệ thống tỷ
giá hối đoái linh hoạt.
Theo Lý thuyết OCA truyền thống, khu vực tiền tệ tối ưu có các tiêu chí
sau:
- Mức độ dịch chuyển nguồn lực (chủ yếu là nguồn lao động) cao.
- Mức độ mở cửa cao và quy mô của nền kinh tế nhỏ.
- Giá cả và mức lương có độ linh hoạt cao giữa các quốc gia.
- Đa dạng hoá sản xuất.
- Sự tương đồng về tỷ lệ lạm phát.
- Biến động tỷ giá hối đối ít.
 Các quốc gia có càng nhiều các tiêu chí trên thì chi phí chuyển đổi sang
đồng tiền chung sẽ càng thấp.
Ngoài ra, so với Lý thuyết OCA truyền thống, Lý thuyết OCA hiện đại chỉ
ra rằng sẽ mất ít chi phí và có nhiều lợi ích hơn khi tham gia Liên minh tiền tệ.
Trong đó, mức tương đồng về tốc độ phát triển kinh tế và hệ thống tài chính

có thể là hai tiêu chí có ảnh hưởng lớn đến việc xác định quốc gia nào nên
tham gia vào khu vực tiền tệ tối ưu.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
 Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Châu Âu đã nhận thức rõ được tính
tất yếu của xu hướng vận động không thể nào cưỡng lại được của thế giới hiện
đại, đó là hội nhập kinh tế hay cao hơn là liên kết kinh tế. Thực tế đến nay cho
thấy, mối liên kết kinh tế giữa các nước, các khu vực ngày càng phát triển, cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhưng nhìn chung, sự liên kết này ln diễn ra
theo một trình tự nhất định, từ liên kết thương mại, đến liên kết thị trường, rồi
liên kết kinh tế và sau cùng là liên kết kinh tế - tiền tệ. Liên kết kinh tế - tiền tệ
là hình thức liên kết cao nhất của một khối liên kết khu vực, nó ra đời từ sự
hợp tác chặt chẽ giữa tự do hóa thương mại, đầu tư trong một khu vực và là
công cụ hiệu quả để đẩy nhanh q trình khu vực hóa, tạo ra sức cạnh tranh
mới cho một khu vực trên thị trường quốc tế. Theo trình tự liên kết trên, đồng
EURO ra đời xuất phát trước hết là từ sự liên kết thị trường giữa các nước
5


thành viên EEC mà sau này là EU. Liên kết thị trường được đẩy mạnh vào
cuối thập kỷ 1980 và đến ngày 1/ 1/ 1993 thị trường thống nhất bắt đầu đi vào
hoạt động chính thức. Việc tự do hóa lưu thơng hàng hóa dịch vụ, sự vận động
của các luồng vốn, các nguồn lao động, sự đi lại tự do của các cơng dân giữa
các nước EU địi hỏi phải có một chính sách chung tiền tệ thống nhất. Thực tế
cho thấy, việc nhất thể hóa sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu thiếu một cơ chế
chung về thanh tốn các luồng tiền vốn nói chung và hàng hóa nói riêng. Sự
bất cập đó phải được khắc phục bằng việc xúc tiến để cho ra đời một hệ thống
tiền tệ chung. 
=> Đồng Euro ra đời theo một lịch trình được thiết kế hợp lý, thận trọng, thích
hợp với sự vận động từ thấp tới cao. Về mặt kỹ thuật sự ra đời của đồng Euro
được chuẩn bị kỹ càng, không vội vàng đột ngột, khởi đầu bằng việc sáng lập

đơn vị tiền tệ của cộng đồng trên cơ sở tập hợp các đồng tiền quốc gia thành
viên hay gọi là "rổ tiền tệ (ECU, 1975), tiếp theo là thành lập và vận hành hệ
thống tiền tệ châu Âu (EMS, 1978) và quá trình triển khai liên minh tiền tệ
theo 3 giai đoạn với các nội dung cụ thể cho từng giai đoạn để tạo lập các điều
kiện cần thiết cho sự ra đời một đồng tiền chung và vận hành thống nhất một
chính sách tiền tệ. Một thị trường chung rộng lớn như EU cần được tăng
cường sức mạnh bằng việc lưu hành 1 đồng tiền chung đó cũng là logic phát
triển của tự nhiên. Đồng thời chính sức mạnh của thị trường thống nhất đó tạo
cơ sở kinh tế cho sự ra đời của đồng Euro mạnh và ổn định
2.
Quá trình ra đời
2.1. Ý tưởng thiết lập
        Mong muốn có một đồng tiền chung đã hình thành từ lâu ở Châu Âu,
vào  khoảng thế kỷ 19 với nền tảng là sự ra đời của Liên minh tiền tệ Latinh,
Liên minh  tiền tệ Đức, Bản vị vàng... Sự mất ổn  định tiền  tệ trong những
năm 1920 và 1930 đã làm cho nhu cầu của một  đồng  tiền chung trở nên ngày
càng mạnh mẽ. Tuy nhiên,  khi thị trường chung Châu Âu được thành lập vào
thập  niên  1950 thì Liên minh tiền  tệ vẫn chưa được lưu tâm đến trong các
chương trình nghị sự mặc dù các nước Châu Âu đã xác định tỷ giá là một
trong những vấn đề mang lại lợi ích chung. Trong hiệp ước thành lập Cộng
đồng Kinh tế Châu Âu (EEC-1975) ý tưởng cho sự ra đời một đồng tiền chung
6


đã được đề cập và trước sự thất bại của Hệ thống Bretton Wood và sự bất ổn
định của tiền tệ, nó đã trở thành chủ đề lặp đi lặp lại trong các chương trình
nghị sự Châu Âu được cụ thể hóa qua các báo cáo chính thức như:
Werner(1970), Delor(1989).
2.2.


Q trình ra đời

Quá trình ra đời của đồng tiền chung Châu Âu được chia thành 3 giai đoạn,
mỗi giai đoạn có một mục tiêu, nhiệm vụ riêng.
 Giai đoạn I ( 1/7/1990-31/12/1993) :Nội dung  của giai đoạn này là
thống nhất  chính sách tiền tệ quốc gia, rút ngắn sự khác biệt của nền
kinh tế các quốc gia thành viên. Thực  hiện tự do hóa lưu thơng vốn và
thanh tốn qua việc hoàn  thành thị trường thống nhất vào ngày
1/1/1993. Các ngân hàng Trung ương các  nước thành viên phối hợp
chặt chẽ chính sách  tiền tệ để giữ ổn định tỷ giá cố định giữa các đồng
tiền trong Hệ Thống tiền tệ Châu Âu.
 Giai đoạn II (1/1/1994 - 31/12/1998) : Nội dung  của giai đoạn này là:
 Tăng cường triển khai chiến lược tụ hội về chính sách kinh tế và
thị trường giữa các nước thành viên
 Hoàn chỉnh các công tác về mặt thể chế cho đồng EURO ra đời
như: xây dựng bộ máy và cơ chế vận hành của Ngân hàng Trung
ương Châu Âu. Từ ngày 1/7/1998 ECB chính thức đi vào hoạt
động
 Quyết định tỷ giá chuyển đổi, tên các đơn vị tiền tệ, căn cứ vào
các tiêu chuẩn đã đề ra để xét các nước đủ tiêu chuẩn tham gia
đồng EURO trong đợt đầu. Tháng 5/1998, 11 nước thành viên đủ
tiêu chuẩn đã được  lựa chọn  tham gia khu vực đồng tiền chung
EURO  đợt  đầu.  
 Giai đoạn III ( 1/1/1999 - 30/6/2002 ) Đồng EURO chính thức ra đời và
đi vào lưu thông, dần thay thế hoàn toàn các đồng bản tệ. Giai đoạn này
chia thành 2 bước:
 Bước 1:(1/1/1999 - 31/12/2001) là giai đoạn quá độ, đồng EURO
được lưu thông và song song tồn tại với đồng tiền quốc gia
7



 Bước 2 (1/1/2002 - 30/6/2002) là quá trình thu hồi các đồng tiền
quốc gia, đồng EUR giấy ra đời, thay thế hồn tồn đồng bản tệ
trong kênh lưu thơng.
II.
1.

Tác động của đồng tiền chung Châu Âu
Đối với các nước thành viên EU
1.1.1. Thị trường chung châu Âu sẽ trở nên đồng nhất và có hiệu quả
hơn

Khi đồng tiền chung châu Âu EURO được đưa vào lưu thông, giá cả
của mọi hàng hóa và dịch vụ được tính tốn và biểu thị bằng một đồng tiền
duy nhất. Khi thống nhất giá, phạm vi thị trường được mở rộng hơn. Người
tiêu dùng và nhà đầu tư trong khu vực sẽ dễ dàng hơn trong việc so sánh giá
cả và hiệu quả của hoạt động đầu tư giữa các quốc gia trong khu vực. Khi
khơng cịn bị cản trở bởi khác biệt trong hệ thống tiền tệ hay rủi ro về tỷ giá
hối đối, nhà đầu tư có thể tập trung vào nghiên cứu đầu tư vào thị trường nào
sẽ có hiệu quả nhất. Do vậy, tổng cầu nội bộ trong khối sẽ tăng, kích thích sản
xuất và đầu tư, đẩy mạnh lưu thơng vốn và hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.
Bên cạnh đó, việc xuất hiện đồng tiền chung EURO cũng làm cho cạnh
tranh trong thị trường châu Âu trở nên gay gắt hơn, dẫn đến xu hướng tái cơ
cấu và sáp nhập. Đây là tiền đề quan trọng cho q trình tăng năng suất lao
động do đạt được tính kinh tế theo quy mô.
Tuy nhiên, tồn tại mặt trái là sự cạnh tranh ngày càng tăng đã kích thích
vốn và lao đô ̣ng di chuyển từ khu vực có năng suất lao đô ̣ng thấp đến nơi có
năng suất lao đô ̣ng cao. Điều này tạo ra hâ ̣u quả nghiêm trọng vì lực lượng lao
đô ̣ng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia

trong khối. Tại các nước kém phát triển hơn như Hy Lạp, để tránh làn sóng di
dân khi thực hiê ̣n tự do hóa lao đơ ̣ng, chính phủ buô ̣c phải gia tăng các khoản
chi phúc lợi, chi an sinh xã hô ̣i cho người dân. Điều này dẫn đến thâm hụt
ngân sách gia tăng và là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới cuô ̣c khủng
hoảng nợ công sau này. Sự khác biệt gia tăng giữa các nền kinh tế thành viên
EU đã làm gia tăng các phong trào chính trị, tuy rất đa dạng nhưng có chung
8


những giải pháp mang màu sắc dân tộc chủ nghĩa và chống châu Âu, cho rằng
cần phải quay trở lại với các đồng tiền quốc gia. 
1.1.2. Tiết kiệm chi phí giao dịch ngoại hối
Khi đồng EURO ra đời, các giao dịch ngoại hối trực tiếp giữa các đồng
tiền nội khối với nhau hoặc giao dịch gián tiếp thông qua đồng USD đã biến
mất.
Chi phí về mặt thời gian để chuyển đổi từ đồng tiền của gia này sang
đồng tiền của quốc gia khác được cắt giảm do hàng hóa, dịch vụ đều được yết
giá bằng đồng EURO và các giao dịch bằng đồng EURO được chấp nhận
trong tồn khối.
Chi phí về mặt tài chính cũng được tiết kiệm cho các cá nhân, tổ chức
tham gia hoạt động kinh tế trong khối EU. Chi phí về tài chính là khoản phí
khi chuyển đổi giữa các đồng tiền, là chênh lệch giữa giá mua ngoại tệ trừ đi
giá bán ngoại tệ, và là nguồn thu nhập của các ngân hàng trong nghiệp vụ
hoán đổi ngoại tệ. việc sử dụng một đồng tiền chung euro đã tiết kiệm 30 tỷ
đôla mỗi năm cho chi phí giao dịch chuyển đổi ngoại tệ khi các ngân hàng
quốc tế thường tính mức phí từ 1-2% cho mỗi giao dịch khi chuyển đổi từ một
ngoại tệ này sang ngoại tệ khác.việc sử dụng một đồng tiền chung euro đã tiết
kiệm 30 tỷ đôla mỗi năm cho chi phí giao dịch chuyển đổi ngoại tệ khi các
ngân hàng quốc tế thường tính mức phí từ 1-2% cho mỗi giao dịch khi chuyển
đổi từ một ngoại tệ này sang ngoại tệ khác. Việc sử dụng một đồng tiền chung

EURO đã tiết kiệm 30 tỷ đôla mỗi năm cho chi phí giao dịch chuyển đổi ngoại
tệ khi các ngân hàng quốc tế thường tính mức phí từ 1-2% cho mỗi giao dịch
khi chuyển đổi từ một ngoại tệ này sang ngoại tệ khác.
1.1.3. Giảm rủi ro và chi phí bảo hiểm rủi ro
Đồng EURO đã mang lại sự bình ổn lớn hơn cho hệ thống hối đoái khi
loại bỏ những rủi ro do sự thay đổi tỷ giá giữa các đồng tiền quốc gia. Điều
này giúp giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp trong hoạt động ngoại thương
trong khu vực đồng EURO.
Thu nhập bằng ngoại tệ luôn tồn tại rủi ro ngoại hối. Để tránh các rủi ro
này, các nhà đầu tư phải tiến hành hoạt động bảo hiểm rủi ro ngoại hối và phải
chịu chi phí bảo hiểm đó. Khi xuất hiện đồng tiền chung EURO thì các chi phí
9


này cũng biến mất do đồng EURO đã thế chỗ của các đồng bản tệ trong các
hoạt động thương mại và đầu tư.
1.1.4. Thúc đẩy thương mại của các quốc gia EU
Đồng tiền chung có tác dụng như chất bơi trơn cho hoạt động thương
mại, làm cho hàng hóa và dịch vụ lưu thơng một cách thuận tiện hơn.
Về phía cung: Do giảm được chi phí chuyển đổi tiền tệ, giá nguyên vật
liệu và nhân công rẻ hơn từ thị trường chung nên đường cung xuất khẩu sẽ
dịch chuyển sang phải.
Về phía cầu: Rào cản về khác biệt tiền tệ cũng như chi phí chuyển đổi
tiền tệ được dỡ bỏ. Do đó, cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên, đường cầu dịch
chuyển sang phải.
Cung và cầu xuất khẩu nội khối đều tăng, dẫn đến lượng tiêu dùng cả
khối tăng lên.
Sự thống nhất về đồng tiền chung cũng thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu của EU đối với các nước ngồi khối. Chính sách tiền tệ thống nhất tạo ra
một thế mạnh cho EU khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu với thế giới

so với khi chưa có chính sách tiền tệ thống nhất. Hoạt động mua sắm online
cũng trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn đối với cả khách hàng và nhà cung
cấp, vì khơng cần quan tâm đến tỷ giá hối đoái hay các chi phí giao dịch tài
chính phức tạp.
1.1.5. Khuyến khích đầu tư quốc tế
Lãi suất của các nước sau khi tham gia vào khu vực đồng tiền chung
EURO có xu hướng giảm so với trước, mức chênh lệch lãi suất giữa các nước
được thu hẹp, chi phí chuyển đổi ngoại tệ giảm, dòng vốn dễ dàng di chuyển
nội khối, thị trường đồng nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư
quốc tế.
Bên cạnh đó, đồng tiền chung EURO cũng tạo được sự ổn định vĩ mô
cho nền kinh tế khối EU do có chính sách tiền tê ̣ chung, làm môi trường đầu
tư kinh doanh của EU trở nên hấp dẫn hơn,không chỉ tăng cường thu hút đầu
tư từ bên ngoài mà cịn thúc đẩy đầu tư nội khới.

10


Hoạt động của thị trường tài chính, đặc biệt là trao đổi tài chính xun
biên giới thơng qua hoạt động ngân hàng và các hình thức tín dụng khác trong
Eurozone, tăng trưởng theo cấp số nhân (từ khoảng 100% GDP vào cuối
những năm 90 của thế kỷ XX lên 400% vào năm 2008).
1.1.6. Kích thích hoạt động du lịch quốc tế
Khi đồng tiền EURO xuất hiện, khách du lịch sẽ không phải thực hiện
hoạt động chuyển đổi đồng bản tệ của mình sang một đồng tiền khác để sử
dụng trong chuyến đi. Khách du lịch có thể thanh tốn mọi thứ bằng đồng
EURO. Điều này là một thuận tiện đối với du lịch. Ngoài ra, thủ tục đi lại giữa
các nước cũng đơn giản hơn, tạo điều kiện thu hút khách du lịch giữa các
nước.
1.1.7. Giúp các nước trong khối hỗ trợ lẫn nhau

Về mặt lý thuyết, sự xuất hiện đồng tiền chung sẽ giúp các quốc gia
thành viên hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng. Đồng tiền
của các nước có nền kinh tế lớn hơn có xu hướng ổn định hơn vì chúng có thể
phân tán rủi ro hiệu quả hơn. Đại dịch toàn cầu Covid-19 đã minh chứng cho
sự tương trợ lẫn nhau giữa các nước thuộc Eurozone trong năm 2020. Ở thời
điểm mới bùng phát dịch, các quốc gia đã thiếu những hành động chung, tồi tệ
hơn là một số quốc gia đã đóng cửa biên giới với các nước cịn lại. Tuy nhiên,
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã tiếp tục mua phần lớn các khoản nợ
của các nước bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đặc biệt là Italy, để giữ lãi suất ở mức
tương đối thấp. Thêm vào đó, Pháp và Đức đã hỗ trợ một quỹ phục hồi trị giá
hơn 500 tỷ Euro
1.1.8. Tạo ra chính sách tiền tệ cứng nhắc
Đồng EURO mang lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia thuộc
Eurozone. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của đồng EURO, cho đến nay, là
đã tạo ra một chính sách tiền tệ cứng nhắc. Hầu hết các nước thuộc EU đều
thịnh vượng, với tốc độ tăng trưởng cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp.  Bên cạnh
đó, cũng tồn tại một số quốc gia bị suy thoái kinh tế kéo dài và tỷ lệ thất
nghiệp cao.
Các giải pháp kinh điển của Keynes cho những vấn đề này hồn tồn
khác nhau. Quốc gia tăng trưởng cao phải có lãi suất cao để ngăn chặn lạm
11


phát, tăng trưởng quá nóng và cuối cùng là suy thoái kinh tế.  Nước tăng
trưởng thấp nên hạ lãi suất để kích thích vay. Thật khơng may, khơng thể đồng
thời tăng lãi suất ở quốc gia tăng trưởng cao và hạ xuống ở quốc gia tăng
trưởng thấp khi họ sử dụng một đồng tiền duy nhất là đồng EURO.
Khi tăng trưởng chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng ở các quốc gia
như Ý và Hy Lạp. Thông thường, trước khi xuất hiện đồng tiền chung, các
quốc gia sẽ tự cứu mình trong thời kỳ khó khăn hay kích thích nền kinh tế

bằng cách các chính phủ sẽ ra lệnh cho ngân hàng trung ương in thêm tiền.
Tuy nhiên, sự độc lập của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có
nghĩa là in tiền khơng phải là một lựa chọn cho các nước thuộc khu vực đồng
euro để giải quyết tình huống này. Các quốc gia buộc phải đi vay nợ để bù đắp
vào lỗ hổng ngân sách quốc gia, gây ra gánh nặng nợ công. Công bằng mà nói,
đồng EURO đã góp phần vào sự suy thối kinh tế ở Hy Lạp.
Do ECB đảm nhiệm chức năng điều hành chính sách tiền tệ của cả khối
sẽ làm cho các nước tham gia EMU mất đi quyền tự chủ trong chính sách tiền
tệ, khó có thể chống chọi với các cú sốc lớn. Trong giai đoạn 2004  - 2006, do
bong bóng bất động sản và nền kinh tế quá nóng, Ai-len cần một chính sách
tiền tệ thắt chặt hơn so với kế hoạch mà ECB định đưa ra. Tuy nhiên, nước
này đã khơng cịn quyền nâng giá đồng tiền của mình hay nâng tỷ lệ lãi suất.
Tương tự, giai đoạn 2009  - 2013, khi Ai-len cần một chính sách tiền tệ nới
lỏng hơn chính sách của ECB, nhưng nước này khơng thể hạ giá đồng tiền của
mình, cũng khơng thể in tiền hay hạ tỷ lệ lãi suất. Rõ ràng, ngay từ khi từ bỏ
đồng tiền quốc gia, các nước thành viên Eurozone đã mất đi các địn bẩy chính
sách quan trọng.
1.1.9. Tạo ra sự bất bình đẳng trong khối
Giai đoạn đầu tiên của đồng euro là cơ chế tỷ giá hối đối châu Âu
(ERM), theo đó các thành viên tương lai tiềm năng của khu vực đồng EURO
cố định tỷ giá hối đối của quốc gia mình vào đồng Đức. Đức có nền kinh tế
lớn nhất trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và có lịch sử về chính sách
tiền tệ đúng đắn kể từ Thế chiến II. Tuy nhiên, việc neo tỷ giá hối đoái với
đồng mark của Đức có thể đã tạo ra sự thiên vị có lợi cho Đức.
12


Trong những năm 1990, Đức theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng hơn
để giải quyết gánh nặng khi tái thống nhất.  Kết quả là, nền kinh tế mạnh mẽ
của Vương quốc Anh trong thời kỳ đó đã trải qua lạm phát quá mức. Vương

quốc Anh lần đầu tiên bị buộc phải tăng lãi suất và cuối cùng bị đẩy ra khỏi
ERM vào Thứ Tư Đen năm 1992.
Nền kinh tế Đức tương đối thịnh vượng vào năm 2012, và chính sách
tiền tệ của châu Âu quá thắt chặt đối với các nền kinh tế yếu hơn. Bồ Đào
Nha, Ý, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha đều phải đối mặt với nợ nần chồng
chất, lãi suất cao và tỷ lệ thất nghiệp cao. Lần này, chính sách tiền tệ quá thắt
chặt chứ không phải quá lỏng lẻo. Điều không thay đổi duy nhất là đồng
EURO tiếp tục có lợi cho Đức.
Theo một nghiên cứu của nhà kinh tế M. Bơ-rên-chơ (M. Burrage),
trong những năm trước khủng hoảng, giai đoạn 1997 - 2007, tư cách thành
viên của EMU có lợi cho tất cả các quốc gia, trừ Đức và I-ta-li-a. Thu nhập
thực tế bình quân đầu người ở Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tăng 8%
- 10% so với ước tính khơng phải thành viên EMU... Tuy nhiên, mọi việc thay
đổi đáng kể sau năm 2008, thu nhập thực tế bình quân đầu người ở Hy Lạp
giảm 16%, ở I-ta-li-a giảm 8%, Bồ Đào Nha giảm 4% và Tây Ban Nha giảm
8%. Ngược lại, hầu hết các nền kinh tế trọng yếu Bắc Âu được hưởng lợi từ tư
cách thành viên EMU, vì mức thu nhập bình quân đầu người của những nước
này ước tính cao hơn trong kịch bản “khơng có tư cách thành viên Eurozone”.
Đức là quốc gia hưởng lợi lớn trong giai đoạn hậu khủng hoảng (2008 - 2014),
thu nhập bình quân đầu người ở Đức cao hơn khoảng 5% so với ước tính
khơng phải thành viên EMU. Đức có thặng dư tài khoản vãng lai khoảng 8%
GDP. Phần còn lại của khối, đặc biệt là các thành viên khu vực Địa Trung
Hải, vẫn có mức thu nhập thấp và tỷ lệ thất nghiệp cao. 
2.

Đối với các nước ngoài khối
2.1.1. Đối với hệ thống tiền tệ quốc tế

Hệ thống tiền tệ quốc tế với đồng USD giữ vai trò khống chế trong suốt
nửa thế kỷ qua bị thay thế bởi hệ thống tiền tệ với hai đồng tiền quan trọng

nhất là đồng USD và đồng EURO chi phối. Vào thời điểm hình thành năm
1999, với một nền kinh tế phát triển của 11 nước châu Âu có 290 triệu dân,
13


tổng sản phẩm quốc dân chiếm tới 19,6% của thế giới và 18,6% thương mại
toàn cầu, đồng EURO sẽ trở thành một đồng tiền ngoại tệ lớn và là đối thủ
đáng gờm đối với đồng USD. Nếu đồng EURO giữ được ổn định thì sẽ có sức
cạnh tranh mạnh và vị trí truyền thống của đồng USD sẽ ngày càng bị suy
giảm mạnh.
Xét về lợi ích trên khía cạnh vĩ mơ hơn thì đồng EURO khơng chỉ mang
lại lợi ích cho các nước EU mà cịn mang lại lợi ích cho các nước khác trên
thế giới, bởi sự ra đời của đồng euro đã giảm thiểu rủi ro về nguy cơ đơ-la hóa
nền kinh tế tồn cầu do sự phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ. Sự ra đời của đồng
EURO sẽ thúc đẩy hệ thống tiền tệ quốc tế phát triển theo hướng đa cực, đảm
bảo sự ổn định toàn cầu. Đồng EURO ra đời đã làm làm giảm vai trị độc tơn
của đồng USD đi đáng kể. Thế giới sẽ bớt lệ thuộc vào đồng USD, rủi ro về
biến động tỷ giá sẽ được phân tán.
Hiện có khoảng 60 quốc gia lựa chọn neo tỷ giá đồng nội tệ của mình
với đồng EURO. Đồng EURO được sử dụng là đồng tiền quan trọng thứ hai
(sau đồng USD) trong trao đổi và dự trữ toàn cầu (chiếm khoảng 20%)
2.1.2. Đối với dự trữ quốc tế
Khi EURO ra đời, ngoại thương của các nước tham gia sẽ trở thành nội
thương, nợ giữa các nước thành viên sẽ trở thành nợ bên trong, vì vậy nhu cầu
về dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ giảm mạnh. Do đó,
nhiều khả năng Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ bán đi một số lượng lớn
USD. Mặt khác khi đồng EURO trở thành đồng tiền chung của một khối kinh
tế mạnh thì nhiều nước trên thế giới (nhất là Nhật do hầu hết dự trữ ngoại tệ là
USD) sẽ giảm bớt một phần dự trữ bằng đồng USD để mua thêm đồng EURO
(mức độ ít nhiều cịn tuỳ thuộc vào khả năng ổn định của đồng EURO). 

Số liệu cuối năm 2019 từ IMF cho thấy có 57,02% dự trữ ngoại tệ quốc tế
USD, 19,24% bằng EUR và 5,34% bằng JPY
III.

Kết luận

Quá trình hình thành và phát triển của đồng tiền chung châu Âu chưa có
tiền lệ trên thế giới, vì vậy sẽ rất khó khăn, từ ý tưởng cho đến trở thành hiện
thực, nhất là trong bối cảnh những năm gần đây, xuất hiện khá nhiều ý kiến
cho rằng, mơ hình hợp nhất tiền tệ của EU đang bộc lộ quá nhiều bất cập. Tuy
14


nhiên, xét về mặt khách quan, Eurozone đã có những thành công đáng ghi
nhận. Quan trọng hơn, đại bộ phận người dân châu Âu vẫn ủng hộ đồng
EURO bởi đồng tiền này không chỉ bắt nguồn từ một sự lựa chọn về chính
sách kinh tế, mà cịn là kết quả của những quyết định tập thể dựa trên lý trí.
Đối với những người ủng hộ, đồng EURO còn là “lá bùa hộ mệnh”
chính trị, tượng trưng cho vấn đề “liên minh” và là trụ cột của sự hòa hợp.
Những bất ổn, yếu kém hiện nay chủ yếu là do sự thiếu đồng bộ trong chính
sách tài khóa giữa các nước và chính sách vay mượn, chi tiêu bất hợp lý ở một
số quốc gia. Do đó, việc hình thành một liên minh tiền tệ vẫn có ý nghĩa to lớn
và nhiều tác động tích cực hơn đối với các nước thành viên.
Đồng EURO ra đời không chỉ là một sự kiện quan trọng trong phát triển
liên minh kinh tế giữa các quốc gia châu Âu, mà còn là dấu mốc quan trọng
của hệ thống tài chính quốc tế. Q trình thống nhất tiền tệ ở châu Âu, dù cịn
nhiều khó khăn, nhưng đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm, tạo động lực, tiền
đề cho việc hình thành ý tưởng về những đồng tiền chung tiếp theo của thế
giới.


15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Hội nhập Kinh tế quốc tế
2. :8080/index.php/tin-tuc/tin-tuc-ho-tro-boi-

duong/item/1018-tac-dong-cua-dong-euro-den-cuoc-khung-hoang-nocong-chau-au)
3. The Euro turns 20. What have we learned from it?,  

/> />4. The euro at 20: For the European Union to survive, the euro must
die, />5. />
16



×