Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Viên Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.11 KB, 77 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành
LỜI NÓI ĐẦU

Cơ chế thị trường tác động mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh
doanh và mọi mặt nền kinh tế. Tiến trình ấy mở ra cho các doanh nghiệp
Việt Nam những thách thức mới. Sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có bù đắp được các chi phí bỏ ra
trong quá trình sản xuất kinh doanh và đảm bảo có lãi hay không. Vì vậy,
việc hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất là việc làm cần thiết, khách quan và
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên
cạnh việc hạch toán đầy đủ chi phí sản xuất doanh nghiệp còn phải tính
toán, cân nhắc kỹ lưỡng với mỗi đồng chi phí bỏ ra đảm bảo được sử dụng
đúng mục đích, tiết kiệm chi phí sản xuất là điều kiện để hạ giá thành sản
phẩm, giúp doanh nghiệp có ưu thế trong cạnh tranh. Vì vậy giá thành trên
cơ sở số liệu do hạch toán chi phí sản xuất cung cấp là công tác không thể
thiếu được trong các doanh nghiệp sản xuất.
Do chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ảnh hưởng lớn tới kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh nên việc tập hợp và hạch toán chính xác, đầy
đủ các loại chi phí sẽ là tiền đề để tính giá thành sản phẩm chính xác. Kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai quá trình liên quan
mật thiết với nhau và là khâu trọng tâm trong công tác kế toán của doanh
nghiệp.
Công ty cổ phần VLXD Viên Châu là một Công ty chuyên sản xuất các
sản phẩm về gạch Tuynel, phục vụ cho nhu cầu xây dựng trong tỉnh và các
tỉnh lân cận. Công ty có khối lượng sản phẩm rất lớn và phong phú đa dạng
về quy cách, mẫu mã,... Sản phẩm của Công ty được người tiêu dùng ưa
chuộng trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay do phải cạnh tranh gay gắt
với các sản phẩm gạch khác trên thị trường, nên Công ty đã gặp không ít
khó khăn. Vậy làm thế nào để hạch toán đúng, đủ chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm một cách chính xác nhất? Từ đó đưa ra các biện pháp
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c


1
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để có thể đứng
vững trên thị trường là một vấn đề Công ty đặc biệt quan tâm.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, được tiếp xúc với công tác kế toán ở
Công ty kết hợp với những nhận thức của bản thân về kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm, tôi đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu và lựa
chọn đề tài "Hoàn thiện tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Viên Châu" để làm chuyên đề
thực tập tốt nghiệp.
Chuyên đề của tôi gồm ba phần:
- Phần I: Tổng quan về Công ty cổ phần VLXD Viên Châu
- Phần II: Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty cổ phần VLXD Viên Châu.
- Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần
VLXD Viên Châu.

SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
2
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU
XÂY DỰNG VIÊN CHÂU
1.1 – Lịch sử hình thành và phát triển
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực của đất nước đã kéo
theo sự phát triển vượt bậc của ngành Công nghiệp xây dựng, cùng với đó
làm tăng nhu cầu về các loại vật liệu xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu của
ngành xây dựng trong cả nước nói chung cũng như tỉnh Tuyên Quang nói
riêng trước hết chúng ta phải tập trung phát triển các nhà máy sản xuất vật

liệu xây dựng. Trong khi đó gạch là một trong những nguyên liệu không thể
thiếu của bất kỳ một công trình xây dựng nào.
Nhận thức được điều đó, tháng 3/1959 Sở xây dựng Tuyên Quang ra
Quyết định thành lập Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng số 3 trực thuộc
Sở xây dựng Tuyên Quang. Công ty nằm cạnh quốc lộ II, giao thông thuận
tiện, có đường giải nhựa từ quốc lộ II đến xưởng sản xuất cách thị xã Tuyên
Quang 3 km về hướng Nam.
Từ năm 1959 đến tháng 5/1995, Công ty được giao nhiệm vụ sản xuất
gạch, ngói đất sét nung trên dây truyền cũ, tạo hình mộc trên hệ máy EG5
phơi trên cáng dã chiến ngoài trời không có mái che, nung sản phẩm bằng lò
đứng thủ công với công suất tối đa 7 triệu viên/năm (cả ba dây chuyền).
Từ tháng 9/1995, Công ty tiến hành lập luận chứng kinh tế kỹ thuật đầu
tư dây truyền sản xuất gạch Tuynel. Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ủy ban
nhân dân tỉnh Tuyên Quang tháng 7/1997 theo Quyết định số 704/QĐ- UB
ngày 04/09/1997 của Ủy ban nhân dân quyết định cho Công ty xây dựng dây
truyền mới, tiên tiến, hiện đại. Dây truyền sản xuất gạch Tuynel có thể đạt
công suất 20 triệu viên/năm (giai đoạn I là 10 triệu viên/năm), tạo hình gạch
trên hệ máy chế biến tạo hình của Ucraina, nung bằng lò nung Tuynel cho
chất lượng sản phẩm tốt hơn trước rất nhiều. Trong giai đoạn này, Công ty
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
3
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
vừa xây dựng dây truyền mới vừa sản xuất trên dây truyền cũ cho đến tháng
5/1998 dây chuyền sản xuất gạch tuynel mới chính thức đi vào sử dụng.
Đến ngày 29/6/1998, Chính phủ ra quyết định số 44/1998/QĐ-CP về
việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần. Để thực hiện
Quyết định đó, ngày 30/11/2001 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ra
Quyết định số 2040/QĐ-UB yêu cầu xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước
– Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng số 3 để thực hiện cổ phần hóa. Ngày
28/12/2001 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định số 2332/QĐ-

UBND về việc thành lập Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu.
Tên công ty: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu
Số điện thoại: 027.3872235
Trụ sở: Xã An Tường – Thị xã Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang
Hình thức sở hữu vốn: Vốn cổ phần
Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất gạch tuynel
Hiện nay, Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên là 351 người.
Trong đó: Trình độ đại học 10 người; cao đẳng 01 người; trung cấp 12
người; đội ngũ công nhân lành nghề 328 người và có 127 người là lao động
nữ.
Từ khi đi vào hoạt động sản xuất trên dây truyền mới đến nay, dây
truyền đã hoạt động đạt và vượt công suất thiết kế, các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật, chất lượng sản phẩm đều đạt chất lượng cao, mẫu mã đẹp và giảm nhẹ
các kết cấu công trình, đáp ứng nhu cầu thị trường, giá trị sản lượng tăng,
đảm bảo chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên. Sản phẩm của Công
ty đã tìm được chỗ đứng trên thị trường vật liệu xây dựng và tạo được uy tín
đối với các nhà quản lý cũng như các đối tác kinh doanh. Công ty đang cố
gắng mở rộng thị trường tiêu thụ và cung cấp hàng hóa đến tận nơi khách
hàng có nhu cầu.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
4
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
1.2 – Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Viên Châu làm việc theo
chế độ một thủ trưởng. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô
hình một cấp gọn nhẹ, hợp lý.
SƠ ĐỒ 01: TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy quản lý của
Công ty:
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty do

Đại hội cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị cử ra Ban giám đốc, điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Ban kiểm soát: Thực hiện chức năng kiểm soát các hoạt động kinh
doanh của Công ty, giám sát việc thanh lý tài sản.
- Ban giám đốc: Có trách nhiệm thực hiện các quyết định của Hội
đồng quản trị và báo cáo kết quả thực hiện các quyết định đó trước
Hội đồng quản trị Công ty.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
5
HĐ quản trị
Ban giám đốc
Phòng kế toán
Phân xưởng
sx
Phòng KH-KT
Phòng TC-HC
Ban kiểm soát
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
+ Giám đốc: Là người tổ chức, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra các mặt
hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chịu toàn bộ trách nhiệm về kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Phó giám đốc: Là người trợ giúp cho giám đốc trong việc điều hành
Công ty, gồm có: Phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc kinh doanh.
- Phòng kế hoạch – Kỹ thuật: Phòng này có nhiệm vụ tham mưu, giúp
lãnh đạo trong việc thực hiện kế hoạch và báo cáo kế hoạch, các
hoạch định kỹ thuật và quản lý kỹ thuật vật tư.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ cung cấp những thông tin về tình hình
tài chính của đơn vị, thực hiện báo cáo thống kê theo điều lệ tổ chức
kế toán. Đề xuất ý kiến giải quyết lúc cần thiết. Lập kế hoạch và báo
cáo quyết toán tài chính hàng năm.

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo về
tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, thường xuyên nắm bắt sự biến
động của đơn vị. Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức tiền lương và
các công tác phục vụ, bảo vệ cơ quan.
- Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ sản xuất sản phẩm đảm bảo yêu
cầu chất lượng, số lượng sản phẩm và đảm bảo Công ty hoạt động
một cách liên tục và không ngừng phát triển.
1.3 – Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty
Tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty bao gồm các phân xưởng sản
xuất, tổ sản xuất. Việc Công ty tổ chức như vậy vừa phù hợp với đặc điểm
của ngành xây dựng, vừa đáp ứng nhu cầu về nhân lực và yêu cầu sản xuất.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
6
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
SƠ ĐỒ 02: TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
Với dây truyền công nghệ sản xuất sản phẩm 20 triệu viên/năm thì sự
bố trí lực lượng sản xuất như vậy là tương đối hợp lý.
SƠ ĐỒ 03: TỔ CHỨC SẢN XUẤT PHÂN XƯỞNG VIÊN CHÂU
Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Bộ phận quản lý phân xưởng: Trực tiếp tiến hành quản lý hoạt động
sản xuất của dây chuyền tại phân xưởng theo kế hoạch của Công ty, chịu sự
điều hành giám sát của ban giám đốc và phòng nghiệp vụ của Công ty.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
7
Ban giám đốc
Phòng Nghiệp vụ
Phân Xưởng sản xuất
Tổ sản xuất
Ca, kíp sản xuất
Tổ nghiệp vụ

Quản lý phân xưởng
Tổ cơ điện, phục vụ
Tổ khai thác

nguyên liệu
Tổ tạo hình
Tổ phơi đảo gạch
Tổ vận chuyển
Tổ xếp goòng
Tổ sấy, nung
gạch
Tổ dỡ, phân loại
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Bộ phận khai thác đất nguyên liệu: Có nhiệm vụ khai thác đất nguyên
liệu từ bãi, khai thác đất ruộng hoặc đất đồi, vận chuyển tập kết về kho, bãi
đất. Mỗi năm khai thác 20.000m
3
đất các loại đủ cho kế hoạch sản xuất năm,
đất còn dự trữ từ 1 đến 3 tháng để ngâm ủ trước khi đưa vào sản xuất.
- Tổ chế biến tạo hình mộc: Có nhiệm vụ gia công chế biến nguyên liệu
ban đầu, cho đến khi tạo hình được viên gạch mộc theo kích thước tiêu chuẩn,
quy định bằng phương pháp ép dẻo trên hệ máy chế tạo hình của Ucraina sản
xuất.
- Bộ phận phơi đảo gạch mộc: Phơi đảo gạch mộc trong nhà cáng, xếp
gọn theo dãy trong nhà cáng phơi và bãi ngoài trời để gạch mộc có độ ẩm
đạt 8% đến 10% thì chuyển vào kho lưu trữ gạch mộc.
- Bộ phận vận chuyển gạch mộc lên goòng: Lựa chọn gạch mộc có đủ
tiêu chuẩn về kỹ thuật, độ ẩm xếp lên xe vận chuyển vào giao cho bộ phận
xếp goòng.
- Bộ phận xếp gạch mộc lên goòng: Xếp gạch mộc đạt yêu cầu lên

goòng theo đúng quy cách của khối xếp theo yêu cầu kỹ thuật sản xuất đề ra.
- Tổ sấy, nung sản phẩm: Nhận các goòng gạch mộc vào lò sấy khô,
chuyển sang lò nung. Trong quá trình nung đốt, phải vận hành thiết bị lò
nung hầm sấy điều chỉnh nhiệt độ khi sấy, nung để nung sấy sản phẩm đạt
chất lượng cao, nung xong giao cho bộ phận dỡ và phân loại sản phẩm.
- Bộ phận dỡ và phân loại sản phẩm: Có nhiệm vụ dỡ và phân loại sản
phẩm theo yêu cầu chất lượng, chủng loại sản phẩm, vận chuyển xếp ra bãi
sản phẩm.
- Bộ phận phục vụ cơ điện: Sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị thường xuyên,
định kỳ, trực ca phục vụ sản xuất đáp ứng yêu cầu, kế hoạch sản xuất.
Quy trình công nghệ của Công ty cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng
Viên Châu như sau:
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
8
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
SƠ ĐỒ 04: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
Nguyên liệu chủ yếu dùng cho sản xuất sản phẩm là đất sét dưới dạng
đất đồi hoặc đất ruộng, nhiên liệu chủ yếu là than núi Hồng. Quá trình sản
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
9
Bãi chứa sản phẩm
Bãi khai thác
Bãi khai thác
Bãi khai thác
Máy khai
thác đất
Máy ủi
DT 75
Máy nghiền thô
CMK 517

Băng tải
đất số 1
Máy nhào 2 trục
CKOP 38
Máy cắt mịn
CMK 516
Băng tải
đất số 2
Máy ép chân
không
CMK 502
Than
Than
nước
Băng tải
đất số 3
Phân loại sản phẩm
Lò nung Tuynel
Xe
cải tiến
tiến
Xe phà 2
Hầm sấy tuy nel
Kích thuỷ lực
Xe phà 2
Xếp gạch mộc
lên xe goòng
K. thuỷ lực
Xe phà 2
Nhà, sân phơi

gạch mộc
Xe bàn
Nhà, sân phơi
gạch mộc
Xe bàn
Băng tải
Điều chỉnh
Than
Kích thuỷ lực
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
xuất sản phẩm được thực hiện chủ yếu trên dây truyền tiên tiến, hiện đại, tạo
hình bằng phương pháp dẻo trên máy của Ucraina nên hầu như không có
bụi, sấy nung trong lò Tuynel đã và đang được sử dụng rộng dãi tại các đơn
vị sản xuất trong cả nước. Lò được bố trí liên hoàn giữa lò sấy và lò nung,
các xe goòng chứa sản phẩm mộc khi sấy khô ra khỏi hầm sấy được đưa
thẳng vào lò nung không qua khâu xếp dỡ lại nên giảm được chi phí tối đa.
Cùng với những thăng trầm trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cũng có những thuận lợi và khó khăn, nhưng Công ty đã hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao và thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước
kịp thời, đầy đủ.
Thuận lợi ở chỗ Công ty mới được đầu tư xây dựng dây chuyền công
nghệ tiên tiến, liên hoàn từ khâu tạo hình đến khâu nung đốt sản phẩm được
khép kín, sản xuất liên tục không phụ thuộc vào thời tiết, nằm ngay tại nơi
khai thác nguyên liệu, có sẵn đường điện, trạm điện tới tận mặt bằng sản
xuất, xa khu dân cư thuận lợi cho việc triển khai sản xuất công nghiệp, ít
ảnh hưởng đến môi trường, tiêu tốn ít nguyên, nhiên liệu. Sản xuất bằng
công nghệ lò nung Tuynel có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm với công suất
lớn, chất lượng sản phẩm cao.
Bên cạnh những thuận lợi Công ty gặp không ít khó khăn. Dây
chuyền sản xuất mới đầu tư, giá thành sản phẩm cao do khấu hao và lãi vay

đầu tư lớn, sản phẩm của Công ty phải cạnh tranh với số lượng rất lớn gạch
thủ công do cơ sở tư nhân sản xuất với giá chênh lệch…Mặc dù vậy, Công
ty đã tạo hướng đi vững chắc cho mình nhờ việc đầu tư mới trang thiết bị,
dây truyền công nghệ và nâng cao trình độ công nhân viên. Nhờ đó, Công ty
ngày càng ổn định và phát triển.
1.4 – Đánh giá tình hình hoạt động của Công ty qua một số năm
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
10
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu đang hoạt động rất có
hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất gạch mà Công ty đang tham gia. Đặc biệt
trong những năm gần đây, tổng tài sản của Công ty tăng lên đáng kể, thu
nhập bình quân đầu người cũng tăng lên. Điều đó có thể thấy qua bảng số
liệu sau:
Bảng 01
Bảng so sánh một số chỉ tiêu phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch
Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)
Tổng tài sản (nghìn đồng) 8,669,385 21,729,906 13,060,521 150.65
Tài sản ngắn hạn 4,499,375 4,284,709 -214,666 -4.77
Tài sản dài hạn 4,170,009 17,445,197 13,275,188 318.35
Tổng doanh thu (nghìn đồng) 14,386,250 14,948,089 561,839 3.91
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,943,672 14,913,807 1,970,135 15.22
Doanh thu hoạt động tài chính 2,310 4,282 1,972 85.37
Thu nhập khác 1,440,268 30,000 -1,410,268 -97.92
Tổng chi phí (nghìn đồng) 12,860,525 13,231,385 370,860 2.88
Giá vốn hàng bán 11,458,307 13,020,644 1,562,337 13.63
Chi phí tài chính 187,265 210,741 23,476 12.54
Chi phí khác 1,214,953 0 -1,214,953 -100.00

Lợi nhuận trước thuế (nghìn đồng) 156,520 192,115 35,595 22.74
Chi phí thuế TNDN 15,652 19,211 3,559 22.74
Lợi nhuận sau thuế 140,868 172,904 32,036 22.74
Vốn chủ sở hữu 1,834,546 1,825,666 -8,880 -0.48
Vốn đầu tư của CSH 1,778,191 1,764,011 -14,180 -0.80
ROA (lần) 0.0162 0.0080 -0.00829 -51.03
ROE (lần) 0.0768 0.0947 0.01792 23.34
ROS (lần) 0.0109 0.0116 0.00071 6.53
Số người lao động (người) 330 351 21 6.36
Thu nhập bình quân (nghìn đồng) 1,150 1,380 230 20
Từ bảng số liệu trên ta thấy, tổng tài sản của Công ty năm 2007 tăng
13.060.521 nghìn đồng hay tăng 150,65% so với năm 2006 chủ yếu là do tài
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
11
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
sản dài hạn của Công ty tăng 13.275.188 nghìn đồng (tương ứng tăng
318,35%). Điều đó chứng tỏ Công ty đang mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư
thêm máy móc thiết bị, tích cực gia tăng sản xuất một cách mạnh mẽ.
Nhưng bên cạnh đó, tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2007 lại giảm
214.666 nghìn đồng so với năm 2006 (tương ứng giảm 4,77%), sự sụt giảm
này là do Công ty đã có biện pháp giảm lượng tiền mặt dự trữ nhưng vẫn
đảm bảo khả năng thanh toán, giảm được các khoản nợ phải thu và hàng tồn
kho. Đây là những biện pháp tích cực giúp tăng cường hiệu quả sử dụng các
nguồn lực của Công ty. Tổng doanh thu năm 2007 tăng 561.839 nghìn đồng
hay tăng 3,91% so với năm 2006 (mà chủ yếu là do tăng doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ). Bên cạnh đó, tổng chi phí cũng tăng nhưng với một tỷ
lệ tăng nhỏ hơn doanh thu (tăng 2,88%) nên tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế của Công ty đã tăng 35.595 nghìn đồng hay tăng 22,74%. Theo đó, lợi
nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng 32.036 nghìn đồng (tương ứng tăng
22,74%). Vốn chủ sở hữu năm 2007 giảm 0,48% (tương ứng giảm 8.880

nghìn đồng) so với năm 2006 là do trong năm 2007 Công ty kinh doanh có
hiệu quả, các cổ đông được chia cổ tức nhiều hơn khiến tỷ lệ lợi nhuận giữ
lại giảm.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty như: ROA,
ROE, ROS được tính trên lợi nhuận sau thuế. Trong số các chỉ tiêu đó, thì
chỉ có ROA giảm 51,03%. Sở dĩ có điều này là do tỷ lệ tăng của lợi nhuận
sau thuế của năm 2007 so với năm 2006 quá nhỏ (tăng 22,74%) so với tỷ lệ
tăng của tổng tài sản (tăng 150,65%). Còn hai chỉ tiêu ROE và ROS đều
tăng, chứng tỏ Công ty đã sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, có biện pháp
quản lý chi phí tốt để tăng hiệu quả kinh doanh. Từ đó góp phần tăng thu
nhập cho người lao động, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong
Công ty.
1.5 – Tổ chức bộ máy kế toán
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
12
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Kế toán là người giúp việc đắc lực cho Ban Giám đốc trong việc ghi
chép, phản ánh, hạch toán, tổng hợp, tập hợp chi phí. Do vậy, tổ chức cơ cấu
bộ máy kế toán sao cho hợp lý gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều
kiện quan trọng để cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác,
đầy đủ, hữu ích cho đối tượng cần sử dụng.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý để
phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý. Hiện nay, Công ty đang áp dụng
hình thức kế toán tập trung (hay tổ chức bộ máy kế toán một cấp), theo hình
thức này toàn bộ công tác kế toán của Công ty bao gồm kế toán tổng hợp, kế
toán chi tiết và lập báo cáo tài chính đều được thực hiện tại phòng kế toán.
Phòng này có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận
chứng từ, ghi chép sổ sách, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích
và tổng hợp của đơn vị. Phòng kế toán gồm 5 nhân viên và được bố trí theo
sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ 05: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
Để đảm bảo sự thống nhất về mặt số liệu và đảm bảo các nguyên tắc kế
toán, mỗi nhân viên kế toán được giao một số phần hành cụ thể về hạch toán
kế toán như sau:
+ Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng chịu trách nhiệm trước các cơ
quan Nhà nước và cấp trên về các thông tin tài chính của Công ty, tham gia
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
13
Kế toán trưởng
Kế toán tổng
hợp
Kế toán
Bán hàng, NVL
Kế toán thanh
toán+Tiền
Thủ quỹ
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
toàn bộ công tác kiểm tra kiểm soát giúp Giám đốc thực hiện tốt các nhiệm
vụ quản lý, để đảm báo tính pháp lý trong công tác quản lý tài chính kế toán
do Nhà nước đề ra trong nội bộ Công ty. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám
đốc, kế toán trưởng chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin
kinh tế và hạch toán kinh tế, lập kế hoạch tài chính năm, đồng thời làm
nhiệm vụ kiểm soát tài chính của toàn Công ty. Phân công, chỉ đạo trực tiếp,
kiểm tra công việc của các kế toán viên. Đồng thời, kế toán trưởng tổng hợp
số liệu mà kế toán viên đưa lên để tập hợp và lập báo cáo tài chính.
+ Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào bảng kê chứng từ của toàn bộ hợp
đồng kinh tế ở từng thời điểm để tổng hợp phân bổ đúng đối tượng, rút số
dư tính giá thành, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, lập biểu mẫu, báo
cáo kế toán đúng quy định, pháp lệnh của kế toán, thống kê.
+ Kế toán thanh toán, tiền: Căn cứ vào chứng từ được phê duyệt kiểm

tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc để lập chứng từ thanh toán (phiếu
thu, phiếu chi…). Căn cứ vào kết quả khối lượng sản phẩm hoàn thành để
lập bảng phân bổ tiền lương và tính bảo hiểm xã hội cho từng đối tượng.
Phản ánh thu nhập của công nhân thông qua kết quả lao động sản xuất.
+ Kế toán nguyên vật liệu, bán hàng: Có nhiệm vụ mở sổ sách theo dõi
từng vật liệu, kho vật liệu, nhóm, thứ vật liệu thực hiện xuất nhập và các loại
chứng từ khác của vật liệu theo đúng quy định của Nhà nước ban hành.
Căn cứ vào kế hoạch tài chính được duyệt và kết quả sản phẩm hình
thành từng bộ phận sản xuất để lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
đúng đối tượng.
+ Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt trong quỹ tại đơn vị, đảm
nhiệm công tác thu chi tiền mặt tại quỹ theo các phiếu thu, phiếu chi đã
được giám đốc phê duyệt khi có nhu cầu phát sinh.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
14
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ta thấy rằng: Phòng kế toán của Công ty được đặt dưới sự chỉ đạo trực
tiếp của Giám đốc, các nhân viên kế toán được điều hành bởi Kế toán
trưởng để thực hiện và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất trực tiếp
của Kế toán trưởng. Ngoài ra, phòng này cũng có mối liên hệ chặt chẽ với
các phòng ban khác trong Công ty. Do phạm vi sản xuất không lớn nên quy
mô bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với đặc điểm sản xuất của
Công ty mà vẫn hoàn thành tốt công tác kế toán.
1.6 – Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
1.6.1 – Những chính sách kế toán chung áp dụng tại Công ty
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu áp dụng các nguyên tắc
kế toán đã được quy định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
nhưng trên cơ sở phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và công tác kế
toán của mình.
Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành

kèm theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ
tài chính.
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01 đến 31/12
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VND
- Đối với hàng tồn kho:
+ Phương pháp hạch toán tổng hợp: Hàng tồn kho được hạch toán theo
phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Hạch toán chi tiết: Theo phương pháp “thẻ song song”
+ Đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp Bình quân gia
quyền.
+ Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho căn cứ vào chênh lệch giữa giá
gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
15
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm: Áp dụng tính giá thành giản
đơn.
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Do sản phẩm dở dang cuối
kỳ ít nên công ty không tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang.
- Đối với tài sản cố định:
+ Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Theo nguyên giá
+ Phương pháp tính khấu hao: Phương pháp đường thẳng.
- Thuế GTGT: Tính theo phương pháp khấu trừ
1.6.2 – Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại Công ty
Căn cứ vào quy mô sản xuất, trình độ tổ chức quản lí, nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và đặc điểm loại hình kinh doanh. Công ty đã sử dụng các loại
chứng từ cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định
của Bộ tài chính. Hệ thống chứng từ của Công ty được áp dụng theo Quyết
định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ
tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Do áp dụng phương

pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên doanh nghiệp sử dụng
chứng từ: Hóa đơn GTGT.
Đến nay, Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các mẫu chứng từ theo
quy định của Nhà nước. Các chứng từ được luân chuyển một cách hợp lý,
hợp lệ giữa các phòng ban, các bộ phận.
1.6.3 – Hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng tại Công ty
Hiện nay, Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu sử dụng hệ
thống tài khoản kế toán cấp I gồm 9 loại, ban hành theo Quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
16
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ngoài ra, Công ty còn dựa vào đặc điểm hoạt động của mình để xây
dựng một hệ thống tài khoản chi tiết (các tài khoản cấp II và cấp III) phù
hợp với Công ty trên cơ sở những tài khoản cấp I do Bộ tài chính ban hành.
Các tài khoản chi tiết này do Công ty quy định để phù hợp với các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh tại Công ty và không hạn chế số lượng tài khoản ở mỗi cấp.
Ví dụ : TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được chi tiết thành 2 tài
khoản cấp II là.
TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho gạch đặc
TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho gạch rỗng
Các phát sinh được theo dõi ở các tài khoản cấp thấp nhất sau đó cộng
dồn lên và được phản ánh vào các tài khoản cấp trên.
1.6.4 – Hệ thống sổ sách kế toán được áp dụng tại Công ty
Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép, hệ thống
hoá và tổng hợp số liệu chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi
chép nhất định. Căn cứ vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh
doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán và trong điều
kiện thực hiện công tác kế toán thủ công mà hiện nay Công ty cổ phần vật
liệu xây dựng Viên Châu đang áp dụng là hình thức kế toán: Nhật ký chứng

từ.
Theo hình thức này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được tập
hợp và hệ thống hoá vào bên Có của một hoặc một số tài khoản kết hợp với
việc phân tích ghi Nợ các tài khoản liên quan. Hình thức ghi sổ này kết hợp
chặt chẽ việc ghi chép cả theo thời gian và hệ thống hoá nghiệp vụ theo nội
dung kinh tế, kết hợp giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết cùng một
sổ và trong cùng một quá trình ghi chép.
Hình thức kế toán này đảm bảo tính chuyên môn hoá các công tác kế
toán. Mặt khác các sổ ghi được kết cấu theo nguyên tắc bàn cờ nên tính chất
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
17
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
đối chiếu, kiểm tra cao. Thêm vào đó, mẫu sổ in sẵn quan hệ đối ứng và ban
hành thống nhất tạo nên kỷ cương trong việc thực hiện ghi chép sổ sách,
đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý và lập báo cáo định kỳ
đúng thời hạn.
SƠ ĐỒ 06: TRÌNH TỰ GHI SỐ THEO HÌNH THỨC
“NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ "

Ghi chú:


* Hệ thống kế toán hiện nay của Công ty đang sử dụng gồm:
-Nhật ký chứng từ.
-Bảng kê
-Sổ chi tiết
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
18
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ Bảng kê

Nhật ký-chứng từSổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
-Bảng phân bổ
-Bảng tổng hợp chi tiết
-Sổ cái
Khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế, căn cứ vào các chứng từ gốc có
như: Hoá đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho... kế toán ghi vào các
Nhật ký - chứng từ có liên quan, đồng thời ghi vào các bảng kê và bảng
phân bổ, sổ chi tiết các tài khoản.
Cuối tháng căn cứ số liệu trên các bảng phân bổ, bảng kê để ghi vào
các Nhật ký - chứng từ, ghi sổ cái các tài khoản liên quan. Đồng thời lấy số
liệu từ Sổ kế toán chi tiết để ghi vào các Nhật ký - chứng từ đó và ghi lên
bảng tổng hợp chi tiết. Kế toán đối chiếu số liệu giữa Bảng tổng hợp chi tiết
và sổ cái các tài khoản xem có khớp nhau không.
Cuối năm, căn cứ số liệu trên Bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái kế toán
để lập Báo cáo tài chính.
1.6.5 – Hệ thống báo cáo kế toán được áp dụng tại Công ty
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,
vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh
trong kỳ của Công ty.
Việc lập báo cáo này thuộc trách nhiệm của kế toán.Các báo cáo tài
chính được lập vào cuối mỗi quý, có luỹ kế từ đầu năm. Báo cáo kế toán của
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Viên Châu bao gồm các loại sau: Bảng

cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo
tài chính và các báo cáo kế toán quản trị khác. Các báo cáo này được gửi tới
các cổ đông, cơ quan tài chính, chi cục thuế và cơ quan thống kê. Việc lập
báo cáo không chỉ nhằm mục đích phục vụ nhu cầu quản lý của Công ty và
Nhà nước mà còn cung cấp thông tin tài chính cho cho các đối tượng khác
như công nhân viên trong Công ty, ngân hàng, khách hàng và các nhà cung
cấp có nhu cầu.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
19
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
20
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
PHẦN II:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN VLXD VIÊN CHÂU
2.1 - Đối tượng và phương pháp kế toán chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao
phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Thực
chất, chi phí là sự dịch chuyển vốn - dịch chuyển giá trị của các yếu tố sản
xuất vào trong giá thành của sản phẩm.
Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công
ty là sản xuất giản đơn, đặc điểm sản phẩm của Công ty. Và để đáp ứng kịp
thời nhu cầu quản lí, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là
từng loại sản phẩm. Trong Công ty, chi phí sản xuất được chia thành các
khoản mục sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí về NVL dùng trực tiếp
cho sản xuất sản phẩm như đất, than, dầu ...

- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm các khoản tiền lương, các khoản
trích theo lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ
dùng cho bộ phận quản lí, chi phí tiền lương nhân viên phân xưởng, nhân
viên quản lí, chi phí khấu hao TSCĐ và các chi phí sửa chữa, dịch vụ mua
ngoài, chi phí bằng tiền khác.
Việc tập hợp chi phí theo các khoản mục trên được tiến hành theo
phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản
đơn) và phương pháp phân bổ gián tiếp vì loại hình sản xuất của Công ty là
sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu
kỳ sản xuất ngắn.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
21
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Công ty cổ phần VLXD Viên Châu hiện nay đang sản xuất 2 loại sản
phẩm là gạch đặc và gạch rỗng. Trong phạm vi bài viết này tôi xin trình bày
đến phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của
2 loại sản phẩm gạch đặc và gạch rỗng.
2.2 - Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty.
Trình tự ghi sổ phần hành kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
được khá quát theo sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 07: TRÌNH TỰ GHI SỔ PHẦN HÀNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
Chứng từ gốc
(PNK, PXK, bảng lương
và các hóa đơn)
Bảng phân bổ NVL, CCDC
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

Bảng phân bổ tiền lương,
Bảng kê
số 1,2,3,4
SCT TK 621, 622,
627, 154, 155, 157
NK – CT
1, 2, 7
Sổ cái TK
621,622,627,154
Bảng THCT
NVL, CCDC, tiềnlương
Bảng tổng hợp chi phí sản
xuất
Báo cáo tài chính
22
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Ghi chú:

Đối chiếu
Phương pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho của Công ty là phương
pháp kê khai thường xuyên, quá trình tập hợp chi phí tại Công ty được tiến
hành theo trình tự sau. Hàng ngày, hàng tháng khi nhận được các chứng từ
gốc liên quan đến nghiệp vụ xuất công cụ, dụng cụ cho sản xuất, trích khấu
hao TSCĐ, tính lương trả cho công nhân viên,... kế toán sẽ tiến hành kiểm
tra đối chiếu các chứng từ và ghi vào các tài khoản, các bảng tổng hợp, các
bảng kê, nhật ký chứng từ, sổ cái các tài khoản liên quan... Cụ thể như sau:
2.2.1 - Kế toán chi phí NVL trực tiếp.
Chi phí NVL trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản
phẩm, nên việc hạch toán chính xác đầy đủ chi phí NVL trực tiếp có tầm
quan trọng đặc biệt trong việc xác định tiêu hao vật chất trong sản xuất, đảm

bảo tính chính xác của giá thành sản phẩm và là căn cứ góp phần giảm chi
phí, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả công tác quản lý của Công ty.
Chi phí NVL trực tiếp là những chi phí NVL chính, vật liệu phụ, nhiên
liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm nó gồm chi phí về than đốt,
đất... dùng trực tiếp cho sản xuất.
 Tài khoản sử dụng :
Để tập hợp chi phí NVL, Công ty sử dụng TK 621 "Chi phí NVL trực
tiếp". Do đặc điểm sản xuất nên tài khoản này được chi tiết thành hai tài
khoản cấp II là :
TK6211 : Tài khoản chi phí nguyên vật liệu dùng cho gạch đặc.
TK6211 : Tài khoản chi phí nguyên vật liệu dùng cho gạch rỗng.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
23
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
 Chứng từ sử dụng.
- Phiếu xuất kho kèm theo giấy đề nghị cấp vật tư
- Phiếu nhập kho
- Hoá đơn mua hàng
 Trình tự hạch toán.
Để đảm bảo nhiệm vụ cung ứng vật tư kịp thời, đúng các yêu cầu kỹ
thuật trong quá trình sản xuất, tất cả các nguyên vật liệu bắt đầu mua về
nhập kho tới khi xuất dùng đều được kiểm tra đối chiếu chặt chẽ từ kho tới
phòng kế toán.
Nội dung trình tự ghi chép kế toán chi tiết vật liệu được Công ty áp
dụng theo hình thức “thẻ song song”. Khi mua nguyên vật liệu về nhập kho
dùng cho sản xuất công ty sử dụng hoá đơn của bên bán (liên 2) và phiếu
nhập kho.
Ví dụ: Theo hoá đơn GTGT số 0030652, ngày 13 tháng 12 năm 2008

Công ty cổ phần VLXD Viên Châu mua của Hợp tác xã Minh Hiếu 171.758
tấn than cám với số tiền thanh toán là 147.883.638 đồng (có kèm hoá đơn
GTGT).
Hàng ngày, khi có nhu cầu sử dụng NVL cho sản xuất, tổ trưởng lập
"Giấy đề nghị cấp vật tư" ghi rõ tên vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại,
quản đốc phân xưởng ký tên. Sau đó, giấy đề nghị này được chuyển đến
phòng kế hoạch để duyệt rồi chuyển sang cho kế toán để theo dõi vật tư của
Công ty.
Việc xuất dùng NVL sản xuất sản phẩm được quản lí chặt chẽ và theo
nguyên tắc nhất định. Cụ thể là, căn cứ vào kế hoạch, tiến độ sản xuất và
định mức tiêu hao NVL đã được Hội đồng quản trị Công ty phê duyệt để
xác định khối lượng vật tư xuất dùng.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
24
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Biểu 01
GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ
Số: 1
Người đề nghị: Vũ Anh Tuấn.
Bộ phận: Phân xưởng Viên Châu
STT Tên vật tư ĐVT
Số lượng
đề nghị cấp
Duyệt
Mục đích
sử dụng
1 Đất sản xuất
m
3
1925 1925 Sản xuất gạch

2 Dầu Lít 400 400
3 Than Tấn 544 544
...

Ngày 10 tháng 12 năm 2008
Phân xưởng Viên Châu Phòng Kế hoạch duyệt
Kế toán vật tư căn cứ vào định mức tiêu hao vật tư, giấy đề nghị cấp
vật tư đã được phòng kế toán duyệt để viết phiếu xuất kho.
Phiếu xuất kho nguyên vật liệu: Được viết 2 liên, kèm theo giấy đề
nghị cấp vật tư chuyển cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký duyệt, sau đó
giao liên 2 cho thủ kho tiến hành xuất nguyên vật liệu cho sản xuất.
SVTH: Hứa Thị Thúy Hằng Lớp: Kế toán 47c
25

×