Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố hải phòng TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.43 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

NGUYỄN HỮU XUÂN

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành : Kinh tế phát triển
Mã số

: 9.31.01.05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI – 2021


Cơng trình được hồn thành tại:
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền

Phản biện 1: GS.TS. Lê Quốc Hội
Trường Đại học Kinh tế quốc dân

Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Dương Nga
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 3: TS. Nguyễn Thanh Tùng
Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện,
họp tại: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam

Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Những năm qua, ngành thủy sản của Hải Phịng đã có đóng góp khơng nhỏ
cho việc thúc đẩy vào sự phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược phát triển
kinh tế nơng nghiệp nói riêng, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và
đảm bảo an ninh quốc phòng của thành phố. Các mặt hàng thủy hải sản của Hải
Phòng đã bắt đầu vươn ra chiếm lĩnh thị trường ở một số quốc gia, vùng lãnh thổ
trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của thành phố Hải Phòng đạt khoảng
58 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2005 - 2018 đạt khoảng
2%/năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là ngành thủy sản còn chiếm tỷ trọng
rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Kết quả đóng góp trên chưa tương
xứng với tiềm năng, lợi thế của Hải Phòng (Cục Thống kê Hải Phịng, 2019).
Hải Phịng có diện tích mặt nước mặt nước ao hồ nhỏ là trên 5 nghìn ha,
diện tích mặt nước lớn trên 2 nghìn ha; diện tích ruộng trũng có khả năng chuyển
đổi sang phát triển ni thủy sản nước ngọt khoảng 4 nghìn ha. Các vùng có điều
kiện thuận lợi cho sự phát triển ni thủy sản nước ngọt như: huyện Vĩnh Bảo,
Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, An Lão, An Dương… (Sở NN&PTNT Hải
Phòng, 2019). Tuy nhiên, cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh
như hiện nay thì vai trị của quản lý nhà nước trong việc quy hoạch và quản lý quy
hoạch vùng NTTS nước ngọt từ đó có các biện pháp quản lý môi trường, chất
lượng sản phẩm NTTS, tránh phát triển tự phát là hết sức cần thiết.

Đến nay, Luật Thủy sản (2017) đã có hiệu lực, các văn bản hướng dẫn thực
hiện Luật Thủy sản đã được triển khai. Đây là văn bản pháp luật cao nhất có liên
quan đến quản lý nhà nước đối với NTTS nói chung và NTTS nước ngọt nói riêng.
Tuy nhiên, việc thực hiện Luật Thủy sản ở nhiều địa phương vẫn còn một số tồn
tại như vấn đề quy hoạch và quản lý quy hoạch NTTS đã được luật định hóa nhưng
nhiều địa phương triển khai cịn chậm, thiếu tính khả thi và quản lý quy hoạch
NTTS để phát triển theo định hướng và quản lý của nhà nước còn rất nhiều hạn
chế; quản lý về môi trường NTTS gần như chưa được quan tâm đúng mức; các
hoạt động đầu tư công cho NTTS, hỗ trợ phát triển NTTS tập trung cịn chưa được
quan tâm đúng mức (Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019).
Tính đến hết năm 2019, Hải Phịng có hơn 1000ha đất mặt nước được người
dân chuyển đổi sang NTTS nước ngọt ngoài quy hoạch; nhiều hộ NTTS chưa tự
giác chấp hành lịch thời vụ, chưa thực hiện nghiêm túc quy hoạch NTTS; một số
cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo; một số cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thú
y trong thủy sản chưa đạt chất lượng như công bố (Sở Nông nghiệp và PTNT Hải
Phịng, 2019). Cùng với đó, việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản trên địa bàn
thành phố còn chậm; các hoạt động quản lý nhà nước về con giống mới chỉ tập
trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản có đăng ký; việc quản lý
vật tư đầu vào cho NTTS nước ngọt chưa được quan tâm đúng mức (tỷ lệ các cơ
sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản được thanh tra, kiểm tra còn rất ít (khoảng
15%)), tỷ lệ các cơ sở vi phạm cịn khá cao; quản lý mơi trường NTTS cịn chưa
1


được quan tâm đúng mức; việc thực hiện xây dựng các vùng NTTS chuyên canh
tập trung quy mô lớn, NTTS theo các quy trình an tồn thực phẩm, an tồn dịch
bệnh; xây dựng các kênh tiêu thụ, chuỗi giá trị sản phẩm thủy sản nước ngọt cịn
hạn chế; chưa có quy định về chính sách hỗ trợ rủi ro trong NTTS; việc phân cấp
quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt chưa được thực hiện đồng bộ và chồng
chéo,… Câu hỏi đặt ra là hoạt động quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt ở

Hải Phòng đang diễn ra như thế nào? Có những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong
quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về NTTS ở Hải Phịng? Cần có những giải pháp nào để tăng cường quản lý
nhà nước đối với NTTS nước ngọt ở Hải Phòng trong thời gian tới?
Từ trước tới nay chưa có nhiều nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với
NTTS nước ngọt. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung và một số vấn đề như “Nâng
cao chất lượng tăng trưởng ngành thủy sản Việt Nam” của Nguyễn Kim Phúc
(2011); hay như Trần Quốc Toản (2018) với đề tài “Phát triển nuôi trồng thủy sản
theo tiêu chuẩn VIETGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định”; Nguyễn Văn Hiếu
(2014) với đề tài “Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre”;
Phạm Thị Ngọc (2017) với đề tài “Phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
tỉnh Thanh Hóa”; Đồn Thị Nhiệm (2018) với nghiên cứu “Phát triển nuôi trồng
thủy sản tỉnh Phú Yên”; Nguyễn Hữu Thọ (2016) với đề tài “Nghiên cứu hồn
thiện chính sách khuyến ngư nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển
Bắc Bộ”; Nguyễn Xuân Trịnh (2018) với nghiên cứu “Nghiên cứu phân vùng sinh
thái nuôi trồng thủy sản đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí
hậu”; Nguyễn Thành Long (2012) với nghiên cứu “Nghiên cứu các giải pháp quản
lý hoạt động nuôi trồng và khai thác ven biển tỉnh Sóc Trăng. Như vậy, đa phần
các nghiên cứu chỉ tập trung vào nghiên cứu về phát triển NTTS, hoặc một số khía
cạnh của NTTS như (khuyến ngư, hỗ trợ chế biến, xuất khẩu, hoặc là quản lý môi
trường, dịch bệnh, rủi ro,… chưa thấy có tác giả nào nghiên cứu về quản lý nhà
nước đối với NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Để ngành NTTS nước ngọt của Hải Phòng phát triển bền vững trong thời
gian tới như chủ trương, chính sách và quy hoạch phát triển ngành thủy sản của
thành phố thì Hải Phịng cần có những giải pháp đột phá để tăng cường quản lý
nhà nước về NTTS. Nghiên cứu quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt là rất cần
thiết, từ đó có thể đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về NTTS
nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng để làm tiền đề cho phát triển bền
vững NTTS nước ngọt trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về NTTS nước ngọt tại thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải
Phòng.

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà
nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
tại Hải Phịng.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về ni trồng thủy
sản nước ngọt tại Hải Phịng.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu để tăng cường quản lý nhà
nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý nhà nước về NTTS
nước ngọt với các đối tượng khảo sát gồm: (i) Chủ thể quản lý là hệ thống các cơ
quan tham gia quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương gồm (UBND
thành phố, cấp quận, huyện, cấp xã, phường); Cơ quan chuyên môn (Sở
NN&PTNT, Phòng Kỹ thuật, Chi cục Thủy sản, Chi cục Thú ý, Phòng
NN&PTNT hoặc Phòng Kinh tế). (ii) Đối tượng quản lý là các Trung tâm, các
Trại sản xuất giống thủy sản nước ngọt, các thương lái và các hộ, người NTTS
nước ngọt trên địa bàn thành phố, các đại lý phân phối. (iii) Các cơ chế, chính
sách, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về
NTTS nước ngọt.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối
với các hoạt động về nuôi trồng thủy sản nước ngọt (chỉ tập trung vào hoạt động
nuôi cá nước ngọt) trên địa bàn thành phố Hải Phịng. Quản lý nhà nước về các
ni trồng thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng của các tác nhân từ nhà
cung cấp thức ăn, con giống, thuốc thú y, hộ nông dân nuôi trồng và các tác nhân
thương lái, đại lý tiêu thụ sản phẩm.
Về không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2010 – 2019;
đặc biệt tập trung nhiều vào giai đoạn 2015 – 2019; Số liệu sơ cấp dựa trên kết
quả khảo sát các đối tượng thực hiện quản lý và đối tượng chịu sự quản lý được
thu thập trong năm 2018 và 2019; Các kết quả giải pháp đóng góp cho cơng tác
quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt trong giai đoạn 2020 - 2025
và tầm nhìn 2030.
1.4. ĐĨNG GĨP MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Về lý luận: đề tài luận án đã làm rõ hơn và bổ sung khái niệm, vai trò về
quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt. Cùng với đó, đề tài đã để ra được các
nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt trên giác độ
kinh tế là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với các hoạt động NTTS nước
3


ngọt nhằm tạo ra các sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng, thì cịn có các hoạt
động như việc quản lý chặt chẽ cung ứng đầu vào (vật tư, giống); quản lý thị
trường tiêu thụ và hỗ trợ cho người NTTS để ngành NTTS nước ngọt phát triển
ổn định, hiệu quả và bền vững.
Về thực tiễn: đúc rút các bài học kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với NTTS nước ngọt ở trên thế giới, cùng với đó là kinh nghiệm của một số
địa phương của Việt Nam. Từ đó đề xuất các bài học kinh nghiệm cho thành phố
Hải Phịng. Từ đó giúp đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về

NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phịng có tính khả thi cao cho thành
phố, đồng thời có thể vận dụng cho các địa phương có điều kiện tương đồng. Cung
cấp cho thành phố cơ sở dữ liệu về NTTS nước ngọt, quản lý nhà nước về NTTS
nước ngọt của thành phố Hải Phòng để làm căn cứ cho hoạch định chính sách để
phát triển NTTS nước ngọt của thành phố trong thời gian tới.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học: đề tài đã vận dụng một cách linh hoạt các lý thuyết về
quản lý nhà nước nói chung vào nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với NTTS
nước ngọt tại một địa phương, từ đó đề xuất ra các nội dung nghiên cứu về quản
lý nước đối với NTTS nước ngọt một cách có căn cứ, khoa học. Cùng với đó là
đề xuất các nội dung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về
NTTS nước ngọt, từ đó làm căn cứ cho việc nghiên cứu đánh giá kết quả quản lý
nhà nước về NTTS nước ngọt. Đây là những kiến thức, phương pháp có ý nghĩa
khoa học trong giảng dạy, nghiên cứu và hoạch định chính sách.
- Ý nghĩa thực tiễn: đề tài luận án đã chỉ ra được các tồn tại, khó khăn, bất
cập trong quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố, từ đó đề
tài luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp để tăng cường quản lý nhà nước về
NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phịng một cách có căn cứ, có tính
logic và hàm lượng khoa học, thực tế cao. Các nhận xét, giải pháp, kiến nghị này
có ý nghĩa thực tế cao và cung cấp cho thành phố cơ sở dữ liệu về quản lý nhà
nước đối với NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố để làm căn cứ cho thành
phố có những chủ trương, chính sách để phát triển NTTS nói chung và NTTS
nước ngọt của thành phố nói riêng trong thời gian tới.
PHẦN 2. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Đề tài luận án đã làm rõ hơn một số khái niệm như: Nuôi trồng thủy sản và
nuôi trồng thủy sản nước ngọt; quản lý và quản lý nhà nước; quản lý nhà nước về

nuôi trồng thủy sản. Quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt có thể
hiểu là sự tác động có chủ đích của Nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước
4


ngọt bằng quyền lực của Nhà nước, thông qua pháp luật, cơ chế, chính sách, lực
lượng vật chất và tài chính lên tất cả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua bán,
trao đổi nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước
ngọt để đạt được mục tiêu nuôi trồng thủy sản nước ngọt đạt năng xuất, hiệu quả
của vụ nuôi nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành.
2.1.2. Vai trò và đặc điểm của ngành ni trồng thủy sản
Vai trị của ngành NTTS bao gồm: Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh
dưỡng cho người dân; Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm; Xố đói giảm
nghèo; Chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp nông thôn; Tạo nghề nghiệp mới, tăng
hiệu quả sử dụng đất đai; Nguồn xuất khẩu quan trọng.
Đặc điểm của ngành NTTS bao gồm: Các đối tượng nuôi của ngành thủy
sản là động vật sống trong môi trường nước và trực tiếp chịu ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường; Trong NTTS diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ
yếu vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng thể thay thế được, nó là điều kiện cần
thiết để sản xuất và phát triển; Phát triển ngành NTTS đồng thời tạo cho sự phát
triển của các ngành khác như nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc; Ni
trồng thủy sản có tính thời vụ cao
2.1.3. Vai trị quản lý nhà nước đối với ni trồng thủy sản
Quản lý nhà nước đối với NTTS có vai trị: Tạo khuôn khổ pháp lý và môi
trường thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển; Quản lý nhà nước về NTTS
giúp cho người NTTS vừa phát triển kinh tế trên diện tích đất mặt nước, vừa giúp
bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo cho việc lưu thông, kinh doanh các sản
phẩm thủy sản và dịch vụ cung ứng cho ngành NTTS được thuận lợi, minh bạch
đảm bảo lợi ích của các bên có liên quan; Nhà nước sẽ có vai trị rất lớn trong việc
đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS; các dịch vụ hậu cần cho phát triển NTTS như

các chính sách về khuyến ngư, chính sách khoa học cơng nghệ, các chính sách hỗ
trợ ngành NTTS,… xây dựng các chuỗi giá trị NTTS,…
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Nội dung nghiên cứu quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
bao gồm: (i) Quy hoạch và quản lý quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt; (ii)
Quản lý nhà nước về đầu vào cho ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt; (iii) Đào
tạo tập huấn cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt; (iv) Quản lý hoạt động nuôi trồng
thủy sản nước ngọt; (v) Quản lý nhà nước về tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy
sản nước ngọt; (vi) Thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm quản lý nhà nước về nuôi
trồng thủy sản nước ngọt; (vii) Đánh giá kết quả và hiệu quả trong quản lý nhà
nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản
nước ngọt
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt bao gồm:
Chính sách và các qui định; Bộ máy quản lý về nuôi trồng thủy sản nước ngọt; Cơ
sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý; Sự phối hợp giữa các cơ
quan quản lý nhà nước; Nhận thức của các tác nhân có liên quan trong nuôi trồng
thủy sản; Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản nước ngọt.
5


2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với NTTS của
một số nước trên thế giới như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Na Uy
và một số địa phương của Việt Nam như Bà Rịa – Vũng Tàu; Thanh Hóa, Bình
Định rút ra 5 bài học cho Hải Phịng: (i) cần phải có quy hoạch và quản lý thật tốt
quy hoạch về NTTS nước ngọt; (ii) cần hình thành các vùng NTTS nước ngọt tập
trung, quy mô lớn và đầu tư cơ sở hạ tầng bài bản, hiện đại để phục vụ tốt nhất
cho NTTS tại các vùng đã được quy hoạch NTTS tập trung; (iii) thực hiện tốt việc

kiểm tra, giám sát, đánh giá các cơ sở sản xuất, kinh doanh và cung cấp các đầu
vào (giống, thức ăn, thuốc,…) cho NTTS; (iv) cần có các chính sách hỗ trợ người
dân về NTTS như đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ về NTTS cho người dân,
thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ; (v) cần có các quy định cụ thể về quản lý thị
trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản, hướng đến việc hình thành các chuỗi giá trị
thủy sản khép kín, đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xử và
đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm và xuất khẩu thủy sản.
2.3. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
Qua nghiên cứu, hiện nay có nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế có
các nghiên cứu có liên quan ở nước ngồi cũng như trong nước. Các nghiên cứu
này đều tập trung nghiên cứu vào các khía cạnh nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên
các nghiên cứu này cịn có những khoảng trống chưa đề cập đến, cụ thể là: đa
phần các nghiên cứu mới chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về phát triển NTTS
nói chung, phát triển bền vững NTTS, một số khía cảnh cạnh quản lý trong NTTS
(khuyến ngư, hỗ trợ chế biến, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ tài chính,…); hoặc một khía
cạnh quản lý trong NTTS như quản lý về môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong NTTS, quản lý dịch bệnh, quản lý rủi ro,… trong NTTS nói chung,
chứ hầu như chưa có nghiên cứu nào tập trung nào nghiên cứu về quản lý nhà
nước đối với NTTS nước ngọt,… chưa có nghiên cứu nào tập trung vào đánh giá
quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt trên địa bàn một tỉnh.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
Hải Phịng có mạng lưới sơng ngịi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn
về tài ngun nước. Thành phố có hệ thống sơng ngịi dày đặc như: Sơng Thái
Bình dài 35 km, sơng Lạch Tray dài 45km, sông Cấm dài trên 30km, sông Đá Bạc
- Bạch Đằng dài trên 32km,… tạo nên nhiều hệ thống ao đầm nhỏ và ruộng trũng;
có nhiều lồi thủy sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao. Mạng lưới sơng ngịi của
Hải Phịng có mật độ trung bình từ 0,6-0,8 km trên 1 km2. Hệ sinh thái của thành
phố phong phú, đa dạng. Do vậy, tiềm năng phát triển NTTS ở các loại hình mặt
nước ao hồ nhỏ, mặt nước lớn, bao gồm diện tích ao hồ nhỏ là trên 5 nghìn ha,

diện tích mặt nước lớn trên 2 nghìn ha; diện tích ruộng trũng có khả năng chuyển
đổi sang phát triển nuôi thủy sản nước ngọt khoảng 4 nghìn ha. Các vùng có điều
kiện thuận lợi phát triển nuôi thủy sản nước ngọt như: huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng,
Kiến Thụy, Thủy Nguyên, An Lão, An Dương... Với khả năng giao lưu hàng hóa
6


bằng đường bộ, đường thủy, đường không đều rất thuận lợi tạo cho ngành thủy
sản thành phố có nhiều điều kiện để phát triển nhanh và bền vững.
3.2. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ KHUNG PHÂN TÍCH
Đề tài sử dụng tiếp cận hệ thống; tiếp cận có sự tham gia và tiếp cận thể chế,
chúng tơi đề xuất khung phân tích quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước
ngọt như sơ đồ 3.1.

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt

3.3. CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn các huyện để khảo sát dựa vào các
tiêu chí: (1) có đầy đủ các loại hình và đối tượng để khảo sát của đề tài (có cơ
sở sản xuất giống, cung cấp vật tư đầu vào; có các hộ và trang trại NTTS nước
ngọt của thành phố; (2) có đầy đủ các hình thức ni như ni thâm canh, bán
thâm canh, quảng canh cải tiến, luân canh, nuôi kết hợp,… nuôi trong ao hồ,
nuôi ở ruộng trũng,..; (3) nằm trong quy hoạch các vùng NTTS tập trung của
thành phố: (4) có nhiều cơ sở sản xuất NTTS khơng theo quy hoạch của thành
phố: (5) đại diện cho các vùng kinh tế của thành phố. Xét trên các tiêu chí trên
có 4 huyện đủ điều kiện để chọn làm điểm nghiên cứu là huyện Vĩnh Bảo, An
Lão, Tiên Lãng, Thủy Ngun.
3.4. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU, THƠNG TIN
3.4.1. Thơng tin thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu này gồm các số liệu về vị trí địa

lý, điều kiện tự nhiên thành phố Hải Phòng; (ii) Số liệu về điều kiện kinh tế - xã
hội của thành phố liên quan đến phát triển thủy sản; (iii) Số liệu về định hướng
phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt;
(iv) Số liệu về hiện trạng sản xuất thủy sản nước ngọt trên địa bàn thành phố, sản
7


lượng và chất lượng giống thủy sản nước ngọt tiêu thụ trong những năm qua; (v)
Số liệu về hiện trạng quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại các
cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố.
3.4.2. Thông tin sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp được sử dụng cho nghiên cứu này gồm các dữ liệu, số liệu
về thực trạng phát triển NTTS của thành phố; đánh giá của các đối tượng quản lý
và chịu sự quản lý về những kết quả, những tồn tại, khó khăn trong quản lý nhà
nước về NTTS nước ngọt; những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về NTTS
nước ngọt trên địa bàn thành phố; những kiến nghị, giải pháp để tăng cường quản
lý nhà nước về NTTS trên địa bàn thành phố. Các thông tin này được thu thập từ
phỏng vấn 268 cơ sở NTTS nước ngọt; 35 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy
sản; 43 cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản; 42 cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản; và
57 cán bộ quản lý các cấp trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH THƠNG TIN
Các phương pháp xử lý và phân tích thông tin gồm: Thống kê mô tả; thống
kê so sánh, phân tích SWOT, Phương pháp cho điểm với thang đo Likert; Phân
tích hồi quy đa biến
Tác giả sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào và việc
chấp hành các quy định về NTTS của hộ và trang trại đến năng suất NTTS. Các
biến được tác giả lựa chọn đưa vào mơ hình ngồi các biến theo lý thuyết như chi
phí thức ăn (thức ăn cơng nghiệp và thức ăn nơng nghiệp), chi phí giống,… tác
giả còn lựa chọn thêm các biến để đánh giá ảnh hưởng của các chính sách quy
định đến năng suất NTTS của các hộ như các hộ có tham gia các chương trình tập

huấn kỹ thuật, áp dụng các biện pháp xử lý nước trước khi đưa vào ao nuôi; mua
giống tại các trung tâm giống được cấp giấy phép kinh doanh; các cơ sở NTTS có
nằm trong vùng quy hoạch hay khơng; các hộ có áp dụng ni thâm canh hay
khơng,… Mơ hình có dạng như sau:
Y = A X1α1 X2α2X3α3X4α4eα5D1+α6D2+ α7D3+ α8D4+ α9D5eui
Trong đó Y là năng suất NTTS nước ngọt của các cơ sở NTTS (tấn/ha)
X1 – X4 là các biến độc lập định lượng (bao gồm các biến về chi phí giống
(giong); chi phí thức ăn nơng nghiệp (TANN), chi phí thức ăn cơng nghiệp
(TACN), đánh giá môi trường nước (MTN)); D1 – D5 là các biến độc lập định tính
(bao gồm các biến về ni thâm canh (thamcanh = 1 nếu là nuôi thâm canh); xử
lý nước của các cơ sở nuôi (XLnuoc = 1 nếu có hệ thống xử lý nước); Tập huấn
về NTTS (thuan = 1 nếu đã tham gia tập huấn về NTTS; Mua giống từ các cơ sở
được cấp phép (Muagiong = 1 nếu mua giống từ các cơ sở được cấp phép); Hộ
nằm trong vùng quy hoạch NTTS (quyhoach = 1 nếu nằm trong vùng quy hoạch);
α1 – α9 là các hệ số của các biến độc lập
ui là sai số, thể hiện sự ảnh hưởng của các biến ngồi mơ hình
3.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
Các nhóm chỉ tiêu nghiên cứu gồm: (i) Nhóm chỉ tiêu về thực trạng phát triển
ni trồng thủy sản nước ngọt; (ii) Nhóm chỉ tiêu về thực trạng quản lý nhà nước
về nuôi trồng thủy sản nước ngọt; (iii) Chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả quản
8


lý nhà nước về thủy sản; (iv) Nhóm chỉ tiêu về yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà
nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
4.1.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch ni trồng thủy sản nước ngọt
Trên cơ sở đó, Sở NN&PTNT thành phố đã xây dựng quy hoạch ngành

thủy sản của thành phố, trong đó có quy hoạch NTTS nước ngọt vào năm 2015 và
được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt vào ngày 01/04/2016 trong Quyết
định số 538 của UBND thành phố. Hiện nay, đây là bản quy hoạch được dùng
trong quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt ở Hải Phòng. Theo quy hoạch được
UBND thành phố phê duyệt đến năm 2020 và 2030 thì diện tích NTTS nước ngọt
của thành phố sẽ giảm gần 900ha.
Bảng 4.1. Quy hoạch diện tích ni trồng thủy sản nước ngọt
thành phố Hải Phịng đến 2030
Chỉ tiêu
Tổng diện tích
Thâm canh
Bán thâm canh
Quảng canh và quảng canh cải tiến

Năm 2020
Năm 2025
Năm 2030
Số
Số
Số
Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
lượng
lượng
lượng
(%)
(%)
(%)
(ha)

(ha)
(ha)
5.350 100,0
5.300 100,0
5.300 100,0
1.600
29,9
1.650
31,1
1.750
33,0
2.450
45,8
2.450
46,2
2.450
46,2
1.300
24,3
1.200
22,6
1.100
20,8
Nguồn: UBND thành phố Hải Phòng (2016)

Trong quy hoạch NTTS của thành phố thì các vùng NTTS quy mô lớn tập
trung ở các huyện ngoại thành như Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, An Lão, Kiến
Thụy, An Dương, Thủy Nguyên và tập trung vào một số xã của các quận như Đồ
Sơn, Kiến An, Dương Kinh,…. Cùng với đó, thì sản lượng NTTS nước ngọt của
thành phố cũng tăng tương ứng ở toàn thành phố và các quận huyện.

UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan ban ngành ở cấp quận, huyện phải tổ
chức quản lý quy hoạch NTTS được phê duyệt phải gắn với các quy hoạch khác
của địa phương như quy hoạch thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch du
lịch, quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp... và tuyên truyền phổ biến cho
người dân trên địa bàn thành phố phát triển NTTS theo quy hoạch chung, bảo đảm
phát triển bền vững hài hịa lợi ích của các lĩnh vực, các ngành trong nền kinh tế.
Trong những năm qua, ngành NTTS nước ngọt Hải Phịng đã phát triển
mạnh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Mặc dù NTTS nước
ngọt liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, nhưng vẫn còn nhiều yếu tố bất cập, rủi
ro và thiếu bền vững. Công tác quy hoạch không theo kịp tốc độ phát triển. Sản
xuất còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu quy hoạch và chưa đồng bộ. Thậm chí gần đây ở
một số nơi, mơi trường có dấu hiệu suy thoái, điều này càng đặc biệt hơn đối với
các vùng NTTS nước ngọt biển dẫn đến tình trạng dịch bệnh và sự mất cân bằng
9


về mơi trường ni,... Hơn thế, diện tích mặt nước ngọt đưa vào NTTS đã tăng
đến ngưỡng giới hạn cho phép, trong khi đó chất lượng mơi trường có xu hướng
ngày càng giảm tác động xấu môi trường thủy sản. Công tác quy hoạch và quản
lý qui hoạch NTTS nước ngọt cịn chưa hiệu quả. Đầu tư cho NTTS nói chung
và NTTS nước ngọt nói riêng đã được chú trọng hơn nhưng còn dàn trải và chiếm
tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu đầu tư chung của Nhà nước. Nhiều chương trình
chưa đạt được mục tiêu đề ra do khơng có nguồn kinh phí. Mơi trường tại các
vùng ni chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, quá trình phát triển chưa thể
hiện rõ sự gắn kết giữa công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ với thực tiễn
NTTS và chưa đáp ứng nhu cầu của người nuôi ở các lĩnh vực cơ bản như con
giống, công nghệ nuôi, quản lý môi trường và dịch bệnh.
Hộp 4.1. Một số hạn chế trong quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt
của thành phố
Hiện nay, nhiều chỉ tiêu theo quy hoạch NTTS nước ngọt của thành phố đã khơng

cịn phù hợp với tình hình phát triển NTTS trên địa bàn, đặc biệt là diện tích NTTS nước
ngọt tăng cao so với định hướng quy hoạch của thành phố, diện tích tăng chủ yếu do chuyển
đổi từ ruộng trũng cấy lúa năng suất thấp chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Việc quản lý
sản xuất của các hộ nông dân gặp rất nhiều khó khăn do ni trồng thủy sản với quy mơ
nhỏ lẻ, manh mún, chưa sản xuất tạo ra được hàng hóa tập trung; người dân phát triển tự
phát, khơng theo quy hoạch; việc giám sát thực hiện quy hoạch NTTS ở nhiều địa phương
chưa được thực hiện nghiêm túc, quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa ở thành phố diễn ra
nhanh làm cho công tác quản lý quy hoạch gặp nhiều khó khăn.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ơng Phạm Quang Thanh, Trưởng phịng Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng (2020)

4.1.2. Quản lý nhà nước về đầu vào cho ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt
4.1.2.1. Quản lý nhà nước về con giống
Hiện nay Bộ NN&PTNT đã có Thơng tư 16/VBHN-BNNPTNT năm 2014
quy định về quản lý giống thủy sản. Theo Thông tư này các cơ sở sản xuất giống
thủy sản phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu
tư về giống thủy sản. Qua nghiên cứu thì trên địa bàn thành phố mới có 11 cơ sở
sản xuất giống thủy sản và 25 cơ sở kinh doanh dịch vụ con giống. Theo quy
hoạch và kế hoạch phát triển NTTS nước ngọt ở thành phố Hải Phòng các cơ sở
sản xuất, kinh doanh giống ở Hải Phòng đủ điều kiện, đã được cấp phép dư thừa
khả năng cung cấp con giống cho phát triển NTTS nước ngọt của tỉnh và còn xuất
khẩu ra các thị trường khác.
Trong lĩnh vực quản lý giống thủy sản, hiện nay Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/09/2013 của Chính phủ quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; Nghị định số 119/2013/NĐCP ngày 09/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, một số hành vi vi
phạm mới phát sinh chưa được quy định trong Nghị định, nhiều hành vi có mức
phạt thấp khơng bảo đảm tính răn đe, không phát huy hiệu lực, hiệu quả của xử
phạt vi phạm hành chính đã gây nhiều khó khăn khi triển khai thực hiện. Hơn nữa,
10



trong quy định về quản lý giống thủy sản thì cũng chưa quy định rõ, trách nhiệm
về quản lý của từng cấp đối với quản lý các cơ sở sản xuất giống không đăng ký
kinh doanh, và sản xuất nhỏ lẻ này (vì đa phần các cơ sở này đều tự sản xuất giống
để hộ tự sản xuất, hoặc bán cho các hộ nông dân khác, nên không cần đăng ký và
cấp phép sản xuất, kinh doanh giống thủy sản).
Bảng 4.2. Đánh giá của các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản về
những bất cập trong quản lý nhà nước đối với giống thủy sản
Số lượng
(ý kiến)

Diễn giải
Quy định quản lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cịn
lỏng lẻo
Chưa có chế tài quản lý và xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh
doanh giống nhỏ lẻ
Các hoạt động kiểm soát chất lượng con giống kinh doanh trên địa
bàn cịn hạn chế
Chính sách của nhà nước chủ yếu mới chỉ tập trung vào các cơ sở sản
xuất, kinh doanh con giống có đăng ký kinh doanh

Tỷ lệ
(%)

30

85,71

33


94,29

32

91,43

35

100,00

Theo đánh giá của các cơ sở sản xuất giống được cấp phép sản xuất, kinh
doanh con giống thì hiện nay các hành động quản lý nhà nước về sản xuất và kinh
doanh con giống nói chung và giống thủy sản nước ngọt nói riêng ở nước ta nói
chung và ở Hải Phịng nói riêng cịn rất lỏng lẻo, hay nói cách khác là cịn đang
bng lỏng trong quản lý. Việc quản lý sản xuất, kinh doanh con giống thủy sản
nước ngọt ở Hải Phòng hiện nay mới chỉ tập trung vào các cơ sở sản xuất giống
quy mơ lớn, có đăng ký kinh doanh, cịn lại rất nhiều cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ,
kinh doanh quy mơ hộ gia đình, các hoạt động tự ươm ni giống, kinh doanh
giống không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, khơng được kiểm
dịch, kiểm sốt chất lượng còn diễn ra tràn lan.
Hộp 4.2. Ý kiến đánh giá của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản về
một số bất cập trong hành động quản lý nhà nước về con giống
Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã có Thông tư 26/2018 về quy định về quản lý giống thức ăn
và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trong đó có quy định cụ thể đối với các cơ sở
sản xuất, kinh doanh giống thủy sản và quy định xử phạt đối với các cơ sở chưa đảm bảo các
quy định này, nhưng hiện nay các quy định này thì chỉ áp dụng đối với các cơ sở SXKD lớn, có
đăng ký và được cấp phép như chúng tối, chứ còn đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ
thì theo tơi được biết khơng áp dụng gì được. Hiện nay, các cơ quan quản lý nhà nước chỉ tập
trung vào quản lý các đối tượng “có tóc” như chúng tơi, chứ đối với các cơ sở sản xuất, kinh

doanh nhỏ lẻ thì hầu như cịn bng lỏng, và khơng có chế tài xử lý. Đây là một bất cập rất lớn
trong các hành động quản lý nhà nước nói chung hiện nay và quản lý đối với con giống ở nước
ta nói chung. Do đó, hiện nay thường xun có tình trạng người dân mua phải con giống không
đảm bảo chất lượng, bị dịch bệnh làm cho sản xuất nơng nghiệp nói chung của Việt Nam và sản
xuất thủy sản nước ngọt bị ảnh hưởng nghiệm trọng, gây ra các hậu quả rất lớn như tình trạng
dịch bệnh diễn ra liên tục, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm sản xuất ra không đồng đều,….
Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Văn Đán, nguyên Phó Giám Trung tâm giống và phát triển
nơng nghiệp cơng nghệ cao Hải Phòng (2020)

11


4.1.2.2. Quản lý nhà nước thức ăn cho nuôi trồng thủy sản
Trên địa bàn thành phố có 5 đơn vị sản xuất thức ăn thuỷ sản công nghiệp
phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, cả 5 cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp
này đều là các công ty nước ngồi, việc lấy mẫu và kiểm sốt chất lượng thức ăn
thủy sản lại không thuộc thẩm quyền của Sở NN&PTNT, cùng với đó đây là các
cơng ty nước ngồi nên chưa kiểm soát được giá thành, chất lượng, nguồn gốc
của thức ăn cũng như khả năng và các phương thức cung cấp. Đây là một trong
những yếu tố tác động đến phát triển bền vững trong NTTS. Do đó, hoạt động
quản lý nhà nước về thức ăn thủy sản thường mới chỉ tập trung vào hoạt động
quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn thành phố. Hoạt động
này do Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hải Phịng trực tiếp quản lý. Các
hoạt động thanh kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thức ăn thủy sản sẽ do thanh
tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hải Phịng phối hợp với các cơ quan
ban ngành có liên quan để thanh kiểm tra chuyên ngành, liên ngành đến các hoạt
động kinh doanh buôn bán thức ăn thủy sản.
Bảng 4.3. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản trên
địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2016 – 2020
Chỉ tiêu

ĐVT 2016 2017 2018 2019 2020
1. Tổng số cơ sở đăng ký kinh doanh
cơ sở
894 1163 1232 1298 1365
2. Tổng số cơ sở kiểm tra
cơ sở
59
78
84
174
187
3. Tỷ lệ cơ sở được kiểm tra
%
6,6
6,71 6,82 13,41 13,70
4. Các sai phạm của các cơ sở bị kiểm tra
- Thiếu giấy phép đăng ký kinh doanh
%
22,03 10,26
0 0,57 0,53
- Cửa hàng có biển hiệu, địa chỉ không rõ ràng
%
6,78
3,85 1,19 1,72 1,07
- Nơi bày bán thức ăn thủy sản đảm bảo chất
%
13,56 11,54 13,1 12,07 10,70
lượng, vệ sinh an toàn theo quy định
- Thiếu bảng niêm yết giá
%

22,03 12,82 10,71 10,34 9,09
- Thiếu sổ ghi chép q trình kinh doanh, hóa
%
27,12 16,67 11,9 11,49 10,70
đơn chứng từ
- Thiết bị phục vụ quá trình kinh doanh được
%
44,07 30,77 26,19 23,56 22,99
vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo theo quy định
Nguồn: Thanh tra, Sở NN&PTNT Hải Phòng (2020)

Việc quản lý kinh doanh thức ăn thủy sản trên địa bàn thành phố Hải Phòng
còn khá lỏng lẻo, tỷ lệ cơ sở kinh doanh được thanh, kiểm tra là rất nhỏ. Tỷ lệ các
cơ sở kinh doanh vi phạm các điều kiện về kinh doanh thức ăn thủy sản vẫn chiếm
tỷ lệ rất lớn. Cùng với đó, việc thanh, kiểm tra chủ yếu mới chỉ dừng lại ở việc
kiểm tra điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở, còn việc kiểm tra chất lượng
các mẫu thức ăn thủy sản xem có đúng với các thành phần được cơng bố trên bao
bì, nhãn mác cịn nhiều hạn chế. Việc quản lý các cơ sở kinh doanh thức ăn thủy
sản sẽ do Sở NN&PTNT phối hợp với các cơ quan có liên quan để quản lý, ở cấp
quận huyện, sẽ do Phòng NN&PTNT, hoặc phòng Kinh tế phối hợp với các ban
ngành có liên quan tiến hành quản lý về các điều kiện kinh doanh theo từng đợt
thanh tra chuyên ngành và liên ngành. Còn ở cấp xã, phường gần như khơng có
thẩm quyền gì trong việc quản lý các cơ sở này.
12


4.1.2.3. Quản lý nhà nước thuốc thủy sản
Hiện nay trên địa bàn thành phố có 13 cơ sở cung cung cấp, dịch vụ thuốc
thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong ni trồng thủy sản. Việc kiểm sốt
và quản lý nhà nước về thuốc thủy sản được giao cho thanh tra của Sở NN&PTNT

thành phố phụ trách thông qua các hoạt động thanh kiểm tra chuyên ngành và liên
ngành. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc thủy sản cho thấy
tỷ lệ vi phạm về các điều kiện kinh doanh thuốc thủy sản có giảm nhưng số lỗi vi
phạm phải xử lý vẫn còn nhiều. Kết quả thanh kiểm tra các cơ sở kinh doanh,
thuốc thủy sản trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020 cho thấy các cơ sở
kinh doanh thuốc thủy sản vẫn cịn một số sai phạm như: Khơng có chứng chỉ
hành nghề; Bán thuốc ngồi luồng; Thiếu giấy phép kinh doanh; Thiếu bảng giá;
Thiếu kho chứa thuốc thủy sản; Thiếu sổ ghi chép q trình kinh doanh, hóa đơn
chứng từ; Vi phạm về nhãn mác. Tuy tỷ lệ các sai phạm ở các đại lý, cửa hàng
kinh doanh thuốc thủy sản khơng cao nhưng vẫn cịn rải rác ở khắp các đại lý, đặc
biệt là các cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản nhỏ lẻ, ở vùng nông thôn. Điều này
làm cho chất lượng các sản phẩm thủy sản sản xuất ra không đảm bảo được các
tiêu chuẩn chất lượng.
4.1.2.4. Đầu tư công phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản
Trong những năm qua, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho NTTS sản
nước ngọt đã được các cấp chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư, đặc biệt
là việc đầu tư hệ thống thủy lợi, hệ thống điện, hệ thống đường giao thông cho
các vùng NTTS, nhất là các vùng NTTS tập trung. Theo số liệu của Sở NN&PTNT
Hải Phòng thì tổng mức đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS trên
địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 470 tỷ đồng, và tăng dần qua
từng năm. Năm 2016 tổng mức đầu tư cho xây dựng có sở hạ tầng khoảng 71 tỷ
đồng, tăng lên khoảng 108 tỷ đồng năm 2020, tăng bình quân khoảng 11%/năm.
Trong đó mức đầu tư cao nhất là đầu tư cho các hạng mục của toàn thành phố như
đầu tư nâng cấp các trại giống của Trung tâm giống Hải Phòng, đầu tư Trung tâm
kiểm định chất lượng giống thủy sản. Mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các
quận huyện thì tập trung nhiều vào huyện Kiến Thụy, huyện An Lão, huyện Thủy
Nguyên,… các quận thì được đầu tư cơ sở hạ tầng ít hơn vì đã có hệ thống cơ sở
hạ tầng khá đồng bộ. Tuy trong những năm qua mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng ở
Hải Phòng đã được đầu tư nhiều, nhưng hầu hết cơ sở hạ tầng các vùng nuôi xuống
cấp, đầu tư song vẫn còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng vùng chuyển đổi sản xuất

tập trung chưa được đầu tư đồng bộ; điện, giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển nuôi trồng thủy sản. Cơ sở hạ tầng sản xuất giống hầu hết đã xây dựng
từ nhiều năm nên bị xuống cấp, cơ sở vật chất và trang thiết bị lạc hậu.
4.1.3. Đào tạo tập huấn cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Theo số liệu của Trung tâm Khuyến nơng thành phố Hải Phịng thì số lượng
người NTTS nước ngọt được tham gia các lớp đào tạo tập huấn, kỹ thuật; tham
quan các mơ hình trình diễn, tham gia các dự án để xây dựng mơ hình trình diễn;

13


hỗ trợ kỹ thuật ngay tại hộ; hoặc in ấn tài liệu, tờ rơi phát cho hộ hàng năm là rất
lớn và tăng dần qua hàng năm.
Bảng 4.4. Tình hình đào tạo tập huấn, nâng cao trình độ cho người ni
trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phịng giai đoạn 2017 - 2019
Chỉ tiêu

1. Tập huấn sử dụng
thức ăn và chăm sóc
trong NTTS
2. Tập huấn về dịch
bệnh và phịng trừ dịch
bệnh trong NTTS
3. Xây dựng mơ hình
trình diễn
-4. Tham quan mơ hình
5. Hỗ trợ kỹ thuật tại hộ
6. In ấn tài liệu, tờ rơi

2017

2018
2019
2020
Số
Số
Số
Số
Lượt
Lượt
Lượt
Lượt
lượng
lượng
lượng
lượng
người
người
người
người
(lớp,
(lớp,
(lớp,
(lớp,
(người)
(người)
(người)
(người)
lượt)
lượt)
lượt)

lượt)
47

3126

51

3467

53

3507

50

3430

37

2578

39

2598

41

2687

39


2604

23

-

31

-

38

-

36

-

17
168
-

431

19
241
-

465


22
267
-

487

20
279
-

432

3500

3750

4050

4460

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng (2021)

Đánh giá của các hộ và trang trại NTTS nước ngọt về công tác tập huấn kỹ
thuật là chưa cao. Nguyên nhân một phần là do công tác khuyến ngư tại địa
phương còn yếu, chưa thực sự phát huy được hiệu quả giúp cho các hộ NTTS
nâng cao được kiến thức và kỹ thuật NTTS. Hiện nay số lớp tập huấn kỹ thuật,
chuyển giao công nghệ cho người nuôi NTTS rất ít, khơng đáng kể, trong khi lại
có nhiều buổi hội thảo của các công ty về thức ăn thủy sản mở ra. Công tác tư vấn
và cung cấp dịch vụ, cơ sở hậu cần cho các hộ NTTS cịn chưa phát huy được hiệu

quả. Các thơng tin, tuyền truyền và hướng dẫn còn lồng ghép nhiều lĩnh vực vào
một buổi, khơng mang tính tập trung và chun ngành nên nhiều hộ khi tham gia
không tập trung; các thông tin đưa ra còn mang tính chung chung, lý thuyết, không
sát với thực tế; thường mời các hộ nuôi trồng thủy sản có quy mơ vừa và lớn.
Người NTTS chưa có sự quan tâm cũng như chưa hiểu biết về các dịch vụ khuyến
ngư khi cần thiết.
4.1.4. Quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản nước ngọt
4.1.4.1. Quản lý quy trình ni trồng thủy sản nước ngọt
Các chương trình và dự án của Sở NN&PTNT Hải Phòng đã tào tạo, tập
huấn, thông tin tuyên truyền cho người nông dân tại các quận huyện của thành
phố với tổng số lượt người NTTS được tuyên truyền qua 3 năm là 1769 người. Số
hộ đăng ký NTTS theo quy trình và theo hướng VietGAP là gần 1500 hộ đăng ký.
Tuy nhiên, đến hết năm 2019 mới chỉ có 231 hộ được cấp giấy chứng nhận NTTS
theo quy trình VietGAP với diện tích là 164,3ha tăng 41,3ha so với năm 2018.

14


Bảng 4.5. Tình hình triển khai ni trồng thủy sản nước ngọt theo quy
trình VietGAP ở Hải Phịng giai đoạn 2017 – 2019
Chỉ tiêu

ĐVT

2017

2018

2019


2020

TĐPT
BQ (%)

Số lớp giới thiệu và hướng dẫn NTTS theo
lớp
7
9
12
13
122,92
hướng VietGAP
Lượt người tham gia
lượt người
437
589
743
832
123,94
Số hộ đăng ký NTTS theo quy trình VietGAP
hộ
372
461
645
681
122,33
Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận NTTS
cơ sở
113

179
231
253
130,82
theo quy trình VietGAP
Diện tích được cấp giấy chứng nhận VietGAP
ha
83,1 123,0 164,3 187,3
131,11
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn Hải Phịng (2021)

Việc triển khai áp dụng đối với các cơ sở sản xuất NTTS cịn hạn chế, khó
khăn do các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn cải tạo hệ thống ao NTTS phù hợp
với tiêu chuẩn, người dân không quen với việc ghi chép, nhận thức và tập quán
của người sản xuất và tiêu dùng về sản phẩm an toàn. Tuy nhiên, với định hướng
phát triển như hiện nay, cho thấy các cấp quản lý ở Hải Phòng mong muốn cho
người dân biết đến các quy trình NTTS an tồn, đảm bảo chất lượng và thay đổi
các tập quán sản xuất cũ để phát triển NTTS theo hướng công nghệ cao, áp dụng
các quy định, tiêu chuẩn, quy trình vào ni trồng.
4.1.4.2. Quản lý dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Hiện nay ở các quận, huyện của Hải Phòng thì mới chỉ có mạng lưới thú y
nói chung, chứ chưa có mạng lưới cán bộ phụ trách riêng về NTTS nước ngọt nên
các hoạt động quản lý dịch bệnh trong NTTS nước ngọt ở Hải Phòng còn nhiều
hạn chế. Các hoạt động tuyên truyền, và quản lý dịch bệnh trong NTTS nước ngọt
chủ yếu là do cán bộ của quận, huyện về trực tiếp chỉ đạo. Trong năm 2019, để
quản lý và thực hiện tốt hoạt động quản lý dịch bệnh trong NTTS, ngoài việc
chuẩn bị kỹ năng kỹ lưỡng cho người ni trồng thủy sản, thành phố cịn cung
cấp đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác tiêu độc khử trùng, quản lý dịch
bệnh trong NTTS như cung cấp vật tư, trang thiết bị thiết yếu để phục vụ công tác
quản lý dịch bệnh như cung cấp 660 bộ quần áo, 582 đôi ủng chuyên dụng và hơn

7500 khẩu trang cho cán bộ phụ trách để đi tiêm phịng và khử trùng các khu chăn
ni, ni trồng thủy sản trên địa bàn thành phố.
4.1.4.3. Quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Việc quản lý mơi trường NTTS nước ngọt ở Hải Phịng tuy đã được quan
tâm, nhưng đi cùng với những thành tựu trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa
phương thì nó đang gây ra những bất lợi lớn cho ngành NTTS nước ngọt ở Hải
Phịng như: tình trạng cá chết hàng loạt ở xã Tây Hưng huyện Tiên Lãng, xã Lập
Lễ, An Lư, Phục Lễ, Dương Quang ở huyện Kiến Thụy, và các xã ở Thủy Nguyên
do ô nhiễm nguồn nước khi mà nhiệt độ tăng cao do độ pH tăng vượt mức cho
phép. đánh giá của các hộ NTTS của Hải Phòng khá thống nhất với kết quả nghiên
cứu của Chi cục Thủy sản Hải Phòng. Tuy các cơ sở NTTS nước ngọt khơng có
những thiết bị kiểm tra mơi trường nước, nhưng những đánh giá cảm quan của hộ
cho thấy khoảng 64% số hộ cho rằng môi trường nước trong NTTS đang bị ô nhiễm
và rất ô nhiễm; chỉ có khoảng 8% số hộ cho rằng mơi trường nước là khá tốt.
15


4.1.5. Quản lý nhà nước về tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Việc tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở NTTS nước ngọt ở Hải Phòng còn rất
cơ bản và hầu hết là tiêu thụ sản phẩm tươi sống, tỷ lệ sản phẩm bán qua các doanh
nghiệp chế biến để xuất khẩu ra nước ngoài hầu như là chưa có (mới chỉ có các sản
phẩm hải sản và NTTS nước mặn, lợn). Các sản phẩm NTTS nước ngọt chủ yếu
đều được tiêu thụ tươi sống qua các nhà hàng, khách sạn, hoặc qua các thương lái
đem đi tiêu thụ ở các tỉnh khác. hệ thống chợ bán buôn thủy sản nước ngọt chưa
phát triển. Phần lớn các tác nhân thu mua thủy sản đều đến tận ao của hộ để mua,
sau đó vận chuyển đi tiêu thụ ở tỉnh thành lân cận. Việc quản lý thị trường tiêu thụ
các sản phẩm thủy sản nước ngọt còn đang bỏ ngỏ và các cơ quan quản lý nhà nước
từ cấp thành phố đến cấp quận, huyện và cấp cơ sở (xã, phường) chưa thể hiện được
vai trò nhiều trong việc quản lý hệ thống các kênh tiêu thụ, buôn bán sản phẩm để
hỗ trợ người nông dân phát triển sản xuất. Chính chưa có hệ thống quản lý nhà nước

về thị trường tiêu thụ, các hình thức tiêu thụ sản phẩm thủy sản hiện này còn nhiều
bất ổn làm giá lên xuống thất thường ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả NTTS.
4.1.6. Thanh kiểm tra và xử lý các vi phạm quản lý nhà nước về nuôi trồng
thủy sản nước ngọt
Thực tế nghiên cứu cho thấy, hiện nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng
diện tích NTTS nước ngọt nằm ngoài quy hoạch của thành phố là khá lớn. Theo
số liệu của Sở NN&PTNT Hải Phịng thì diện tích NTTS nước ngọt ngồi quy
hoạch ở Hải Phịng hiện nay là khoảng 928ha với 2218 cơ sở sản xuất; so với quy
hoạch đến năm 2025 và 2030 diện tích ngồi quy hoạch là hơn 1000ha với hơn
2300 cơ sở. các cấp chính quyền ở Hải Phịng chưa có biện pháp để xử lý các
trường hợp như này. Nguyên nhân là do các diện tích đất mặt nước NTTS này đã
được giao quyền sử dụng cho các cơ sở sản xuất (chủ yếu là hộ nông dân) nên các
hộ nơng dân có quyền tự quyết định sản xuất trên diện tích đất của mình được
giao khốn. Cùng với đó, để chuyển đổi được các diện tích này sang các mục đích
sử dụng khác cần các dự án về phát triển kinh tế xã hội ở Hải Phòng và cần đền
bù cho các hộ này khi tiến hành thu hồi diện tích đất đã được giao khoán cho họ.
Các hoạt động thanh kiểm tra việc thực hiện các quy trình NTTS, sử dụng các hóa
chất, chất cấm vào NTTS nước ngọt, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
trong NTTS nước ngọt ở Hải Phòng hiện nay hầu như chưa được thực hiện.
Theo số liệu của Chi cục Thủy sản Hải Phòng (2020), hiện nay 100% các
cơ sở chưa đáp ứng được điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo quy
định tại Nghị định 26/2019/NĐ – CP của Chính phủ; 80% các cơ sở chưa đáp ứng
được điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài
thủy sản (chủ yếu là chỉ tiêu thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng
xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng) chưa đạt yêu cầu; khoảng 57% cơ sở chưa
có khu cách ly thủy sản mới nhập về; khoảng 37% cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu có
nhân viễn kỹ thuật được đào tạo về NTTS,…
Giai đoạn 2016 – 2020 số lượng các cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản trên
địa bàn thành phố bị kiểm tra đã tăng hơn 3 lần từ 59 cơ sở năm 2016 lên 187 cơ
sở năm 2020; tỷ lệ các cơ sở vi phạm cũng giảm từ 56% năm 2016 xuống còn gần


16


22% vào năm 2020. Các hình thức vi phạm cũng giảm đi rất nhanh, năm 2016 tỷ
lệ cơ sở kinh doanh thức ăn thủy sản bị phạt hành chính là hơn 15% và giảm xuống
hơn 7% vào năm 2020. Cùng với đó là số tiền phạt hành chính các vi phạm về
kinh doanh thức ăn thủy sản cũng giảm từ hơn 23 triệu đồng vào năm 2016 xuống
con hơn 15 triệu đồng vào năm 2020.
Số lượng cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản bị kiểm tra tăng dần qua từng
năm. Năm 2016 số lượng cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản bị kiểm tra là 143 cơ
sở và tăng lên 258 cơ sở vào năm 2020. Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thuốc thủy
sản vi phạm đã giảm từ hơn 39% vào năm 2016 xuống còn hơn 20% vào năm
2020. Các hình thức xử lý cũng giảm nhẹ dần, năm 2016 tỷ lệ các cơ sở vi phạm
bị cảnh cáo là hơn 46% và hơn 21% số cơ sở vi phạm bị xử phạt hành chính nhưng
đến năm 2020 số lượng cơ sở vi phạm bị cảnh cáo chỉ là gần 33% và hơn 13% số
lượng cơ sở vi phạm bị xử phạt hành chính. Số lượng tiền phạt các cơ sở vi phạm
trong kinh doanh thuốc thủy sản cũng giảm xuống, từ hơn 160 triệu đồng vào năm
2016, xuống còn hơn 87 triệu đồng vào năm 2020.
4.1.7. Đánh giá kết quả và hiệu quả nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước
ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng
4.1.7.1. Những kết quả đạt được
Theo số liệu của Sở NN&PTNT (2021), năng suất NTTS nước ngọt ở Hải
Phòng giai đoạn 2015 – 2020 tuy có tăng nhưng khơng ổn định. Năm 2015 năng
suất NTTS nước ngọt bình quân của Hải Phòng khoảng 5,8 tấn/ha năm 2014,
nhưng giảm xuống hơn 4,4 tấn/ha năm 2015 và tăng dần lên 6,35 tấn/ha năm 2019.
Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2015 do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và dịch
bệnh trong NTTS nước ngọt nên làm giảm năng suất khá lớn và trong giai đoạn
2015 – 2017 thì Hải Phịng cũng đã chuyển đổi khá nhiều diện tích đất trũng hoang
hóa, chưa sử dụng và đất trồng lúa trũng, thấp kém hiệu quả sang NTTS với hình

thức quảng canh cải tiến.
Bảng 4.6. Kết quả nuôi trồng thủy sản nước ngọt thành phố Hải Phịng
giai đoạn 2015 – 2020
Nội dung
Tổng diện tích NTTS
nước ngọt
Tổng sản lượng NTTS
nước ngọt
Diện tích NTTS nước
ngọt theo VietGAP
Số cơ sở sản xuất giống
thủy sản nước ngọt
Số hợp tác xã sản xuất
NTTS nước ngọt
Số trang trại NTTS
nước ngọt
Giá trị sản xuất NTTS
nước ngọt

TĐPT
BQ (%)

ĐVT

2015

2016

2017


2018

2019

2020

Ha

5912,8

6203,6

6139,3

6191,0

6918,1

6874,5

103,2

26,2

31,5

34,7

37,9


38,5

40,14

103,3

Ha

5

5

165

175

186

223

188,3

Cơ sở

18

18

18


18

18

24

113,9

HTX

5

5

5

5

5

6

107,0

90

68

53


53

53

56

92,6

698

793

896

984

1103

1214

109,6

Nghìn
tấn

Trang
trại
Tỷ
đồng


17


Cùng với sự tăng lên thì sản lượng NTTS nước ngọt ở Hải Phòng giai đoạn
2015 – 2020 cũng tăng lên khá nhanh làm cho giá trị sản xuất NTTS nước ngọt ở
Hải Phịng tăng bình qn khoảng 3% trong giai đoạn này. Điều này làm cho giá
trị sản xuất bình quân 1ha mặt nước NTTS nước ngọt ở Hải Phòng cũng tăng lên.
Theo số liệu của Sở NN&PTNT Hải Phịng thì giá trị NTTS nước ngọt bình qn
1ha năm 2014 đạt khoảng 123 triệu đồng/ha và tăng lên hơn 176 triệu đồng/ha năm
2020 (tăng bình quân khoảng 5%/năm). Giá trị sản xuất NTTS nước ngọt hiện nay
đã cao hơn khá nhiều so với sản xuất nơng nghiệp nói chung, đặc biệt là trồng lúa.
Cùng với những đóng góp to lớn về thực phẩm cho người dân trên địa bàn
thành phố, đóng góp giá trị sản xuất lớn vào ngành nơng nghiệp của thành phố thì
NTTS nói chung và NTTS nước ngọt nói riêng của Hải Phịng đã góp phần rất lớn
vào giải quyết tạo công ăn việc làm cho người dân. Theo số liệu của Cục Thống
kê thành phố Hải Phịng, và Sở NN&PTNT, năm 2020 có khoảng trên 89 nghìn
lao động tham gia vào hoạt động thủy sản chiếm khoảng 8% tổng số lao động trên
toàn thành phố, trong đó lao động tham gia vào hoạt động NTTS nước ngọt gần
36 nghìn lao động, chiếm khoảng 40% lao động ngành thủy sản và khoảng 3,2%
so với tổng số lao động toàn thành phố.
Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các cơ sở nuôi trồng thủy sản
nước ngọt ở Hải Phòng
Chỉ tiêu
1. Các chỉ tiêu kết quả
- Tổng giá trị sản xuất (GO)
- Tổng chi phí (TC)
- Chi phí trung gian (IC)
- Giá trị gia tăng (VA)
- Khấu hao TSCĐ (A)
- Thu nhập hỗn hợp (MI)

- Công lao động (LĐ)
2. Một số chỉ tiêu hiệu quả
- GO/IC
- VA/IC
- MI/IC
- VA/cơng lao động
- MI/cơng lao động

(Tính bình qn 1ha)
Trang
ĐVT
trại (1)

Hộ
(2)

Tính
chung

Test
(1)– (2)

Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
Tr.đồng
cơng


279,19
152,89
141,23
137,96
11,66
126,31
94,23

174,69
110,07
106,71
67,98
3,36
64,62
73,21

187,16
115,18
110,83
76,34
4,35
71,99
75,72

104,51***
42,82***
34,52***
69,98***
8,30***
61,69***

21,02***

1,98
0,98
0,89
1,46
1,34

1,64
0,64
0,61
0,93
0,88

1,69
0,69
0,65
1,01
0,95

-

lần
lần
lần
Tr.đ/cơng
Tr.đ/cơng

Ghi chú: *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%


Kết quả chạy mơ hình được hệ số F kiểm định là có ý nghĩa thống kê ở mức
1% thể hiện mơ hình có ý nghĩa thống kê và hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,6010, điều
này thể hiện các biến đưa vào mơ hình giải thích được 60% sự biến động của năng
suất NTTS nước ngọt ở Hải Phịng. Các biến đưa vào mơ hình đều có hệ số dương
và có ý nghĩa thống kê với các biến định lượng như giống, thức ăn nông nghiệp,
thức ăn công nghiệp và môi trường nước tốt sẽ làm tăng năng suất nuôi trồng thủy
sản và điều này cho thấy NTTS nước ngọt ở Hải Phòng vẫn ở giai đoạn 2 của quá
trình sản xuất (tăng đầu tư sẽ làm tăng năng suất).
18


Bảng 4.8. Kết quả ước lượng mơ hình các yếu tố ảnh hưởng năng suất
nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phòng
Ký hiệu biến

Tên biến
Hệ số tự do
Ln (Giong) (X1) Chi phí cho giống thủy sản
Ln (TANN) (X2) Chi phí thức ăn nơng nghiệp
Ln (TACN) (X3) Chi phí thức ăn công nghiệp
Ln (MTN) (X4) Chất lượng môi trường nước
Thamcanh (D1)
Nuôi thâm canh
XLNuoc (D2)
Xử lý môi trường nước
Thuan (D3)
Hộ đã tham gia tập huấn
Mua giống ở các cơ sở giống
Muagiong (D4)
được cấp phép

Hộ sản xuất nằm trong vùng
Quyhoach (D5)
quy hoạch
F – Kiểm định
R2
R2 hiệu chỉnh

Hệ số
0,9229***
0,1326***
0,0335***
0,0106*
0,0969*
0,2223***
0,3190***
0,0799*

P-Value
0,000
0,000
0,000
0,070
0,100
0,000
0,000
0,073

0,1338***

0,001


0,1374***

0,003

45,69***
0,6145
0,610

Ghi chú: ***, **, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10%

4.1.7.2. Những bất cập, tồn tại và hạn chế
- Thành phố đã có quy hoạch ngành thủy sản nói chung và NTTS nước ngọt
nói riêng, tuy nhiên chất lượng quy hoạch NTTS không cao, việc quản lý quy
hoạch NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố chưa thực sự tốt;
- Tỷ lệ các cơ sở kinh doanh thuốc thủy sản và thức ăn thủy sản được kiểm
tra cịn rất ít so với tổng số lượng cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố.
- Tuy hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS nước ngọt đã được đầu tư khá
nhiều nhưng chủ yếu vẫn phụ thuộc và hệ thống thủy lợi của nông nghiệp; chất
lượng các con đường xuống cấp; hệ thống cung cấp điện cho các vùng nuôi chưa
được đảm bảo.
Công tác đào tạo, tập huấn cho người NTTS nước ngọt tuy đã được quan
tâm nhưng chất lượng các hoạt động đào tạo, tập huấn chưa cao;
- Việc quản lý thị trường tiêu thụ các sản phẩm NTTS nước ngọt trên địa
bàn thành phố cịn bỏ ngỏ, chưa có các quy định và chế tài về quản lý thị trường.
Các sản phẩm NTTS chủ yếu được tiêu thụ tự do.
- Tần xuất thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động cung cấp đầu vào cho
NTTS, và các hoạt động NTTS nước ngọt trên địa bàn thành phố còn rất ít, khơng
thường xun.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI

TRỒNG THỦY SẢN NƯỚC NGỌT
4.2.1. Chính sách và các qui định
Việc ban hành các quy định, chính sách của Nhà nước về quản lý đối với
NTTS nước ngọt hiện nay đang có một vướng mắc là các nội dung về quản lý lớn,
19


cho nên số lượng văn bản quá nhiều, mức độ phức tạp cao, không thuận lợi trong
sử dụng, cùng với đó là sự chồng chéo trong quản lý gây ra khó khăn trong cơng
tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh hàng hóa. Như đã phân tích ở
trên, hiện nay các quy định của nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh hàng hóa
hiện nay là rất lớn, tùy thuộc vào từng mặt hàng kinh doanh của các cơ sở, nên đòi
hỏi các cán bộ quản lý phải đọc và tìm hiểu thật kỹ các văn bản pháp luật này để có
thể triển khai và áp dụng vào thực tế cho phù hợp. Tuy hiện nay, lượng các văn bản
pháp luật đã được cụ thể hóa hơn trong các quy định của nhà nước nhưng vẫn còn
một số chồng chéo, và thay đổi liên tục nên gây ra khó khăn trong cơng tác quản lý
và tiếp nhận các quy định của nhà nước của các đối tượng chịu sự quản lý.
4.2.2. Bộ máy quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Theo số liệu của Sở NN&PTNT Hải Phòng (2019), tổng số cán bộ làm các
lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt
trên địa bàn thành phố Hải Phòng là 135 người; đối với cán bộ cấp xã, phường thì
chưa có cán bộ chun trách mà cán bộ phụ trách nông nghiệp ở xã, phường phải
kiêm rất nhiều việc nên khơng tính số lượng cán bộ làm công tác quản lý nhà nước
về NTTS nước ngọt ở cấp xã phường. Xét trên quy mô tồn thành phố thì đội ngũ
cán bộ quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt, quản lý trực tiếp còn tương đối
mỏng và hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực. Điều này gây khá nhiều khó khăn cho
cơng tác quản lý. Bởi vì lực lượng mỏng nên các hoạt động thanh kiểm tra, giám
sát, xử lý các vi phạm các quy định của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và
NTTS nước ngọt trong những năm qua chưa thực sự được thường xuyên, liên tục,
nhiều hoạt động quản lý cịn mang tính hình thức. Ngồi số lượng về đội ngũ cán

bộ làm cơng tác quản lý thì trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức
của đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản
lý. Để quản lý tốt và có hiệu lực ngồi việc có hệ thống chính sách tốt cịn cần có
đội ngũ nhân lực thực thi chính sách đảm bảo cả về số lượng và chất lượng.
4.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý
Trang thiết bị và cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác kiểm tra cịn thiếu thốn.
Cán bộ thanh, kiểm tra ít khi kiểm tra đến kiếm tra chủ yếu là quan sát bằng mắt
thường.
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ về cơ sở vật chất phục vụ quản lý
nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Hải Phịng
Diễn giải
1. Kinh phí ít từ ngân sách nhà nước
2. Chưa có chính sách huy động kinh
phí xã hội hóa
3. Thiếu máy móc, thiết bị phục vụ
công tác kiểm tra
4. Chế độ phụ cấp, trợ cấp hạn hẹp

Điểm
bình quân
3,16

1
7,02

Mức độ đánh giá (%)
2
3
4
15,79 40,35 28,07


3,86

0,00

14,04

15,79

40,35

29,82

4,04

0,00

5,26

22,81

35,09

36,84

3,53

3,51

14,04


29,82

31,58

21,05

Ghi chú: từ 1 – 5 là mức độ đánh giá (1 là điểm thấp nhất, 5 là cao nhất)

20

5
8,77


4.2.4. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước
Hải Phòng sự phối kết hợp giữa các cơ quan ban ngành vẫn còn một số tồn
tại hạn chế, cụ thể: (i) chưa huy động được sự tham gia của chính quyền địa
phương vào các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát; (ii) Lực lượng cán bộ
thanh tra của Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cịn quá mỏng mà phải thực
hiện tất cả các nội dung thanh tra thuộc lĩnh vực quản lý; (iii) Sự phối hợp giữa
các cơ quan chun mơn cịn nhiều hạn chế; Công tác tập huấn, tuyên truyền phổ
biến các kiến thức cho người nơng dân về kỹ thuật NTTS cịn chồng chéo do các
công ty kinh doanh thức ăn thủy sản, thuốc thủy sản, ngành nơng nghiệp ít có sự
phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn; (v) chưa huy động được sự tham gia của
các tổ chức đoàn thể vào trong công tác tuyên truyền và quản lý.
4.2.5. Nhận thức của các tác nhân có liên quan trong ni trồng thủy sản
Sự tuân thủ các quy định quản lý nhà nước đối với các hoạt động của các cơ
sở theo đánh giá của chúng tôi chưa thực sự tốt. Nguyên nhân chủ yếu là: (i) các cơ
sở chủ yếu tập trung vào lợi nhuận nên chủ yếu hướng dẫn người dân sử dụng sản

phẩm có lợi nhuận cao, chưa tư vấn cho người dân sử dụng các sản phẩm có hướng
thân thiện với mơi trường, có nguồn gốc sinh học và nâng cao chất lượng sản phẩm;
(ii) trong cơ sở đơi khi người thực hiện các hoạt động chính khơng phải là những
người có trình độ chun mơn nghiệp vụ, người đứng tên đăng ký sản xuất kinh
doanh, mà chủ yếu là lao động thuê; (iii) đối với các cơ sở kinh doanh thuốc và
thức ăn thủy sản đôi khi chạy theo lợi nhuận nên chủ yếu bán các sản phẩm của các
doanh nghiệp có chiết khấu cao cho đại lý, hoặc tư vấn sử dụng kết hợp nhiều hóa
chất để đem lại hiệu quả ngay; (iv) các cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản
đôi khi để tiết kiệm chi phí mà chậm trễ thay thế đàn giống bố mẹ, sử dụng “quá
đát” đàn giống bố mẹ làm chất lượng con giống sản xuất ra không được đảm bảo,…
Đối với các cơ sở sản xuất (hộ và trang trại) trên địa bàn thành phố Hải Phịng
thì hầu như nhận thức về quản lý nhà nước đối với NTTS nước ngọt còn nhiều hạn
chế. Đa phần các cơ sở NTTS nước ngọt đều chưa biết đến các quy định về quản
lý đối với NTTS nước ngọt, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.
4.2.6. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm của nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Hiện nay, Hải Phòng chưa chú ý nhiều tới việc bảo vệ và phát triển nguồn
lợi thuỷ sản nội đồng nên nguồn lợi thuỷ sản đang có nguy cơ cạn kiệt. Một số nghề
khai thác nội địa còn mang tính huỷ diệt như dùng chất nổ, xung điện,... chưa tuân
thủ các quy định về quy cách mắt lưới, mùa vụ khai thác, khai thác quá mức cho
phép cũng là những nguyên nhân làm tổn hại nguồn lợi và hệ sinh thái. Tuy các
hoạt động NTTS nước ngọt diễn ra trong đất liền nhưng cũng chịu ảnh hưởng khá
lớn từ biến đổi khí hậu và các hiện tượng thất thường của thời tiết. Đây là một yếu
tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các chính sách hỗ trợ rủi ro thiên tai trong
NTTS cho các cơ sở NTTS khi có rủi ro thiên tai xảy ra. Ngồi ra, các sản phẩm
NTTS nước ngọt của Hải Phòng chủ yếu là tiêu dùng nội địa, chưa có các sản phẩm
đặc sản để có thể phát triển sản xuất và tiêu thụ theo các chuỗi liên kết, các phẩm
sản NTTS nước ngọt chưa xuất khẩu được nên rất khó thu hút được các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vào các hoạt động NTTS nước ngọt.

21



4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NUÔI TRỒNG
THỦY SẢN NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Dựa trên quan điểm và định hướng trong quản lý nhà nước về NTTS và các
kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt và
phân tích các yếu tố ảnh hưởng, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong
quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt của Hải Phòng chúng tơi đề xuất 06 nhóm
giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt ở Hải Phòng là:
(i) Tăng cường giám sát thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Ban hành các quy định về điều kiện sản xuất, tiêu chí đối với vùng nuôi
trồng thủy sản tập trung, chú trọng các quy định về sử dụng tài nguyên nước và
xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản để hạn chế ô nhiễm môi trường.
Xây dựng, rà soát và điều chỉnh quy hoạch các vùng nuôi trồng thủy sản
tập trung theo hướng đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường, không chồng
lấn, xâm phạm hoặc gây tác động xấu đối với các vùng đất ngập nước, các khu
bảo tồn tự nhiên. Tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả tài ngun nước
trong ni trồng thủy sản, khuyến khích áp dụng nuôi luân canh, xen canh, nuôi
tiết kiệm nước, hạn chế xả thải, bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ mơi trường.
UBND thành phố cần giao cho các chính quyền địa phường thực hiện cơng
khai hố các quy hoạch của thành phố. Cụ thể hóa các nội dung quy hoạch.
UBND thành phố cần phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan triển
khai thực hiện quy hoạch.
(ii) Tăng cường quản lý nhà nước về dịch vụ đầu vào cho ni trồng thủy sản
Sở NN&PTNT thành phố Hải Phịng cần chỉ đạo các cấp có thẩm quyền
liên quan thực hiện tốt các quy định của Bộ NN&PTNT về các quy định trong
quản lý nhà nuốc về con giống, thức ăn thủy sản, thuốc thủy sản,…
Chỉ đạo Chi cục Thủy sản phối hợp với các đơn vị liên quan, các địa phương
triển khai việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về điều kiện sản xuất, kinh doanh
vật tư nông nghiệp theo quy định.

Cần có chế tài xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về
chất lượng vật tư dùng trong NTTS, trong đó chú trọng truy xuất nguồn gốc, xử
lý tận gốc các lô hàng, sản phẩm không đảm bảo chất lượng,…
(iii) Nâng cao chất lượng, hiệu quả các dịch vụ công cho nuôi trồng thủy sản
Cần có các chính sách hỗ trợ xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng vùng nuôi, đặc
biệt là hệ thống thủy lợi cấp và thoát nước cho vùng NTTS nước ngọt. Đồng thời có
các chính sách khuyến khích, tư vấn, hỗ trợ người NTTS đầu tư hạ tầng kỹ thuật hệ
thống ao chứa lắng xử lý nước cấp, ao nuôi, khu vực chứa và xử lý chất thải.
Củng cố lại bộ máy khuyến ngư từ cấp thành phố đến cấp quận/huyện, cấp
xã/phường để tạo ra hệ thống khuyến ngư đồng bộ toàn thành phố.
Tăng cường tập huấn kỹ thuật về nuôi trồng thuỷ sản (con giống, kỹ thuật
chăm sóc ni dưỡng và phịng trị bệnh, áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt an
tồn theo tiêu chuẩn Vietgap...), xây dựng cơ cấu giống nuôi hợp lý, phương thức
nuôi phù hợp với đặc với đặc thù vùng miền và điều kiện kinh tế của nơng dân.
(iv) Tích cực chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào nuôi trồng thủy sản

22


Phổ biến áp dụng quy trình thực hành sản xuất tốt, an toàn theo tiêu chuẩn
VietGap với các đối tượng nuôi trồng thủy sản để nâng cao năng suất, chất lượng
và sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản.
Trung tâm khuyến nông thành phố, và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các
quận huyện của thành phố cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường
các lớp tập huấn kỹ thuật, xây dựng mơ hình trình diễn,... cho để giúp người NTTS
(v) Tăng cường quản lý thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu thủy sản Hải Phịng
thơng qua các kênh thơng tin, truyền thông, hội chợ triển lãm thủy sản.
Chú trọng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm, mẫu
mã, kích cỡ, kiểu dáng, bao bì, nguồn gốc xuất xứ, tập quán tiêu dùng của từng

thị trường về giá cả, hàng rào kỹ thuật.
Cần có các chính sách, khuyến khích đầu tư, xây dựng và phát triển NTTS
nước ngọt theo các chuỗi giá trị khép kín, nhất là ở các huyện Vĩnh Bảo, Tiên
Lãng, Thủy Nguyên, An Lão là các huyện đã được quy hoạch và định hướng phát
triển NTTS nước ngọt tập trung quy mô lớn.
(vi) Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tác nhân
về quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Phổ biến, tuyên truyền về Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản quy
phạm pháp luật hướng dẫn dưới luật cho các đối tượng chịu sự quản lý
UBND các quận, huyện phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và các
ngành liên quan xây dựng kế hoạch nuôi trồng thủy sản tại địa phương; hướng
dẫn và giám sát người nuôi tôm thực hiện nghiêm túc lịch thời vụ, kỹ thuật NTTS
và các quy định về biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Các cơ quan truyền thông của thành phố tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến các chủ trương và giải pháp phát triển NTTS bền vững trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Hiện nay chưa có nghiên cứu nào để ra khái niệm về quản lý nhà nước đối
với NTTS Quy định cao nhất của Việt nam là Luật Thủy sản (2017) cũng chỉ quy
định quản lý nhà nước đối với từng hoạt động cụ thể. Dựa trên các nghiên cứu này
có thể hiểu quản lý nhà nước về NTTS nước ngọt có thể hiểu là sự tác động có chủ
đích của Nhà nước đối với NTTS nước ngọt bằng quyền lực của Nhà nước, thơng
qua pháp luật, cơ chế, chính sách, lực lượng vật chất và tài chính lên tất cả các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, mua bán, trao đổi nhằm tăng cường công tác quản lý
nhà nước về NTTS nước ngọt để đạt được mục tiêu NTTS nước ngọt đạt năng suất,
hiệu quả của vụ nuôi nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của ngành.
2) Hiện nay việc quản lý nhà nước về nuôi trồng thủy sản nước ngọt được
UBND thành phố Hải Phịng giao cho Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn
thành phố chủ trì và phối hợp với các cơ quan ban ngành khác trong thành phố và

chỉ đạo các cơ quan trực thuộc thành phố để quản lý các hoạt động liên quan đến

23


×