LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi thông tin trích dẫn trong
luận văn đều ghi rõ nguồn gốc.
Hải Phòng, ngày
Tác giả
i
tháng
năm 2015
LỜI CẢM ƠN
Cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các đơn vị, cá nhân đã tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài
luận văn này.
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Văn Sơn .đã trực tiếp hướng dẫn và đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và Hoàn thành bản luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám
hiệu Trường Đại học Hàng hải, Viện Đào tạo sau đại học cùng toàn thể quý thầy cô
đã tận tình giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân trọng cảm ơn các các đồng nghiệp, các cơ quan ban ngành
thành phố Hải Phòng, đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, tìm kiếm số liệu, tài
liệu.
Xin cảm ơn các bạn đồng môn đã đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn.
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................................iii
DANH MỤC HÌNH........................................................................................................................iv
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................1
1. Sự cần thiết của đề tài..............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.................................................................................................2
6. Kết cấu của để tài.....................................................................................................................3
Chương 1: Cơ sỞ lý luẬn chung vỀ công tác quẢn lý nhà nưỚc vỀ vẬn tẢi thỦy nỘi đỊa.........4
1.1. Quản lý nhà nước..................................................................................................................4
1.2. Quản lý nhà nước đối với vận tải thủy nội địa......................................................................5
Chương 2: ThỰc trẠng công tác quẢn lý nhà nưỚc đỐi vỚi hoẠt đỘng vẬn tẢi thỦy nỘi đỊa
trên đỊa bàn thành phỐ HẢi Phòng...............................................................................................18
2.1. Đánh giá thực trạng về vận tải thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hải Phòng.................18
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải thủy nội địa Tp Hải
Phòng.........................................................................................................................................28
2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước trong hoạt động vận tải đường thủy nội địa
trên địa bàn thành phố Hải Phòng..............................................................................................46
Chương 3: MỘt sỐ biỆn pháp cơ bẢn hoàn thiỆn công tác QLNN vỀ vẬn tẢi thỦy nỘi đỊa trên
đỊa bàn thành phỐ HẢI PHÒNG...................................................................................................51
3.1. Bối cảnh về vận tải thủy nội địa.........................................................................................51
3.2. Xu thế phát triển của vận tải thủy nội địa...........................................................................53
3.3. Một số biện pháp cơ bản hoàn Thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa
trên địa bàn thành phố HP..........................................................................................................57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................................65
1. Những vấn đề đã được giải quyết..........................................................................................65
2. Kết luận và kiến nghị.............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................67
DANH MỤC BẢNG
Bảng
2.1
Tên bảng
Phân cấp các tuyến sông trung ương trên địa bàn
thành phố Hải Phòng
iii
trang
22
Phân cấp các tuyến sông kênh địa phương trên địa
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
bàn thành phố Hải Phòng (Theo Quyết định số
445/QĐ-UBND ngày 21/2/2014 của UBND TP Hải
Phòng)
Các quy đinh liên quan đến quản lý nhà nước về vận
tải thủy nội địa
Tình hình đầu tư kết cấu hạ tầng từng tuyến
Từ năm 2011-2015
Đăng ký Phương tiện thủy nội địa trên địa bàn
thành phố Hải Phòng từ năm 2011-2015
Xử lý vi phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Tổng hợp tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa
trên địa bàn thành phố Hải Phòng
24
30
33
37
44
46
DANH MỤC HÌNH
Hình
1.1
2.1
2.2
Tên hình
Sơ đồ QLNN đối với vậntải thủy nội địa
Sản lượng hành hóa thông qua cảng biển năm 2011
đến năm 2014
Sản lượng vận tải đường thủy nội địa từ năm 2011
đến năm 2014
iv
trang
12
19
20
2.3
Sơ đồ đường thủy nội địa khu vực Hải Phòng
v
21
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Vận tải thủy nội địa là một trong 5 phương thức vận tải ở nước ta rất quan
trọng. Vận tải thủy nội địa không những có vai trò chung chuyển khối lượng hàng
hóa, hành khách lớn mà còn tạo ra hàng triệu việc làm, góp phần bảo đảm an sinh
xã hội và bảo vệ quốc phòng an ninh. Đặc biệt là trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Với hệ thống sông, kênh dầy đặc đã hình
thành nên mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận lợi nối các địa phương và các
vùng miền trong cả nước, theo tuyến ven biển vào các cửa sông, kết nối giữa giao
thông đường biển và giao thông đường sông.
Với những thành tựu quan trọng về kinh tế, xã hội và sự tăng trưởng kinh tế
trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi để Nhà nước đầu tư ngân sách thực
hiện các đề án, các quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thuỷ nội địa
trong thời gian tới. Nhiều tuyến giao thông đường thuỷ, cảng, bến sẽ được xây
dựng mới, được cải tạo, nâng cấp, quy hoạch và cấp phép hoạt động. Do vậy, các
hoạt động của phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa sẽ tiếp tục tăng cao; các
hoạt động như vận tải, khai thác tài nguyên môi trường, hoạt động thuỷ sản, dầu
khí và thăm quan, du lịch trên đường thuỷ nội địa sẽ phát triển sôi động; tình hình
trật tự an toàn giao thông và trật tự xã hội trên đường thuỷ nội địa sẽ có những diễn
biến phức tạp mới. Chính vì thế, công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao
thông đường thuỷ nội địa phải được các ngành, các cấp tiếp tục tăng cường với
chất lượng và hiệu quả cao hơn nữa.
Thành phố Hải Phòng với vị thế là một trong những thành phố cảng hàng
đầu của đất nước, với hệ thống cảng biển và sông ngòi thuận lợi. Chính quyền
thành phố luôn quan tâm hỗ trợ phát triển cho ngành vận tải của thành phố nói
chung và vận tải thủy nội địa nói riêng nhằm đạt được mục tiêu của Chính phủ đề
ra là: Đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn cho phương tiện, tài sản và bảo vệ môi
trường, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do tai nạn
giao thông gây ra; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo đảm quốc
1
phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
Vì vậy sau khi kết thúc chương trình học, tác giả lựa chọn đề tài: “Một số
biện pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa trên địa
bàn thành phố Hải Phòng” làm đề tài luận văn thạc sĩ
2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa ở trên
địa bàn thành phố Hải Phòng, phân tích những thuận lợi cũng như những hạn chế bất
cập trong công tác quản lý, chỉ rõ những nguyên nhân, từ đó đề xuất các biện pháp cơ
bản nhằm tăng cường quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa của địa phương.
Phân tích đánh giá được vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động vận
tải thủy nội địa trên địa bàn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước đối với
hoạt độn vận tải hủy nội địa.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải trên địa bàn thành phố
Hải Phòng.
Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2011 - 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn dùng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê, tổng hợp,
phân tích hệ thống, sử dụng các lý luận duy vật biện chứng, phân tích kinh tế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Về ý nghĩa khoa học của luận văn
Luận văn nhằm hệ thống hóa được cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước đối
với vận tải thủy nội địa.
Trên cơ sở lý luận khoa học, phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước
đối với vận tải thủy nội địa cơ bản trên địa bàn.
Về ý nghĩa thực tiễn của luận văn:
Các giải pháp đưa ra có tính khả thi, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý nhà
2
nước trong giai đoạn hiện nay về hoạt động vận tải trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
6. Kết cấu của để tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 03 chương:
Chương I.
Cơ sở lý luận chung về công tác quản lý nhà nước về vận tải thủy nội
địa.
Chương II.
Thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động vận tải thủy
nội địa trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Chương III. Một số biện pháp cơ bản hoàn Thiện công tác QLNN về vận tải thủy
nội địa trên địa bàn thành phố HP.
3
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA
1.1. Quản lý nhà nước
Nhà nước là một hiện tượng xã hội đa dạng và phức tạp liên quan chặt chẽ
đến lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, dân tộc. Nhà nước có những dấu hiệu đặc
trưng cơ bản như: Nhà nước phân chia lãnh thổ quốc gia thành các đơn vị hành
chính và tổ chức quản lý theo lãnh thổ. Nhà nước thiết lập công quyền hay còn gọi
là quyền lực công thiết lập một quyền lực đặc biệt để cai quản xã hội và sử dụng
bộ máy là các tổ chức, các cơ quan Nhà nước để duy trì trật tự xã hội. Nhà nước
ban hành pháp luật và buộc mọi người, mọi thành viên trong xã hội phải thực hiện.
Nhà nước còn quy định và tiến hành thu các khoản thuế, phí, lệ phí. Và đặc biệt
Nhà nước là tổ chức mang chủ quyền quốc gia. Tóm lại, Nhà nước là tổ chức của
quyền lực chính trị để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng giai cấp và các công việc
chung của xã hội. Chức năng của Nhà nước chủ yếu do các cơ quan Nhà nước thực
hiện. Chức năng của cơ quan Nhà nước là những phương diện, hoạt động của cơ
quan đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của Nhà nước. Ở nước ta,
chức năng tổ chức và quản lý kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh được giao cho
Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và chính quyền Nhà nước ở địa phương
thực hiện. Có thể thấy, các nhiệm vụ, chức năng của Nhà nước được thực hiện
thông qua bộ máy Nhà nước. Bộ máy Nhà nước là hệ thống các cơ quan chuyên
trách của Nhà nước được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Nhà
nước. Các cơ quan Nhà nước tạo thành một cơ chế thống nhất, đồng bộ.
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, được sử dụng các quyền lực
nhà nước như lập pháp, hành pháp và tư pháp để quản lý mọi lĩnh vực của đời sống
xã hội. Quản lý nhà nước ở Việt Nam có các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt là tính tổ chức rất cao;
- Quản lý nhà nước có mục tiêu chiến lược, chương trình kế hoạch để thực
hiện mục tiêu;
4
- Quản lý nhà nước theo nguyên tắc tập trung dân chủ;
- Quản lý nhà nước không có sự tách biệt tuyệt đối giữa chủ thể quản lý và
khách thể quản lý;
- Quản lý nhà nước bảo đảm tính liên tục và ổn định trong tổ chức.
Năng lực quản lý nhà nước là khả năng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và
phục vụ nhân dân.
Mục đích, nhiệm vụ của quản lý nhà nước là mục tiêu hướng tới của chủ thể
quản lý đối với đối tượng bị quản lý.
Phương pháp quản lý nhà nước là phương thức, cách thức mà chủ thể quản
lý tác động lên khách thể quản lý (hành vi, đối tượng quản lý) nhằm đạt được
những mục đích quản lý. Phương pháp quản lý nhà nước thể hiện ý chí của nhà
nước, nó phản ánh thẩm quyền của các cơ quan nhà nước và được biểu hiện dưới
những hình thức nhất định.
Quản lý nhà nước được diễn ra kế tiếp nhau theo trình tự thời gian tương
ứng với việc giải quyết một số nội dung trong quản lý như: đánh giá tình hình các
vấn đề cần giải quyết; chuẩn bị dự thảo quyết định; thông qua quyết định; ban hành
quyết định; tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra đánh giá thực hiện các quyết
định.
1.2. Quản lý nhà nước đối với vận tải thủy nội địa
1.2.1. Vận tải và vận tải thủy nội địa
1.2.1.1. Vận tải
Vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất cứ sự di chuyển vị trí nào của con
người và vật phẩm. Nhưng với ý nghĩa kinh tế thì vận tải chỉ bao gồm những sự di
chuyển vị trí của con người và vật phẩm thoả mãn đồng thời hai tính chất: là một
hoạt động sản xuất vật chất và là một hoạt động kinh tế độc lập. Vận tải còn là một
hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí của con người và
hàng hoá từ nơi này sang nơi khác. Nhờ có vận tải, con người đã chinh phục được
khoảng cách không gian và đã tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của
hàng hoá và thoả mãn nhu cầu đi lại của con người.
5
Vận tải là yếu tố cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất.
Vận tải không tách rời quá trình sản xuất của xã hội. Các xí nghiệp, nhà máy là
những bộ phận thống nhất của hệ thống kinh tế quốc dân, chỉ có thể tiến hành sản
xuất bình thường và thuận lợi trong điều kiện có sự liên hệ mật thiết với nhau
thông qua quá trình sản xuất của ngành vận tải. Mối quan hệ giữa vận tải và các
ngành kinh tế khác là rất sâu sắc và muôn hình muôn vẻ. Đó là mối quan hệ qua
lại, tương hỗ nhau. Vận tải là điều kiện cần thiết của tái sản xuất và các mặt hoạt
động khác của xã hội. Ngược lại, kinh tế phát triển tạo ra những tiền đề và đòi hỏi
phát triển nhanh chóng ngành vận tải.
Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội: sản xuất, lưu thông,
tiêu dùng và quốc phòng...Trong đó quan trọng nhất là lĩnh vực lưu thông (nội địa
và quốc tế). Vận tải đảm bảo chuyên chở nguyên vật liệu, bán thành phẩm từ nơi
sản xuất này đến nơi sản xuất khác, đồng thời vận chuyển các thành phẩm công
nghiệp, nông nghiệp.
Đặc điểm của vận tải
Sản xuất trong vận tải là một quá trình tác động về mặt không gian, chứ
không phải là tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động.
Trong vận tải không có đối tượng lao động như các ngành sản xuất vật chất
khác, mà chỉ có đối tượng chuyên chở gồm hàng hoá và khách hàng. Con người
thông qua phương tiện vận tải (là tư liệu lao động) tác động vào đối tượng chuyên
chở để gây ra sự thay đổi vị trí không gian và thời gian của chúng.
Sản xuất trong vận tải không sáng tạo ra sản phẩm vật chất mới mà sáng tạo
ra một sản phẩm đặc biệt, gọi là sản phẩm vận tải. Sản phẩm vận tải là di chuyển vị
trí của đối tượng chuyên chở. Bản chất và hiệu quả mong muốn của sản xuất vận
tải là thay đổi vị trí chứ không phải làm thay đổi hình dáng, tính chất hoá lý của
đối tượng chuyên chở.
Sản phẩm vận tải không có hình dáng, kích thước cụ thể, không tồn tại độc
lập ngoài quá trình sản xuất ra nó. Sản phẩm vận tải không có khoảng cách về thời
gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Khi quá trình sản xuất vận tải kết thúc, thì sản
6
phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay.
Các ngành sản xuất vật chất khác có thể sản xuất ra một số lượng sản phẩm
dự trữ để thoả mãn nhu cầu chuyên chở tăng lên đột xuất hoặc chuyên chở mùa,
ngành vận tải phải dự trữ năng lực chuyên chở của công cụ vận tải.
Với tư cách là hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, vận tải không thể
tách rời nhu cầu chuyên chở của nền kinh tế quốc dân. Nó góp phần sáng tạo ra
một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.
1.2.1.2. Vận tải thủy nội địa
Vận tải thủy nội địa: là một hoạt động dịch vụ trong đó người cung cấp dịch
vụ (hay người vận chuyển) thực hiện vận chuyển các hàng hóa từ nơi này đến nơi
khác trong vùng nước mà điểm đầu và điểm cuối của quá trình chuyên chở không
đi ra ngoài lãnh thổ của một quốc gia.
Theo khái niệm trên thì vận tải thủy nội địa là việc người thuê tàu chở hàng
hóa trên các vùng biển, trên các sông ngòi trong phạm vi một quốc gia đó. Người
thuê chở và người chuyên chở không phải làm các thủ tục xuất nhập khẩu hay các
thủ tục quá cảnh.
Đặc điểm của vận tải thủy nội địa
Là phương thức vận tải dễ thực hiện, gắn với cuộc sống cư dân vùng sông
nước. Có khả năng vận tải hàng hóa, hành khách bằng các phương tiện thô sơ,
truyền thống, cơ giới hiện đại. Đặc biệt có khả năng vận tải được các loại hàng hóa
cồng kềnh, siêu trường, siêu trọng và rất phù hợp với các loại hàng hóa có khối
lượng lớn mà các loại hình vận tải khác khó đảm bảo được.
Hoạt động của vận tải thủy nội địa luôn chịu ảnh hưởng tác động của thiên
nhiên, thời tiết, đặc điểm địa bàn nơi phương tiện hoạt động như gió, bão, thủy
triều, lưu tốc dòng chảy giữa các mùa trong năm.
Yếu tố luồng tuyến, cảng bến trong vận tải thủy nội địa rất quan trọng trong
quá trình phát triển. Nếu luồng tuyến ổn định và luôn giữ vững chuẩn tắc kỹ thuật
quy định và có đầy đủ phao tiêu, biển báo cũng như hệ thống cầu, cảng, bến đảm
bảo phương tiện các loại chạy trên tuyến ra vào thuận lợi và có các thiết bị bốc xếp
7
hiện đại sẽ tạo cho phương tiện quay vòng nhanh, hiệu quả vận tải cao.
Ưu điểm của vận tải thủy nội địa
Từ một số những đặc điểm trên, vận tải thủy nội địa so với một số phương
thức vận chuyển khác có một số ưu điểm sau: tương đối thuận tiện vì người thuê
chở có thể thuê bất cứ một chiếc tàu nào với kích cỡ và trọng tải từ vài chục tấn
đến hàng nghìn tấn để thuê chở hàng hóa cho mình và đến bất cứ cảng nào mình
muốn, vận chuyển được hàng hóa có khối lượng lớn, cồng kềnh, giá cước tương
đối rẻ vì ngày nay người ta có thể đóng những con tàu vận tải thủy nội địa với
trọng tải tương đối lớn lên đên hàng nghìn tấn cho nên giá cước tính trên đơn vị
hàng hóa mà nó vận chuyển xuống rất thấp.
Vận tải bằng đường thủy có thể chở được hầu hết các loại hàng: từ hàng tạp hóa,
tạp phẩm, đến hàng lỏng, khí, hành khách cho đến hàng đông lạnh, hàng tươi sống.
Tuy nhiên, khi chuyên chở đường dài thì vận tải thủy lại không thích hợp
với chuyên chở những hàng hóa đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh. Hơn nữa,
chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy thường gặp nhiều rủi ro nguy hiểm, vì vận
tải đường thủy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Môi trường hoạt động,
thời tiết, điều kiện, thủy văn... luôn luôn ảnh hưởng đến quá trình chuyên chở.
1.2.2. QLNN về vận tải thủy nội địa
1.2.2.1. Chức năng QLNN về vận tải thủy nội địa
QLNN về vận tải thủy nội địa nhằm thực hiện các chức năng QLNN của nhà
nước bao gồm:
- Định hướng cho sự phát triển của của hệ thống vận tải thủy nội địa. Căn
cứ vào điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, Nhà nước định
hướng cho hệ thống vận tải thủy nội địa phát triển phù hợp với mục tiêu chung của
đất nước.
- Nhà nước sử dụng quyền năng chi phối của nhà nước lên các hành vi, chủ
thể hoạt động trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa. Nhằm ngăn chặn các tác động
tiêu cực tác động đến hoạt động của lĩnh vực này, ràng buộc chúng phải tuân thủ
các quy định có sẵn, nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường của nền kinh tế theo
8
định hướng của Nhà nước.
- Xây dựng hệ thống chính sách pháp luật trong lĩnh vực vận tải thủy nội địa
nhằm đảm bảo hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương
tiện, tài sản và bảo vệ môi trường; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và góp phần
bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.
1.2.2.2. Vai trò của quản lý nhà nước về vận tải thủy nội địa
Quản lý Nhà nước về vận tải ĐTNĐ có vai trò giúp cho các quá trình sản xuất
diễn ra liên tục, bình thường từ việc đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật đường thuỷ
để cho vận chuyển, cung ứng vật tư, nguyên liệu, năng lượng cho các quá trình sản
xuất và đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ.
Quản lý Nhà nước chuyên ngành giao thông ĐTNĐ có vai trò giúp tăng
cường và phát triển các loại hình vận tải, đa dạng mục đích phục vụ nhu cầu giao
lưu văn hoá xã hội của nhân dân và là nhân tố quan trọng trong việc phân bổ sản
xuất và dân cư. Các mối liên hệ kinh tế xã hội giữa các địa phương được thực hiện
nhờ mạng lưới giao thông vận tải trong đó có vận tải ĐTNĐ Những nơi gần các
tuyến vận tải đường thuỷ lớn, các đầu mối giao thông đường thuỷ như các cảng,
cụm cảng, cụm bến cũng là nơi thường tập trung phân bổ sản xuất và dân cư.
Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và phương thức quản lý của giao thông vận tải
thuỷ nội địa đã mở rộng các mối liên hệ vận tải và đảm bảo sự giao thông thuận
tiện giữa các địa phương, chi phí vận chuyển giảm đáng kể, trong khi đó mức độ
tiện nghi, an toàn tăng lên. Ngoài ra, hiện nay trên Thế giới có những xu hướng
mới trong phân bổ công nghiệp là các trung tâm công nghiệp lớn gắn với các cảng
và sự phân bố công nghiệp hướng mạnh hơn tới các vùng ven sông, ven biển. Nói
một cách khác, quản lý chuyên ngành giao thông vận tải ĐTNĐ cũng góp phần
thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ.
Quản lý Nhà nước chuyên ngành GTĐT nội địa còn giúp Nhà nước hoạch
định các chính sách vĩ mô trong phát triển giao thông đường thuỷ nội địa, tham
mưu xây dựng, phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa và tổ chức quản
lý ngành đảm bảo cho việc phát triển và sử dụng hạ tầng giao thông một cách công
9
bằng và hiệu quả cho tất cả các tổ chức, cá nhân trong giao lưu kinh tế xã hội bằng
đường thuỷ.
1.2.2.3. Nội dung quản lý Nhà nước về vận tải thủy nội địa
Quản lý nhà nước đối với vận tải thủy nội địa là quản lý và định hướng các
hoạt động vận tải thủy nội địa thông qua hệ thống các văn bản pháp luật nhằm thực
hiện các nội dung quản lý của nhà nước bao gồm:
- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về giao thông đường thủy nội địa. Trên cơ sở Luật được Quốc
hội thông qua, Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật; Bộ Giao
thông vận tải ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện từng hình thức QLNN,
quy định các điều kiện thực hiện hoạt động vận tải thủy nội địa; các cấp bộ ngành
ban hành các thông tư, quyết định và UBND các tỉnh, thành phố ban hành các
quyết định nhằm phối hợp, điều tiết hoạt động vận tải thủy nội địa phù hợp với đặc
thù của từng địa phương. Qua ban hành pháp luật tạo khung pháp lý trong lĩnh vực
vận tải thủy nội địa hoạt động và phát triển.
- Xây dựng, chỉ đạo và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa. Bộ chủ quản và
UBND các tỉnh, thành phố phê duyệt đề án quy hoạch và kế hoạch phát trển vận tải
thủy nội địa. Việc triển khai thực hiện các đề án quy hoạch và kế hoạch phát triển
vận tải thủy nội địa là cơ sở định hướng mục tiêu của QLNN đối với vận tải thủy
nội địa.
- Thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội
địa. Trên cơ sở khung pháp lý các cơ quan chức năng có nhiệm vụ thanh tra kiểm
tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải thủy nội địa.
1.2.2.4. Các cơ sở pháp lý liên quan đến QLNN về đường thủy nội địa
QLNN đối với vận tải thủy nội địa là tổng thể các chính sách, kế hoạch,
phương án hành động quán triệt chấp hành và giám sát kiểm tra thực hiện thông
qua hệ thống văn bản quy phạm cụ thể:
- Luật Giao thông Đường thủy nội địa Việt Nam số 23/2004/QH11 ngày
10
24/6/2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giao thông đường thủy nội địa
số 48/2014/QH13 ngày 17/6/2014;
- Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;
- Nghị định 110/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ
Quy định điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa;
- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm
2030;
- Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện địa hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020;
- Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ Giao thông vận
tải về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải
Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 1112/QĐ-BGTVT ngày 26/4/2013 của Bộ Giao thông vận
tải về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết hệ thống cảng Đường thủy nội địa khu vực
phía Bắc đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 4291/QĐ-BGTVT ngày 24/12/2013 của Bộ Giao thông vận
tải về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển vận tải pha sông biển đến năm 2020 và
định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/4/2013 của Bộ Giao thông vận
tải Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường
thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 05/VBHN-BGTVT ngày 17/7/2013 của Bộ Giao thông vận
11
tải Quy định phạm vi trách nhiệm của thuyên viên, người lái phương tiện và định
biên an toàn tối thiểu trên phương tiện thủy nội địa;
- Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ Giao thông vận
tải Quy định về quản lý cảng, bến thủy nội địa;
- Thông tư số 80/2014/TT-BGTVT ngày 30/12/2014 của Bộ Giao thông vận
tải Quy định về vận tải hành khách, bao gửi trên đường thủy nội địa;
- Thông tư số 75/2014/TT-BGTVT ngày 19/12/2014 của Bộ Giao thông vận
tải Quy định về đăng ký phương tiện thủy nội địa;
- Văn bản số 16/VBHN-BGTVT ngày 08/10/2013 của Bộ Giao thông vận tải
Quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa.
1.2.2.5. Các cơ quan chức năng QLNN về vận tải thủy nội địa
Quản lý nhà nước đối với vận tải thủy nội địa được thể hiện bằng sơ đồ (1.1)
Hình 1.1. Sơ đồ QLNN đối với vậntải thủy nội địa
Quốc hội
(1)
Chính Phủ
(3)
UBND tỉnh,
Thành phố
(4)
(2)
Bộ GTVT
(5)
Các Bộ, Ngành
Trung ương
(6)
(8)
UBND quận
huyên,Các sở
ban ngành
(9)
Cục ĐTND
Sở GTVT
(11)
(10)
Các cơ quan
liên quan
(14)
Cảng vụ ĐTND
khu vực
(12)
(13)
Hoạt động vận tải thủy nội địa
12
(1) Quốc hội:
Ban hành Luật giao thông đường thủy nội địa quy định các hoạt động giao
thông vận tải thủy nội địa.
(2), (3), (4) Chính phủ:
Ban hành các Nghị định, quyết định hướng dẫn thi hành Luật; ban hành các
Nghị quyết chỉ đạo các Bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố phối hợp với nhau thực
hiện các giải pháp đồng bộ để QLNN về vận tải thủy nội địa.
(5), (6): Bộ Giao thông vận tải:
Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà
nước đối với ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ
chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định
mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước
của Bộ; tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có
điều kiện thuộc ngành giao thông vận tải theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ quy định.
Chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được
phê duyệt thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ
biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải, cơ chế,
chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của Chính
phủ; Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ vận hành, khai thác vận
tải; Công bố các tuyến vận tải đường thủy nội địa; Hướng dẫn thực hiện vận tải đa
phương thức theo quy định của Chính phủ; Quy định chi tiết việc quản lý hoạt
động tại cảng, bến thủy nội địa và tuyến luồng giao thông đường thủy nội địa.
(8), (9) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
Tổ chức, chỉ đạo các sở, ban, ngành trực thuộc và Uỷ ban nhân dân cấp
huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng
13
giao thông đường thuỷ nội địa, chống lấn, chiếm hành lang bảo vệ luồng, bảo đảm
trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự, an toàn
giao thông đường thuỷ nội địa tại địa phương; tổ chức cứu nạn, giải quyết hậu quả
các vụ tai nạn trên đường thuỷ nội địa trong phạm vi địa phương.
Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển giao thông vận tải
đường thủy nội địa của địa phương.
Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao
thông đường thuỷ nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường
thuỷ nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao
thông đường thuỷ nội địa tại địa phương.
(10) Sở Giao thông vận tải:
.
Trình Uỷ ban nhân dân thành phố dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản
khác thuộc thẩm quyền ban hành của Uỷ ban nhân dân thành phố về giao thông
vận tải đường thủy nội địa.
Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mạng lưới
công trình giao thông đường thuỷ nội địa địa phương đang khai thác thuộc trách
nhiệm của thành phố quản lý hoặc được uỷ thác quản lý; Thực hiện các biện pháp bảo
vệ hành lang an toàn giao thông và công trình giao thông trên đường thủy nội địa;
Công bố theo thẩm quyền việc đóng, mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa
địa phương và đóng, mở các cảng, bến thuỷ nội địa trên tuyến đường thuỷ nội địa
địa phương, tuyến chuyên dùng nối với tuyến đường thuỷ nội địa địa phương theo
quy định của pháp luật; tổ chức cấp giấy phép hoạt động bến khách ngang sông
trên địa bàn thành phố theo quy định; Thiết lập và quản lý hệ thống báo hiệu
đường thuỷ nội địa địa phương trong phạm vi quản lý của địa phương;
Tổ chức thực hiện việc đăng ký phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa;
Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
đối với phương tiện giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Bộ Giao thông vận tải; Tổ chức việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu
hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận học tập pháp luật
14
cho người điều khiển phương tiện giao thông trên đường thủy nội địa.
Công bố hoạt động, theo dõi giám sát hoạt động thử nghiệm tàu khách
nhanh và công bố, đăng ký tuyến vận tải hành khách hoạt động trên đường thuỷ
nội địa địa phương.
(11) Cục Đường thủy nội địa:
Chịu sự lãnh đạo và điều hành tập trung thống nhất của Bộ Giao thông vận
tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải QLNN
chuyên ngành và thực thi nhiệm vụ QLNN về giao thôngđường thủy nội địa. Cụ thể:
Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn,
5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển về giao
thông vận tải đường thuỷ nội địa.
Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy
phạm pháp luật khác và quy định quản lý chuyên ngành về giao thông vận tải
đường thuỷ nội địa; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý chuyên ngành
về giao thông vận tải đường thuỷ nội địa.
Trình Bộ trưởng công bố đóng, mở cảng thuỷ nội địa, vùng đón trả hoa tiêu
đối với cảng đường thuỷ nội địa có tiếp nhận phương tiện thuỷ nước ngoài và công
bố đóng, mở tuyến đường thuỷ nội địa. Thực hiện việc công bố cảng thuỷ nội địa,
cấp Giấy phép hoạt động bến thuỷ nội địa (trừ bến khách ngang sông) và thông báo
luồng giao thông đường thuỷ nội địa theo quy định của pháp luật;
Hướng dẫn cơ quan chuyên ngành của địa phương thực hiện công tác quản
lý, bảo trì đường thuỷ nội địa địa phương. Tổng hợp tình hình phát triển, quản lý,
bảo trì hệ thống đường thuỷ nội địa trong phạm vi cả nước.
Trình Bộ trưởng: Quy định đăng ký và quản lý các loại phương tiện thuỷ
nội địa; Hướng dẫn thực hiện việc đăng ký, quản lý phương tiện thuỷ nội địa (trừ
phương tiện, thiết bị phục vụ vào mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá);Quy
định điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với thuyền viên, người lái
phương tiện thuỷ nội địa và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng
trong giao thông vận tải đường thuỷ nội địa; Quy định nội dung chương trình đào
15
tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho thuyền viên, người lái phương tiện và người vận
hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải đường thuỷ nội
địa; quy định việc thi, cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên, người lái
phương tiện thuỷ nội địa;Quy định điều kiện cơ sở đào tạo thuyền viên, người lái
phương tiện thủy nội địa;
Xây dựng trình Bộ trưởng: Ban hành cơ chế, chính sách phát triển vận tải,
các dịch vụ hỗ trợ vận tải thuỷ nội địa và quy định vận tải hàng hoá, hành khách
bằng đường thuỷ nội địa; Quy định việc công bố các tuyến vận tải hành khách và
thực hiện việc công bố theo phân công của Bộ trưởng;
Hướng dẫn thực hiện các quy định về vận tải đa phương thức trong lĩnh vực
giao thông vận tải đường thuỷ nội địa; Thực hiện các quy định quản lý nhà nước
tại cảng, bến thuỷ nội địa thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật;
Tổ chức thống kê, nghiên cứu, dự báo thị trường vận tải đường thuỷ nội địa,
sự phát triển các luồng hàng, lưu lượng hành khách và các tuyến vận tải đường
thuỷ nội địa trong phạm vi cả nước.
(13)Cảng vụ đường thủy nội địa khu vực.
Chiụ sự sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Cục Đường thủy nội địa là cơ
quan QLNN về giao thông đường thủy nội địa tại khu vực do Bộ trưởng Bộ Giao
thông vận tải quyết định, cụ thể:
Kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về an toàn giao thông và bảo
vệ môi trường của phương tiện thuỷ nội địa, tàu biển; kiểm tra bằng, chứng chỉ
chuyên môn của thuyền viên và người lái phương tiện; cấp phép cho phương tiện
thuỷ nội địa, tàu biển ra, vào cảng, bến thủy nội địa; Không cho phương tiện, tàu
biển ra, vào cảng, bến thủy nội địa khi cảng, bến hoặc phương tiện không bảo đảm
điều kiện an toàn, không đủ điều kiện pháp lý hoạt động.
Thông báo tình hình luồng cho phương tiện, tàu biển ra, vào cảng, bến thủy
nội địa. Kiểm tra điều kiện an toàn đối với cầu tàu, bến, luồng, báo hiệu và các
công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa; khi phát hiện có
dấu hiệu mất an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp
16
thời; Giám sát việc khai thác, sử dụng cầu tàu, bến bảo đảm an toàn; yêu cầu tổ
chức, cá nhân khai thác cảng, bến thủy nội địa tạm ngừng khai thác cầu tàu, bến
khi xét thấy có ảnh hưởng đến an toàn cho người, phương tiện hoặc công trình.
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông vận tải đường thuỷ
nội địa; Tổ chức tìm kiếm, cứu người, hàng hóa, phương tiện, tàu biển bị nạn trong
vùng nước cảng, bến thủy nội địa.
Chủ trì phối hợp hoạt động với các cơ quan quản lý nhà nước khác tại cảng,
bến thủy nội địa có tiếp nhận phương tiện, tàu biển nước ngoài.
(14) UBND huyện, quận, các sở ban ngành
Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp cùng
nhau thực hiện các quy định về QLNN đối với giao thông đường thủy nội địa.
17
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HẢI PHÒNG
2.1. Đánh giá thực trạng về vận tải thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hải
Phòng.
2.1.1. Khái khoát về hoạt động vận tải thành phố Hải Phòng
Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp lớn
nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo
dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành
phố lớn thứ 3 củaViệt Nam sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hải Phòng còn
là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại 1 trung tâm cấp quốc gia,
cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ. Tính đến tháng 12/2013, dân số Hải Phòng là
1.925.200 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,61% và dân cư nông thôn
chiếm 53,39%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam. (Niên giám thống kê
thành phố Hải Phòng 2013)
Được thành lập vào năm năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về
kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả
nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc.
Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc. Với lợi thế cảng nước sâu
nên vận tải biển rất phát triển, hệ thống sông ngòi phong phú trải khắp địa bàn.
Đồng thời là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm
Bắc bộ. Là Trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải
Bắc Bộ và là một trong 2 trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ. Hải Phòng có nhiều khu công nghiệp, thương mại lớn và trung tâm dịch vụ, du
lịch, giáo dục, y tế và thủy sản của vùng duyên hải Bắc Bộ Việt Nam. Hải Phòng là
một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải
Phòng và Quảng Ninh, nằm ngoài Quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Hải Phòng còn
giữ vị trí tiền trạm của miền Bắc.
18
Hệ thống giao thông đường thủy nội địa bao gồm 24 tuyến sông, với chiều
dài gần 400 km, hình thành các tuyến vận tải đường thủy nội địa từ các cảng biển
Hải Phòng tới các địa phương trong thành phố và các tỉnh bạn khu vực Miền bắc.
Với lợi thế đó, hoạt động vận tải đường thủy nói chung của thành phố luôn
phát triển và đóng góp phần lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố
cũng như của cả vùng đồng bằng Bắc bộ. Theo thông kê hàng năm sản lượng hàng
hóa thông qua các cảng biển liên tục tăng từ 10% – 15%/năm.
Hình 2.1 : Sản lượng hành hóa thông qua cảng biển năm 2011 đến năm 2014
Năm 2012, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng là 49,02 tr tấn, tăng
21,05% so với năm 2011. Sản lượng năm 2014 đạt 68,92tr tấn, tăng 19,8% so với
năm 2013. Theo thông kê hàng năm sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển
liên tục tăng từ 10% – 15% năm.
19
Hình 2.2 : Sản lượng vận tải đường thủy nội địa từ năm 2011 đến năm 2014.
Sản lượng hàng thông qua vào năm 2014 đạt 15.362 nghìn tấn; trong 6
thnags đầu năm 2015 đạt 11.364 nghìn tấn. Sản lượng vận tải đường thủy nội địa
tăng bình quân đạt 5% – 7 %.
Hàng hóa vận chuyển trên mạng lưới giao thông đường thủy khu vực Hải
Phòng chủ yếu là hàng liên tỉnh, hàng nội tỉnh không đáng chiểm 10% tổng số
hàng hóa vận chuyển bằng đường sông.
- Hàng nội tỉnh đường thủy chủ yếu là xi măng từ các nhà máy xi măng
Chinfon, xi măng Hải Phòng; đá khai thác tại núi Voi và vật liệu xây dựng chế
biến từ các nhà máy khu vực huyện An Lão, Minh Đức đi tiêu thụ ở các vùng lân
cận của Hải Phòng.
- Hàng liên tỉnh vận chuyển trên các tuyến đường sông khu vực Hải Phòng
chủ yếu là: Than từ các khu mỏ Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phảvận chuyển đến các
nhà máy xi măng các hộ tiêu thụ than tại Hải Phòng; Vận chuyển xi măng từ các
nhà máy xi măng của Hải Phòng vận chuyển đến các tỉnh Hà nội, Thái Bình, Hưng
Yên, Hà nam, Nam Định, Ninh Bình…; Phân bón từ nhà máy phân lân Ninh Bình
đền Hải Phòng; Sát, thép, xăng dầu, đá từ Hải Phòng đi các tỉnh Hà Nội, Quảng
Ninh, Hải Dương…
20