Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý cá nhân của các thành viên trong nhóm và rút ra ưu điểm và nhược điểm của mỗi thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.56 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa Khách sạn – Du lịch
−−

BÀI THẢO LUẬN
MÔN TÂM LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đề tài : Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý cá nhân của các thành viên
trong nhóm và rút ra ưu điểm và nhược điểm của mỗi thành viên

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 4
NỘI DUNG ......................................................................................................................... 5
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................................. 5
1.1 Xu hướng .................................................................................................................................... 5
1.2 Tính khí ....................................................................................................................................... 5
1.3 Tính cách ..................................................................................................................................... 7
1.4 Năng lực ...................................................................................................................................... 8
1.5 Tình cảm và cảm xúc ............................................................................................................... 8
II. NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CÁC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN CỦA CÁC
THÀNH VIÊN TRONG NHĨM .................................................................................. 9
2.1 Phân tích 3 thành viên .......................................................................................................... 9
2.1.1 Thành viên 1: An phận thủ thường, tính khí trầm pha ưu tư, năng lực bình
thường, tính cách tích cực ........................................................................................................ 9
2.1.2 Thành viên 2: Khơng an phận thủ thường, tính khí hoạt; tính cách ngay thẳng;
năng lực tốt ................................................................................................................................. 11
2.1.3 Thành viên 3: Không an phận thủ thường; tính khí điềm tĩnh; tính cách tích
cực; năng lực tốt ......................................................................... Error! Bookmark not defined.2
2.2. Ưu, nhược điểm của mỗi thành viên và vị trí phù hợp .......... Error! Bookmark not


defined.4

2.2.1 Thành viên 1 ..................................................................... Error! Bookmark not defined.4
2.2.2 Thành viên 2 ..................................................................... Error! Bookmark not defined.5
2.2.3 Thành viên 3 ..................................................................... Error! Bookmark not defined.6
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 19

2


MỞ ĐẦU
Trong hoạt động quản lý, đối tượng mà người lãnh đạo tác động chính là con
người với các thuộc tính tâm lý phong phú, phức tạp. Quản lý về bản chất là quản lý con
người và tập thể lao động. Để hoạt động quản lý có hiệu quả, người lãnh đạo phải hiểu
biết đối tượng mà mình tác động vào - con người, tập thể lao động, tức là hiểu biết các
thuộc tính tâm lý quan trọng của họ. Đối với mỗi tập thể dù là trong học tập hay làm việc
thì nhà lãnh đạo (Leader) ln cần phải có sự thấu hiểu về đặc điểm tâm lý của cá nhân
để có thể phân chia cơng việc, quản lý hiệu quả. Việc nắm bắt tâm lý hay tìm hiểu tâm
tính cách của từng cá nhân trong tập thể là một trong những việc rất quan trọng của người
đứng đầu. Cơng việc này địi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng quan sát, đánh giá và
ngạy bén. Từ đó có thể rút ra được ưu và nhược điểm của từng cá nhân, sau đó giao cơng
việc phù hợp với năng lực và yếu tố cá nhân của họ. Đây là bước đầu trong sự phát triển
của mỗi tập thể, vì chỉ khi giao đúng việc và phù hợp với năng lực thì cá nhân mới có thể
đảm đương và nỗ lực hết mình vì cơng việc. Trong thực tế, có rất nhiều tính cách khác
nhau trong tập thể và rất khó để nắm bắt hết. Vậy “Làm sao để phân chia từng nhóm cá
nhân ra 1 nhóm cụ thể có đặc điểm chung?”, “Ưu và nhược điểm của họ là gì?” “Sẽ giao
cho họ những cơng việc như thế nào để đạt được hiệu quả cao?”. Đây là vấn đề mà nhóm
1 chúng em đi vào nghiên cứu với chủ đề: “Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý cá nhân của
các thành viên trong nhóm và rút ra ưu điểm và nhược điểm của mỗi thành viên”.
Nghiên cứu nhằm xác định sự ảnh hưởng của tâm lý, tính cách cá nhân đến sự gắn

kết công việc, đồng thời cũng đưa ra sự tác động của các yếu tố thuộc tính cách đến hiệu
quả cơng việc. Nếu cá nhân được bố trí thực hiện cơng việc phù hợp với tính cách, họ sẽ
có khả năng phát huy tốt những điểm mạnh của mình đáp ứng mục tiêu của tập thể.

3


Trong q trình nghiên cứu và trình bày cịn nhiều thiếu sót, rất mong có sự thơng
cảm và góp ý của cơ giúp chúng em có thêm kinh nghiệm trong các bài thảo luận sắp tới!

4


NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Xu hướng
Xu hướng là thuộc tính tâm lý cá nhân điển hình, nói lên chiều hướng của hành vi,
hoạt động và nhân cách con người. Xu hướng phụ thuộc nhiều vào động lực thúc đẩy bên
trong của mỗi cá nhân, biểu hiện ở một số mặt như: nhu cầu, sự hứng thú, lý tưởng, thế
giới quan, niềm tin...
Nhu cầu làm xuất hiện lòng ham muốn, tạo ra động lực tâm lý thúc đẩy con người
hành động, là yếu tố chi phối xu hướng hành động và ảnh hưởng đến sự hoàn thiện nhân
cách của mỗi cá nhân. Nhu cầu được chia ra thành 2 nhóm: nhu cầu vật chất và nhu cầu
tinh thần.
Hứng thú biểu hiện sự tập trung cao độ và sự say mê, làm nảy sinh khát vọng hành
động và sáng tạo, nhờ đó làm tăng hiệu quả và chất lượng hoạt động của cá nhân.
Lý tưởng là yếu tố quy định xu hướng nhân cách, quyết định mục tiêu hoạt động
và sự phát triển nhân cách, là động lực thúc đẩy, điều khiển hoạt động của cá nhân.
Thế giới quan là hệ thống các quan điểm cá nhân về tự nhiên, xã hội và con người,
giúp hình thành phương châm hành động và tác động đến hoạt động tư duy của con người.

Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh các quan điểm, tri thức,
thái độ, ý chí... được con người thể nghiệm và trở thành chân lý đối với mỗi cá nhân.
Niềm tin tạo nên nghị lực và ý chí vươn lên trong hoạt động nhằm đạt được mục tiêu đã
đề ra của mỗi cá nhân.
1.2. Tính khí
Tính khí là thuộc tính tâm lý quan trọng của cá nhân, chủ yếu do đặc điểm bẩm
sinh của hệ thần kinh và các đặc điểm khác trong cơ thể con người tạo ra. Nó gắn liền với
các quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương (quá trình hưng phấn và quá trình ức
chế), chi phối hoạt động và được biểu hiện thông qua các hành vi, cử chỉ, hành động của
cá nhân.

5


Tính khí cá nhân là thuộc tính tâm lý tương đối ổn định, khó thay đổi. Tuy nhiên
mỗi cá nhân đều có thể điều chỉnh được tính khí của mình thơng qua rèn luyện, kinh
nghiệm và tuổi tác.
Có thể giải thích những nét đặc trưng của 4 loại tính khí con người như sau:
* Tính khí nóng (người nóng tính)
Là tính khí của những người có hệ thần kinh mạnh nhưng khơng cân bằng. Q
trình hưng phấn và ức chế đều mạnh. Những người này thường có biểu hiện mạnh bạo, tự
tin, nhiệt tình và sơi nổi. Họ thường là người có năng lực làm việc và hoạt động trong
phạm vi rộng. Loại người này khi phấn khởi thường làm việc say mê, nhiệt tình, hiệu quả
và có khả năng lôi cuốn người khác. Họ thường thành công trong các cơng việc mà lúc
khởi đầu có nhiều khó khăn, trở ngại khiến mọi người chưa sẵn sàng tham gia, nhưng
mức độ phức tạp không cao.
Hạn chế của loại người này là hay nóng nảy, bực tức, khó tính, cáu gắt... khi
khơng hài lịng trong giao tiếp hoặc chưa thỏa mãn nhu cầu, nhưng thường không để
bụng lâu. Họ cũng dễ chán nản, kém nhiệt tình khi cơng việc gặp trắc trở, chưa có kết quả
hoặc khơng được động viên kịp thời.

* Tính khí hoạt (người hoạt bát)
Là tính khí của những người có hệ thần kinh mạnh, cân bằng và linh hoạt. Họ
thường năng động, tự tin, hoạt bát, vui vẻ, có quan hệ rộng, dễ dàng thích nghi với mơi
trường và hồ nhập với tập thể. Người thuộc loại tính khí này thường có tài, nhiều sáng
kiến, lắm mưu mẹo để ứng phó với những biến động.
Tuy nhiên, nếu không chú ý rèn luyện đạo đức, sống buông thả thì một số người
có tính khí này có thể trở thành những kẻ cơ hội, hiếu danh và làm những việc khơng có
lợi cho tập thể. Những người có tính khí hoạt cũng thường khơng thích hợp với những
cơng việc đơn điệu và khơng hợp sở trường.
* Tính khí trầm (người điềm tĩnh)
Là tính khí của những người có hệ thần kinh mạnh, cân bằng, khơng linh hoạt. Hai
q trình hưng phấn và ức chế đều ổn định. Họ có tác phong khoan thai, điềm tĩnh, ít bị
mơi trường kích động; làm việc thường theo nguyên tắc. Họ sống chung thủy với bạn bè,
6


ít thay đổi các thói quen của mình. Họ thích hợp với những công việc đơn điệu, lặp đi lặp
lại, ít đòi hỏi tính sáng tạo nhưng yêu cầu cao về tính ngun tắc.
Loại người này có hạn chế là khó thích ứng với sự thay đổi, nên khi được giao
đảm nhận công việc mới họ thường phải mất thời gian chuẩn bị khá dài. Páplôp gọi loại
người này là "những người lao động suốt đời", bởi khơng ít người trong số họ là những
người thụ động, kém linh hoạt, thậm chí bảo thủ.
* Tính khí ưu tư (người ưu tư)
Là tính khí của những người có hệ thần kinh yếu, không cân bằng, không linh
hoạt. Loại người này thường sống thiên về cảm xúc nội tâm, dễ xúc động, là những người
lao động cần cù và cẩn thận, trong giao tiếp họ rất chu đáo, nhã nhặn, vị tha.
Tuy nhiên, những người ưu tư thường có hạn chế là rụt rè, tự ti, ngại giao tiếp, khi
gặp phải các biến động của mơi trường và những kích thích mạnh, họ thường có trạng
thái tâm lý căng thẳng, mặc cảm, buồn phiền kéo dài.
1.3. Tính cách

Tính cách là một thuộc tính tâm lý phức tạp và đặc trưng của cá nhân. Dưới góc độ
của khoa học tâm lý thì tính cách là sự kết hợp độc đáo, cá biệt những đặc điểm tâm lý
tương đối ổn định, biểu hiện thường xuyên của cá nhân và được thể hiện một cách tương
đối có hệ thống trong các hành vi, cử chỉ, hoạt động của con người. Vì vậy, có người nói
tính cách là bộ khung của nhân cách, bao gồm những đặc điểm bản chất nhất của nhân
cách.
Tính cách dần dần được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của mỗi
người. Gia đình và các nhóm xã hội có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành tính cách cá
nhân. Đặc điểm của tính cách được biểu hiện rõ nét trong công việc, trong ứng xử, giao
tiếp đối với mọi người và đối với bản nhân.
Có thể phân chia mỗi tính cách ra thành hai nhóm: tích cực (dương tính) và tiêu
cực (âm tính).
Trong quản trị kinh doanh, nhà quản trị cần nắm vững đặc điểm tính cách của mỗi
cá nhân để giao nhiệm vụ cho phù hợp, đồng thời tạo điều kiện để mỗi cá nhân có thể hạn

7


chế những nét tiêu cực, hồn thiện tính cách của mình và tìm cách kết hợp hài hịa giữa
các tính cách khác nhau trong tập thể lao động.
1.4. Năng lực
Năng lực là một thuộc tính tâm lý cá nhân, phản ánh khả năng của một người có
thể hồn thành hoạt động nào đó với kết quả nhất định. Năng lực cá nhân phản ánh khả
năng của một người bình thường và là mức thấp nhất trong 3 mức độ từ thấp đến cao là:
năng lực, tài năng và thiên tài.
Năng lực cá nhân hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động của con người.
Đó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và phấn đấu của cá nhân. Năng lực cá nhân
bao gồm: kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng, kỹ xảo.
Để phát triển kinh tế, các nhà quản lý cần chú trọng phát hiện, bồi dưỡng nhân tài,
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để mỗi người đều có cơ hội phát triển năng lực và cống

hiến nhiều nhất cho đất nước.
Trong doanh nghiệp, nhà quản trị cần biết rõ năng lực của từng thành viên dưới
quyền, để bố trí sử dụng họ phù hợp nhất, góp phần phát triển doanh nghiệp, đồng thời
tạo điều kiện cho mỗi thành viên phát triển đúng năng lực, sở trường của họ.
1.5. Cảm xúc và tình cảm
Cảm xúc và tình cảm là những quá trình tâm lý phổ biến trong mỗi cá nhân. Cảm
xúc là những rung cảm diễn ra trong thời gian ngắn, biểu thị thái độ của con người đối
với xung quanh và được biểu hiện dưới dạng tích cực hoặc tiêu cực.
Cảm xúc tích cực thể hiện khi con người được thỏa mãn các nhu cầu, hoặc khi
được nhà quản trị đánh giá đúng thành quả lao động của mình và động viên, khích lệ kịp
thời và ngược lại.
Tình cảm được hình thành dần dần, thông qua giao tiếp với đối tượng trong một
thời gian nhất định.
Tình cảm đóng vai trị quan trọng trong hoạt động và trong đời sống của cá nhân
và tập thể lao động. Bởi vì, thiếu tình cảm thì làm việc khơng có hứng thú, thiếu tính sáng
tạo và kém hiệu quả.

8


Tình cảm được phân thành 3 loại: tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ và tình cảm
thẩm mỹ. Các loại tình cảm có sự thống nhất, hịa quyện và ảnh hưởng lẫn nhau, chúng
chi phối và điều chỉnh mọi hoạt động của con người.
Trong sản xuất kinh doanh, nhà quản trị cần phải chú ý đến các quá trình tâm lý
nói trên, để sử dụng chúng như những địn bẩy tâm lý tác động đến mỗi cá nhân, làm cho
họ u thích cơng việc được giao, có tình cảm tốt với đồng nghiệp, chân thành hợp tác
giúp đỡ nhau trong quá trình lao động, nhằm đạt được mục tiêu chung.
II. NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CÁC ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CÁ NHÂN CỦA CÁC
THÀNH VIÊN TRONG NHĨM
2.1 Phân tích 3 thành viên

2.1.1. Thành viên 1: An phận thủ thường, tính khí trầm pha ưu tư, năng lực bình
thường, tính cách tích cực
Là một người an phận thủ thường, An ln biết cách cư xử với bạn bè thầy cô
cũng như với gia đình và các mối quan hệ khác trong xã hội sao cho đúng mực. Với thầy
cô, An luôn có thái độ kính trọng, biết ơn, cư xử lẽ phép. Với bạn bè An hòa đồng, thân
thiện, cư xử mềm mỏng cố gắng tạo mối quan hệ hài hòa với mọi người, đơi khi cịn để
bản thân chịu thiệt thòi. An biết rõ năng lực của bản thân và chỉ nhận những phần công
việc nằm trong khả năng của mình, khơng vì thể hiện mà nhận các cơng việc nằm ngồi
khả năng để tranh giành thành tích, thể hiện bản thân.
- Khơng có địi hỏi q cao về vật chất cũng như tinh thần, do đó các nhu cầu của An
đều được thỏa mãn, cảm thấy thoải mái, dễ chịu như gia đình hịa thuận; bạn bè vừa đủ;
có mối quan hệ tốt với mọi người. Hằng ngày ăn món mình thích, làm việc mình muốn,
sống nhẹ nhàng khơng cần cạnh tranh, ganh đua. Biết đủ với những gì bản thân đang có,
khơng vì người khác có điều kiện hơn, nhiều thứ hơn mà so sánh, nghĩ ngợi.
- Lý tưởng sống đơn giản, nhẹ nhàng, không muốn rước phiền phức, rắc rối vào bản
thân nên An ít tham gia các hoạt động tập thể mang tính đồng đội, tính sáng tạo cao.
Khơng dám giúp người khác vì sợ kết quả khơng tốt ảnh hưởng mọi người và từ đó sẽ tạo
ra khoảng cách. Nhưng cũng khó khăn trong việc từ chối lời đề nghị vì sợ làm rạn nứt
mối quan hệ.
9


- Ln cố gằng hồn thành nhiệm vụ được giao để không để ảnh hưởng đến người
khác, cũng như không đi nhờ vả gây phiền tối cho mọi người. Có niềm tin rằng nếu
mình làm tốt cơng việc của mình không gây cản trở cho người khác, cố gắng làm hài lịng
mọi người là có thể được mọi người q mến, vui vẻ, có mối quan hệ tốt đẹp, có cuộc
sống n bình trong cơng việc.
- Ln giải quyết cơng việc một cách khoan thai, điềm tĩnh, làm việc theo lối mịn,
lên lịch trước. Cần cù, chịu khó nhưng là cần cù chịu khó với cơng việc mình được giao,
những cơng việc trong bổn phận trách nhiệm của mình mà ít khi cần chù chịu khó học hỏi,

tìm tịi cái mới.
- Đơi khi có sự rụt rè trong việc xây dựng các mối quan hệ, đưa ra ý kiến của bản
thân, ngại giao tiếp. Ln khiêm tốn vì cịn rất nhiều người tài giỏi hơn mình, họ có thể
sắp xếp hồn thành cơng việc của mình một cách chu tồn và theo đuổi những điều họ
muốn.
- Có lịng vị tha, luôn bỏ qua những lỗi lầm của người khác, chủ động làm hịa,
xóa bỏ hiểu lầm, xích mích với mọi người. Biết bản thân mình năng lực đến đâu và chọn
những phần cơng việc đó; đưa ra những cách giải quyết để mọi người cùng được lợi như
nhau. Lợi ích được vạch ra rõ ràng, không tranh giành công việc của người khác và
không nhận thành quả của người khác làm của riêng mình.
- Khả năng tư duy chưa được sâu, không nhanh nhạy, sắc bén. Đứng trước mỗi
vấn đề cần có một khoảng thời gian để có thể hiểu được nó và tiến hành thực hiện. Ít có
sự sáng tạo trong học tập cũng như cuộc sống hằng ngày, những ý tưởng đề xuất khơng
mang tính sáng tạo cao.
- Tuy nhiên đôi khi sẽ tiêu cực khi bị mọi người đánh giá là người ích kỉ, chỉ biết đến
lợi ích của bản thân chỉ luôn tập trung vào công việc của bản thân mình hay là khơng sơi
nổi, hăng hái, chủ động giúp đỡ mọi người.
 Đặc điểm: hiểu rõ bản thân, ln hồn thành đúng bổn phận, trách nhiệm
khơng làm điều gì vượt q chức trách, khơng có hành động trái pháp luật, trái
đạo lý.

10


 Tính khí trầm pha chút ưu tư: ln cố gắng để bản thân không nổi bật, ngại
giao tiếp, để ý cách nhìn của mọi người, muốn mọi người ln u q mình.
 Tính cách tích cực: lịng vị tha, ln chủ động làm hịa, xóa bỏ hiểu lầm, xích
mích; chỉ cần điều đơn giản là vui vẻ trở lại.
 Năng lực ở mức khá, trung bình: cảm thấy mình khơng có sở trường về lĩnh
vực nào hết nên ở mọi góc độ chỉ cần vừa đủ là được.

2.1.2. Thành viên 2: Khơng an phận thủ thường; tính khí hoạt; tính cách ngay thẳng;
năng lực tốt
Khanh sống lý trí, có hoài bão với mục tiêu cụ thể là ra trường với tấm bằng giỏi,
tìm được cơng việc thu nhập ổn định theo đúng ngành học. Không dễ đầu hàng trước thử
thách và số phận, không chần chừ trước cơ hội, luôn tự tạo cho bản thân động, suy nghĩ
lạc quan, tích cực trước những vấn đề gặp phải để tìm hướng giải quyết. Hướng ngoại,
hòa đồng, ưa hoạt động. Ngay thẳng, dứt khốt, quyết đốn, có niềm tin vào bản thân,
biết lắng nghe, cân nhắc các ý kiến trái chiều.
- Tinh thần trách nhiệm cao, không dựa dẫm hay chỉ làm tốt phần của mình mà
Khanh biết quan tâm, giúp đỡ người khác cùng thực hiện một nhiệm vụ chung. Điều này
thể hiện rõ khi làm việc nhóm, Khanh ln được mọi người tin tưởng, đánh giá là người
có trách nhiệm, biết hỗ trợ các thành viên còn lại khi họ gặp khúc mắc
- Ham học hỏi, mở rộng kiến thức: đọc sách, chủ động hỏi bố mẹ, thầy cô, bạn bè
những vấn đề chưa biết hoặc chưa hiểu. Biết nỗ lực vươn lên, làm cho bản thân tốt lên
hằng ngày: Năm 1 đại học, có 1 số mơn học Khanh chưa thật sự đầu tư dẫn đến kết quả
thi cử không được như mong muốn. Những năm tiếp theo, Khanh đã sốc lại tinh thần và
phương pháp học, kết quả là năm 2, năm 3 đều đạt được danh hiệu sinh viên giỏi của
trường.
- Hướng ngoại, thích giao lưu, tiếp xúc và làm quen với nhiều người mới, thứ mới,
dễ thích nghi với hồn cảnh.
- Hịa đồng, vui vẻ, hài hước, thích tạo tiếng cười cho người khác. Ưa hoạt động,
chơi thể thao, mạo hiểm, không chịu nổi sự cô đơn. Lanh lợi, khéo léo.

11


- Có khả năng lãnh đạo, tư duy nhanh nhạy, xử lý tình huống nhanh chóng, hợp lý:
Khanh từng đảm nhận nhiều chức vụ trong học tập như lớp trưởng, nhóm trưởng.
- Mau giận, mau làm lành, giàu lịng vị tha: đơi lúc cảm thấy khó chịu hoặc nổi
nóng thậm chí mất kiểm sốt trong lời nói với những người chậm chạm khi làm việc cùng,

trọ cùng tuy nhiên bản thân lại nhanh quên, luôn là người làm lành trước.
- Phong cách ngắn gọn, dứt khoát, quyết đoán, sẵn sàng bày tỏ quan điểm, nói ra
những điều trong lịng nghĩ: đóng góp ý kiến cơng việc chung, trao đổi thơng tin một
cách ngắn gọn, không rườm rà, rất ghét sự đơi co..
- Khơng nhiều lời mà thiên về phân tích đúng sai, rút kinh nghiệm. Khơng thích
tham gia bình phẩm chuyện phiếm của người lạ đặc biệt trên mạng xã hội: chỉ nhìn nhận
mà khơng bình phẩm.
- Ghét nói dối, lươn lẹo, xuyên tạc, sẵn sàng phản ứng mạnh mẽ lại với những
hành động gian dối, những thái độ đặt điều, nói xấu của người khác về mình.
 Đặc điểm: khơng an phận thủ thường, hiểu rõ bản thân, có định hướng và hành
động rõ ràng, tinh thần trách nhiệm cao.
 Tính khí sơi nổi, hoạt bát: hướng ngoại, hịa đồng, ưa hoạt động, vui tính, hài
hước.
 Tính cách tích cực: ngay thẳng, dứt khốt, quyết đốn, có lịng vị tha.
 Năng lực cao: hiệu quả công việc tốt, thường đảm nhận vị trí lãnh đạo.
2.1.3. Thành viên 3: Khơng an phận thủ thường; tính khí điềm tĩnh; tính cách tích cực;
năng lực tốt
Khơng an phận thủ thường và đã sớm xác định rõ lý tưởng, hoài bão, ước mơ,
Dương có những mục tiêu và hành động chính xác, cụ thể để đạt tới mục đích của mình.
Làm việc chắc chắn, cầu tồn, làm chủ tình huống. Dù kiên định, mạnh mẽ nhưng không
bị cứng nhắc mà cư xử khéo léo, hịa nhã, đúng mực, được lịng mọi người. Tính cách lạc
quan, nhã nhặn. Hiệu quả công việc cao và được mọi người kính trọng, yêu mến, là điểm
tựa vững chắc cho mọi người.

12


- Dương xác định rõ ràng xu hướng của bản thân: có nhu cầu vật chất và tinh thần lớn;
lý tưởng là trở thành người có tầm ảnh hưởng, lan tỏa những điều tốt đẹp đến xã hội; tin
vào hành động của bản thân và mọi cố gắng sẽ được đền đáp xứng đáng.

- Xác định rõ vị trí bản thân và có hệ thống định hướng hồn thiện, sống lý trí, hồi
bão: Dương hiện là sinh viên năm 3, yêu thích việc tiếp thu tri thức. Định hướng 5 năm
tới vẫn tiếp tục lấy học tập làm cốt lõi để mở rộng kiến thức và tầm nhìn.
- Tính cầu tồn, làm việc gì cũng nghiêm túc, chỉn chu và chất lượng.
- Kiên định, ít bị mơi trường tác động, đã nói là làm, đã làm thì khơng hối hận và sẵn
sàng chịu trách nhiệm về mình: Dương chỉ chú tâm so sánh mình với bản thân của tuần
trước, tháng trước, năm trước nên không bị peer pressure - áp lực đồng trang lứa.
- Hệ thần kinh mạnh và cân bằng: luôn cân nhắc kĩ trước khi hành động, làm chủ tình
huống. Các hành vi tiêu cực như khích đểu, nói kháy của người khác khơng có tác dụng
vì Dương đều bình tĩnh phân tích và đối đáp logic chặt chẽ lại.
- Trong quan hệ Dương luôn cư xử đúng mực, nhã nhặn vị tha, kín đáo, ít nói, khơng
bộc lộ cảm xúc ra bên ngồi. Có chút khó gần, khó làm quen, khó đốn. Cuộc sống n
bình, ung dung tự tại, điềm đạm bình tĩnh.
- Tính cách lạc quan, ln tích cực một cách lý trí, chuyện đã xảy ra khơng tốt thì chỉ
rút kinh nghiệm và chia sẻ nhẹ nhàng. Hay cười (cười mỉm), nói chuyện với mọi người
nhẹ nhàng, chân thành, chưa từng thấy Dương mất kiểm sốt với ai.
- Cư xử cơng bằng và chính trực, nhiệt tình tham gia các loại hoạt động. Khơng giành
phần hưởng lợi, dù làm chức vụ dẫn dắt mọi người nhưng vẫn tham gia phần việc chung.
Phân chia thưởng phạt hợp tình hợp lý, có lý do rõ ràng, khơng niệm tình riêng.
- Có lịng trắc ẩn, u thương vạn vật. Thường xuyên tham gia những hoạt động tình
nguyện, giúp đỡ, hỗ trợ ở đa dạng đơn vị (trường học, địa phương, cơng ty, trường học
cũ…) bất kì khi nào có khả năng.
- Khơng khoe khoang, ít nói, nói ít về bản thân mà hay hướng câu chuyện về phía
người khác, khen ngợi, công nhận người khác trước mặt mọi người. Trong câu chuyện
ln là người lắng nghe và khích lệ, là điểm tựa vững chắc cho mọi người.

13


 Đặc điểm: không an phận thủ thường, hiểu rõ bản thân, có định hướng và hành

động rõ ràng, tinh thần trách nhiệm cao.
 Tính khí điềm tĩnh: kiên định, mạnh mẽ, ít bị tác động; dùng hành động thay cho
lời nói.
 Tính cách tích cực: vừa lí trí vừa tình cảm, có lịng vị tha, cơng bằng, chính trực.
 Năng lực cao: hiệu quả công việc tốt, thường đảm nhận vị trí cao cấp hoặc lãnh
đạo.
2.2. Ưu, nhược điểm của mỗi thành viên và vị trí phù hợp
2.2.1. Thành viên 1: An phận thủ thường, tính khí trầm pha ưu tư, năng lực
bình thường, tính cách tích cực
Ưu điểm:
- Đơn giản, vui vẻ, hài lòng với những thứ bản thân đang có. Ln q trọng gia
đình và mọi người xung quanh, không tham lam công danh, tiền tài.
- Làm việc cẩn thận, ln cố gắng hồn thành tốt và đúng hạn các cơng việc được
giao, ít mạo hiểm nên cơng việc ít khi xảy ra vấn đề nghiêm trọng.
- Đơn giản, tin tưởng bạn bè nên được mọi người xung quanh yêu quý, các mối
quan hệ cũng rất tốt, ít khi làm mất lịng người khác.
- Có tấm lịng nhân hậu, luôn giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn và làm việc
chăm chỉ, cần mẫn.
- Biết lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người, tiếp thu ý kiến đó và học hỏi, từ đó
phát triển bản thân.
Nhược điểm:
-

Dễ tin người, nhẹ dạ cả tin, hay bị lừa gạt.

-

Thường đặt mục tiêu trong vùng an tồn, ít khi mạo hiểm nên cơng việc và học tập
thường khó đạt được những bứt phá. Không dám đứng lên trước mà ln đi sau
lưng người khác.


-

Khó thích nghi với mơi trường mới, ngại thay đổi bản thân làm cho không có cơ
hội để thăng tiến, đánh mất thời cơ trong cuộc sống và công việc.

14


-

Ngại giao tiếp, ngại va chạm, nhút nhát nên kỹ năng giao tiếp cịn yếu, ít bộc lộ
được tài năng của bản thân và là người ít có tiếng nói trong tổ chức.

-

Khơng nhanh nhạy, nhạy bén trước các tình huống mới, gặp khó khăn trong việc
liên kết, xâu chuỗi sự việc, giải quyết vấn đề.

-

Khơng có hứng thú tìm tịi, học hỏi những cái mới, khơng muốn tìm hiểu, chia sẻ
những việc khơng liên quan đến mình đơi lúc làm mọi người hiểu nhầm là ích kỷ.

 Vị trí phù hợp: Thành viên 1 thường phù hợp với công việc văn phịng, ổn định,

khơng phù hợp với việc quản lý hay leader. Cơng việc khơng có sự thay đổi lớn
nhưng duy trì ổn định, ít mạo hiểm. Trong nhóm, thành viên này phù hợp nhiệm
vụ tìm kiếm tài liệu và nhóm đưa ra câu trả lời phản biện vì họ có năng lực khá,
lạc quan, khơng dễ mất bình tĩnh.

 Họ nên học cách giao tiếp để tự tin trước đám đơng, có các cơ hội tốt hơn. Họ

cũng cần thử sức, dám thể hiện bản thân để có thể phát triển một cách tốt nhất.
2.2.2. Thành viên 2: Khơng an phận thủ thường; tính khí hoạt; tính cách ngay
thẳng; năng lực tốt
Ưu điểm:
- Có ý chí phấn đấu vươn lên và quyết tâm làm bằng được giúp họ sớm đạt được
mục tiêu của mình và vượt qua mọi khó khăn.
- Suy nghĩ lạc quan tích cực giúp cuộc sống có những chuyển biến tích cực.
- Hăng hái nhiệt tình, hồ đồng vui vẻ, hay giúp đỡ người khác nên nhận được sự

yêu mến của nhiều người. Dễ thích nghi giúp họ có khả năng tiếp thu cao và dễ
hồ nhập với mọi tình huống.
- Người có tính khí sơi nổi, hoạt bát có khả năng xử lý các tình huống bất chợt xảy

ra; thường có ý tưởng mới, sáng tạo.
- Biết cách tóm gọn vấn đề, đưa ra quyết định một cách nhanh chóng.
- Thẳng thắn, ghét nói dối, xuyên tạc giúp gây dựng môi trường làm việc tích cực.

Nhược điểm:
- Bồng bột, liều lĩnh, tham vọng dễ khiến họ đưa ra quyết định mạo hiểm và gặp

thất bại.
15


- Ln khơng hài lịng về những gì bản thân đang có đơi khi dẫn tới tham lam .
- Sơi nổi hoạt bát quá đôi khi làm phiền tới người khác.
- Khó kiểm sốt, nổi nóng dễ ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
- Họ nghĩ nhanh, làm nhanh đôi khi dẫn tới việc thất bại bởi sự cẩu thả, thiếu chín


chắn.
- Ngay thẳng, có gì nói nấy sẽ rất khó hồ hợp với mọi người, dễ bị ghét.

 Vị trí phù hợp: Thành viên 2 phù hợp với vị trí lãnh đạo bởi hồi bão, tầm
nhìn lớn, quyết tâm thực hiện mục tiêu. Với tính khi sơi nổi, hoạt bát, thành
viên 2 cũng dễ dàng giao tiếp với đối tác và nhân viên, tạo một môi trường làm
việc chủ động, tích cực và thoải mái. Ngồi ra, thành viên 2 cịn phù hợp với
những cơng việc liên quan tới chăm sóc khách hàng như sale, marketing…
2.2.3: Thành viên 3: Khơng an phận thủ thường; tính khí điềm tĩnh; tính cách tích
cực; năng lực tốt
Ưu điểm:
- Biết định hướng tương lai, quyết tâm làm bằng được, vạch ra hướng đi cụ thể và
khơng ngại khó khăn giúp họ dễ đạt được mục đích trong mọi lĩnh vực cuộc sống.
- Thái độ sống lạc quan, luôn tự tin hướng đến tương lai chứ khơng mãi quay nhìn
về q khứ. Thay vì xem xét những gì đã xảy ra trong quá khứ và tìm người đổ lỗi,
thành viên thứ 3 biết học hỏi những kinh nghiệm quý giá trong mọi thất bại và
ln suy nghĩ những gì có thể thực hiện được trong hiện tại và tương lai.
- Nhận thức rõ về trách nhiệm của bản thân, sâu sắc, chín chắn, ít bị mơi trường ảnh
hưởng giúp họ làm chủ được tình huống, xử lý tình huống hiệu quả.
- Làm việc có nguyên tắc, biết cân nhắc trước sau giúp xử lý các vấn đề khéo léo,
khơng làm mích lịng cả 2 bên.
- Là con người điềm đạm, lịch sự, tế nhị, ung dung dễ được nhiều người kính trọng,
q mến.
- Ln khiêm tốn lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông cho những khó khăn và an ủi
người khác chứ khơng chăm chăm chỉ biết đến bản thân. Chính vì thế vơ hình

16



thành viên thứ 3 có một sợi dây để kéo mọi người lại gần mình hơn, được mọi
người yêu quý, bầu bạn.
- Là một người tử tế với một trái tim nhân ái, thường làm những hành động tích cực
tốt đẹp, giúp đời và giúp người, uôn nhỏ nhẹ khi nói chuyện hoặc tranh luận,
khơng chạm lịng tự ái của người khác làm tất cả mọi người từng tiếp xúc qua đều
quý mến.
Nhược điểm:
- Có chút ngoan cố, bảo thủ, khả năng tiếp thu cái mới và thích nghi với môi trường
mới chậm, khá nguyên tắc, cứng nhắc, đôi khi máy móc làm mất thời gian và dễ
mất thời cơ thích hợp,
-

Khép kín, ít nói làm trạng thái tâm hồn khó bộc lộ ra ngồi, dễ bị cho là khó gần
và không thân thiện.

- Đôi lúc quá khiêm tốn thường dấu mình trong đám đơng, hạn chế tranh luận, sẽ tự
đánh mất những giá trị của chính mình một cách vô nghĩa và bị hiểu nhầm là nhút
nhát.
- Quá cẩn thận, cầu toàn làm vụt mất những cơ hội lớn, không thực sự khai thác
được tiềm năng của bản thân, thể hiện kỹ năng và phẩm chất vượt trội của mình.
- Tính cầu tồn, chỉn chu có thể làm người cộng tác cùng khó chịu vì chi li, tiểu tiết.
- Dễ dính thị phi vì bị ghen ghét, đố kị.
 Vị trí phù hợp: Thành viên 3 phù hợp với vị trí lãnh đạo bởi hồi bão, tầm
nhìn lớn, quyết tâm thực hiện mục tiêu. Với sự điềm đạm, khéo léo, biết lắng
nghe, thành viên 3 cũng dễ dàng đạt được mục đích chung với đối tác và sự
dẫn dắt tốt cho nhân viên, tạo môi trường làm việc chủ động, tích cực và hiệu
quả. Thành viên 3 cũng phù hợp với những vị trí đặc thù địi hỏi sự cẩn thân, tỉ
mỉ, chính xác như chuyên viên cấp cao, làm việc trong phịng thí nghiệm....
Với nhân viên có đặc điểm như thành viên 3, người lãnh đạo cần nắm rõ một
số đặc điểm nổi bật của họ như: làm việc cực tốt dưới áp lực lớn, có sức mạnh

tiềm ẩn rất cao và có khả năng khai thác nội lực tốt. Nhà quản trị cần biết sử
dụng tính cẩn thận, điềm đạm, kiên nhẫn cầu toàn tinh thần trách nhiệm cao
17


của họ nhưng cần khắc phục tính kém năng động, không an phận thủ thường và
quá trầm tĩnh của họ; khi giao công việc nên dành cho họ thời gian chuẩn bị,
không nên thay đổi nhiều về công việc đối với họ.

18


KẾT LUẬN
Có thể thấy, việc nghiên cứu tâm lý cá nhân trong tập thể rất cần thiết . Vì nó là
cốt lõi và căn cứ cho việc quản lý nhân sự một cách hiệu quả, hiểu được ưu, nhược điểm
và phân chia công việc phù hợp cho từng đối tượng cụ thể. Cơng việc có phù hợp thì mỗi
cá nhân mới có thể đảm đương và đóng góp đúng năng lực của mình để đạt được hiệu
quả cao trong cơng việc. Khi gia nhập nhóm, mỗi một cá nhân sẽ có một tập hợp các thái
độ đã định và một tính cách đã được xác lập một cách vững chắc. Những thái độ và tính
cách này có thể thay đổi trong quá trình cá nhân làm việc trong tổ chức. Thái độ của cá
nhân ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện công việc của cá nhân. Nhận thức của cá nhân sẽ
ảnh hưởng đến động lực, đến những gì người đó học hỏi được về cơng việc, và cuối cùng
ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân người đó trong tổ chức. Khả năng học hỏi của cá
nhân sẽ ảnh hưởng đến khả năng nâng cao năng lực thực hiện cơng việc và sau đó sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới kết quả thực hiện cơng việc của họ.
Tóm lại, việc hiểu được tâm lý cá nhân đối với công tác lãnh đạo rất quan trọng và
cần thiết vì nó giúp cho các nhà quản trị có thể xây dựng được một tập thể tốt và trung
thành, cống hiến hết mình cho việc phát triển và thành công của tập thể. Việc sử dụng lao
động phù hợp với trình độ của họ cũng là một trong những yếu tố có tác dụng khuyến
khích họ chủ động và chịu trách nhiệm trong công việc, tạo ra các ý tưởng, sáng tạo mới

mẻ cho tập thể. Kết luận: Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, là sự tổng hòa
của một hệ thống các cấu tạo phức tạp về tâm, sinh lý. Vì vậy mà nhà lãnh đạo (leader)
cần phải biết nắm bắt tâm lý và hiểu được các nhóm đối tượng như đã nêu ở trên để có
thể quản lý tập thể một cách tốt nhất.

19



×