Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh đắk nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

NGUYỄN VĂN VƯƠNG

ĐÁNH GIÁ SUY THỐI TÀI NGUN ĐẤT
TỈNH ĐẮK NƠNG
CHUN NGÀNH: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
Mã số: 8440217

Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN MẠNH HÀ


CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc, kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Vương


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học và
các phòng ban chức năng của Trường Đại học Quy Nhơn đã tạo điều kiện
thuận lợi trong công tác liên hệ và giải quyết các thủ tục học tập tại trường.
Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy, cô giáo Khoa Khoa học Tự nhiên Trường Đại học Quy Nhơn, đặc biệt thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Xuân đã tận
tình giúp đỡ trong quá trình học tập cũng như trong định hướng chọn đề tài và
xây dựng đề cương.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn,
tận tình dạy bảo, trách nhiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn


thành tốt nhất luận văn của mình. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy
giáo hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Mạnh Hà.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học
Quy Nhơn đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình tơi tham gia học tập tại Trường.
Tác giả chân thành cảm ơn quý thầy cô trường THPT Trần Quang Diệu
đã tạo điều kiện cho tác giả được đi học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ
và chia sẻ với tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp q báu của các thầy, cơ giáo
để luận văn được hồn thiện hơn.
Bình Định, ngày 29 tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Vương


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thối hóa đất và hoang mạc hóa là vấn đề mơi trường mà nhiều quốc
gia đang phải đối mặt, giải quyết nhằm phát triển bền vững nông nghiệp, đảm
bảo an ninh lương thực. Thối hóa đất là ngun nhân chính dẫn đến hoang
mạc hóa ở các vùng khơ hạn, bán khơ hạn và bán ẩm ướt, làm giảm năng suất
cây trồng trên diện rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái.
Trước thực trạng đó, UNEP đã kêu gọi cần nghiên cứu ngăn ngừa thoái hoá
đất và hoang mạc hoá ở mỗi quốc gia và trên tồn cầu. Sự thành cơng trong
ứng phó với thối hóa đất địi hỏi phải hiểu rõ những nguyên nhân, các tác
động và mức độ thoái hóa đất trong mối liên hệ với các yếu tố khí hậu, thổ
nhưỡng, nước, thảm thực vật và hoạt động KT-XH. Ở Việt Nam, “Chương

trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai đoạn 2006 - 2010 và định
hướng đến năm 2020” đã được ban hành. Trong đó chỉ ra: nước ta có khoảng
9,34 triệu ha đất bị thối hóa do nhiều nguyên nhân khác nhau tập trung ở Tây
Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên.
Đắk Nông là một trong 5 tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên nước ta, nằm hồn
tồn trên cao ngun M’Nơng rộng lớn, bị chia cắt mạnh, có sự xen kẽ giữa núi
cao với cao nguyên rộng lớn, dốc thoải, và các dải đồng bằng thấp trũng. Chế độ
khí hậu mang đặc điểm chung của nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo, phân hóa
thành hai mùa rõ rệt. Tương tác giữa các thành phần địa lý tạo nên lớp phủ thổ
nhưỡng đa dạng và có các q trình suy thối đất phức tạp. Lớp phủ thổ nhưỡng
hình thành từ q trình phong hóa mạnh và triệt để, cộng với địa hình chủ yếu là
đối núi dốc dẫn đến các q trình laterit - bauxite, xói mịn - rửa trơi diễn ra
mạnh mẽ dẫn đến suy thoái đất. Mặt khác, các tác động gây ra suy thoái đất ngày
càng phức tạp, từ tập quán du canh du cư đốt nương làm rẫy liên tục, chăn thả
gia súc quá tải,… đến các hoạt động nhân tác qui mơ lớn như: khai thác khống
sản, canh tác nơng nghiệp khơng hợp lý (phân bón,


2

thuốc trừ sâu), chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp, đơ thị hóa…
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, việc nghiên cứu, đánh giá đúng
thực trạng sử dụng đất, quy mơ, mức độ suy thối đất, cùng với các nguyên
nhân và hậu quả của chúng là rất cần thiết. Do đó tơi tiến hành chọn đề tài
luận văn: “Đánh giá suy thoái tài nguyên đất tỉnh Đắk Nông”.
Đề tài được hỗ trợ, kế thừa của đề tài cấp Quốc gia: “Nghiên cứu ứng
dụng tổ hợp các giải pháp cải tạo, phục hồi hệ sinh thái khu vực bãi thải và
khu khai thác khoáng sản nhằm ngăn ngừa hoang mạc hóa, sử dụng đất hiệu
quả, bền vững vùng Tây Nguyên”, mã số: TN17/T04 thuộc Chương trình Tây
Nguyên giai đoạn 2016-2020.

2. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc trưng địa lý phát sinh và thoái hóa đất, đặc
điểm suy thối đất tỉnh Đắk Nơng. Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến
suy thoái tài nguyên đất làm cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp sử dụng
đất bền vững khu vực nghiên cứu.
Để thực hiện mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:
-

Tổng quan xây dựng về cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu

đánh giá suy thối đất trong và ngồi nước cũng như tại tỉnh Đắk Nơng.
-

Nghiên cứu, phân tích đặc điểm địa lý phát sinh, các q trình hình

thành và suy thối đất tỉnh Đắk Nông;
-

Đánh giá được hiện trạng và nguyên nhân suy thoái đất tỉnh Đắk

-

Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng đất bền vững cho phát triển

Nông
kinh tế - xã hội ở tỉnh Đắk Nông.
3.

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-


Phạm vi lãnh thổ: Lãnh thổ nghiên cứu được giới hạn trong ranh giới

hành chính của tỉnh Đắk Nơng.
-

Phạm vi khoa học: Luận văn tập trung nghiên cứu đánh giá suy thối

tài ngun đất tỉnh Đắk Nơng từ đó đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững.


3

4. CƠ SỞ DỮ LIỆU
Cơ sở dữ liệu của đề tài bao gồm:
-

Kế thừa và tham khảo tài liệu về nghiên cứu suy thối đất trong nước

và nước ngồi; đặc biệt là các tài liệu của Chương trình Tây Nguyên 3 và
Chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020 về đánh giá suy thối đất và
các tài liệu có liên quan đến tỉnh Đắk Nơng.
-

Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch KT-XH năm 2018 và mục tiêu,

nhiệm vụ, biện pháp phát triển KT-XH năm 2019 của tỉnh Đắk Nông;
-

Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2017;


-

Hệ thống bản đồ tỷ lệ 1:100.000 gồm: Bản đồ địa hình tỉnh Đắk

Nơng; Bản đồ đất tỉnh Đắk Nông;
5.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tỷ lệ 1: 100.000 tỉnh Đắk Nông.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
-

Ý nghĩa khoa học: Góp phần củng cố phương pháp nghiên cứu, đánh

giá suy thoái đất nhằm đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên đất,
hạn chế suy thoái.
-

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận văn là cung cấp cơ sở khoa học và

thực tiễn giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách địa phương
trong quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ môi trường, hạn chế suy thối tài ngun
đất góp phần phát triển KT-XH theo hướng bền vững.
6.

CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục chữ cái viết tắt, tài liệu

tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận trong nghiên cứu suy thoái tài nguyên đất
Chương 2: Nghiên cứu đặc điểm phát sinh và suy thối đất tỉnh Đắk
Nơng
Chương 3: Đánh giá suy thoái tài nguyên đất phục vụ đề xuất giải pháp
sử dụng đất bền vững tỉnh Đắk Nông.


4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN
CỨU SUY THOÁI TÀI NGUYÊN ĐẤT
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1.1.1 Khái niệm về đất và thối hóa đất
“Đất (soil) là lớp mỏng trên cùng của bề mặt lớp vỏ Trái Đất (từ hàng
chục centimet đến 1,5 – 2 mét, phần lớn được phủ bởi một kiểu thảm thực vật
và có thuộc tính về độ phì tự nhiên được hình thành bởi sự phát triển trong
quá trình thành tạo từ lớp vỏ phong hóa dưới sự tác động đồng bộ và tổng
hợp của khơng khí (khí quyển và khí trong vỏ phong hóa), khí hậu (đại, trung
và tiểu khí hậu), nước (nước mặt, nước ngầm và độ ẩm đất) và sinh vật.
Ngoài việc tạo thành từ các nguồn vật chất: rắn, lỏng và khí, thành phần sinh
học giữ một vai trị quan trọng đối với thuộc tính hữu cơ và độ phì của đất.”
(A. Ph. Triosnhicơp, 1988. Bách khoa Tồn thư Địa lý).
Nền tảng khoa học của nghiên cứu đất được thực sự thiết lập bởi các
cơng trình cổ điển của nhà Địa lý học người Nga, đó là V.V. Docutraev
(1879). Ơng là người đầu tiên nghiên cứu về đất trong mối quan hệ với những
quy luật phát sinh và hình thành đất. Quan điểm đó của Docutraev là luận
điểm cơ bản cho khái niệm phát sinh của đất. Ông và các cộng sự cho rằng:
“Đất là một thể của tự nhiên có lịch sử riêng biệt và độc lập, được hình thành
dưới tác động tương hỗ của các nhân tố như địa chất, địa hình, khí hậu, thủy
văn, chất hữu cơ động thực vật, con người và thời gian”.

Đây có thể coi là định nghĩa đầu tiên phản ánh xác thực nguồn gốc hình
thành đất, và nó đã được phát triển thành học thuyết phát sinh học đất trong suốt
thế kỷ XX với các quy luật địa đới và phi địa đới. Từ định nghĩa này, nên hiểu
rằng đất được hình thành từ đá do sự biến đổi của nó theo thời gian, dưới tác
động của sinh vật trong những điều kiện khác nhau của địa hình và khí hậu.


5

Định nghĩa đầy đủ về đất có thể biểu thị ở dạng hàm tốn học, chỉ ra
tính phụ thuộc hàm số của đất và các nhân tố hình thành đất theo thời gian
như sau:
Đ = f [(Đa,Đh) (Kh,Tv) (Sv,Cn)]t
Trong đó:
Đ: Độ phì của đất trồng (độ phì hữu hiệu);
Đa: Nhóm đá mẹ mẫu chất (bao gồm cả vỏ phong hóa) hình thành đất;
Đh: Địa hình hay nhóm địa mạo thổ nhưỡng hoặc kiểu hình thái địa
hình với vai trị chi phối phân hóa năng lượng vật chất trong hình thành đất;
Kh: Các yếu tố sinh khí hậu hay khí hậu thổ nhưỡng ;
Tv: Thủy văn với vai trò của nước mặt, nước ngầm và nước trong đất;
Sv: Sinh vật trong đó có vai trị của động thực vật, vi sinh vât trên mặt
đất và trong đất;
Cn: Con người vừa có thể tác động làm thay đổi độ phì tự nhiên của
đất, vừa tác động đến các yếu tố hình thành đất;
t:

Thời gian được xét trong mối giao thoa của đại tuần hoàn vật chất và

tiểu tuần hoàn sinh học tạo ra tuổi của đất.
Bên cạnh đó, bản thân đất là một thể tổng hợp của tự nhiên, khơng nằm

ngồi các quy luật của tự nhiên theo tiến trình thời gian đất cũng có q trình
phát sinh, q trình phát triển và q trình già hóa, thối hóa mà ngun nhân
có thể do tự nhiên hoặc do con người...
Bên cạnh việc phân tích các q trình hình thành, mối quan hệ giữa các
nhân tố tự nhiên với thổ nhưỡng, khoa học Đất ngày càng phát triển hơn với
các nghiên cứu từ định tính, bán định lượng đến định lượng. Con người cũng
bắt đầu nhận thấy rằng ngồi q trình phát sinh - phát triển, đất cịn có dấu
hiệu già cỗi, nghèo kiệt - hay cịn gọi là thối hóa. Điều đó giải thích cho việc
vì sao năng suất cây trồng ngày càng suy giảm trên một vùng đất, hoặc sự


6

xuất hiện những vùng đất không thể canh tác như trước đây hay những vùng
đất bị sa mạc hóa… Từ những nhận thức ban đầu, sau đó là ý thức về việc
phát hiện ra các vùng đất bị thối hóa, các dạng thối hóa đất và dấu hiệu
nhận biết của nó… Trên cơ sở đó, những nghiên cứu sơ lược về đánh giá thối
hóa đất được triển khai để đưa ra các cảnh báo về vấn đề sử dụng đất, hướng
đến cải tạo, bảo vệ đất. Như vậy, nghiên cứu thối hóa đất dần được mở ra
như một nhánh nghiên cứu trong khoa học Đất.
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về thoái hoá đất, Lal và Stewart, 1995
cho rằng: Thoái hoá đất thường liên quan đến sự suy giảm chất lượng đất, gây
ra do sự lạm dụng và sử dụng khơng đúng cách của con người.
Thối hố đất có thể được hiểu như là mức độ thay đổi theo chiều
hướng xấu đi của chất lượng đất, kết quả là làm giảm khả năng sản xuất của
đất do nguyên nhân chính là sự can thiệp của con người (UNEP, 1992).
Theo Oldeman - Ed (1991) đã định nghĩa: “Thoái hoá đất là quá trình
làm giảm khả năng ở hiện tại hay trong tương lai của đất trong sản xuất hàng
hoá hay cung cấp các dịch vụ”. Thối hố đất có thể được hiểu như là mức độ
thay đổi theo chiều hướng xấu đi của chất lượng đất, kết quả là làm giảm khả

năng sản xuất của đất do nguyên nhân chính là sự can thiệp của con người
(UNEP, 1992).
Theo Winkler (1968) trên quan điểm sinh thái học và mơi trường thì đất đã
được xem như một vật thể sống, vì trong đó nó có chứa nhiều các sinh vật: vi
khuẩn, nấm, tảo, thực vật, động vật... Do đó đất cũng tuân theo các quy luật sống.

Phát sinh

phát triển

già cỗi

thối hố

Nguyễn Đình Kỳ (1990) cho rằng: Sự suy thối đất có thể xảy ra ngay
trong giai đoạn phát sinh, phát triển hay chuyển hoá đất. Trong giai đoạn phát
sinh, phát triển thoái hoá đất thể hiện dưới dạng tiềm năng (gọi là thối hố
tiềm năng) bị chi phối bởi các q trình tự nhiên vốn có (trong đó có sự già


7

hoá đất), chuyển hoá đất tự nhiên sang các dạng khai thác khác nhau của con
người thường dẫn đến thoái hoá. Thoái hoá hiện tại biểu hiện sự suy giảm
từng yếu tố, tính chất đất hoặc thối hóa tồn diện trong mỗi thời điểm.
Đến năm 2002, FAO đã đưa ra khái niệm thối hóa đất như sau: “Thối
hóa đất là sự suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn khả năng sản xuất của đất”.
Trong báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam 2005 cho rằng: “Đất bị
thoái hoá là đất có độ phì nhiêu kém đi và mất cân bằng dinh dưỡng do bị
rửa trơi, xói mịn, suy thối hố học (mặn hoá, phèn hoá), mất chất dinh

dưỡng, mùn và các chất hữu cơ, đất bị chua, xuất hiện nhiều độc tố hại cây
trồng, úng ngập, thoái hoá hữu cơ, đất bị trượt lở, hoang mạc hoá”.
Từ những định nghĩa và khái niệm ở trên, tất cả đều nói đến sự suy
giảm năng suất sinh học của đất, giảm độ che phủ của thực vật, giảm chất
lượng và trữ lượng nguồn nước, suy thối đất và ơ nhiễm khơng khí. Thối
hố đất là hai mặt của q trình phát triển, tiến hoá, dẫn tới làm giảm tiềm
năng của nguồn tài nguyên đất.
Trên thực tế những nguyên nhân thoái hoá đất rất đa dạng và phức tạp,
gắn liền với các điều kiện phát sinh đất, có nơi thối hố thể hiện như một
dạng thiên tai (thối hố tự nhiên) và có nơi khác chủ yếu do con người tác
động vào (thoái hố nhân tác).
Thối hố tự nhiên chính là thối hố tiềm năng cịn thối hố nhân tác
là thối hố và ô nhiễm hiện tại do các hoạt động của con người gây ra.
Thoái hoá tiềm năng được tổng hợp từ các yếu tố tác động vào q
trình thối hố đất tự nhiên: độ dốc, chiều dài sườn, mẫu chất thành tạo đất,
cấu trúc vỏ phong hố (có tầng laterit, hay tầng phèn tiềm tàng), yếu tố khí
hậu thổ nhưỡng (đặc tính mùa mưa tập trung hay khơ hạn kéo dài). Độ nguy
hiểm của thối hố tiềm năng được tính đến vị trí địa lý phát sinh đất như đỉnh
sườn, thung lũng, vùng thượng lưu phân bố hay vùng trũng tích tụ. Thoái


8

hố tiềm năng có thể coi là “thế năng” hay mức độ bền vững của phẫu diện
phát sinh điển hình khi rơi vào tình trạng thối hố. Thối hố tiềm năng được
xác định bằng cường độ của các quá trình gây thối hóa (mạnh, trung bình,
yếu) như xói mịn, rửa trơi, mặn hố, phèn hố...
Thối hố hiện tại là mức độ suy thối độ phì hiện tại của phẫu diện đất
so với độ phì phát sinh tự nhiên do quá trình khai thác đất cho mục đích nơng
nghiệp, cơng nghiệp do huỷ hoại của chiến tranh, do các cơng trình thuỷ điện,

thuỷ lợi, do q trình đơ thị hố và sự suy thoái do sử dụng nhiều phân hoá
học, thuốc trừ sâu ở đồng bằng. Thoái hoá hiện tại thể hiện ở một tập hợp hay
một dấu hiệu như: Phẫu diện bị xáo trộn, xói mịn mất tầng A hay B, độ đá
lẫn, đá lộ đầu tăng, cấu trúc đất bị phá vỡ, xuất hiện mặt chắn địa hoá, hàm
lượng mùn suy giảm, các chất dinh dưỡng (N, P, K, Ca, Mg...) cũng giảm
xuống qua giới hạn nghèo kiệt. Thoái hố hiện tại được đo bằng tính chất của
thối hố đất thơng qua các tác nhân như vật lý, hóa học, cấu trúc, hay sinh
học.
1.1.2. Tài nguyên đất và vấn đề sử dụng đất bền vững
Đất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người. Đất có hai nghĩa:
đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt
bằng để sản xuất nông lâm nghiệp.
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu
đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu,
địa hình và thời gian. Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm
40%, hợp chất humic 5%, khơng khí 20% và nước 35%.
Vào cuối thế kỷ 20, trước nguy cơ suy giảm tài nguyên toàn cầu, cộng
đồng quốc tế đã kêu gọi hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tài nguyên
thiên nhiên nói chung và tài ngun đất nói riêng khơng phải vơ tận. Nó cũng
có giới hạn mức độ khai thác, nếu sự thay đổi vượt quá giới hạn sẽ dẫn đến


9

mất khả năng tự điều chỉnh. Đất bị thoái hoá, ô nhiễm, rửa trôi, bạc màu...
Nếu phân loại tài nguyên thiên nhiên theo khả năng tái tạo thì tài nguyên đất
là tài nguyên được tái tạo song rất chậm chạp. Một tầng đất hoàn chỉnh cấu
trúc phải trải qua hàng nghìn đến hàng triệu năm từ phong hố đá mẹ đến đất.
Bởi vậy lớp vỏ thổ nhưỡng trên Trái Đất rất mỏng manh. Đặc biệt là sự phát
triển KT-XH, khai thác tài nguyên quá mức đã gây thảm hoạ cho mơi trường

nói chung và tài ngun đất nói riêng. Thối hóa đất là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sa mạc hóa, hoang hố và gia tăng đất trống đồi núi
trọc. Đó chính là sử dụng đất kém bền vững, làm cho mơi trường thiên nhiên
ngày càng bị suy thối. Vấn đề sử dụng đất bền vững đang là vấn đề cấp bách
của nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới. Như vậy sử dụng đất bền vững
chính là q trình sử dụng đất khơng những đạt được hiệu quả kinh tế trước
mắt mà cịn khơng làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái đất trong tương
lai. Hội khoa học Đất Việt Nam đã cụ thể hóa tiêu chí sử dụng đất bền vững
đáp ứng các mặt sau:
- Bền vững về mặt kinh tế: là sử dụng đất hợp lý sao cho cây trồng đạt
năng suất, cao chất lượng tốt, được thị trường và mọi người chấp nhận. Nghĩa
là sử dụng đất mang lại lợi nhuận cao;
-

Bền vững về mặt môi trường: là sử dụng phải bảo vệ đất ngăn cản sự

thối hố đất, bảo vệ mơi trường thiên nhiên;
-

Bền vững về mặt xã hội và nhân văn: là thu hút được nhiều lao động,

đảm bảo đời sống xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống con người.
Như vậy, phát triển bền vững là việc quản lý, giữ gìn cơ sở của nguồn
tài nguyên thiên nhiên, định hướng các thay đổi về công nghệ và thể chế
nhằm đạt và thỏa mãn nhu cầu của con người cho thế hệ ngày nay và cả cho
mai sau. Theo FAO, phát triển bền vững là áp dụng các biện pháp kỹ thuật
phù hợp, có lợi ích lâu dài về mặt kinh tế và được xã hội chấp nhận nhằm duy


10


trì, bảo vệ đất cùng các nguồn tài nguyên di truyền thực vật - động vật trên nó,
bảo vệ mơi trường khơng khí xung quanh khơng bị huỷ hoại.
1.2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU SUY THỐI
ĐẤT 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu suy thoái đất và các giải pháp ngăn
ngừa, cải tạo đất thối hóa trên thế giới
Giai đoạn trước năm 2000: sau hội thảo quốc tế về thoái hóa đất (soil
degradation) do FAO và UNEP năm 1979, các dự án đánh giá thối hóa đất
bắt đầu được tiến hành. Một số kết quả đạt được là: Bản đồ thối hóa đất tiềm
năng khu vực Nam Phi và Trung Cận Đơng tỷ lệ 1/5.000.000, xác định tiềm
năng thối hóa do xói mịn, mặn hóa, phèn hóa [5]. Bản đồ thực trạng thối
hóa đất tồn cầu do nhân tác tỷ lệ 1/10.000.000 và vùng Mỹ La Tinh tỷ lệ
1/1.000.000 với 12 dạng thối hóa đất được gộp thành 4 nhóm: xói mịn do
nước; xói mịn do gió; thối hóa hóa học; thối hóa vật lý với mức độ thối
hóa đất gồm 4 cấp: nhẹ, trung bình, mạnh và rất mạnh [6]. Năm ngun nhân
gây thối hóa đất được xác định: chặt phá rừng và thay đổi thảm thực vật;
chăn thả đại gia súc; canh tác nông nghiệp; khai thác cạn kiệt thảm thực vật
cho nhu cầu sinh hoạt; hoạt động cơng nghiệp. Dự án sử dụng đất và hoang
mạc hóa vùng Địa Trung Hải (MEDALUS), xác định mức độ nhạy cảm với
hoang mạc hóa, chia thành 4 loại: chất lượng đất (đá mẹ, độ dày tầng đất, độ
dốc, hướng sườn); khí hậu (lượng mưa, mức độ khơ hạn, sườn đón gió); thảm
thực vật (nguy cơ cháy, tỷ lệ che phủ, biện pháp chống xói mịn và chống hạn,
khả năng tự phục hồi) và mức độ quản lý (kiểu sử dụng đất, mức độ thâm
canh, kỹ thuật làm đất, kiểm soát cháy rừng) [7]. Dự án đánh giá thực trạng
thối hóa đất do nhân tác vùng Nam và Đông Nam Á (ASSOD) đã thành lập
bản đồ thực trạng thối hóa đất tỷ lệ 1/5.000.000 theo 4 mức độ: nhẹ, trung
bình, mạnh và rất mạnh. Kết quả đã chỉ ra 19 dạng thối hóa, gộp thành 4
nhóm: xói mịn do nước (3 dạng), xói mịn do gió (3 dạng), thối hóa hóa học



11

(5 dạng), thối hóa vật lý (8 dạng) [8]. Dự án đánh giá thối hóa đất vùng
Trung và Đơng Âu đã xây dựng bản đồ thối hóa đất vùng Trung và Đơng Âu
tỷ lệ 1:2.500.000. Thối hóa đất được đánh giá ở 3 khía cạnh: dạng thối hóa
(xói mịn do nước, xói mịn do gió, thối hóa hóa học và thối hóa vật lý);
mức độ thối hóa (khơng đáng kể, thối hóa nhẹ, trung mình, nặng và rất
nặng); tác động của thối hóa đến chức năng của đất [9].
Từ năm 2000 đến nay, dự án xây dựng hệ thống đánh giá và giám sát
hoang mạc hóa (DeSurvey) đã đánh giá được thực trạng hoang mạc hóa và
xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thối hóa đất đai, đánh giá tính dễ bị tổn
thương của các hệ thống sử dụng đất. Hệ thống giám sát linh hoạt đã được
thiết kế nhằm: (1) làm rõ q trình hoang mạc hóa một cách hệ thống và năng
động; (2) quan trắc và đánh giá thực trạng hoang mạc hóa, thối hóa đất quy
mơ lớn; (3) nhận thức đúng [10], [11]. Từ 2002 - 2008, dự án đánh giá thối
hóa đất đai các vùng khơ hạn ở 6 nước: Argentina, Trung Quốc, Cuba,
Senegal, Nam Phi và Tunisia đã xây dựng: Hướng dẫn đánh giá thoái hóa đất
cấp quốc gia; phần mềm thu thập dữ liệu cho đánh giá thối hóa đất; hướng
dẫn xác định và mơ tả các chỉ tiêu đặc trưng thối hóa đất quốc gia; phương
pháp lập bản đồ hệ thống sử dụng đất phục vụ đánh giá thối hóa; phương
pháp đánh giá thối hóa đất cấp địa phương [12], [13]. Dự án hỗ trợ khung
hành động đa quốc gia trong quản lý đất đai Trung Á cho thấy, các nước
Trung Á bị tác động nghiêm trọng của hạn hán và hoang mạc hóa; khoảng
50% diện tích đất nơng nghiệp có tưới bị mặn hóa và lầy hóa [14].
Quan điểm chung về suy thối đất tồn cầu trong bối cảnh hiện nay đó
là: Suy thoái đất, suy giảm chất lượng đất do các hoạt động của con người là
đã trở thành vấn đề toàn cầu lớn trong thế kỷ 20 và sẽ vẫn là một vấn đề quan
trọng trong thế kỷ 21 vì tác động bất lợi của nó đến năng suất nơng nghiệp,
sinh kế… Tầm quan trọng của suy thối đất có thể được nâng cao hơn nữa do



12

ảnh hưởng của nó đối với an ninh lương thực thế giới và chất lượng môi
trường [7]. Nhiều tổ chức nghiên cứu đã công bố và đi đến kết luận chung
rằng tình trạng suy thối đất đang ngày càng nghiêm trọng và cần thiết phải có
các chiến lược, biện pháp để cải thiện tình trạng này. Các mối đe dọa đáng kể
nhất đối với tài nguyên đất trên thế giới được chỉ ra là: (1) Xói mịn (do gió và
nước), (2) Suy giảm độ phì (chất hữu cơ), (3) Mất cân bằng dinh dưỡng đất,
(4) Nhiễm mặn, (5) Chai cứng bề mặt, (6) Mất đa dạng sinh học đất, (7) Ơ
nhiễm đất, (8) Axít hóa, (9) Nén chặt đất, (10) Ngập úng [1].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, thực trạng suy thoái đất ở một số
vùng địa lý trên thế giới như sau: ở Bắc Mỹ bị suy thoái đất do nén chặt đất,
nhiễm mặn, axit hóa và ơ nhiễm bởi các hợp chất nhân tạo gây ra. Nhưng xói
mịn đất do gió và nước dẫn đến các tính chất vật lý bị suy giảm, mất chất dinh
dưỡng và có thể dẫn đến hoang mạc hóa được cho là chiếm ưu thế. Mức độ mất
SOM được ghi nhận bởi thực tế là ở Bắc Mỹ là nồng độ chất hữu cơ trong đất
chỉ bằng khoảng 50% mức độ khi đất được chuyển đổi từ rừng hoặc thảo nguyên
sang đất nông nghiệp [2]. Ở Tây Âu, mức độ và nguyên nhân của suy thối đất
hóa học, vật lý và sinh học của đất rất khác nhau, nhưng nông nghiệp và lâm
nghiệp là ngun nhân chính. Ở Đơng Âu, thối hóa đất đến từ nạn phá rừng,
thay đổi khí hậu, sự định cư lâu dài của con người, lạm dụng đất nơng nghiệp mà
khơng có quy hoạch bền vững, các phương thức canh tác bảo thủ. Một lần nữa,
nguyên nhân chính của suy thối đất là xói mịn do nước và gió, suy giảm chất
hữu cơ, nhiễm mặn, axit hóa, nén chặt đất [1],[1]. Suy thoái đất ở Ấn Độ được
ước tính sẽ ảnh hưởng đến 147 triệu ha. Nguyên nhân tự nhiên dẫn đến suy thối
đất là động đất, sóng thần, hạn hán, tuyết lở, lở đất, núi lửa phun trào, lũ lụt, lốc
xoáy và cháy rừng. Suy thoái đất do con người: giải phóng mặt bằng và phá
rừng, canh tác nông nghiệp không hợp lý, quản lý kém nước thải và chất thải
công nghiệp, chăn thả quá mức, quản lý rừng bất



13

cẩn, khai thác bề mặt, phát triển đô thị, thương mại và công nghiệp. Các biện
pháp nông nghiệp không phù hợp bao gồm: làm đất quá mức, sử dụng máy
móc nặng, sử dụng phân bón vơ cơ mất cân đối, tưới tiêu kém, lạm dụng
thuốc trừ sâu, lập kế hoạch chu kỳ cây trồng kém [4].
Bên cạnh việc xác định các ngun nhân gây thối hóa đất từ đó đánh
giá thực trạng thối hóa chi tiết và cụ thể cho từng quốc gia hoặc lãnh thổ, thì
nghiên cứu thối hóa đất hiện đại trên thế giới còn tập trung chủ yếu vào một
số khía cạnh sau:
- Đánh giá thối hóa đất canh tác nông nghiệp nhấn mạnh đến các chỉ tiêu
vật lý và dinh dưỡng đất như: CEC, OM, hàm lượng lân, kali, nitơ cũng như tầng
dày đất, thành phần cơ giới… Thối hóa đất dưới các loại hình cây trồng khác
nhau thách thức sự bền vững của thâm canh nông nghiệp trong bối cảnh khan
hiếm tài nguyên đất. Điều này thể hiện trong một số cơng trình của các tác giả
García-González và nnk (2018), Guillaume và nnk (2016) [13],[15].

- Thối hóa đất trong mối quan hệ mật thiết với sự thay đổi lớp phủ
thực vật và các loại hình sử dụng đất. Thơng tin chính xác về sử dụng đất và
sự thay đổi độ che phủ đất từ các loại hình sử dụng đất khác nhau đóng vai trị
rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân, chính sách và chiến lược để
làm chậm và đẩy lùi suy thoái đất. Các nghiên cứu gần đây theo khía cạnh này
đó là Karamesouti và nnk (2015), Mekonnen và nnk (2018) [16], [1].
-

Đánh giá thối hóa đất thơng qua chỉ số chất lượng đất (SQI) hoặc

phân tích đa chỉ tiêu. Các phương pháp thống kê đa biến bao gồm phân tích

thành phần chính và phân tích cụm được sử dụng để xác định mức độ ảnh
hưởng của con người và tự nhiên đến chất lượng đất. Điều đó thể hiện mối
liên hệ giữa suy thoái đất và các yếu tố địa lý: độ dốc, độ cao, lượng mưa,
nhiệt độ, bức xạ Mặt Trời… Một số công bố của các tác giả Bednár và
Sarapatka (2018), Khaledian và nnk (2017), Nabiollahi và nnk (2018), Pulido


14

và nnk (2017), Sione và nnk (2017) [3], [17], [19], [20], [21].
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây ở Trung Quốc, Nga và
Australia đã chỉ ra rằng để đáp ứng nhu cầu của dân số đang có xu hướng mở
rộng, cần thiết phải cải tạo đất bằng cách áp dụng các biện pháp quản lý đất
đai và nông nghiệp bền vững. Đây được cho là giải pháp tốt nhất để giảm
thiểu và đảo ngược xu hướng suy thoái đất hiện nay. Để giảm mất đất và tăng
cường hệ sinh thái địa phương, chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích người
dân giảm thiểu suy thối đất do gió thơng qua một loạt các chính sách và dự
án sinh thái. Những biện pháp này bao gồm canh tác bền vững, thiết lập đai
chắn gió và rào chắn dạng bàn cờ, trồng rừng. Do đó, suy thối đất ở nhiều
vùng đất khô cằn miền Bắc Trung Quốc đang dần được kiểm soát. Ở Nga,
việc trồng trọt trên những vùng đất màu mỡ rộng lớn đã khiến một lượng đáng
kể chất hữu cơ ban đầu trong đất bị mất đi và đất đã trở nên kém năng suất
hơn từ nửa cuối thế kỷ 19. Các chương trình phục hồi tập trung vào việc trồng
cây chắn gió đã được thực hiện để cải tạo và khắc phục đất bị thối hóa.
Những việc làm này đã bảo vệ đất canh tác khỏi xói mịn do gió và nước, cải
thiện vi khí hậu cho sự phát triển của cây trồng và cung cấp thêm môi trường
sống cho động vật và thực vật hoang dã. Suy thối đất ở Úc cũng bị chi phối
bởi xói mịn đất. Tuy nhiên, việc áp dụng các biện pháp canh tác nông nghiệp
hiện đại đang làm giảm đáng kể tổn thất xói mịn [5], [14], [18].
Để phịng ngừa và khắc phục thối hóa đất u cầu các giải pháp tích

hợp từ việc kiểm sốt tất cả các q trình như: xói mịn do gió và nước, ơ
nhiễm, axit hóa, nhiễm mặn, suy giảm chất dinh dưỡng và chất hữu cơ trong
đất. Đối với đất nông nghiệp, các biện pháp bao gồm sử dụng cây che phủ và
duy trì mật độ cây trồng thích hợp để giảm tác động của mưa, tăng khả năng
giữ nước và tích trữ Cacbon. Cuối cùng, việc giám sát liên tục tài nguyên đất
là cần thiết để ghi lại chiều hướng và mức độ thay đổi của tài nguyên đất.


15

Thông tin này rất cần thiết cho các nhà quản lý và các nhà hoạch định chính
sách. Thơng tin về các loại đất, đặc biệt là đất bị thối hóa, phải được tích
hợp với khí hậu. Ngồi ra, với ba yếu tố về vật lý, hóa học và sinh học trong
nghiên cứu đánh giá thối hóa đất, mối quan hệ sinh học là phức tạp nhất và
ít được hiểu nhất. Cho đến hiện nay, một số công cụ và kỹ thuật mới đã hoặc
đang được phát triển để làm sáng tỏ các hệ thống phức tạp này.
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu suy thoái đất ở Việt Nam
Từ năm 1975 đến nay cơng tác nghiên cứu đánh giá thối hóa đất thực sự
được tiến hành một cách hệ thống bắt đầu những nghiên cứu phát sinh và thối
hóa đất phục vụ thực tiễn sản xuất. Tiêu biểu là các nghiên cứu: Thối hóa đất do
xói mịn và các biện pháp chống xói mịn đất do mưa ở Tây Bắc; nghiên cứu
định lượng xói mịn đất bằng việc xây dựng các trạm quan trắc xói mịn đất ở
Gia Lai, Phú Thọ…[43]. Nhiều kết quả quan trọng nghiên cứu các nhân tố gây
xói mịn đất được đề cập; nghiên cứu xói mịn do gió có giá trị; mơ hình tính
tốn xói mịn; phân vùng xói mịn [43]. Trong Chương trình Tây Ngun 2,
nghiên cứu về thối hóa đất trên quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp đã được tiến
hành chi tiết. Các yếu tố thoái hoá và dấu hiệu thoái hoá đã xác nhận đất bazan
thoái hoá là một thực tế phổ biến trên Tây Ngun. Bản đồ thối hóa tiềm năng
và thối hóa hiện tại đất bazan Tây Ngun tỷ lệ 1: 250.000 đã được xây dựng.
Từ đó đánh giá và phân cấp thực trạng thối hóa đất bazan Tây Ngun, bước

đầu đề xuất các giải pháp tổng hợp, sử dụng hợp lý và cải tạo đất bazan thối
hóa. Ngồi ra, cịn có các cơng trình khẳng định sự khác biệt của thối hóa đất
nhiệt đới: Đặc trưng địa lý phát sinh và thối hóa đất trên các cao ngun bazan
nhiệt đới – ví dụ Tây Nguyên; Nghiên cứu giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ
đất phát triển trên đá bazan Tây Nguyên [34].

Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 134 của Công ước
Quốc tế về chống sa mạc hoá năm 1998. Là quốc gia tham gia Công ước, Việt


16

Nam đã cam kết thực hiện các nghĩa vụ chung và triển khai các hoạt động
thực hiện Công ước. Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hóa giai
đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 đưa ra mục tiêu: Khắc phục
các nguyên nhân do con người gây ra sa mạc hố, hình thành các giải pháp đề
phịng, hạn chế q trình sa mạc hố do điều kiện tự nhiên; phục hồi tối đa các
vùng đất đã bị sa mạc hoá, định canh định cư ở các vùng đất đã được phục
hoá bảo đảm sự phát triển KT-XH của các vùng bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa
đến năm 2020 hài hịa với các vùng khác trên cả nước. Đồng thời, tại Hội nghị
"Chương trình hành động quốc gia chống sa mạc hoá" năm 2007 đã nhấn
mạnh: tiếp tục điều tra giám sát hiện trạng sa mạc hố, hình thành cơ sở thống
nhất về hạn hán - thoái hoá đất và hoang mạc hoá trên thực tế có mối quan hệ
khăng khít, hạn hán kéo dài gây thoái hoá đất, sẽ dẫn đến hoang mạc hoá[55].
Nếu như từ trước đến nay, đất Việt Nam được nghiên cứu theo các
hướng chính như: nơng hóa thổ nhưỡng, mơi trường đất, đánh giá phân hạng
đất... thì hiện nay nghiên cứu thối hóa đất đã và đang trở thành một trường
phái nghiên cứu được nhiều nhà Địa lý chú trọng, đặc biệt trong bối cảnh Việt
Nam đang đứng trước nguy cơ hoang mạc hóa rất lớn, mà thối hóa đất là một
trong những nguyên nhân chính. Cùng với sự trợ giúp hiệu quả của công nghệ

viễn thám, các phần mềm xử lý, hiển thị, tính tốn như: GIS, Mapinfo,... các
cơng trình thời kỳ này đã đi vào nghiên cứu theo chiều sâu với những vùng
lãnh thổ đặc thù, từ đó làm cơ sở đề xuất các giải pháp sử dụng đất bền vững
và cảnh báo hoang mạc hóa. Các khía cạnh nghiên cứu thối hóa đất khá đa
dạng, đã được thể hiện trong nhiều cơng trình cũng như đề tài nghiên cứu.
-

Nghiên cứu thối hóa đất tập trung vào các dạng thối hóa điển hình ở

Việt Nam như xói mịn đất, xâm nhập mặn, ơ nhiễm đất... Một số cơng trình
gần đây theo hướng nghiên cứu này của Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Đình


17

Kỳ (2012), Nguyễn Mạnh Hà và nnk (2013), Dương Thị Lịm và nnk (2018),
Hoàng Thị Huyền Ngọc và nnk (2017) [31], [33], [40], [44].
-

Nghiên cứu thối hóa đất theo loại thối hóa (ứng dụng ASSOD) gồm

xói mịn, khơ hạn, suy giảm độ phì, kết von, ơ nhiễm,.... [42], [50]. Kết quả
đánh giá tổng hợp các loại thối hóa đã phản ánh thực trạng thối hóa đất làm
căn cứ đề xuất giải pháp sử dụng đất hợp lý. Tuy nhiên, hướng nghiên cứu
này chưa đề cập đến mối liên hệ giữa các loại thối hóa và đưa ra dự báo thối
hóa đất theo không gian, đồng thời, yêu cầu nguồn dữ liệu ban đầu rất chi tiết.
Đánh giá thối hóa đất theo ASSOD cũng là tiền đề cho “Quy định kỹ thuật
điều tra thối hóa đất” ban hành năm 2012, cung cấp hướng dẫn về điều tra
thống kê diện tích đất bị thối hóa định kỳ hoặc theo cấp vùng, cấp tỉnh [24].
-


Các q trình thối hố đất ở nước ta diễn ra đa dạng, phức tạp tuỳ

theo các vùng địa lý sinh thái khác nhau. Thoái hoá đất vừa mang đặc điểm
của điều kiện địa lý phát sinh....vừa mang đặc điểm hoạt động khai thác của
con người. Vì vậy, cần nghiên cứu thối hố đất dưới góc độ địa lý tổng hợp.
Các cơng trình nghiên cứu chính được thực hiện theo hướng này bao gồm:
Nghiên cứu các q trình thối hố đất Quảng Bình; Nghiên cứu q trình
thối hố đất tỉnh Quảng Trị; Nghiên cứu đánh giá và dự báo thoái hoá đất
vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam [36], [37], [38].
-

Nghiên cứu địa lý phát sinh và thối hóa đất theo lưu vực sông hướng

đến sử dụng, quản lý theo lưu vực và phòng tránh giảm nhẹ thiên tai được tiến
hành trên nhiều lưu vực: sông Cầu, sông Ba, sông Kơn, sơng Thu Bồn...
Trong đó có một số cơng trình: “Nghiên cứu luận cứ khoa học cho các giải
pháp phòng tránh lũ lụt lưu vực sông Ba” (2003), “Nghiên cứu địa lý phát
sinh và thối hóa đất lưu vực sơng Lơ, sơng Chảy” (2004)... [35].
-

Thối hóa đất là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến hoang

mạc hóa. Hoang mạc hóa là q trình tiếp nối của thối hóa đất ở Việt Nam


18

và đặc biệt nhạy cảm ở vùng bán khô hạn như ở Ninh Thuận, Bình Thuận,...
Điều này được khẳng định trong các cơng trình: Nghiên cứu tổng hợp thối

hóa đất, hoang mạc hóa ở Tây Nguyên; Nghiên cứu quản lý hạn hán và sa
mạc hóa: Đồng bằng sơng Hồng và Nam Trung Bộ; BĐKH với thối hóa và
hoang mạc hóa các tỉnh Trung Trung Bộ; Đánh giá tác động của BĐKH tồn
cầu và hoang mạc hóa ở Nam Trung Bộ…[22], [25], [49], [52].
-

Nghiên cứu thối hóa đất Việt Nam và các biện pháp nhằm quản lý,

cải tạo, phục hồi đất trong bối cảnh biến đổi khí hậu và hoang mạc hóa gia
tăng: “Đất đồi núi Việt Nam - Thối hóa và phục hồi”, Sử dụng bền vững đất
miền núi và vùng cao ở Việt Nam, hay “Quản lý bền vững đất nơng nghiệp:
Hạn chế thối hóa và phịng chống sa mạc hóa”, “Quản lý hạn hán, sa mạc
hóa vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh BĐKH [26], [39], [45], [46].
-

Ngoài ra, các nghiên cứu áp dụng các phương pháp đánh giá thối hóa

đất khác nhau như WOCAT, GIS-MCA hay viễn thám và GIS cũng đã được
thực hiện. Cụ thể là: thành lập bản đồ thối hóa đất theo WOCAT của tác giả
Nguyễn Quang Việt và nnk (2014). Tích hợp GIS và phân tích đa chỉ tiêu
(MCA) thành lập bản đồ thối hóa đất tiềm năng tỉnh Lâm Đồng tỷ lệ
1/100.000 với 4 cấp thối hóa. Cơng nghệ viễn thám và GIS trong Điều tra,
đánh giá hiện trạng thối hóa đất khu vực Điện Biên, Lai Châu [48], [51].
Các cơng trình nghiên cứu đánh giá thối hóa đất và hoang mạc hóa
trên đã được triển khai trong những năm gần đây ở Việt Nam chủ yếu tập
trung vào 2 vấn đề chính:
-

Các điều tra cơ bản và đánh giá thực trạng thối hóa đất và hoang mạc hóa


và tác động tới dân sinh, kinh tế, xã hội. Nguyên nhân gây thoái hóa đất có
rất nhiều, nhưng có thể chia thành hai nhóm chính là: Các ngun nhân tự
nhiên (xói mịn, rửa trôi, hạn hán...) và Các nguyên nhân từ con người (sử
dụng đất đai không hợp lý, quản lý đất đai không phù hợp, do bom, đạn, chất


19

độc dùng trong chiến tranh...)
-

Các giải pháp quản lý tổng hợp, qui hoạch khai thác sử dụng hiệu quả tài

nguyên đất ngăn ngừa thối hóa và hoang mạc hóa bao gồm: Giải pháp cải
tạo, phục hồi tài nguyên; và các giải pháp cơng trình, phi cơng trình, cơng
nghệ sinh học, cơng nghệ hóa học...[55].
1.2.3. Tổng quan nghiên cứu suy thối đất ở tỉnh Đắk Nông
Tài nguyên đất, vấn đề trọng tâm được đặt ra để nghiên cứu là suy thoái
đất (thối hóa đất và hoang mạc hóa), những nguy cơ thực trạng và đang xảy
ra trên quy mô rộng với tốc độ nhanh. Tốc độ và quy mơ thối hóa đất dẫn
đến hoang mạc hóa ngày nay đang ở mức báo động. Chính vì vậy, vấn đề này
đã được Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Sau đây là một
số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến tài nguyên đất ở tỉnh Đắk Nông.
Những năm 1980, Nguyễn Đình Kỳ: nghiên cứu tổng hợp đất bazan
thối hóa vùng Tây Ngun trên quan điểm địa lí tổng hợp đã nhận định: đất
Tây Ngun đã bị thối hóa do sự xói mịn của tự nhiên và khai thác không
hợp lý của con người.
“Nghiên cứu một số giải pháp khoa học và công nghệ nhằm phát triển
nông nghiệp bền vững trên đất dốc tại Đắk Nông” do Viện Khoa học kỹ thuật
nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ thực hiện (2012). Đề tài nghiên cứu đã

xác định hệ thống canh tác phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và
phát triển bền vững đất dốc ở địa phương.
Cơng trình “Nghiên cứu xây dựng bản đồ thối hóa đất tỉnh Đắk Lắk và
Đắk Nông phục vụ sử dụng bền vững tài nguyên đất” của tác giả Lưu Thế
Anh (2012). Kết quả đã xây dựng bản đồ thối hóa đất tiềm năng tỉnh Đắk
Lắk và Đắk Nông tỷ lệ 1/100.000. Đề tài xây dựng bản đồ chung cho cả 2 tỉnh
đây cũng là một bất tiện cho việc sử dung riêng từng tỉnh và cơng trình cũng
là 1 trong những kết quả nghiên cứu của Chương trình Tây Nguyên 3 [55].


20

“Thay đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ở tỉnh Đắk
Nông giai đoạn 2000-2012”. Việc tăng giảm đất sản xuất nơng nghiệp và đất
lâm nghiệp có mối tương quan chặt chẽ với nhau, các huyên có diện tích đất
nơng nghiệp tăng thì diện tích đất lâm nghiệp lại giảm. Đề tài cũng tìm ra
những nguyên nhân và đề xuất một số các biện pháp thiết thực sử dụng đất
phù hợp cho địa phương. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập nhiều về vấn đề thối
hóa đất.
Cơng trình nghiên cứu “Ứng dụng cơng nghệ GIS trong việc đánh giá
thối hóa đất tiềm năng, đề xuất giải pháp giảm thiểu, phục vụ quy hoạch phát
triển bền vững khu vực Đắk Nông” (2012), đề tài đã xây dựng được mơ hình
tích hợp trong GIS các thơng số đầu vào phục vụ cho việc thành lập bản đồ
thối hóa đất tiềm năng (hay bản đồ dự báo nguy cơ thoái hóa đất), tuy nhiên
đề tài chưa làm rõ một số vấn đề các tác động của các yếu tố do các hoạt động
kinh tế xã hội dẫn đến thối hóa đất như: vấn đề sử dụng phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, các hoạt động khai thác khoáng sản, quá trình đơ thị hóa và hoạt
động của các ngành cơng nghiệp,…
Đối với UBND tỉnh Đắk Nông, nhằm phục vụ công tác quản lí và sử
dụng tài nguyên đất một cách hợp lí đã có Kế hoạch số 202a/QĐ-UBND ngày

19/04/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc điều tra, đánh giá tài nguyên
đất trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Kết quả dự án điều tra đã thành lập Bản đồ
thối hóa đất thời kỳ đầu của tỉnh Đắk Nông, tỷ lệ 1: 100 000 và kèm theo
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật giảm thiểu thối hóa đất theo loại hình và loại
đất thối hóa.
Qua các nghiên cứu trên là tồn bộ các cơng trình đã cung cấp nhiều
luận cứ khoa học cho đề tài nghiên cứu một cách thiết thực. Trên cơ sở tổng
quan tình hình nghiên cứu như trên, đề tài “Đánh giá suy thối tài ngun đất
tỉnh Đắk Nơng” đã xác định phương pháp luận, tiếp cận phân tích đánh giá


21

suy thoái tài nguyên đất nhằm định hướng phục vụ đề xuất giải pháp sử dụng
đất bền vững tỉnh Đắk Nông.
1.3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu
1.3.1.1. Quan điểm Địa lý phát sinh và thối hóa đất
Học thuyết phát sinh đất V.V. Docutraev đưa ra năm 1883 đã được các
nhà khoa học Nga và nhiều nước trên thế giới tiếp thu và hoàn thiện. Sự tác
động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên và nhân tác như đá mẹ, địa hình, khí
hậu, thủy văn, động thực vật và con người sẽ quyết định các q trình hình
thành các loại đất chính. Mỗi vùng địa lý tự nhiên sẽ có q trình hình thành
đất khác nhau trên cơ sở của sự tác động tương hỗ giữa các nhân tố hình thành
đất có tính đặc trưng riêng. Phẫu diện đất thơng qua dấu hiệu hình thái là tấm
gương phản ánh hoạt động của các quá trình hình thành đất.
Vì vậy, việc nghiên cứu lớp vỏ thổ nhưỡng theo quan điểm nguồn gốc
phát sinh phải được tiến hành nghiên cứu đồng bộ các nhân tố hình thành,
phân tích sâu sắc tác động của từng yếu tố và tác động tổng hợp, tương hỗ
giữa các yếu tố với sự hình thành đất nói chung, đối với tính chất và thành

phần mỗi loại đất nói riêng. Bên cạnh đó cần kết hợp với các q trình hình
thành đất đặc trưng, đặc điểm hình thái học và đặc tính lý hóa học của đất làm
cơ sở cho việc xây dựng hệ thống phân loại đất và thành lập bản đồ đất và bản
đồ thối hóa đất phù hợp với đặc điểm của từng không gian lãnh thổ.
1.3.1.2. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung, phổ biến và là đặc
trưng của địa lí học, có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu địa tổng thể tự
nhiên. Trên quan điểm hệ thống xác định cấu trúc khơng gian, phân tích chức
năng của các hợp phần, các yếu tố cấu tạo nên cấu trúc đứng và cấu trúc
ngang của các thể tổng hợp tự nhiên trong quá trình trao đổi vật chất và năng


22

lượng. Quan điểm hệ thống cũng cho phép phân tích sự phân hóa lãnh thổ
theo yếu tố động lực thành tạo qua đó tìm ra các mơ hình thích ứng làm cơ sở
cho dự báo biến động các thể tổng hợp tự nhiên.
Áp dụng quan điểm này, các nghiên cứu đất trong một hệ thống có cấu
trúc và chức năng của các hợp phần tự nhiên với những tác động qua lại, gắn
kết với nhau giữa các nhân tố hình thành đất và thối hóa đất.
1.3.1.3. Quan điểm tổng hợp
Đất là tấm gương của cảnh quan và là hợp phần của địa tổng thể, là
quan điểm chủ đạo, giữ vai trị kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu địa lí mà các
đối tượng được nằm trong tổng hòa các mối liên hệ giữa chúng với nhau.
Quan điểm này xem xét các yếu tố, q trình phát sinh – thối hóa đất là một
tổ hợp có tổ chức, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Sự tác động
của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên có thể thay đổi cả tổng
thể. Tuy nhiên, quan điểm này không yêu cầu nhất thiết phải nghiên cứu tất cả
các thành phần mà có thể lựa chọn những nhân tố có vai trị chủ đạo, có tính
chất quyết định đến các thuộc tính cơ bản nhất của tổng thể.

Trên quan điểm tổng hợp, tác giả nghiên cứu suy thoái đất theo một số
chỉ tiêu phù hợp và đại diện cho các thành phần tự nhiên theo cấu trúc thẳng
đứng cũng như mối quan hệ giữa chúng bằng phương pháp phù hợp, thông
qua việc lựa chọn và xử lý chỉ tiêu đại diện cho các thành phần như: địa chất
(đá mẹ), địa hình, khí hậu, thủy văn, tính chất lớp phủ thổ nhưỡng (lý học, hóa
học đất…), thảm thực vật…
1.3.1.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững
Sử dụng đất bền vững đang là vấn đề cấp bách của nước ta và nhiều
nước trên thế giới. Thực chất, sử dụng đất bền vững chính là q trình sử
dụng đất đạt được hiệu quả kinh tế cao, mặt khác giảm thiểu ảnh hưởng đến
môi trường sinh thái đất trong tương lai.


×