Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích hàng hóa sức lao động. nêu giải pháp để giải quyết bài toán thất nghiệp ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.89 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC PHẦN
Bộ mơn:
Đề tài: Phân tích hàng hóa sức lao động. Nêu giải pháp
để giải quyết bài toán thất nghiệp ở Việt Nam.

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên:
MSSV:
Lớp:

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG......................2
1.1. KHÁI NIỆM................................................................................................. 2
1.1.1. Định nghĩa về hàng hóa sức lao động..................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm của hàng hóa sức lao động..................................................... 2
1.2. VAI TRỊ CỦA HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG......................................... 4
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG 5
1.3.1. Nhân tố chủ quan................................................................................... 5
1.3.2. Nhân tố khách quan................................................................................ 6
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM..................................... 8
2.1. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NĨI CHUNG.................................................. 8
2.2. TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM............................................... 8
2.3. ĐÁNH GIÁ................................................................................................. 12
2.3.1. Nguyên nhân thất nghiệp...................................................................... 12


2.3.2. Những mặt tồn tại................................................................................. 14
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP...................................................................................... 15
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 19

2


MỞ ĐẦU
Thất nghiệp là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến đối với hầu hết các quốc gia
trong đó có Việt Nam. Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu
đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp. Đó là vấn đề khơng tránh khỏi chỉ có điều là
thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi. Đối với Việt Nam, thất nghiệp là một
trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu; có ý nghĩa to lớn
đối với mỗi cá nhân và sự phát triển của đất nước cả về kinh tế, xã hội,…Vì vậy, em
xin nghiên cứu về đề tài: “Phân tích hàng hóa sức lao động. Nêu giải pháp để giải
quyết bài tốn thất nghiệp ở Việt Nam” nhằm tìm hiểu về tình hình thất nghiệp của
Việt Nam hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên. Đề
tài tiểu luận của em sẽ dựa trên cơ sở về hàng hóa sức lao động và các kiến đã được
học trong bộ mơn Kinh tế Chính trị Mác – Lênin cũng như những hiểu biết trong
cuộc sống.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG
1.1.

KHÁI NIỆM

1.1.1. Định nghĩa về hàng hóa sức lao động
C.Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực
thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống, và được

người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó.”
Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của
mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng
sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao
động trong hiện thực.
Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa là:
Một, người lao động được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của
mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.
Hai, người lao động khơng có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết để tự kết hợp
với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao
động.
Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu biến sức lao động thành
hàng hóa
1.1.2. Đặc điểm của hàng hóa sức lao động
Khi sức lao động trở thành hàng hóa, nó cũng có hai thuộc tính như hàng hóa
thơng thường. Đó là thuộc tính giá trị và thuộc tính giá trị sử dụng.
- Giá trị của hàng hóa sức lao động cũng do thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định.
Xét về cấu thành, do hàng hóa sức lao động tồn tại trong con người đang
sống, nên để sống và tái sản xuất sức lao động, người lao động phải tiêu dùng lượng


tư liệu sinh hoạt nhất định. Muốn tái sản xuất ra năng lực đó, người hàng nhân phải
tiêu dùng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định về ăn, mặc, ở, học nghề, v... Ngồi
ra, người lao động cịn phải thoả mãn những nhu cầu của gia đình và con cái anh ta
nữa. Chỉ có như vậy thì sức lao động mới được sản xuất và tái sản xuất ra một cách
liên tục.
Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ
được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt mà người lao động tiêu dùng. Tức là, về cách tính, giá trị của hàng hóa sức lao

động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị của các tư liệu sinh hoạt để tái
sản xuất ra sức lao động. Cho nên, cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động sẽ
bao gồm:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất
ra sức lao động;
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) nuôi con
của người lao động.
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả
của hàng hóa sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của
người mua.
Hàng hóa sức lao động khơng chỉ có giá trị, mà cịn có giá trị sử dụng như bất
kỳ một hàng hóa thơng thường nào. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng
chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động của
người cơng nhân. Nhưng q trình sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa sức lao động
khác với quá trình tiêu dùng hàng hóa thơng thường ở chỗ: hàng hóa thơng thường
sau q trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử dụng của nó đều tiêu


biến mất theo thời gian. Khác với nhu cầu thông thường, khi sử dụng hàng hóa sức
lao động, người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được
giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm.
Hàng hóa sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt, nó mang yếu tố tinh thần và
lịch sử. Điều đó có nghĩa là ngồi những nhu cầu về vật chất, người cơng nhân cịn
có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa... Những nhu cầu đó phụ thuộc vào hồn
cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kỳ, đồng thời nó cịn phụ thuộc cả vào điều
kiện địa lý, khí hậu của nước đó. Hơn thế, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
có tính năng đặc biệt mà khơng hàng hóa thơng thường nào có được, đó là trong khi
sử dụng nó khơng những giá trị của nó được bảo tồn mà cịn tạo ra được lượng giá

trị lớn hơn. Đây chính là chìa khóa chỉ rõ nguồn gốc của giá trị lớn hơn do đâu mà
có.
1.2.

VAI TRỊ CỦA HÀNG HĨA SỨC LAO ĐỘNG
Thứ nhất, sức lao động biến thành hàng hoá là điều kiện chủ yếu quyết định

sự chuyển hoá tiền thành tư bản. Sự biến đổi giá trị của số tiền cần phải chuyển hóa
thành tư bản khơng thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng
hóa được mua vào (T - H). Hàng hóa đó khơng thể là một hàng hóa thơng thường,
mà phải là một hàng hóa đặc biệt, hàng hóa mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là
nguồn gốc sinh ra giá trị. Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà nhà tư bản đã tìm
thấy trên thị trường. Tuy nhiên, để tiền biến thành tư bản thì lưu thơng hàng hóa và
lưu thơng tiền tệ phải phát triển tới một mức độ nhất định.
Thứ hai, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư
cho xã hội. Điều này thể hiện ở chỗ người lao động ln tạo ra những hàng hố khác
có giá trị lớn hơn giá trị của sức lao động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người
sử dụng lao động. Một mặt, giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt của người
công nhân và biến đi trong tiêu dùng của công nhân. Mặt khác, trong quá trình lao


động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bán
thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
Thứ ba, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản
xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội, đánh dấu một bước tiến quan trọng để tạo nên
quyền tự do cá nhân và tạo ra sự phát triển cho nền kinh tế. Mọi công việc sản xuất
kinh doanh đều cần đến lao động. Đây là một lực lượng nòng cốt đóng góp nhiều
cơng sức. Trong bất cứ xã hội nào, sức lao động cũng là điều kiện cơ bản của sản
xuất.
1.3.


CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG
Thị trường sức lao động - đó là một dạng đặc biệt của thị trường hàng hóa,

mà nội dung của nó là thực hiện vấn đề mua và bán loại hàng hóa có ý nghĩa đặc
biệt - sức lao động, hay là khả năng lao động của con người. Như một phạm trù kinh
tế thị trường sức lao động thể hiện quan hệ kinh tế giữa một bên là người làm chủ
hàng hóa này, sở hữu sức lao động - người bán nó và bên kia, với người sở hữu vốn
- mua sức lao động”.. Thị trường lao động cũng như các loại thị trường khác tuân
thủ theo những quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy
luật cạnh tranh. Điểm khác biệt lớn nhất ở đây là do tính chất đặc biệt của hàng hố
sức lao động. Trên cơ sở đó, ta thấy các nhân tố ảnh hưởng thị trường sức lao động
là:
1.3.1. Nhân tố chủ quan
• Năng lực chun mơn, trình độ và kỹ năng của người lao động:
Năng lực và trình độ của người lao động là nhân tố vô cùng quan trọng đối
với thị trường sức lao động. Trong quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động, người lao động luôn ở thế yếu hơn. Khơng có năng lực đồng
nghĩa với việc người lao động phải chấp nhận tiền lương và điều kiện lao động
do người sử dụng lao động áp đặt cho họ, và khi đó, sức lao động khơng được
phát huy tối ưu, bởi thiếu động lực và tinh thần làm việc sẽ hạn chế sức sáng tạo


và nỗ lực của người lao động. Năng lực được tạo ra từ trình độ chun mơn, kiến
thức, kỹ năng. Vì vậy, đào tạo năng lực chun mơn, trình độ và kỹ năng cho
người lao động là vô cùng quan trọng để tạo vị thế về việc làm trên thị trường
sức lao động. Năng lực sẽ giúp người lao động linh hoạt trong tìm kiếm việc
làm, chuyển đổi việc làm phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
• Cung - cầu lao động:
Người lao động thiếu thông tin về thị trường lao động, người tìm việc khơng

biết nơi cần người và nơi cần người khơng tìm đúng người có chun mơn sẽ
khiến cho thị trường sức lao động không hoạt động hiệu quả. Kết nối cung - cầu
lao động chính là giúp cho thị trường lao động vận hành và hỗ trợ cho chính sách
đào tạo và kích thích nhu cầu học nghề và học chun mơn phù hợp với yêu cầu
của thị trường.
1.3.2. Nhân tố khách quan
• Cơ hội việc làm:
Tạo ra việc làm đầy đủ là rất quan trọng để thúc đẩy thị trường sức lao động
linh hoạt. Thiếu cơ hội việc làm sẽ khiến cho những người đang có việc làm “cố
giữ việc làm hiện tại” vì sợ khơng tìm được việc làm mới; làm cho những người
tìm việc khơng có sự lựa chọn và buộc phải chấp nhận những việc làm có sẵn,
ngay cả khi việc làm đó khơng hợp chun mơn của họ. Cơ hội việc làm đầy đủ
chính là để phát huy hiệu quả tồn bộ lực lượng lao động
• Cách mạng cơng nghiệp:
Thế giới đang đổi thay nhanh chóng với tác động của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Chúng ta chưa hình dung được về thị trường lao động sẽ phát
triển ra sao với các ứng dụng và kinh tế nền tảng. Máy móc và cơng nghệ rơ-bốt
với trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi gần như mọi ngành, nghề trong các lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Nhiều người sẽ thất nghiệp nếu không được đào


tạo kịp thời và đào tạo phù hợp, đi kèm với giới thiệu việc làm và kết nối việc
làm mới. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa đoán định được việc làm sẽ thay đổi ra
sao; việc làm gì sẽ mất đi và việc làm gì sẽ được tạo ra; yêu cầu về kỹ năng và
trình độ để tìm kiếm việc làm mới là gì; quan hệ việc làm giữa người lao động và
người sử dụng lao động thay đổi như thế nào,... Thị trường lao động trong cuộc
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư sẽ rất khác.
• Cơ cấu lao động xã hội
Do áp dụng rộng rãi kỹ thuật và công nghệ hiện đại nên lao động phức tạp,
lao động trí tuệ tăng lên và thay thế lao động giản đơn, lao động cơ bắp.

• Vai trị của nhà nước:
Nhà nước có vai trị hết sức quan trọng trong sự vận hành của thị trường sức lao
động. Bằng các chính sách thị trường sức lao động, nhà nước kết nối cung - cầu,
khuyến khích tạo việc làm trong cả khu vực cơng và khu vực tư, kích thích người
lao động tìm kiếm việc làm và chuyển đổi việc làm phù hợp với năng lực và sở
trường,... Ví dụ chính sách về tiền lương, điều kiện làm việc tạo ra sự hấp dẫn trên
thị trường lao động, từ đó giúp tăng năng suất lao động cá nhân; chính sách an toàn,
vệ sinh lao động giúp giảm nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, từ đó, tiết
kiệm chi phí khắc phục hậu quả và tối ưu hóa nguồn lực; chính sách đào tạo nghề
giúp kết nối cung - cầu lao động, giúp người lao động chuyển đổi tay nghề và thích
ứng với sự thay đổi việc làm trong mơi trường mới; chính sách trợ cấp thất nghiệp
và bảo vệ việc làm giúp người lao động sẵn sàng chấp nhận rủi ro mất việc để tìm
kiếm việc làm mới dựa trên sự đam mê, đổi mới và sáng tạo, từ đó, tạo điều kiện cho
người lao động làm đúng ngành, nghề để phát huy tối đa khả năng lao động;... Đồng
thời, nhà nước có vai trị ngăn chặn các hành vi lợi dụng kẽ hở pháp luật để kinh
doanh phi đạo đức, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, như trốn tránh nghĩa
vụ trong quan hệ lao động, chẳng hạn trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho
người lao động,... bảo đảm đền bù cho người lao động trong trường hợp tai nạn lao


động phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm các chính sách lao động và an
sinh xã hội để thị trường lao động vận hành linh hoạt.

CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
2.1.

NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NÓI CHUNG
Trong hơn 30 năm qua, sự phát triển của Viêṭ Nam là rất đáng ghi nhâṇ . Đổi

mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng

đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc
gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt
trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm
mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại
bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Hiện nay, do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể.
Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia
trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài
hạn đối với các hộ gia đình - thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát
giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ
tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng
thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi
mạnh mẽ.
2.2.

TÌNH HÌNH THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Thất nghiệp là vấn đề kinh tế - xã hội phổ biến đối với hầu hết các quốc gia

trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam, khái niệm thất nghiệp được hiểu là những người
khơng có việc làm, có các hoạt động tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc ngay
khi có cơ hội việc làm trong giai đoạn tham chiếu.


Từ tháng 1 năm 2020, đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam đã ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình lao động việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm 2020
khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng
xuất hiện và việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được thực hiện triệt để
trong tháng 4 năm 2020.


• Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam trước đại dịch Covid-19
Đổi mới kinh tế và chính trị trong 30 năm qua đã thúc đẩy phát triển kinh tế và
nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ năm 2008. Mặc dù vậy, hệ thống bảo
hiểm thất nghiệp nói riêng và hệ thống an sinh xã hội nói chung tại Việt Nam vẫn
chưa hồn thiện để phục vụ tốt người lao động, do đó đa số người dân phải làm mọi
công việc để tạo ra thu nhập ni sống bản thân và gia đình. Đây cũng chính là
nguyên nhân khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam thường thấp hơn so với các
nước đang phát triển.
Trước đại dịch Covid-19, theo kết quả của Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt
Nam năm 2019 (công bố vào ngày 19/12/2019), có gần 88% dân số tham gia lực
lượng lao động (có độ tuổi từ 25-59). Tỉ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên ở
mức thấp 2,05%; trong đó theo giới tính thì tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15 tuổi
trở lên là 2,00%, còn ở nữ giới là 2,11%. Ở khu vực nông thôn tỉ lệ thất nghiệp thấp
hơn gần 2 lần so với khu vực thành thị (1,64% và 2,93%). Đa số người thất nghiệp
có độ tuổi từ 15-54 (chiếm 91,7% người thất nghiệp), trong đó, lao động có độ tuổi
từ 15-24 có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất chiếm 44,4% tổng số lao động thất nghiệp của
cả nước.

• Tác động của đại dịch Covid đến tình hình thất nghiệp ở Việt Nam


Đại dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam từ tháng 1 năm 2020 đã ảnh hưởng
trực tiếp đến tình hình lao động và việc làm trong các ngành và tại tất cả các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, ảnh hưởng rõ rệt nhất vào quý II năm
2020 khi tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ca lây nhiễm trong cộng
đồng xuất hiện và đặc biệt là việc áp dụng các quy định về giãn cách xã hội được
thực hiện triệt để trong tháng 4 năm 2020. Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có
31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, trong đó

gồm người bị mất việc làm, người phải nghỉ giãn việc/nghỉ việc luân phiên, bị giảm
giờ làm hay giảm thu nhập…
Hình 1: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông thôn giai
đoạn 2011-2020

Đơn vị: %

Đến tháng 9 tháng năm 2020, gần 1,2 triệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao
động, tăng 132,1 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ
tuổi lao động 9 tháng năm 2020 là 2,48%, cao gấp 1,14 lần so với cùng kỳ năm
trước. Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý III
năm 2020 là 4,3%, cao hơn 1,94 điểm phần trăm so với Hà Nội (2,36%).
Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị có tỉ lệ thất
nghiệp là 4,0%, giảm 0,46 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,89 điểm phần
trăm so với cùng kỳ năm trước. Đây là tỉ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi


lao động ở khu vực thành thị cao nhất trong vòng 10 năm qua. Quý III năm 2020, tỷ
lệ thất nghiệp của thanh niên là 7,24%, tăng 0,26 điểm phần trăm so với quý trước,
tăng 0,51 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; cao gấp 4,2 lần so với tỷ lệ thất
nghiệp của dân số trưởng thành (những người từ 25 tuổi trở lên). Thanh niên khu
vực thành thị có tỷ lệ thất nghiệp là 11,29%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý
trước và tăng 0,65 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Thành phố Hà Nội và
Hồ Chí Minh, nhóm thanh niên có tỉ lệ thất nghiệp khá cao tương ứng là 9,25% và
10,47%.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý IV/2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi
trở lên của cả nước ước đạt 55,1 triệu người, tăng 563,8 nghìn người so với quý
trước và giảm 860,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2020,
lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 54,6 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với
năm trước. Trong năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ước khoảng 2,26%, trong đó tỷ lệ thất

nghiệp khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%; Tỷ lệ thất nghiệp
trong độ tuổi lao động là 2,48%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,88%; khu
vực nông thôn là 1,75%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2020
ước tính là 7,1%, trong đó khu vực thành thị là 10,63%; khu vực nông thôn là
5,45%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ước tính là 2,51%, trong đó
tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,68%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông
thôn là 2,93%.
Trong quý I năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã hứng chịu những tác
động xấu do sự bùng phát lần thứ 3 của Đại dịch Covid 19. Kết quả điều tra lao
động việc làm quý I năm 2021 ghi nhận số người tham gia thị trường lao động giảm
so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước. Trong quý đầu năm 2021, cả nước có
9,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19. Tỷ lệ lao
động có việc làm phi chính thức và lao động thiếu việc làm đều tăng so với quý
trước và cùng kỳ năm trước. Điểm sáng đáng lưu ý nhất trong quý I của thị trường


lao động là sự gia tăng mức thu nhập từ công việc của người lao động so với quý
trước và cùng kỳ năm trước.
Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là gần 1,1 triệu
người, giảm 137,0 nghìn người so với quý trước và tăng 12,1 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2021 là
2,42%, giảm 0,21 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,08 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 3,19%, giảm 0,51 điểm
phần trăm so với quý trước và tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Hình 2: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo thành thị, nông thôn, các
quý giai đoạn 2019-2021

Đ
ơn vị: %


Qua số liệu trên, có thể thấy rõ rằng, tình hình thất nghiệp ở nước ta đã tăng
mạnh sau đại dịch Covid-19, từ 2.17% (năm 2019) đến 2.5% (năm 2020). Vì vậy,
chúng ta cần có những giải pháp thiết thực hơn nhằm ổn định tình hình thất nghiệp,
nhất là khi đứng trước diễn biến căng thẳng của đại dịch Covid-19 như hiện nay.


2.3.

ĐÁNH GIÁ

2.3.1. Nguyên nhân thất nghiệp
Thất nghiệp do nhiều nguyên nhân gây ra: Lao động Việt Nam có trình độ tay
nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính chuyên nghiệp chưa cao. Việc kỹ
năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống đào tạo và giáo
dục, các nhu cầu thị trường lao động. Lao động của chúng ta đúng là dồi dào thật
nhưng vẫn khơng tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng khơng ổn định một
phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu.
• Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, trình độ học vấn cịn hạn chế
Trong thời buổi kinh tế thị trường địi hỏi lao động phải có tay nghề cao, trình độ
học vấn tốt đáp ứng được nhu cầu của cơng việc. Tuy nhiên, với trình độ lao động
của nước ta hiện nay là quá thấp dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu của thị
trường cũng như nền kinh tế cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta hiện nay. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta ngày càng
cao. Bên cạnh đó, cơ cấu lao động có chuyên môn kĩ thuật chưa đáp ứng nhu cầu
của thị trường lao động đã dẫn đến tình trạng nhiều người lao động có chun mơn
kĩ thuật làm việc khơng đúng trình độ hoặc làm các cơng việc giản đơn hay bị thất
nghiệp trong thời gian qua. Rất nhiều lao động trẻ "nhảy việc" để tìm kiếm thu nhập
cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc.
• Hệ thống giáo dục và đào tạo
Giáo dục ở Việt Nam hiện nay chưa gắn đào tạo với nhu cầu. Chỉ tiêu tuyển sinh

do từng trường quy định để đáp ứng nhu cầu giảng dạy nhưng không đáp ứng nhu
cầu việc làm thực tế theo ngành. Do đó, số lượng sinh viên ra trường hàng năm cao
hơn nhiều so với nhu cầu thực tế cũng như số lượng sinh viên dư thừa sẽ thất
nghiệp. Chi phí để đào tạo một sinh viên hồn thành tồn bộ khóa học là khơng hề
nhỏ nên khi sinh viên thất nghiệp vài năm sau khi ra trường coi như kiến thức của
họ giảm dần.


• Do ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19
Nguyên nhân khiến người lao động bị mất việc là do ảnh hưởng của suy thối
kinh tế tồn cầu do đại dịch Covid-19 gây nên. Nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản
xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hồn tồn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ
được, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, họ phải “cắt giảm lao
động” dẫn đến lao động mất việc làm.
*Do sự phát triển nhanh của khoa học – kĩ thuật,
Trong một chừng mực nhất định, với sự tiến bộ vượt bậc của máy móc, nó đã
dần thay thế con người. Các doanh nghiệp, cơng ty ln muốn tối đa hóa lợi nhuận,
đẩy mạnh khoa học, máy móc tiến bộ vào sản xuất thì tất dẫn đến phải loại bỏ một
số lượng lớn lao động.
• Do chính sách của Nhà nước
Các chính sách về việc làm chưa thực sự đáp ứng các yêu cầu của phát triển
kinh tế - xã hội, các chính sách cịn mang tính chung chung; việc triển khai thực
hiện các chính sách cịn chậm, thiếu cán bộ cơ sở, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành,
địa phương chưa chặt chẽ,…
Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ra tình trạng thất nghiệp bao gồm: nghèo
đói và di cư, người lao động bị mất một số kỹ năng cần thiết, vấn đề sức khỏe bệnh
tật, mức sống kém và tỷ lệ tội phạm cao,…
2.3.2. Những mặt tồn tại
Đại dịch Covid -19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp, với nhiều nguy cơ
bùng nổ làn sóng dịch tại nhiều nước trên thế giới, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình

lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Biện pháp giãn cách xã hội áp
dụng trong tháng 5 và tháng 6 đang gây nên sự sụt giảm nghiêm trọng trong doanh
thu. Các nhà máy phục vụ thị trường nội địa đang phải cắt giảm thời giờ làm việc
của người lao động, đề nghị giảm mức lương hay tạm dừng mọi hoạt động sản xuất


và cho người lao động nghỉ việc. Lao động và làm việc trong các doanh nghiệp xuất
khẩu cũng đối mặt với sự sụt giảm nghiêm trọng về số giờ làm việc, tạm dừng hợp
đồng, cắt giảm lương và sa thải.
Thất nghiệp, bản thân người thất nghiêp
đời sống bản thân, gia đình họ. Doanh nghiêpp

khơng có thu nhâpp , ảnh hưởng đến
cũng khổ vì cho nhân viên nghỉ thì

thương, vương thì tơi. Mà cho nghỉ thì cũng phải trả các trợ cấp thơi viêcp , mất viêcp .
Trong lúc khó khăn thì những khoản này cũng đâu có nhỏ. Ngân sách nhà nước
cũng bị ảnh hưởng vì khơng thu được thuế thu nhâp cá nhân, lại còn phải trả các trợ
cấp thất nghiêpp , phải đầu tư cho các giải pháp nhằm giảm thất nghiêp…. Khi nạn
thất
nghiêp

tràn lan thì tê p nạn xã hôi:
trôm

cắp, cướp giât, ma túy, mại dâm, rượu, cờ

bạc,…. cũng tăng theo. Một bộ phận rất lớn người lao động trong các khu công
nghiệp là người từ các tỉnh nông nghiệp. Họ đi lên thành thị làm công nhân vì ở q
khơng có việc làm hoặc làm khơng đủ sống. Nhà máy ngừng sản xuất, phải đóng

cửa hoặc giảm bớt lao động nên họ phải trở về. Nợ cũ chưa trả hết lại chồng thêm
nợ mới. Họ đi kiện cơng ty đưa mình đi xuất khẩu lao động, nhưng xét cho cùng
cũng chẳng phải lỗi của ai. Người thất nghiệp kéo từ thành phố về nhà, cái nghèo ở
quê đã quá đủ, nay gánh nặng thêm vì số lao động thất nghiệp tăng lên.
Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến
phát triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà
những người công nhân bị thất nghiệp làm ra. Hơn nữa, đó cịn là sự lãng phí to lớn
nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người mất việc
làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức
tạp.
Nhằm khắc phục tình trạng thất nghiêp của người lao đơng, Nhà nước ban
hành các chính sách về viêc làm và thất nghiệp để sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế
như: chính sách tiền lương chưa phù hợp, chưa tạo sự bình đẳng giữa các loại hình


doanh nghiệp; phạm vi bao phủ của các chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp còn hạn chế; các chính sách kinh tế thường thiếu định hướng chuyển
dịch cơ cấu ngành gắn với nhu cầu lao động và đào tạo lao động tương ứng… Đồng
thời, chất lượng lao động hạn chế, năng suất lao động thấp; chất lượng việc làm
chưa cao; tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ diễn biến phức tạp; hệ
thống thông tin thị trường lao động chưa đầy đủ, kịp thời, chính xác; hệ thống Trung
tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm kém hiêu quả...

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP
1. Đào tạo nâng cao trình độ người lao động
Nhà trường cần liên kết với doanh nghiệp để tạo cơ hội việc làm cho sinh viên
nhằm giúp sinh viên thấy được thực lực trong công việc cũng như nâng cao kiến
thức chun mơn. Việc nhanh chóng nắm bắt được bản chất cơng việc mình đã chọn
là vơ cùng cần thiết đối với sinh viên. Phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng

mở, linh hoạt, hiện đại, liên thông; chú trọng đầu tư để duy trì và phát triển các
trường chất lượng cao và ngành nghề trọng điểm, tiếp cận trình độ của các nước tiên
tiến trong khu vực và thế giới, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng
năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia.
Tăng cường công tác hướng nghiệp, đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao
động; phối hợp với Bộ Giáo dục đào tạo thực hiện có hiệu quả công tác phân luồng
đào tạo, hướng nghiệp cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục đầu tư đồng bộ cho đào tạo
nhân lực thuộc các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, các ngành, nghề tiếp cận với
trình độ tiên tiến của khu vực, quốc tế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông
qua đẩy mạnh đào tạo kỹ năng, năng lực thực hành.
2. Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động:
Nâng cao năng lực dự báo nhu cầu thị trường lao động; thúc đẩy chuyển dịch
lao động, phân bổ hợp lý lao động


Nâng cao năng lực hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trong tư vấn, giới thiệu
việc làm cho người lao động và định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên;
phối hợp hoạt động của Trung tâm với các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp; nâng tần
suất phiên giao dịch việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, hướng
tới tổ chức các hoạt động giao dịch việc làm phù hợp tại cơ sở; tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong hoạt động dịch vụ việc làm.
Các cơ quan pháp luật cần thực hiện các chính sách để giải quyết việc làm cho
thanh niên theo các nhóm đối tượng. Đối với nhóm thanh niên tốt nghiệp đại học,
cao đẳng, trung cấp nghề nên sử dụng vào các ngành kinh tế có yêu cầu cao về chất
lượng lao động, có chính sách ưu đãi, trọng dụng nhân tài. Đối với những thanh niên
học xong không có điều kiện học lên cao cần có chính sách hỗ trợ học nghề, lập
nghiệp, sản xuất nơng nghiệp. Ngồi ra, cần phát triển các khu công nghiệp để thu
hút nhiều lao động trình độ cao vào làm việc. Ưu tiên đưa lao động đi làm việc theo
hướng mở rộng thị trường, khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình và tạo việc
làm cho thanh niên. Đối với nhóm thanh niên thất nghiệp, cần khuyến khích phát

triển thành phần kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh doanh cá thể,
doanh nghiệp nhỏ để thu hút nhiều lao động và tạo việc làm cho họ. Có chính sách
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên thất nghiệp được vay vốn ưu đãi để tự
tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho thanh niên nhằm cải thiện đời sống.
3. Đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ
là trọng tâm đã được xác định. Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi
cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra
việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở
hạ tầng đang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả. Đây cũng là giải pháp mà các
quốc gia đã từng áp dụng trước đây. Một khi vấn đề yếu kém của cơ sở hạ tầng được


giải quyết, cộng hưởng các chính sách kinh tế vĩ mơ khác thì việc thu hút nhà đầu tư
nước ngồi sẽ trở nên khả quan hơn khi nền kinh tế thế giới hồi phục trở lại.
Đẩy nhanh việc thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất kinh doanh để phục hồi hoạt động kinh tế của tất cả các ngành, đặc biệt là các
ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid -19 như ngành công nghiệp chế biến, chế
tạo; bán buôn và bán lẻ; dịch vụ lưu trú và ăn uống; vận tải…
4. Sự can thiệp của Chính phủ bằng cách ban hành các chính sách có hiệu quả
Chính phủ cần có chính sách hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ
người thất nghiệp. Có một thực tế là, bảo hiểm thất nghiệp có thể hỗ trợ để đảm bảo
cuộc sống của người lao động cũng như hỗ trợ họ tìm được việc làm và trở lại làm
việc càng sớm càng tốt. Bên cạnh đó, bảo hiểm thất nghiệp cũng giúp giảm bớt gánh
nặng cho ngân sách của các nhà nước và doanh nghiệp. Ở Việt Nam, do tình trạng
thất nghiệp mới được ghi nhận trong những năm gần đây nên việc thành lập quỹ thất
nghiệp đang trong giai đoạn đầu nghiên cứu và gặp nhiều khó khăn cũng như phức
tạp. Một trong những khó khăn là nguồn quỹ, xác định đối tượng và thời gian được
hưởng. Trước mắt, do hạn chế của quỹ, bảo hiểm thất nghiệp chỉ dành cho người
mất việc làm và chỉ bảo hiểm trong một thời gian nhất định trong khi người lao động

vẫn chưa tìm được việc làm. Trong tương lai xa hơn, bảo hiểm thất nghiệp là cần
thiết cho cả người trẻ và người già vẫn chưa tìm được việc làm.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách phù hợp, nhất là về
tài chính, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động,
đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch Covid -19,
nhanh chóng khơi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện chính sách miễn,
giảm một số nghĩa vụ thuế đối với một số lĩnh vực, đối tượng chịu thiệt hại nặng nề
do đại dịch Covid -19 trong năm 2020. Đồng thời, nghiên cứu để xây dựng các gói
hỗ trợ đặc thù cho nhóm lao động yếu thế, bao gồm lao động nữ và lao động không


có trình độ chun mơn kỹ thuật chịu tổn thương bởi diễn biến khó lường của đại
dịch Covid -19 nhằm giúp họ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tuyên truyền, phổ biến việc thực hiện
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về việc làm nhằm
nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm. Cải cách hành chính, tăng cường phân
cấp, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý Nhà nước về
việc làm; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch về chính sách, chế độ đối với
người dân.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nêu rõ: “Phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn
nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng
cao, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào
tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu,
chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo;
khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn
hóa, sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đồn kết, tự hào dân tộc trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

KẾT LUẬN

Thông qua nghiên cứu về hàng hóa sức lao động, tìm hiểu và đánh giá về tình
hình của thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay, bài tiểu luận của em đã đưa ra những giải
pháp nhằm giảm tỉ lệ thất nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát
triển hơn nữa. Tuy nhiên, tình hình thất nghiệp hiện nay ngày càng gia tăng nhanh,
đặc biệt là sau những tác động nặng nề của đại dịch Covid-19, các chính sách của
nhà nước đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhưng chưa triệt để địi hỏi Chính phủ
cần đưa ra những biện pháp mới hiệu quả hơn nhằm giảm tối đa tỉ lệ thất nghiệp ở
nước ta trong năm 2021.



Tài liệu tham khảo
/> /> />


×