Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (708.52 KB, 20 trang )

A.

CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của DN:
 Kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ về tình hình tài chính của DN của chủ đầu tư gửi đến
có đúng, đủ theo quy định để phục vụ cho công tác thẩm định.
 Kiểm tính đầy đủ, tính pháp lý của các báo cáo tài chính: có đủ số lượng báo cáo? có đủ
chữ ký của người có thẩm quyền? báo cáo có được kiểm tốn?
Bước 2: Nắm thơng tin về tình hình tài chính DN:
Về số vốn điều lệ thực góp của cơng ty. Trong đó:
 Vốn bằng tiền
 Vốn bằng tài sản
 Về khả năng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tham gia góp vốn thực hiện dự án/phương
án sản xuất - kinh doanh.
 Về tình hình tài chính của cơng ty thơng qua các chỉ số tài chính.
Các chỉ số thơng dụng thường sử dụng hỗ trợ cho việc phân tích đánh giá tình hình tài
chính của DN
I.

Khả năng thanh tốn
Nhiều DN bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra khả năng

của DN có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không là một trong
những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của DN, thơng qua các chỉ tiêu:
1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Ktq):
Ktq = Tổng tài sản (MS270 BCĐKT)/Nợ phải trả (MS300 BCĐKT)
Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Hệ số này càng lớn thì
khả năng thanh tốn của DN càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy
sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của DN.
2. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Kng):


Kng = Tài sản ngắn hạn (MS100 BCĐKT)/Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)
Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản ngắn
hạn hiện có


Hệ số này càng lớn thì khả năng hồn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại Hệ số này nhỏ
hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn của DN gặp
khó khăn, tiềm ẩn không trả được nợ đúng hạn.
3. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh):
Kn = Vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn
(MS110 + 120BCĐKT)/Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và
các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả
năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức
thời.
Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, Hệ số này
nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay
các khoản nợ ngắn hạn thấp.
II.

Tính ổn định và khả năng tự tài trợ

2.1. Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu)
Ktu = Tài sản dài hạn (MS200 BCĐKT)/Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT) + Nợ dài
hạn (MS330 BCĐKT)
Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư, hệ số này không được vượt
quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn;
nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn
ngắn (Ví dụ: như vay ngắn hạn) dịng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định
trong điều hành tài chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài hạn

trên vốn chủ sở hữu.
2. Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts)
Kts = Tài sản dài hạn (MS 200BCĐKT)/ Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT)
Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu,
những khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì
những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo; hệ số càng nhỏ
càng an toàn, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tư.


3. Hệ số nợ (Ncsh)
Xác định hệ số này để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu
Ncsh = Nợ phải trả (MS 300BCĐKT)/Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT)
Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; hệ số này càng
nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn vì nguồn vốn CSH là nguồn vốn khơng phải hồn
trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN càng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này càng cao
thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính
thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dòng tiền của DN sẽ kém đi do gánh nặng
từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Trong trường hợp giải thể DN, hệ số này cho biết mức
độ được bảo vệ của các chủ nợ.
4. Hệ số vốn chủ sở hữu (Vcsh)
Vcsh = Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)/Tổng Nguồn vốn (MS 440BCĐKT)
Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng
vốn. Bổ sung vào vốn góp bởi các cổ đơng và các khoản dự trữ vốn thì vốn chủ sở hữu cũng
góp phần tạo ra dự trữ cho vốn điều lệ và phần thặng dư (kể cả thu nhập giữ lại của DN).
Nguồn vốn này khơng cần được hồn trả lại, vì vậy hệ số này càng cao, DN càng được
đánh giá cao. Về cơ bản hệ số này có mục đích đánh giá như hệ số nợ.
5. Đối với DN đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, cần
lưu ý thêm
5.1. Đánh giá sự hợp lý trong việc bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn của DN thông qua các
chỉ số

+ Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = TSCĐ/ Tổng tài sản (%)
+ Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ = TSLĐ/ Tổng tài sản (%)
Các chỉ số này cho biết tỷ trọng đầu tư vào các loại tài sản của DN, xu hướng biến động
của Tổng tài sản qua các kỳ báo cáo, tính hợp lý trong việc bố trí về cơ cấu tài sản của DN
tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN.
5.2. So sánh đánh giá việc tăng giảm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn có tương ứng với việc tăng
giảm tài sản lưu động, tài sản cố định không, để đánh giá việc bố trí cơ cấu nguồn vốn
dài hạn và ngắn hạn có hợp lý khơng.


III. Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời
3.1.

Hiệu quả sử dụng tài sản (DTts)

Hệ số này cho thấy kết quả mà DN đạt được trong năm thông qua việc tạo thu nhập trên
tổng tài sản đã đưa vào hoạt động SXKD.
DTts = Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD)/Tổng tài sản (MS 270BCĐKT)
Hệ số này phản ánh tính năng động của DN , cho biết tổng vốn đầu tư vào tài sản được
chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Nếu hệ số này thấp, có nghĩa là vốn đang khơng
được sử dụng hiệu quả; có khả năng DN đang thừa hàng tồn kho, sản phẩm hàng hố khơng
tiêu thụ được hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu vốn thực sự. (Lưu
ý đối với DN có quy mơ lớn thì hệ số này có xu hướng nhỏ hơn so với DN có quy mơ nhỏ).
3.2. Vịng quay tổng tài sản/Hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài
sản. Chỉ số này bằng 3 có nghĩa là: với mỗi đô la được đầu tư vào trong tổng tài sản, thì cơng
ty sẽ tạo ra được 3 đơ la doanh thu. Các doanh nghiệp trong ngành thâm dụng vốn thường có
chỉ số vịng quay tổng tài sản thấp hơn so với các doanh nghiệp khác.
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản trung bình
Tổng doanh thu ròng = doanh thu ròng/thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ + doanh

thu hoạt động tài chính + doanh thu thu nhập khác (thu nhập khác).
Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra) x (Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu
khác.
Doanh thu thuần = Doanh thu – Các khoản giảm trừ doanh thu.
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể của DN – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị
trả lại – Giảm giá hàng bán – Thuế gián thu.
Tài sản = tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn
𝑻𝑨𝑻 =

𝑻𝑵𝑺
𝑨

=

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖 𝒓ò𝒏𝒈
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏

3.3. Vòng quay hàng tồn kho (V)
Hệ số vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu quả hoạt động của DN thông qua hiệu quả
sử dụng vốn lưu động.


V = Giá vốn hàng bán (MS 11KQHĐKD)/Hàng tồn kho bình quân (MS 140BCĐKT)
𝑰𝑻 =

𝑪𝒔𝒙
𝑻𝑲

=


𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏
𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

=

𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒉𝒖
𝒈𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒕𝒓𝒖𝒏𝒈 𝒃ì𝒏𝒉

𝑩ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏𝒈 𝒌𝒉𝒐
=

𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒏ă𝒎 𝒕𝒓ướ𝒄 + 𝑯à𝒏𝒈 𝒕ồ𝒏 𝒌𝒉𝒐 𝒏ă𝒎 𝒏𝒂𝒚
𝟐

Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết DN sử dụng vốn lưu động càng hiệu
quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của DN. Vòng quay thấp
là do DN lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh
nặng trả lãi tăng lên, tốn kém chi phí lưu giữ và rủi ro khó tiêu thụ do khơng phù hợp với nhu
cầu tiêu dùng hoặc thị trường kém đi. Vòng quay hàng tồn kho của các DN có quy mơ lớn có
xu hướng cao hơn các DN có quy mơ nhỏ. Riêng các DN thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ
thì vịng quay hàng tồn kho có xu hướng càng lớn khi DN có quy mơ hoạt động càng nhỏ.
3.4. Kỳ thu tiền bình quân (N)
𝑁=

𝐴𝐶𝑃 =

Các khoản phải thu bình quân (MS 130BCĐKT ) x 360 ngày
Doanh thu thuần (MS 10 + 21 + 31KQHĐKD )
KPT x 360
𝑁𝑆


=

𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 × 360
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑟ò𝑛𝑔/𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝑏á𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑣à 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ

Hệ số này phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.
Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời giá bình quân thực hiện các khoản phải thu của DN.
Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của DN và đặc thù của từng ngành nghề SXKD.
Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vịng quay của các khoản phải thu càng nhanh, cho biết
hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao.
3.5. Đối với DN đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh,
cần phần tích thêm chỉ tiêu
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho + Các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của DN trong năm. Chỉ
tiêu càng lớn cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của DN càng lớn và ngược lại.
Vòng quay vốn lưu động (vòng/năm) = Doanh thu thuần/TSLĐ và ĐTNH bình quân
TSLĐ và ĐTNH bình quân = TSLĐ và ĐTNH đầu kỳ + TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ/2


Tỷ lệ này cho biết vốn lưu động được chuyển bao nhiêu lần thành doanh thu. Tỷ lệ này
càng cao chứng tỏ đồng vốn được sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này thấp đi có thể
là DN sử dụng vốn kém hiệu quả (tài sản nhàn rỗi, thừa hàng tồn kho, vay quá nhiều tiền so
với nhu cầu thực sự…)
3.6. Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng
LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Tổng nguồn vốn bình quân (MS
440BCĐKT)
3.7. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng
LNkd = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)/Tổng nguồn vốn bình quân (MS
440BCĐKT)

3.8. Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu
LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)
3.9.

Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu
LNkd = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)/Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)

3.10. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
LN dt = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Doanh thu (MS 10 + 21 +
31KQHĐKD)
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng qt về tình hình tài
chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN.
Các tỷ suất này càng lớn thì thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại,
cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, địi hỏi DN
phải có biện pháp khắc phục.
IV. CÁC TỶ LỆ TÀI TRỢ - Nhóm chỉ số địn bẩy tài chính
4.1. Hệ số Nợ/Tổng tài sản
Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để
tài trợ cho tổng tài sản. Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp
được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.


𝑫/𝑨 =

𝑻𝑫
𝑻𝑨

=

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒏ợ

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏

Tổng nợ gồm toàn bộ khoản nợ ngắn hạn và dài hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính
(các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn).
Tổng tài sản: Toàn bộ tài sản của công ty tại thời điểm lập báo cáo.
Đối với các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải vì tỷ số nợ càng thấp thì khả
năng thanh tốn nợ của con nợ khi đáo hạn cao.
Đối với các nhà quản trị, cổ đơng thường thích tỷ số nợ cao vì tỷ số nợ càng cao
nghĩa là cơng ty chỉ góp một phần vốn nhỏ trên tổng vốn thì sự rủi ro trong kinh doanh
chủ yếu do chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, các nhà quản trị chỉ đưa ra lượng vốn nhỏ nhưng
lại được sử dụng một lượng tài sản lớn. Khi công ty tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều
hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu sẽ tăng rất nhanh.
Hệ số này cao thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại có lợi cho chủ sở hữu nếu
đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao. Tuy nhiên, chỉ số này quá thấp cũng có hàm
ý doanh nghiệp chưa tận dụng kênh huy động vốn bằng nợ, tức chưa khai thác tốt địn bẩy tài
chính.
Hệ số nợ vay trên tổng tài sản phụ thuộc rất nhiều yếu tố: loại hình doanh nghiệp,
quy mơ của doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, mục đích vay. Vì vậy, muốn biết tỷ số này cao
hay thấp còn phải so sánh với tỷ số trung bình ngành. Tỷ số nợ đối với tài sản thường nằm
trong khoảng từ 50-70%.
Để có thể nhận xét đúng đắn về hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cần phải kết hợp với các
tỷ số khác, nhưng nếu hệ số tổng nợ trên tổng tài sản cao, chúng ta có thể kết luận trong tương
lai doanh nghiệp sẽ khó huy động tiền vay để tiến hành sản xuất, kinh doanh.
4.2. Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu
Chỉ số này phản ánh quy mơ tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này lớn cho ta biết
doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có. Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong
việc trả nợ và rủi ro khi có biến động về lãi suất vay.
Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ (tức là gồm cả nợ ngắn
hạn lẫn nợ dài hạn) của doanh nghiệp trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị vốn chủ sở



hữu trong cùng kỳ. Các số liệu này có thể lấy từ bảng cân đối kế tốn của doanh nghiệp.
Cơng thức tính như sau:
D/E=

Tổng nợ
Vốn sở hữu

Nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi
các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn
chủ sở hữu.
Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng
tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỷ lệ này
càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng
lớn. Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là
doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong
việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày
một tăng cao.
Chi phí lãi vay là khoản chi hợp lệ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do
vậy chỉ số D/E cao thể hiện doanh nghiệp rất biết cách sử dụng vốn vay để kinh doanh, khai
thác lợi ích hiệu quả và giảm thuế. Nhưng doanh nghiệp có chỉ số D/E cao cũng tiềm ẩn nhiều
rủi ro hơn so với doanh nghiệp có chỉ số thấp hơn.
4.3. Hệ số địn bẩy tài chính

𝐇ệ 𝐬ố đị𝐧 𝐛ẩ𝐲 𝐭à𝐢 𝐜𝐡í𝐧𝐡 =

𝐓ổ𝐧𝐠 𝐭à𝐢 𝐬ả𝐧 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧
𝐕ố𝐧 𝐜𝐡ủ 𝐬ở 𝐡ữ𝐮 𝐛ì𝐧𝐡 𝐪𝐮â𝐧

Thể hiện vốn vay và vốn chủ sở hữu bình quân trong cả một thời kỳ. Tỷ số này thấp thể

hiện khả năng tự chủ tài chính nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được nhiều
lợi thế của địn bẩy tài chính.
4.4. Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả lãi chưa thật sự phản ánh hết trách nhiệm nợ của cơng ty, vì ngồi
lãi ra cơng ty cịn phải trả nợ gốc và các khoản khác, chẳng hạn như tiền thuê tài sản. Do đó,
độc giả khơng chỉ quan tâm đến khả năng trả lãi mà cịn quan tâm đến khả năng thanh tốn
nợ của cơng ty nói chung để đo lường khả năng trả nợ độc giả nên sử dụng khả năng trả nợ.


Tỷ số khả năng trả nợ được xác định bằng cách lấy giá vốn hàng bán cộng khấu hao
và EBIT chia cho giá trị nợ gốc và lãi phải thanh tốn. Cơng thức chung để tính tốn tỷ số
này như sau:
𝐓ỷ 𝐬ố 𝐤𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐭𝐫ả 𝐧ợ =

𝑮𝒊á 𝒗ố𝒏 𝒉à𝒏𝒈 𝒃á𝒏 + 𝑲𝒉ấ𝒖 𝒉𝒂𝒐 + 𝑬𝑩𝑰𝑻

𝐓ỷ 𝐬ố 𝐤𝐡ả 𝐧ă𝐧𝐠 𝐭𝐫ả 𝐧ợ =

𝑵ợ 𝒈ố𝒄 + 𝑪𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒍ã𝒊 𝒗𝒂𝒚
𝐄𝐁𝐈𝐓 + 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐭𝐢ề𝐧 𝐭𝐡𝐮ê
𝐈 + 𝐍ợ 𝐠ố𝐜 + 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐭𝐨á𝐧 𝐭𝐢ề𝐧 𝐭𝐡𝐮ê

Tuy nhiên, do báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ở Việt Nam không thể
hiện rõ khấu hao mà ẩn chi phí khấu hao vào trong chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp, nên việc tính tốn tỷ số này gặp nhiều trở ngại. Tuy nhiên,
độc giả có thể tính chi phí khấu hao trên cơ sở xác định mức khấu hao tăng trong kỳ để suy
ngược lại chi phí khấu hao.
Tỷ số khả năng trả nợ được thiết kế để đo lường khả năng trả nợ cả gốc và lãi của công
ty từ các nguồn như doanh thu, khấu hao, và lợi nhuận trước thuế. Thông thường nợ gốc sẽ
được trang trải từ doanh thu và khấu hao, trong khi lợi nhuận trước thuế được sử dụng để trả

lãi vay. Tỷ số này cho biết mỗi đồng nợ gốc và lãi có bao nhiêu đồng có thể sử dụng để
trả nợ của cơng ty. Khả năng thanh tốn nợ dài hạn thì phải được thực hiện cùng với việc
xem xét năng lực công ty đã khảo sát qua nhiều năm. Mục tiêu chính của việc phân tích nợ
dài hạn chỉ ra liệu một cơng ty có phá sản hay không? Khả năng sinh lời và lưu lượng
tiền mặt giảm là dấu hiệu của việc kinh doanh sẽ thất bại. Hai tỷ số khác nhau mà nhà
phân tích thường coi nó như người chỉ dẫn về khả năng thanh tốn nợ dài hạn của cơng
ty là tỷ số nợ trên vốn cổ phần và khả năng thanh toán lãi vay.
4.5. Hệ số chi trả lãi vay/ Tỷ số Khả năng trả Lãi ICR
Khả năng thanh toán lãi vay:
ICR = Thu nhập trước lãi và thuế / Lãi phải trả
Tỷ lệ hoàn trả cho những khoản lãi phải trả ưu tiên trả trước:
ICR = Thu nhập trước lãi và thuế / Lãi phải trả trước
Tỷ lệ hoàn trả cho những khoản lãi được trả sau:
ICR = (Thu nhập trước lãi và sau thuế – Lãi phải trả trước) / Lãi phải trả sau


Tỷ số khả năng trả lãi hay Tỷ số trang trải lãi vay là một tỷ số tài chính đo lường khả
năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà cơng ty đã
vay.
Đồng thời tỷ số khả năng trang trải lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng
trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên
cơng ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.
Khi áp dụng, chúng ta nên so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành, trung bình ngành
khi đánh giá chỉ số này.
Để có thể thanh tốn lãi vay cho các nhà cung cấp tín dụng, DN cần sử dụng vốn vay có
hiệu quả, chính vì vậy chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán lãi vay
là hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay của DN: mỗi
đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế là lãi
vay (EBIT – Earning before interest and taxes). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù

đắp chi phí lãi vay càng tốt. Nếu DN có khả năng thanh tốn lãi vay tốt và ổn định qua các kì,
các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn sang tiếp tục cung cấp vốn cho DN khi số gốc vay nợ đến
hạn thanh tốn.
Tỷ số khả năng trả lãi được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
trên lãi vay:
𝐇ệ 𝐬ố 𝐜𝐡𝐢 𝐭𝐫ả 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲 𝐈𝐂𝐑 =

𝐋ợ𝐢 𝐧𝐡𝐮ậ𝐧 𝐭𝐫ướ𝐜 𝐭𝐡𝐮ế 𝐯à 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲
𝐂𝐡𝐢 𝐩𝐡í 𝐥ã𝐢 𝐯𝐚𝐲

=

𝐄𝐁𝐈𝐓
𝐈

Tỷ số khả năng trả lãi chỉ cho biết khả năng trả phần lãi của khoản đi vay, chứ không
cho biết khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi ra sao.
Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng
trả lãi của một doanh nghiệp.
Hệ số này thể hiện mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng được bù đắp bằng bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng
bù đắp chi phí lãi vay càng tốt.


Tỷ số trên nếu lớn hơn 1 thì doanh nghiệp hồn tồn có khả năng trả lãi vay. Nếu
nhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc doanh nghiệp đã vay quá nhiều so với khả năng của mình,
hoặc doanh nghiệp kinh doanh kém đến mức lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) thu được
không đủ trả lãi vay.
Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp thấp cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản
thấp. Khả năng thanh toán lãi vay thấp cho thấy một tình trạng nguy hiểm, suy giảm trong

hoạt động kinh tế có thể làm giảm Lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi mà cơng
ty phải trả, do đó dẫn tới mất khả năng thanh toán và vỡ nợ. Tuy nhiên rủi ro này được hạn
chế bởi thực tế Lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn duy nhất để thanh tốn lãi. Các
doanh nghiệp cũng có thể tạo ra nguồn tiền mặt từ khấu hao và có thể sử dụng nguồn vốn đó
để trả nợ lãi. Những gì mà một doanh nghiệp cần phải đạt tới là tạo ra một độ an toàn hợp lý,
bảo đảm khả năng thanh tốn cho các chủ nợ của mình.
Chỉ riêng hệ số khả năng thanh tốn lãi vay thì chưa đủ để đánh giá một cơng ty vì hệ
số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định khác như trả tiền nợ gốc, chi phí tiền
thuê, và chi phí cổ tức ưu đãi.
V.

CÁC TỶ LỆ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH LỢI

5.1. Doanh lợi gộp bán hàng và dịch vụ GPM
GPM = Tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất / Doanh thu ròng

GPM

=

GPM =

Lợi nhuận gộp
Doanh thu

=

GP
NS


Doanh thu thuần - GVHH
Doanh thu thuần

Lợi nhuận gộp = Doanh thu – giá vốn hàng bán
5.2. Doanh lợi ròng NPM

NPM =

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

NPM = Lợi nhuận ròng sau thuế / Doanh thu ròng
5.3. Sức sinh lợi cơ bản BEP

BEP =

Lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế
Tổng tài sản


5.4. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA

Hệ số này cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số
này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
Cụ thể là:
ROA =

Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản


ROA = Sức sinh lợi của doanh thu thuần x Số vòng quay của tài sản.
Để đánh giá KNSL của tổng tài sản, DN tiến hành tính tốn chỉ tiêu sức sinh lợi của tài
sản. Sức sinh lợi của tài sản (Return on Total Assets - ROA) là chỉ tiêu cho biết một đơn vị
tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số này càng
lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản càng cao và ngược lại.
ROA cho biết sau một kỳ hoạt động của DN, đầu tư một đồng tài sản thì thu được bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng
tốt, DN có khả năng thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư.
ROA được cấu thành bởi hai yếu tố chính:
Thứ nhất, là sức sinh lợi của doanh thu thuần: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng với các
nhà quản tri dưới góc độ quản lý bới nó phản ánh chiến lược kinh doanh và nó cũng cho biết
hiệu quả kinh doanh của DN trong viêc kiểm sốt chi phí hoạt động với mục tiêu tối thiểu hóa
chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Muốn tăng sức sinh lợi của doanh thu thuần, DN cần có những
biện pháp giảm chi phí, tăng doanh thu và giảm các khoản giảm trừ doanh thu.
Thứ hai, là số vòng quay tài sản: Chỉ tiêu này cho biết năng lực sử dụng vốn của DN,
với số vòng quay của tài sản thấp chứng tỏ DN hoạt động không hiệu quả hay doanh thu thu
được từ việc sử dụng tài sản thấp. Số vòng quay của tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất
của các tài sản càng nhanh, đây là nhân tố làm tăng sức sinh lợi của tài sản.
Qua phân tích cho thấy, để tăng ROA cần quan tâm đến ảnh hưởng của hai nhân tố là
sức sinh lợi của doanh thu thuần và số vịng quay tài sản. Dưới góc độ là nhà quản trị, cần
phải có những chiến lược kinh doanh, biện pháp quản lý để sức sinh lợi của doanh thu cao và
số vòng quay tài sản cao như vậy mơi thu hút và hấp dẫn các nhà đầu tư.
5.5. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE

Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu cho thấy rõ, một đồng vốn chủ sở
hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (DN).


Chỉ tiêu này càng cao, các nhà quản trị càng có lợi thế trong việc đi huy động vốn trên
thị trường tài chính để hỗ trợ đầu tư vào các kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN.

Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu
quả kinh doanh thấp, DN sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, sức sinh
lời của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi, vì có thể là do ảnh hưởng
của vốn chủ sở hữu nhỏ, mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn.
Để đánh giá KNSL của vốn chủ sở hữu (VCSH), DN tiến hành tính tốn chỉ tiêu
sức sinh lợi của VCSH (Return on equity - ROE). Sức sinh lợi của VCSH là chỉ tiêu
phản ánh một đơn vị VCSH đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế.
ROE =

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu

Trị số của ROE càng cao, chứng tỏ DN sử dụng có hiệu quả VCSH và do vậy càng hấp
dẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa, trị số này lớn còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong
việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa VCSH với nợ phải trả để vừa đảm bảo an ninh tài
chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của DN trong quá trình huy động và sử dụng vốn,
mở rộng quy mô kinh doanh.
ROE được coi là chỉ tiêu phổ biến nhất dùng để đánh giá tình hình hoạt động của các
nhà quản trị và các nhà đầu tư. ROE xem xét tỷ suất lợi nhuận sau thuế thu được khi đầu tư
VCSH. Chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ với việc đầu tư VCSH càng nhiều thì lợi nhuận sau
thuế thu được là nhiều.
ROE được cấu thành bởi ba yếu tố chính:


Thứ nhất, là sức sinh lợi của doanh thu thuần: Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản lý
doanh thu và chi phí của DN.
Thứ hai, là số vịng quay tài sản: Đây là yếu tố phản ánh trình độ khai thác và sử dụng
tài sản của DN.
Thứ ba, là địn bầy tài chính: Đây là yếu tố phản ánh trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn
cho hoạt động của DN.

Để tăng ROE, tức là tăng hiệu quả kinh doanh, DN có ba sự lựa chọn cơ bản là tăng một
trong ba yếu tố trên. Một là, DN có thể gia tăng khả năng cạnh tranh, nhằm nâng cao doanh
thu và đồng thời tiết giảm chi phí, nhằm gia tăng lợi nhuận rịng biên. Hai là, DN có thể nâng
cao hiệu quả kinh doanh bằng cách sử dụng tốt hơn các tài sản sẵn có của mình, nhằm nâng
cao vịng quay tài sản hay nói một cách dễ hiểu hơn là doanh nghiệp cần tạo ra nhiều doanh
thu hơn từ những tài sản sẵn có. Ba là, DN có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách
nâng cao địn bẩy tài chính hay nói cách khác là vay nợ thêm vốn để đầu tư. Nếu mức lợi
nhuận/tổng tài sản của DN cao hơn mức lãi suất cho vay thì việc vay tiền để đầu tư của DN
là hiệu quả.
Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích trong việc phân tích các chỉ số phản ánh
KNSL có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư và các nhà quản trị DN, thể hiện ở chỗ có thể
đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến KNSL của DN. Tuy nhiên, các nhà
đầu tư và các nhà quản trị DN ngoài việc sử dụng các phương pháp trên cần kết hợp linh hoạt
với những phương pháp phân tích khác nữa để có thể đưa ra các quyết định quản trị và quyết
định đầu tư đúng đắn
VI. Các tỷ lệ đánh giá theo góc độ thị trường
5.1. Tỷ lệ P/E – thị giá thu nhập/Quan trọng
P/E= P/EPS=ME/NI
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang
lưu hành)
P/E = Vốn hóa cơng ty / Lợi nhuận sau thuế
 P

: Giá thị trường tại thời điểm giao dịch/Giá hiện tại mua tương lai của cty đó

== > lợi nhuận lâu dài, định giá trên dòng lợi ích mà cơng ty đó có được trong tương lai.
(Benefit: Cổ tức chi trả hằng năm, chênh lệch giá cổ phiếu, lợi ích về chứng khốn phái
sinh), P là vốn đầu tư có thể mang lại lợi ích cho tương lai (khi lạc quan về tương lai của
cty).



 EPS

: Lợi nhuận ròng của một cổ phiếu/Quá khứ lợi nhuận trong năm vừa qua.

 ME

:

 NI

: - Mang tính chủ quan

Chỉ số P/E được hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận.
Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:
 Cổ phiếu đang bị định giá thấp
 Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
 Cơng ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
 Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:
 Cổ phiếu đang định giá cao.
 Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt.
 Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
 Cơng ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ
ME = NI×P/E
5.2. Tỷ lệ P/B
Chỉ số P/B (Price-to-Book ratio – Giá/Giá trị sổ sách) là tỷ lệ được sử dụng để so sánh
giá của một cổ phiếu so với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính tốn bằng cách
lấy giá đóng cửa hiện tại của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
P/B = P/B = ME/E

Đối với các nhà đầu tư, P/B là công cụ giúp họ có thể tìm kiếm được các cổ phiếu có
giá thấp mà phần lớn thị trường bỏ qua. Nếu một doanh nghiệp đang bán cổ phần với mức giá
thấp hơn giá trị ghi sổ của nó (tức là có tỉ lệ P/B nhỏ hơn 1), khi đó có hai trường hợp sẽ xảy
ra: hoặc là thị trường đang nghĩ rằng giá trị tài sản của công ty đã bị thổi phồng quá mức
hoặc là thu nhập trên tài sản của công ty là quá thấp.
Nếu như điều đầu tiên xảy ra, các nhà đầu tư nên tránh xa các cổ phiếu này bởi vì giá trị
tài sản của cơng ty sẽ nhanh chóng được thị trường điều chỉnh về đúng giá trị thật. Cịn nếu
điều thứ hai đúng thì có khả năng là lãnh đạo mới của công ty hoặc các điều kiện kinh doanh
mới sẽ đem lại những triển vọng kinh doanh cho cơng ty, tạo dịng thu nhập dương và tăng


lợi nhuận cho các cổ đông. Ngược lại, nếu một cơng ty có giá thị trường của cổ phiếu cao hơn
giá trị ghi sổ thì đây thường là dấu hiệu cho thấy công ty làm ăn khá tốt, thu nhập trên tài sản
cao.
Chỉ số P/B chỉ thực sự có ích khi bạn xem xét các doanh nghiệp có mức độ tập trung
vốn cao hoặc các cơng ty tài chính bởi giá trị tài sản của các công ty này tương đối lớn. Vì
cơng tác kế tốn phải tn thủ theo những tiêu chuẩn ngặt nghèo, giá trị ghi sổ của tài sản
hồn tồn khơng tính tới các tài sản vơ hình như thương hiệu, nhãn hiệu, uy tín, bằng sáng
chế và các tài sản trí tuệ khác do cơng ty tạo ra. Giá trị ghi sổ khơng có ý nghĩa nhiều lắm với
các cơng ty dịch vụ vì họ giá trị tài sản hữu hình của họ khơng lớn. Ví dụ: Microsoft là công
ty mà phần lớn tài sản của cơng ty này là tài sản trí tuệ, các bản quyền phần mềm chứ không
phải là các tài sản hữu hình khác. Cổ phần của cơng ty này chẳng mấy khi được bán với giá
thấp hơn 10 lần giá trị ghi sổ của chúng.
Gía trị vơ hình gồm: thương hiệu; cơ hội trong tương lai; quyền sử dụng đất, quyền
giao đất (không ghi trong sổ sách); nguồn nhân lực tránh được tổn thất cho doanh nghiệp và
đỡ được chi phí đào tạo, …
Hao mịn vơ hình: do tiến bộ KHCN dẫn đến thiết bị cũ mất giá, tốc độ thay đổi thị hiếu
của người sử dụng dẫn đến chu kỳ sống của sản phẩm bị rút ngắn (thời trang, phim ảnh, thiết
bị cơng nghệ, …); …
Hao mịn hữu hình: hao mòn tài sản – khấu hao tài sản do cơ lý hóa do q trình sử

dụng
Khi lạm phát giá tăng dẫn đến giá thực tế cao hơn giá lịch sử sổ sách.
Chú ý các nguyên nhân dẫn đến giá sổ sách và giá thực tế chênh lệch nhau.
5.3. Tỷ số giá/dòng tiền P/CF
P/CF (Price/Cashflow) = Giá cổ phiếu/Dòng tiền thuần từ HĐKD của mỗi cổ phần
Trong một số trường hợp, mẫu số có thể là Dịng tiền tự do (Free Cashflow).
Mặc dù không phổ biến, nhưng nhiều chuyên gia tài chính sử dụng chỉ số định giá này
thay vì P/E. Lý do chủ yếu là dòng tiền được tin là khó bị làm sai lệch hơn so với lợi nhuận,
vốn có các khoản chi phí phi tiền mặt.


P/CF được sử dụng kết hợp với P/E để định giá và tính tốn xem cổ phiếu giá cổ phiếu
hiện tại là rẻ hay đắt, nhằm thay thế cho EPS truyền thống vốn khơng cịn đáng tin cậy, trong
bối cảnh nhiều cơng ty khéo léo lách luật để bóp méo EPS.
Tương tự như P/E, chỉ số này cũng tỉ lệ thuận với giá cổ phiếu (Price), vì vậy so với các
cơng ty cùng ngành, nếu có P/CF thấp nghĩa là giá cổ phiếu đang rẻ hơn, đồng thời hoạt động
kinh doanh của công ty đang ở trạng thái lành mạnh và vẫn còn tiền nhàn rỗi để trả cổ tức
hoặc mua cổ phiếu, nghĩa là thu nhập của cổ đông sẽ tăng lên.
Khác nhau ở chỗ: P/CF ổn định hơn P/E, do dòng tiền thường ổn định qua các năm hơn
EPS.
Tuy nhiên, P/CF thấp chưa hẳn là tốt, vì lúc đó doanh nghiệp bị xem là dự trữ quá nhiều
tiền mặt mà khơng đầu tư thích đáng để phát triển kinh doanh.
Sức tăng trưởng (TT)

6.

Chỉ số sức tăng trưởng giúp cho người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở
rộng về quy mô của công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi
nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi
nhuận.

1. Sức tăng trưởng doanh thu
1.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu
TTdt = DThu năm sau (MS 10+21+31KQHĐKD)/Doanh thu năm trước (MS
10+21+31KQHĐKD) -1
1.2 Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính
TTdtc=DThu từ HĐKD chính năm sau (MS 10+21KQHĐKD)/DThu từ HĐKD chính năm
trước (MS 10+21KQHĐKD) - 1
Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của DN cần ghi
nhận:
 So với chỉ tiêu lạm phát: nếu chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phát giảm hoặc
khơng tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt, số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu
thụ tăng (và ngược lại)


 So sánh mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu nhỏ hơn thì có nghĩa DN đang gặp khó
khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường.
2. Sức tăng trưởng lợi nhuận
2.1 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận
TTln = Tổng lợi nhuận năm sau (MS 50KQHĐKD)/Tổng lợi nhuận năm trước (MS
50KQHĐKD) - 1
2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính
TTlnt = Tổng lợi nhuận thuần năm sau (MS 30KQHĐKD)/ Tổng lợi nhuận thuần năm trước
(MS 30KQHĐKD)- 1
Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN. Khi sức tăng trưởng
của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đáng giá mức độ
mở rộng về mặt chất lượng.
7.

Định giá trên thị trường (áp dụng đối với DN phát hành cổ phiếu)
Cán bộ nghiệp vụ cũng cần phải phân tích thêm tình hình tài chính DN trên cơ sở giá trị


trên thị trường, các chỉ số đánh giá cơ bản:
1. Chỉ số giá cả trên thu nhập 1 cổ phần
Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên 1 cổ phần.
Cơng thức tính: Giá cổ phiếu/Thu nhập của một cổ phần
Tỷ lệ càng cao thì DN càng được đánh giá cao. Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời
hiện tại, còn cho thấy triển vọng sinh lời tương lai của DN.
2. Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ
Cơng thức tính:
Giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ ròng của 1 cổ phần
Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, cảnh báo khả năng hoạt động cơng ty yếu.
8.
tệ

Đánh giá tình hình tài chính thơng qua các chỉ số tính trong bảng lưu chuyển tiền


Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền ra và vào công ty và nguyên nhân thiếu tiền hoặc
thừa tiền. Báo cáo dịng tiền mặt là một trong những cơng cụ hữu ích đối với cán bộ nghiệp
vụ phân tích tình hình tài chính DN.
 Dịng tiền rịng sau chi phí hoạt động: Nếu dịng tiền này dương cho thấy DN có thể
tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình. Dịng tiền rịng âm cho thấy DN cần
có thêm nguồn tiền từ bên ngồi để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Dịng
tiền rịng âm cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn.
 Thặng dư (thâm hụt) tài chính: thăng dư tài chính (chỉ tiêu này dương) cho thấy DN
đang thừa tiền không chỉ cho hoạt động kinh doanh mà cho cả hoạt động đầu tư, thâm hụt tài
chính (chỉ tiêu này âm) cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn
 Vốn huy động từ bên ngồi: Dòng tiền này dương cho thấy DN thiếu tiền đang huy
động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn hay phát hành cổ phiếu để bù đắp khoản
thâm hụt từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dòng tiền này âm cho thấy DN thừa tiền đang

tiến hành trả nợ các khoản vay.
 Con số thể hiện thay đổi tăng/giảm tiền tại cuối dòng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho
thấy lượng tiền ròng từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn. Báo cáo lưu chuyển
tiền tệ là một công cụ cực kỳ giá trị để hiểu các dòng tiền và khả năng trả nợ của DN thơng
qua tỷ số thanh tốn bằng tiền.
Tỷ số thanh tốn bằng tiền = Dịng tiền rịng sau chi phí hoạt động/ Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết khả năng trả nợ các khoản nợ ngắn hạn từ dòng tiền
DN tạo ra. Tỷ số này càng lớn khả năng thanh toán của DN càng cao và ngược lại.
Bước 3: Tổng hợp tình hình tài chính tài chính của DN
 Tình hình tài chính DN thế nào? (tốt hay xấu);
 Khả năng điều hành hoạt động kinh doanh thế nào?
 DN có khả năng về vốn để thực hiện dự án không?


B.

MƠ HÌNH PHÂN TÍCH
 Chỉ tiêu phân tích;
 Mơ hình phân tích.

I.

MƠ HÌNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

V

VA A V I T NI A
× =[ + + + ]×
L
A L

A A A A
L
V
I T NI A
ES = + [ + + ] ×
L
A A A
L
V P
ES = +
L L
: Chi phí nhân cơng gồm lương và bảo hiểm, …

NI

: Lợi nhuận ròng/Lợi nhuận sau thuế

I

: Lãi vay

T

: Thuế phải nộp

VA

: Giá trị gia tăng

A


: Tổng tải sản

L

: Lao động

ES =

VA

=

V

II.

: 𝑻𝒉𝒖 𝒏𝒉ậ𝒑 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏 đầ𝒖 𝒏𝒈ườ𝒊
L
MƠ HÌNH PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
P
1
= ×
B ROA B ROE
P=(P/E)×B×ROE
P/E =

P

×


E/A

ROE=ROA×
ROA= [ 1-

1
( 1-D/A)

Csx Cql Cbh Ctc Ck Ttn NS

NS NS NS NS NS NS
A



×