Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Trầm cảm sát thủ thầm lặng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.28 KB, 4 trang )

TRẦM CẢM
Xin chào mọi người, mình tên là Hồng Ngọc. Trước khi bắt đầu vào vấn đề
chính mà mình muốn đem đến cho mọi người trong ngày hơm nay thì mình có
một câu chuyện kể cho mọi người. Câu chuyện mang tên là “Sát thủ thầm lặng”:
câu chuyện kể về một chàng trai sau khi tốt nghiệp được nữa năm, anh ấy thức
dậy vào 2 thời điểm trong ngày đó là 2h chiều và 7h tối. Phần lớn thời gian cậu
dùng là ngồi bên máy tính chơi điện tử, xem phim. Cuộc sống của cậu gần như
là khơng có ánh mặt trời với căn phịng khép kín cả ngày với tất cả sự giao tiếp
gói gọn trong thời gian bố mẹ cậu về nhà và gọi cậu xuống ăn cơm. Đơi khi
thì... cậu cịn chẳng thèm xuống để chờ cho mọi người đi ngủ hết rồi mới xuống
ăn cơm nguội. Cịn bố mẹ cậu thì coi như là đã hết cách, họ từ bỏ việc khuyên
bảo, đánh mắng, họ chấp việc coi cậu sống như một bóng ma và hy vọng rặng
cậu sớm vượt qua giai đoạn khủng hoảng này. Và giá như rằng họ biết rằng cậu
ấy còn chán ghét bản thân mình hơn cả bố mẹ cậu, cậu khóc một mình rất nhiều,
cậu muốn thốt ra khỏi trạng thái này hơn tất thể, muốn có được cuộc sống bình
thường như trước kia nhưng bản thân khơng biết phải làm như thế nào, không
biết phải bắt đầu từ đâu. Để rồi càng ngày cậu càng chìm đắm trong trạng thái
bất lực, chán nản, thậm chí khơng cịn quan tâm cuộc đời mình sẽ đi đến đâu
nữa.
Đó là câu chuyện về căn bệnh đang hiện hữu và khơng có chiều hướng thuyên
giảm trong XH ngày càng phát triển hiện nay. đó là căn bệnh Trầm cảm – Sát
thủ thầm lặng. Và đây cũng chính là vấn đề chính mà mình muốn muốn nói
trong buổi trình bày hơm nay: Trầm cảm. Vậy thì tại sao mình lại chọn vấn đề
về trầm cảm? Lý do đó chính là trầm cảm hiện nay được xem là một căn bệnh
về tâm lý rất phổ biến, và buổi trình bày này mình cũng muốn mọi người hiểu rõ
hơn, khái quát hơn về Trầm cảm. Và để giúp mọi người hiểu rõ về trầm cảm thì
mình sẽ trình bày về 6 nội dung chính, đó là: nội dung thứ nhất là chúng ta tìm
hiểu và khái niệm của trầm cảm là gì? Nội dung thứ hai là phân lọa trầm càm,
nội dung thứ 3 là triệu chứng, nội dung thứ 4 là nguyên nhân, thứ 5 là hậu quả
và nội dung cuối cùng sẽ là cách phịng ngừa. Trước tiên thì mình sẽ làm rõ khái
niệm về trầm cảm là gì? Vừa nãy thì mình cũng có nói trầm cảm là một căn


bênh về tâm lý rất phổ biến hiện nay hầu như ai cũng mắc phải; ngồi ra trầm
cảm cịn được xem là chứng rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã, thất
vọng, tự cô lập bản thân, ảnh hưởng đến suy ngĩ và hành động cá nhân. Nó được
coi là căn bệnh đứng thứ 2 sau tim mạch và được ví như là “KẺ GIẾT NGƯỜI
HÀNG LOẠT” hoặc là “SÁT THỦ THẦM LẶNG”.
Vậy thì trầm cảm trầm cảm có bao nhiêu loại? Mọi người cùng mình tìm hiểu
phần tiếp theo phân loại trầm cảm. Trầm cảm được chia thành 4 loại. Thứ nhất
là trầm cảm nhẹ, trung bình, nặng: ở loại trầm cảm này các bác sĩ tâm lý


dùng những câu trả lời được đánh giá bằng điểm số để có thể phân loại trầm
cảm thành nhẹ, trung bình hoặc nặng. Trầm cảm nhẹ và trung bình sẽ được trị
bằng cách trò chuyện, trao đổi với nhà trị liệu tâm lý. Nếu là trường hợp nặng
thì có thể được điểu trị kết hợp với thuốc. Loại thứ 2 là một loại trầm cảm khá là
phổ biến mà mình chắc ở đây ai cũng đã từng nghe qua đó chính là Trầm cảm
sau sinh: chỉ tình trạng bị trầm cảm ở phụ nữ khi sinh con. Theo Trường cao
đẳng Tâm lý học Hồng gia (anh), thì có lhoangr 10-15% bà mẹ mắc trầm cảm
sau sinh. Bệnh này khá phổ biến và nhận thức của mọi người về trầm cảm sau
sinh đang ngày được nâng cao. Loại trầm cảm thứ 3 đó chính là Rối loạn cảm
xúc theo mùa: là dạng trầm cảm mà hằng năm, cứ vào một thời điểm nào đó thì
lại xuất hiện. Thơng thường, rối loạn cảm xúc theo mùa hay mắc vào mùa đồng.
Và loại trầm thứ 4, loại trầm cảm của cùng đó chính là Rối loạn lưỡng cực hay
còn được gọi là bệnh hưng – trầm cảm. Người mắc rối loạn lưỡng cực có thể
thay đổi tâm trạng cự đoan, đơi khi vui vẻ, phấn chấn nhưng lại có lúc trầm uất,
buồn chán. Thậm chí, một số trường hợp mắc rối loạn lưỡng cực nặng dẫn đến
tình trạng hưng phấn quá độ, khiến người bệnh cởi quần áo rồi chạy ra ngồi
phố.
Vậy thì triệu chứng của trầm cảm là gì? Theo Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ,
thì những người bị trầm cảm không chỉ đơn giản là trải qua cảm xúc buồn rầu,
cơ độc, chán nản mà cịn có thể trải qua những triệu chứng như là: Dễ bị kích

động, hay bồn chồn; Không thể tập trung hay đưa ra quyết định; Mất ngủ hoặc
ngủ quá nhiều; Thay đổi thói quen ăn uống, ăn nhiều hoặc ít hơn; Mệt mỏi,
thiếu sức sống; Đau đầu hay đau toàn thân; Cảm thấy tuyệt vọng, thiếu lịng tin
vào bản thaann; Khơng tham gia các hoạt động xã hội bình thường và khi bệnh
trầm cảm trở nên nghiêm trọng người bệnh thường có những hành động dại dột
thậm chí là tự tử.
Thế thì ngun nhân từ đâu mà chúng ta lại rơi vào tình trạng trầm cảm? Bệnh
trầm cảm có 5 ngun nhân chính. Ngun nhân thứ nhất đó chính là do Di
truyền: nếu trong gia đình bạn có người đã từng bị mắc bệnh trầm cảm thì tỷ lệ
bạn bị mắc bệnh trầm cảm sẽ cao hơn những người bình thường. Nguyên nhân
tiếp theo là do Bị shock tinh thần: có rất nhiều trường hợp người bị bệnh trầm
cảm sau khi gặp phải những cú sốc tinh thần mà họ không thể chấp chận được
nên đã dẫn đến bệnh trầm cảm. Nguyên nhân tiếp theo, nguyên nhân thứ 3 đó là
do bị Stress: khi bạn gặp quá nhiều áp lực trong cuộc sống, công việc hay các
mối quan hệ, mà những căng thẳng phiền muộn này cứ tích tụ lâu dần khơng
được giải tỏa sẽ gây bệnh trầm cảm. Nguyên nhân tiếp theo là một nguyên phổ
biến hay gặp ở những Phụ nữ sau sinh: đây là đối tượng dễ bị mắc bệnh trầm
cảm nhất vì những thay đổi trong cuộc sống sức khỏe bị giảm sút và không
được chồng san sẻ. Và nguyên nhân cuối cùng đó chính là do Các chất hóa học


trong não: theo một số nghiên cứu, thành phần câc chất hóa học trong não
người mắc bệnh tràm cảm khác với người bình thường.
Sẽ có nhiều người nghĩ rằng trầm cảm chỉ đơn giản là một căn bệnh về tâm lý
do gặp nhiều chuyện stress hay trải qua bị cú sốc tinh thần và nghĩ rằng mình bị
1 thời gian rồi sẽ hết. Nhưng đó lại là 1 suy nghĩ sai lầm lớn. Khi chúng ta để
căn bệnh trầm cảm bên mình q lâu thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của chúng ta. Vậy thì hậu quả của việc trầm cảm ảnh hưởng đến sức khỏe chúng
ta như thế nào? Mọi người cùng mình tìm hiểu phần 5 hậu quả của trầm cảm.
Hậu quả đầu tiên mà trầm cảm tác động đến đó là một bộ phận cực kỳ quan

trọng trên cơ thể chúng ta đó chính là tim. Bệnh tim: bệnh trầm cảm có thể ảnh
hưởng khủng khiếp trên trái tim của bạn. Nếu mức độ trầm cảm là q nghiêm
trọng, nó thậm chí có thể gây tử vong hoặc nhồi máu cơ tim. Đó là bởi vì, khi
bạn chán nản, cơ tim của bạn sẽ bị viêm do thiếu oxy, có thể dẫn đến cơn đau
tim. Hậu quả thứ 2 mà trầm cảm mang đến cho chúng ta đó chình là cảm giác
mệt mỏi khi bạn đang chán nản, bạn có xu hướng cảm thấy mệt mỏi và mất
năng lượng nhanh hơn. Bạn sẽ không thể thực hiện thậm chí các hoạt động đơn
giản do không đủ năng lượng. Tuy nhiên, sự mệt mỏi không phải hồn tồn là
do trầm cảm mà có thể là do bạn thiếu ngủ hoặc đau nhức. Hậu quả thứ 3 là gây
mất ngủ khi bạn chán nản, có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ do tâm trí bạn
khơng bình tĩnh, liên tục suy nghĩ. Giấc ngủ của bạn cũng dễ bị gián đoạn, dễ
tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
và sự tỉnh táo của bạn, thậm chí cịn làm cho tình trạng căng thẳng tăng lên. Hậu
quả thứ 4 đó chính là trầm cảm làm cho chúng ta suy giảm hiệu quả của các
giác quan ví dụ như nó làm cho bạn mất đi cảm giác ngon miệng, khi bạn đang
chán nản, trầm cảm hay căng thẳng bạn sẽ có 3 xu hướng ăn uống: 1 là ăn rất
nhiều, 2 là ăn rất ít và 3 là bạn khơng ăn gì cả. Nó kiến bạn thay đổi trong thói
quen ăn uống rồi sẽ dẫn đến thay đổi về cơ chế trao đổi chất và có ảnh hưởng
đến sự thèm ăn của bạn, từ đó có thể khiến bạn tăng hoặc giảm cân nhanh
chóng. Hậu quả tiếp theo mà trầm cảm gây ra đó là làm cho chúng ta giảm đi
sức đề kháng liên tục bị trầm cảm có thể làm suy yếu sức mạnh của hệ thống
miễn dịch và khiến bạn dễ bị cảm lạnh và cúm hơn. Hệ thống miễn dịch bị suy
giảm là do hormone gây stress được sinh sản và tồn tại lâu dài trong cơ thể.
Điều này cũng giải thích tại sao ngày nay chúng ta dễ bị cảm lạnh và cúm
thường xuyên hơn, đó là bởi vì chúng ta thường hay rơi và trạng thái căng thẳng
và chán nản. Và hậu quả cuối cùng, đây là hậu quả mà khi những người bị mắc
bệnh trầm cảm rơi vào trạng thái gọi là tồi tệ nhất, bất lực nhất và họ nghĩ lúc
này cách giải quyết tốt nhất đó là tự sát: từ sự tự ti mà họ cho rằng mình là gánh
nặng cho mọi người, là người thừa thãi, không đáng lãng phí đồ ăn thức uống,
khơng đáng được sống. Vì ý nghĩ này nên nhiều người bệnh trầm cảm có những

hành động tiêu cực mà họ cho đó là hình phạt mà mình cần nhận để giảm tội lỗi


và thoải mái trong tâm hồn như là tự hành xác, muốn tự sát hoặc tự sát bản thân
mình.
Tất nhiên thì khơng ai muốn bản thân mình hay nhìn người thân của mình rơi
vào tình trạng trầm cảm và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Mình sẽ đưa ra một số
cách để giúp mọi một phần nào đó có thể thốt ra ra khỏi căn bệnh trầm cảm.
Mình sẽ chia thành 2 ý chính đó là những việc khơng nên làm và những việc
nên làm để có thể phịng ngừa bệnh trầm cảm. Trước tiên mình sẽ nói về những
việc không nên làm. Đầu tiên bạn nên bớt suy nghĩ: nếu thấy mệt mỏi, hãy thư
giãn đừng suy nghĩ quá nhiều khiến não bộ cảm thấy căng thẳng. Ngoài ra, bạn
cần tránh xa chất kích thích, tránh cảm giác chán đời và khơng nên so sánh bản
thân mình với người khác. Đó là những việc khơng nên làm, vậy bạn cần làm gì
để có thể dễ dàng phịng ngừa bệnh trầm cảm. Đầu tiên bạn cần tập thể dục: 1
ngày bạn chỉ cần dành ra cho mình tầm 30’ hoặc 1 tiếng để tập thể thao, bạn có
thể đi bộ hoặc chạy bộ ở cơng viên để có thể giúp cho tinh thần trở nên thoải
mái hơn. Thứ 2 là bạn nên thường xuyên đi ra ngoài: ngay cả khi bạn cảm thấy
chán nản cũng nên ra ngoài, việc gặp gỡ nhiều người hay tận hưởng không gian
xung quanh cũng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Việc nên làm tiếp theo đó
chính là bạn cần nói chuyện nhiều hơn: bạn hãy trò chuyện với những người
mà bạn thấy tin tưởng, và hãy chia sẽ cảm xúc với họ. Bạn cũng cần ăn uống
lành mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần ln thoải
mái: hãy làm những gì bạn thích để ln cảm thấy được thoải mái như nghe
nhạc, xem phim, đọc sách hay shopping bất cứ điều gì mà bạn muốn. Và cuối
cùng, bạn hãy tự tạo cho mình một cuộc sống bận rộn: cuộc sống bận rộn sẽ
giúp cho bạn khơng có thời gian q nhều đến những chuyện khơng vui, bận rộn
cũng giúp bạn thấy cuộc sống có nghĩa hơn.
Vừa rồi là phần trình bày của mình về vấn đề trầm cảm. Mình hy vọng thơng tin
mình vừa cung cấp sẽ giúp cho mọi người một phần nào đó để có thể tránh khỏi

căn bệnh trầm cảm này. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.



×