Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Tài liệu Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.77 KB, 66 trang )

Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
Mục lục nội dung báo cáo thẩm tra
1. C C C N C PH P LÝ TH M TRAÁ Ă Ứ Á ĐỂ Ẩ 3
2. H S NH N C V CÒN THI UỒ Ơ ĐÃ Ậ ĐƯỢ À Ế 5
2.1. T i li u thi t k :à ệ ế ế 5
3. GI I THI U V D N TH NH PH N 3:Ớ Ệ Ề Ự Á À Ầ 8
3.1. Ph m vi nghiên c uạ ứ 8
3.1.1.Tuy n tránh R ch Giá:ế ạ 8
3.1.2. o n n i C-F ( ng L c H ng kéo d i): Đ ạ ố đườ ạ ồ à 8
3.1.3 Chi u d i t ng c ng: 20.83 Km.ề à ổ ộ 8
3.2. C quan liên quan n d án:ơ đế ự 8
3.3. Quy mô v các ch tiêu k thu t chính:à ỉ ỹ ậ 9
3.3.1. ng: ng c p III ng b ng (theo TCVN 4054-05).Đườ đườ ấ đồ ằ 9
3.3.2. C u: ầ 9
3.4. Gi i pháp thi t k :ả ế ế 9
3.4.1. ng:Đườ 9
3.4.1.1. Bình tuy n: đồ ế 9
3.4.1.2 Tr c d c: ắ ọ 10
3.4.1.3. C t ngang: ắ 10
3.4.2. Nút giao: 10
3.4.3. Gia c n n t y u: ố ề đấ ế 10
3.4.4. C ng ngang: ố 11
3.4.5. C u:ầ 11
4. C C Ý KI N TH M TRA Á Ế Ẩ 11
4.1. Các t i li u còn thi u:à ệ ế 11
4.2. Thuy t minh chungế 11
4.2.1. Ph n ngầ đườ 11
4.2.2. Ph n c uầ ầ 12
4.3. Các b n v ph n ngả ẽ ầ đườ 13
4.3.1. Thuy t minh:ế 13


4.3.2. C t ngang i n hình:ắ đ ể 13
4.3.3. Bình :đồ 14
4.3.3.1. Tuy n chính:ế 14
4.3.4. Tr c d c: ắ ọ 16
4.3.5. C t ngang chi ti t:ắ ế 16
4.3.6. Nút giao, ng giao:đườ 17
4.3.6.1. Nh n xét chung nút giao:ậ 17
4.3.6.2. Nh n xét chi ti t các nút:ậ ế 17
1.3.6.3. ng giao: Đườ 18
4.3.7. Thi t k m t ng:ế ế ặ đườ 18
4.3.8. Kh i l ng ng:ố ượ đườ 18
4. 4. X lý n n t y u ử ề đấ ế 19
4.4.1 Tóm t t quá trình th m tra:ắ ẩ 19
4.4.2. Tiêu chu n áp d ng v yêu c u tính toánẩ ụ à ầ 19
Trang 1
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
4.4.3. L thuy t v ph ng pháp tính toánư ế à ươ 19
4.4.4. Phân tích v l a ch n giá tr tính toán các ch tiêu c lý c a tà ự ọ ị ỉ ơ ủ đấ 19
4.4.5. K t qu thi t k x lế ả ế ế ử ư 20
4.4.6. Tính toán chi ti t ế 20
4.4.6.1. Tính toán x lý b ng v i, PVD v gi ng cátử ằ ả à ế 20
4.4.6.2. Tính s n gi m t i:à ả ả 24
4.4.7. B n v :ả ẽ 24
4.4.8. Các v n khác:ấ đề 25
4.5. Ph n c ng.ầ ố 26
4.5.1. Thuy t minh:ế 26
4.5.2. B n v :ả ẽ 27
4.5.2.1. Nh n xét chung:ậ 27
4.5.2.1. Nh n xét chi ti t các c ng: ậ ế ố 28

4.5.3. B n tính c ng:ả ố 29
4.5.1. Nh n xét b n tính c a TVTK: ậ ả ủ 29
4.5.2. K t qu tính i ch ng c a TVTT: (xem ph l c)ế ả đố ứ ủ ụ ụ 29
4.5.4. Kh i l ng c ng:ố ượ ố 29
4.6. Thi t k an to n GT:ế ế à 30
4.7. H s kh o sát v tính thu v n:ồ ơ ả à ỷ ă 30
4.8. Ph n c u:ầ ầ 30
4.8.1. Các c n c th m traă ứ ẩ 30
4.8.1.1. C n c pháp lýă ứ 30
4.8.1.2. Các tiêu chu n v quy trình áp d ng chính:ẩ à ụ 31
4.8.2. Danh m c h s th m tra:ụ ồ ơ ẩ 31
4.8.2.1. Các t i li u nh n à ệ đă ậ 32
4.8.2.2. Các t i li u c n c b sungà ệ ầ đượ ổ 33
4.8.3. Tóm t t n i dung thiét k :ắ ộ ế 33
4.8.3.1. Quy mô v tiêu chu n thi t kà ẩ ế ế 33
4.8.3.2. Gi i pháp thi t kả ế ế 33
4.8.4. K t qu th m traế ả ẩ 34
4.8.4.1. M t s nh n xét chung ộ ố ậ 34
4.8.4.2. Nh n xét chi ti t các c uậ ế ầ 38
5. K T LU N V KI N NGHẾ Ậ À Ế Ị 63
5.1. K t lu nế ậ 63
Nh ng v n l n còn t n t i:ữ ấ đề ớ ồ ạ 64
V n chung:ấ đề 64
ng:Đườ 64
C ng:ố 65
C u:ầ 65
Nút giao ng giaođườ 66
Kh i l ng:ố ượ 66
5.2. Ki n ngh :ế ị 66
Trang 2

Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
LIÊN DANH
C.TY CP XD&KĐ DHV
C.TY TNHH-GTVT

Số: / TVTT-TT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập Tự do Hạnh Phúc
***
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2009
DỰ ÁN THÀNH PHẦN 3: XÂY DỰNG TUYẾN TRÁNH RẠCH GIÁ
DỰ ÁN ĐƯỜNG HÀNH LANG VEN BIỂN PHÍA NAM
THIẾT KẾ KỸ THUẬT
BÁO CÁO THẨM TRA THIẾT KẾ KỸ THUẬT
(LẦN THỨ 2)
Liên danh giữa Công ty CP Xây Dựng và Kiểm Định DHV và Công ty
TNHH Giao Thông Vận Tải (trường ĐH Giao Thông Vận Tải) được giao nhiệm
vụ thẩm tra Thiết kế kỹ thuật dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch
Giá, Dự án Đường hành lang ven biển phía Nam.
Trên cơ sở các hồ sơ thiết kế kỹ thuật (Bản thảo- Draft) của dự án thành phần 3:
TKKT của tuyến tránh Rạch Giá tháng 8/2009; TVTT đã tiến hành thẩm tra sơ
bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật và đã có báo cáo thẩm tra lần thứ nhất. Trên cơ sở
nhận xét của TVTT Ban đã có cuộc họp với TVTK và TVTT ngày; đã kiểm tra
hiện trường ngày16/9/2009 và các văn bản giải thích của TVTK;
Ngày 21/9/2009, TVTT đã tiếp tục nhận được hồ sơ TKKT (bản chính thức)
của DA thành phần 3 (xem mục lục phần hồ sơ). Sau đây là báo cáo thẩm tra lần
thứ hai:
1. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM TRA
- Luật Xây dựng số:16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003. Luật số

38/2009 về việc sửa đổi, bổ sung 1 số điều của các luật liên quan đến Xây
dựng cơ bản
- Nghị định số: 12/2009/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản
lý Đầu tư & Xây dựng;
- Nghị định số: 209/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về Quản lý
chất lượng xây dựng công trình;
- Quyết định số: 2797/QĐ-BGTVT ngày 13/09/2007 của Bộ GTVT v/v đầu
tư dự án đường hành lang ven biển phía Nam trên địa phận VN từ cửa
Trang 3
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
khẩu Xà Xía (biên giới VN- Căm Pu Chia) thuộc tỉnh Kiên Giang đến
điểm giao với QL1 (Km2252+220) thành phố Cà Mâu, thuộc tỉnh Cà
Mau;
- Quyết định số 4184/QĐ- BGTVT ngày 31/12/2007 của Bộ GTVT điều
chỉnh Quyết định số: 2797/QĐ-BGTVT ngày 13/09/2007 của Bộ GTVT
v/v đầu tư dự án đường hành lang ven biển phía Nam trên địa phận VN từ
cửa khẩu Xà Xía (biên giới VN- Căm Pu Chia) thuộc tỉnh Kiên Giang đến
điểm giao với QL1 (Km2252+220) thành phố Cà Mâu, thuộc tỉnh Cà
Mau;
- Thông báo số 169/TB-BGTVT ngày 24/06/2009 về các kết luận của Thứ
Trưởng Ngô Thịnh Đức tại cuộc họp thông qua báo cáo đầu kỳ cho tuyến
Minh Lương- Thứ Bẩy và tuyến tránh Rạch Giá;
- Công văn số 2592/BGTVT- KHĐT ngày 24/06/2009 về tuyến tránh Rạch
Giá;
- Quyết định số 2220/QQĐ- BGTVT ngày 17/06/2007 và quyết định số
2442/QĐ-BGTVT của Bộ GTVT duyệt khung tiêu chuẩn sử dụng cho
KSTK đường hành lang ven biển phía Nam;
- Quyết định số 2977/QĐ-PMU MT ngày 12/8/2009 của Ban QLDA Mỹ
Thuận về việc phê duyệt kết quả xét thầu (Chỉ định thầu) Gói thầu tư vấn

thẩm tra thiết kế kỹ thuật của Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh
Rạch Giá, thuộc Dự án đường Hành lang ven biển Phía Nam giữa Ban
QLDA Mỹ Thuận và Liên danh Cty CP Xây dựng và Kiểm định DHV và
Cty TNHH GTVT-Đại học GTVT;
- Hợp đồng kinh tế số: 3216/2009/HĐKT ngày 26/8/2008 cho Gói thầu tư
vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật của Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến
tránh Rạch Giá, thuộc Dự án đường Hành lang ven biển Phía Nam giữa
Ban QLDA Mỹ Thuận và Liên danh Cty CP Xây dựng và Kiểm định
DHV và Cty TNHH GTVT-Đại học GTVT;
- Văn bản giải thích các ý kiến thẩm tra của TVTK
- Hồ sơ khảo sát và thiết kế kỹ thuật dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến
tránh Rạch Giá, thuộc dự án đường hành lang ven biển phía Nam, do liên
doanh giữa công ty DASAN và công ty DOHWA lập tháng 9/2009.
Trang 4
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
2. HỒ SƠ ĐÃ NHẬN ĐƯỢC VÀ CÒN THIẾU
2.1. Tài liệu thiết kế:
Volume I
FINAL REPORT
Volume 2
HYDROLOGICAL & HYDRAULIC DESIGN
REPORT
2.1
Hydrological and Hydraulic Design Report
2.2
Hydrological and Hydraulic Calculation Report
2.3
Thematic Report(VRSAP)
Volume 3

ROAD DESIGN
3.1
General and Typical Drawings - Horizontal
and Vertical Alignment
3.2
Cross - sections(1/2)
3.2
Cross - sections(2/2)
3.3
Intersections
3.4
Interchanges
3.5
Traffic safety design - Miscellaneous drawings
3.6
Quantities
Volume 4
BRIDGE DESIGN
4.1
Drawings: Long span blidges(FCM Bridges)
4.2
Drawings: Long bridges
4.3
Drawings: Medium bridges (1/2)
4.4
Drawings: Medium bridges (2/2)
4.5
Bridge Calculation Report
4.5.1
For Rach Gia 1 bridge (FCM 48+72+48m)

4.5.2
For Rach Gia 2 bridge (FCM 42+63+42m)
4.5.3
For Cai San bridge (FCM 42+63+42m)
4.5.4
For Vanh Dai bridge (FCM 42+63+42m)
4.5.5
For Rau Xanh-Vam Tru bridge
4.5.6
For Xom Giua bridge
4.5.7
For Don Dong bridge
4.5.8
For Nuoc Man bridge
4.5.9
For Medium bridges [1/4] (PC-I girder 33m)
4.5.10
For Medium bridges [2/4] (PC-I girder 24.54m)
4.5.11
For Medium bridges [3/4] (PC-voided slab 24m)
4.5.12
For Medium bridges [4/4] (PC-voided slab 21m)
4.6
Quantities
4.6.1
For Long span bridges(FCM bridges)
4.6.2
For Long bridges
4.6.3
For Medium bridges [112]

4.6.4
For Medium bridges [2/2]
Trang 5
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
Volume 5
CULVERT DESIGN
5.1
Drawings: Culverts
5.2
Culvert Design Calculation Report
5.3
Quantities
Volume 6
SOFT SOIL TREATMENT
6.1
Drawings: Soft Soil Treatment
6.2
Soft Soil Treatment Design Report
6.3
Quantities
Volume 7
COST ESTIMATES
Volume 8
ENVIROMENTAL MANAGEMENT PLAN
Volume 9
TECHNICAL SPECIFICATION
Tài liệu khảo sát
Embankment/Culvert
(KM90+900 -KMI02+581.4 AND

KMO+012.00- KM2+278.75)
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II-1 Detailed sheets laboratory testing
(Grain size analysis, Atterberg
limits, Direct shear test, Com
ression test)
Volume II-2 Detailed sheets laboratory testing
(Consolidation test, Triaxial
Compression test, Unconfined
compression test)
Embankmen/Culvet
(Kml03+094 to Kml09+910)
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II-I Detailed sheets laboratory testing
(Grain size analysis)
Volume II-2 Detailed sheets laboratory testing
(Atterber limits)
Volume III-1 Detailed sheets laboratory testing
(Direct shear test)
Volume III-2 Detailed sheets laboratory testing
(Compression test)
Volume IV Detailed sheets laboratory testing
(Consolidation test, Triaxial test,
Unconfined compression test)
Embankment/Cnlvert (Km97+480
to Km98+180)
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Rach Gia 1 Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices

Volume II Detailed sheets laboratory testing
Ap Chien Luoc Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Rau Xanh-Vam Tru Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Dap Da Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Trang 6
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
Tên tài liệu
Nội dung
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Nuoc Ngot Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Rach Gia 2 Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
He Thu 1 Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
He Thu 2 Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Duong Trau Bridge

Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Xom Giua Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Don Dong Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Thong Luu Bridge Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Cai San Bridge Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Ta Nom-A Bridge Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Ta Nom Bridge Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Nuoc Man Bridge Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Nong Thon Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
So Dua Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Ong Hien Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Vanh Dai Bridge
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing

Supplementary Work (Cai San
and Nuoc Man Bridge)
Volume I Report, Drawings and Appendices
Volume II Detailed sheets laboratory testing
Report On Investigation Materials
Investigation of
Construction Materials
Topographic Survey report Volume 1-1 Topographic Survey
GPS and Elevation control
network class IV
Volume 1-2A Topographic Survey
Plan and Elevation control
network report
Volume 1-2 Topographic Survey
Road drawings : Plan and Profile Volume 1-3 Topographic Survey
Road drawings: Cross sections Volume 1-4 Topographic Survey
Trang 7
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
Tên tài liệu Nội dung
- Km90+900 - Km97+000 (1/3) Topographic Survey
- Km97+000 - Km104+000 (2/3) Topographic Survey
- Km104+000 - Km109+910.86 &
CF Km0+000Km2+
Topographic Survey
278.75 (3/3) Topographic Survey
Road drawings: Intersection,
Intersecting roads
Volume 1-5 Topographic Survey
Bridge drawings: Plan and Profile Volume 1-6 Topographic Survey

Culvert drawings: Plan and
Profile
Volume 1-7 Topographic Survey
Hydrological Survey Report Volume 2-1 Hydrological Report
Thematic report: Hydrological
and Hydraulic Thematic study
(VRSAP modeling analysis)
Volume 2-2 Hydrological Report
3. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN THÀNH PHẦN 3:
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Dự án thành phần 3, thuộc dự án đường hành lang ven biển phía Nam gồm 2
đoạn:
3.1.1.Tuyến tránh Rạch Giá:
- Điểm đầu Km90+900 (thuộc tuyến đường hành lang ven biển phía Nam)
tương đương điểm Km122+650 (thuộc QL80).
- Điểm cuối Km109+910.85 (thuộc QL61) cách nút giao Rạch Sỏi 2Km.
- Chiều dài tuyến 18.55 Km
3.1.2. Đoạn nối C-F (đường Lạc Hồng kéo dài):
Nối đường nội thị Rạch Giá với tuyến hành lang ven biển phía Nam:
- Điểm đầu: cách nút giao giữa đường Lạc Hồng và Ngô Quyền 206.49m
- Điểm cuối giao với tuyến đường hành lang ven biển phía Nam tại
Km97+300
- Chiều dài đoạn tuyến 2.28 Km
3.1.3 Chiều dài tổng cộng: 20.83 Km.
3.2. Cơ quan liên quan đến dự án:
- Chủ đầu tư: Bộ Giao Thông Vận Tải.
- Đại diện Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận.
Trang 8
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá

- Tư vấn thiết kế kỹ thuật: liên doanh: Pyunghwa- Dassan (Hàn
Quốc).
3.3. Quy mô và các chỉ tiêu kỹ thuật chính:
3.3.1. Đường: đường cấp III đồng bằng (theo TCVN 4054-05).
- Tốc độ xe thiết kế V=80Km/h (với đường làm mới) V=60Km/h (đường
cũ nâng cấp, cải tạo). Để thiết kế tuyến trên mặt bằng dùng V=80 KM/h
- Bề rộng: nền Bnền=12m; mặt Bmặt=7m; lề gia cố Bgc=2x2m; lề đất
Bl=2x0.5m.
- Bán kính cong nằm tối thiểu Rmin= 250m (ứng với toàn dự án)
- Độ dốc dọc lớn nhất Imax=5% (V=80Km/h) và 6% (V=60Km/h).
- Tần suất thiết kế thuỷ văn P=4%
- Cường độ mặt đường yêu cầu:
+ Giai đoạn 1: Eyc=115MPa.
+ Giai đoạn 2: Eyc= 140MPa.
3.3.2. Cầu:
- Bề rộng cầu B=12m; Khổ cầu B=11m.
- Tải trọng thiết kế cầu: HL93; người đi 300Kg/m2.
- Tần suất thiết kế thuỷ văn P=1%.
- Tĩnh không thông thuyền: tuỳ theo từng cầu
3.4. Giải pháp thiết kế:
3.4.1. Đường:
3.4.1.1. Bình đồ tuyến:
- Tuyến chính: bắt đầu từ Km122+650 trên QL80, vượt kênh Rạch Giá
Long Xuyên, sau đó đi song song với kênh này về phía Đông Bắc; đi qua
khu công nghiệp Thạnh Lộc, qua đầu sân bay, sau đó rẽ phải và cắt vuông
góc với QL61 tại Km109+910. Toàn tuyến có 4 đường cong có R≥550m
(phương án tuyến có thay đổi so với thiết kế cơ sở và đã được Bộ GTVT
chấp thuận)
- Tuyến nối C-F: tuyến bắt đầu từ cách nút giao giữa đường Lạc Hồng và
Ngô Quyền 206.49m; vượt qua kênh Ông Hiền, đi gần vuông góc và gập

tuyến chính tại Km97+300; có 1 đường cong R=700m.
Trang 9
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
- Toàn tuyến đều làm mới
3.4.1.2 Trắc dọc:
- Căn cứ vào MNTK 4%; và các điểm khống chế tại mặt cầu, để thiết kế
trắc dọc tuyến.
- Trừ đường vào cầu trên tuyến sử dụng độ dốc nhỏ 0-1%; tại đường đầu
cầu sử dụng dốc I=4%. Sử dụng bán kính đường cong đứng lồi Rmin=
4000m; lõm Rmin=; tại các cầu cũ mở rộng cho phép dùng Rlồi
min=2500m để tận dụng cầu cũ.
3.4.1.3. Cắt ngang:
- Đảm bảo quy mô cắt ngang Bnền=12m; nhưng để tận dụng đất tại chỗ,
dùng đất bao tận dụng dầy 1m, nằm ngoài thân đường; độ dốc ta luy 1:2.
- 3.4.1.4. Kết cấu áo đường: Giai đoạn 1 để đạt E=1150MPa dùng kết cấu
mặt:
- Láng nhựa 4.5Kg/m2.
- Cấp phối ĐD loại1: 15cm.
- Cấp phối ĐD loại 2: 30cm.
- Lót vải ĐKT ngăn cách.
- Lớp nền thượng đắp cát K98 dầy 50cm.
- Đất nền đắp cát K95.
3.4.2. Nút giao:
Trên tuyến có 4 nút giao:
- Đầu tuyến chính: giao ngã ba với QL80 (Km90+900).
- Cuối tuyến chính: giao ngã ba với QL61 (Km109+910).
- Nối tuyến C-F và tuyến chính (Km97+300- tuyến chính; hay
Km2+278.75 của tuyến C-F).
- Đầu tuyến C-F nối với đường Ngô Quyền

- Nút giao Cái Sắn giưa tuyến chính với QL80 (Km102+879)
Có 3 nút giao bằng, dạng đảo tam giác và giọt nước. Riêng nút giao đầu tuyến
và nút giao Cái Sắn là giao khác mức, kết hợp với cầu vượt qua sông Cái Sắn
3.4.3. Gia cố nền đất yếu:
Trên dọc tuyến nền đất thiên nhiên có 1 lớp đất yếu nằm sâu khoảng 3-14m cần
xử lý. Các giải pháp chính:
- Với nền đắp H< 2m: vét đất hữu cơ 50cm; lót vải KT không dệt, đắp cát.
- Với nền đắp H=2- 2.6m: làm như trên, sau đó đắp cát, dùng 2 lớp vải
ĐKT dệt chịu kéo để chống trượt.
Trang 10
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
- Nền đắp H= 2.6- 4m Dùng giếng cát và bấc thấm để thoát nước thẳng
đứng, có gia tải.
- Nền đắp H>4m dùng giếng cát.
- Sát mố dùng sàn giảm tải để giảm thời gian thi công cầu (không cần thời
gian gia tải).
3.4.4. Cống ngang:
Trên tuyến có 16 cống đặt trên các mương máng thuỷ lợi; trong đó có 1cống
tròn đường kính D1.2m và 15 cống hộp, khẩu độ từ 2x2m- 2(4x4m). Các cống
đều bằng BTCT.
3.4.5. Cầu:
Trên tuyến có chính có 19 cầu, tuyến nối C-F có 2 cầu; trong đó có 7 cầu lớn,
14 cầu trung. Tóm tắt các cầu xem trong phần cầu

4. CÁC Ý KIẾN THẨM TRA
4.1. Các tài liệu còn thiếu:
- Bản tính thuỷ văn các cống
4.2. Thuyết minh chung
4.2.1. Phần đường

- Trong quy mô của dự án cần nêu rõ: cường độ áo đường yêu cầu, kết cấu
áo của lề gia cố và mặt đường xe chạy như nhau.
- Vì dự án này đã có thiết kế cơ sở, do vậy chương 6 không dùng khái niệm
thiết kế sơ bộ (Preliminary design); nên đổi thành các giải pháp thiết kế
(design solution) trong đó có thể đề cập đến các sự thay đổi so với thiết kế
cơ sở; nhưng nếu các thay đổi này đã được Bộ GTVT chấp nhận, chỉ cần
giới thiệu phương án đã chọn.
- Trong thiết kế bình đồ có sử dụng bán kính R=150m<Rmin=250m do địa
hình khống chế, cần thuyết minh vấn đề này để xin ý kiến Chủ đầu tư (vì
vi phạm quyết định đầu tư)
- Trong chương 6 có đề cập đến thiết kế cơ sở và các thay đổi của TKKT so
với TKCS; chúng tôi đã xem xét, các thay đổi này là hợp lý, như; với
đường thay đổi lại tuyến đoạn đầu thay dầm I 33m bằng dầm Super T;
giảm bớt nhịp hay giảm chiều dài nhịp. Các thay đổi này đã được sự chấp
thuận của UBND tỉnh Kiên Giang, các cơ quan hữu quan và được Bộ
Trang 11
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
GTVT chấp thuận bằng thông báo số 169/TB-BGTVT ngày 24/04/2009.
Nhưng theo quy định những thay đổi lớn phải thể hiện bằng điều chỉnh
quyết định đầu tư, đề nghị Chủ đầu tư xem xét
- Tuyến tránh Rạch Giá dài 18Km, nên cần xem xét 1 số công trình GT
tĩnh: bến xe bus, trạm nghỉ Theo quyết định đầu tư sẽ làm trong giai
đoạn 2; nhưng giai đoạn này kiến nghị cắm phạm vi cấm xây dựng; riêng
bến xe bus đề nghị làm trong giai đoạn này.
- Đoạn nối C-F chưa có trong quyết định đầu tư và quyết định tách các dự
án thành phần, mới có trong thôngbáo số 169/TB-BGTVT; việc kéo dài
đường Lạc Hồng được PMU MT và UBND Kiên Giang chấp thuận,
nhưng Bộ GTVT có yêu cầu làm thủ tục bổ sung tuyến C-F trong thông
báo trên, nhưng chúng tôi chưa thấy thủ tục bổ sung. Việc này cần làm

trước khi duyệt TKKT (nếu chưa có)
- Các nút giao Cái Sắn và QL80; và nút giao giữa tuyến Rạch Giá và tuyến
1 Lộ Tẻ Rạch Giá: Bộ GTVT yêu cầu phải có ý kiến của Cục Hàng
Không VN. Chúng tôi chưa thấy văn bản này.
4.2.2. Phần cầu
- Trong thiết kế cơ sở (hay thiết kế sơ bộ), đã so sánh chọn phương án tốt
nhất. Do vậy trong bước TKKT, chỉ nên so sánh phương án của TVTK
với phương án của thiết kế cơ sở, nếu khác nhau.
- TVTK đã so sánh các phương án dầm, nhưng chưa so sánh phương án cọc
đóng và khoan nhồi.
- Theo ý kiến của Bộ GTVT trong văn bản số 49/TB-BGTVT ngày
24/4/2007: tại các vị trí gần khu dân cư và kết cấu nhịp lớn, dùng cọc
khoan nhồi. Cọc đóng nên sử dụng tại các vị trí xa khu dân cư (phải thận
trọng khi chọn mặt cắt ngang)
- Quy định các phương pháp xử lý nền đường trên đất yếu: chỉ căn cứ vào
chiều cao đắp là chưa đủ, mà phải căn cứ vào địa chất của từng cầu
- Với 1 số cầu có đường đầu cầu ngập chân trong lũ; nên thêm nhịp; vì sau
khi làm đường sẽ biến thành đê, nước sẽ dồn qua cầu; nên nếu có điều
kiện nên thêm 2 nhịp biên (thay cho sàn giảm tải); như cầu:Kênh ấp Chiến
Lược; Ba Nho; Nước Ngọt.
- Tại sao nhịp thông thuyền lại vượt quá tĩnh không thông thuyền nhiều;
TD với khổ thông thuyền B=30m; tại sao không dùng nhịp Super T 40m
(nhịp tĩnh không khoảng 38m) lại dùng nhịp TT 63m (không kể cầu xiên).
Trang 12
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
- Xem lại so sánh kinh tế: cầu Rạch Giá 1 PA1 dài 488.7m giá 107.27 tỷ;
PA3 dài 415.9m; giá thành phần cầu 102.52 tỷ (theo chúng tôi chênh lệch
khoảng 10tỷ, cầu Rau Xanh nhầm phần giá thành giữa 2 PA.
- Tai sao với các cầu 3 nhịp, không sử dụng sơ đồ phổ biến tại miền Nam:

nhịp giữa lớn để thông thuyền và để trụ trên bờ; nhưng 2 nhịp biên ngắn
hơn TD cầu Xóm Giữa có thể dùng sơ đồ 24.5+33+24.5; cầu Hè Thu 1 ;
18+24.5+18m (hoặc 15+24.5+15).
- Với các trụ cố gắng đưa lên cạn, nếu có thể, bằng cách dùng nhịp giữa
lớn, TD cầu Nước Mặn nếu dùng nhịp giữa 40m (dầm I sẽ đưa trụ P2, P3
lên bờ.
- Cầu Kênh ấp Chiến Lược tại sao không dùng 2 nhịp biên 15+24.5+15m sẽ
bỏ được sàn giảm tải; thoát nước tốt hơn.
- Phương án cầu Tà Nôm: cần xem xét vấn để thuỷ văn khi cầu đặt tại 2 ngã
ba sông sát nhau (như xói lở đường đầu cầu).
- Cầu Ông Hiền: bố trí nhịp thông thuyền không hợp lý.
- Đường qua khu Thanh Lộc sau sẽ mở rộng thành 36m; với các cầu cống
qua khu vực này xử lý thế nào (đã giải thích).
- Cần quy định phạm vi đường trong hồ sơ cầu.
- Có thiết kế hệ thống điện chiếu sáng không ? nếu không cũng phải bố trí
các chân cột chờ để sau lắp cột điện.
4.3. Các bản vẽ phần đường
4.3.1. Thuyết minh:
- Cần nói rõ về quy mô đoạn nào thiết kế với V=60Km/h.
- Cần ghi rõ đoạn nào qua khu CN Thạnh Lộc
- Yêu cầu thiết kế bình đồ với toàn dự án là 80Km/h (quyết định đầu tư),
không phải 60Km/h.
- Thuyết minh chưa đúng: nền đắp bao bằng đất dính. Nền đường đắp cát
và được bao đất hữu cơ 1m ngoài thân đường.
- Nói PVD mới sử dụng ở VN là không đúng; sử dụng thí điểm từ 1986; đại
trà từ 1994 (QL5, QL1 cao tốc ).
- Chưa thống kê các đoạn xử lý nền đất yếu. và các giải pháp
4.3.2. Cắt ngang điển hình:
- Cần vẽ phạm vi GPMB trên các cắt ngang.
Trang 13

Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
- Tại sao không dùng dốc ngang mặt đường 2%; để giai đoạn sau không
phải bù vênh (tiêu chuẩn cho phép mặt đường láng nhựa dốc ngang 2-
3%). Dự án thành phần 1 lại dùng dốc 2%, với mặt đường như TP3. Cần
thống nhất trong 1 dự án.
- Các lớp mặt đường thường làm bậc.
- Yêu cầu của đất bao (điều 7.4.4. TCVN 4054-05).
- Trong dự án không dùng bấc thấm, nên bỏ mặt cắt điển hình loại này.
- Với nền bình thường đắp bao bằng đất tận dụng thường thành phần sét
cao, khó thoát nước, nên dùng cửa thoát nước,
- Thiếu trồng cỏ mái ta luy đắp (TVTK đã đồng ý bổ sung nhưng chưa thấy
sửa), trong cắt ngang chi tiết đã tính khối lượng.
- Cắt ngang sử dụng giếng cát:
+ Cần vẽ rõ đỉnh lớp cát hạt trung; cần vẽ thoát nước đặt tại lớp này.
+ Cắt ngang dùng giếng cát loại 1 có 2, 3 lớp vải ĐKT, lớp vải thứ 2 có
tác dụng chống cắt và cũng để phân cách lớp cát hạt trung và cát hạt mịn,
nhưng nếu đặt trên đỉnh giếng cát sẽ hạn chế khả năng thấm của giếng cát
lên lớp cát đệm. Trường hợp này chú ý chọn lớp vải có khả năng thấm
cao, ngoài khả năng chịu kéo.
- Cắt ngang sử dụng bấc thấm:
+ Đỉnh bấc thấm vẽ chưa đúng: theo quy trình 22 TCN 262-2000: bấc
thấm phải xuyên qua lớp cát đệm hạt trung, cắt dư thêm 20cm trên mặt
trên của cát đệm (điều V.6.3)
+ Thiếu thoát nước. Theo hình vẽ phía trái không thoát được nước.
+ Vẽ chưa rõ lớp cát đệm.
- Chưa thấy việc tính khối lượng bù lún trong thiết kế nền đất yếu
- Cửa thoát nước đã dùng vải địa KT để ngăn đất, không cần tầng lọc
ngược.
- Cắt ngang bảo vệ mái dốc bằng đá xây:

+ Khi đã dùng đá xây, không dùng đất đắp bao, mà nên thay bằng vải địa
KT ngăn cách (dùng lớp đất bao chất lượng xây không đảm bảo)
+ Thiếu lớp vải ĐKT ngăn cách giữa nền thiên nhiên và cát đắp.
4.3.3. Bình đồ:
4.3.3.1. Tuyến chính:
- Đường cong D2 Km91+385 dùng bán kính R=150m <Rmin=250m (tuyến
mới V=80Km/h), do địa hình khống chế: 1 đầu là nút giao, 1 đầu là cầu.
Đề nghị xem xét các giải pháp.
Trang 14
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
+ Tăng bán kính, chấp nhận làm cầu trong đường cong.
+ Giữ nguyên bán kính và cắm biển hạn chế tốc độ (phải được Chủ đầu tư
chấp thuận.
- Điểm đầu đặt Km90+900: đường giao thuộc dự án nào.
- Cần ghi phạm vi khu CN Thạnh Lộc (Km100+150- Km102+600)
- Tại Km92+250 đường lấp mương: không thấy cải mương.
- Cống tại Km92+712; Km95+062; Km108+140; Km108+625 đặt lệch tim
mương (?)
- Cầu Rau Xanh bờ Cà Mâu có đường tại đầu cầu cắt đường dân sinh; cần
hoàn trả đường này vòng qua nhịp cuối cầu.
- Bản vẽ HA-MR-07; 08; 09; 10: xem lại có nhiều cọc TCII; TCIII; TCIV
(?) trong đường cong D3.
- Tại Km93+ 275; Km 97+790; Km99+214; Km100+647; Km107+660
cống đặt xiên với mương; nhưng không thấy cải mương.
- Km93+800; Km95+485; Km102+500; Km104+400; Km106+640 tuyến
cắt đường dân sinh; giải pháp xử lý để duy trì GT trên đường dân sinh
- Tại Km99+600; Km105+550; Km108+320; Km108+790; Km109+200
đường cắt qua mương, không thấy cống ngang đường.
- Có những đoạn dài như đoạn Km104+300- Km105+221; không có cống,

có ảnh hưởng đến thuỷ lợi không ?
- Cống tròn Km105+929 có tác dụng gì ?
- Cần ghi rõ tên đường ngang thiết kế (Km106+850).
- Đường ngang đẩu tuyến đi đâu, phạm vi thiết kế, bán kính đường cong vẽ
không đúng: phải hướng tâm.
- Tuyến cắt qua đường ngang Km105+650 (rộng khoảng 5m nhưng không
có đường giao,
- Tuyến lấp mương (Km92+450, Km93+175, Km98+200,Km103+650;
hoàn trả mương thế nào
- Tĩnh không của đường dưới cầu đập đá.
- Vẽ đường hoàn trả dưới cầu Bà Nho; khi đó đường có choán vào mương
không?.
- Trường hợp cầu xiên, chiều dài gia cố mỗi bên ta luy nên bằng nhau.
- QL80 dưới cầu Cái Sắn: các nét thể hiện gì: tim đường có lệch không?
- Khi làm kênh mới tại Km105+200, đường GT dưới cầu có đủ không?
- Tại Km105+550 có mương bị đường cắt qua không có cống; trong khi đó
tại Km105+929 không có mương, lại có cống ?
4.3.3.2 Tuyến C-F:
Trang 15
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
- Đường ngang đặt tại sát mố cầu Ông Hiền (phía Rạch Giá) không an toàn
GT, tại sao không chuyển đi dưới nhịp cầu (?).
- Đoạn Km1+461- Km2+278 ; không có cống, có ảnh hưởng đến thuỷ lợi
không ?
- Cống Km0+600 đặt lệch tim kênh (hay mương); kênh lớn (lòng khoảng
25m; mặt 40m) đặt cống 2x(4x3m) có thoát hết nước không?
4.3.4. Trắc dọc:
- Tại sao cao độ đường đỏ cao hơn yêu cầu thuỷ văn nhiều; theo tính
Htt=H4%+ 0.5+0.5*6%+5.5*3%= H4%+ 0.695m. TD: đoạn đầu tuyến

(Km91- Km91+500): H4%=1.69; Htt= 2.39 ; ở đây dùng H= 2.64 (thừa
25cm) làm tăng khối lượng đất đắp; tăng phạm vi GPMB. Các đoạn sau
tính thừ ít hơn, hay vừa đủ (?).
- Nhiều đoạn không ghi MNTK (nhất là đoạn C-F)
- Cần ghi phạm vi khu CN Thạnh Lộc (Km100+150- Km102+600)
- Cần ghi phạm vi các nút giao.
- Đoạn qua khu CN Thạnh Lộc (Km100+150- Km102+600), sẽ mở rộng,
có hè đường và thoát nước dọc; không dùng độ dốc 0% (nên dùng >0.3-
0.5% châm chước 0.1% tiêu chuẩn TCXDVN 104-2007; để đảm bảo thoát
nước dọc)
- Nên ghi phạm vi xử lý nền yếu vào trắc dọc.
- Kiểm tra tĩnh không của đường dây điện 220KV và đường 110KV, theo
quy định là 4.5m+ khoảng cách an toàn H (H=5m với đường dây 220KV
và 4m với đường dây 110KV)
- Trên tuyến có nhiều đường giao dưới cầu, cần thể hiện tĩnh không các
đường đó trên trắc dọc
4.3.5. Cắt ngang chi tiết:
- Ghi ký hiệu B láng nhựa 3cm chưa đúng, nên ghi Bmặt đường (bao gồm
mặt và móng đường). Nếu không phải ghi chú.
- Cắt ngang đoạn xử lý bấc thấm vẽ đầu bấc thấm không đúng (xem phần
cắt ngang điển hình).
- Trong khối lượng của mỗi cắt ngang có ghi đệm cát 1, đệm cát 2, cần giải
thích trong cắt ngang điển hình. Theo cắt ngang điển hình lớp đệm 2 là
đắp đất bằng cát đen.
Trang 16
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
4.3.6. Nút giao, đường giao:
4.3.6.1. Nhận xét chung nút giao:
- Trên bình đồ cao độ, thường thể hiện các đường đồng mức 0.5m để kiểm

tra thoát nước trong nút.
- Thiếu cấu tạo đảo (bó vỉa, đắp đất bên trong, trồng cây cỏ ).
- Lưu ý thoát nước ngang trên các nhánh
- Kết cấu mặt trong nút:
+ Chọn kết cấu trên cơ sở nào. Tại sao tuyến chính lại thêm 2 lớp BT
nhựa
+ Lớp mặt dưới cho chi tiết A bù vênh <9cm bằng BT nhựa hạt mịn
không hợp lý; thường H > 5cm dùng BT nhựa hạt thô để tiết kiệm, chống
nứt lan toả.
+ Lớp nhựa dính (tack coat) lưọng nhựa 0.5Kg/m2; không phải 1Kg/m2
+ Chi tiết B lớp BT nhựa 7cm sử dụng BT nhựa hạt trung chưa hợp lý
(thường dùng BT nhựa hạt thô hay ATB)
4.3.6.2. Nhận xét chi tiết các nút:
- Nút giao tuyến C-F với tuyến chính (Km97+300):
+ Nút giao bố trí hợp lý.
+ An toàn GT: biển báo chỉ đường trên đường chính phía Hà Tiên đặt quá
gần nút (quy định tối thiểu>20m).
+ Cắt ngang điển hình sử dụng bấc thấm: xử lý đầu bấc thấm không đúng
(xem cắt ngang điển hình).
- Nút giao cuối tuyến (Km109+910.85):
+ Thiết kế nút giao thông hợp lý, nhưng ở vị trí xa trung tâm không có
người kiểm soát, chúng tôi e rằng tổ chức GT sẽ khó khăn. Xem xét việc
dồn nhánh nối 2,3 thành 1 nhánh, tuy bán kính cong có tăng thêm, nhưng
tổ chức GT đơn giản hơn
+ An toàn GT: biển báo chỉ đường trên QL61, phía Rạch Giá đặt quá gần
nút (quy định tối thiểu>20m).
- Nút giao đầu tuyến (Km90+900):
+ Bán kính cong D2 có R=150 <Rmin=250; nếu dịch nút trên QL80 về
phía Hà Tiên, có thể tăng bán kính
+ Xem lại đoạn vuốt nối với đường đi Hà Tiên: nên bổ sung đoạn chuyển

tiếp trước đường ngang.
+ Đoạn đường ngang đầu nút giao có rải mặt không?; phạm vi thiết kế
+ Nên phân phạm vi các nhánh trên bình đồ.
Trang 17
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
+ Nhánh 3 có 2 đường cong trái chiều, trùng tang (TĐ2= TC1); tại đây dốc
ngang là 0% (cắt ngang tại đây dốc 0.1% ?).
+ Có thể gộp 2 biển báo 134 và 127 trên tuyến chính pía Cà Mâu thành 1
biển
127; vì khoảng cách giưa chúng quá gần
- Nút giao giữa đường Lạc Hồng và Ngô Quyền:
+ Do địa hình hạn chế, vấn đề an toàn GT trong nút giao khó đảm bảo
(nút giao sát đầu cầu, độ dốc đường vào cầu tương đối lớn, đường là
đường có 6 làn xe (có giải phân cách), trong khi đường vào cầu có 2 làn
xe Cần có 1 số biện pháp an toàn cho nút giao: tăng đoạn sơn giảm tốc
cho đoạn trên cầuvà các nhánh, đặt đèn tín hiệu khi mật độ GT lớn
+ Kết cấu mặt đường loại A1 tại sao phải dùng tới 95cm CPĐ D loại 1
- Nút giao Cái Sắn:
+ Sau khi xây dựng nút giao sẽ bị bao vây bởi các nhánh, biến thành ao chứa
nước, kiểm tra việc thoát nước từ trong ra ngoài.
+ Phía trong nút giữ nguyên hay san nền làm vườn trồng cỏ và cây cảnh.
+ Trên mặt cắt QL80 có rãnh, nhưng không rõ rãnh cũ hay mới, không thể
hiện trên bình đồ, nếu làm mới phải có thiết kế (trong bảng khối lượng có
khối lượng rãnh dọc hố ga, nhưng không thấy thiết kế).
1.3.6.3. Đường giao:
- Trên bình đồ tuyến cắt qua nhiều đường dân sinh, nhưng không thấy thiết
kế đường giao, cống chui hay đường gom (TD: Km 91+200; 98+880;
Km93+800 ).
- Cần quy định giới hạn thiết kế đường giao, kết cấu áo đường của đường

ngang.
- Thiếu thiết kế đường giao, tính khối lượng.
4.3.7. Thiết kế mặt đường:
- Thiếu thiết kế mặt đường trên đường ngang.
4.3.8. Khối lượng đường:
- Bảng tổng hợp khối lượng tuyến chính và tuyến C-F: còn thiếu nhiều khối
lượng chính so với bảng khối lượng chi tiết:
+ Thiếu lớp đệm cát thoát nước hạt trung.
+ Thiếu lớp đệm cát 2 (cát hạt mịn)
+ Thiếu vải địa KT tăng cường.
+ Đất đắp lề.
Trang 18
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
- Thiếu khối lượng các đường ngang.
- Bảng tổng hợp khối lượng nút giao:
+ So với bảng khối lượng chi tiết cũng thiếu như khối lượng tuyến (xem
trên).
+ Lớp nhựa dính bám 0.5Kg/m2 (không phải 1Kg/m2).
4. 4. Xử lý nền đất yếu
4.4.1 Tóm tắt quá trình thẩm tra:
- TVTT đã thẩm tra và có báo cáo thẩm tra lần 1 trình PMU Mỹ Thuận.
Hiện TVTT chưa nhận được ý kiến giải trình của TVTK cho báo cáo này.
- Ngày 21/9/2009 TVTT nhận được bản thiết kế lần 2 của TVTK. Vì chưa
nhận được bản giải trình của TVTK nên hồ sơ này được hiểu là hồ sơ lập
mới. Để tránh mất thời gian cho việc thẩm tra lại cũng như đề cập lại các
vấn đề không cần thiết, đề nghị TVTK gửi văn bản giải trình kèm theo hồ
sơ thiết kế chỉnh sửa.
4.4.2. Tiêu chuẩn áp dụng và yêu cầu tính toán
- Tất cả các nội dung trình bầy và tính toán đều cắn cứ theo 22TCN211-06.

Tuy nhiên, ở mục 1 “TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ” lại không hề có tiêu
chuẩn này. Đề nghị TVTK kiểm tra lại khung tiêu chuẩn dự án và làm rõ
tiêu chuẩn áp dụng cho công tác xử lý nền đất yếu. Lưu ý, xử lý nền đất
yếu hiện chỉ có 22TCN262-2000, các tiêu chuẩn khác chỉ có một số nội
dung liên quan, không phải tiêu chuẩn chính thức.
4.4.3. Lư thuyết và phương pháp tính toán
- Công thức (2-15) chỉ đúng với đất có OCR=1, không đúng với đất có
OCR>1. Đề nghị bổ sung.
4.4.4. Phân tích và lựa chọn giá trị tính toán các chỉ tiêu cơ lý của đất
- Theo thuyết minh, các chỉ tiêu cơ lý được xác định cho 2 đoạn, đoạn đầu
tuyến (đến cầu Cái Sắn) và đoạn cuối tuyến (từ cầu Cái Sắn).
a) Đoạn đầu tuyến (đến cầu Cái Sắn)
- Biểu đồ phân bố các trị số thí nghiệm UU và FVST cho thấy trị số chọn
Co=9+z lớn hơn nhiều kết quả thí nghiệm UU (nhất là phần dưới), đồng
thời cũng nằm về phía trị số lớn của thí nghiệm FVST. Trong khi đó thí
Trang 19
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
nghiệm FVST cũng không rõ có hiệu chỉnh theo Ip hay chưa (Lưu ý, theo
22TCN262-2000, hiệu chỉnh là bắt buộc). Tóm lại, trị số chọn 9+z tỏ ra
không phù hợp với kết quả thí nghiệm và thiên về không an toàn. Đây là
giá trị quan trọng, quyết định phương án xử lý, đề nghị TVTK nghiên cứu
cẩn trọng.
- Đề nghị TVTK kiểm tra số liệu thí nghiệm cố kết, có thể phải xem xét
loại 1 số mẫu không phù hợp, vì số liệu tổng hợp hiện cho kết quả không
hợp lý (Cv cấp áp lực sau lại cao hơn Cv cấp áp lực trước).
- Kết quả thí nghiệm cho thấy đến chiều sâu khoảng 3-4m, đất yếu là quá
cố kết với Pc khoảng 5t/m
2
, dưới đó đất mới cố kết bình thường. Đề nghị

TVTK kiểm tra, làm rõ.
- Trong nội dung phân tích thiếu các chỉ tiêu Cc, Cs; trong bảng tổng hợp
thiếu chỉ tiêu m, đề nghị bổ sung.
b) Đoạn cuối tuyến (từ cầu Cái Sắn)
- Thiếu nội dung phân tích số liệu đầu vào mà chỉ có bảng tổng hợp. Đề
nghị bổ sung.
- Trong bảng tổng hợp, lớp 2a, Cc=0.55 Cs=0.024, cần kiểm tra lại 2 chỉ
tiêu này (Cs quá lớn).
- Bảng tổng hợp thiếu chỉ tiêu m, đề nghị bổ sung.
4.4.5. Kết quả thiết kế xử lư
- Giải pháp xử lý kiến nghị gồm (1) không xử lý với He<2m (2.2m với nền
thông thường), (2) He=2-2.6m xử lý bằng vải địa kỹ thuật cường độ cao,
(3) He>2.6m xử lý bằng PVD hoặc SD và (4) riêng đoạn sát mố xử lý
bằng sàn giảm tải.
- Kết quả tính xử lý được tổng hợp ở mục 6. Kết quả tính toán ổn định lún
của các đoạn không xử lý được thống kê trong 2 bảng cho trường hợp
He=1.8-2.2 và He=2.6m. Tuy nhiên, kết quả tính toán lại hoàn toàn giống
nhau. Đề nghị kiểm tra.
4.4.6. Tính toán chi tiết
4.4.6.1. Tính toán xử lý bằng vải, PVD và giếng cát
- Hiện chỉ có kết quả tính lún, không có bản tính lún chi tiết, trong đó phải
có đầy đủ các thông số tính toán liên quan: σ
o
, σ
z
, Pc…. Đề nghị bổ sung.
Trang 20
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
- Sức kháng cắt cũng chỉ có kết quả. Đề nghị trình bầy tường minh, trong

đó phải có đầy đủ các thông số tính toán liên quan: σ
z

- Nhiều số liệu/kết quả tính toán không thống nhất, đề nghị làm rõ:
 Theo thuyết minh, khi tính toán ổn định trượt, lớp đất đắp chọn
C=0, ϕ=23
o
trong khi theo tính toán C=2 Kpa, ϕ=20
o
(thi công) và
C=5 Kpa, ϕ=30
o
(khai thác)? Tóm lại, C, ϕ khi thi công và khi khai
thác lấy khác nhau và cũng khác luôn với chỉ tiêu ban đầu, C=0,
ϕ=30
o
(lưu ý γ=1.8 vẫn không thay đổi). Đề nghị làm rõ.
 Đoạn cuối tuyến (từ cầu Cái Sắn), lớp 2a theo thuyết minh
Cc=0.55, Cs=0.24, tính toán Cc=0.28, Cs=0.036 (?) thuyết minh
Co=không đổi=1.51, tính toán Co=thay đổi=az+b (?). Đề nghị kiểm
tra, làm rõ.
 C trong tính toán ổn định trượt không thống nhất với bản tính xử lý.
Ví dụ đoạn 1 (các đoạn khác cũng tương tự). Đề nghị kiểm tra.
Giai đoạn
đắp
Bản tính xử lý Bản tính ổn định
#1 9.5+z 9.4+z
#2 14+z 13.7+z
#3 17.8+z 17.4+z
Khai thác 21.5+z 20.8+z

 Tổng thời gian thi công trong bảng tổng hợp (15 tháng) trong khi
các bản tính thường 17~18 tháng. Đề nghị kiểm tra.
- Đề nghị làm rõ cách tính và cơ sở tính toán C trung bình trong phạm vi xử
lý.
- Sức kháng cắt ban đầu có dạng Co=9+z, sau khi cố kết có dạng
C=∆C+9+z, song song và lớn hơn Co một lượng không đổi ∆C theo chiều
sâu (xem sơ họa) là không đúng vì σ
z
giảm dần không tuyến tính theo
chiều sâu, không kể U cũng giảm dần theo chiều sâu (xem sơ họa).
Trang 21
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
Hình G1 Sức kháng cắt tăng do cố kết không thể “song song” với trị số ban
đầu do σ
z
giảm dần và không tuyến tính theo chiều sâu.
- Theo thuyết minh Hr là chiều cao nền đắp kể cả bù lún. Tuy nhiên, không
rõ Hr được tính toán như thế nào. Ví dụ, đoạn đầu tiên (đoạn không xử
lý), He=2.1m, Sc=59.95cm, S=65.94cm, Hr=3.16m (?) đoạn đầu tiên
(đoạn có xử lý), He=4m, Sc=120.71cm, S=132.78cm, Hr=5.72m (?). Đề
nghị làm rõ.
- Theo tính toán, đến thời điểm dỡ tải, chiều cao nền đắp vẫn cao hơn thiết
kế khá lớn (tức khối lượng phải đào bỏ sẽ lớn), tuy nhiên vẫn thấp hơn
chiều cao gia tải. Ví dụ đoạn 1 (xử lý) đến thời điển dỡ tải, nền đắp cao
hơn thiết kế 62cm, trong khi chiều cao gia tải là 1m. Đề nghị làm rõ.
- Độ cố kết khi khai thác (opening stage) được tính toán tại thời điểm dỡ
tải, trong tính toán của TVTK đều có U=100%, đề nghị làm rõ (lưu ý,
theo tiêu chuẩn chỉ yêu cầu về lún dư, đường cao tốc cũng chỉ yêu cầu
90%).

- Các đoạn xử lý là khá ngắn, rất nhiều đoạn chỉ 20~60m, việc thiết kế các
giai đoạn đắp với chiều cao khác nhau (không kể giai đoạn cuối) sẽ làm
thi công không thuận lợi. Đề nghị TVTK xem xét thiết kế chiều cao các
giai đoạn đắp như nhau cho các đoạn giáp nhau.
- Đối với những đoạn không xử lý, TVTT đã tính toán kiểm tra, kết quả là
không đảm bảo ổn định theo yêu cầu (xem kết quả tính toán dưới đây). Đề
nghị TVTK kiểm tra lại (Nguồn số liệu: hồ sơ thiết kế của TVTK).
Trang 22
Depth
C
Co=9+z
σ
z
…nên theo công thức (2-15),
∆C=f(σ
z
) sẽ không thể là hằng số,
do đó C=∆C+9+z như tính toán của
TVTK là không đúng.
∆C
Vì σ
z
giảm dần theo chiều sâu
và không tuyến tính…
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
`1
1.112
Description: 2a
Soil M odel: S=f(depth)

Unit Weight: 16.1
C-T op of Layer: 9
Rate of Increase: 1
Description: EB
Soil M odel: M ohr-Coul omb
Unit Weight: 18
Cohesion: 0
Phi: 30
q = 16KN/m2
Distance (m)
-10 -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40
Height (m)
-15
-13
-11
-9
-7
-5
-3
-1
1
3
5
7
9
Hình G2 He=2.2m, Fs=1.112<1.4, không đảm bảo yêu cầu
1.325
R.G. T =200KN/m
Fs=2
T tt=100KN/m

Description: 2a
Soil M odel: S=f(depth)
Unit Weight: 16.1
C-T op of Layer: 9
Rate of Increase: 1
Description: EB
Soil M odel: M ohr-Coulomb
Unit Weight: 18
Cohesion: 0
Phi: 30
q = 16KN/m 2
Distance (m)
-10 -5 0 5 10 15 20 25 30 35 40
Height (m)
-15
-13
-11
-9
-7
-5
-3
-1
1
3
5
7
9
Trang 23
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá

Hình G3 He=2.6m, với 1 lớp vải gia cường, Fs=1.325<1.4, không đảm bảo
yêu cầu
- Đề nghị kiểm tra lại nội dung tính toán ổn định trượt và thiết kế khi có vải
ĐKT đối với các đoạn có H<4m (các bản tính ổn định trượt đầu tiên) vì số
lớp vải là không hợp lý (xem bảng dưới đây).
Giai đoạn đắp Số lớp
vải
Fs Ghi chú
#1 1 1.271
Khi khai thác chỉ có 1 lớp vải
tức ở giai đoạn #3 cũng chỉ có
#2 1 1.241
#3 2 1.216
Khai thác 1 1.402
4.4.6.2. Tính sàn giảm tải:
Bản tính sàn giảm tải còn tồn tại các vấn đề sau:
- Cần phải xếp hoạt tải xe trên mặt đường theo số làn xe, tính sự phân bố
củợctngf bánh xe qua nền đắp, từ đó xác định phạm vi tác dụng của bánh
xe trên mặt sàn, và chọn phạm vi chịu tác dụng lớn nhất để tính. Trong
bản tính của TVTK mới chỉ xét phân bố theo chiều dọc
- Thiếu kiểm tra kết cấu sàn do tải trọng tác dụng (tĩnh tải và hoạt tải): Xét
phạm vi chịu lực lớn nhất và từ đó tính sàn giảm tải như một bản BTCT
chịu uốn, có các gối là các cọc
- Thiếu kiểm tra sức chịu tải của cọc, theo vật liệu cọc.
4.4.7. Bản vẽ:
- Các bản vẽ cắt ngang điển hình sử dụng PVD/SD, SST.TY.01 và
SST.TY.02 đề nghị xem xét chỉnh sửa/làm rõ những nội dung sau:
 Chân taluy đắp phải mở rộng hơn thiết kế khi xem xét lún (tối thiểu
50cm theo 22TCN262-2000);
 Chiều cao đắp phải cao hơn thiết kế (phòng lún và gia tỉa theo tính

toán);
 Đối với phương án sử dụng SD/PVD thì vấn đề thoát nước có vai
trò quyết định đến thành công của phương án. Hiện nước xử lý nền
đất yếu được thoát qua các cửa rộng 1m, cách nhau 10m ở hai bên
chân taluy. Hệ thống này không có cơ sở khẳng định đủ năng lực
thoát nước và không ảnh hưởng đến thiết kế xử lý đất yếu theo tính
toán. Để chắc chắn về vấn đề thoát nước kiến nghị bỏ kết cấu này
và kéo dài lớp vải ĐKT ngăn cách ra hết phạm vi taluy làm tầng lọc
ngược (xem 22TCN262-2000). Trong trường hợp TVTK bảo lưu
Trang 24
Báo cáo thẩm tra Thiết kế kỹ thuật - Lần 2
Dự án thành phần 3: Xây dựng tuyến tránh Rạch Giá
hệ thống này, yêu cầu có tính toán cụ thể khẳng định đủ năng lực
thoát nước và không ảnh hưởng đến thiết kế xử lý đất yếu theo tính
toán.
- Với giếng cát:
+ Chiều dầy lớp đệm cát hạt trung thoát nước là 50cm; không đúng tiêu
chuẩn thiết kế: chiều dầy lớp đệm cát bằng tổng độ lún, nhưng không nhỏ
hơn 50cm (điều IV.5.3 tiêu chuẩn 22 TCN 211-2000). Để tiết kiệm cát hạt
trung có thể bố trí trên 50cm hạt trung, phía dưới dùng cát hạt nhỏ (TVTK
đã chỉnh sửa)
+ Đỉnh giếng cát chỉ cần tiếp xúc với đáy tầng cát đệm (TVTK đã chỉnh
sửa).
+ Lớp vải loại 3 đặt trên đỉnh giếng cát phải yêu cầu có hệ số thấm cao.
- Với bấc thấm (PVD):
+ Lớp đệm được nâng lên 1m, cần kiểm tra độ lún, nếu S>1m phải nâng
lớp cát đệm lên.
+ Bấc thấm phải cắm qua lớp cát đệm và kéo dư thêm 20cm (điều IV.6.3
tiêu chuẩn 22 TCN 211-2000), bản vẽ thiếu.
- Bản vẽ ML\R\SST\GE\004 đề nghị kiểm tra:

 Các thông số t1, h1, t2, h2, t3, h3 trong bảng tổng hợp không có;
 Tổng thời gian thi công xử lý không phải 15 tháng (xem thêm mục
5).
- Bình đồ xử lý nền đất yếu
+ Thường hồ sơ bản vẽ xử lý nền đất yếu làm độc lập, bao gồm cắt ngang
điển hình, bình đồ, trắc dọc đoạn xử lý, không chia làm nhiều nơi.
+ Trường hợp mố xiên, sàn giảm tải cũng nên thiết kế xiên để giảm khối
lượng; giới hạn giếng cát và PVD có thể thẳng.
+ Theo cắt ngang điển hình giếng cát hay PVD đặt gần sát chân ta luy nền
cát; nhưng trên mặt bằng phạm vi này thu hẹp nhiều, đề nghị kiểm tra lại (vì
mặt bằng không ghi bề rộng nên TVTT không kiểm tra được).
4.4.8. Các vấn đề khác:
- Đề nghị lưu ý, hiện nay cát cho hạng mục xử lý nền đất yếu theo như qui
định tại 22TCN262-2000 hầu như không thể có, nhất là khu vực phía
Nam. Đề nghị TVTK xem xét kiến nghị tiêu chuẩn cho loại vật liệu này
đảm bảo khả thi về khối lượng và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cho công tác
xử lý nền đất yếu. Lưu ý, Trong cùng Dự án đường hành lang ven biển
Trang 25

×