Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.47 KB, 77 trang )

Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU SỬ DỤNG
Sơ đồ 1 : Sơ đồ Bộ máy quản lý của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội .
Sơ đồ 2 : Quy Trình làm sách tại Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
Sơ đồ 3 : Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà Xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội.
Sơ đồ 4 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật Ký Chung.
Sơ đồ 5 : Quy trình làm việc Kế Toán Máy.
Biểu số 01 : Lệnh xuất kho.
Biểu số 02 : Phiếu xuất kho.
Biểu số 03 : Chứng từ ghi sổ.
Biểu số 04 : Sổ chi tiết tiểu khoản
Biểu số 05 : Bảng cân đối nhập xuất tồn vật tư.
Biểu số 06 : Sổ nhật ký chung.
Biểu số 07 : Sổ cái TK 1521.
Biểu số 08 : Sổ chi tiết tiểu khoản 62111.
Biểu số 09 : Sổ cái TK 62111.
Biểu số 10 : Bảng thống kê ngày công lao động và tiền ăn giữa ca.
Biểu số 11 : Bảng thanh toán lương cơ bản của cán bộ công nhân viên.
Biểu số 12 : Bảng phân bổ tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT.
Biểu số 13 : Chứng từ ghi sổ
Biếu số 14 : Sổ cái TK 62211.
Biểu số 15 : Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
Biểu số 16 : Sổ cái TK 15481.
Biểu số 17 : Sổ cái TK 15482.


Biểu số 18 : Chứng từ kết chuyển.
Biểu số 29 : Sổ cái TK 15411.
Biểu số 20 : Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Biểu số 21 : Thẻ tính giá thành Sách giáo khoa.
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG
- NXBGD : Nhà Xuất bản giáo dục.
- SGK : Sách Giáo Khoa.
- THPT : Trung học phổ thông.
- QĐ : Quyết định.
- BTC : Bộ tài chính.
- TK : Tài khoản.
- CPSX : Chi phí sản xuất.
- CNV : Công nhân viên.
- NVL : Nguyên vật liệu.
- BHXH : Bảo hiểm xã hội.
- KPCĐ : Kinh phí công đoàn.
- BHYT : Bảo hiểm y tế.
- TSCĐ : Tài sản cố định.
- TBTH : Thiết bị trường học.
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
LỜI MỞ ĐẦU
Là một trong những doanh nghiệp Nhà nước được thành lập sớm nhất trong
lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam, từ khi được thành lập đến nay, Nhà xuất bản Giáo
dục luôn tiên phong trong cải cách, đổi mới và hoàn thiện ở tất cả các khâu, từ tổ
chức nhân sự đến quá trình sản xuất của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Nhà

nước giao phó. Tuy nhiên, với sự cạnh tranh tự do và bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế như hiện nay và nhất là trong giai đoạn nền kinh tế toàn cầu suy thoái,
một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì vấn đề nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp đang được đặt ra hàng đầu đối với các nhà quản trị.
Hay trước hết cần phải tổ chức công tác kế toán ở đơn vị sao cho thật hiệu quả.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần đánh giá tính hiệu quả và hiệu
năng của đơn vị đó là công tác quản trị chi phí và tính giá thành sản phẩm tại đơn
vị.
Sau một thời gian được thực tế ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội em đã
được tìm hiểu về các vấn đề tổng quan nhất, về thực trạng tổ chức công tác kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của đơn vị. Với mô hình hoạt động là
Công ty Mẹ - Công ty con, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại
đơn vị hiện còn có những hạn chế nhất định. Qua quá trình tìm hiểu này cũng giúp
em hiểu sâu hơn về thực trạng vận dụng chế độ kế toán và các chuẩn mực kế toán
trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở đơn vị sản xuất
kinh doanh. Thêm vào đó em cũng xin đưa ra phương hướng và một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại đơn vị. Với định hướng đó em xin được chọn đề tài Chuyên đề thực tập chuyên
ngành với tên : “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội”. Chuyên đề thực tập chuyên ngành
của em xin trình bày với ba phần chính sau đây:
Chương I : Tổng quan về Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội.
Chương II : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội.
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
Chương III : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở
Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ Phòng Kế

toán – Tài vụ ở Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội và TS. Nguyễn Hữu Ánh đã giúp
em thu nhận được các kiến thức bổ ích và hoàn thành chuyên đề thực tập của
mình.Trong quá trình thực tế và viết chuyên đề thực tập này em không tránh khỏi
những nhầm lẫn và sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý để em có thể hoàn
thiện hơn kiến thức thực tế của em.
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC TẠI HÀ NỘI
Tên Doanh nghiệp: Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Na
Trụ sở chính: 81 Trần Hưng Đạo
TK giao dịch: 1020100002259965
Mã số thuế: 0100108543
ĐT : 0438220801
Fax: 0439422010
Email: www.nxbgd.com.vn
1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội
Nhà xuất bản Giáo dục với tiền thân là Ban Tu Thư và tố in thành lập từ ngay
những ngày đầu giải phóng. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành giáo dục và để
phục vụ cho các cuộc cải cách giáo dục, được sự đồng ý của Chính Phủ, ngày 10
tháng 05 năm 1957, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên đã ký Nghị định số
398/NĐ thành lập Nhà xuất bản Giáo dục ngày 01 tháng 06 năm 1957.
Quá trình hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Giáo dục có thể được tóm
tắt qua các giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn đầu từ năm 1957 -1963: Thời gian đầu, Nhà xuất bản Giáo dục
chủ yếu là tiếp nhận bản thảo, biên tập kỹ thuật, gia công in và giao cho sở phát
hành Tu Thư phân phối, chưa biên tập được nội dung bản thảo. Từ năm 1960 –
1962, Nhà xuất bản Giáo dục đã cho xuất bản bộ Sách Giáo Khoa ( SGK) cấp 2 ,cấp
3 the hệ thống giáo dục 10 năm và cũng đã cho xuất bản bộ sách bổ túc Văn Hoá &

Giáo trình Đại Học, sách trung học sư phạm hệ 7+2 và một số sách tham khảo phục
vụ cho cuộc cải cách Giáo dục lần thứ 2 với trên 200 tên sách và gần 2triệu bản
sách các loại.
+ Giai đoạn trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước( 1964 – 1971) : Với việc được bổ sung thêm nhiều cán bộ có năng lực và trình
độ, Nhà xuất bản Giáo dục đã có từ 200 đến 300 tên sách với hơn 1triệu bản sách
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
xuất bản được phát hành hàng năm, phục vụ tốt cho phong trào “ dạy tốt, học tốt”
của ngành Giáo dục và ngày càng khẳng định được vai trò to lớn của mình.
+ Giai đoạn sáp nhập vào Cục xuất bản Giáo dục (1971 – 1977) : Tháng
9/1971, Bộ Trưởng bộ Giáo dục ký quyết định sáp nhập vào Cục xuất bản Giáo dục.
Thời gian này nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Nhà xuất bản Giáo dục bị thu
hẹp hơn, chỉ có các chức năng chính là : tổ chức biên soạn, biên tập nội dung sách
Tham khảo, Từ điển và sách học tiếng nước ngoài. Tháng 8/1977, Bộ Giáo dục lại
quyết định tách ra khỏi Cục Xuất bản thành lập Nhà xuất bản độc lập và lại lấy tên
là Nhà Xuất Bản Giáo Dục.
+ Giai đoạn từ năm 1978 – 1986 : Để phục vụ cho cuộc cải cách Giáo dục lần
thứ 3 hoàn thành thay SGK cho cấp I, ngày 7/1/1978
Nhà xuất bản Giáo dục dặc hợp nhất cả Trung tâm biên soạn cải cách giáo dục.
Năm 1979, Bộ Giáo dục cho thành lập chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh. Lúc này, Nhà
xuất bản càng thể hiện vai trò hết sức to lớn đóng góp cho sự nghiệp Giáo dục của
đất nước với những nhiệm vụ như : tổ chức biên soạn, in SGK cho Campuchia, tổ
chức biên soạn và in SGK cho việc phổ cập cấp I ở vùng miền núi và vùng gặp
nhiều khó khăn.
+ Giai đoạn đổi mới và phát triển ( 1987 đến nay): Nhà xuất bản Giáo dục phát
triển vượt bậc với số lượng tên sách và số bản phát hành tăng chóng mặt. Ngoài
sách còn có các sản phẩm khác như các thiết bị phục vụ học tập,bản đồ ,tranh ảnh...
Trong thời kỳ này có sự sáp nhập và hợp nhất của rất nhiều các đơn vị chức năng

thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo như:
- Nhà máy in Diên Hồng (1991).
- Báo toán học tuổi trẻ (1991).
- Nhà xuất bản Đại Học và Giáo Dục chuyên nghiệp ( 7/7/1992).
- Nhà máy in Sách Giáo Khoa (1995).
- Trung tâm nghe nhìn Giáo Dục (1996).
- Trung tâm bản đồ và tranh ảnh Giáo Dục (1996).
- Trung tâm khoa học và công nghệ Sách Giáo Khoa (1996).
- Công ty vật tư (1998).
- Bộ phận chỉ đạo phát hành và thư viện trường học (1998).
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
- Công ty phát hành SGK Trung Ương (1998).
Thực hiện chủ trương của Chính Phủ về đổi mới và sắp xếp lại các doanh
nghiệp Nhà Nước theo Quyết Định số 102/2003/QĐ – TTg ngày 21/05/2003, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào Tạo đã ký quyết định số 3961/QĐ – BGD&ĐT –
TCCB ngày 28/07/2003 chuyển Nhà xuất bản Giáo dục sang hoạt động theo mô
hình Công ty mẹ - Công ty con. Sáu tháng đầu năm 2008 đã kết nạp thêm 04 đơn vị
mới: Công ty CP Sách - TBTH Tuyên Quang, Công ty CP Sách - TBTH Quảng Trị,
Tạp chí Thế giới mới và Công ty CP In - Dịch vụ Đà Nẵng; nâng tổng số Công ty
con lên 31 đơn vị, toàn NXBGD có 40 đơn vị thành viên. Là một trong những tập
đoàn chuyển đổi mô hình quản lý thành công nhất, Nhà xuất bản Giáo dục đã trở
thành một trong những đơn vị dẫn đầu trong cả nước về xuất bản, đóng góp quan
trong cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta. Hoạt động kinh doanh trong toàn
đơn vị đạt hiệu quả tốt, đời sống CBCNV không ngừng được cải thiện và nâng cao.
Nhà xuất bản Giáo dục đã khắc phục được rất nhiều khó khăn và thường
xuyên thực hiện vượt kế hoạch được giao và đã được Nhà Nước trao cho nhiều tặng
thưởng cao quý như :
- Một huân chương lao động hạng Nhất.

- Hai huân chương lao động hạng Ba.
- Một huân chương độc lập hạng Nhì.
- Một huân chương độc lập hạng Ba.
1.2 - Đặc điểm tổ chức sản xuất của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội
Nhà xuất bản Giáo dục với nhiệm vụ là tổ chức biên soạn, biên tập, in ấn và
tổng phát hành các loại Sách giáo khoa và các xuất bản phẩm giáo dục khác phục vụ
cho giảng dạy, học tập của các ngành học, bậc học trong toàn quốc. Đồng thời giúp
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo chỉ đạo công tác phát hành sách và thư viện trường học.
Đơn vị đề ra mục tiêu là phải đáp ứng đủ về Số lượng, đảm bảo về nội dung lẫn
hình thức một cách kịp thời nhất các xuất bản phẩm. Trên cơ sở đó, Nhà xuất bản
Giáo dục đã lập các phương án về vốn, vật tư phục vụ cho tiến độ sản xuất. Dựa vào
các hợp đồng đã ký, Nhà xuất bản Giáo dục tổ chức phân phối sách cho các địa
phương.
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
Quy trình công nghệ sản xuất SGK của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội bắt
đầu từ việc tổ chức đội ngũ tác giả, tổ chức biên soạn, tổ chức biên tập nội dung,
biên tập kỹ, mỹ thuật, chế bản, tổ chức in sách và phát hành sách về tới tận địa
phương. Và sau đây là các giai đoạn trong khâu sản xuất SGK :
+ Giai đoạn làm bản thảo : Trên cơ sở những đề cương sách đã được bộ duyệt
( nếu là SGK) hoặc Nhà xuất bản Giáo dục duyệt ( nếu là sách Tham Khảo), Nhà
xuất bản Giáo dục ký hợp đồng viết sách với tác giả và đôn đốc đảm bảo đúng tiến
độ thời gian.
Khi đã có bản thảo, Nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD ) tiến hành tổ chức biên
tập vòng 1 : biên tập viên đọc , đánh giá về chất lượng bản thảo xem có đúng với đề
cương đã được duyệt không và làm phiếu biên tập ghi rõ những nhận xét, những đề
nghị đóng góp. Sau đó, biên tập viên viết tờ trình trình lên Tổng biên tập xin duyệt
và đưa bản thảo đi đánh máy.
Sau khi đã đánh máy, bản thảo được đưa vào biên tập vòng 2 : biên tập viên sẽ

sửa bản thảo theo những ý kiến đã nhận xét và đề nghị ở trên, sửa câu chữ, lỗi chính
tả và Morat cho sạch. Sau khi đã đạt yêu cầu, làm phiếu biên tập vòng 2. Trong đó
có ghi đầy đủ những thay đổi và những sửa chữa đã thực hiện, kèm theo phiếu đóng
góp ý kiến, phiếu yêu cầu chế bản, làm hình minh hoạ... và trình lên Tổng biên tập
phê duyệt. Nếu chưa đạt thì phải biên tập vòng 3, nếu đạt thì Tổng biên tập cho đưa
vào sản xuất, đây là Bản Thảo Gốc.
Bản Thảo Gốc sẽ được chuyển sang trung tâm Chế bản - Đồ Họa để lên bản
can và phim cả hình và chữ. Biên tập viên lại đọc lại bản Can, phim lần cuối rồi đưa
đi in.
+ Giai đoạn in sách : Nhu cầu in sách rất lớn, chỉ có một số đầu sách được in
tại nhà in trực thuộc NXBGD ( nhà in Diên Hồng, nhà in SGK Đông Anh),còn lại
chủ yếu là thuê gia công in tại các xí nghiệp in ngoài. Tuy vậy, NXBGD vẫn kiểm
soát chất lượng in và điều hòa công việc tại các nhà in để đảm bảo tiến độ. Sách
được in xong thì được nhập vào kho của Nhà xuất bản Giáo dục.
+ Giai đoạn phát hành sách : Phần lớn sách được bán cho các công ty sách và
thiết bị trường học theo hợp đồng với Nhà xuất bản Giáo dục. Một số ít thì được
bán lẻ cho các trường học và các cửa hàng giới thiệu sách của NXBGD. Nhà xuất
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
bản Giáo dục luôn đảm bảo có đủ sách và đồng bộ sách cho các công ty Sách -
Thiết bị trường học theo đúng hợp đồng đã ký kết. ( Quy trình làm sách tại NXB
Giáo dục tại Hà Nội xem trang bên)

Sơ đồ 1: Quy trình làm sách tại Nhà xuất bản Giáo dục

Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Bản Thảo Thô
Thẩm Định

Biên tập vòng 1
Đánh Máy
Biệ tập vòng 2
Biên tập vòng 3
Chế bản
Làm Hình
Làm Bìa
K/tra can, ký in
Thuê gia công in
K/tra chất lượng
Nhập kho
Phát hành
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
1.3- Tổ chức bộ máy quản lý của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội.
Nhà xuất bản Giáo dục hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, các
công ty con là các doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu
riêng. Nhà xuất bản Giáo dục thực hiện quản lý các công ty con thông qua số vốn
góp của mình. NXBGD tại Hà Nội là một chi nhánh của NXBGD thực hiện hạch
toán phụ thuộc. Bộ máy quản lý của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội được tổ
chức theo cơ cấu Dọc như sau :
Ban Giám Đốc gồm : Giám đốc, 3 phó giám đốc và 1 kế toán trưởng.
- Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục : Do bộ Trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo
quyết định bổ nhiệm. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ về mọi mặt hoạt động
kinh doanh của NXBGD,chịu trách nhiệm về phương hướng nhiệm vụ xuất bản, kế
hoạch in ấn, kế hoạch phát hành sách,trực tiếp giao kế hoạch cho các đơn vị trực
thuộc, quyết định kế hoạch tài chính và chỉ đạo trực tiếp công tác tài chính trong
toàn bộ NXBGD.
- Phó Giám đốc - Tổng Biên tập : Lãnh đạo trực tiếp khối biên tập cùng với
Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật về chính trị, tư tưởng, khoa học, nghệ
thuật của các xuất bản phẩm. Thực hiện công tác biên soạn, biên tập của NXBGD,

ký các hợp đồng kinh tế với tác giả, chỉ đạo nội dung tuyên truyền quảng cáo cho
các xuất bản phẩm đã và sẽ xuất bản.
- Phó Giám Đốc phụ trách phát hành : Là người chỉ đạo công tác phát hành và
công tác nội chính bao gồm phòng phát hành SGK; Phòng Hành chính - Quản trị,
tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách. Phó Giám đốc phát hành ký hợp đồng kinh tế
với các công ty sách, các hợp đồng liên doanh phát hành và các hợp đồng kinh tế,
dịch vụ lao vụ khác.
- Phó Giám đốc chịu trách nhiệm in : Chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện
kế hoạch sản xuất, khai thác năng lực của các nhà in, đảm bảo tổ chức in đúng ,đủ
số lượng và chất lượng, đúng về thời gian tất cả các xuất bản phẩm của NXBGD.
Phó Giám đốc phụ trách in tổ chức phối hợp công nghệ và thống nhất toàn Nhà xuất
bản Giáo dục về bản thảo, marketing, chất lượng và kỹ thuật in. Ngoài ra, Giám
Đốc phụ trách in còn ký các hợp đồng về in, ký các lệnh xuất vật tư giấy bìa đúng
yêu cầu sản xuất.
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
- Kế Toán Trưởng : Là người giúp Giám đốc quản lý, sử dụng, điều hành các
loại vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao, tổ chức thực hiện các chủ trương về giá
sách, giá công in, phí phát hành, cơ chế thanh toán...Kế toán trưởng có trách nhiệm
đưa ra các đề xuất và tổ chức thực hiện các kế hoạch tài chính và kinh doanh của
toàn NXBGD. Thẩm kế, kiểm tra các khoản chi tiêu trước khi trình lên Giám Đốc
ký duyệt, thực hiện kiểm tra kiểm soát việc chấp hành các chế độ bảo vệ tài sản, các
định mức, các dự toán chi phí sản xuất, chi phí quản lý, chi phí xây dựng cơ
bản...Tổ chức kiểm tra và xét duyệt các báo cáo quyết toán của các đơn vị cấp dưới
gửi lên, kiểm tra kế toán trong nội bộ NXBGD và trong các chi nhánh, chỉ đạo kiểm
tra công tác kế toán của Nhà xuất bản Giáo dục và các chi nhánh.
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ban Giám Đốc, Khối biên tập, khối Sản Xuất –
Phát hành, Khối quản lý được tổ chức theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, trợ
giúp cho ban lãnh đạo chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khối Biên tập gồm : Ban thư ký biên tập, các ban biên tập chuyên môn, phòng
chế bản, phòng Thư viện – Tư liệu, phòng sửa bản in.
Khối Sản Xuất – Phát hành gồm : Phòng kho vận, phòng quản lý in, và phòng
phát hành SGK.
Khối Quản lý - Tổng hợp gồm : Phòng tổng hợp, Phòng tổ chức – Lao động -
Tiền lương, phòng Hành chính - Quản trị, phòng Kế toán – Tài vụ, phòng quản ký
xuất bản, phòng công nghệ thông tin.
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
Sơ đồ 2 : Sơ đồ Bộ máy quản lý của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội
1.4 - Tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội
Nhà xuất bản Giáo dục hiện nay là đơn vị duy nhất trong cả nước được giao
nhiệm vụ in ấn và xuất bản SGK phục vụ cho ngành giáo dục trong nước. Nên nhìn
chung tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị là khá ổn định nhưng lại có chiều
hướng đi xuống.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NXBGD TẠI HÀ NỘI
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2005 2006 2007
2006/2005 2007/2006
±
%
±
%
1. Tổng doanh thu 402.817 400.121 381.442 -2.696 -0,67 -18.679 -4,67
2.Các khoản giảm trừ
1.658 1.603 1.517 -55 -3.32 -86 -5,36
3. DT thuần

401.159 398.518 379.925 -2.641 -0,66 -18.593 -4,67
4.Giá vốn hàng bán 320.047 318.262 305.509 -1.785 -0,58 -12.753 -4,01
5. Lợi nhuận gộp
81.112 80.256 74.416 -856 -1,06 -5.840 -7,28
6. CPBH & QLDN 43.998 44.677 42.918 679 1,54 -1.759 -3,94
7. LN thuần từ HĐKD
37.114 35.579 31.498 -1.535 -4,14 -4.081 -11,47
8. Thuế thu nhập 10.391,92 9.962,12 8.819,44 -429,8 -4,14 -1.142,68 -11,47
9. LNST 26.722,08 25.616,88 22.678,56 -1.105,2 -4,14 -2.938,32 -11,47
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
BAN GIÁM ĐỐC
KHỐI QUẢN LÝ -
TỔNG HỢP
KHỐI BIÊN TẬP
KHỐI SẢN XUẤT
PHÁT HÀNH
Ban
thư ký
biên
tập
Phòng
sửa
bản in
Phòng
Chế
bản
Phòng
Thư
viện -


liệu
Phòng
Quản
lý SX
Phòng
Phát
hành
SGK
Phòng
kho
vận
Phòng
Hành
chính
-Quản
trị
Phòng
Kế
toán
tài vụ
Phòng
Tổ
chức
...
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
Có thể thấy rằng, trong những năm gần đây, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh của đơn vị liên tục giảm nhẹ. Kết quả này là do Doanh thu giảm giữa các
năm. Nguyên nhân của việc giảm doanh thu là do đơn vị không được chủ động quy
định giá bán của SGK mà giá bán là do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo quy định. Hơn

nữa, tỷ lệ chiết khấu bán hàng cho các Công ty phân phối sách luôn ở mức khá cao.
Mặt khác, do tình hình biến động không ngừng của nền kinh tế làm cho giá Nguyên
vật liệu đầu vào lại có xu hướng tăng làm cho chi phí sản xuất của đơn vị là tăng. Vì
vậy một nhiệm vụ rất quan trọng của đơn vị đó là cần tạo ra một thị trường tiêu thụ
ổn định và nguồn cung cấp NVL linh hoạt với tình hình nền kinh tế suy thoái hiện
nay.
1.5 - Đặc điểm tổ chức kế toán tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội
1.5.1 - Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội
Nhà xuất bản Giáo dục gồm rất nhiều các đơn vị trực thuộc có quy mô kinh
doanh lớn nên tổ chức công tác kế toán vừa phân tán( mỗi đơn vị trực thuộc đều có
bộ phận kế toán riêng), vừa tập trung ( phòng Kế Toán – Tài Vụ làm công tác kiểm
tra, theo dõi, tổng hợp tình hình tài chính của tất cả các đơn vị trực thuộc đó).
Phòng kế toán của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội gồm có 12 thành viên
gồm 2 cán bộ quản lý, 9 nhân viên và một thủ quĩ. Do quy mô nghiệp vụ phát sinh
trong kỳ của NXBGD tại Hà Nội nhiều nên mỗi thành viên trong bộ máy kế toán
được giao những nhiệm vụ và chức năng khác nhau. Có thể khái quát công tác tổ
chức bộ máy kế toán của Nhà xuất Bản Giáo Dục tại Hà Nội theo sơ đồ sau:

Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
Sơ đồ 3: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA NXBGD TẠI HÀ NỘI

Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán 47C
Kế toán trưởng kiêm trưởng
phòng Kế toán – Tài vụ
Phó phòng Kế toán - Tài vụ
Thủ
quỹ
Kế

toán
tiền
gửi
ngân
hàng,
cc-dc
Kế
toán
vật tư,
tài sản
cố
định
Kế toán
tổng
hợp,
KT
thành
phẩm,
XDCB
Kế
toán
tiền
mặt,
tiền
lương
Kế toán
sách
tham
khảo
đấu

thầu
Kế
toán
chi
phí
SX
bản
thảo
Kế
toán
hoạt
động
chế
bản
Kế
toán
tạm
ứng-
VAT
Kế
toán
bán
hàng
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
Trong đó :
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán - Tài vụ: Là người điều hành
mọi công việc chung của phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn
bộ công việc chung của phòng kế toán của NXBGD, lập báo cáo tài chính đúng kỳ
hạch toán. Tổ chức công tác kế toán, thống kê phù hợp với chế độ quản lý tài chính
của nhà nước. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát nhân viên kế toán .

Phó phòng Kế toán - Tài vụ : Là người giúp việc cho kế toán trưởng, sẽ thay
mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc được ủy nhiệm, chịu trách nhiệm tổng
hợp tất cả số liệu do kế toán chi tiết cung cấp.
Thủ quỹ: Là người giữ két ,quản lý vốn bằng tiền của NXBGD tại Hà Nội,
chịu trách nhiệm về thu chi tiền mặt, tồn quỹ, quản lý các giấy tờ có giá, phản ánh
tình hình tăng, giảm quỹ tiền mặt,...
Kế toán tổng hợp, kế toán thành phẩm, XDCB: Là người theo dõi tổng
hợp, chịu trách nhiệm về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh ,có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập,
xuất tồn thành phẩm và thực hiện theo dõi bán hàng.
Kế Toán tiền mặt, tiền lương: Chịu trách nhiệm theo dõi ghi chép các
nghiệp vụ phát sinh bằng tiền mặt, thực hiện thanh toán tiền lương, thưởng, các
khoản phụ cấp cho các cán bộ công nhân viên. Đồng thời trích lập quỹ và sử dụng
quỹ lương của NXBGD đúng yêu cầu.
Kế toán sách tham khảo đấu thầu: Chịu trách nhiệm ghi chép phản ánh tất
cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sách tham khảo của NXBGD tại Hà
Nội.
Kế toán tiền gửi ngân hàng, Công cụ dụng cụ: Là người chịu trách nhiệm
ghi chép theo dõi các nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi ngân hang, công cụ dụng cụ
của NXBGD như gửi tiền, rút tiền, thanh toán, nhập xuất công cụ dụng cụ…
Kế toán Vật tư, Tài sản cố định : Là người chịu trách nhiệm theo dõi tình
hình tăng, giảm vật tư, tình hình nhập xuất tồn NVL, tính toán và phân bổ NVL xuất
ra trong kỳ cho các bộ phận sử dụng. Theo dõi tài sản cố định về đối tượng sử dụng,
tình hình tăng giảm, nguyên giá, hao mòn TSCĐ, tính toán và phân bổ khấu hao
TSCĐ cho các đối tượng sử dụng.
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
Kế toán hoạt động chế bản: Thực hiện theo dõi tất cả các nghiệp vụ liên
quan đến hoạt động chế bản tại Nhà xuất bản Giáo dục.

Kế toán tạm ứng - VAT: Thực hiện các nghiệp vụ về tạm ứng như tạm ứng
cho công nhân viên, thanh toán tạm ứng với công nhân viên. Thực hiện tính và xử lý
VAT.
Kế toán chi phí sản xuất bản thảo: Thực hiện theo dõi và hạch toán các chi
phí trong quá trình sản xuất bản thảo của Nhà xuất bản Giáo dục.
Kế toán bán hàng: Thực hiện ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ bán , xác
định giá vốn hàng bán, doanh thu bán hang, theo dõi công nợ của khách hàng….
1.5.2 - Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán ở Nhà xuất bản Giáo dục tại
Hà Nội
Hiện nay, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đang áp dụng theo đúng
Chế độ kế toán Việt Nam quy định, theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 của Bộ tài chính, Chế độ Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số
167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các
quy định về sửa đổi, bổ sung có liên quan của Bộ Tài chính. Theo đó thì:
• Niên độ kế toán: Năm tài chính tính theo năm dương lịch được bắt đầu từ
01/01 đến ngày 31/12. Kỳ kế toán theo tháng.
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Tất cả các nghiệp vụ kế toán đều
được ghi chép trên sổ sách kế toán cũng như trình bày trên các Báo Cáo
Tài Chính sử dụng Đồng Việt Nam (VNĐ).
• Hình thức tổ chức sổ: Tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung.
• Kế toán tổng hợp: Đơn vị kế toán tổng hợp Hàng tồn kho, chi phí sản
xuất, tiêu thụ thành phẩm theo phương pháp Kê khai thường xuyên. Giá
NVL, CCDC mua vào ghi theo giá thực tế. Giá vật tư xuất kho được tính
theo phương pháp bình quân cuối kỳ trước.
• Khấu hao TSCĐ: Đơn vị khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường
thẳng.
 Thuế GTGT: Được tính theo phương pháp khấu trừ. Trước đây đơn vị chịu
thuế suất thuế GTGT là 5% nhưng theo luật thuế GTGT mới thì đơn vị phải
chịu thuế suất là 10%. Tuy nhiên do nền kinh tế khủng hoảng như hiện nay, nhà
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán

47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
nước đã cho phép giảm 50% thuế suất và trên các hoá đơn hiện giờ sẽ ghi là
10% * 50%.
 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán:
Đơn vị hiện đang sử dụng hệ thống chứng từ kế toán theo đúng mẫu của Bộ Tài
Chính quy định tại Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và các chứng từ đặc thù khác do đơn
vị lập để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị đã được Bộ Tài Chính
cho phép. Theo đó, các chứng từ sử dụng là: chứng từ Tiền mặt; chứng từ tiền gửi ngân
hàng; Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; và chứng từ ghi sổ( thực chất là phiếu kế
toán).Chứng từ ghi sổ này dùng để hạch toán những nghiệp vụ phát sinh tại phòng
không liên quan tớí việc quản lý chi tiết tại các phòng ban khác.
Tất cả các chứng từ kế toán sau khi được lập thì đều được tập trung tại phòng
Kế Toán – Tài vụ để tiến hành tổng hợp và kiểm tra .
Qui trình luân chuyển chứng từ gồm có các bước sau: Lập chứng từ, Kiểm
tra chứng từ, Ghi sổ và Bảo quản lưu trữ chứng từ. Tất cả đều được thực hiện theo
quy định hiện hành và kế toán nào phụ trách chứng từ nào thì có trách nhiệm về mọi
chứng từ ở mảng đó. Nhìn chung qui trình luân chuyển chứng từ gồm các bước cơ
bản sau:
Bước 1: Kế toán các phần hành tiến hành lập, tiếp nhận và kiểm tra chứng từ
kế toán.
Bước 2: Kế toán các phần hành đưa chứng từ đến các bộ phận có thẩm quyền
ký duyệt.
Bước 3: Kế toán tiến hành phân loại, sắp xếp và ghi sổ kế toán.
Bước 4: Lưu trữ và bảo quản chứng từ kế toán.
 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:
Hiện nay, NXBGD tại Hà Nội đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo
Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính. Để
thuận lợi cho công tác kế toán , NXBGD còn mở thêm các TK cấp 2, cấp 3 để phù
hợp với hoạt động kinh doanh tại đơn vị.

 Tổ chức hệ thống sổ kế toán:
Hiện nay, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đang áp dụng hình thức ghi sổ
“Nhật ký chung” trong quá trình tổ chức hạch toán. Theo đó, hệ thống sổ kế toán
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
của Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội bao gồm: Sổ nhật ký chung; Hệ thống sổ Chi
tiết; Hệ thống Sổ cái( dùng cho hình thức Nhật ký chung); Sổ quỹ tiền mặt; Sổ tiền
gửi ngân hàng; Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm hàng hoá; Thẻ kho;
Sổ TSCĐ; Sổ chi tiết tiền vay; Thẻ tính giá thành sản phẩm,dich vụ;…
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung

: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng , định kỳ
: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp số liệu chính xác kịp thời phục vụ cho quá
trình ra quyết định của các nhà quản trị, Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội đã sử
dụng phần mềm kế toán máy trong công tác kế toán, đây là sản phẩm do đơn vị tự
viết riêng bằng ngôn ngữ Visual foxpro phù hợp nhất cho hạch toán và quản lý.
Chương trình cho phép cập nhật số liệu từ các hoá đơn chứng từ, số liệu chỉ được
nhập một lần. Sau đó, hệ thống xử lý thông tin tự động của phần mềm kế toán sẽ tự
động cập nhật các thông tin trên các hoá đơn chứng từ vào các sổ chi tiết và sổ tổng
hợp. Cuối tháng, khi kế toán tiến hành khoá sổ, phần mềm kế toán sẽ tự động kết
xuất ra các báo cáo Tài Chính và cả các báo cáo quản trị. Quy trình làm việc của
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Sổ quỹ
NHẬT KÝ CHUNG
Sổ chi tiết
Sổ Cái

Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Chứng từ kế toán
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
chương trình kế toán máy tại Nhà xuất bản Giáo dục có thể khái quát theo sơ đồ
sau:(xem trang sau)
Sơ đồ 5 : Quy trình làm việc Kế Toán Máy
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Báo cáo tổng
hợp
Cung cấp cho
ban Giám đốc
Sổ chi tiết
tài khoản
Sổ chi tiết
tiểu khoản
Hệ thống chương trình
xử lý Nhật ký chung
Các báo cáo về tình
hình công nợ
Sổ cái tài
khoản
Chứng
từ tạm
ứng
Chứng

từ tiền
mặt
Chứng
từ ngân
hàng
Chứng
từ vật

Chứng
từ xuất
kho
hàng
hoá
Chứng
từ nhập
kho
hàng
hoá
Chứng
từ ghi
sổ
Các nghiệp vụ phát
sinh tại phòng Kế
toán – Tài vụ
Các nghiệp vụ phát
sinh tại phòng Kho
vận
Các nghiệp vụ phát
sinh tại phòng Kế
hoạch – Phát hành

Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
 Tổ chức hệ thống Báo cáo kế toán:
Hiện nay, đơn vị đang lập và trình bày các Báo Cáo Tài Chính theo đúng quy
định mới nhất của Bộ Tài Chính gồm: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành
ngày 20/03/2006 và chuẩn mực số 21. Định kỳ, kế toán tổng hợp của Nhà xuất bản
Giáo dục tại Hà Nội phải tiến hành lập các Báo cáo tài chính để nộp cho các cơ
quan quản lý của Nhà nước. Hệ thống Báo Cáo đó gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu
số B01 - DN); Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02 - DN); Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu số B03 – DN); Thuyết minh báo cáo tài chính ( Mẫu số
B04 – DN);
Ngoài những báo cáo được lập theo quy định, bộ phận kế toán của NXBGD
còn lập các báo cáo kế toán quản trị để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu quản lý, ra
quyết định cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của đơn vị.
Một số các báo cáo đó là: Báo cáo thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; Báo cáo
nhanh về doanh thu; Báo cáo về công nợ nội bộ, công nợ với khách hàng và nhà
cung cấp; Báo cáo tình hình sử dụng vật tư; Báo cáo chi tiết về giá thành từng sản
phẩm; Báo cáo chi tiết về sách nhập từ các nguồn….
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC TẠI HÀ NỘI
Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
với rất nhiều sản phẩm các loại. Tuy nhiên trong phần tìm hiểu và trình bày của em,
em xin trình bày về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm
SGK.
2.1 - Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Sách giáo
khoa tại NXBGD tại Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất

Như phần trên em đã trình bày, quy trình làm sách gồm rất nhiều công đoạn.
Công đoạn trước là cơ sở để thực hiện công đoạn tiếp theo. Các công đoạn của quá
trình sản xuất SGK được thực hiện một cách tuần tự. Trong 3 giai đoạn của quy
trình xuất bản SGK thì hiện nay Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội chỉ thực hiện các
công đoạn trong quá trình làm Bản thảo và quá trình Chế bản, Thiết kế mỹ thuật còn
công đoạn In hiện nay đơn vị đang thực hiện theo 2 hình thức:
 In trọn gói: Theo hình thức này Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ tiến
hành đấu thầu giữa các nhà in để chọn ra nhà in phù hợp nhất. Nhà xuất
bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ đưa ra đơn giá in SGK và đặt hàng trọn gói cho
các nhà in, đơn vị không phải xuất vật tư giao cho nhà in mà chỉ phải kiểm
soát về số lượng và chất lượng các xuất bản phẩm được in tại các nhà in.
Sau khi sách được in xong ở các nhà in, đơn vị tiến hành nghiệm thu sản
phẩm và thanh toán cho các nhà in theo hợp động đã ký.
 In gia công: Theo hình thức này Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ thuê
nhà in thực hiện công đoạn in SGK cho đơn vị. Theo đó, đơn vị phải xuất
giấy giao cho nhà in, còn các chi phí khác như: chi phí mực in, chi phí nhân
công, chi phí keo, chỉ…do các nhà in tự hạch toán. Sau khi sách được in
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
xong Nhà xuất bản Giáo dục tại Hà Nội sẽ tiến hành nghiệm thu và thanh
toán chi phí in gia công cho các nhà in theo hơp đồng đã ký .
Tuỳ thuộc vào hình thức in mà đơn vị sẽ tập hợp CPSX và tính giá thành sản
phẩm một cách hợp lý nhất. Chi phí sản xuất SGK là toàn bộ chi phí phát sinh liên
quan đến sản xuất sản phẩm. Do SGK có nhiều loại khác nhau về kích cỡ khổ sách,
số bản in mỗi loại, số trang sách của một cuốn do vậy chi phí sản xuất cho mỗi loại
là khác nhau. Một đặc điểm quan trọng đó là do đặc thù sản xuất SGK hiện nay là
SGK được sản xuất năm nào thì dùng cho năm đó nên SGK không có sản phẩm dở
dang. Do đó, CPSX sản phẩm chính là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ cho sản
phẩm SGK đó. Hơn nữa, SGK là sản phẩm có tính chất mùa vụ nên chi phí sản xuất

SGK chỉ phát sinh trong một số tháng nhất định trong năm.
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất SGK
Chi phí sản xuất SGK phân theo khoản mục chi phí thì có: Chi phí NVL
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Các chi phí
NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp chỉ phát sinh trong giai đoạn
làm bản thảo SGK, biên tập và giai đoạn in gia công. Chi phí sản xuất chung
bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn Chế bản và Thiết kế mỹ
thuật. Theo đó:
- Các chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp hạch toán cho SGK bao gồm:
+ Chi phí giấy ruột
+ Chi phí giấy bìa
+ Chi phí phụ bản
+ Chi phí bao gói
+ Chi phí tem sách
- Các chi phí nhân công trực tiếp hạch toán cho SGK bao gồm:
+ Chi phí tiền lương, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ của cán bộ các Ban biên tập.
+ Các khoản trích theo lương gồm: BHYT, BHXH, KPCĐ của cán bộ các Ban
biên tập.
+ Chi phí nhân công thuê in gia công ngoài.
- Các chi phí sản xuất chung được phân bổ cho sản xuất SGK gồm:
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
+ Chi phí tiền lương, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ của cán bộ Phòng Chế bản
và Phòng Thiết kế mỹ thuật.
+ Các khoản trích theo lương của cán bộ Phòng Chế bản và Phòng Thiết kế
mỹ thuật.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ của các bộ phận Chế bản và Thiết kế mỹ thuật.
+ Tiền nhuận bút tác giả.
+ Các chi phí thẩm định.

+ Các chi phí liên quan đến khâu Chế bản và Thiết kế mỹ thuật.
Chi phí sản xuất SGK phân theo nội dung kinh tế tại Nhà xuất bản Giáo dục
tại Hà Nội bao gồm:
- Chi phí NVL trực tiếp.
+ Chi phí giấy ruột.
+ Chi phí giấy bìa.
+ Chi phí mực in, chỉ, kẽm, cao su, keo.
+ Chi phí nhiên liệu, hoá chất.
+ Chi phí NVL khác.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
+ Chi phí nhuận bút tác giả.
+ Chi phí công in.
+ Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ.
- Chi phí điện, nước .
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí công cụ, dụng cụ.
- Chi phí khác.
2.1.3 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm
Chi phí sản xuất SGK gồm rất nhiều loại chi phí khác nhau, do đó để thuận
tiện cho quá trình hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm Nhà xuất bản Giáo
dục tại Hà Nội sử dụng danh mục các Tiểu khoản theo bảng sau:
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chuyên đề thực tập chuyên ngành TS. Nguyễn Hữu Ánh
Tên TK Tên Tiểu khoản Tên chi phí phát sinh
62111 6000001 Chi phí giấy ruột
62111 6000002 Chi phí giấy bìa
62111 6000003 Chi phí mực in, chỉ, kẽm, cao su, keo
62111 6000004 Chi phí nguyên, vật liệu chính khác

62111 6000010 Chi phí nhiên liệu, hoá chất
62211 6000005 Chi phí công in
62211 6000006 Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ
62211 6000007 Chi phí nhuận bút tác giả
62211 6000008 Chi phí thẩm định, duyệt
62211 6000009 Chi phí thiết kế, biên tập, sửa bài, vẽ hình
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng sản phẩm. Sản phẩm SGK gồm
nhiều nhóm khác nhau do đó để thuận tiện cho quá trình tập hợp CPSX cho từng
nhóm, hiện đơn vị đang sử dụng danh mục các Mã tiết khoản như sau:
Mã Tiết khoản Tên Tiết khoản
51A0001 Sách giao khoa
51A0002 Vở bài tập
6200001 Sách bài tập
……….. …………….
Đối tượng tính giá thành hiện nay của đơn vị là theo từng sản phẩm hoàn
thành. Đơn vị sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong việc hạch toán
hàng tồn kho.Sau đây là quy trình ghi sổ chung :
Hoàng Thị Yến Lớp : Kế Toán
47C
Chứng từ gốc về chi phí và
các bảng phân bổ
Chứng từ ghi sổ
(Phiếu kế toán)
Hệ thống xử lý sổ Nhật
ký chung
Sổ chi tiết tiểu khoản của các
TK 62111, 62211
Bảng tính giá thành và
các Báo cáo kế toán khác
Sổ cái các TK 62111, 62211, 15481,

15482, 15411, 33411, 1521...
Bảng cân đối số phát sinh

×