Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.42 MB, 11 trang )

Trường: THCS Nguyễn Văn Thuộc
Tổ: Xã hội
Ngày: 20/9/2021

Họ và tên giáo viên:
Phạm Mỹ Hạnh

TÊN BÀI DẠY: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA BẢN ĐỒ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS trình bày được khái niệm bản đồ và xác định được vai trò của bản đồ trong hoạt động đời
sống.
- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
- Biết xác định hướng trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ
theo tỉ lệ bản đồ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: Tự học và hồn thiện các nhiệm vụ thơng qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác:
Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày
thơng tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo
: Phát hiện vấn đề và xử lí tình huống thực tiễn dựa vào kiến
thức đã học.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí
: Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế
giới. Đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình. Xác định hướng


trên bản đồ và tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
+ Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các cơng cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…)
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xác định phương hướng ngoài thực tế, xác định tọa độ
địa lí của một điểm trên bản đồ, tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn
trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt
trong học tập.
- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các
hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm:
Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Quả địa cầu
- Phiếu học tập, trò trơi trong bài
2. Đối với giáo viên
- Vở ghi
- Thiết bị điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động


a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học
b. Nội dung
- Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để các em tìm ra câu trả lời, sau đó giáo viên kết nối
vào bài học.
c. Sản phẩm

- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức

*Bước 1: Giao nhiệm vụ:
- Có một người bạn của cơ ở nước ngoài muốn đến Việt Nam du lịch, họ muốn tự khám phá
đất nước xinh đẹp của chúng ta, vậy giải pháp nào để họ làm chủ được chuyến du lịch mà
không bị lạc đường. Các em hãy giúp người bạn của cơ tìm ra giải pháp tốt nhất nhé.
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS theo dõi quan sát ảnh
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
- Sử dụng bản đồ.
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
=> Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu khái niệm bản đồ
a. Mục tiêu
- HS trình bày được khái niệm đơn giản về bản đồ và xác định được vai trò của bản đồ trong
hoạt động đời sống.
b. Nội dung
- Thực hiện hoạt động cá nhân và nhóm để hồn thiện nhiệm vụ học tập.


c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết:
+ Bản đồ là gì?
+ Bản đồ có vai trị như thế nào trong đời sống?

+ Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của bản đồ trong cuộc sống?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
*Bước 3: Báo cáo kết quả
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
* Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác của một khu vực hoặc tồn bộ bề mặt Trái đất.
Mở rộng: Tìm hiểu thêm về phân loại và cơng dụng của bản đồ
/>2.2. Tìm hiểu một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
a. Mục tiêu
- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp trực quan, hoạt động cặp đôi để hoàn thành nhiệm vụ học tập
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ


- Dựa vào thơng tin SGK, hình 2.1, 2.2 và 2.3, các em hãy trao đổi và trả lời câu hỏi sau
+ Bản đồ và quả địa cầu có điểm gì giống và khác nhau?
+ Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy nhận xét về diện tích đảo Grin-len so với lục địa Nam
Mỹ? Giải thích nguyên nhân?
+ Khi lựa chọn, sử dụng bản đồ cần chú ý những điểu gì?
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi và trả lời các câu hỏi.
*Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc

- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
1. Một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Phép chiếu bản đồ có kinh tuyến và vĩ tuyến đều là đường thẳng
- Phép chiếu bản đồ có các đường kinh tuyến chụm lại ở hai cực, các đường vĩ tuyến là những
đường thẳng.
=> Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, quy mơ, vị trí và hình dạng lãnh thổ để luwauj chọn bản
đồ có phép chiếu phù hợp.
2.3. Tìm hiểu về kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ.
a. Mục tiêu
- Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
b. Nội dung
- Sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề và trị chơi để hồn thành nhiệm vụ học tập.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ


Nhiệm vụ 1- Cá nhân: Tìm hiểu về khái niệm kí hiệu
bản đồ và ý nghĩa của bảng chú giải trên bản đồ.
- Dựa vào hình 2.7 và thơng tin SGK, em hãy cho
biết:
+ Tên của bản đồ?
+ Kể tên các đối tượng địa lí được thể hiện trên bản đồ?
+ Để thể hiện các đối tượng địa lí lên mặt phẳng bản đồ,

người ta đã sử dụng phương tiện nào?
+ Kí hiệu bản đồ là gì?
+ Kí hiệu bản đồ thể hiện những đặc điểm nào của đối
tượng địa lí?
+ Để hiểu ý nghĩa của các kí hiệu được thể hiện trên bản
đồ, khi sử dụng bản đồ cần chú ý phần nào của bản đồ?

Nhiệm vụ 2: Dựa vào hình 2.4, 2.5, 2.6, và thơng tin SGK, cho biết
- Các loại kí hiệu bản đồ?
- Các dạng kí hiệu bản đồ?
Cách thể hiện độ cao địa hình trên bản đồ?
Nhiệm vụ 3 – Nhóm
Trị chơi: Chúng em là chuyên gia bản đồ
- GV chia lớp thành các nhóm 4 hoặc 6,
và yêu cầu học sinh hoàn thành nhiệm
vụ vào bảng nhóm trong thời gian 3p
- Dựa vào hình 2.7 và kiến thức đã học,
các nhóm hãy thảo luận và cho biết các
loại, các dạng kí hiệu được thể hiện
CHÚNG EM LÀ
trong bản đồ, lấy ví dụ cụ thể.
CHUYÊN GIA BẢN ĐỒ
*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS trao đổi và trả lời các câu hỏi.
*Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh

- Chuẩn kiến thức:


2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ
- Kí hiệu bản đồ là ngơn ngữ đặc biệt của bản đồ để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.
Kí hiệu bản đồ phản ánh vị trí, phân bố, số lượng và sự phát triển… trong không gian của các
đối tượng địa lí được đưa lên bản đồ.
+ Có 3 loại kí hiệu: Điểm, đường, diện tích
+ Có 3 dạng kí hiệu: Hình học, chữ, tượng hình
- Bảng chú giải của bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu dùng trên
bản đồ.
2.4. Tìm hiểu về tỉ lệ bản đồ và cách tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
a. Mục tiêu
- Biết tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
b. Nội dung
- Đặt và giải quyết vấn đề; giả định phán đốn, động não
- Thực hành tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1- cá nhân: Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ
Dựa vào hình 2.8, thơng tin SGK cho biết:
- Tỉ lệ bản đồ là gì?
- Có bao nhiêu cách thể hiện tỉ lệ bản đồ?
- Dựa vào tỉ lệ bản đồ người ta chia bản đồ thành những loại nào?
Nhiệm vụ 2 – Cặp đơi: Tìm hiểu cách đo tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên
bản đồ theo tỉ lệ bản đồ.
Dựa vào hình 2.9, thơng tin SGK cho biết:
- Các bước đo tính khoảng cách thực tế giữa hai địa điểm trên bản đồ theo tỉ lệ bản đồ

bằng compa hoặc mảnh giấy.
- Thực hành đo tính khoảng cách từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng.

*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tìm hiểu thơng tin và thực hiện nhiệm vụ học tập.


*Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
3. Tỉ lệ bản đồ
- Tỉ lệ bản đồ là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể
hiện trên mặt phẳng bản đồ.
- Có 3 dạng tỉ lệ bảng đồ: Số, thước, chữ.
2.5. Phương hướng trên bản đồ.
a. Mục tiêu
- Xác định được phương hướng trên bản đồ.
b. Nội dung
- Tìm hiểu cách xác định phương hướng trên bản đồ
- Thực hành xác định phương hướng trên bản đồ.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
- Báo cáo kết quả làm việc nhóm cặp.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1

- GV cho HS quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, GV đã ghi sẵn 4 hướng chính trên bản
đồ. Sau đó giao nhiệm vụ cho HS:
+ Xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến.
+ Phía trên đường kinh tuyến chỉ hướng gì? Phía dưới chỉ hướng gì?
+ Đầu bên trái và phải của đường kinh tuyến chỉ hướng gì?
Bắc

Đơng

Tây

Nam


Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu học sinh kẻ các
hướng chính vào vở ghi.
- GV kẻ sẵn hình trên bảng, và chỉ điền
hướng Bắc
- Gọi 1 học sinh lên bảng điền các hướng
cịn lại
- HS dưới lớp tự hồn thiện vào vở ghi
Nhiệm vụ 3 – Cặp
đơi: Dựa vào hình
2.12 và 2.13 hãy xác
định hướng của OA,
OB, OC, OD trong
mỗi hình.

*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS tìm hiểu thông tin và thực hiện nhiệm vụ học tập.

*Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần
học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh
- Chuẩn kiến thức:
4. Phương hướng trên bản đồ
- Xác định phương hướng dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ.
+ Đầu phía trên của đường kinh tuyến là hướng Bắc.
+ Đầu phía dưới của đường kinh tuyến là hướng Nam.
+ Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.
+ Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.
- Xác định phương hướng dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ
2.6. Một số bản đồ thông dụng
a. Mục tiêu
- Biết được các nhóm bản đồ thơng dụng trong dạy học Địa lí.
b. Nội dung
- HS dựa vào thơng tin SGK để tìm hiểu các nhóm bản đồ thơng dụng trong dạy và học Địa lí.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ


- Dựa vào thông tin SGK, em hãy nêu các nhóm bản đồ thơng dụng trong dạy và học Địa lí?
Cho ví dụ cụ thể?
- Quan sát các hình sau, em hãy sắp xếp các bản đồ vào nhóm phù hợp.

*Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS tìm hiểu thông tin và thực hiện nhiệm vụ học tập.
*Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
*Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức


5. Một số bản đồ thông dụng
- Bản đồ địa lí chung.
- Bản đồ địa lí chun đề
3. Hoạt đơng luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Nội dung
- Trả lời các câu hỏi củng cố kiến thức của bài học.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời cá nhân của học sinh.
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh:
- Để thể hiện tồn bộ Trái Đất thì giữa quả địa cầu và bản đồ, phương tiện nào thể hiện đúng
hơn? Vì sao?
- Dựa vào các tỉ lệ sau:
1: 100 000

1: 9 000 000

1: 12 000 000

Hãy cho biết 1cm trên bản đồ ứng với bao nhiêu km trên thực địa ở mỗi tỉ lệ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Nội dung
- Dựa vào kiến thức đã học trong bài, để giải thích được cách lựa chọn bản đồ phù hợp với
mục đích sử dụng và tính được khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ và ngược lại.
c. Sản Phẩm
- Câu trả lời của học sinh.
+ Trong hai hình 2.2 và hình 2.3 thì hình 2.2 có độ chính xác hơn khi thể hiện toàn bộ bề mặt
Trái Đất lên bản đồ.
+ 10 cm trên bản đồ ứng với 120km trên thực địa
Vậy 1cm trên bản đồ ứng với: 120 : 10 = 12 (km thực địa)
=> Vậy tỉ lệ bản đồ là: 1 : 1 200 000
d. Cách thức tổ chức
*Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh
- Quan sát hình 2.2 và hình 2.3, hãy cho biết hình nào có độ chính xác hơn khi thể hiện tồn bộ
bề mặt Trái Đất lên bản đồ?


- Khoảng cách thực tế từ Hà Nội đến Hải Phịng là khoảng 120km. Trên một bản đồ hành
chính Việt Nam, khoảng cách giữa hai thành phố đo được 10 cm. Vậy bản đồ có tỉ lên bao
nhiêu?
*Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS dựa vào kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
*Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc
*Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×